LỜI NÓI ĐẦU
Chương I :
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ.
I- Cơ cấu tổ chức quản lý.
1- Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý.
2- Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý.
3- Các nguyên tắc tổ chức quản lý.
4- Các cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản.
4.1 Cơ cấu kiểu trực tuyến.
4.1 Cơ cấu chức năng.
4.3 Cơ cấu trực tuyến tham mưu.
4.4 Cơ cấu trực tuyến chức năng.
4.5 Cơ cấu kiểu ma trận.
4.6 Cơ cấu chính thức và không chính thức.
4.7 Một số loại cơ cấu khác.
II-Lý luận chung về quản lý và lao động quản lý.
1- Lịch sử phát triển tư tưởng quản lý.
2- Khái niệm,vai trò, thực chất của quản lý.
3- Chức năng quản lý.
4- Lao động trong bộ máy quản lý doanh nghiệp.
4.1 Đặc điểm của hoạt động lao động quản lý.
4.2 Nội dung của lao động quản lý.
4.3 Phân loại lao động quản lý.
Chương II :
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 3
I- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty vận tải ô tô số 3
1- Quá trình hình thành và phát triển.
2- Tình hình hoạt động tài chính và một số chỉ tiêu đã đạt được của Công ty.
I- Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty vận tải ô tô số 3.
1- Cơ cấu tổ chức.
2- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
II- Một số nhận xét đánh giá.
1- Nhận xét chung.
2- Nhận xét đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty vận tải ô tô số 3.
3- Một số nguyên nhân chủ yếu
Chương III :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIÊN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 3.
I- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1- Vai trò củ công tác hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
2- Những yêu cầu khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp.
3- Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.
3.1- Hoàn thiện công tác phân công, phân cấp công việc cho cán bộ lãnh đạo và lao động quản lý.
3.2- Hoàn thiện công tác tổ chức khoa học lao động cho cán bộ lãnh đạo và cho người lao động.
3.3- Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ.
II.- Một số giả pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Công ty vận tải ô tô số 3.
1- Giải pháp đối với Nhà nước
1.1- Hoàn thiện chính sách thuế.
1.2- Các chính sách về vốn và cho vay vốn.
1.3- Chính sách phát triển khoa học công nghệ.
1.4- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng.
1.5- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ quản lý và các giám đốc doanh nghiệp.
1.6- Các chính sách khác.
2- Giải pháp đối với Công ty vận tải ô tô số 3.
2.1- Đối với ban Giám đốc Công ty.
2.2- Đối với các phòng ban chức năng.
2.3- Tổ chức lại quản lý sản xuất kinh doanh.
2.4- Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ.
KẾT LUẬN
72 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty vận tải ô tô số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận tải đường bộ;
- Đại lý vận tải hàng hoá;
- Xuất nhập khẩu trực tiếp các phương tiện giao thông đường bộ;
- Kinh doanh bãi gửi xe và dịch vụ nhà nghỉ;
- Đại lý buôn bán xăng dầu.
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng Công thương Hà Nội. Nên Công ty hoàn toàn chủ độnh trong việc ký kết các hoạt động kinh tế với khách hàng và thực hiện trực tiếp các khoản giao nộp cho ngân sách Nhà nước.
Công ty được thành lập với quy mô khá lớn gồm 3 xí nghiệp thành viên có 21 đội xe với 1078 xe và trên 2200 cán bộ công nhân viên, sản lượng hàng năm đạt 350000 tấn hàng vận chuyển, trên 58 triệu tấn hàng luân chuyển trên 1km và tổng khối lượng hàng vận chuyển cho các tỉnh tuyến Tây Bắc bình quân hàng năm đạt trên 60 ngàn tấn.
Tháng 7 năm 1986 thực hiện quyết định số 531 của Bộ giao thông vận tải chuyển Công ty vận tải ô tô số 3 thành xí nghiệp vận tải ô tô số 3. Cho đến năm 1992 lại có quyết định đổi thành Công ty vận tải ô tô số 3.
Khái quát tình hình hoạt động của Công ty từ năm 1983 đến nay.
Là một doanh nghiệp luôn luôn hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, Công ty có truyền thống nhất trí cao trong đảng uỷ và cán bộ công nhân viên trong Công ty. Luôn khắc phục khó khăn và là doanh nghiệp dẫn đầu trong công tác đổi mới phương thức quản lý kinh doanh, có phong trào thi đua thường xuyên liên tục.
Từ năm 1983 – 1988 là thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế tập trung bao cấp, Công ty đã nhanh chóng triển khai các định hướng sản xuất kinh doanh theo cơ chế tập trung. Khi Nhà nước giao các kế hoạch cho Công ty, Công ty đã nhanh chóng bố trí thực hiện các kế hoạch đúng tiến độ. Trong thời kỳ này hiệu quá sản suất kinh doanh đạt thấp, đời sống của cán bộ công nhân viên rất khó khăn, tỷ lệ người có việc làm ổn định thấp. Tình trạng chờ điều động đã làm cho Công ty rơi vào thế thụ động trong sản xuất kinh doanh. Không phát huy được tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của cán bộ công nhân viên và người lao động.
Từ năm 1989 sau khi có quyết định 271 –Hội Đồng Bộ Trưởng . Công ty đã triển khai tổ chức sắp xếp lại sản xuất theo cơ chế mới, đó là sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tự chủ trong sản xuất kinh doanh, từng bước trang trải một phần về tài chính, đồng thời đưa phương án khoán vào áp dụng trong tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Đây là một bước ngoặc trong quá trình hoạt động và phát triển của Công ty vận tải ô tô số 3 đưa Công ty bước sang một giai đoạn mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao, trở thành đơn vị tiên tiến trong ngành vận tải ô tô. Là đơn vị được Nhà nước chọn làm đơn vị tiến hành các phương pháp quản lý mới.
Đầu năm 1990 Công ty chỉ có một xe dùng nguyên liệu diezel còn lại là toàn bộ là xe Zin 130 dùng nguyên liệu xăng hiệu quả kinh tế thấp mà hầu hết trong tình trạng cũ nát xuống cấp nghiêm trọng.
Năm 1991 Nhà nước xoá bỏ hẳn cơ chế bao cấp với vận tải ô tô, Công ty được Bộ giao thông vận tải chọn làm đơn vị giao vốn trách nhiệm, bảo toàn và phát huy nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao.
Năm 1992 Công ty tập trung vào việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Là năm đầu tiên thực hiện tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lấn thứ VII đã đề ra. Công ty đã có một số tiến bộ về mọi mặt trong sản xuất kinh doanh.
Những bước đi dò dẫm, những khó khăn nhất của quá trình chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường sau 3 năm đã đi vào ổn định.
Năng lực sản xuất đã tăng lên bằng chương trình diezel hoá, chỉ trong 2 năn (90-91) từ chỗ chỉ có một xe chạy diezel Công ty đã có gần 160 xe chạy diezel chiếm 54% tổng phương tiện hiện có của Công ty. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để giảm chi phí nhiên liệu, năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó Công ty còn tiếp thu các định hướng kinh tế xã hội của nghị quyết đề ra và được sự giúp đỡ trực tiếp của Bộ giao thông vận tải và bưu điện
Năm 1993-1995, tình hình kinh tế vẫn tiếp tục biến động. Việc xác lập kế hoạch cho thời kỳ (93-95) gặp khó khăn. Tuy vậy Công ty vẫn đạt được các chỉ tiêu kinh tế do Nhà nước giao cho.
Công ty đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu đổi mới, đưa Công ty thực sự ổn định và tiếp tục phát triển lâu dài, đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ xã hội, đảm bảo nộp ngân sách đầy đủ, tăng tích luỹ, đới sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện.
Từ năm 1996-2000 Công ty đã mạnh dạn đổi mới các phương tiện, nhượng bán các xe Zin 130 cũ nát đầu tư mua sắm các loại xe mới như Kamaz, Chung long, Huyndai, Hino có trọng tải lớn, hiệu quả kinh tế cao, tiêu hao ít nhiên liệu.
Mặt khác Công ty còn phải tự khai thác hàng hoá vận chuyển, vật liệu phụ tùng thay thế không được Nhà nước cấp như trước đây. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty phải năng động trong cơ chế mới trong công tác thị trường.
Tuy được thành lập và quá trình hoạt động trong thới gian không dài, song được sự giúp đỡ của Bộ giao thông vận tải và các ngành các cấp có liên quan, Công ty vận tải ô tô số 3 đã không ngừng phấn đấu để phát triển trong cơ chế thị trường, khẳng định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước nền kinh tế.
Hiện nay Công ty có 480 lao động trong đó có 33 kỹ sư và cử nhân, 50 trung cấp, 90 thợ, 200 lái xe và gần 200 đầu xe với cơ sở vật chất, nhà xưởng khang trang hiện đại. Năm 2000 vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do môi trường kinh tế biến động, giá nguyên-nhiên liệu tăng cao trong khi đó giá cước vận tải không có xu hướng tăng nhưng Công ty vẫn đạt và hoàn thành mức kế hoạch đề ra với tổng doanh thu đạt 47.262.115.000 đồng đạt 143,21 % kế hoạch.
Trong tình hình chung chuyển sang cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn, song cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp thực sự có khả năng vươn lên và khẳng định mình.Với truyền thống và khả năng của mình Công ty vận tải ô tô số 3 đã và đang phát huy hết năng lực của mình để tồn tại và không ngừng phát triển trong cơ chế thị trường.
2. Tình hình tài chính của Công ty và một số chỉ tiêu cơ bản đạt được qua các năm hoạt động :
(Bảng báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế từ năm 1991-1996)
Trang bên
Báo cáo kết quả tổng hợp sản xuất kinh doanh giai đoạn (1991- 1996)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1991
1992
1993
1994
1995
1996
Phương tiện vận tải
Xe
276
278
278
277
234
205
Tổng tấn trọng tải
Tấn
16.92
17.04
17.16
17.1
14.712
14.5
2 Vốn sản xuất kinh doanh
đồng
5.289.888.045
5.569.970.719
9.409.732.098
9.961.574.891
11.853.437.929
12.550.455.000
3 Sản lượng
Tấn hàng vận chuyển
Tán
96.454
91.38
97.936
101.2
96.6
96.03
Tấn hàng luân chuyển
TKm
25.515.000
24.249.000
24.501.000
24.567.000
23.879.000
24.521.633
Doanh thu
8.352.887.831
8.732.721.258
8.163.489.000
28.888.247.374
42.432.039.590
38.569.473.000
Vận tải
đồng
8.352.887.832
8.000.800.000
8.085.569.000
8.942.336.000
8.875.525.000
10.325.290.000
XNK-DV
đồng
0
731.921.258
77.920.000
19.945.911.374
33.556.514.590
28.244.183.000
Nộp ngân sách
đồng
279.462.715
420.054.373
1.065.920.491
5.503.750.288
12.520.705.297
10.356.922.000
Lợi nhuận
đồng
15.065.976
38.557.926
137.047.300
692.814.793
882.014.023
577.713.800
Thu nhập bình quân
đồng
117.097
142.4
186.159
321.5
370.714
428
Trích : Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000
Chỉ tiêu tổng doanh thu :
Từ năm 1991 đến năm 1993 tổng doanh thu đều đạt trên 8 tỉ đồng một năm, thời kỳ này là thời kỳ củng cố doanh nghiệp lúc mới chuyển sang cơ chế mới.
Từ năm 1994 đến năm1996 doanh thu tăng trưởng mạnh từ 3 đến 5 lần các năm trước, cụ thể :
Năm 1994 tổng doanh thu đạt 28.888.347.374 đồng,
Năm 1995 tổng doanh thu đạt 42.432.039.590 đồng,
Năm 1996 tổng doanh thu đạt 38.569.473.000 đồng,
Chỉ tiêu nộp ngân sách thực hiện qua 6 năm không ngừng tăng :
Năm 1992 nộp ngân sách tăng 50% so với năm 1991,
Năm 1993 nộp ngân sách tăng153% so với năm 1992,
Năm 1994 nộp ngân sách tăng 416% so với năm 1993,
Năm 1995 nộp ngân sách tăng 127% so với năm 1994,
Lãi xuất kinh doanh :
Năm 1991 đạt 15.065.976 đồng,
Năm 1992 đạt 38.557.926 đồng,
Năm 1993 đạt 137.047.300 đồng,
Năm 1994 đạt 692.814.793 đồng,
Năm 1995 đạt 882.014.023 đồng,
Năm 1996 đạt 557.713.800 đồng,
Năm 1996 tổng lợi nhuận đạt thấp hơn so với năm 1995 do kinh doanh xuất nhập khẩu gặp khó khăn, các khoản về chế độ tiền lương, tiền thuê đất đều tăng cao, tiền nhiên – nguyên liệu tăng 4 lần trong năm.
Thu nhập bình quân đầu người củng không ngừng tăng lên :
Năm 1991 thu nhập bình quân đầu người một tháng đạt 117.907 đồng, năm 1992 tăng lên 142.832đồng, cho đến năm 1996 bình quân đầu người đã tăng lên 482.000 đồng.
Đánh giá tổng quát giai đoạn này
Quá trình đổi mới trong 6 năm, Công ty đã bước đầu thích nghi với cơ chế mới, đáp ứng được yêu cầu mới của sản xuất kinh doanh và trong chừng mực nhất định Công ty đã phát huy được vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường.
Trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên được nâng cao, khả năng tiếp thị nhanh với thị trường, năm 1996 Công ty có 36 kỹ sư 30 trung cấp,bậc thợ bình quân của thợ sửa chữa là 4, lái xe là 2,3 và Công ty đang có kế hoạch gửi đi đào tạo lại một số cán bộ viên chức.
Trang thiết bị công nghệ, phươnh tiện đã được nâng cao. Từ chỗ 100% là xe Zin 130 dùng nhiên liệu xăng đến năm 1996 đã đạt 100% dùng nhiên liệu diezel.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được Công ty vẫn còn tồn tại một số vướng mắc khó khăn cần khắc phục :
Thứ nhất trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh đã làm cho giá cước vận tải giảm xuống thấp,trong khi đó giá nhiên liệu ngáy một tăng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai là hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải ngoài xã hội hết sức phức tạp, tiêu cực rủi ro ngày càng nhiều gây khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong sạch.
Thứ ba là trình trạng dư thừa lao động do hậu quả nhiều năm bao cấp chưagiải quyết được, số lao động gián tiếp còn khá nhiều, trên 100 lao động trực tiếp không có việc làm.
Thứ tư là sau hơn 10 năm hoạt động Công ty không được cấp bổ xung vốn ngân sách (số vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 10% tổng số vốn của Công ty) trong khi giá phương tiện vận tải cao nên ảnh hưởng đến công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị vận tải mới.
Bảng báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế các năm 1996 đến năm 1999. ( trang bên)
Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế
( các năm 1996 đến 1999)
Chỉ tiêu
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
I- Sản lượng vận tải
Thực hiện
%
Thực hiện
%
Thực hiện
%
Thực hiện
%
Tấn hàng vận chuyển
Tấn
96.033
108.4
92.046
100.4
90.555
98.7
95.71
108.3
Tấn hàng luân chuyển
TKm
24.531.633
107.2
22.161.704
101.3
22.940.874
102.4
26.860.000
105.3
II- Doanh thu
Tổng doanh thu
Triệu đ
38.569
109.8
58.246
116.6
44.802
106.1
22.41
114.3
Doanh thu vận tải
Triệu đ
10.325
107.4
9.13
102.1
10.716
104.6
12.87
102.9
(Dẫn theo giáo trình Lịch sử văn học Nga – NXBGD Hà Nội, 1998) XNK+DV
Triệu đ
28.244
110.5
49.222
163.3
34.085
113.3
9.539
135.8
III- Nộp ngân sách
Tổng số
Triệu đ
10.356
16.461
12.164
1.057
IV- Lợi nhuận
Tổng số
Triệu đ
578
105
286
95.3
970
138.5
323
100
V – Huy động vốn
Triệu đ
640
1.143
3.214
2.059
VI- Thu nhập bình quân
Đồng
420
472
541
496
VII- Lao động bình quân
Người
581
501
476
412
Trích : Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000
Tổng doanh thu trong thời kỳ này có sự biến động không ổn định, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng đầu xe liên tục giảm, công việc sản xuất kinh doanh ngày càng gặp khó khăn.
Năm 1997 doanh thu đạt 58.346.000.000 đồng đạt 146.6% kế hoạch.
Năm1998 doanh thu đạt 44.802.000.000 đồng đạt 106.1% kế hoạch.
Năm 1999 doanh thu đạt 22.408.000.000 đồng đạt 114.3% kế hoạch.
Do sự thụt giảm về doanh thu dẫn đến khoản nộp ngân sách cũng giảm xuống:
Năm 1997 nộp ngân sách đạt 16.461.000.000 đồng, năm 1998 đạt 12.164.000.000 đồng,năm 1999 đạt 1.057.000.000 đồng.
Lợi nhuận cũng không ổn định qua các năm :
Năm1997 tổng lợi nhuận đạt 286 triệu đồng, năm1998 tổng lợi nhuận đạt 323 triệu đồng.
Với tổng mức huy động vốn :
Năm 1997 tổng mức huy động vốn đạt 1.143 tỷ, năm 1998 đạt mức 3.214 tỷ, năm 1999 đạt mức 2.059 tỷ.
Thu nhập bình quân đầu người một tháng hàng năm: Năm1997 là 472.000 đồng, năm 1998 đạt 541.000 đồng, năm 1999 đạt 496.000 đồng.
Lao động bình quân năm 1997 là 501 người, năm 1998 là 476 người, năm1999 là 412 người.
Nhận xét :
Trong thời kỳ 1996-1999 là thời kỳ có nhiều thay đổi trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng doanh thu liên tục giảm, tuy nhiên doanh thu vận tải lại tăng lên 10.325 triệu năm 1996 tăng lên 12.868 triệu năm 1999, trong khi đó doanh thu xuất nhập khấu lại giảm từ 28.244 triệu năm1996 xuống 9.539 triệu năm 1999. Sự không ổn định trong doanh thu và sự giảm sút trong doanh thu xuất nhập khẩu là do sự biến động trong môi trường kinh tế và sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.
Do sự giảm sút trong doanh thu dẫn đến sự giảm sút trong các khoản khác : nộp ngân sách giảm từ 10.356 triệu năm1996 xuống 1.057 triệu năm 1999, các khoản đầu tư cho trang thiết bị phương tiện giảm, tổng lợi nhuận giảm đáng kể so với giai đoạn trước. Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện, đời sống của cán bộ công nhân viên đã được tăng lên.Phương án khoán đã tạo ra sức sống cho Công ty.
Năm 2000, thực hiện kế hoạch năm cuối cùng của thế kỷ 20 Công ty gặp không ít khó khăn, phương tiện vận tải liên tục giảm dần từ 139 xe xuống còn 117xe (giảm 22 xe). Việc dầu tư xe mới do có nhiều lý do không triển khai được, dẫn tới năng lực vận tải giảm và chậm được đổi mới, hàng hoá vận chuyển liên tục biến động cả về khối lượng và giá cước vận chuyển, chi phí vận tải tăng do giá nguyên liệu tăng trong khi đó giá cước vận tải chưa có dấu hiệu tăng. Vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp không đạt được mục tiêu dặt ra đầu năm.
Kinh doanh thương mại; mũi nhọn là xuất nhập khẩu không triển khai được do một số chính sách xuất nhập khẩu thay đổi, kinh doanh vật tư lỏng tiền hoả hồng giảm gần một nửa kinh doanh vật tư rắn tồn đọng lớn không bán được.
Lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên vẫn luôn là vấn đề bức xúc của Công ty.
Bên cạnh những khó khăn trên, năn 2000 Công ty cũng có một số những thuận lợi cơ bản;
Ngay từ đầu năm lãnh đạo Công ty đã đề ra được một số giải pháp chỉ đạo cụ thể phù hợp phấn đấu duy trì được nhịp độ sản xuất kinh doanh vận tải và các ngành nghề kinh doanh dịch vụ khác.
Tiếp tục đổi mới về công tác tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động là việc làm thường xuyên có ý nghĩa quan trọng đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của các cá nhân trong tập thể Công ty.
Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ năm 2000
A-Sản lượng tấn :
Tấn hàng vận chuyển : 97.380 tấn đạt 104.7% kế hoạch giao,
Tấn hàng luân chuyển : 25.090.000 tấn đạt 111,51 kế hoạch,
B – Tổng doanh thu :
Tổng doanh thu đạt 47.260.115.000 đồng đạt 143,2% kế hoạch trong đó
Doanh thu vận tải đạt 12.747.000.000 đồng đạt 108,08 % kế hoạch,
Doanh thu khác đạt 34.513.115.000 đồng đạt 115.46% kế hoạch,
C – Nộp ngân sách :
Tổng nộp ngân sách 1266.000.000 đồng, trong đó thuế VAT là 752.000.000 đồng.
Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
D- Lợi nhuận
Tổng lợi nhuận đạt 325.000.000 đồng đạt 108,3% kế hoạch.
Trong đó :
Lợi nhuận vận tải đạt 20.000.000
Lợi nhuận kinh doanh khác đạt 305.000.000 đồng.
Đầu tư xây dựng cơ bản :
Năm 2000 mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn song Công ty vẫn tập trung đầu tư 2.910.000.000 đồng đạt trên 60% kế hoạch, trong đó :
Phương tiện vận tải là 1.100.000.000 đồng.
Đầu tư vào kho tàng bến bãi đạt 1.810.000.000 đồng,
Trong đó : Cửa hàng xăng dầu 1.300.000.000 đồng,
Sân bãi 510.000.000 đồng,
G – Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 620.000 đồng /tháng bằng 106.3%. Trong đó: Thu nhập thực tế của lao động gián tiếp là 725.000 đồng/tháng, riêng thu nhập của lái xe và thợ sửa chữa không thống kê được.
Qua số liệu trên, năm 2000 Công ty đã đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra cả về sản lượng tấn và TKm. Đặc biệt, năm 2000 mặc dù không triển khai được kế hoạch xuất nhập khẩu nhưng Công ty đã đạt được 2 chỉ tiêu là doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước cao nhất trong 9 doanh nghiệp vận tải Trung Uơng. Chủ yếu là đại lý dịch vụ vận tải triển khai tốt.
Đặc biệt là chi nhánh đại lý dịch vụ vận tải thành phố Hồ Chí Minh đạt doanh số 24.000.000.0000 đồng, vượt 8,33% kế hoạch.Tuy nhiên hiệu quả sản xuất chính vẫn thấp, lợi nhuận tạo ra chủ yếu do nhượng bán tài sản.
Kế hoạch phương hướng nhiệm vụ năm 2001 cùng với nhân dân cả nước, chúng ta đang bước vào thiên kỷ mới với những thách thức mới. Trong điều kiện nhiều biến động của cơ chế thị trường và lĩnh vực vận tải và một những biến động lớn trong Công ty về phương tiện vận tải giảm so với năm 2000 là 22 xe, cơ cấu vốn của Công ty còn 28 xe chiếm 23.9%, xe liên doanh có 89 xe chiếm 76,1%, giá cước vận tải tiếp tục giảm, kinh doanh thương mại gặp khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, việc làm đời sống vẫn là bức xúc.
Tuy vậy, năm 2001 cùng với những cơ hội lớn của đất nước, sản xuất kinh doanh của Công ty chắc có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó cộng với truyền thống, kinh nghiệm và sự đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo Công ty và cán bộ công nhân viên trong Công ty, nhất định sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ đi vào ổn đinh và ngày càng phát triển.
Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản của năm 2001 :
Doanh thu ước đạt 31.250.000.000 đồng, trong đó
Doanh thu vận tải ước đạt 11.250.000.000 đồng,
Doanh thu khác là 20.000.000.000 đồng.
Nộp ngân sách ước đạt 800.000.000 đồng,trong đó
Thuế VATlà 460.000.000 đồng.
Thu nhập doanh nghiệp với tổng lợi nhuận ước đạt 200.000.000 đồng
Trong đó lợi nhuận vận tải là 80.000.000 đồng.
Thu nhập bình quân đầu người /tháng ước đạt từ 710 đến 750 nghìn đồng một người một tháng.
Phương tiện bình quân trong năm là 110 xe.
Đầu tư xây dựng cơ bản từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng.
II- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty vận tải
ô tô số 3.
1 – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty vận tải ô tô số 3 là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trong thời bao cấp. Do xu hướng thời này cho nên Công ty được bố trí theo cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty vận tải theo mô hình của Liên Xô cũ, đó là kiểu cơ cấu tổ chức kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng. Loại cơ cấu tổ chức quản lý này có nhiều ưu điểm riêng đối với ngành vận tải nhưng nó cũng có một số hạn chế nhất định.
Hiện nay Công ty vẫn sử dụng kiểu cơ cấu tổ chức này để điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
Sơ đồ tổ chức cơ cấu tổ chức của Công ty (trang bên)
Đảng uỷ
B.C.H
Công đoàn
Giám đốc
Phó Giám đốc
Kỹ thuật
Phó Giám đốc
Kinh doanh
Các
T.T
DV
BD
SC
Phòng kỹ
thuật
Ban
K.C.S
Phòng
hành
chính
Phòng
kế hoạch
Các
đội xe garage
Các
trạm
đại
lý
Phòng
tổ
chức
lao
động
Ban
quản
lý
Kế
toán
tài
chính
X.N
XNK
2 – Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các phòng ban chức năng.
* Phòng tổ chức lao động
Phòng có chức năng lmàm tham mưu cho Đảng uỷ, ban Giám đốc trong việc xây dựng bộ máy quản lý Công ty, quản lý nhân sự, xây dựng bồi dưỡng cán bộ quản lý. tổ chức lao động khoa học cho cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng, làm thủ tục đóng và chi trả bảo hiểm xã hội, giải quyết bảo hiểm lao động, an toàn giao thông phù hợp với chính sách chế độ của Nhà nước và đặc điểm của công ty.
Phòng có nhiệm vụ xây dựng bộ máy quản lý làm thủ tục ký hợp đồng lao động, cho thôi việc giải quyết hưu trí, thuyên chuyển công tác v.v.. cho cán bộ công nhân viên, tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý hồ sơ, lập kế hoạch lao động tiền lương theo kỳ kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch bảo hiểm lao động theo kỳ báo cáo, tổ chức huấn luyện an toàn lao động, giải quyết các vụ tai nạn lao động, tổ chức mua bảo hiểm thân thể cho lái xe và cán bộ công nhân viên, làm thủ tục xuất cảng cho cán bộ công nhân viên đi ra nước ngoài công tác và nhập cảnh cho khách đến Công ty làm việc, lập danh sách các đối tượng cần quản lý về chính trị, hình sự Lập danh sách góp quỹ an ninh quốc phòng theoquy định của pháp luật, tập hợp các đơn từ khiếu nại của công nhân viên chức.
Cơ cấu phòng có 4 người :
Một trưởng phòng có nhiệm vụ quản lý mọi công việc trong chức năng được phân công và 2 chuyên viên có nhiệm vụ giúp trưởng phòng giải quyết các công việc có liên quan, và 1 thư ký.
* Phòng vật tư
Chức năng :
Làm tham mưu cho Giám đốc trong việc mua bán dịch vụ, vật tư cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Làm dịch vụ vật tư nhiên liệu cho xã hội theo cơ chế thị trường
Phòng là đơn vị hạch toán tự trang trải.
Tổ chức cung ứng, mua bán vật tư hợp lý, phù hợp với quy mô của Công ty và đảm bảo thu nhập cho công nhân viên trong phòng,
Mở sổ theo dõi các hoạt động mua bán vật tư, nhiên liệu và báo cáo các quyết toán với công ty kịp thời và chính xác.
Quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả các tài sản và nguồn vốn, trang thiết bị Công ty giao cho phòng.
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước, nội quy quy chế của Công ty về phòng cháy chữa cháy, tài chính về mua bán bảo quản vật tư, nhiên liệu.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong phòng.
Hàng tháng làm quyết toán nội bộ về mua bán vật tư với Công ty.
* Phòng kế hoạch.
Thực hiện chức năng làm tham mưu trực tiếp cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, xây dựng các định hướng kế hoạch vận tải – công nghiệp và dịch vụ, tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu sự biến động về giá,đề xuất những phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức khai thác đại lý hàng hoá vận chuyển, tổ chức vận chuyển và tăng cường các biện pháp quản lý.
Xây dựng các hệ thống kinh tế, kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm, làm tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, soạn thảo các văn bản, ban hành sửa đổi các nội quy quy chế, kí kết các hợp đồng vận tải, thanh lý hợp đồng và giải quyết thương vụ – soạn thảo các hợp đồng giao quyền sử dụng phương tiện, tính toán giao kế hoạch sản xuất vận tải công nghiệp và dịch vụ và hàng tháng tiến hànhđiều chỉnh, mở sổ sách theo dõi tổng hợp, phân tích tiến độ và kết quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu phòng gồm có 3 người :
Một trưởng phòng,
Hai chuyên viên giúp việc.
* Phòng tài chính – kế toán.
Xuất phát từ quy mô sản xuất kinh doanh Công ty vận tải ô tô số 3 tổ chức bộ máy kề toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phòng tài chính – kế toán dữ một vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế, thông tin trên khắp mọi lĩnh vực kinh doanh vận tải, xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác, Ghi chép phản ánh các số liệu hiện có về tình hình vận động của toàn bộ tải sản của Công ty, giám sát việc sử dụng bảo quản tài sản của các đơn vị. Phản ánh chính xác về tổng số vốn hiện có và các nguồn vốn hình thành, xác định hiệu quả đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, tham gia vào các dự toán phản ánh kinhdoanh xuất nhập khẩu và dịch vụ kinh doanh, kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong xây dựng thiết kế công trình.
Bộ máy tài chính – kế toán thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ tài chính của Nhà nước. Hàng quý, năm cùng với các cơ quan tài chính, thuế xét duyệt quyết toán quý, năm cho Công ty.
Cơ cấu phòng tài chính- kế toán có 6 người :
Trưởng phòng kế toán : là người chịu trách nhiệm và nộp đúng hạn các báo cáo thống kê, tổ chức kiểm kê định kỳ tài sản cố định, vật tư, tiền vốn, tổ chức hạch toán, thống kê phù hợp với quy mô phát triển của công ty và yêu cầu đổi mới, tổ chức luân chuyển chứng từ...
Phó kế toán trưởng : thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc mà kế toán trưởng uỷ quyền khi vắng mặt, chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán doanh thu khoán vận tải, trực tiếp thanh toán cước với chủ hàngvà lái xe, theo dõi công nợ tiền cước phí, phụ trách bộ phận thống kê sản lượng tiền lương.
Kế toán tổng hợp : Ghi chép tổng hợp só liệu trên cơ sở nhật ký, bảng kê của các kế toán chi tiết, hàng tháng lên bảng cân đối các tài khoản và tổng hợp doanh thu, tỏng hợp chi phí giá thành vận tải lãi lỗ tổng kinh doanh, cân đối số phát sinh số phải nộp và đã nộp ngân sách lên báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, một năm, theo dõi kinh doanh vật tư tổng hợp.
Thủ quỹ : là người bảo quản tiền mặt, thu tiền và chi trả cho các đối tượng thro chứng từ được duyệt, hàng tháng vào sổ quỹ, lên báo cáo quỹ, rút số dư tiền mặt, tiền quỹ, kiểm kê số tiền thực tế.
* Phòng tổ chức hành chính
Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác tổ chức hành chính, y tế và thực hiện các chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên.
Tham mưu cho ban lãnh đạo Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0079.doc