Lời mở đầu
Chương I: Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường và cơ chế tài chính của NHTM.
I.Các hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm và đặc trưng của NHTM
2. Chức năng và vai trò của NHTM
3. Một số nghiệp vụ cơ bản của NHTM
3.1. Nghiệp vụ tài sản Nợ
3.1.1. Vốn tự có
3.1.2. Vốn huy động
3.1.3. Vốn đi vay
3.2. Nghiệp vụ tài sản có
3.2.1. Nghiệp vũ ngân quỹ
3.2.2. Nghiệp vụ tín dụng
3.2.3. Nghiệp vụ đầu tư tài chính
3.2.4. Các nghiệp vụ kinh doanh khác
II. Cơ chế tài chính của NHTM
1. Cơ chế tài chính của NHTM
2. Các khoản thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM
2.1. Các khoản thu nhập của NHTM
2.2. Các khoản chi phí của NHTM
2.3. Kết quả kinh doanh của NHTM
Chương II: Thực trạng thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của HSC
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại ngân hàng kĩ thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán doanh thu – chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM ngoài các tài khoản trên còn sử dụng một số tài khoản liên quan :
Tài khoản tiền lãi cộng dồn dự thu.
Tài khoản dự phòng giảm giá chứng khoán.
Tài khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Tài khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Tài khoản chi phí chờ phân bổ,
V.v…..
Chương II
Tình hình thu nhập – chi phí và kết quả kinh doanh của Techcombank
I. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam:
1.Hoàn cảnh ra đời
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - tên giao dịch quốc tế là : Vietnam Tchnolgical and Commercial Joint stock Bank- Techcombank( viết tắt là TCB) ra đời ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép số 0040/NH-GP cấp ngày 6 tháng 8 năm 1993 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, được chia thành 4000 cố phiếu, mỗi cổ phiếu có mệnh giá 5 triệu đồng.
Cổ đông lớn nhất của ngân hàng – hãng Hàng không Việt Nam với tổng số vốn góp là 6 tỷ đồng. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty da giầy, Tổng công ty Dệt may... và một số cá nhân.
Sau 10 năm hoạt động, trong bối cảnh ngày càng khó khăn của nền kinh tế, TCB vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Hiện nay TCB đã có vốn điều lệ lên đến 117.87 tỷ đồng và tổng tài sản lên đến 4097 tỷ. TCB ngày càng trở nên quen thuộc với công chúng và các khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kĩ thuật , công nghệ, thương mại, dịch vụ. Đặc biệt TCB đã thiết lập được quan hệ với những đối tác vững chắc, những tổ chức tài chính - tín dụng lớn trong và ngoài nước.
Mạng lưới hoạt động của TCB gồn Hội sở chính đặt tại 15 Đào Duy Từ – Hà Nội, 9 chin nhánh gồm: các chi nhánh tại Hà Nội (Techcombank Thăng Long, Techcombank Hoàn Kiếm, Techcombank Chương Dương, Techcombank Đống Đa), các chi nhánh tại Đà Nẵng( Techcombank Đà Nẵng, Techcombank Thanh Khê), chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh thành phố Hồ CHí Minh (Techcombank Hồ Chí Minh, Techcombank Tân Bình) và 4 phòng giao dịch tại Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, dự kiến TCB sẽ nâng cấp phòng giao dịch và mở rọng phạm vi hoạt động ra các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hà Tây...
Là một ngân hàng đô thị thương mại đa năng, TCB sẽ cung ứng phong phú và đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như các dịch vụ mới với công nghệ hiện đại.
Phương châm hoạt động của TCB là “ Techcombank chăm lo để bạn thành công”
2.Điều kiện hoạt động
Với số vốn điều lệ chỉ hơn 117 tỷ, lại hoạt động trong một lĩnh vực luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt nên TCB cũng vướng phải rào cản, gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng TCB cũng có nhiều lợi thế và cơ hội để phát triển. Sau đây là một vài nhân tố liên quan đến môi trường hoạt động của TCB:
*Thuận lợi: Những kết quả hiện nay của TCB không chỉ có được nhờ sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên mà còn nhờ những thuận lợi nhất định trong điều kiện kinh tế.
-Nhân tố khách quan
- TCB ra đời vào năm 1993 khi loại hình ngân hàng thương mại cổ phần đã ít nhiều quen thuộc với đại bộ phận dân cư do đó TCB có cơ hội để phát triển khai thách các hoạt động tiếp thị khách hàng, thu hút khách hàng và phát triển.
- Khi có sự thoả thuận của Ngân hàng Nhà Nước và IMF/WB về việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng TMCP, số lượng ngân hàng cổ phần có xu hướng giảm xuống, mooyj vài ngan hàng cổ phần khách gặp khó khăn nên tạp trung giải quyết những vấn đề nội bộ, ít hướng tới mở rộng thị trường, các văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài gặp khó khăn với chính quyền sở tại nên thận trọng hơn trong việc mở rộng kinh doanh ở Việt Nam. Tất cả những yếu tố trên mở cho TCB một môi trường thuận lợi cả về khách hàng và địa bàn.
- Chính phủ và NHNN đã ban hành pháp lệnh về thương phiếu, những quy định về cho vay, kinh doanh ngoại tệ.... để tạo môi trường pháp lý linh hoạt cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Với những cơ sở pháp lý cụ thể và linh hoạt đó, TCB có thể dễ dàng hơn trong quan hệ với các đối tác nước ngoài và xử lý các tình huống rắc rối có thể gặp phải trong kinh doanh.
- Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực, số lượng các dự án đầu tư tăng lên tạo cơ hội cho các ngân hàng tăng số dư nợ tín dụng.
- Quy mô thị trường tài chính đang được phát triển theo chiều sâu với việc các dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên quen thuộc và cần thiết với dân chúng và toàn xã hội.
- Các dòng vốn đầu tư dài hạn nước ngoài, đặc biệt là dòng vốn tư nhân đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Bên cạnh những nhân tố khách quan tạo ra sự thuận lợi cho TCB, ngân hàng còn có một số lợi thế riêng được coi là những nhân tố chủ quan mang đến cho TCB nhiều thành quả.
-Nhân tố chủ quan ( hay là những lợi thé của TCB)
TCB là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ giao thông vận tải... nhằm phát triển sản xuất lưu thông và ổn định tiền tệ. Trong 10 năm qua, TCB đã tạo được uy tín nhất định trong giới doanh nghiệp và là một trong số ít ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động có hiệu quả trong điều kiện khó khăn chung của ngành. Ngoài những thuận lợi và khó khăn chung của ngành mà bất kì ngân hàng nào cũng có thể gặp phải, TCB còn có những lợi thế riêng. Cụ thể như sau:
- Lợi thế về địa bàn hoạt động: TCB có địa bàn ở cả 3 miền là trung tâm lớn của cả nước là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
- Lợi thế về cơ cấu khách hàng: Tương ứng với phạm vi hoạt động, khách hàng của TCB bao gồm đủ các thành phần kinh tế như doanh nghiệp Nhà Nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và cá nhân. Vì vậy TCB có điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn và mở rộng các hình thức dịch vụ phụ trợ cho những dịch vụ chính để phục vụ đông đảo khách hàng. Tuy nhiên, cần có một kế hoạch tiếp xúc khách hàng cụ thể để lôi kéo khách hàng, đưa khách hàng đến với ngân hàng.
- Lợi thế về nhân sự: Với tinh thần của một ngân hàng thương mại -kỹ thương, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của TCB có một đặc trưng riêng: đa số thành viên trong HĐQT đều tốt nghiệp một trường Đại học thuộc chuyên ngành kỹ thuật sau đó mới học tiếp về nghiệp vụ ngân hàng, số cán bộ còn lại của TCB đa số được đào tạo chính quy về chuyên ngành kinh tế, ngân hàng tại các trường HVNH, KTQD, Tài Chính Kế Toán, Ngoại thương... Hơn nữa, đa phần là cán bộ trẻ, năng động, sẵn sàng đảm nhận mọi công việc được giao và có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành những công việc đó. Sự trẻ trung đã mang lại cho đội ngũ cán bộ tính sáng tạo trong công tác cũng như cho họ điều kiện tiếp thu công nghệ mới, góp phần hiện đại hoá quy trình nghiệp vụ của TCB.
- Lợi thế về cơ cấu tổ chức: (Bảng 1) TCB là một ngân hàng cổ phần, hoạt động theo mô hình quản lý tập trung có phân cấp đến các chi nhánh, các phòng giao dịch với bộ máy quản lý gọn nhẹ, trực tuyến bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành, các phòng ban, chi nhánh trực tiếp, thực hiện các nghiệp vụ, kinh doanh trong phạm vi, thẩm quyền do Tổng Giám Đốc giao. Các phòng chức năng tại hội sở, ngoài nhiêm vụ kinh doanh trực tiếp còn có chức năng theo dõi và chỉ đạo các chi nhánh trong phạm vi quyền hạn của mình. Hiện nay tại hội sở có 15 phòng ban. Nhìn chung, mỗi phòng ban có cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều hoạt động theo định hướng chung của ngân hàng nên có sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các phòng.
Thuận lợi có nhiều như vậy nhưng trong quá trình hoạt động TCB cũng gặp những khó khăn về môi trường hoạt động cũng như nội bộ ngân hàng do đó còn bộc lộ nhiều hạn chế.
*Khó khăn
- Sức ép về tỉ lệ vốn an toàn tối thiểu 8%, theo quy định của NHNN làm giảm phần nào sự tăng trưởng về tài sản của TCB do quy mô vốn điều lệ nhỏ.
- Sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các ngân hàng TMQD, NHTCMP cũng đang trong quá trình cơ cấu mạnh mẽ, thực hiện những chương trình cải cách, hiện đại hoá toàn diện.
- Sự hội nhập quốc tế nhanh chóng gây áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước do sự tràn vào của ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động theo chính sách tự do hoá dần dần khu vực tài chính theo các cam kết quốc tế của Việt Nam. Các tổ chức tài chính mới đang được hình thành tham gia chia sẻ thị trường ngày càng nhiều.
- Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, tạo thêm một kênh huy động vốn lớn, cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng thương mại. Sự đan chéo các sản phẩm ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư và bảo hiểm đang được mở rộng phạm vi và quy mô cạnh tranh lên rất nhiều lần.
- Cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động nên khó khăn trong việc thu hút và giữ những người có năng lực, trình độ cao, yếu tố chính đảm bảo cho ngân hàng có được thế cạnh tranh lâu dài.
Bên cạnh những khó khăn mang tính khách quan kể trên, TCB còn gặp phải một số khó khăn mang tính chủ quan đó là những yếu kém trong công tác điều hành trong nội bộ tổ chức của TCB.
- Thứ nhất,, khách hàng của TCB chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Cờu trúc khách hàng thiếu định hướng, dàn trải , gặp đâu làm đó, không có sự chọn thị trường mục tiêu một cách cụ thể. Hiện tại ngân hàng đang chuyển dịch cơ cấu khách hàng phù hợp với các mục tiêu đề ra kết hợp với việc phát triển sản phẩm mới và phù hợp với quy mô của ngân hàng.
- Thứ hai là khó khăn trong việc thống nhất mục tiêu phát triển của ngân hàng trong các cổ đông: một số cổ đông tham gia ngân hàng một cách ngẫu nhiên, một số khác nhắm vào việc sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khác của mình, vì thế vẫn còn có cổ đông không muốn xây dựng ngân hàng vững mạnh và hy vọng thu lợi lâu dài từ ngân hàng.
- Thứ ba là vấn đề công nghệ, chương trình kế toán hiện đang được sử dụng là SIBA không đáp ứng đáp ứng các tiêu chuẩn về hoạt động ngân hàng, quy trình kinh doanh có mức độ tự động hoá thấp dẫn đến giảm hiệu quả và tăng rủi ro do lỗi của người làm gây ra. Hiện nay TCB đang triển khai ứng dụng phần mềm quản trị ngân hàng Globus, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, nhằm phát triển và cung cấp các dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao.
Tóm lại hoạt động kinh doanh của TCB chịu tác động của cả yếu tố khách quan và chủ quan, có cả khó khăn và thuận lợi nhưng vượt lên trên những khó khăn đó TCB đã đạt được nhũng kết quả đáng khích lệ.
3.Cơ cấu tổ chức của Techcombank
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức TCB
ĐạI HộI Cổ ĐÔNG
Ban kiểm soát
Hội đồng tín dụng
Ban Tổng giám đốc
Uỷ ban kiểm soát rủi ro
Hội đồng Quản trị
Ban quản lý TS nợ - TS có
Kiểm soát nội bộ
Quản lý nguồn vốn, giao dịch tiền tệ và ngoại hối
Kế hoạch tổng hợp và quản trị rủi ro
Nhân sự
Văn phòng
Thông tin điện toán
Tài chính kế toán
Quản lý tín dụng
Quan hệ đối ngoại và Marketing
TCB HCM
TCB Đà Nẵng
TCB Hải Phòng
TCB Hoàn Kiếm
TCB Thăng Long
TCB Chương Dương
S ở giao dich
- TCB TB
- TCB TK
- TCB Đống ĐA
- - PDG Tô Hiệu
- Dịch vụ NHDN
- PGD TL
- Phòng gd số 3
- Phòng gd số 1
- Giao dịch và kho quỹ
- Dịch vụ NH bán lẻ
- Dịch vụ NHDN vừa và nhỏ
II.Tình hình kinh doanh của Hội Sở Chính NHKT
Trong thời gian qua HSC đã có những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc phát triển và chăm sóc khách hàng. Hội sở có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước , có hệ thống Techcombank trên khắp đất nước , có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nhiệt tình ,năng động và sáng tạo , luôn đặt lợi ích của cá nhân trong lợi ích của Ngân hàng.Với những ưu điểm trên , Hội sở đã đạt được các kết quả đáng khích lệ , thể hiện ở các mặt hoạt động sau:
-Nghiệp vụ huy động vốn
Đối với một ngân hàng hay một doanh nghiệp , các yếu tố đầu vào và đầu ra có tác động chính đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đối tượng kinh doanh là tiền tệ, huy động vốn chính là đầu vào của một ngân hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội , khả năng thu hút được khách hàng như thế nào một phần chủ yếu là do công tác huy động vốn quyết định .
Với việc mở rộng mạng lưới Techcombank khắp đất nước , đẩy mạnh hoạt động PR và Marketing , với mức lãi suất hợp lí cho các loại tiền gửi , luôn đưa ra các sản phẩm mới đảm bảo khả năng cạnh tranh, Ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn lớn , thể hiện sự phát triẻn ngày càng vững chắc trong hoạt động quản lí và kinh doanh của ngân hàng . Cụ thể:
Bảng 1: Tình hình biến động nguồn vốn huy động qua các năm
Đơn vị : Triệu Đồng
Chỉ tiêu
Nguồn vốn
huy động
Chênh lệch
tuyệt đối
Chênh lệch
tương đối (%)
2000
998,51
-
2001
1335,506
336,996
33,75
2002
1849,25
513,74
38,47
2003
2542,72
693,47
37,50
( Nguồn:Báo cáo tổng hợp của phòng nguồn vốn từ 2000-2003 )
Qua số liệu trên ta thấy : nhìn chung mức độ huy động vốn của HSC tăng nhanh qua các năm . Năm 2001 tăng 336,996 tỷ so với năm 2000 , tương đương với tỷ lệ 33,75% . Năm 2002 tăng 513,74 tỷ so với 2001 , tương đương với tỷ lệ tăng 38,47% .So với năm 2002, năm 2003 tổng số vốn mà Techconbank huy động được là 2542,72 tỷ tương ứng với 37,5%.Với mức tăng trưởng nhanh chứng tỏ Ngân hàng đã phát huy được khả năng của mình trong việc thu hút vốn nhàn rỗi của nền kinh tế.
Tính đến 31/12/2003, tổng tài sản của Techcombank đạt 4933,09 tỷ tăng so với 31/12/2002 là 823,27 tỷ, tương đương với 21,51%. Hết quý 1/2004, tổng tài sản đạt 1544,18 tỷ. Thị phần huy động vốn trên địa bàn vẫn được giữ vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Kết quả huy động vốn năm 2003 so với các năm như sau:
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2003
Biến động
so với đầu năm
Tổng nguồn vốn huy động
2542,72
693,47
1. Tổng huy động dân cư
748,08
148,26
2. Tiền gửi các TCKT
1794,64
500,21
Bảng 2: Số liệu vốn huy động
( Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2003 của phòng nguồn vốn )
Tổng nguồn vốn huy động từ các loại tiền gửi đạt 2542,72 tỷ ( không tính huy động khác ) tăng 693,47 tỷ so với đầu năm (37,5%). Trong đó huy động từ dân cư tăng 148,26 tỷ , huy động từ TCKT tăng 500,21 tỷ so với đầu năm.
Tính đến hết quý 1/2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 2733,42 tỷ tăng 190,70 tỷ so với cuối năm truớc, tăng 7,51% chủ yếu là tăng từ tiền gửi huy động từ dân cư do Techcombank mở rộng thêm các điẻm huy động mới và tăng cường các hoạt động quảng cáo , đồng thời không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với từng cán bộ của ngân hàng
- Công tác tín dụng
Sử dụng nguồn vốn là nghiệp vụ tạo ra thu hập cho hầu hết các NHTM, đặc biệt là nghiệp vụ Tín Dụng ,đây là nghiệp vụ truỳen thống của NHTM VN. Trong những năm gần đây tình hình Kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn đã tác động đến hoạt động Tín Dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên Techcombank đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực, tăng cuờng các sản phẩm dịch vụ mới cung ứng cho khách hàng như phát hành Thẻ Fast access-connect…, không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm cũ nên công tác Tín dụng có những chuyển biến tốt, thể hiện :
Bảng 3: Tình hình Tín dụng của Techcombank năm 2003
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2003
Tăng giảm
So với 2002
Tỷ trọng trong dư nợ
2002
2003
Tổng dư nợ Tín dụng
2725,9
622,6
1. Vay ngắn hạn
2063,1
476,1
75,5%
75,69%
2. Vay trung dài hạn
622,8
146,8
24,5%
24,31%
( Nguồn:Báo cáo tổng kết năm 2003 )
Qua số liệu ở bảng trên ta rút ra các nhận xét :
Tổng dư nợ tín dụng đạt 2725,9 tỷ tăng 622,6 tỷ so với năm 2002.
Tín dụng ngắn hạn đạt 2063,1 tỷ , tăng 476,1 tỷ so với cuối năm 2002.Tín dụng ngắn hạn tăng nhiều hơn so với tỷ trọng tăng dư nợ tín dụng Điều này giúp ngân hàng sử dụng tốt hơn nguồn vốn huy động được .
Tín dụng trung dài hạn đạt 622,8 tỷ đồng chiếm 24,31% trong tổng dư nợ
Nếu phân dư nợ theo thành phần kinh tế thì :
Bảng 4: tổng dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
%
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
Tổng dư nợ
100
1424,73
100
2103,30
100
2527,9
DN tư nhân, công ty Cổ Phần TNHH
44,73
637,28
55,57
1168,8
58,57
1480,59
Khu vực Kinh tế Nhà nước
23,60
336,27
12,30
258,7
8,23
208,04
Cá nhân, Hộ gia đình
20,20
287,8
18,57
390,58
20,57
519,99
Đồng tài trợ, uỷ thác
7,57
107,85
9,82
206,54
8,83
223,21
DN có vốn đầu tư nước ngoài
3,90
55,56
3,74
78,66
3,8
96,06
Nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ theo thành phần kinh tế dần có sự chuyển biến. Vì mục tiêu của Techcombank là nhắm vào những khách hàng có quy mô vừa và nhỏ nên cơ cấu của các thành phần kinh tế trong tổng dư nợ cũng có nhiều chuyển biến. Năm 2003, tổng dư nợ của ngân hàng là 2527,9 tỷ đồng. Trong đó dư nợ đối với thành phần DN tư nhân, Công ty cổ phần, TNHH tăng lên là 58,57% so với 2002 với số tiền là1480,59, tăng 239,79 tỷ đồng. Khu vực Kinh tế nhà nước tiếp tục giảm, cụ thể 2003 là 208,04 tỷ giảm 50,66 tỷ đồng so với 2002. Thành phần Cá nhân, Hộ gia đình có dư nợ chiếm 20,57% tổng dư nợ tín dụng , tăng 129,41 tỷ so với 2002. Đồng tài trợ ,uỷ thác tăng 16,67 tỷ so với 2002. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng dư nợ là 17,4 tỷ so với 2002, tương đương với tỷ lệ tăng là 3,8%.
Kiểm soát chất lượng Tín dụng luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Techcombank trong năm 2003. Ban điều hành đã xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng Tín dụng trên toàn hệ thống và đi vào hoạt động nề nếp. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các khoản vay được thực hiện hàng tháng tại các chi nhánh và tại phòng quản lý Tín dụng HSC, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh tới từng khoản vay, từng cán bộ. Hệ thống tái thẩm định và phân tích rủi ro Tín dụng đã dần được hình thành tại các đơn vị lớn, tạo ra các kênh phân tích độc lập hỗ trợ cho việc đánh giá của cấp phê duyệt Tín dụng.
Chính vì vậy , công tác thu nợ được triẻn khai theo đúng kế hoạch đã đặt ra, cụ thể :
Tổng số nợ quá hạn từ 2002 về trước :120,4 tỷ
Đã thu hồi : 39,6 tỷ
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
Doanh số cho vay
4648
6077,7
Doanh số thu nợ
4013
5417,5
Bảng 5:Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ
( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003)
Doanh số cho vay của 2003 lớn hơn 2002 là 1391,7 tỷ .
Doanh số thu nợ của 2003 lớn hơn 2002 là 1404, 5 tỷ
Nhìn chung, với tiềm lực và quy mô cũng như khả năng của ngân hàng thì chiến lược nhằm vào các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, các doanh nghiệp có hàm lượng sử dụng dịch vụ ngân hàng cao luôn được chú trọng. Đồng thời ngân hàng đã phát triển mạng lưới tại các vùng trọng điểm của đất nước nhằm tiếp tục mở rộng nền tảng khách hàng dân cư, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuẩn bị bước phát triển mới triển lớn trong những năm tới .
Tóm lại, hoạt động Tín dụng là một hoạt động cực kỳ quan trọng, nó tạo ra phần lớn thu nhập của mỗi NHTM Việt Nam. Việc nghiên cứu hoạt động Tín dụng không chỉ nhằm mục đích nắm được tình hình Tín dụng mà còn giúp cho ta thấy được cơ sở tạo ra thu nhập cho Ngân hàng, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động này phát triển nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
*) Hoạt động kế toán ngân quỹ
Công tác kế toán là mặt vô cùng quan trọng giúp ngân hàng trong việc ghi chép phản ánh, giám sát cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh. HSC luôn xác định phải hạch toán đầy đủ kịp thời đúng chế độ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.
Năm 2003 HSC đã mở gần nghìn tài khoản gồm tài khoản tiền gủi, tài khoản tiền vay, quản lý hơn 10000 sổ tiết kiệm cho khách hàng. Công tác kế toán thanh toán được thục hiện chính xác, quá trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo đúng quy định.
Bộ phận ngân quỹ luôn tuân thủ các quy định về công tác ngân quỹ, tiến hành chi trả nhanh chóng, chính xác cho khách hàng với thái độ nghiêm túc, văn minh, lịch sự. Ngoài ra, NH luôn chấp hành đúng các nguyên tắc ra vào kho, kiểm quỹ hàng ngày, thu chi giao nhận tiền, vận chuyển tiền. Công tác ngân hàng được thực hiện tốt, tuy không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng song dã góp phần quan trọng trọng việc tạo dựng hình ảnh về một ngân hàng với thái độ phục vụ khách hàng rất nhiệt tình, chu đáo.
*) Công tác hiện đại hoá ngân hàng
Tháng 3/2003, sau khi ký hợp đồng với hãng Temenos về việc mua phần mềm Globus và thực hiện giai đoạn quan trọng trong việc tích hợp chương trình Globus vào hệ thống, Techcombank đã chính thức đưa chương trình vào sử dụng tại trung tâm kinh doanh trực thuộc HSC đánh dấu một thời kỳ mới trong hoạt động quản trị và vận hành của Techcombank.
*) Công tác kiểm tra, kiểm soát
Công tác kiểm tra kiểm soát nộ bộ là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh ngân hàng nhất là trong môi trường ngày càng biến động chứa đựng nhiều rủi ro. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán được tiến hành một cách nghiêm túc sẽ giúp ngân hàng đánh giá việc chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ diễn ra hàng ngày như thế nào. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát và các kiểm toán viên nội bộ được bố trí trực thuộc HĐQT. Báo cáo kiểm toán nội bộ được gủi cho Tổng GĐ và Ban kiểm soát thực thuộc HĐQT. Trong năm 2003, các giao dịch tại HSC được kiểm tra mọt cách thường xuyên để đảm bảo phát hiện kịp thời những thiếu sót và mầm mống các rủi ro phát sinh trong thực tế hoạt động.
Đầu năm 2004, HSC đã tiếp công ty kiểm toán Earns & Young và A&C đến ngân hàng kiểm toán với tinh thần hợp tác cao.
*) Các hoạt động khác.
Ngoài 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay thì các mặt hoạt động khác cũng được Techcombank thực hiện tốt.
*) Hoạt động bảo lãnh.
Trong năm 2003, NH dã tiến hành nghiệp vụ cam ket bảo lãnh với doanh số đến cuối năm đạt 888,275 triệu trong đó :
. Bảo lãnh dự thầu: 37,98 tr
. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng : 73,91tr
. Bảo lãnh thanh toán : 40,74 tr
. Cam kết nghiệp vụ L/C trả ngay : 729,54tr
. Cam kết bảo lãnh khác : 6,11tr
Qua những con số trên ta thấy, cam kết trong nghiệp vụ L/C trả ngay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các cam kết bảo lãnh của khách hàng vơi tỷ lệ đạt 82%. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển.
*) Công tác thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế.
- Công tác thanh toán trong nước
Trong năm 2003, tổng doanh thu từ dich vụ trong nước tính đến cuối tháng 12 đạt 5,53 tỷ.
Công tác thanh toán quốc tế
Trong năm 2003, sau một năm Techcombank áp dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu với SWIFT cho hoạt động thanh toán quốc tế và các giao dich bên ngoài tập trung thực hiện qua phòng quan hệ đối ngoại Hội sở ( Trung tâm thanh toán và ngân hàng đại lý ) Techcombank đã đạt 20,47 tỷ với tỷ lệ chuẩn đạt > 98% trong cả năm, thuộc mức cao nhất trong các ngân hàng thương mại vượt xa mức trung bình của nghành là > 65%. Chất lượng điện cao đã làm giảm thời gian xử lý điện tại các NH trung gian, làm cho tiền của khách hàng được ghi có vào TK sớm hơn – nâng cao được sự hài lòng của khách hàng, đồng thời giảm chi phí sửa điện, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.
***) Tình hình thu nhập - chi phí.
1.Tình hình thu nhập và chi phí của NHTMCPKT được thể hiện qua bảng sau:
1.1Tình hình thu nhập của Techcombank
Bảng 6: Tình hình thu nhập của NHTM CP Kỹ Thương.
Chỉ tiêu
2002
2003
So sánh
2003/2002
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối
%
Thu lãi cho vay
208,1
66,78
320,5
68,73
112,4
54,01
Thu lãi tiền gửi
74,1
23,78
103,7
22,24
29,6
39,95
Thu lãi góp vốn mua CP
0,384
0,12
0,539
0,11
0,155
40,36
Thu từ nghiệp vụ BL
2,24
0,72
3,53
0,76
1,29
57,59
Thu phí dịch vụ TT
17,14
5,5
24,9
5,34
7,76
45,3
Thu phí dịch vụ NQ
0,137
0,04
1,1
0,23
0,783
247
Thu từ tham gia TTTT
0,025
0,008
0,023
0,005
- 0,002
-8
Lãi từ kinh doạnh ngoại hối
6,3
2,02
9,6
2,06
3,3
52,4
Thu từ DV uỷ thác, đại lý
0,002
0,0006
0,005
0,001
0,003
150
Thu từ dich vụ khác
2,01
0,64
2,2
0,47
0,19
9,45
Khoản thu nhập bất thường
0,153
0,39
0,2
0,054
0,047
30,7
Tổng thu nhập
311,61
100
466,3
100
154,69
49,64
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2002, 2003)
Nhìn một cách tổng quát ta thấy tổng thu nhập năm 2003 là 466,3 tỷ đồng tăng 154,69 tỷ so với tổng thu nhập năm 2002, tương dương vơi tốc độ tăng là 49,64%. Điều này cho thấy một dấu hiệu của việc tăng trưởng của Techcombank qua các năm.
Hầu hết tất cả các khoản mục đều có sự tăng trưởng cụ thể là:
Cũng như các NHTM khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống của Techcombank vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản thu lãi cho vay năm 2003 là 320,5 tỷ ( 68,73%) tăng 112,4 tỷ so với năm 2002 ( 208,17 tỷ với tỷ trọng là 66,78% ) tương đương với tốc đọ tăng là 54,01%. Đây là cơ cấu thu nhập rất hợp lý khi khoản mục thu từ tín dung luôn chiếm khoảng từ 60% đến 70 % trong tổng thu nhập của ngân hàng. Có được kết quả này là nhờ sự cố gáng nỗ lực của toàn thể ngân hàng trong việc tích cực tiếp cận các khách hang, làm tốt công tác cho vay và thu lãi từ các khoản vay.
Khoản mục mang lai thu nhập lớn thứ hai cho techcombank trong cơ cấu tổng thu nhập là khoản thu từ lãi tiền gửi của Techcombank tại các tổ chức tín dụng khác cụ thể là năm 2002 là 74,1 ( 23,78%) và năm 2003 là 103,7 ( 29,6 %) . Như vậy qua hai năm khoản thu nhập từ lãi tiền gửi của Techcombank đă tăng về số tuuyệt đối là 29,6 tỷ tương đương với tỷ lệ tăng là 39,95%. Điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36953.doc