Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dạy bồi dưỡng học sinh giỏi

Thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trường học hiện nay là đòi hỏi các cấp Đảng, các cấp chính quyền cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Đề cao quản lý công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở cơ sở. Tổ chức và nâng cao chất lượng hiệu quả của quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. làm cho công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.là công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường hiện nay.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6242 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khối lớp 1.2 Lý do chủ quan: Trong những năm gần đây, do nhận thức và xác định rõ vai trò công tác quản lý, giảng dạy và bỗi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, nên trường THCS Yên Thắng đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, giảng dạy và bỗi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch. Mặc dù là một trường còn nhiều khó khăn vì đây là xã miền núi điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên luôn biến động, BGH vừa làm công tác giảng dạy vừa làm quản lý nên gặp không ít những khó khăn trong điều hành và thực hiện mục tiêu giáo dục. Tuy vậy một số năm gần đây do làm tốt công tác quản lý, giảng dạy và bỗi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, nên nhà trường đã thu được một số thành công nhất định trong phong trào bỗi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp: - Năm học 2005 - 2006 Đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 2 toàn đoàn trong khối phòng giáo dục. Trong đó có 8 học sinh lớp 9 đạt giải tỉnh và 23 học sinh đạt giải cấp huyện - Năm học 2006 - 2007 Đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 2 toàn đoàn trong khối phòng giáo dục. Trong đó có 6 học sinh lớp 9 đạt giải tỉnh và 26 học sinh đạt giải cấp huyện. Năm học 2007 -2008 Đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 2 toàn đoàn trong khối phòng giáo dục. Trong đó có 7 học sinh lớp 9 đạt giải tỉnh ( 2 giải nhì, 4 giải nhất và 1 giải khuyến khích) ngoài ra còn 22 học sinh khối 6,7,8 dự kỳ thi khảo sát học sinh giỏi đợt II của huyện đạt trên 10 điểm trở lên. Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi” 1.3 Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi” trường THCS Yên Thắng giúp công tác quản lý trường học hoạt động đúng mục đích. 1.4 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu về “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi” đối tượng chính là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại nhà trường trong những năm gần đây. phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về nhiệm vụ năm học các chỉ thị của Bộ GD&ĐT và Sở GD& ĐT. Ngoài ra qua phương pháp phân tích - tổng hợp - điều tra - quan sát - và tổng hợp kinh nghiệm trong công tác quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi của trường Yên Thắng trong hai năm trở lại đây II Giải quyết vấn đề. 1. Cơ sở lý luận của đề tài: Theo quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý giáo dục, ngành giáo dục mang tính chính trị cao và nó luôn gắn liền với đường lối, chính sách của Đảng, để phục vụ cho mục tiêu giáo dục Đảng ta đã đạt ra nhiệm vụ cấp bách cũng như lâu dài là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bỗi dưỡng nhân tài” đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là mục tiêu quan trọng vừa cấp bách vừa chiến lược lâu dài đảm bảo sự phát triển bền vững của một nền tri thức CNH – HĐH. Muốn thế phải đào tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học đủ mạnh, đảm bảo cả về lượng và chất, hoặc đội ngũ những người trực tiếp lao động cũng phải được đảm bảo về chất. Điều này phải đầu tư cho giáo dục nhân tài quốc gia từ xưa ông cha ta đã nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Muốn hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH cần phải ưu tiên phát triển nguồn nhân lực bởi chính họ là người thực hiện người quyết định thành công của sự nghiệp CNH HĐH. Trước mắt cần phải có nguồn nhân lực có đức có tài có tri thức khoa học kỹ thuật, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo..được đào tạo bài bản chuyên môn có kỹ năng nghề nghiệp tốt biết sử dụng sáng tạo và khoa học biết ứng dụng khoa học vào lao động sản xuất. Muốn có nguồn nhân lực phải đầu tư cho giáo dục coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, mở rộng quy mô trường lớp và các loại hình đào tạo, phải đầu tư cho giáo dục một cách đồng bộ coi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như nhau... Đào tạo phải đi đôi với sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. Gần đây ta thường nghe thấy cụm từ " Chảy máu chất xám" phải chăng chính sách của nhà nước ta vẫn còn nhiều bất cập để một bộ phận nhân tài của đất nước không được sử dụng đã đầu quân cho các cường quốc khác có chính sách ưu đãi và môi trường học tập và lao động tốt hơn. Quan tâm đầu tư đến phát triển nền tri thức trẻ, nhiều chính sách ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, các loại hình đào tạo được mở rộng. Năm 2007 thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có chính sách hỗ trợ bằng cách cho sinh viên nghèo vay vốn để học tập đó là chính sách khuyến học khuyến tài đầu tư cho lực lượng sản xuất nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước đã đón đầu trong sự nghiệp phát triển nền tri thức trẻ như những năm gần đây nghành giáo dục đào tạo luôn cải cách sách giáo khoa cho phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế môn tin học được đưa vào giảng dạy từ lớp 3 chương trình tiểu học đã chứng tỏ chính sách của Đảng và nhà nước đầu tư cho nền tri thức trẻ là đúng đắn. 2. Thực trạng về công tác quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Trường THCS Yên Thắng trong những năm gần đây. Một số kết quả đã đạt được trong vấn đề quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, Trường THCS Yên Thắng. Xã Yên Thắng là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Toàn xã có 15 thôn xóm trong đó có 4 xóm có bà con giáo dân tương đối đông và có 3 thôn xóm là khu vực miền núi khó khăn, giao thông đi lại còn vất vả nên công tác giáo dục còn chưa thuận lợi. Tuy vậy nhiều năm qua trường THCS Yên Thắng đã chú trọng đến công tác quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi”. Bằng giải pháp xây dựng một đội ngũ tổ trưởng và giáo viên cốt cán, có năng lực nhiệt tình tâm huyết giúp BGH trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các đội tuyển giảng dạy và lựa chọn cách dạy phù hợp với mỗi đội tuyển. ( cứ một đội tuyển/ môn/ khối có một đồng chí giảng dạy trực tiếp và một đồng chí giáo viên cốt cán hỗ trợ) Mỗi tổ khoa học lấy 2 đồng chí giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn vững (Giáo viên có học sinh thường xuyên đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh) từ đó xây dựng được lòng tin vào đội ngũ giáo viên và học sinh trước khi học tập. Sự nghiệp GD-ĐT những năm gần đây đã có những bước phát triển nhanh và vững chắc. Quy mô trường lớp không ngừng được mở rộng, được nâng cấp xây dnựg khang trang. Nhà trường đã xây dựng được 6 phòng cao tầng mới kiên cố đưa vào sử dụng tháng 5/2005. Năm 2005-2006 Trường có 19 lớp tổng số : 779 học sinh, Năm học 2006-2007 trường có 18 lớp tổng số : 716 học sinh. Năm học 2007 2008 trường có 17 lớp tổng số : 656 học sinh Tháng 10/2003 nhà trường cùng huyện Yên Mô được Nhà nước, Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập được quan tâm và không ngừng đầu tư, xây dựng cho đến nay nhà trường không còn lớp không chưa đạt yêu cầu về cơ sở vật chất. Mục tiêu phấn đấu của nhà trường trong năm 3 năm tiếp theo là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Bảng thống kê tình hình đội ngũ giáo viên toàn trường Sốlượng, chất lượng đội ngũ Năm học Tổng số cán bộ, giáo viên Cán bộ quản lý trường Đảng viên Đại học Cao đẳng Trung cấp Trình độ 10+3 2005-2006 37 3 22 8 28 1 0 2006-2007 35 2 21 6 28 1 0 2007 2008 37 2 24 6 28 3 0 Từ những vấn đề trên nhà trường đã xây dựng chương trình kế hoạch “Quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp” như sau: Xây dựng kế hoạch khảo sát học sinh ở các khối lớp để lập đội tuyển một cách khách quan, tránh để xót học sinh có năng khiếu mà không được đào tạo, Điều này đã tạo ra tính khả thi ngay từ đầu năm học “Quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi” theo lịch cụ thể của từng tháng, từng tuần xây dựng chuyên đề dạy học sinh giỏi công khai trong năm học để giáo viên chủ động trong công tác và góp ý với đồng nghiệp. BGH xây dựng quy chế đánh giá, khen thưởng, tuyên dương rõ ràng chi tiết dựa trên kết quả khảo sát từng tháng của đội ngũ giáo viên kiểm tra chéo ở các khối lớp. Chính vì thế đã tạo động lực để cho đội ngũ giáo viên thi đua lập thành tích cao trong các lần khảo sát. Bên cạnh đó những năm gần đây PGD và SGD đã có chính sách khuyến khích, ưu tiên, khen thưởng kịp thời phần nào đó đã khích lệ được tinh thần tự học tự vươn lên của học sinh -Trong những năm gần đây trường THCS Yên Thắng đã coi trọng công tác quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Duy trì kỷ cương nề nếp dạy học chính khoá cũng như bỗi dưỡng học sinh giỏi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn trường, hoàn thành tốt kế hoạch đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Thực hiện thắng lợi chiến lược của nhà nước: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bỗi dưỡng nhân tài” - Năm học 2005 - 2006 Đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 2 toàn đoàn trong khối phòng giáo dục. Trong đó có 8 học sinh lớp 9 đạt giải tỉnh và 23 học sinh đạt giải cấp huyện - Năm học 2006 - 2007 Đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 2 toàn đoàn trong khối phòng giáo dục. Trong đó có 6 học sinh lớp 9 đạt giải tỉnh và 26 học sinh đạt giải cấp huyện. Năm học 2007 -2008 Đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 2 toàn đoàn trong khối phòng giáo dục. Trong đó có 7 học sinh lớp 9 đạt giải tỉnh ( 2 giải nhì, 4 giải nhất và 1 giải khuyến khích) ngoài ra còn 22 học sinh khối 6,7,8 dự kỳ thi khảo sát học sinh giỏi đợt II của huyện đạt trên 10 điểm trở lên. - Có những kết quả trên là do phòng giáo dục - đào tạo đã quan tâm coi trọng công tác chỉ đạo kế hoạch bồi dưỡng HSG, nhà trường cũng quan tâm và coi trọng công tác chỉ đạo quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp. Mặt khác những năm gần đây Đảng, nhà nước, Bộ, ngành giáo dục thực sự coi trọng công tác bồi dưỡng HSG là một nhiệm vụ quan trọng vì thế hàng năm kế hoạch bồi dưỡng HSG của nhà trường được đồng chí hiệu trưởng chỉ đạo chặt chẽ nên đã thu được nhiều kết quả như đã trình bày ở trên. 3. Một số tồn tại trong công tác bồi dưỡng HSG trường THCS Yên Thắng - Yên Mô- Ninh Bình. - Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác bồi dưỡng HSG trường THCS Yên Thắng- Yên Mô- Ninh Bình vẫn còn một số tồn tại sau: - Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế, họ chỉ coi trọng giờ dạy mà bỏ qua rất nhiều công tác khác, nhiều đồng chí còn lơ là đầu yếu kém dẫn đến chất lượng không đồng đều ở các lớp. Việc xây dựng kế hoạch cho công tác bồi dưỡng HSG trong nhà trường đã có nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nghành trong chiến lược phát triển giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục. Đội ngũ giáo viên chuyên môn được đào tạo chính ban đã có nhưng sô giờ thực dạy trên lớp còn nhiều nên các đồng chí đó cũng chưa thấy hết được vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG trong nhà trường Hệ thống giáo viên nòng cốt còn thiếu đồng bộ mới chỉ chú trọng được các môn học nhiều giờ, số môn học ít giờ chưa được quan tâm đúng mức. Kế hoạch kiểm tra khảo sát bài làm của học sinh theo tháng, hoặc kiểm tra theo tuần đều báo trước một tuần. Hoạt động dạy và học của học sinh giỏi trong toàn trường như phong trào học tập của các lớp, được đẩy mạnh trong giai đoạn kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi các khối lớp xong lại lắng xuống sự sôi nổi trong phong trào dạy và học chưa được diễn ra thường xuyên để trở thành hoạt động chung của nhà trường. Cán bộ quản lý trong trường học còn ít công việc quản lý chuyên môn lại nhiều phần nào cũng làm giảm chất lượng quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. 4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, trường THCS Yên Thắng. Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý qua phân tích thực trạng tôi nhận thấy có các vấn đề đặt ra để giải quyết như sau: + Tăng cường, nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý giáo dục về công tác quản lý dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. + Xây dựng lực lượng đội ngũ giáo viên cơ sở đủ mạnh đảm bảo số lượng và chất lượng trong tất cả các môn học và các đội tuyển. + Bỗi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. + Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch theo tháng, kỳ, năm có cả kế hoạch khảo sát chất lượng học sinh theo định kỳ. + Tăng cường phương tiện, các điều kiện làm việc cho đội ngũ giáo viên dạy đội tuyển nghiên cứu nâng cao trình độ và thiết bị dạy học, hỗ trợ chế độ cho đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy để họ có trách nhiệm hơn trong hoạt động. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên và học sinh trong các đội tuyển. Tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết ở phần sau. 5. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. a. Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý giáo dục về công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trường học hiện nay là đòi hỏi các cấp Đảng, các cấp chính quyền cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Đề cao quản lý công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở cơ sở. Tổ chức và nâng cao chất lượng hiệu quả của quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. làm cho công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.là công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường hiện nay. - Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội và xây dựng ý thức quyết tâm thực hiện đổi mới trong sự nghiệp giáo dục cả về nội dung và phương pháp. Tăng cường công tác tham mưu cho UBND các cấp và chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương. Nâng cao chất lượng quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Làm tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý hoạt động của nhà trường đưa các hoạt động của nhà trường dần dần đi vào nề nếp, tăng dần chất lượng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân tài cho quốc gia b, Tăng cường công tác quản lý chuyên môn dạy học sinh giỏi bằng kế hoạch. Trên cơ sở phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 của phòng giáo dục với nhiệm vụ năm học của nhà trường, ngay từ đầu năm nhà trường đã xây dựng chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý và dạy học sinh giỏi. Từ đó các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ mình, giáo viên căn cứ vào kế hoạch của tổ xây dựng kế hoạch của cá nhân một cách cụ thể và chi tiết. Cũng như vậy hàng tháng, hàng tuần nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường, chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch tổ và cùng triển khai tới từng giáo viên thông qua các hình thức như: Họp hội đồng, sinh hoạt tổ, giao ban, lịch công tác tuần để thực hiện - Nâng cao chất lượng dạy học học sinh giỏi ở các khối lớp: Trước hết cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý chọn lựa những đồng chí giáo viên có năng lực, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm. Tăng cường quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình giảng dạy học sinh giỏi, cụ thể là: - Thực hiện tốt việc ký duyệt giáo án dạy học sinh giỏi lên lớp vào sáng thứ sáu hoặc thứ bảy hàng tuần, có sổ ghi chép theo dõi. - Quản lí chặt chẽ việc ghi sổ đầu bài của giáo viên và học sinh để theo dõi nề nếp dạy và học, kiểm soát việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên. - Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thời đại. - Để nâng cao chất lượng đại trà, hạn chế đầu yếu cũng như nâng cao chất lượng học sinh giỏi thì việc quan trọng là thực hiện chia lớp theo đối tượng. Mỗi khối có một lớp có trình độ khá giỏi để thuận lợi cho công tác bồi dưỡng phù đạo. Phân công những giáo viên có năng lực có nhiều kinh nghiệm dạy các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể như sau: STT Họ và tên Môn dạy Ghi chú 1 Đào Thị Trinh Nương Văn 9 2 Hoàng Thị Mai Sử 9 3 Đinh Thị Thu Hiền Địa 9 4 Phạm Thị Thu Hiền Anh 9 5 Nguyễn Thị Yến Nga 9 6 Nguyễn Kim Khánh Toán 9 7 Nguyễn Văn Tiến Lý 9 8 Đinh Thị Bích Hoá 9 9 Trịnh Thị Dậu Sinh 9 10 Vũ Văn Tuấn Casio 6,7,8,9 11 Trịnh Thúy Ninh Văn 6 12 Đinh Thị Hiển Văn 7 13 Đinh Thị Lý Văn 8 14 Dương Thu Thủy Toán 6 15 Trần Thị Sinh Toán 7 16 Nguyễn Thu Ha Toán 8 17 Tống Thị Hường Anh 6 18 Nguyễn Thị Thu Anh 7 19 Nguyễn Thị Mơ Anh 8 C, Tổ chức thực hiện và công tác quản lý. + Hai tuần đầu năm học: giáo viên được phân công dạy bồi dưỡng tự khảo sát học sinh kết hợp với kết quả của năm học trước để chọn lớp bồi dưỡng cho từng môn, lập danh sách trình ban giám hiệu duyệt. + Giáo viên được phân công kết hợp với tổ nhóm lên kế hoạch chương trình dạy cho từng môn, lớp bao gồm, nội dung, thời lượng ứng với nội dung từng giai đoạn + Giáo viên dạy bồi dưỡng phải có bài soạn và được ký duyệt hàng tuần trước khi lên lớp. + Mỗi lớp dạy bồi dưỡng phải có sổ theo dõi tổng hợp, bao gồm theo dõi sĩ số, ghi đầu bài, nhận xét giờ học, điểm kiểm tra cuối mỗi tuần có kiểm tra và nhận xét của ban giám hiệu - Định ra các giai đoạn bồi dưỡng + Đối với lớp 9: đầu tháng 9 chọn đội tuyển theo 10 môn mỗi môn ít nhất 4 học sinh. Tổ chức dạy bồi dưỡng ngay từ tuần 2 của tháng 9, mỗi môn 6 tiết/tuần; tháng 10; tháng 116tiết/tuần để có thể dự thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện ngay từ đầu tháng 11/2006. Đối với các lớp 6;7;8: Giai đoạn 1: Từ tháng 9 đến tháng 12: Hình thành lớp tập huấn theo nhóm môn học đó là: Văn, Ngoại ngữ, Toán, Lý mỗi lớp khoảng 10 đến 20 em, cuối tháng 12 nhà trường tổ chức khảo sát HSG để chọn đội tuyển bồi dưỡng tiếp. Giai đoạn 2: Từ tháng 1 đến tháng 5/2008 tiếp tục dạy bồi dưỡng theo từng môn và khảo sát chất lượng HSG cuối năm. Giao chỉ tiêu HSG cho từng giáo viên dạy bồi dưỡng với lớp 9 giao chỉ tiêu HSG cấp tỉnh, với lớp 6;7;8 giao chỉ tiêu chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi ở tất cả các khối lớp. Lớp 9: 10 bộ môn thì môn nào cũng có học sinh được dự tập huấn cấp huyện để chọn bồi dưỡng đi dự thi cấp tỉnh, phấn đấu có 8 em học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Lớp 6;7;8 khi dự khảo sát số học sinh đạt điểm từ 13 điểm trở lên đạt được 60% trở lên. d, Xây dựng lực lượng đội ngũ giáo viên cơ sở đủ mạnh đảm bảo số lượng và chất lượng trong tất cả các môn học và các đội tuyển. Trường THCS Yên Thắng trong nhiều năm gần đây đã rất coi trọng công tác quản lý và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp. Vì vậy xây dựng đội ngũ giáo viên đủ mạnh đảm bảo số lượng và chất lượng trong tất cả các môn và các đội tuyển. Chính vì vậy mà việc xây dựng lực lượng giáo viên là vô cùng quan trọng, đội ngũ thường phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trung thực thẳng thắn trong công tác, đạo đức nghề nghiệp cao, luôn gần gũi cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ học sinh và đồng nghiệp ở mọi nơi. Đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên ở cơ sở ( ở trường tôi bao gồm tổ trưởng tổ xã hội, tổ trưởng tổ tự nhiên, giáo viên giỏi huyện trở lên, nhóm trưởng nhóm ngoại ngữ) những đồng chí này do hiệu trưởng lựa chọn, phụ trách, chỉ đạo về nghiệp vụ dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra khảo sát góp ý xây dựng chương trình và phương pháp dạy học sinh giỏi khi nhà trường yêu cầu. Khi lựa chọn chúng tôi rất chú ý đến chất lượng của đội ngũ giáo viên cốt cán như đối tượng, chuyên môn, đạo đức, có thời gian giảng dạy ít nhất là năm năm, có thành tích ít nhất là hai lần được công nhận giáo viên giỏi cấp huyện. e, Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý, giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi các khối lớp: - Yêu cầu giáo viên đứng đội tuyển và BGH phải vững vàng về chuyên môn, phải có trình độ nghiệp vụ tay nghề tốt, phải tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình dạy và bồi dưỡng đội tuyển. - Những nội dung cần làm là: + Kiểm tra công tác chuyên môn và nội dung của giáo viên đứng đội tuyển học sinh giỏi các khối lớp. Phòng giáo dục nên thường xuyên mở lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các trường. Thảo luận và thống nhất các nội dung, phương pháp giảng dạy để có đạt kết quả cao và giữ bền vững kết quả đạt được. h, Xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS - Cần xây dựng một cách cụ thể chi tiết kế hoạch kiểm tra định kỳ có khả năng thực thi cao và phải thực hiện đúng lịch đã qui định. Trong những năm qua trường THCS Yên Thắng đã xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS, cụ thể chi tiết nhưng việc thực hiện kế hoạch còn mang tính hình thức chung chung đôi khi còn chưa rõ ràng. Để rút kinh nghiệm và thực hiện tốt nội dung này người phụ trách công tác quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS của trường phải lập kế hoạch và tham mưu cho lãnh đạo có lịch cụ thể về công tác quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS g, Tăng cường phương tiện, các điều kiện làm cho đội ngũ người làm quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS - Công tác quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS , như các công tác khác phương tiện và điều kiện làm việc là một yếu tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả công việc của người thực hiện. Vì thế kiến thức cho cán bộ và giáo viên trực tiếp làm công tác quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS là vô cùng cần thiết vì thế phòng giáo dục nên tổ chức các lớp tập huấn, các cuộc thảo luận về công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/. Phần kết luận và kiến nghị 1. Một số kết luận. Xuất phát từ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, phân tích thực trạng công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ THCS Yên Thắng. Đề tài này đã đề xuất được các giải pháp như đã nêu ở trên như vậy mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành. Trong đề tài này tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ .1 Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý giáo dục về dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/. 2. Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý giáo dục về công tác quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. 3. Tăng cường công tác quản lý chuyên môn dạy học sinh giỏi bằng kế hoạch. 4. Tăng cường phương tiện, các điều kiện làm cho đội ngũ người làm quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS 5.. Xây dựng lực lượng đội ngũ giáo viên cơ sở đủ mạnh đảm bảo số lượng và chất lượng trong tất cả các môn học và các đội tuyển 6. Xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS 7. Tăng cường phương tiện, các điều kiện làm cho đội ngũ người làm quản lý, chỉ đạo công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối/ lớp/ trường THCS Mặc dù đề tài nghiên cứu đã đề xuất 7 nhóm giải pháp như đã nêu trên nhưng do khuôn khổ của một đề tài và thời gian có hạn nên đề tài chưa đề cập được hết các giải pháp khác. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và thực hiện những nội dung mà đề tài này chưa đề cập tới để công tác quản lý dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Yên Thắng và sự nghiệp giáo dục ngày càng được nâng cao. 2. Một số kiến nghị: Tôi được trực tiếp quản lý chỉ đạo phong trào dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Yên Thắng nơi tôi đang công tác, tôi xin có một số kiến nghị với các cấp chính quyền đoàn thể và các cấp quản lý nghành giáo dục như sau: a. Đối với các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể. Cần quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, tính điểm thi đua khen thưởng cho cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong khi thực hiện nhiệm vụ dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi có kế hoạch tuyên truyền nhận thức vai trò, nhiệm vụ của giáo viên trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện trong giáo dục thực hiện thành công cuộc vận động hai không mà nghành đã phát động. b. Đối với Phòng Giáo dục. - Thường xuyên có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ giáo viên dạy học sinh giỏi của cơ sở đặc biệt là công tác tập huấn cho đội ngũ BGH các trường vì đây là lực lượng trực tiếp xây dựng kế hoạch và điều hành công tác quản lý chỉ đạo, kế hoạch bồi d ưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp. - Cung cấp tài liệu tham khảo cần thiết, kịp thời của nghành và của nhà nước về công tác dạy học sinh giỏi. - Cần có những quyết định để ổn định đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý trong một thời gian nhất định để nhà trường có thể bồi dưỡng cho một số đồng chí giáo viên làm công tác giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bền vững có kinh nghiệm hiệu quả cao - Có kế hoạch, tiêu chí, yêu cầu qui định riêng về công tác quản lý dạy học sinh giỏi cho phù hợp với địa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.doc
Tài liệu liên quan