Lời mở đầu 1
Chương 1: Vôn lưu động và các biên pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động cua doanh nghiệp : 3
I. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp 3
1. Khái niệm 3
2. Phân loại vốn lưu động. 4
2.1. Đặc điểm luân chuyển của vốn lưu động. 4
2.2. Hình thái biểu hiện của vốn lưu động. 5
2.3. Nguồn hình thành vốn lưu động. 6
3. Vai trò của vốn lưu động. 8
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động. 9
II. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nên kinh té thị trường 11
1. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp : 11
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp 12
2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. 12
2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển. 13
2.2.1 Số vòng quay vốn lưu động. 13
2.2 Thời gian trung bình một vòng luân chuyển vốn lưu động. 14
3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động. 14
3.1 Vòng quay các khoản phải thu. 14
3.2 Kỳ thu tiền bình quân được xác định bằng công thức. 14
3.3 Kỳ trả tiền bình quân. 15
3.4 Thời gian quay vòng hàng tồn kho. 15
3.5 Thời gian quay vòng tiền mặt (C.C.C). 16
4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. 16
4.1. Hệ số thanh toán hiện thời (CR). 17
4.2 Hệ số thanh toán nhanh (QR). 17
4.3 Hệ số thanh toán bằng tiền (tức thời). 17
5. Một số biên pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vón lưu động của doanh nghiệp: 18
5.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 18
5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 19
5.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 22
Chương II : Thực trạng tổ chức sử dụng vốn lưu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thành 24
I. Vài nét về công ty trách nhiệm hữu hạn tân thành 24
1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn tân thành : 24
2. Chức năng, nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh của công ty : 25
2.1. Chức năng của công ty. 25
2.2. Nhiệm vụ của công ty. 25
3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và quản lý tài chính kế toán của công ty trach nhiêm hữu hạn Tân thành: 26
4. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty : 29
5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây : 32
II. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trách nhiêm hửu hạn tân thành năm 2005 35
1. Phân tích công tác xây dựng kế hoạch vốn lưu động. 35
2. Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty: 36
2.1. Cơ cấu vốn của công ty trong 2 năm 2004 – 2005 36
2.2. Tình hình kết cấu vốn lưu động của công ty: 37
2.3. Nguồn hình thành vốn lưu động. 39
3. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của công ty : 40
4. Tình hình quản lý các khoản phải thu: 42
5. Tình hình tổ chức và tiêu thụ sản phẩm và quả lý hàng tồn kho: 43
6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty: 45
6.1. Hệ số sinh lời vốn lưu động. 45
6.2. Những thành tích đạt được. 47
6.3. Những vấn đề tồn tại: 47
Chương III: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân thành 49
I. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 49
1. Mục tiêu 49
2. Định hướng: 49
II. Một số kiến nghị. 50
1. Tăng cường công tác quản trị. 50
2. Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính. 51
3. Kế hoạch hoá nguồn vốn. 52
4. Quản lý và sử dụng các khoản mục của nguồn vốn lưu động hữu hiệu hơn. 53
5. Quản lý chi phí phát sinh và thiệt hại trong sản xuất. 56
6. Hoàn thiện công tác giao khoán. 57
7. Một số giải pháp khác. 58
8. Một số kiến nghị với nhà nước. 59
Kết luận 61
Tài liệu tham khảo 62
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty.
Công ty có các chức năng cơ bản sau:
- Vận tải hàng hoá.
- Kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng.
- Thi công các công trình giao thông thuỷ lợi.
2.2. Nhiệm vụ của công ty.
Công ty quản lý, sử dụng phần vốn, nguồn lực và có nhiệm vụ bảo toàn phát triển vốn và nguồn lực đó. Ngoài nguồn vốn đóng góp của các sáng lập viên, công ty con huy động thêm các nguồn vốn khác để sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở vật chất. Trong quá trình hoạt động công ty có nhiệm vụ lậpke hoạch , tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xây dựng, hoàn thành các hợp đồng kinh tế với các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với nhà nước và cơ quan cấp trên theo luật định của nhà nước .
Ngoài ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty còn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ: Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Đào tạo, tuyển dụng đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn vững vàng, có tầm nhìn, để hoạch định các chiến lược kinh doanh một cách chủ động, sáng tạo và có hiệu quả.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và quản lý tài chính kế toán của công ty trach nhiêm hữu hạn Tân thành:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Công ty và đặc điểm của ngành xây dựng, Công ty Tân Thành tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Bộ máy Công ty tinh gọn, linh hoạt, có hiệu lực cao, phù hợp với cơ chế thị trường. Giám đốc Công ty là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và các bộ phận khác.
Bộ máy quản lý của Công ty gồm:
Giám đốc: là người điều hành sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, được các sáng lập viên bổ nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân, tăng cường kỷ luật hành chính, là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, và trước cán bộ công nhân viên Công ty về mọi hoạt động của Công ty.
Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc:
Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách về hoạt động kinh doanh của Công ty, quản lý phòng hành chính và phòng kế toán tài chính.
Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách về mặt kỹ thuật và quản lý các phòng kỹ thuật nghiệp vụ và phòng vật tư.
Các công việc cụ thể do các phòng ban chuyên môn thực hiện. Hiện nay Công ty có 4 phòng ban chức năng. Để hiểu rõ hơn về bộ máy tổ chức của Công ty ta đi sâu nghiên cứu chức năng hoạt động của từng phòng ban:
Phòng tổ chức lao động- hành chính: Phòng gồm có 4 người với trình độ chuyên môn cao giúp Giám đốc trong việc sắp xếp bộ máy của toàn Công ty, thực hiện tốt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quản lý việc thực hiện tiền lương, tiền thưởng của các đơn vị trong toàn Công ty đúng với quy chế tiền lương của Nhà nước. Do đó các nhân viên trong phòng phải tổ chức tốt công tác cán bộ trong toàn Công ty để cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý và đề xuất bổ nhiệm cán bộ theo đúng thẩm quyền. Tổ chức công tác tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, giải quyết chính sách cho người lao động, theo dõi, giám sát sự biến động của lao động cũng như an toàn thi công. Làm tốt công tác an ninh nội bộ, quản lý hồ sơ toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Ngoài ra còn phải thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho toàn nhân viên trong Công ty.
Phòng Kế hoạch kỹ thuật: Là phòng chuyên trách về kỹ thuật, theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời, chính xác theo yêu cầu quản lý của Công ty và Nhà nước nên phòng kế hoạch kỹ thuật phải tiếp thị và quan hệ với các đối tác để tiếp cận các dự án, làm bài thầu và tham gia đấu thầu các dự án (Nếu trúng thầu làm phương án tổ chức thực hiện trình Giám đốc để duyệt theo nội dung hợp đồng ký kết với bên A), quản lý các dự án, lập các biện pháp tổ chức thi công, thời gian hoàn thành công trình, bàn giao công trình theo tiến độ đã cam kết, giám sát kỹ thuật công trình, quyết toán công trình.
Phòng tài chính kế toán: Là phòng tham mưu giúp giám đốc quản lý điều hành các mặt hoạt động kinh doanh thông qua việc quản lý tài chính, gồm 6 người được phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Nhưng nhìn chung công tác hạch toán kế toán của phòng bao gồm các công việc sau đây: Quản lý việc sử dụng vốn toàn Công ty và các đơn vị trực thuộc, thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, giám sát và kiểm tra công tác tài chính kế toán, việc sử dụng vốn của các đơn vị trực thuộc để phát hiện ngăn chặn kịp thời khi các đơn vị có biểu hiện vi phạm nguyên tắc tài chính, sử dụng vốn không đúng mục đích. Hàng năm làm tốt công tác xây dựng kế hoạch tài chính kế toán và thường xuyên thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo và theo dõi mặt thu, chi tài chính của Công ty. Quyết toán và phân tích hoạt động kinh tế để đánh giá đúng, chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Giải quyết tốt vốn để phục vụ kinh doanh của toàn Công ty được kịp thời. Thông qua việc quản lý vốn để quản lý tốt tài sản, trang thiết bị hiện có của Công ty và khai thác có hiệu quả tài sản đó. Bên cạnh đó thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê.
Phòng cung ứng và quản lý vật tư: Là phòng nghiên cứu lập kế hoạch về vật tư cho việc thi công từng công trình, giám sát việc thi công về tiến độ cũng như chất lượng công trình. Phòng căn cứ vào các bảng dự toán công trình, bảng thiết kế, kế hoạch, công việc để giao vật tư. Ngoài ra để đáp ứng đủ vật tư cho sản xuất thì phòng phải có kế hoạch đầu tư, dự trữ vật tư. Khi công trình hoàn thành các nhân viên trong phòng tham gia vào việc thanh quyết toán công trình.
Ngoài bốn phòng ban còn có các đội thi công xây dựng: đội 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty, theo chế độ hạch toán nội bộ, thực hiện chế độ khoán của Công ty. Các đội xây dựng thực hiện công tác thi công các công trình do Giám đốc giao và hạch toán sản xuất theo các chỉ tiêu được giao khoán, sau khi hoàn thành các công trình quyết toán với Công ty. Các đội phụ trách thi công trên các địa bàn khác nhau.
Song khi có nhiều công trình cùng được tiến hành thi công dồn dập, Công ty có thể điều phối, thay đổi địa bàn thi công của các đội để phù hợp với tình hình chung của đơn vị.
Các phòng ban, các đội trong Công ty có quan hệ mật thiết với nhau, các phòng ban có trách nhiệm hướng dẫn các đội thi công công trình và tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời các đội là người nắm bắt quá trình thi công công trình nên phản ánh lại để các phòng ban nắm vững hơn tình hình hiện tại để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Nhưng mục đích cuối cùng của mỗi đơn vị, phòng ban là nhằm phục vụ sản xuất và lợi ích của cán bộ công nhân viên Công ty.
Nhờ việc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của nên Công ty luôn xác định được chiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo được vị trí vững chắc trong nền kinh tế nói chung và ngành xây lắp nói riêng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tân thành:
Giám đốc
Phó giám đốc: kinh doanh
Phó giám đốc: kỹ thụât
Phòng tổ chức lao động hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng cung ứng và quản lý vật tư
Đội
công trình 1
Đội
công trình 2
Đội
công trình.….
Đội
công trình 8
4. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty :
Công ty Tân Thành là doanh nghiệp xây dựng các công trình giao thông- Thuỷ lợi và Công trình dân dụng nên sản xuất kinh doanh chủ yếu là thi công xây mới, nâng cấp và cải tạo hoàn thiện ... các công trình giao thông - thuỷ lợi và công trình dân dụng
Do đó nhiệm vụ chính của Công ty trong thời gian này là nhận thầu các công trình xây dựng và tổ chức thi công hợp lý. Thực hiện thi công công trình phải theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng do Nhà nước ban hành. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh. Đồng thời không ngừng mở rộng thị trường trong nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó phải đảm bảo cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty có việc làm, thu nhập ổn định. Thực hiện tốt các mặt như văn hoá thể thao, không ngừng quan tâm đến đời sống của người lao động.
Quá trình sản xuất của Công ty là quá trình thi công, sử dụng các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố chi phí khác để tạo nên các hạng mục công trình.
Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, sản phẩm của Công ty là sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và lớn, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn. Vì vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải theo sát dự toán bên A giao: dự toán thiết kế, dự toán thi công, trong quá trình sản xuất phải luôn so sánh giữa chi phí thực tế với dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư, điều này làm tăng khối lượng công tác hạch toán của Công ty lên rất nhiều.
Các công trình xây dựng của Công ty tiến hành trên nhiều địa điểm khác xa nhau vì vậy các lực lượng thi công như thiết bị, máy móc, người lao động đều phải di chuyển theo địa điểm thi công. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản và vật tư phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng, điều kiện làm việc và đời sống của người lao động rất khó khăn.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, Công ty đã không ngừng đổi mới, hiện đại hoá, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nâng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Công ty đã thực hiện khoán gọn cho các đội sản xuất. Các đơn vị sản xuất chính trong Công ty là các đội xây dựng 1, 2...và có mô hình tổ chức sản xuất như sau:
Đội trưởng các đội xây dựng có trách nhiệm tổ chức thi công các công trình, phân công công việc cho nhân viên của mình, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty, thực hiện các điều khoản hợp đồng đã ký
Nhân viên kỹ thuật: là các kỹ sư có trình độ, thiết kế các công trình, kiểm tra, giám sát về kỹ thuật thi công, đảm bảo an toàn và đúng tiến độ thi công.
Nhân viên kinh tế đội: theo dõi các khoản chi phí phát sinh tại các đội và tập hợp các chứng từ liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh của đội gửi lên phòng kế toán của Công ty và tính giá thành của các công trình mà đội đã thực hiện.
Các tổ thi công tiến hành thi công các công trình và báo cáo lên đội trưởng về tiến độ thi công và hoàn thành trách nhiệm được giao, quản lý các nhân viên của mình thi công theo đúng thiết kế.
Với các đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh như vậy, các đội xây dựng tiến hành thi công các công trình theo đúng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty đã đặt ra: Hình thức sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu. Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với chủ đầu tư (bên A), Công ty giao cho bộ phận kỹ thuật lập kế hoạch và dự toán thiết kế, thi công công trình và hạng mục công trình đó. Sau đó Công ty tiến hành giao khoán cho các đội xây dựng, các đội xây dựng tổ chức các vấn đề về nhân công, nguyên vật liệu cho công tác thi công công trình:
- Về vật tư: Công ty chủ yếu giao cho phòng cung ứng và quản lý vật tư và các đội tự mua ngoài theo yêu cầu thi công.
- Về máy thi công: Máy của công ty.
- Về nhân công: chủ yếu lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật do Công ty thuê ngoài theo hợp đồng.
- Về chất lượng công trình: đội trưởng là người đại diện cho đội, phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng công trình và an toàn lao động. Các đội tiến hành tổ chức thi công các công trình, hạng mục công trình đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng như hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư. Khi công trình hoàn thành thì giá dự toán, giá trúng thầu là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá quyết toán và để đối chiếu thanh toán, thanh lý hợp đồng với bên A.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Tân Thành được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ các bước hoạt động của công ty:
Tổ chức các vấn đề về nhân công, vật liệu...
Lập kế hoạch và dự toán các công trình và hạng mục công trình
Tổ chức thi công các công trình, hạng mục công trình
Đấu thầu và nhận hợp đồng xây lắp công trình, hạng mục công trình
Duyệt quyết toán công trình, hạng mục công trình hoàn thành
Nghiệm thu bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành
Thanh lý hợp đồng, bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành
5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây :
Trong suốt thời gian qua Công ty Tân Thành là một DNNN có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp cũng đang đứng trước những thách thức chung của toàn ngành nhưng Công ty không ngừng phấn đấu để ngày một lớn mạnh và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo dựng vị trí vững chắc trong ngành xây dựng. Trong quá trình hoạt động xây dựng Công ty đã và đang thi công nhiều công trình lớn .
Dưới đây là kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây:
Đơn vị tính: VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Đvt
2003
2004
2005
1
Tổng tài sản
Trđ
98.235
99.903
98.305
2
Tổng NVCSH
Trđ
35.985
37.208
40.898
3
Doanh thu
Trđ
78.152
79.235
81.136
4
Tổng lợi nhuận
Trd
172
175
180
5
T/n bq người/th
Nđ
850
920
950
Bảng cân đối kế toán của công ty ( ngày 31/12/2005 )
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối kỳ
I – Tài sản
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.
1.Tiền
3.Các khoản phải thu
4.Hàng tồn kho
5.Tài sản lưu động khác
B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1.Tài sản cố định huu hinh`
- Nguyên giá
- Hao mòn luỹ kế
2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Tổng tài sản
II – Nguồn vốn
Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn.
- Vay ngắn hạn
- Phải trả người bán
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Phải trả công nhân viên
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn, quỹ
- Nguồn vốn kinh doanh
- lãi chưa phân phối
- Quỹ khen thưởng
Cộng nguồn vốn
76.870.838.915
84.217.749
58.345.486.072
15.808.400.282
2.632.734.812
23.033.065.791
19.961.406.412
29.089.379.991
(9.127.973.579)
428.897.936
2.642.761.443
99.903.904.706
62.695.598.186
62.695.598.186
23.740.750.412
26.995.591.793
936.215.651
11.023.040.330
37.208.306.520
37.208.306.520
37.196.732.260
11.574.260
99.903.904.706
70.917.531.921
529.268.810
51.713.697.322
17.026.997.799
1.647.567.990
27.387.671.446
25.526.583.552
36.554.053.954
(11.027.470.402)
445.576.435
1.415.511.459
98.305.203.367
57.406.484.778
57.406.484.778
20.891.022.234
26.399.051.696
20.358.022
10.084.601.125
40.898.718.589
40.898.718.589
40.866.732.260
30.551.229
1.435.100
98.305.203.367
Bảng báo cáo lãi lỗ của công ty:
Chỉ tiêu
Kỳ này
1.Tổng doanh thu thuần
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp
4.Chi phí bán hàng
5.Chi phí quản lí doanh nghiệp
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động sxkd
Thu nhập từ hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
7.Lợi nhuận hoạt động tài chính
Các khoản thu nhập bình quân
Các khoản chi phí bình quân
8.Lợi nhuận bình quân
9.Tổng lợi nhuận chịu thuế
10.Thuế TNDN phải nộp
11.Lợi nhuận sau thuế
81.136.053.768
73.606.505.762
7.529.548.006
2.775.961.405
4.502.280.320
251.306.281
286.190.475
286.762.151
(571.676)
250.734.605
70.205.689
180.528.916
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình công ty
Chỉ tiêu
2005
1.Bố trí cơ cấu vốn
- TSCĐ/Tổng TS (%)
- TSLĐ/Tổng TS (%)
2.Tỷ xuất lợi nhuận
- Tỷ xuất LN/DT (%)
- Tỷ xuất LN/Vốn (%)
3.Tình hình tài chính
- Tỷ lệ nợ phải trả/Tổng TS
- Khả năng thanh toán
+ Tổng quát
+ Thanh toán nhanh
25.96
72.14
0.22
0.18
0.584
1.23
0.009
Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty.
Qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo lãi lỗ của công ty ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Vốn kinh doanh năm 2005 đã tăng hơn so với năm 2004.Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng nhưng chưa đáng kể tuy nhiên điều này cũng đã cho thấy được nỗ lực của công ty.
Bên cạnh kết quả trên công ty vẫn bộc lộ những hạn chế trong công tác quản lý vốn của mình như:
Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn đầu kỳ chiếm tới 75.9%, cuối kỳ chỉ giảm đi không đáng kể vẫn ở mức cao 72.9%.Điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều.Nó làm cho tình hình tài chính của công ty trở nên căng thẳng trước nhu cầu về vốn, vì vậy công ty đã phải đi vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng không được cao chỉ đạt 0.009.Điều này cho thấy công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước những biến động bất thường về nhu cầu thanh toán.
Thêm vào nữa là công tác quản lý chi phí của công ty chưa thục sự tốt. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty rất lớn chiếm tới 96.6% Lợi nhuận gộp của công ty.Điều này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty xuống rất nhiều.lợi nhuận đạt đuợc vì thế cụng bị hạn chế.Vì vậy trong thời gian tới công ty nên chú trọng hơn vào công tác tổ chức quản lý hai loại chi phí này để kết quả kinh doanh đạt được cao hơn.
II. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trách nhiêm hửu hạn tân thành năm 2005
1. Phân tích công tác xây dựng kế hoạch vốn lưu động.
Trong kế hoạch hằng năm, Công ty cần chú ý đến việc xác định nhu cầu vốn lưu động để từ đó có kế hoạch huy động các nguồn vốn, đảm bảo quá trình kinh doanh của Công ty được tiến hành thường xuyên liên tục, tránh được sự lãng phí giúp Công ty chủ động trong việc huy động vốn lưu động nhằm tăng được số lần luân chuyển vốn lưu động trong từng thời kỳ đồng thời làm giảm được số lần luân chuyển vốn lưu động. Việc xác định đúng nhu cầu về vốn lưu động trên thực tế có thể gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá cả thị trường.
Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên cơ cấu vốn lưu động của Công ty luôn cao hơn vốn cố định, chiếm gần 80% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Điều này nói lên rằng vai trò của vốn lưu động đối với kết quả kinh doanh là đặc biệt quan trọng. Vì vậy xây dựng kế hoạch vốn lưu động là bước đi cần thiết để quản lý có hiệu quả. Bên cạnh đó việc lập kế hoạch của công ty có những điểm khác biệt rõ nét so với nhiều công ty sản xuất hay công ty hoạt động thương mại khác. Đặc biệt là trong công tác xây dựng kế hoạch vốn lưu động. Ban lãnh đạo Công ty phải căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch vốn lưu động của năm báo cáo và dự báo bán hàng năm kế hoạch, các hợp đồng kinh tế được ký kết và trên cơ sở doanh thu dự kiến tức là các mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới để xây dựng nên kế hoạch vốn lưu động hàng năm. Ngoài ra ban lãnh đạo còn phải cân nhắc, tính toán để xác định được một cách chính xác nhất nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, để có thể lựa chọn các phương pháp, hình thức huy động vốn sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất bởi vốn tự có hay nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là rất ít. Từ đó công ty sẽ liệt kê ra các nguồn vốn có thể vay như từ ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính, từ quỹ hỗ trợ… Tuy nhiên điều này lại phụ thuộc vào hạn mức tín dụng ngân hàng đặt cho các doanh nghiệp vì vậy lượng vốn vay sẽ không được nhiều. Đây cũng là một trong những khó khăn của công ty. Trong trường hợp nếu không đủ thì công ty phải tìm thêm các nguồn khác để bù đắp cho đủ lượng thiếu hụt chẳng hạn như vốn chiếm dụng của khách hàng, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên…Từ đó sẽ khuyến khích được họ cống hiến hết mình cho công ty cũng như quyết tâm tạo hiệu quả kinh doanh cao bởi khi đó họ sẽ nhận được phần lợi nhuận tương ứng với sự phát triển của công ty.
2. Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty:
Trước khi xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động, ta cần phải nghiên cứu kết cấu vốn của chi nhánh biến động qua các năm. Từ đó biết được tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng số vốn và sự biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ vốn.
2.1. Cơ cấu vốn của công ty trong 2 năm 2004 – 2005
Kết cấu vốn của công ty năm 2004 – 2005.
ĐVT: đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Số tiền
TL%
Số tiền
TL%
Số tiền
TL%
1
Tổng vốn
99.903.904.706
100
98.305.203.367
100
-1.598.701.339
-1.6
2
Vốn lưu động
76.870.838.915
76.6
70.917.531.921
72.7
-5.953.306.994
-7.74
3
Vốn cố định
23.033.065.791
23.4
27.387.671.446
27.3
4.354.605.655
16.2
4
Doanh thu
53.571.616.282
81.136.053.768
27.564.437.486
30.4
Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2004 – 2005.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi vì vậy vốn lưu động là loại vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của công ty. Năm 2004 vốn lưu động chiếm 76.6% tổng số vốn trong khi đó vốn cố định chiếm 23.4% tổng số vốn, thì sang năm 2005, số vốn lưu động đã giảm 7.74% đưa tỷ trọng vốn lưu động xuống còn 72.7% tổng số vốn và vốn cố định tăng 16.2% lên 27,3% tổng số vốn.
Điều này cũng phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty, công ty luôn tập trung chú trọng mở rộng quy mô vốn lưu động. Tuy nhiên mức vốn lưu động của công ty năm nay giảm so với năm trước là do các công trình mà công ty thi công đã được thanh toán . nên công ty ko phải huy dộng thêm nguồn vốn .Năm 2005, doanh thu chỉ tăng 30,4% so với năm 2004, trong khi đó lượng vốn lưu động được huy động vào sản xuất kinh doanh tăng tới 16,2%, do công ty đầu tư thiết bị máy moc nhằm phục vụ cho thi công. điều này đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2005 của công ty
Như vậy qua phân tích trên chúng ta nhận thấy cơ cấu vốn của công ty là hợp lý, công ty đã đầu tư vào đúng lĩnh vực kinh doanh của mình, bằng cách đầu tư chủ yếu vào vốn lưu động, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần được nâng cao hơn nữa.
2.2 Tình hình kết cấu vốn lưu động của công ty:
Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2004 – 2005.
ĐVT:đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Số tiền
TL%
Số tiền
TL%
Số tiền
TL%
1
Vốn bằng tiền
84,217.749
0.11
529,268.810
0.75
445.051.061
528.46
2
Vốn trong thanh toán
58,345,486.072
75.90
51,713,697.322
72.92
-6,631,788.750
-11.37
3
Vốn vật tư, hàng hoá
15,808,400.282
20.56
17,026,997.799
24.01
1,218.597.517
7.71
4
Vốn lưu động khác
2,632,734.812
3.42
1,647,567.990
2.32
-985.166.831
-37.42
5
Tổng vốn lưu động
76,870,838.915
100
70,917,531.921
100
-5.953.306.994
-7.74
6
Doanh thu thuần
53,571.616.282
81,136,053.768
27.564.437.486
30.4
Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2004 – 2005
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, năm 2005 công ty đã giảm một lượng vốn lưu động là 5.953.306.994đ tương ứng với tỷ lệ giảm 7.74%. Từ kết quả này đã làm doanh thu tăng thêm. Điều này thể hiện, năm 2005 công đã sử dụng vốn lưu động hợp lý và tiết kiệm, tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty như vậy là tốt.
Để thấy được cụ thể việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty như thế nào ta cần phân tích từng chi tiết cụ thể sau:
* Vốn bằng tiền: Năm 2005 vốn bằng tiền tăng so với năm 2004, với số tiền 445.051.061, tương ứng với tỷ lệ là 528.46%, vốn bằng tiền tăng sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả thì đây là một dấu hiệu không tốt bởi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp của vốn lưu động bằng tiền là rất thấp. Do vậy, công ty không nên để tỷ trọng vốn bằng tiền tăng, vì điều này sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh.
* Vốn trong thanh toán: So với năm 2004, vốn trong thanh toán năm 2005 của công ty giảm 11.37% tương ứng với số tuyệt đối là 6,631,788.750đ với mức giảm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này đã làm vốn trong thanh toán của công ty vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động. Năm 2004, vốn trong thanh toán chiếm 75.90% tổng vốn lưu động, sang năm 2005, vốn trong thanh toán chiếm 72.92% trong tổng vốn lưu động. Điều này chứng tỏ công ty đã tăng một lượng vốn đưa vào kinh doanh do tránh bị khách hàng chiếm dụng. Vì vậy, công ty đã có những biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi công nợ tránh tình trạng nợ dây dưa, khó đòi của khách hàng để từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
* Vốn vật tư hàng hoá:
Cùng với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì quy mô vốn vật tư hàng hoá cũng tăng theo. Nhưng năm 2005 vốn vật tư hàng hoá chỉ tăng với số tuyệt đối là 1,218.597.517đ tương ứng với tỷ lệ 7.71% thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này được đánh giá là tốt. Vì khả năng phục vụ của vốn vật tư hàng hoá trong năm 2005 sẽ cao hơn năm 2004 đồng thời tỷ trọng vốn vật tư hàng hoá trên tổng vốn lưu động cũng giảm, làm lượng vốn của công ty được đưa vào lưu thông tăng cao hơn, giảm lượng vốn bị ứ đọng trong khâu dự trữ.
* Vốn lưu động khác: Cùng với sự giảm của nguồn vốn lưu động, năm 2005 vốn lưu động khác của công ty cũng giảm 985.166.831đ so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ giảm 37.42%.
Đây là một dấu hiệu tốt, vì trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp chỉ thành công khi tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mà một yếu tố quan trọng để hạ giá thành chính là tiết kiệm chi phí ngoài sản xuất như các khoản chi văn phòng, tiếp khách, quản lý…. Do đó trong những năm tới công ty cần tìm mọi biện pháp để giảm các khoản chi p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36371.doc