LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP PHƯỜNG 3
I. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
1. Bản chất của ngân sách nhà nước 3
1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước 3
1.2. Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường. 5
2. Hệ thống NSNN và phân cấp NSNN: 6
2.1. Hệ thống NSNN: 6
2.2. Phân cấp quản lý NSNN: 9
2.2.1. Sự cần thiết và tác dụng của phân cấp quản lý NSNN: 9
2.2.2. Yêu cầu cơ bản của việc phân cấp ngân sách: 10
2.2.3. Nội dung phân cấp NSNN: 11
II. QUẢN LÝ NSNN CẤP PHƯỜNG: 13
1. Vai trò của NSNN cấp phường trong hệ thống ngân sách
và trong đời sống kinh tế xã hội ở địa phương: 13
1.1. Chính phường Nhà nước cấp phường: 13
1.2. Ngân sách phường và vai trò của nó trong hệ thống NSNN
và trong đời sống kinh tế xã hội ở địa phương: 15
1.2.1. Vị trí của ngân sách phường trong hệ thống NSNN: 15
1.2.2. Vai trò của ngân sách phường trong đời sống kinh tế
xã hội ở địa phương: 16
2. Nội dung của công tác quản lý ngân sách phường: 17
2.1. Nội dung chính của công tác quản lý ngân sách phường: 17
2.1.1. Về thu: 17
2.1.2. Về chi: 18
2.2. Trình tự lập, xét duyệt và quyết toán ngân sách phường: 19
2.2.1. Trình tự lập và căn cứ lập kế hoạch ngân sách phường; 19
2.2.2. Chấp hành kế hoạch ngân sách phường: 21
2.2.3. Quyết toán ngân sách phường: 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 23
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – VĂN HOÁ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HAI BÀ TRƯNG 23
1. Tình hình kinh tế. 23
2. Tình hình văn hóa xã hội. 26
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 27
1. Tình hình quản lý thu ngân sách phường 27
1.1. Tổng quan về thu ngân sách phường 27
1.2. Nội dung và cơ cấu nguồn thu ngân sách phường 28
1.2.1. Các khoản thu 100%. 28
1.2.2. Các khoản thu ngân sách phường hưởng theo tỷ lệ
phần trăm điều tiết 34
1.2.3. Các khoản thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên 36
2. Tình hình quản lý chi ngân sách phường. 39
2.1. Tổng quan về chi ngân sách phường. 39
2.2. Nội dung và cơ cấu chi tiêu ngân sách phường. 41
III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG. 44
1. Về phân cấp nhiệm vụ thu. 45
2. Về quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. 46
3. Về công tác cán bộ tại phường 48
4. Về sự quản lý của các cấp chính quyền và sự giám sát của
cơ quan tài chính cấp trên. 49
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG 51
I. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG. 51
II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG. 53
1. Thực hiện các biện pháp kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội, hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện mở rộng ngân sách phường. 54
2. Biện pháp đối với thu ngân sách 55
2.1. Phân cấp nhiệm vụ thu 55
2.2. Quy trình lập, chấp hành và quyết toán thu ngân sách phường 57
3. Biện pháp đối với chi ngân sách 59
4. Củng cố đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách phường. 61
5. Tăng cường sự quản lý giám sát của các cơ quan cấp trên. 63
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 63
1. Kiến nghị đối với Nhà nước 63
2. Kiến nghị đối với cấp Quận. 64
3. Kiến nghị đối với cấp phường. 64
KẾT LUẬN 66
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách Nhà nước cấp phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viện trợ, thu huy động đóng góp...
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về công tác quản lý thu ngân sách phường chúng ta sẽ đi vào xem xét nội dung cụ thể của từng khoản thu, từ đó có thể đưa ra những đánh giá sát thực hơn.
1.2. Nội dung và cơ cấu nguồn thu ngân sách phường
Nguồn thu của ngân sách phường bao gồm : các khoản thu 100%, các khoản thu ngân sách phường hưởng theo tỉ lệ điều tiết và các khoản thu trợ cấp từ ngân sách Quận.
1.2.1. Các khoản thu 100%.
Đây là các khoản thu ngân sách phường được hưởng 100%. UBND phường chỉ đạo ban tài chính cùng đội công tác của phường trực tiếp thu khoản này. Đây là nguồn thu quan trọng trong tổng thu ngân sách phường.
Nội dung các khoản thu 100% bao gồm :
- Thu phạt xử lý vi phạm hành chính
- Thu phí lệ phí
- Thu đóng góp
- Thu kết dư ngân sách
- Thu khác
Biểu 2: Tổng hợp quyết toán thu ngân sách phường trên địa bàn quận Hai Bà TrưngCác khoản thu ngân sách phường được hưởng 100%
Nội dung thu
1998
1999
2000
So sánh
Số thu
Tỉ trọng(%)
Số thu
Tỉ trọng(%)
Số thu
Tỉ trọng(%)
99/98
2000/99
Tổng thu 100%
5.456
100
5.239
100
4.317
100
96
82,4
1. Thu phí, lệ phí
1.483
27
1.557
30
1.172
27
105
75,3
2. Thu đóng góp
2.570
47
1.251
24
225
5
49
18
3. Thu kết dư NS
289
5
1.505
29
2.062
48
521
137
4. Thu khác
834
15
533
10
547
13
64
102,6
5. Thu phạt
39
0,7
35
0,6
68
2
90
2
6. Lao động công ích
241
4
358
7
666
13
149
186
(Nguồn: Phòng tài chính vật giá quận Hai Bà Trưng)
Từ bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy tổng số thu khoản ngân sách phường được hưởng 100% giảm dần theo các năm. Mặc dù tổng thu ngân sách phường tăng lên về giá trị tuyệt đối nhưng các khoản thu 100% vẫn giảm. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do năm 1999 UBND Thành phố ra Quyết định 25/UB trong đó có điều chỉnh thay đổi một số khoản thu. Mặt khác ngay trong nội dung của khoản thu 100% cũng có những khoản mục không ổn định từ đó dẫn đến làm ảnh hưởng đến tổng số thu.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cần đi sâu tìm hiểu nội dung của từng khoản mục.
Thu phí, lệ phí:
Khoản thu phí và lệ phí là khoản thu ổn định nhất qua ba năm thực hiện tổ chức quản lý. Khoản thu này bao gồm các khoản thu về lệ phí hành chính (tem, chứng thư) và các khoản thu phí, lệ phí khác (gồm cả lệ phí chợ, vé chợ, thu WC...). Năm 1999 số thu này đạt 1557 triệu đồng, tăng 5% so với số thực hiện năm 1998. Nhìn chung trong hai năm số thực hiện thu phí và lệ phí luôn vượt dự toán, năm 1998 vượt 12% so với dự toán và năm 1999 vượt 19%.
Riêng năm 2000 số thực hiện chỉ đạt 1172 triệu đồng, bằng 94% so với dự toán năm và bằng 82% so với số thực hiện năm 1998
Tuy số thu phí và lệ phí năm 2000 có giảm song tỉ trọng của các khoản thu này vẫn đạt 27% trên tổng số thu ngân sách phường hưởng 100%. Đạt được kết quả như vậy là do công tác tổ chức lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của các phường có nhiều tiến bộ và cố gắng.
Các khoản thu phí và lệ phí hầu như các phường thực hiện đều hoàn thành dự toán với số thu cao, công tác quyết toán chặt chẽ rõ ràng thể hiện được năng lực và trình độ quản lý của cán bộ chính quyền phường. Nguyên nhân trước hết là do sự chỉ đạo phối hợp hết sức chặt chẽ giữa phòng Tài chính Quận và Ban tài chính các phường trong công tác tổ chức lập dự toán, chấp hành và quyết toán thu ngân sách. Mỗi phường đều chú ý đến công tác dân vận, thực hiện công khai hóa với nhân dân nội dung từng khoản chi phí và lệ phí, tránh những thắc mắc của quần chúng về các khoản thu này (vì đây là khoản thu do UBND các phường chủ động tổ chức và khai thác theo đúng những văn bản hướng dẫn hiện hành). Có những phường như phường Tương Mai, phường Mai Động và phường Trương Định đã thực hiện rất tốt công tác quản lý các khoản thu phí và lệ phí.
Biểu 3: Những phường thực hiện tốt công tác thu phí và lệ phí
Đơn vị : nghìn đồng
Tên phường
1999
2000
Dự toán
Thực hiện
TH/DT(%)
Dự toán
Thực hiện
TH/DT(%)
Mai Động
33760
35170
104
36200
36066
100
Tương Mai
21816
21072
96
20000
23732
119
Trương Định
22750
27756
123
23910
29860
124
(Nguồn : phòng Tài chính-Vật giá Quận Hai Bà Trưng)
Phường Mai Động trong ba năm thực hiện đều có số thu phí và lệ phí hơn 35 triệu đồng. Năm 1998 và năm 1999 đều hoàn thành và vượt thu 4 đến 5% so với dự toán. Riêng năm 2000 phường đã hoàn thành 99,6% so với dự toán năm. Phường Tương Mai và phường Trương Định cũng là những phường đã tổ chức quản lý tốt nguồn thu này. Số thu phí và lệ phí của các phường này đều đạt trên 200 triệu đồng và liên tục vượt dự toán các năm. Đặc biệt là phường Trương Định hai năm 1999,2000 đều vượt trên 20% so với dự toán năm.
Để có thể hoàn thành liên tục dự toán năm, các phường này đều đã rất chú ý đến công tác cán bộ quản lý. Phường Mai Động và Trương Định đã liên tục cử các cán bộ thuộc ban tài chính các phường tham gia các khóa học đào tạo chuyên ngành và nâng cao trình độ chuyên môn kể từ khi chính thức thực hiện phân cấp ngân sách phường. Về phía phòng Tài chính Quận-cơ quan tài chính cấp trên luôn quan tâm và chú ý đến công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách của các phường trên địa bàn. Các cán bộ khối phường thường xuống từng đơn vị thực hiện kiểm tra và chỉ đạo từng mảng hoạt động. Một số phường trong đó có các phường Tương Mai, Mai Động đã rất chú ý đến công tác phát thanh tuyên truyền, thực hiện hướng dẫn pháp luật và các Nghị quyết của phường ngay trên các phương tiện truyền thanh. Thái độ tiếp xúc nhân dân và thực hiện thu chi các khoản phí và lệ phí được các cán bộ thu rất chú trọng, không có thái độ cửa quyền trước những yêu cầu và thắc mắc của nhân dân, có như vậy công tác chấp hành thu phí và lệ phí của những phường này mới có hiệu quả cao.
Tuy nhiên cũng có những phường thực hiện tổ chức quản lý các khoản thu phí và lệ phí kém, thường xuyên không đạt dự toán năm như phường Quỳnh Lôi, phường Cầu Dền,...Năm 1999,2000 cả hai phường đều không đạt dự toán với số thu thấp. Ngoài những nguyên nhân khách quan vì những phường này không nằm ở vị trí trung tâm của Quận, điều kiện phát triển kinh tế và đời sống dân cư không cao thì kết quả thu kém cũng do nhiều nguyên nhân chủ quan khác nhau. Mặc dù được sự chỉ đạo hết sức sát sao của phòng Tài chính Quận song công tác lập dự toán và quyết toán thu còn rất nhiều lúng túng. Nhiều khoản hạch toán không đúng Mục lục NSNN, ngay cả khâu lập quyết toán cũng không thực hiện theo yêu cầu. Kết quả trên cũng một phần là do trình độ chuyên môn của các cán bộ tài chính còn rất yếu, không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Bên cạnh đó có phường còn tổ chức thu những khoản thu phí và lệ phí sai chính sách chế độ, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước trong nhân dân. Những việc làm sai như vậy không những vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ lãnh đạo mà còn khó có thể tuyên truyền để mỗi người dân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với chính quyền cấp cơ sở.
Thu đóng góp:
Thu đóng góp bao gồm có thu về lao động công ích và thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân. Theo Thông tư 01/TT-BTC của Bộ Tài chính ra ngày 04/01/1999 hướng dẫn về công tác tổ chức quản lý ngân sách xã phường thị trấn thì khoản thu từ lao động nghĩa vụ công ích là khoản thu ngân sách phường hưởng 100%. Quy định này nhằm nâng cao số thu trên địa bàn phường, tạo sự chủ động hơn nữa cho chính quyền phường trong tổ chức hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên số thu này lại giảm đi trong những năm qua và không hoàn thành được dự toán. Theo Thông tư trên thì khoản thu từ nghĩa vụ lao động công ích được chia thành hai mức khác nhau : mức tự nguyện và mức bắt buộc. Số thu theo chỉ tiêu Pháp lệnh ở mức bắt buộc sẽ được điều tiết 50% cho ngân sách phường trên tổng thu. Dựa trên quy định đó các phường sẽ chủ động tìm biện pháp thực hiện thu đảm bảo kế hoạch giao.
Khoản thu về lao động công ích tăng đều đặn hàng năm, năm 1999 tăng gần 50% so với 1998, năm 2000 tăng 86% so với năm 1999 và thường xuyên vượt dự toán. Sở dĩ có được số thu luôn cao và tăng mạnh như vậy là vì ban tài chính phường và UBND phường đã hết sức coi trọng công tác tuyên truyền bằng mọi phương tiện như loa đài, dán các áp phích tuyên truyền, cử cán bộ chuyên môn xuống tận nhà dân để dân hiểu nghĩa vụ đóng góp lao động công ích vì mục tiêu chung đó là giữ gìn môi trường cảnh quan trên địa bàn phường được sạch đẹp hơn. Các phường luôn đi đầu trong công tác này là phường Vĩnh Tuy, phường Đồng Tâm và phương Tân Mai với số thu cao và ổn định.
Bên cạnh đó các khoản thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân lại thường xuyên không ổn định. Nếu như năm 1998 số thu rất cao là 2570 triệu đồng chiếm 47% tổng số thu ngân sách phường hưởng 100% thì đến năm 1999 và 2000 số thu giảm hẳn chỉ còn chiếm 24% và 5% tổng số thu ngân sách phường hưởng 100%. Qua ba năm số thu đóng góp giảm mạnh do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân. Năm 1998 khoản thu này được phép hạch toán gồm nhiều quỹ như quỹ trẻ thơ, quỹ người nghèo,... Đến năm 1999 khoản thu này chỉ gồm các khoản thu đóng góp quỹ an ninh và quỹ xây dựng. Các phường đạt dự toán thu đóng góp năm 1999 là các phường Bùi Thị
Xuân, Phố Huế. Những phường này thuộc khu vực buôn bán sầm uất, đời sống dân cư cao, có nhiều hộ kinh doanh. Chính vì thế số thu đóng góp của những phường này có thể thực hiện hoàn thành dự toán năm. Đa số các phường thuộc địa bàn quận chưa tính toán xác định được nguồn thu đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng và cũng chưa chủ động xây dựng các mục tiêu cụ thể trình HĐND phê chuẩn làm cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách hàng năm. Nguyên nhân này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác lập dự toán và ban chấp hành thu đóng góp của ngân sách phường.
1.2.2. Các khoản thu ngân sách phường hưởng theo tỷ lệ phần trăm điều tiết
Đây là khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa phường với cơ quan cấp trên. Từ trước năm 1999, chưa có chủ trương về thu điều tiết thì khoản này không tồn tại. Nhưng từ sau khi có Quyết định 25/UB của UBND Thành phố Hà Nội quy định mức và nội dung thu thì khoản thu này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách phường. Theo quy định thì các khoản thu ngân sách phường được hưởng theo tỷ lệ phần trăm(%) phân chia giữa các cấp ngân sách bao gồm:
- 20% thuế tài nguyên các Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- 5% thuế tài nguyên Doanh nghiệp Nhà nước cấp Quận đóng trên địa bàn phường nộp.
- 50% thuế tài nguyên thu từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn phường.
- 50% thuế nhà đất trên địa bàn phường
- 70% thuế sử dụng đất nông nghiệp
- 20% thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các mặt hàng bài lá, vàng mã và các dịch vụ kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn phường.
Tại Quận Hai Bà Trưng, các phường được hưởng số thu theo tỷ lệ điều tiết từ các khoản thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc quy định số thu hưởng theo tỷ lệ điều tiết như trên đã góp phần tăng thu ngân sách phường, các phường có thể chủ động hơn trong hoạt động thu chi của mình. Cụ thể năm 2000 số thu ngân sách phường hưởng theo tỷ lệ điều tiết đạt 3398 triệu đồng, chiếm 16% tổng thu ngân sách phường; năm 1999 số thu là 3545 triệu đồng, chiếm 20% so với tổng thu ngân sách phường.
Biểu 4: Tổng hợp thu ngân sách phườngCác khoản thu ngân sách phường hưởng theo tỉ lệ điều tiết
Nội dung thu
1998
1999
2000
Số thu
Tỉ trọng(%)
Số thu
Tỉ trọng(%)
Kế hoạch
Thực hiện
Số thu
Tỉ trọng(%)
Số thu
Tỉ trọng(%)
Tổng thu NS phường hưởng theo tỉ lệ điều tiết
-
-
3.545
100
3.044
100
3.398
100
1. Thuế nhà đất
-
-
3.427
97
2.984
80
3.213
95
2. Thuế nông nghiệp
-
-
56
1,5
60
20
78
2
3. Thuế TTĐB
-
-
62
1,5
-
-
107
3
(Nguồn: Phòng tài chính vật giá quận Hai Bà Trưng)
Trong ba khoản thu(thu thuế sủ dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất và thuế tiêu thụ đặc biệt), khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất với số thu cao nhất là thuế nhà đất. Số thu này đều chiếm một tỷ trong tương đối lớn tên tất cả các phường thuộc địa bàn Quận, đặc biệt là các phường có diện tích rộng lớn với dân cư đông. Trong khi tỷ trọng khoản thu thuế nhà đất thường chiếm trên dưới 95% tổng thu ngân sách phường hưởng theo tỷ lệ điều tiết thì những khoản thu khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Khoản thu thuế sư dụng đất nông nghiệp chỉ chiếm 1,5% năm 1999 và 3% năm 2000 so vơi tổng thu ngân sách phường hưởng theo tỷ lệ điều tiết. Còn khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng tương tự như vậy, mặc dù số thu cũng như tỉ trọng có tăng nhưng không đáng kể.
Khoản thu thuế nhà đất là khoản thu tương đối ổn định. Tuy mới thực hiện phân cấp thu từ năm 1999 nhưng ngay trong năm đầu tiên đã đạt 3427 triệu đồng, chiếm 97% tổng số thu ngân sách phường hưởng theo tỉ lệ điều tiết, vượt trên cả năm 2000 với số thu là 3213 triệu đồng, chiếm 95% tổng số thu ngân sách phường hưởng theo tỉ lệ điều tiết. Mặc dù tính chất của khoản thu là tương đối ổn định song để quản lý thu có hiệu quả cần phải có những biện pháp cụ thể và tích cực. Trong đó, việc nắm vững và quản lý tốt số hộ dân trên địa bàn, số hộ di cư và nhập cư là điều quan trọng nhất. Những phường như Đồng Tâm, Vĩnh Tuy, Thanh Nhàn là những phường quản lý số thu thuế nhà đất rất tốt với số thực hiện thu cao.
Phường Vĩnh Tuy và phường Đồng Tâm là những phường điển hình trong công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán các khoản thu thuế nhà đất. Ưu điểm của những phường này là diện tích rộng lớn với số dân đông, vì thế số thu thuế nhà đất cao hơn các phường khác ở Quận. Để quản lý thực hiện thu tốt, liên tục hoàn thành dự toán, phường Vĩnh Tuy đã có những biện pháp bổ trợ rất tích cực. Phường đã bám sát những hướng dẫn cử cơ quan tài chính cấp trên trong thực hiện thu và số điều tiết giữa các cấp ngân sách. Khi thực hiện thu, phường đã quản lý chặt chẽ diện tích đất ở sử dụngcủa các hộ dân cư và các cá nhân thông qua sổ sách theo dõi, vì thế có thể nắm chắc được số thu, đạt kết quả sát với dự toán. Đây là một hình thức quản lý chặt chẽ đối vơi số thu thuế nhà đất của các phường, góp phần tăng thu ngân sách phường.
Đối với số thu thuế tiêu thụ đặc biệt ngân sách phường hưởng chỉ đánh trên các mặt hàng kinh doanh bài lá, vàng mã, karaoke... và sẽ theo dõi hạch toán khi có khoản phát sinh, không có số dự toán cho khoản thu này. Đây là những khoản thu phát sinh không đồng đều giữa các khu vực, có những phường có thu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng cũng có những phường không có khoản thu này, điều này dẫn đến số thu thuế tiêu thụ đặc biệt không cao, chiếm tỷ trọng nhỏ(từ 1,5 đến 3% tổng số thu ngân sách phường hưởng theo tỷ lệ điều tiết). Những phường có số thu thuế tiêu thụ đặc biệt cao hầu như thuộc những địa bàn phát triển mạnh các hình thức kinh doanh karaoke trên địa bàn phường như phường Thanh Lương, Bùi Thị Xuân...Điển hình trong công tác thực hiện thu đối với số thu này là phường Bùi Thị Xuân(thu đạt hơn 25 triệu đồng). Địa bàn phường có khoảng hơn 135 nhà hàng kinh doanh vũ trường, dịch vụ karaoke lớn nhỏ và số thu từ hoạt động này chiếm khoảng gần 90% tổng số thu thuế tiêu thụ đặc biệt trên địa bàn phường. Để quản lý tốt được các khoản thu này, chính quyền phường phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu trên địa bàn và các cơ quan có chức năng khác. Cụ thể, phường Bùi Thị Xuân đã có nhiều hoạt động phối hợp giữa tổ thu thuế của phường với các lực lượng công an quản lý khu vực kinh doanh này, từ đó có biện pháp nhằm quản lý tốt số thu đồng thời bảo đảm trật tự an ninh trên địa bàn.
Tuy nhiên đa số các phường không tính toán đầy đủ các khoản thu về thuế tiêu thụ đặc biệt vào những mặt hàng bài lá, vàng mã, karaoke...vì vậy không có đủ căn cứ để giao dự toán các khoản thu này cho ngân sách phường. Thực tế này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quản lý các khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt, gây thất thu cho NSNN.
1.2.3. Các khoản thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên
Thông tư 01/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 04/01/1999 đã quy định khoản thủ trợ cấp từ ngân sách cấp trên bao gồm: Thu trợ cấp để cân đối ngân sách và thu bổ sung có mục tiêu. Khoản thu trợ cấp để cân đối ngân sách là khoản trợ cấp của ngân sách Quận cho ngân sách phường và đều đặn hàng năm. Riêng khoản thu bổ sung có mục tiêu chỉ dành cho các chương trình mục tiêu đặc biệt của phường, Quận và Thành phố. Đây là khoản thu có tính chất quan trọng đối với số thu ngân sách phường, có số thu này sẽ giúp cho có phường chủ động hơn trong hoạt động của một cấp ngân sách.
Biểu 5: Tổng hợp thu ngân sách phườngCác khoản thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên
Nội dung thu
1998
1999
2000
Số thu
Tỉ trọng(%)
Số thu
Tỉ trọng(%)
Kế hoạch
Thực hiện
Số thu
Tỉ trọng(%)
Số thu
Tỉ trọng(%)
Thu trợ cấp ngân sách
8.531
100
8.910
100
8.939
100
13.527
100
1. Thu bổ sung để cân đối NS
8.531
100
7.983
90
8.178
91
10.031
74
2. Thu bổ sung có mục tiêu
-
-
927
10
761
9
3.496
26
(Nguồn: Phòng tài chính vật giá quận Hai Bà Trưng)
Số thu trợ cấp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu ngân sách phường. Ngoại trừ năm 1999 số thu này chỉ chiếm 50,4% tổng số thu ngân sách phường thì hai năm 1998 và 2000 số thu trợ cấp đều chiếm trên 60% tổng thu ngân sách phường. Điều này cho thấy sự phụ thuộc của ngân sách phường vào ngân sách cấp trên. Có những phường số thu này chiếm hầu như trên 70% tổng số thu ngân sách phường. Điều này cho thấy sự phụ thuộc của ngân sách phường vào ngân sách cấp trên, số thu của phường không thể đáp ứng nhu cầu chi, thậm chí quá thấp. Cả ba năm đều có khoản trợ cấp ngân sách, thậm chí khoản này ngày càng tăng thêm qua các năm(xem biểu số 5). Năm 1998 thu đạt 8531 triệu đồng, năm 1999 đạt 8910 triệu đồng, năm 2000 đạt 13527 triệu đồng. Số thu bổ sung có mục tiêu cũng tăng mạnh, năm 1999 chỉ chiếm 10% tổng thu trợ cấp ngân sách ngưng đến năm 2000 đã lên tới 3496 triệu đồng, chiếm 20% tổng thu trợ cấp ngân sách.
Số thu trợ cấp ngân sách có tỷ trọng lớn và gần như là khoản thu chính trên tổng thu ngân sách của các phường thuộc Quận Hai Bà Trưng. Ngay cả những phường có số thu ngân sách phường cao thì số thu từ trợ cấp ngân sách vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Biểu 6: Tỷ trọng số thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên và tổng thu ngân sách phường của một số phường tiêu biểu năm 2000.
Đơn vị : triệu đồng
Tên phường
Tổng thu ngânsách phường
Thu trợ cấp ngân sách
Tỷ trọng(%)
Đồng Tâm
1161,3
631
54
Quỳnh Mai
1011,0
586,2
56
Vĩnh Tuy
1472,0
896
61
Đồng Nhân
691,4
487
70
Quỳnh Lôi
697,0
481,3
69
Bách Khoa
765,0
549
72
(Nguồn: Phòng Tài chính-Vật giá Quận Hai Bà Trưng )
Năm 2000, phường Vĩnh Tuy có số thu ngân sách phường là 1472 triệu đồng, cao nhất trong 25 phường thuộc Quận Hai Bà Trưng nhưng trong đó số thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên là 896 triệu đồng, chiếm 61% tổng thu. Các phường như Đồng Tâm, Quỳnh Mai đều có số thu ngân sách phường rất cao nhưng số thu trợ cấp đều trên 50% tổng thu ngân sách phường.
Các phường có số tu ngân sách phường thấp, khoản thu trợ cấp đều chiếm tỷ trọng lớn từ 69-70% tổng thu ngân sách phường. Phường Đồng Nhân thu trợ cấp là 487 triệu đồng, chiếm 70% tổng thu ngân sách phường; phường Quỳnh Lôi chiếm 69%, phường Bách Khoa chiếm 72%.
Việc trợ cấp từ ngân sách cấp trên giúp cho các phường có thể cân đối ngân sách, thực hiện các chức năng của mình. Tuy vậy nếu số thu trợ cấp ngân sách cấp trên vẫn còn cao thì sự chủ động của phường để tổ chức thu sẽ kém hơn, đẫn đến tình trạng ỷ lại vào ngân sách cấp trên. Từ thực trạng đó, các cấp chính quyền và các cấp ngân sách cần phải thực hiện tổng thể một loạt các biện pháp cả về thu và chi để nhằm tăng thu, giảm chi, giảm bớt sự phụ thuộc của các phường, nâng cao tính chủ động trong quản lý ngân sách.
2. Tình hình quản lý chi ngân sách phường.
2.1. Tổng quan về chi ngân sách phường.
Theo Quyết định 25/UB của UBND Thành phố Hà Nội ban hành ngày 22/04/1999 nội dung chi ngân sách phường chỉ bao gồm chi thường xuyên. Khoản chi thường xuyên này được sử dụng để đảm bảo hoạt động thường xuyên của chính quyền Nhà nước ở địa phương cũng như giúp cho chính quyền Nhà nước ở địa phương thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.
Biểu 7: Tổng hợp chi ngân sách phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
Nội dung chi
1998
1999
2000
Số chi
Tỉ trọng(%)
Số chi
Tỉ trọng(%)
Số chi
Tỉ trọng(%)
Tổng chi
13.698
100
16.189
100
19.180
100
1. Lương + PC + BH + CĐ
1.960
14,31
2.704
16,7
2.877
15
2. Tổ dân phố
1.574
11,49
1.684
10,4
1.822
9,5
3. Dân nghèo, chính sách xã hội
479
3,5
453
2,8
595
3,1
4. Y tế
-
-
486
3,0
-
-
5. Đảng
1.085
7,92
1.408
8,7
1.208
6,3
6. Đoàn thể, hiệp hội đoàn thể
507
3,7
583
3,6
633
3,3
7. Chi thường xuyên khác
8.093
59,08
8.871
54,8
12.045
62,8
(Nguồn: Phòng tài chính vật giá quận Hai Bà Trưng)
Quyết định 25UB cũng quy định áp dụng hình thức chi duy nhất là lệnh chi (tiền mặt và chuyển khoản) thực hiện theo nguyên tắc chi phải có dự toán, có mục tiêu rõ ràng đảm bảo cân đối giữa khả năng và nhu cầu trong quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước và đặc biệt là phải tiết kiệm, có hiệu quả.
Thực hiện chủ trương của UBND Thành phố giao cho, tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước cấp phường ở Quận Hai Bà Trưng trong những năm qua đã có những biến chuyển tích cực. Do tính chất cân đối giữa thu và chi nên số chi NSNN trong ba năm 1998,1999,2000 cũng tăng dần với tốc độ cao (xem biểu số 7)
Nếu như năm 1998, tổng chi ngân sách phường là 13698 triệu đồng thì đến năm 1999 tổng chi là 16189 triệu đồng, tăng 18%; năm 2000 chi đạt 19180 triệu đồng tăng 18% so với năm 1999.
Trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng có 25 phường với tổng mức chi năm 2000 là 19180 triệu đồng thì mức chi trung bình một phường là 767 triệu đồng, vượt xa định mức chi thường xuyên (450 triệu đồng) mà UBND Thành phố quy định trong Quyết định 25/1999. Mặc dù định mức chi này chỉ có ý nghĩa như là một cơ sở để ngân sách phường lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách hàng năm nhưng điều này cũng cho thấy mức chi tiêu ngân sách của các phường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng là khá lớn.
Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu từng khoản chi trong tổng chi ngân sách phường của các phường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng.
2.2. Nội dung và cơ cấu chi tiêu ngân sách phường.
Nội dung chi thường xuyên của các phường gồm có các khoản chủ yếu sau:
- Chi cho lương + phụ cấp + bảo hiểm + công đoàn.
- Chi cho hoạt động của tổ dân phố.
- Chi cho chính sách xã hội.
- Chi cho sự nghiệp y tế
- Chi kinh phí Đảng
- Chi hoạt động đoàn thể.
- Chi thường xuyên các hoạt động khác.
* Chi về lương + phụ cấp + bảo hiểm + công đoàn gọi chung là lương.
Ngày 23/1/1998 Chính phủ đã ra nghị định số 09/1998/NĐ-CP quy định mức sinh hoạt phí đối với cán bộ phường. Sau Nghị định 09 được ban hành thì có một loạt các văn bản đi kèm hướng dẫn về việc trả lương cho cán bộ phường. Theo quy định nguồn kinh phí trả sinh hoạt phí, hoạt động phí, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm, công đoàn, .... do ngân sách phường chi trả. Nhìn vào biểu số liệu số 7, ta có thể dễ dàng nhận thấy chi phí trả lương ngày càng tăng, cụ thể là năm 1998 chi phí trả lương là 1960 triệu đồng, năm 1999 là 2704 triệu đồng, năm 2000 là 2877 triệu đồng. Tuy vậy, tỷ trọng của chi phí trả lương luôn xấp xỉ mức 15% trong tổng chi ngân sách phường.
Tuỳ vào đặc điểm từng phường, tuỳ vào tính chất công việc, tính phức của từng địa bàn mà số cán bộ cũng như nhân viên của phường là không giống nhau giữa các phường, từ đó quy định chi phí về lương cũng khác nhau giữa các phường. Phường Đồng tâm là phường có mức chi lương là lớn nhất trong toàn Quận. Năm 1998 mức chi lương của phường là 135 triệu đồng, năm 1999 là 133 triệu đồng và năm 2000 là 170 triệu đồng. Đây cũng là phường có dân cư đông đúc, điều kiện kinh tế xã hội phát triển vì vậy việc quản lý cũng đòi hỏi nhiều cán bộ hơn. Tuy vậy phường Đồng Tâm cũng là phường đóng góp nhiều nhất cho ngân sách phường với số thu luôn vượt trên mức chi.
Có thể nói, trong việc quản lý và điều hành chính quyền Nhà Nước cấp phường, chính sách đãi ngộ bằng ciệc trả công xứng đáng với phần công sức họ đã bỏ ra sẽ góp phần thúc đẩy, kích thích cán bộ và đội ngũ nhân viên của phường tích cực hơn, tận tâm hơn hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho.
* Chi cho hoạt động tổ dân phố.
Tổ dân phố là đơn vị nhỏ hơn cấp phường, chịu sự quản lý trực tiếp của phường. Việc phân chia các phường thành tổ dân phố giúp cho phương fquản lý tốt hơntình hình kinh tế xã hội của từng khu vực trên địa ban phường. Chính vì vậy vai trò của tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố là rất quan trọng. Họ chính là những người tập hợp ý kiến đóng góp của nhân dẩntong phường về các vấn đề trên địa bàn rồi sau đó phản ánh kịp thời cho phường giải quyết. Tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố hỗ trợ đắc lực cho phường trong công tác giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn. Chi ngân sách cho hoạt động của tổ dân phố là cần thiết mhằm khuyến khích, động viên sự tích cực của tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố. Năm 1998 mức chi cho tổ dân phố là 1574 triệu đồng, năm 1999 đạt 1684 triệu đồng, tăng 7% so với năm 1998; năm 2000 mức chi đạt 1822 triệu đồng tăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0177.doc