MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1. Khái quát chung về tín dụng trung và dài hạn 3
1.1. Khái niệm về tín dụng: 3
1.2. Khái niệm về tín dụng trung dài hạn 4
1.3. Phân loại các khoản cho vay trung và dài hạn. 4
1.4. Đặc điểm cho vay trung và dài hạn 7
1.5. Vai trò của tín dụng trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường. 9
2. Chất lượng tín dụng trung dài hạn. 12
2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung dài hạn. 12
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn. 13
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài hạn: 14
2.3.1. Các nhân tố về phía khách hàng 14
2.3.2. Các nhân tố về phía ngân hàng. 15
2.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 19
1. Tổng quan về Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam BIDV 19
1.1. Sự hình thành và phát triển 19
1.2. Bộ máy tổ chức 20
1.3. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy Chi nhánh 21
1.3.1. Phòng quản lý rủi ro 21
1.3.2. Phòng quan hệ khách hàng 21
1.3.3. Phòng quản trị tín dụng 23
1.3.4. Phòng tài chính kế toán 23
1.3.5. Phòng tổ chức hành chính 23
1.3.6. Phòng kế hoạch tổng hợp 24
1.3.7. Phòng thanh toán quốc tế 24
1.3.8. Phòng quản lý dịch vụ kinh doanh 24
1.3.9. Phòng điện toán 24
1.3.10. Phòng dịch vụ khách hàng 25
2. Tình hình hoạt động của NHĐT&PT Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009 25
2.1. Nguồn vốn 25
2.2. Tình hình huy động vốn 26
2.3. Hoạt động tín dụng 27
2.4. Hoạt động dịch vụ 28
3. Thực trạng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam 29
3.1. Tình hình tín dụng 29
3.2. Dư nợ tín dụng 30
3.3. Tình hình nợ quá hạn 32
3.4. Tỉ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng 33
3.5. Dư nợ theo nội tệ - ngoại tệ 33
3.6. Dư nợ theo thành phần kinh tế 34
3.8. Những kết quả đạt được 36
3.9. Những vấn đề còn tồn tại 38
3.9.1. Khó khăn trong huy động vốn: 38
3.9.2. Về công tác tín dụng của ngân hàng: 39
3.9.3. Rủi ro của các khoản tín dụng: 41
3.9.4. Về công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vốn. 41
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG 43
ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 43
1. Các giải pháp về huy động vốn. 43
2. Đa dạng hoá các hình thức cho vay và đầu tư trung và dài hạn 44
3. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. 45
4. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 46
5. Tư vấn hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp . 48
6. Ngăn ngừa, hạn chế nợ quá hạn. 48
6.1. Các biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn. 49
6.2. Các biện pháp hạn chế nợ quá hạn. 49
6.3. Các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn . 50
6.3.1. Biện pháp khai thác 51
6.3.2. Biện pháp thanh lý các tài sản đảm bảo của khoản vay 52
7. Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của ngân hàng. 53
8. Có kế hoạch chuẩn hoá cán bộ, đẩy mạnh công tác đào tạo, có chính sách đối với cán bộ tín dụng . 53
KẾT LUẬN 55
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n) và Khối hỗ trợ (16 ban).
- Tại chi nhánh (nhìn trên sơ đồ)
1.3. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy Chi nhánh
1.3.1. Phòng quản lý rủi ro
- Công tác quản lý tín dụng: Tham mưu đề suất chính sách,biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.Quản lý,giám sát,phân tích,đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng với từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình của chi nhánh.Đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh và phương án cơ cấu lại các khoản nợ.Giám sát phân loại nợ và trích lập dự phòng. Đầu mối thực hiện đánh giá tài sản theo quy định BIDV.Thu thập,quản lý thông tin tín dụng.Thực hiện việc xử lý nợ xấu.
- Công tác tác quản lý rủi ro tín dụng: Tham mưu,đề xuất các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Trình lãnh đạo cấp tín dụng bảo lãnh cho khách hàng.Phối hợp hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện,xử lý khoản nợ có vấn đề.Chịu trách nhiệm hoàn toàn về hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh.
- Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp:Phổ biến các quy định của BIDV về quản lý rủi ro tác nghiệp.áp dụng hệ thống quản lý,đo lường và đánh giá rủi ro tại chi nhánh.Xây dựng.quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.
Ngoài ra còn đảm nhận công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác phòng chống rửa tiền,công tác kiểm tra nội bộ.
1.3.2. Phòng quan hệ khách hàng
- Phòng quan hệ khách hàng cá nhân:
+) Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu,đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân.Xây dựng và tổ chức các chương trình Marketing cho từng nhóm sản phẩm.Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân.
Sơ đồ tổ chức chi nhánh của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
Ban giám đốc
Khối quan hệ khách hàng
Phòng quan hệ khách hàng 1
Phòng quan hệ khách hàng 2
Khối tác nghiệp
Phòng Thanh toán Quốc tế
Phòng quản trị tín dụng
Các phòng dịch vụ khách hàng
Khối quản lí rủi ro
Phòng quản lí và dịch vụ kho quỹ
Phòng quản lí rủi ro 1
Phòng quản lí rủi ro 2
Khối quản lí nội bộ
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng điện toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch tổng hợp
Khối đơn vị trực thuộc
Các quỹ tiết kiệm
Các phòng giao dịch
Văn phòng
+) Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: xây dựng kế hoạch bán sản phẩm, tư vấn khách hàng lựa chọn sản phẩm, triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng.
+) Công tác tín dụng: tiếp nhận hồ sơ vay vốn,thu thập thông tin khách hàng,lập báo cáo thẩm định.Trình cấp thẩm quyền phê duyệt.Soạn thảo hợp đồng tín dụng, theo dõi tình hình hoạt động và sử dụng vốn,trả nợ của khách hàng.
- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiêp:
+) Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: tham mưu,đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng.Tiếp thị và bán sản phẩm.Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.
+) Công tác tín dụng: trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng và giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Xử lý khách hàng không đáp ứng điều kiện tín dụng.Phát hiện,phân loại,ra soát các khoản vay có dấu hiệu rủi ro.
1.3.3. Phòng quản trị tín dụng
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị, bảo lãnh cho vay đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng quan hệ khách hàng theo quy trình BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro ra soát sau đó trình cấp thẩm quyền quyết định. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
1.3.4. Phòng tài chính kế toán
Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết và tổng hợp.Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh.Quản lý,giám sát tài chính.Đề xuất tham mưu với Giám đốc về các vấn đề liên quan đến vấn đề tài chính,kế toán.Kiểm tra công tác kế toán và luân chuyển chứng từ,chỉ tiêu tài chính của các phòng.Quản lý thông tin và lập báo cáo.Quản lý thông tin khách hàng.
1.3.5. Phòng tổ chức hành chính
- Phổ biến các văn bản quy định,hướng dẫn,quy trình nghiệp vụ và thliên quan đến việc công tác tổ chức,quản lý,phát triển nguồn nhân lực
- Thực hiện việc tham mưu,hướng dẫn thực hiện,tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự và phổ biến các văn bản liên đến công tác tổ chức,quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh.Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới.Quản lý hồ sơ cán bộ,giải quyết các vấn đề,chế độ đối với người cán bộ.
- Đảm nhận công tác hành chính và công tác quản trị hậu cần của chi nhánh.
1.3.6. Phòng kế hoạch tổng hợp
- Công tác kế hoạch-tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch-tổng hợp.Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh;tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.Giúp việc giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Công tác nguồn vốn :Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định.Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn và sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng.Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác.Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số về an toàn, khả năng thanh toán và trạng thái ngoại hối của Chi nhánh.
1.3.7. Phòng thanh toán quốc tế
- Thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng.Phối hợp các phòng liên quan để tiếp thị,phát triển khách hàng,giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại.Theo dõi,đánh giá,đề xuất cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ.Tiếp nhận,tư vấn,giải quyết các nhu cầu của khách hàng về cá giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế...
1.3.8. Phòng quản lý dịch vụ kinh doanh
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ.Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ.Phát triển các dịch vụ về kho quỹ.
1.3.9. Phòng điện toán
Chịu trách nhiệm về quy trình công nghệ thông tin tại chi nhánh.Hướng dẫn các phòng ban trong chi nhánh thực hiện vận hành thành thạo đúng quy định và quy trình của BIDV về lĩnh vực công nghệ thông tin.Phối hợp với các phòng công nghệ thông tin khu vực.Đảm bảo hệ thống thông tin tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt và đảm bảo an ninh chung của toàn hệ thống. Tham mưu với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng và những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại chi nhánh.
1.3.10. Phòng dịch vụ khách hàng
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch của khách hàng.Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và BIDV;phát hiện và xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ.
- Kiểm tra tính pháp lý tính pháp lý,đầy đủ,đúng đắn của chứng từ giao dịch.Thực hiện đúng các quy định quy trình nghiệp vụ,thẩm quyền và.Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tự kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.
2. Tình hình hoạt động của NHĐT&PT Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009
2.1. Nguồn vốn
Tổng tài sản Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam thời kì 2004-2008
(Theo báo cáo thường niên năm 2008 - BIDV)
Tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục. Đến cuối tháng 12 năm 2009 tổng nguồn vốn của BIDV đạt 292.000 tỷ VND, tăng 18,5% so với cuối năm 2008. Với quy mô nguồn vốn như trên, BIDV vẫn giữ vị trí thứ 2 trên thị trường nội địa sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
2.2. Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với một NHTM. Nguồn vốn huy động thường chiếm tới 80% tổng nguồn vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ban giám đốc đã bố trí cán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quan trọng, liên tục đổi mới phương cách làm việc, tác phong phục vụ, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các hình thức huy động. Chính vì vậy hoạt động huy động vốn của BIDV đã đạt được một số kết quả nhất định.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
(Đơn vị: Triệu đồng)
Tuyệt đối
Tuyệt đối
So với 2006
Tuyệt đối
So với 2007
1. Tiền gửi tổ chức
7.284.959
12.760.106
75%
26.485.352
108%
TG không kì hạn
1.645.390
3.768.506
129%
7.953.210
111%
TG có kì hạn
5.639.569
8.991.600
59%
18.532.142
106%
2.Tiền gửi dân cư
2,791,400
2.491.021
-11%
2.355.873
-5%
TG tiết kiệm
2.290.055
2.130.000
-7%
1.865.230
-12%
Kì phiếu
122.200
125.350
3%
95.023
-24%
CCTG, trái phiếu
379.145
235.671
-38%
395.620
68%
3. Huy động khác
34.567
53.335
54%
78.235
47%
Tổng vốn huy động
10.110.926
15.304.462
51%
28.919.460
89%
Tình hình huy động vốn của Sở Giao dịch Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
2.3. Hoạt động tín dụng
Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam thời kì 2004 - 2008
(Theo báo cáo thường niên năm 2008 - BIDV)
Hoạt động tín dụng vẫn mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, với dư nợ tín dụng (bao gồm cả ADB và biến động tỉ giá) năm 2009 là 193.100 tỷ đồng, tăng 29,2%, chiếm tỉ trọng 66% tổng nguồn vốn. Tỉ trọng cho vay trung và dài hạn đạt 40,5%. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 20,1%, nếu tính cả dư nợ cho vay VND được hoán đổi sang USD, thì tỉ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 21,7%. Đây là một thành công của BIDV trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời gia tăng thu phí dịch vụ.
Về chất lượng tín dụng đã được nâng cao đáng kể: nợ xấu giảm và nợ tốt tăng cả về mặt số tuyệt đối và tương đối. Tổng nợ xấu giảm 573 tỷ, tỉ lệ nợ xấu năm 2008 đã xuống dưới mức 3%. Nợ nhóm 1 tăng từ 72,6% lên 76,6% tổng dư nợ. Đặc biệt nợ không thu hồi được giảm chỉ còn 0,6% dư nợ. Đây là thành công rất đáng ghi nhận của ngân hàng trong việc kiểm soát chất lượng trong năm 2008 là năm thực sự rất khó khăn đối với hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ Tổng nợ xấu của BIDV phản ánh khả năng bù đắp rủi ro của BIDV tăng từ 134% đến 199% cho thấy khả năng tự bù đắp rủi ro ngày càng được nâng cao.
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam năm 2007 - 2008
Cơ cấu tín dụng và chất lượng tín dụng nêu trên đã cho thấy hướng đi đúng đắn của ngân hàng trong việc thực thi chính sách tín dụng : kiểm soát chất lượng, đa dạng hóa khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng vừa đảm bảo tăng trưởng song vẫn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.
2.4. Hoạt động dịch vụ
Tính đến 31/12/2008, thu dịch vụ ròng của toàn hệ thống đạt 2.260 tỉ đồng (gồm cả lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối) tăng 26% so với cuối năm ngoái.
a) Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và sản phẩm phái sinh
Dịch vụ kinh doanh ngoại tê: Năm 2008, tỉ giá USD/VND biến động mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bằng sự linh hoạt, khả năng dự đoán và tận dụng thời cơ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV đã đạt kết quả tốt, thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 943 tỉ đồng, tăng 19,2% so với năm 2008.
Sản phẩm phái sinh : Lãi thuần từ hoạt động phái sinh năm 2008 đạt 318 tỉ đồng , tăng 34% so với năm 2007.
b) Dịch vụ bảo lãnh
Đây là dịch vụ truyền thống và có ưu thế của BIDV, đặc biệt là bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đến thời điểm 31/12/2008, thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 612 tỉ đồng, tăng 30 % so với cùng kì năm 2007, chiếm tỉ trọng 26% trong tổng thu từ hoạt động dịch vụ.
c) Dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế
Thu phí ròng từ hoạt động thanh toán đạt 426 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 24% trong tổng thu ròng từ hoạt động dịch vụ, tăng trưởng 42% so với năm 2007.
Hoạt động thanh toán trong nước: tương đối ổn định, tốc độ thanh toán chuyển tiền nhanh, an toàn, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và của nền kinh tế. Doanh số chuyển tiền trong nước đạt 1.970.398 triệu đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2007, số lượng giao dịch chuyển tiền đi và đến trong nước đạt gần 3,4 triệu giao dịch, tăng trưởng 24% so với năm 2007. Riêng thanh toán chuyển tiền bằng ngoại tệ doanh số tăng 200% so với năm 2007.
d) Dịch vụ khác
Tính đến thời điểm 31/12/2008, thu từ hoạt động ngân quỹ đạt 19,8 tỷ đồng, thu nhập thuần từ hoạt động đại lí năm 2008 là 34,4 tỷ đồng. Thu từ hoạt động bảo hiểm năm 2008 đạt 175,4 tỷ đồng, tăng trưởng 30,3%, và thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ khác đạt 158 tỷ đồng.
3. Thực trạng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
Trong phần này, em xin phép được lấy số liệu của Sở Giao dịch (SGD) Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam - đơn vị thành viên lớn nhất trong hệ thống BIDV, để xem xét thực trạng tín dụng trung dài hạn chung của toàn hệ thống trong giai đoạn 2006-2008.
3.1. Tình hình tín dụng
Hoạt động cho vay vốn của SGD đem lại phần lớn nguồn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận thu được. Hoạt động tín dụng cho đến thời điểm hiện nay là hoạt động chủ yếu của SGD. Hoạt động tín dụng thực sự phát triển lớn mạnh cả chiều rộng và chiều sâu góp phần thúc đẩy phát triển mọi thành phần kinh tế. Điều này thể hiện rõ trong bảng sau:
Tình hình tín dụng của SGD NHĐT&PT Việt Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỉ lệ tăng trưởng (%)
So với 2006
So với 2007
1. Cho vay ngắn hạn
1.959.934
2.059.282
2.915.632
48.8%
41.6%
2. Cho vay trung dài hạn
623.713
1.095.379
1.035.021
66%
-5.5%
3. Cho vay ĐTT
1.894.594
1.512.300
1.584.230
-16.4%
4.8%
4. Cho vay KHNN
256.478
161.000
18.520
-93%
-88.5%
5. Cho vay ủy thác, ODA
266.034
271.660
253.642
-4.7%
-6.6%
Tổng cộng
5.000.752
5.099.321
5.807.045
16.1%
13.9%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006-2008,
Sở giao dịch NHĐT&PT Việt Nam)
Qua bảng trên, ta thấy rằng, cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn đều có xu hướng tăng, còn cho vay theo kế hoạch nhà nước (KHNN), cho vay ủy thác ODA và cho vay đồng tài trợ (ĐTT) có xu hướng giảm dần qua các năm mặc dù có sự tăng lên nhưng không đáng kể ở năm 2008.
Cùng với hoạt động đẩy mạnh vốn và tăng cường nguồn vốn, việc sử dụng vốn một cách an toàn và có hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của SGD bởi hoạt động kinh doanh tín dụng chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
3.2. Dư nợ tín dụng
Tổng dư nợ tín dụng của SGD có xu hướng tăng qua các năm đặc biệt có sự tăng mạnh vào năm 2008 đạt 5.807.045 triệu đồng, tăng 13,9% so với năm 2007 (tăng 707.724 triệu đồng) và tăng 16,1% so với năm 2006 (tăng 806.293 triệu đồng). Đây là kết quả của việc đẩy mạnh công tác Marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, áp dụng nhiều hình thức vay linh hoạt, và nâng cao chất lượng giao dịch của SGD.
Dư nợ tín dụng ngắn hạn của năm 2008 đạt 2.915.632 triệu đồng. SGD đã thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở phân loại, đánh giá khách hàng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
Tổng dư nợ tín dụng của SGD qua các năm 2005-2008
Đơn vị: tỉ đồng
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2008 đạt 1.035.021 triệu đồng, giảm 5,5% so với năm 2007 nhưng tăng 66% so với năm 2006. Điều này có thể được giải thích do trong năm 2008 có ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, cũng như chính sách thắt chặt tín dụng, do đó việc ko bị giảm mạnh cũng là thành công lớn của ngân hàng. Bên cạnh đó, cho vay theo KHNN cũng giảm mạnh qua các năm, năm 2008 đạt 18.520 triệu đồng, giảm 88,5% so với năm 2007 và giảm 93% so với năm 2006, SGD đã tăng cường tìm kiếm các dự án cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hạn chế phụ thuộc vào một số Tổng công ty lớn của Nhà nước.
3.3. Tình hình nợ quá hạn
Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn và dài hạn của SGD trong các năm tương đối thấp so với chỉ tiêu toàn ngành. Đạt được kết quả này là do SGD đã thực hiện nghiêm chỉnh các thể lệ và chế độ cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống. Mặt khác SGD đã tỏ rõ năng lực của mình trong việc thẩm định các DAĐT. Qua đó ta thấy rằng việc thẩm định DAĐT tại SGD được thực hiện rất có hiệu quả trong những năm gần đây khắc phục được những rủi ro của nghiệp vụ cho vay.Có thể thấy đó là một kết quả đáng phấn khởi đối với chi nhánh. Nó phản ánh sự đi lên trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh SGD.
Tỉ lệ nợ quá hạn của SGD qua các năm 2005-2008
Đơn vị tính: %
Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam là một địa điểm khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy các khoản đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.
3.4. Tỉ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng
Cơ cấu dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng (Tỷ VND)
2006
2007
2008
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tín dụng thông thường
2.583,647
100%
3.154,661
100%
3.950,653
100%
1.Ngắn hạn
1.959,934
76%
2.059,282
65,3%
2.915,632
73,8%
2.Trung dài hạn
623,713
24%
1.095,379
34,7%
1.035,021
26,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD -
NHĐT&PT Việt Nam năm 2006-2008)
Có thể thấy là tỉ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng thông thường, tăng trong 2007 giảm mạnh trong năm 2008, và nhìn chung ở mức thấp.
Điều này có thể thấy được: ngoài việc cho vay trung dài hạn gặp nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn do các loại rủi ro có thể gặp như: rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất... thì khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế là thấp, không có nhiều các dự án đầu tư trung dài hạn có hiệu quả, ngay cả một số công trình lớn do chính phủ đề xuất mặc dù đã ký hợp đồng tín dụng nhưng vẫn chưa thể giải ngân. Bên cạnh đó công tác Marketing ngân hàng ở ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả, và chưa thật sự chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay...
3.5. Dư nợ theo nội tệ - ngoại tệ
Dư nợ tín dụng trung dài hạn theo cơ cấu nội ngoại tệ (tỷ VND)
2006
2007
2008
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
1. Nội tệ
133
21,2%
367
33,5%
516
49,8%
2.Ngoại tệ
(USD quy đổi ra VND)
490
78,8%
728
66,5%
519
50,2%
Tổng dư nợ
623
100%
1095
100%
1035
100%
(Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD NHĐT&PT Việt Nam năm 2006-2008)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỉ trọng cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng giảm dần theo từng năm. Năm 2006, tỉ trọng cho vay ngoại tệ là 78,8% trên tổng dư nợ, thì sang năm 2007 chỉ còn 66,5% và 50,2% trong năm 2008. Nguyên nhân là khi cho vay bằng ngoại tệ ngân hàng không những phải đối phó với những rủi ro thông thường mà còn phải đối phó với rủi ro về tỷ giá hối đoái (đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính). Lạm phát lan rộng, việc đồng Việt Nam bị mất giá so với đồng ngoại tệ gây ra tâm lý e ngại đối với khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ. các doanh nghiệp được khuyến khích vay bằng nội tệ và lãi suất cho vay thấp nên doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vốn vay. Tuy nhiên đây không phải là xu hướng tốt vì ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là một ngân hàng có tiềm lực mạnh về vốn ngoại tệ và có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp tín dụng bằng USD, nên việc tỷ lệ cho vay bằng USD bị giảm sút làm cho một lượng vốn lớn ngoại tệ bị ứ đọng.
3.6. Dư nợ theo thành phần kinh tế
Dư nợ tín dụng trung dài hạn theo thành phần kinh tế (tỷ VND):
2006
2007
2008
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
1.Quốc doanh
536
86%
985,5
90%
952,2
92%
2.Ngoài quốc doanh
87
14%
109,5
10%
82,8
8%
3. Tổng
623
100%
1095
100%
1035
100%
(Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD-NHĐT&PT Việt Nam năm 2006-2008)
Theo số liệu ở trên ta thấy, dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2006 tỷ trọng nay là 86%, năm 2007 tăng lên 90% và năm 2008 đã đạt tỷ lệ 92% trong tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng đặc biệt là các tổng công ty lớn như: Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng công ty xây dựng sông Đà...
Việc dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng cao bởi thực tế cho thấy: đầu tư vào khu vực ngoài quốc doanh, ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngay cả trong trường hợp có tài sản thế chấp thì ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn: Giá của tài sản thế chấp luôn biến động, có thể lúc đánh giá là cao nhưng khi phát mại thì giá của tài sản lại ở múc thấp. Mặt khác, trung tâm bán đấu giá tại Việt Nam hoạt động chưa có hiệu quả nên việc bán tài sản là vấn đề phức tạp. Nhiều trường hợp khách hàng sở hữu một tài sản nhưng lại mang đi thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau. Các cán bộ của ngân hàng ĐT&PT trong quá trình thẩm định khó có thể phát hiện được. Tình trạng này cũng gây ra khó khăn cho ngân hàng khi tiến hành phát mại tài sản. Lúc này, các ngân hàng sẽ không thể hiểu được ai là người thực sự có quyền đối với tài sản đó. Hơn nữa các công ty ngoài quốc doanh (Trừ các công ty liên doanh với nước ngoài) thường có trình độ tổ chức kém, đội ngũ nhân viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ vì vậy mà rủi ro xảy ra đối với thành phần kinh tế này là lớn. Tuy nhiên, những rủi ro này cũng có thể xảy ra đối với thành phần kinh tế quốc doanh.
Tỷ trong dư nợ của khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn là phù hợp với định hướng phát triển của nước ta trong đó ngành kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, thực tế là với sự hỗ trợ tín dụng trung dài hạn của ngân hàng ĐT&PT các doanh nghiệp nhà nước đã cũng cố được vị trí và phát huy được vai trò của minh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm tới ngân hàng ĐT&PT cũng cần có những biện pháp đẩy mạnh cho vay với kinh tế ngoài quốc doanh vì đâu là khu vực kinh tế rất năng động và tất nhiên nhu cầu vốn cũng lớn.
3.7. Dư nợ theo ngành kinh tế
Dư nợ cho vay trung dài hạn theo ngành kinh tế (tỷ đồng)
2006
2007
2008
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
1.Công nghiệp
246
39,5%
464,28
42,4
436,77
42,2%
2.Xây dựng
36
5,8%
66,8
6,1%
65,2
6,3%
3.Giao thông
48,6
7,8%
100,74
9,2%
98,325
9,5%
4.Thương mại
249,8
40,1%
441,29
40,3%
420,21
40,6%
5.Ngành khác
42,6
6,8%
21,89
2%
14,49
1,4%
Tổng dư nợ
623
100%
1095
100%
1035
100%
(Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD - NHĐT&PT Việt Nam năm 2006-2008)
Cơ cấu này trong những năm gần đây gần như không thay đổi nhiều gồm các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại và các ngành khác. Ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu là hai ngành công nghiệp và thương mại. Hai ngành này chiếm tỷ trọng khá cao (hơn 80% trong tổng dư nợ trung dài hạn). Tổng dư nợ của ngành xây dựng chiếm tỷ trọng không cao (dưới 6,5%), điều này phản ánh từ khi có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực thì ngân hàng ĐT&PT đã thận trọng hơn khi đầu tư cũng như cho vay vốn đối với các trong lĩnh vực xây dựng như khách sạn, bất động sản, cao ốc... bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng. Tỷ trọng dư nợ của ngành công nghiệp trong những năm qua vẫn tăng trưởng mặc dù vẫn còn ở mức thấp (năm 1998 tỷ trọng là 39,5%, năm 1999 là 42,4%). Mặc dù năm 2008, tỷ trọng này có giảm nhẹ xuống còn 42,2% tuy nhiên có một số dự án lớn thuộc ngành này đến nay vẫn chưa giải ngân được.
Tỷ trọng dư nợ trong ngành thương nghiệp vẫn tăng ổn định và chưa có sự đột phá: tỷ trọng này trong năm 2006 là 40,1%, năm 2007 là 40,4$ và đến năm 2008 là 40,6%.
3.8. Những kết quả đạt được
Thực hiện chủ chương lớn của chính phủ là mọi dự án, mọi công trình đầu tư cho sản xuất kinh doanh đều thực hiện theo cơ chế "vay trả", xóa hình thức đầu tư bao cấp dưới dạng cấp phát cho các công trình sản xuất kinh doanh trước đây. NHĐT&PT Việt Nam đã có định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chính sách tiền tệ cuả Đảng và nhà nước, phát huy nỗ lực chủ quan, vượt qua những khó khăn thử thách của giai đoạn chuyển đổi cơ chế, nhanh chóng hoà nhập vào thị trường để tồn tại, đứng vững và ngày càng tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đặc biệt từ năm 2000, sau mấy năm hoạt động đổi mới ngân hàng đã đạt được kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động tín dụng trung dài hạn nói riêng.
Từ những định hướng đó, Ngân hàng không ngừng đổi mới mô hình tổ chức pháp lý, quy chế nghiệp vụ tương đối kịp thời và đầy đủ, tạo lập được hành lang pháp lý để điều hành chỉ đạo thực hiện công tác tín dụng có chất lượng hiệu quả.
Trong những năm qua tín dụng trung dài hạn đã thực hiện phương châm đổi mới cơ chế, lĩnh vực đầu tư kinh tế theo chiều sâu. Tín dụng trung dài hạn nhằm cung ứng vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng mở rộng phát triển sản xuất mà thiếu vốn cần vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất trong thời gian ngắn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đang cần đổi mới thiết bị công nghệ, thì hình thức tín dụng trung dài hạn là một giải pháp đúng đắn để chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn, thực sự trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110669.doc