Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ”

Lời nói đầu 1

Chương 1 3

1.1.1. Khái quát về NHTM. 3

1.1.2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM. 4

1.1.2.1. NHTM là chủ thể thường xuyên nhận và kinh doanh tiền gửi . 4

1.1.2.2. Hoạt động của Ngân hàng gắn bó mật thiết với hệ thống lưu thông tiền tệ và hoạt động thanh toán của mỗi quốc gia. 4

1.1.2.3. Hoạt động của NHTM đa dạng phong phú và có phạm vi rộng lớn . 5

1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM. 6

1.1.3.1. Nghiệp vụ tài sản Có. 6

a. Nghiệp vụ ngân quỹ. 6

b. Nghiệp vụ cho vay. 6

c. Nghiệp vụ đầu tư tài chính. 6

d. Nghiệp vụ khác. 6

1.1.3.2. Nghiệp vụ tài sản Nợ và vốn tự có của Ngân hàng . 6

a. Nghiệp vụ tiền gửi . 6

b. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá. 7

c. Nghiệp vụ đi vay. 7

d. Nghiệp vụ huy động vốn khác. 7

e. Nghiệp vụ vốn tự có. 7

1.1.3.3. Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản. 7

1.1.4. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế. 8

1.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại. 10

1.2.1. Khái niệm về vốn của Ngân hàng Thương mại. 10

1.2.2.Vai trò của vốn đối với hoạt động của NHTM . 11

1.2.2.1. Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh . 11

1.2.2.2. Vốn quyết định quy mô hoạt động của Ngân hàng Thương mại . 11

1.2.2.3. Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thị trường . 11

1.2.2.4. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. 12

1.2.3. Các loại vốn của Ngân hàng Thương mại. 12

1.2.3.1 Vốn tự có (Vốn CSH). 12

a. Vốn tự có ban đầu (vốn pháp định ). 12

b. Vốn tự có bổ sung trong quá trình hoạt động . 13

1.2.3.2. Vốn huy động. 13

a. Tiền gửi. 13

b. Tiền gửi tiết kiệm. 14

c. Các nguồn huy động khác: 14

1.2.3.3. Nguồn vốn đi vay. 14

a. Vay của NHTW. 14

b. Vay các TCTD. 15

1.2.3.4. Vốn khác . 15

1.2.4. Các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường 16

1.2.4.1. Nếu căn cứ theo hình thức huy động. 16

1.2.4.2 Nếu căn cứ vào đối tượng huy động. 16

1.2.4.3. Căn cứ vào công cụ huy động vốn . 17

a. Huy động tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi có thể phát hành séc). 17

b. Huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. 17

1.2.4.4. Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ của Ngân hàng . 18

1.2.5. Vai trò của hoạt động huy động vốn của NHTM . 19

1.2.5.1. Đối với nền kinh tế . 19

1.2.5.2. Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 19

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM. 20

1.2.6.1. Nhân tố khách quan. 20

a. Môi trường pháp lý . 20

b. Môi trường chính trị . 21

1.2.6.2. Các nhân tố thuộc về bản thân Ngân hàng . 22

1.3 . Hiệu quả huy động vốn của NHTM . 25

1.3.1. Tính ổn định của nguồn vốn . 25

1.3.2. Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn. 26

1.3.3. Khả năng tiết kiệm và giảm thiểu chi phí huy động vốn của NHTM . 26

1.3.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 28

1.3.5. Tính phù hợp giữa nguồn vốn huy động với các nguồn vốn khác . 28

Chương 2 29

Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại 29

chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ. 29

2.1 Tổng quan về NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ 29

2.1.1 Khái quát chung về NHNN&PTNT . 29

2.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 30

2.1.2.1 Lịch sử hình thành 30

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Láng Hạ. 30

2.1.2.3 Những hoạt động chủ yếu của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ. 31

2.1.2.3 Những hoạt động chủ yếu của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ. 32

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ 35

2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động. 35

2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động . 36

2.2.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng . 39

a. Đa dạng về loại tiền huy động : 39

b. Nguồn vốn huy động phân theo thời gian (kỳ hạn ). 41

c. Nguồn vốn huy động phân theo hình thức huy động . 42

d. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước. 46

2.2.4 Chi phí huy động vốn của Ngân hàng . 47

a. Lãi suất huy động vốn của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ. 47

b. Chi phí huy động vốn của Ngân hàng. 48

2.2.5. Khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng . 52

2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ. 53

2.3.1. Những kết quả đạt được . 53

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế . 53

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại . 54

a. Nguyên nhân khách quan. 54

b. Nguyên nhân chủ quan . 55

Chương 3 58

một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNN&PTNT láng Hạ. 58

3.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong năm tới . 58

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cậy”. 2.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 2.1.2.1 Lịch sử hình thành Ra đời ngày 1/8/1996 theo quyết định số 334/QĐ-NHNN-02 của tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngày 18/03/1997 chính thức công bố thành lập và trụ sở chính tại 44 Láng Hạ - Ba Đình -Hà Nội (nay là 24 Láng Hạ). Chi nhánh là Ngân hàng cấp 1, loại 2 trực thuộc trung tâm điều hành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNN&PTNT Việt Nam. Chi nhánh là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào NHNN&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh và có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Láng Hạ. Về cơ cấu tổ chức : Đến ngày 31/12/2003, ngoài ban giám đốc có 3 người, Chi nhánh gồm có 8 phòng: Phòng Tín dụng (16 người ), Phòng Kế hoạch (7người), Phòng kế toán - ngân quỹ (50 người ), Phòng thanh toán quốc tế (12 người), Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ (4 người), Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo (5 người), Phòng hành chính nhân sự (12 người), Phòng Thẩm định (4 người),và 6 Phòng giao dịch là phòng giao dịch số 2 ở 29 Ngõ trạm – Hàng giang (8 người), Phòng giao dịch số 3 ở 36 Doãn kế Thiện(7 người), Phòng giao dịch số 6 ở 91 Hàng Mã (6 người ) và Phòng giao dịch số 7 ở Đào Tấn (9 Người). Ngoài ra chi nhánh còn có chi nhánh cấp 2 trực thuộc là chi nhánh Bách Khoa (23 người) và chi nhánh Bách Khoa có một phòng giao dịch trực thuộc là phòng giao dịch số 4 ở Lò Đúc (5 người). Về cán bộ :Tổng số cán bộ công nhân viên chức toàn chi nhánh đến ngày 31/12/2003 là 183 người, trong đó trình độ trên Đại học là 3 người (chiếm 1,64%), Đại học và cao đẳng là 139 người (chiếm 75,96%), cao cấp nghiệp vụ là 1 người (0,55%) Trung cấp là 10 người (5,46%), sơ cấp và các nghiệp vụ khác là 30 người (chiếm 16,9%) cán bộ công nhân viên chức của chi nhánh có tuổi đời bình quân khá trẻ là 38,31 tuổi, cán bộ chi nhánh có 51 Đảng viên(chiếm 28,27%) với tuổi đời bình quân là 37,4 tuổi và 86 Đoàn viên (chiếm 56%) với tuổi đời bình quân là 26,5 tuổi. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng hạ ( Thời điểm tháng 9/2004) Ban giám đốc Giám đốc P, giám đốc Phụ trách kế toán - Ngân quỹ P, giám đốc Phòng Kế hoạch Phòng Thẩm định Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính nhân sự Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Tín dụng 2.1.2.3 Những hoạt động chủ yếu của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ. * Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống Ngân hàng thương maị nói chung và của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ nói riêng. Bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là nguồn huy động dưới các hình thức: tiền gửi, tiền vay…do đó hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của công tác huy động vốn: khả năng, quy mô vốn huy động, có nghĩa là kết quả huy động vốn quyết định đến đầu tư, sử dụng vốn . Trong những năm gần đây, công tác huy động vốn đã được Ngân hàng rất chú trọng quan tâm, trước đây vốn huy động chủ yếu dùng trong hoạt động tín dụng, thì nay, nguồn vốn huy động có thể dùng để tiến hành kinh doanh trực tiếp, lợi nhuận của Ngân hàng không chỉ thu được từ hoạt động đầu tư, cấp tín dụng mà còn thu được từ hoạt động điều chuyển vốn giữa các Ngân hàng theo quyết định của tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam với mức phí quy định là 0,65%. Có thể nói, chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ đã rất quan tâm đến công tác huy động vốn thông qua việc Ngân hàng đã sử dụng rất nhiều các hình thức huy động, đa dạng về kỳ hạn và lãi suất… nhằm chủ động thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ nhiều nguồn vốn khác, nên qua các năm nguồn vốn huy động của Ngân hàng là khá cao. Bảng 1: Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tổng nguồn vốn 3.811.757 4.029.998 4.469.947 Tốc độ tăng trưởng định gốc 100% 6% 17% Tốc độ tăng trưởng liên hoàn 100% 6% 11% ( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 ) Qua bảng số liệu ta thấy được quy mô và tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng ngày càng có xu hướng tăng. Năm 2003 tăng 218.241 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2004 tăng 658.190 triệu đồng so với năm 2002. Điều này cho thấy công tác huy động vốn có tốc độ tăng trưởng vẫn chưa cao. Năm 2003 tăng 6% so với năm 2002, năm 2004 tăng 11% so với năm 2003. Về quy mô nguồn vốn, năm 2002 đạt 3.811.757 triệu đồng, năm 2003 đạt 4.029.998 triệu đồng, năm 2004 đạt 4.469.947 triệu đồng. * Hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối lại các nguồn vốn trong nền kinh tế một cách hợp lý giúp Ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình, do đó hoạt động tín dụng của Ngân hàng được quan tâm, mở rộng và phát triển. Ngân hàng đã xây dựng chiến lược sử dụng vốn hợp lý nhằm thu hút khách hàng trên cơ sở vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, đổi mới phong cách phục vụ, đưa các dịch vụ thu chi đến tận đơn vị (doanh nghiệp) và đến tận nhà (dân cư). Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã có những bước tăng trưởng cụ thể: Bảng 2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tổng dư nợ tín dụng 1.465.840 1.515.047 2.200.112 Tốc độ tăng trưởng định gốc 100% 3.3% 50.1% Tốc độ tăng trưởng liên hoàn 100% 3.3% 45.2% ( Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2002, 2003, 2004 ) Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 2 năm gần đây (2003, 2004) có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2002, năm 2003 dư nợ tín dụng là 1.515.047 triệu đồng, tăng 3.3% so với năm 2002, năm 2004 dư nợ là 2.200.112 triệu đồng, tăng 50,1% so với năm 2002 và tăng 45.2% so với năm 2003, đây là một thành công trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Láng Hạ, dư nợ tín dụng của Ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng (mở rộng hoạt động tín dụng, có chính sách lãi suất hợp lý, đa dạng các hình thức cho vay, hiện đại hoá công nghệ…) còn có sự tác động tích cực của nền kinh tế: hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn có sự tăng trưởng mạnh, nhiều dự án đầu tư và người dân có sự chuyển hướng trong trồng trọt, sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn trên địa bàn tăng lên, là một chi nhánh tiếp cận trực tiếp với người dân, hoạt động tín dụng của Ngân hàng được mở rộng. Ngoài các nghiệp vụ cho vay trên, Ngân hàng còn tiến hành một số nghiệp vụ: bảo lãnh, thực hiện thanh toán L/C nhập và thanh toán T/T . * Nghiệp vụ ngân quỹ. Hiệu quả cuối cùng của NHNN&PTNT Láng Hạ là phải luôn luôn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo thu nhập cho cán bộ nhân viên và làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Có thể nói quá trình thu chi tiền mặt tại quỹ luôn được đảm bảo chấp hành nghiêm túc các quy định nên không có sự cố xảy ra trong những năm qua, hoạt động ngân quỹ của Ngân hàng ngày càng mở rộng và đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng. Trong năm 2004, nghiệp vụ ngân qũy của Ngân hàng được thực hiện khá tốt: Tổng thu của Ngân hàng đạt 308,287 triệu đồng (tăng 101,8% so với năm 2003). Tổng chi phí:221,987 triệu đồng, chi hoạt động quản lý và công cụ năm 2004 đạt 4,199 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.7% so với tổng chi phí trong đó các chỉ tiêu TW quản lý là 1.9 tỷ đồng nằm trong giới hạn cho phép (KH là 4.8 tỷ đồng). Thu dịch vụ đạt 14 tỷ đồng chiếm 14.1% tổng thu nhập ròng. 2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ Như đã đề cập ở phần trước, trong chiến lược hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ hiện nay, huy động vốn là công tác được quan tâm nhiều nhất. Thứ nhất, do pháp lệnh của tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam về việc các Ngân hàng trong cùng hệ thống Ngân hàng nông nghiệp được phép thực hiện điều chuyển vốn dư thừa giữa các Ngân hàng và được thu phí trên nguồn vốn đó (mức phí 0,65%) vì vậy, đã tạo ra nét đặc trưng riêng cũng như tạo thuận lợi cho các Ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng nông nghiệp kết hợp kinh doanh nguồn vốn và đầu tư tín dụng. Thứ hai, tình hinh kinh tế - xã hội có nhiều biến động, tạo ra nhiều thuận lợi cũng như đặt Ngân hàng trước nhiều thử thách, khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên thị trường, hay giữa các Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác đã buộc các Ngân hàng Thương mại nói chung và chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ nói riêng cần phải xây dựng đường lối, chính sách, phương hướng hoạt động hợp lý từ đó mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn. 2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động. Chúng ta hãy xem quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp qua các năm trong bảng dưới đây: Bảng 3: Tổng vốn huy động của Ngân hàng . Đơn vị : Triệu đồng Thời điểm Nguồn 2002 2003 2004 Kế hoạch 2005 Tổng nguồn vốn h/động 3.811.757 4.029.998 4.469.947 5.450.159 Biến động nguồn vốn h/động 0 218.241 43.949 980.212 % biến động 0 5.7 10.9 21.9 ( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 ). Qua bảng trên ta thấy: từ năm 2002-2004 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng về cả quy mô lẫn tỷ trọng, tuy nhiên sự biến động này là chưa cao. Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.029.998 triệu đồng, tăng 5.7% so với năm 2002. Năm 2004 tổng nguồn vốn đạt 4.469.947, tăng 10.9% so với năm 2003. Do có chính sách và biện pháp huy động cùng với lãi suất huy động hợp lý, nên trong 2004 nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng lên. Dự kiến đến năm 2005 Ngân hàng quyết tâm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn nhằm đạt 5.450.159 triệu đồng tổng nguồn vốn huy động tăng 21.9% so với năm 2004, để góp phần đáp ứng cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn huy động . Qua số liệu của các năm ta thấy vốn kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ hoàn toàn bằng nguồn vốn huy động. Bảng 4: Tổng nguồn vốn huy động phân theo nguồn gốc. Đơn vị: Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 3.811.757 100 4.029.998 100 4.469.947 100 Vốn HĐ từ dân cư 857.645 22.5 1.047.799 26 1.582.361 35.4 Vốn HĐ từ các TCKT 628.940 16.5 737.490 18.3 1.010.208 22.6 Vốn HĐ từ kho bạc 647.999 17 552.110 13.7 509.574 11.4 Vốn HĐ từ các TCTD 1.677.173 44 1.692599 42 1.367.804 30.6 ( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 ). Qua số liệu bảng trên có thể khẳng định rằng tính ổn định của nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày một tăng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và từ các tổ chức kinh tế ngày càng tăng, với mức tăng nhanh và tương đối ổn định. Xét nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư: nếu năm 2002 vốn huy động đạt 857.645 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,5% tổng nguồn vốn huy động; năm 2003 vốn huy động từ tầng lớp dân cư đạt 1.047.799 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26% tổng nguồn vốn. Năm 2004 vốn huy động từ dân cư đạt: 1.582.361 triệu đồng chiếm 35,4% tổng nguồn vốn; tăng 724.716 triệu đồng (84.5%) so với năm 2002; tăng 534.562 triệu đồng (51%) so với năm 2003. Từ các số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng về quy mô nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư là cao và chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn ngày càng lớn; năm 2002 (22,5%) , năm 2003 (26%), đến năm 2004(35,4%). Với kết quả trên đã chứng minh rằng trong chiến lược huy động vốn của Ngân hàng, việc tăng cường nguồn vốn huy động từ dân cư có vai trò quan trọng, bởi trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, tính ổn định của nguồn vốn được đánh giá rất cao. Môi trường kinh doanh luôn biến động, sự ổn định trong nguồn vốn kinh doanh giúp Ngân hàng có thể đề ra các chiến lược sử dụng vốn hợp lý, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, sự gia tăng nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư cũng đồng nghĩa với thu nhập của người dân tăng lên và hoạt động chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ ngày càng chiếm lòng tin của dân chúng vì nếu người dân không tin tưởng vào hoạt động của Ngân hàng thì cho dù lãi suất huy động có cao, công tác huy động vốn cũng không đạt hiệu quả cao. Ngoài sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ dân cư thì nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế cũng có sự tăng trưởng nhanh. Năm 2002 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 628.940 triệu đồng, tỷ trọng 16,5% trong tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2003 đạt 737.490 triệu đồng, tỷ trọng 18,3%; tăng 108.550 triệu đồng (17.2%) so với năm 2002. Năm 2004 huy động từ các TCKT là 1.010.208 triệu đồng, tỷ trọng 22,6%; tăng 381.268 triệu đồng (61%) so với năm 2002; tăng 272.718 triệu đồng (37%) so với năm 2003. Tuy không chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng các tổ chức kinh tế là nguồn huy động vốn đầy triển vọng đối với chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ Ngân hàng cần chú trọng quan tâm đến các bạn hàng lớn là các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy có sự tăng trưởng về vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các TCKT nhưng chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận lại sự tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng, xét trong tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng tuy có giảm về tỷ trọng qua các năm nhưng vốn huy động từ các tổ chức tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (trung bình trên 30%). Chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ huy động vốn chủ yếu từ các Ngân hàng Thương mại khác, các quỹ tín dụng nhân dân trung ương, các định chế tài chính khác, dưới hình thức các hợp đồng tiền gửi, phát hành kỳ phiếu. Năm 2002: vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đạt 1.677.173 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 44% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003, vốn huy động từ các TCTD là 1.692.599 triệu đồng, tỷ trọng 42%; năm 2004 là 1.367.804 triệu đồng, tỷ trọng 30,6%. Có thể nói, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCTD từ 44% (năm2002) xuống còn 30,6% (năm 2004) đã là một thành công trong công tác huy động vốn của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ, vì vốn vay của các TCTD thường có kỳ hạn ngắn và lãi suất huy động lại cao hơn so với các nguồn huy động khác do đó, tính ổn định không cao, chi phí huy động lớn, và mức độ rủi ro về cân đối nguồn vốn là khá cao (các TCTD khác mất cân đối nguồn vốn sẽ dẫn đến sự mất cân đối vốn của Ngân hàng ). Như vậy, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCTD chính là nâng cao hiệu quả huy động vốn: nâng cao tính ổn định của nguồn vốn, giảm rủi ro về cân đối vốn và quan trọng hơn là giảm chi phí huy động vốn, đây chính là yếu tố quan trọng vì trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, giảm được chi phí, Ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Không chỉ có tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCTD có xu hướng giảm mà vốn huy động từ kho bạc Nhà nước cũng giảm . Năm 2002, vốn huy động từ kho bạc là 647.999 triệu đồng, chiếm 17% tổng nguồn vốn huy động; năm 2003, đạt 552.110 triệu đồng, tỷ trọng 13,7%; đến năm 2004 quy mô vốn huy động từ kho bạc Nhà nước là 509.574 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 11,4%. Vốn vay của kho bạc Nhà nước là khoản vốn có chi phí tương đối thấp, có tính ổn định, chủ yếu huy động dưới hình thức hợp đồng tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, tài khoản tiền gửi của kho bạc. Nguồn vốn này có tác động tốt đối với hoạt động của Ngân hàng, bổ sung vốn cho hoạt động ngân quỹ, bổ sung nguồn vốn khả dụng cho Ngân hàng và giúp Ngân hàng thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác. Do đó, chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ cần có biện pháp để tăng cường vốn huy động từ nguồn này. Như vậy, về cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ là tương đối hợp lý, tính ổn định của nguồn vốn tăng dần, Ngân hàng đã chú trọng quan tâm huy động vốn từ dân cư và các TCKT, tuy nhiên cũng phải khẳng định nguồn vốn huy động từ các TCTD của Ngân hàng còn chiếm tỷ trọng cao, vốn huy động từ kho bạc Nhà nước đang có xu hướng giảm, đây chính là thử thách cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Chi nhánh NHNN&PTNT cần có chiến lược huy động vốn đúng đắn, hợp lý nhằm tăng nguồn vốn huy động trong dân cư, của các TCKT, của kho bạc Nhà nước và giảm dần nguồn vốn huy động từ các TCTD, nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng . 2.2.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng . Hình thức huy động vốn có lẽ được coi là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả huy động vốn của một Ngân hàng, đa dạng, phong phú trong hình thức huy động chính là điều kiện và là yếu tố quan trọng đầu tiên tác động đến công tác huy động vốn. Hình thức huy động càng đa dạng thì hiệu quả huy động càng cao, nguồn vốn huy động càng lớn vì không chỉ hoạt động sử dụng vốn mới phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng mà hoạt động huy động cũng phải thoả mãn nhu cầu của người gửi tiền, nhu cầu của mỗi người là khác nhau do đó, đa dạng trong hình thức huy động vốn sẽ đảm bảo thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người gửi tiền. Một Ngân hàng cho dù có chuẩn bị hay xây dựng được chiến lược huy động vốn phù hợp, mạng lưới huy động rộng nhưng phương thức huy động kém đa dạng thì huy động vốn cũng không thể đạt hiệu quả cao. Như vậy, để đạt hiệu quả cao trong công tác huy động vốn thì các hình thức huy động của Ngân hàng phải đa dạng và phong phú . Đa dạng về loại tiền huy động : Ngày nay, trong nền kinh tế mở, hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá tiền tệ diễn ra rộng khắp trên toàn thế giới, hoạt động thanh toán liên quan đến nhiều quốc gia và nhiều loại tiền tệ khác nhau. Nền kinh tế càng phát triển thì tiền trong giao dịch chủ yếu là tiền qua Ngân hàng, là một trung gian trong thanh toán, để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong quan hệ giao dịch, Ngân hàng cần phải huy động nhiều loại tiền tệ khác nhau không những nâng cao hiệu quả huy động vốn mà còn giải quyết nhu cầu thanh toán của khách hàng. Ngoài nguồn vốn huy động bằng nội tệ là chủ yếu, chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ còn tiến hành huy động một số ngoại tệ (phần lớn là USD, EUR, JPY, SGD) và chủ yếu là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm . Bảng 5: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền huy động. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 3.811.757 100 4.029.998 100 4.469.947 100 Vốn HĐ bằng nội tệ 3.299.089 86.5 3.076.059 76.3 3.197.111 71.5 Vốn HĐ bằng ngoại tệ (quy đổi) 512.668 13.4 953.939 23.6 1.272.836 28.4 ( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004). Từ số liệu bảng trên ta nhận thấy: nội tệ là loại tiền mà chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ huy động chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2002, vốn nội tệ huy động đạt 3.299.089 triệu đồng, chiếm 86.5%; năm 2003 vốn nội tệ huy động là 3.076.059 triệu đồng, chiếm 76.3% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2004, đạt 3.197.111 triệu đồng, chiếm 71.5%. Còn vốn ngoại tệ huy động (quy đổi) qua các năm ngày một tăng lên cụ thể là: năm 2002 (13.4%), năm 2003 vốn huy động ngoại tệ (quy đổi) chiếm 23.6% và sang năm 2004 là 28.4% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây có thể coi là một thành công của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. b. Nguồn vốn huy động phân theo thời gian (kỳ hạn ). Bảng 6: Tổng nguồn vốn theo thời gian. Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 3.811.757 100 4.029.998 100 4.469.947 100 Tiền gửi không kỳ hạn (TG và TGTK) 548.893 14 1.128.399 28 804.590 18 Tiền gửi có kỳ hạn (TG và TGTK) 3.300.982 86.6 2.901.599 72 3.665.357 82 ( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004). Qua số liệu bảng 6, ta có thể nhận định rằng: nguồn tiền gửi có kỳ hạn có quy mô và tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn: năm 2002, nguồn tiền gửi có kỳ hạn huy động là 3.300.982 triệu đồng, chiếm 86,6%. Năm 2003, huy động được 2.901.599 triệu đồng chiếm 72%; và đến năm 2004 huy động được 3.665.357, chiếm 82%. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn có vai trò quan trọng đối với hoat động kinh doanh của Ngân hàng. Với một nguồn vốn huy động có tính ổn định cao, Ngân hàng có thể xây dựng một chiến lược sử dụng vốn hợp lý, đúng đắn nâng cao hiệu quả kinh doanh và đây lại là nguồn vốn có chi phí huy động tương đối cao do đó, để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả huy động vốn, Ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn hợp lý với cơ cấu nguồn vốn phù hợp . Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động: Năm 2002 vốn huy động tiền gửi không kỳ hạn đạt 548.893 triệu đồng, tỷ trọng 14,4%; năm 2003 đạt 1.128.399 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28%, đến năm 2004 huy động được 804.590 triệu đồng, chiếm 18% tổng nguồn vốn huy động. Từ số liệu trên, ta thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng có sự biến động cả về quy mô lẫn tỷ trọng, năm 2003 có sự tăng trưởng tương đối cao nhưng đến năm 2004 lại bị giảm sút. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi không kỳ hạn cũng đóng vai trò không nhỏ đối với hoạt động chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ, nhưng đây là nguồn vốn có sự biến động lớn đòi hỏi Ngân hàng có tỷ lệ dự trữ phù hợp nhằm đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn. Với một mức chi phí thấp và nhu cầu về thanh toán trong xã hội ngày càng cao, Ngân hàng cần có chính sách, biện pháp để tăng cường nguồn vốn này trong tương lai. Nguồn vốn huy động phân theo hình thức huy động . Bảng 7 : Tổng nguồn vốn theo hình thức huy động . Đơn vị : Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 3.811.757 100 4.029.998 100 4.469.947 100 Tiền gửi 480.281 12.6 1.289.599 32 1.519.782 34 Tiền gửi tiết kiệm 991.057 26 523.900 13 804.590 18 Huy động tiền gửi qua kỳ phiếu 2.340.419 61.4 2216499 55 2145575 48 ( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 ) Qua số liệu bảng 7, ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì nguồn huy động thông qua phát hành kỳ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2002 (61,4%); năm 2003 (55%) và năm 2004 tỷ trọng là (48%), tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ hình thức này có xu hướng giảm về tỷ trọng và thay vào đó là sự tăng trưởng dần của nguồn tiền gửi cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Nguồn tiền gửi: năm 2002 khối lượng tiền gửi huy động đạt 480.281 triệu đồng, chiếm 12,6%; năm 2003 đạt 1.289.599 triệu đồng, tỷ trọng 32%; đến năm 2004 đạt 1.519.782 triệu đồng, chiếm 34% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm: có sự biến động cả về tỷ trọng và quy mô; năm 2002 vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 991.057 triệu đồng (26%); năm 2003 đạt 523.900 triệu đồng (13%); năm 2004 đạt 804.590 triệu đồng (18%). Đây là nguồn có tình ổn định cao vì vậy Ngân hàng cần có biện pháp nâng cao nguồn huy động này. C1. Nguồn tiền gửi (TG). Như chúng ta đã biết, đặc điểm của tiền gửi là loại tiền mà người gửi tiền gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích hưởng các tiện ích mà loại tiền này đem lại là chủ yếu, nó ít nhạy cảm với lãi suất do vậy, trong tất cả các nguồn huy động thì đây là nguồn có chi phí thấp nhất, nhưng tính ổn định của loại tiền này không cao, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn vì Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán và rút tiền của khách hàng. Hiện nay, Chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ đang huy động tiền gửi của mọi tầng lớp dân cư, các TCKT với nhiều kỳ hạn khác nhau: TG không kỳ hạn, TG có kỳ hạn ( 3,6,9,12,18,24 tháng). Bảng 8 : Cơ cấu nguồn tiền gửi của Ngân hàng. Đơn vị: triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Vốn huy động từ tiền gửi 480.281 100 1.289.599 100 1.519.782 100 Tiền gửi không kỳ hạn 360.211 75 1.044575 81 744.693 49 Tiền gửi có kỳ hạn 120.070 25 245.024 19 775.089 51 ( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 ). Qua bảng số liệu ta thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn luôn có sự biến động cả về quy mô và tỷ trọng. Trong 2 năm 2002, 2003 chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn TG huy động nhưng đến năm 2004 có sự giảm sút mạnh chỉ đạt 744.693 triệu đồng, tỷ trọng 49%; thay vào đó là sự tăng trưởng của nguồn TG có kỳ hạn từ 19% (245.024 triệu đồng) năm 2003 tăng lên 51% (775.089 triệu đồng) năm 2004. Sự biến động mạnh của nguồn TG đặt Ngân hàng trước 2 câu hỏi: Nhu cầu thanh toán của dân cư trên địa bàn giảm sút hay đó là do sự tác động của chính sách huy động vốn của Ngân hàng? do đó, Ngân hàng cần nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những yếu tố tác động từ bên ngoài, khả năng của Ngân hàng và đưa ra chiến lược huy động cụ thể nhằm hạn chế những tác động xấu, tăng hiệu quả công tác huy động vốn. c2. Nguồn tiền gửi tiết kiệm (TGTK). Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh thì mức sống người dân có xu hướng ngày càng tăng và đồng nghĩa với thu nhập c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0005.doc
Tài liệu liên quan