Sự đảm bảo là yêu cầu phải có đối với các khoản vay vì một trong những lý do chính là sự yếu kém về mặt tài chính của người vay. Sự yếu kém này có thể được biểu hiện qua một vài yếu tố như nợ nần chồng chất, quản lý yếu kém và lợi nhuận thấp. Người vay trong điều kiện như thế có thể tạo uy tín bằng cách thế chấp các tài sản. Cho vay có đảm bảo cũng tạo tâm lý yên tâm cho ngân hàng. Khi người vay đem cầm cố các tài sản mang quyền sở hữu của mình thì người vay có ý thức hoàn trả nợ. Kỳ hạn của mỗi khoản vay cũng ảnh hưởng đến việc khoản vay đó có cần đảm bảo hay không. Khi kỳ hạn cho vay dài thì rủi ro của khoản vay lớn thì các khoản cho vay này càng cần có sự đảm bảo. Khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc không có người đảm bảo trả thay thì khi đến hạn các tài sản thế chấp sẽ được phát mại
87 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại NHCT Đống Đa, trong đó có hơn 450 khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng (163 DNNN trong đó có 6 TCT90,91; 25 Công ty TNHH và HTX; 262 hộ t nhân cá thể). Các khách hàng lớn chủ yếu là các công ty và tổng công ty thuộc Bộ GTVT và Bộ xây dựng.
Tổng dư nợ cho vay đến 30/12/2002 đạt 1.670 tỷ đồng, tăng so với năm trước 180 tỷ, tốc độ tăng đạt 12.1%, so với kế hoạch tốc dộ tăng vượt mức kế hoạch. trong đó:
Dư nợ ngắn hạn: 1.070 tỷ đồng, chiếm 64,1% tổng dư nợ
Dư nợ trung-dài hạn: 600 tỷ đồng, chiếm 35,9% tổng dư nợ
Cho vay KTQD: 1.588 tỷ đồng, chiếm 95,1% tổng dư nợ
Cho vay ngoài quốc doanh: 82 tỷ đồng, chiếm 4,9% tổng dư nợ
Nợ quá hạn: 14 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,84% trên tổng dư nợ, giảm 12,5% so với năm 2001(2 tỷ).
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại
a-Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Đánh giá chung qua các năm đều cho thấy nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, kinh doanh đa dạng các loại ngoại tệ khác nhau. Mặc dù trong những năm gần đây chính sách quản lý và tỷ giá ngoại hối có nhiều biến động, mức cung ngoại tệ luôn khan hiếm cho kinh doanh nhập khẩu nhng với sự tích cực, chủ động khai thác nguồn ngoại tệ và với nhiều biện pháp linh hoạt chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa đã đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho các khách hàng về số lượng cũng như chủng loại, quan tâm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, hạn chế đáng kể rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK.
Trong năm 2002, lượng mua bán ngoại tệ qui đổi USD đạt 17,2 triệu USD tăng 29% so với năm 2001. Thu về kinh doanh ngoại tệ đạt 0,73 tỷ đồng, tăng 12%. Phí giao dịch kinh doanh ngoại tệ đạt 0,27 tỷ đồng, tăng 44%.
b- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Do ảnh hưởng của một số nhân tố như sức mua giảm, thuế GTGT mặc dù đã được điều chỉnh nhưng vẫn ở mức cao nên nhịp độ hoạt động XNK của một số khách hàng ở chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa vẫn bị giảm đáng kể trong 2 năm gần đây. Mặc dù vậy, năm 2002 Chi nhánh đã thu hút được khách hàng lớn là Công ty XNK tổng hợp Hà Nội, Chi nhánh Intimex Hải Phòng, Tổng công ty XNK dệt may, Công ty XNK vật t nông nghiệp, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ, Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, Nhờ đó, mở rộng thêm các quan hệ tín dụng, thanh toán quốc tế, nên số tiền mở L/C nhập khẩu và thanh toán L/C xuất tăng hơn so với năm trước.(USD)
Nghiệp v ụ
Năm 2001
Năm 2002
2002/01
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
L/C nhập
569
45,606,617
634
55,457,154
122%
Nhờ thu đến
41
1,240,400
80
2,822,275
228%
T/T
294
5,339,050
380
8,639,160
162%
Nhờ thu đi
5
47,400
25
750,000
16 lần
T Báo L/C xuất
65
729,108
109
2,650,000
3,3 lần
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 2002
Mặc dù khối lượng nghiệp vụ TTQT phát sinh lớn, song Chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn không để xẩy ra sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng cũng như uy tín của NHCT. Mặt khác, Chi nhánh còn tư vấn giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán, điều tra thông tin của khách hàng nước ngoài để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK.
c- Các hoạt động chi trả kiều hối, séc du lịch
- Doanh số chi trả kiều hối năm 2002: 825,000.00USD
- Doanh số thanh toán séc du lịch năm 2002: 9,000.00USD
- Doanh số thanh toán thẻ VISA, MASTER năm 2002: 4,030.00USD
+ Phí dịch vụ chi trả kiều hối năm 2002 đạt 14.292.964 đồng
+ Phí thanh toán séc du lịch đạt 641.984 đồng
Tổng phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 2002 đạt 6,13 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 19% trên lợi nhuận ròng.
2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa
2.2.1 Thực trạng hoạt động huy động vốn chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa:
Nhu cầu vốn cho phát triển của nền kinh tế là rất cấp thiết. Trước yêu cầu phát huy nội lực, huy động các nguồn vốn trong xã hội để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, các NHTM trong những năm qua đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa cũng không nằm ngoài qui luật đó. Bằng uy tín của mình, với các biện pháp chính sách phù hợp NHCT Đống Đa đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn. Nguồn vốn ngày càng tăng trưởng cơ cấu vốn cũng có sự thay đổi có lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Để thấy rõ điều đó trước tiên chúng ta hãy xem xét tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa qua các năm trong bảng dưới đây:
Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh NHCT Đống Đa từ 2000 - 2002
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
ST
TT
ST
TT
ST
TT
Tổng nguồn vốn huy động
1850
100
2010
100
2320
100
1. Tiền gửi tiết kiệm
200
64,9
1230
61,2
1360
58,6
2. Tiền gửi của các TCKT
50
35,1
750
37,3
800
34,5
3. Kỳ phiếu, trái phiếu
0
0
30
1,5
160
6,9
4. Nguồn huy động khác
0
0
0
0
0
0
( Nguồn: báo cáo tổng kết của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa qua các năm)
0
500
1000
1500
2000
2500
1
2
3
4
5
Tổng nguồn vốn huy
động
1. Tiền gửi tiết kiệm
2. Tiền gửi của các
TCKT
3. Kỳ phiếu, trái phiếu
4. Nguồn huy động
khác
Nhìn vào bảng 3 ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động có sự biến động, nếu trong năm 2000 nguồn vốn tiết kiệm chiếm 64,9% và nguồn vốn của các tổ chức kinh tế chiếm 35,1% trong tổng nguồn vốn thì sang năm 2001 nguồn vốn tiết kiệm chiếm 61,2% và nguồn vốn của các tổ chức kinh tế tăng lên 37,3%. Điều đó chứng tỏ rằng trong nguồn vốn có sự thay đổi về cơ cấu vốn, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế đã tăng lên, có lợi trong hạch toán kinh doanh bởi lãi suất tiền gửi của cac tổ chức kinh tế thấp chủ yếu là tiền gửi trong thanh toán. Trong 2 năm trở lại đây, ngân hàng đã tăng cường huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu và kỳ phiếu theo chỉ định của ngân hàng cấp trên. Để hiểu rõ hơn nữa thì chúng ta sẽ xem biểu đồ sau:
2.2.1.1 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Tiền gửi tiết kiệm là nguồn tiền gửi lớn nhất của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa. Nó thường chiếm từ 60 -70% trong tổng nguồn vốn huy động hàng năm của chi nhánh. Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng, hoặc các khoản tiền tiết kiẹm của người dân đem gửi vào ngân hàng nhằm tìm kiếm thêm thu nhập bằng tiền lãi. Để thấy được tình hình huy động vốn từ nguồn này ta xem bảng sau:
Bảng4: Biến động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng công thương Đống Đa từ năm 2000 - 2002
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
ST
TT
ST
TT
ST
TT
Tổng vốn huy động
1850
100
2010
100
2320
100
Tiền gửi tiết kiệm
1200
64,9
1230
61,2
1360
58,6
+ Không kỳ hạn
20
1,1
25
1,2
20
0,8
+ Có kỳ hạn
1180
63,8
1205
60
1340
57,8
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa)
Năm 2000 tổng vốn huy động bằng VNĐ và ngoại tệ đã qui đổi đạt 1850 tỷ đồng.
Năm 2001 tổng vốn huy động bằng VNĐ và ngoại tệ đã qui đổi đạt 2010 tỷ đồng.
Năm 2002 tổng vốn huy động bằng VNĐ và ngoại tệ đã qui đổi đạt 2320 tỷ đồng.
Trong tổng nguồn vốn huy động được thì nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm phần lớn. Cụ thể: trong năm200 đạt 1200 tỷ chiếm 64,9% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2001 đạt 1230 tỷ đồng chiếm 61,2% tổng nguồn vốn huy động. Tính đến 31/12/2002 con số vốn huy động dưới hình thức tiết kiệm là 1360 tỷ đồng chiếm 58,6% trong tổng nguồn vốn huy động
Mặc dù trong các năm gần đây tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm nhưng vẫn là nguồn vốn huy động lớn nhất của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa. Chi nhánh trong những năm gân đây đã thực hiện việc huy động vốn từ các nguồn huy động có chi phí thấp một cách có hiệu quả. Chính vì vậy mà những nguồn huy động có chi phí cao như tiền gửi tiết kiệm sẽ được giảm xuống.
Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm, căn cư vào thời hạn gửi tiền ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là chủ yếu. Con số này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, điiêù này thể hiện ở các con số sau đây: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong năm 2000 đạt 1180 tỷ chiếm 63,8% tổng nguồn vốn huy động, đến cuối năm 2001 nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đạt 1250 tỷ đồng chiếm 60%; sang năm 2002 con số này tăng lên 135 tỷ so với năm 2001. Việc tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngày càng giảm trong khi tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng chi nhánh đẫ thực hiện có hiệu quả hoạt động huy động vốn
Về cơ cấu của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tông nguồn vốn huy động: năm 2000 là 20 tỷ đồng chiếm 1,1% tổng nguồn vốn huy động, năm 2001 là 25 tỷ đồng chiếm 1,2% tổng nguồn vốn huy động đến năm 2002 con số này là 20 tỷ chiếm 0,8% trong tổng vốn huy động, so với năm 2001 thì con số này đã giảm xuống 5 tỷ đồng
Tiền gửi tiết kiệm chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động, đây là nguồn vốn có tính ổn cao giúp chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa có thể cgủ động trong kinh doanh. Tuy nhiên khi nền kinh tế ngày cang phát triển, nhu cầu thanh toán của các cá nhân, tổ chức ngày càng tăng thì tỷ trọng tiền gửi thanh toán sẽ tăng lên và tỷ trong tiền ggửi tiết kiệm sẽ giảm xuống là điều không thể tránh khỏi. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn mặc dù đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng các loại tiền gửi tiết kiệm nhưng phải huy động với lãi suất cao trong khi với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì lãi suất huy động là thấp hơn nhưng hiện nay nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn. Chính vì vậy trong tương lai thì ngân hàng cần có biện pháp để khai thác tốt hơn nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhằm giảm chi phí huy động để nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa.
2.2.1.2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là nguồn tiền rất quan trọng giúp ngân hàng giảm chi phí đầu vào và tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động cho vay và đầu tư vốn. Do phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên nguồn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế có nhiều biến động. Nguồn vốn tiền gưỉ thanh toán của các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là nguồn tiền gửi thanh toán cuả các doanh nghiệp tăng cũng có nghĩa là dịch vụ thanh toán của ngân hàng phát triển thuận lợi. Bảng 5 dưới đây thể hiện điều đó.
Bảng5: Biến động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế của chi nhánhNHCT khu vực Đống Đa
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
650
750
800
Biến động
_
+100
+50
Tốc độ tăng trưởng (%)
_
+15,38
+6,67
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánhNHCT khu vực Đống Đa)
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn tương đối thấp. Tuy vậy, đây cũng là nguồn lớn thứ hai sau tiền gửi dân cư. Nó là các khoản vốn tạm thời chưa sử dụng đến hoặc các khoản tiền thanh toán chưa đến hạn được các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng. Các khoản tiền này chủ yếu được gửi vào nhằm mục đích thanh toán chứ không vì mục đích sinh lời. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong những năm gần đây có xu hướng tăng chậm. Năm 2001 mức độ biến động là 100 Tỷ đồng so với năm 2000 tương ứng với nó là tỷ lệ biến động là 15,38%. Trong khi đó năm 2002 nó chỉ tăng nhẹ là 50 tỷ đồng chiếm 6,67% so với năm 2001. Mặc dù giảm sút nhưng nó vẫn là một nguồn vốn quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế để nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của doanh nghiệp như trả lương, trả tiền dịch vụ thông tin.... Chính vì vậy mà đòi hỏi NHCT Đống Đa phải không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng thanh toán theo hướng an toàn, hiệu quả, tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền. Nếu thực hiện tốt hoạt động thanh toán thì không những ngân hàng sẽ huy động được tốt nguồn vốn này mà còn mở rộng và đặt quan hệ tín dụng với doanh nghiệp, tạo uy tín đối với doanh nghiệp thì nguồn vốn này cũng tương đối ổn định do chi phí thấp. Vấn đề dặt ra là phải quản lý tốt nguồn tiền gửi này, nắm vững tình hình để đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.2.1.3 Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu:
Ngoài hai hình thức huy động trên, ngân hàng còn tiến hành nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Việc phát hành kỳ phiếu trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và cùng để thu hút về một phần tiền mặt từ trong lưu thông. Tình hình phát hành kỳ phiếu, trái phiếu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Biến động nguồn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng công thương Đống Đa
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Kỳ phiếu, trái phiếu
0
30
160
Biến động
0
30
130
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánhNHCT khu vực Đống Đa)
Nhìn bảng số liệu ta thấy việc huy động vốn băng việc phát hành kỳ phiếu và trái phiếu chỉ diễn ra trong 2 năm 2001và 2002. Nếu năm 2001 kỳ phiếu việc phát hành kỳ phiếu chỉ đạt 30 tỷ đồng thì sang đến năm 2002 việc phát hành kỳ phiếu đã tăng lên đến 160 tỷ đồng. Để đạt được kết quả như trên thì NHCT Đống Đa đã phải nỗ lực trong việc thực hiện phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Ngoài hình thức như: quà tặng khi khách hàng mua kỳ phiếu, trái phiếu, phát hànhkỳ phiếu trái phiếu với mức lãi suất hấp dẫn.....
Như chúng ta đã biết, việc phát hành kỳ phiếu trái phiếu của ngân hàng nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng. Công tác phát hành kỳ phiếu, trái phiếu căn cứ vào từng thời kỳ và sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.
2.2.2 Thực trạng hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Đống Đa
2.2.2.1 Khái quát chung về tình hình sử dụng vốn:
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, NHCT Đống Đa đã thực hiện vốn vay đó một cách có hiệu quả đem lại lợi nhuận tương đối ổn định. Với lợi thế nguồn vốn huy động dồi dào ngân hàng đã thực hiện mở rộng tín dụng nhằm cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua việc cho vay vốn với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các hộ gia đình. Một phần của nguồn vốn được ngân hàng chuyển vào dự trữ thanh toán, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán.
Đạt được những kết qủa đáng kể trong hoạt động sử dụng vốn. Trước hết là do uy tín của ngân hàng trên thị trường, do sự đổi mới cơ chế thông thoáng hơn của ngành ngân hàng như cơ chế tín dụng , chính sách lãi suất thoả thuận v.v.. Cũng như sự cố gắng phấn đấu của tập thể đội ngũ cán bộ tín dụng và sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc và các phòng ban liên quan đã góp phần đưa hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển. Chi nhánh NHCT Đống Đa đã có quan hệ với các công ty làm ăn có hiệu quả như: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, công ty dược liệu Trung Ương, công ty cơ điện Trần Phú. Với doanh số cho vay và thu nợ lên đến hàng chục tỷ đồng.
Mặc dù công tác tín dụng của chi nhánh được mở rộng và tăng nhanh nhưng vẫn đảm bảo tốt công tác an toàn, có chất lượng và hiệu quả.
Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng chiếm một lượng vốn khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Nó là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng nhưng đi kèm với nó là rủi ro cao do môi trường pháp luật chưa ổn định, tính chất khách hàng phức tạp, môi trường kinh tế có nhiều biến động.
Cơ cấu vốn cho vay :
Bảng7: Cơ cấu vốn cho vay của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
ST
TT
ST
TT
Tổng dư nợ
950
1490
100
1670
100
1- Dư nợ ngắn hạn
550
905
60,7
909
54,4
2- Dư nợ trung, dài hạn
400
585
39,3
761
45,6
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánhNHCT khu vực Đống Đa)
Các số liệu đã cho thấy, tình hình dư nợ trong những năm qua đều tăng, kết cấu dư nợ vãn tập trung vào dư nợ ngắn hạn: có tỷ trọng so với tổng dư nợ đạt 60,7% (2001), 54,4% (2002). Mức dộ dư nợ trung,dài hạn đã có tăng cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối so với tổng dư nợ. Năm 2001 dư nợ trung và dài hạn tăng so với năm 2000 là 355 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2002 thì chỉ tăng so với 2001 là 4 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng chậm này là do những ảnh hưởng của nền kinh tế nước ta trong năm. Các hoạt động kinh doanh nói chung có xu hướng giảm, tốc độ tăng trưởng của một số nghành chậm lại so với những năm trước đây, hoạt động đầu tư giảm dẫn đến việc cho vay của chi nhánh bị hạn chế. Ta có biểu đồ mô tả sau:
* Doanh số cho vay, thu nợ:
Bảng8: Doanh số cho vay,thu nợ ,dư nợ phân theo kỳ hạn của NHCT Đống Đa từ 2000 - 2002
Đơn vị : Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số tiền
+/_ so với 2000 (%)
Số tiền
+/_ so với 2001 (%)
1. Doanh số cho vay
1410
1740
+23,4
1763
+1,3
+ Cho vay ngắn hạn
1160
1495
+28,9
1560
+4,3
+ Cho vay trung dài hạn
250
245
-2
203
-17,2
2. Doanh số thu nợ
1060
1100
+3,8
1583
+43,9
+ Cho vay ngắn hạn
1041
1040
- 0,1
1564
+50,4
+ Cho vay trung dài hạn
19
60
+215,8
37
-38,3
3. Dư nợ đến 31/12
950
1490
+56,8
1670
+12,1
+ Cho vay ngắn hạn
550
905
+64,5
909
+0,4
+ Cho vay trung dài hạn
400
585
+46,3
761
+30,1
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánhNHCT khu vực Đống Đa)
Bảng 8 phản ánh tình hình hoạt động cho vay và thu nợ của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa đã cho thấy rẵng trong thời gian qua chi nhánh rất chú trọng trong việc cho vay ngắn hạn nhằm giúp bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu vay vốn ngắn hạn của dân cư. Nhận xét trên được dẫn chứng bằng các con số cụ thể sau: Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2001 đạt1495 tỷ đồng tăng so với năm 2000 là +28,9%; năm 2002 đạt 1560 tỷ VND tăng +4,3% so với năm 2001. Chuyển sang tín dụng trung, dài hạn, ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh trong những năm gần đây có sự tụt giảm. Nếu như trong năm 2001 doanh số cho vay giảm -2% so với năm 2000 thì sang năm 2002 con số nay đã giảm -17,6% so với năm 2001. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là những biến động của nền kinh tế gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, làm cho nhu cầu vốn nói chung giảm mạnh. Trong đó ngân hàng chủ yếu thực hiện việc cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài ra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng được chi nhánh cho vay nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc cho vay đối với khu vực này. Để thấy rõ hơn nữa tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ tính đến 31/12 ta xem biểu đồ sau:
Muốn đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu bên cạnh việc đánh giá công tác cho vay thì chúng ta còn cần đánh gía đến doanh số thu nợ của chi nhánh. Thu nợ là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng giúp ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả cho các nguồn vốn mà chi nhánh đã huy động. Chính vì vậy ngân hàng cần quan tâm đến hoạt động thu hồi nợ. Cụ thể trong những năm gần đây hoạt động thu hồi nợ của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa được thực hiện rất tốt, năm 2001 doanh số thu nợ chỉ tăng 3,8% thì sang năm 2002 doanh số thu nợ tăng 43,9% so với năm 2001.
Để thấy được một cách cụ thể hơn về tình hình cho vay của ngân hàng, chúng ta sẽ phân tích tình hình sử dụng vốn đối với từng hình thức cho vay mà ngân hàng áp dụng.
a. Cho vay ngắn hạn;
Như chúng ta đã biết, trong hoạt động cho vay của ngân hàng nếu thời gian của các khoản vay càng dài thì tỷ lệ rủi ro càng cao. Mà mục tiêu chính của ngân hàng là an toàn, hiệu quả trong hoạt động cho vay, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Do đó ngân hàng đã thực hiện tốt việc cho vay ngắn hạn đối với nền kinh tế, điều nay vừa giúp đảm bảo an toàn vốn vừa thu được lợi nhuận từ hoạt động cho vay đó. Tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn cho vay và việc thu nợ từ các khoản vay cũng tăng lên. Điều này cũng đã nói lên được khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cao làm giảm thiểu những rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải. Để thấy rõ tình hình cho vay của chi nhánh đối với việc cho vay ngắn hạn, chúng ta theo dõi bảng sau:
Bảng 9: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế của chi nhánh NHCT Đống Đa trong năm 2000 - 2002
Đơn vị : Tỷ VNĐ
2000
2001
2002
ST
TT (%)
ST
TT (%)
ST
TT (%)
Tổng doanh số cho vay
1160
100
495
100
560
100
Cho vay DNNN
1060
91,4
387
92,8
432
91,8
Cho vay DN ngoài QD
100
8,6
108
7,2
28
8,2
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánhNHCT khu vực Đống Đa)
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay giữa các năm của các thành phần kinh tế tương đối ổn định qua các năm. Các khoản cho vay ngắn hạn giữa các năm tăng. Trong năm 2001 tình hình cho vay ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế đều tăng mạnh nhưng sang đến năm 2002 do tình hình kinh tế có nhiều biến động nên hoạt động cho vay tuy có tăng nhưngchỉ tăng nhẹ. Hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Trong năm 2000 thì hoạt động cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 100 tỷ đồng thì sang năm 2001 con số này đã lên 108 tỷ và sang năm 2002 thì nó đạt được là208 tỷ đồng. Điều này cho thấy các ngân hàng bắt đầu có những quan tâm đến lĩnh vực này. Do vậy trong thời gian tới thì NHCT Đống Đa cần thẩm định kỹ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và có biện pháp đầy đủ hợp lý đảm bảo thu hút được nhiều doanh nghiệp vay vốn, vừa đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Dư nợ ngắn hạn tăng trong thời gian qua, tính đến cuối năm 2002 thì dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đạt 909 tỷ đồng chiếm 54,4%. để thấy được tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng thì ta xem bảng sau:
Bảng10: Dư nợ ngắn hạn phân theo hình thức sở hữu doanh nghiệp của chi nhánh NHCT Đống Đa từ năm 2000 - 2002
Đơn vị : Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
ST
+/_ so 2000 (%)
ST
+/_ so 2001 (%)
Dư nợ ngắn hạn
550
905
+64,5
909
0,4
Cho vay DNQD
470
825
+75,5
825
-
Cho vay DN ngoài QD
80
80
-
84
+5
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánhNHCT khu vực Đống Đa)
Nhìn vào bảng dư nợ ngắn hạn trên ta thấy. Mặc dù dư nợ ngắn hạn có tăng nhưng với tốc độ tăng không đều. Năm 2001 đã tăng so với năm 2000 là 355 tỷ đồng tăng với tỷ lệ 72,7% nhưng tốc độ này sang năm 2002lại chỉ có 0,4% có xu hướng giảm. Thiết nghĩ ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để đẩy nhanh tốc độ cho vay, duy trì tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn ổn định trong năm tới.
Cho vay trung dài hạn:
Do tính rủi ro của các khoản cho vay trung dài hạn cao hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn. Nên NHCT Đống Đa cho vay trung dài hạn với số lượng ít hơn, tập trung chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả. Chúng ta xem bảng sau:
Bảng11: Doanh số cho vay trung, dài hạn phân theo hình thức sở hữu doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa trong những năm qua
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
ST
ST
+/_ so 2000
ST
+/_ so 2001
Tổng doanh số cho vay trung, dài hạn
250
245
- 5
203
- 42
Cho vay DNQD
250
220
- 30
137
-83
Cho vay DN ngoài QD
0
25
+ 25
66
+41
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánhNHCT khu vực Đống Đa)
Nhìn vào bảng ta thấy lượng vốn trung và dài hạn mà ngân hàng cho các thành phần kinh tế vay chiếm một lượng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Nhưng lượng vốn cho vay này trong những năm qua có những phát triển, mặc dù trong năm 2002 có giảm nhẹ. Chính vì vậy ngân hàng trong những năm tới cần phải nỗ lực hơn nữa để làm tăng lượng vốn cho vay trung và dài hạn.
Những khoản cho vay này rất cần thiết đôí với các doanh nghiệp nhằm mở rộnghoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển. Ngân hàng phải chú trọng vào các dự án đầu tư có tính khả thi cao. Tuy rằng những dự án đầu tư chưa kết thúc nhưng qua tình hình tài chính của các dự án có thể thâý rằng dự án có hiệu quả hay không.
Các khoản cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong các năm gần đây đã tăng lên nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nhiều doanh nghiệp cần vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng hiện nay còn nhiều hạn chế trong thủ tục cho vay.
Do lượng vốn cho vay không nhiều nên dư nợ cho vay trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Để thấy tình hình dư nợ một cách chính xác hơn chúng ta xem bảng sau:
Bảng12: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của NHCT Đống Đa từ năm 2000 - 2002
Đơn vị : Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tổng dư nợ trung dài hạn
400
585
761
+ Cho vay DNQD
373
535
661
+ cho vay DN ngoài QD
27
50
100
Biến động
-
+162
+176
Tốc độ tăng trưởng
-
+27,7
+23,1
Từ bảng trên ta thấy, tuy với số lượng chưa nhiều nhưng tỷ lệ dư nợ trong các năm tăng lên với tốc độ không giống nhau như năn 2001 là + 27,7% nhưng sang năm 2002 tốc độ tăng lên so với năm trước là +23,1%. Đồng thời do công tác cho vay vốn của ngân hàng đang tiến hành từng bước có hiệu quả nên các khoản cho vay sẽ có khả năng thu hồi nợ, an toàn vốn .
c- Tình hình nợ quá hạn của các khoản tín dụng của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa:
Để đánh hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa, bên cạnh việc đánh giá về doanh số cho vay cũng như dư nợ của ngân hàng ta phải đánh giá tình hình nợ quá hạn của các ngân hàng đó.
Bảng13: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa
Đơn vị : Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng dư nợ
950
1490
1670
Tổng dư nợ quá hạn
20
100
16
100
14
100
Nợ quá hạn đến 6 tháng
10
50
6
37,5
0
0
Nợ quá hạn từ 6-12 tháng
5
25
4
25
0
0
Nợ khó đòi ( trên 1 năm)
5
25
6
37,5
14
100
(Nguồn : báo cáo kết qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH1100.doc