Đối với chiến lược sản phẩm, các DNVVN tỉnh Đồng Tháp thường bị hạn chế trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài việc thiếu hiểu biết về mặt kỹ thuật, công nghệ mới và không nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, các chủ DNVVN thường không có khả năng mua máy móc thiết bị sản xuất hiện đại. Do đó dẫn đến năng suất thấp, tính độc đáo của sản phẩm không cao. Mặc khác, các sản phẩm của các DNVVN có đặc điểm là yếu tố tư bản vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng và tri thức công nghệ trong sản phẩm không cao, các mặt hàng xuất khẩu các DNVVN trên địa bàn như : gạo, thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ chủ yếu dựa vào yếu tố lao động.
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p chế biến, lĩnh vực mà tỉnh Đồng Tháp có lợi thế là nguồn nguyên liệu dồi dào và rẽ như: thủy sản, lau bóng gạo, xay xát, thủ công mỹ nghệ …Hơn nữa, các doanh nghiệp đã chú ý đầu tư vào ngành thương mại dịch vụ, một ngành mà trước đây ít được quan tâm nhưng hiện nay lợi nhuận thu từ ngành này rất cao nên thu hút được các nhà đầu tư. Đặc biệt các DNVVN tỉnh Đồng Tháp đã đóng góp tích cực vào việc khôi phục các làng nghề truyền thống như: mây tre đan xuất khẩu, chiếu đệm, vật liệu xây dựng, chế biến và một số ngành nghề mới đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Đối với tỉnh Đồng Tháp, làng nghề còn rời rạc, phát huy chưa hết tiềm năng, kỹ xảo kỹ thuật, chưa được tổ chức lại theo cách làm ăn hợp tác tập thể, chủ yếu vẫn là hình thức đơn giản như tổ hợp hay cao hơn là hợp tác xã. Đồng Tháp có một số làng nghề tập trung như: làng nghề mây tre lá ở huyện Cao Lãnh, làng nghề dệt chiếu thảm lát ở Định An-Định yên huyện Lấp Vò, làng nghề nem ở huyện Lai Vung, làng nghề bột ở Sađéc… Các làng nghề nói trên thường tồn tại ở những địa phương có truyền thống lâu đời.Thời gian gần đây, với nhiều lý do khác nhau các làng nghề truyền thống này thường gặp khó khăn về vốn, nguyên vật liệu hoặc sự cạnh tranh với các mặt hàng mới bằng nguyên liệu nhân tạo sản xuất bằng cơ giới hoặc với hàng ngoại nhập.
2.2.3. Về vốn kinh doanh
Sự phát triển mạnh mẽ của các DNVVN đã kéo theo sự gia tăng nguồn vốn huy động để đưa vào sản xuất kinh doanh. Nhưng khó khăn chung hiện nay của các DNVVN ở tỉnh Đồng Tháp là thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, có gần 50% DNVVN ở tỉnh Đồng Tháp có số vốn dưới 0,5 tỷ đồng (xem bảng 6).
Bảng 8: Số lượng DNVVN có vốn dưới 0,5 tỷ đồng
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng DNVVN
Số lượng DNVVN có vốn dưới 0,5 tỷ đồng
Tỷ lệ (%)
- Công ty nhà nước
- Công ty cổ phần
- Công ty TNHH
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tập thể
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
23
22
184
734
40
2
1
2
49
382
18
0
0,12
0,24
4,9
38
1,8
0
1.005
452
45,06
Nguồn: Số liệu điều tra DNVVN của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2007
Hầu hết các DNVVN ở Đồng Tháp ban đầu đều dựa vào nguồn vốn tự có, vốn huy động rất ít. Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra 100 DNVVN cho thấy hầu hết 100% DN đều trả lời sử dụng vốn tự có là chính cho việc tài trợ kinh doanh của mình, các nguồn vốn bằng hình thức đi vay không phải là chủ yếu trong quá trình kinh doanh của mình. Do hầu hết các chủ DN đều dựa vào tiền tích lũy cá nhân của mình, cộng với tiền tích lũy của gia đình và đôi khi của bạn bè, làm nguồn vốn tích lũy ban đầu và để trang trãi cho họat động sản xuất chính của DN.
Về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN: một số lớn DN đã thành công khi vay vốn ngân hàng, có 70 DN cho rằng (khá dễ, tương đối dễ), chiếm tương đương là (35% và 35%) đã vay vốn với thủ tục dễ dàng của ngân hàng, chỉ có 22 DN cho là khó, các mức độ còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp.
Bảng 9: Khả năng tiếp cận với các khoản vay ngân hàng
ĐVT: doanh nghiệp
Mức độ khó khăn để được vay vốn ngân hàng
Doanh nghiệp
Tỷ trọng
(%)
- Rất dễ
3
0,03
- Khá dễ
35
0,35
- Tương đối dễ
35
0,35
- Khó
22
0,22
- Rất khó
5
0,05
Nguồn: Số liệu điều tra 100 DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp năm 2007
- Về mức độ khó khăn chủ yếu để được vay vốn ngân hàng phổ biến nhất là mức vay không đủ đáp ứng yêu cầu, chiếm 39%; ngân hàng thế chấp lớn hơn khả năng của DN, chiếm 17%; thủ tục rườm rà, chiếm 12%; còn hình thức khác chiếm 32%.
2.2.4. Về trình độ máy móc thiết bị, công nghệ
Để có thành công trong một nền kinh tế cao độ như hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, các phương pháp, bí quyết sản xuất. Thế nhưng hầu hết công nghệ đang sử dụng trong các DNVVN Việt Nam nói chung và DNVVN tỉnh Đồng Tháp nói riêng hiện đánh giá là lạc hậu. Đại đa số những người chủ của các DNVVN không có kiến thức, thông tin, kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến lựa chọn, mua và chuyển giao công nghệ. Với nhiều người mua công nghệ chỉ đơn giản là mua máy móc thiết bị, họ không quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến các phương pháp, bí quyết sản xuất. Do ảnh hưởng của tư duy sản xuất nhỏ và một phần là do thiếu vốn, rất nhiều DNVVN đầu tư nhỏ giọt, làm từng phần, mỗi năm mua thêm một số máy móc, thiết bị rồi vừa làm vừa cải tiến. Hậu quả của cách làm đó là công nghệ được sử dụng trong các DNVVN này trở thành mớ hổn độn, chắp vá. Một số doanh nghiệp do thiếu thông tin, không có kinh nghiệm lựa chọn, mua bán, chuyển giao công nghệ đã trở thành nạn nhân của các thương vụ về công nghệ.
Trình độ công nghệ, trang thiết bị máy móc khu vực DNVVN ở Đồng Tháp không ngoài tình trạng chung của cả nước, nói chung là lạc hậu hơn rất nhiều so với các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung. Do thiếu vốn và trình độ am hiểu kỹ thuật công nghệ mới nên tỷ lệ trang bị mới cũng rất thấp. Theo khảo sát điều tra 100 DN, chiếm 54% các DN sử dụng thiết bị máy móc ở thập niên 80; chiếm 21% ở thập niên 90 và 22% từ năm 2000 đến nay. Mặt khác, theo kết quả điều tra của Sở công nghiệp năm 2007 về tình hình đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay như:
+ Ngành dược: trang bị các dây chuyền sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP, đang thực hiện sản xuất nhượng quyền cho nước ngoài như: Pháp, Thụy Sĩ, Singapore…
+ Ngành vật liệu xây dựng: trang bị dây chuyền công nghệ lò nung Hoffman (công nghệ Đức) để sản xuất gạch ngói nhằm giải quyết môi trường ô nhiễm đối với các doanh nghiệp ở Châu Thành và Thị xã Sađéc.
+ Ngành chế biến thực phẩm: trang bị dây chuyền hấp bánh phòng tôm của công ty Sa giang, công nghệ Đức đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm Châu Âu, trang bị 2 dây chuyền công nghệ sấy thức ăn cho Công ty Minh Quân.
+ Ngành may mặc: trang bị dây chuyền cắt rập mẫu trên sơ đồ vi tính của Công ty cổ phần Sao Mai.
+ Ngành lương thực: trang bị dây chuyền lau bóng gạo xuất khẩu các doanh nghiệp lương thực ở huyện Lấp Vò.
Biểu đồ 3: Tỷ trọng thế hệ máy móc thiết bị sử dụng trong các DNVVN tỉnh Đồng Tháp
Nguồn: Số liệu điều tra 100 DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp năm 2007
- Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn đã tiếp cận được máy vi tính cho kinh doanh của mình. Có tới 73% DN sử dụng máy vi tính và chỉ có 27% không sử dụng máy vi tính cho kinh doanh của mình. Mức độ nhân viên sử dụng vi tính thường xuyên cho công việc kinh doanh chiếm 47% cho tỷ lệ sử dụng thường xuyên cho công việc dưới mức trung bình từ 30 – 49%; việc đạt trên trung bình (từ 50 – 79%) chỉ chiếm 12% và 16% cho việc đạt kết quả cao (trên 80%). Phần lớn DN qua khảo sát có tới 55% có sử dụng internet để phục vụ kinh doanh của mình, 45% không sử dụng internet để phục vụ kinh doanh.
2.2.5. Về tình hình lao động trong các DNVVN
2.2.5.1. Quy mô lao động
Theo kết quả điều tra lao động được trả lương thường xuyên và có hợp đồng lao động tại các DNVVN tỉnh Đồng Tháp, cho thấy tập trung chủ yếu là lọai hình DN rất nhỏ như có 62 DN có số lao động dưới 10 người; 30 DN có số lao động từ 10 – 99 người; các DN có số lao động theo quy mô vừa không đáng kể, có 7 DN có số lao động từ 100 – 199 người; có 1 DN có số lao động từ 200-299 người.
Như vậy, số lao động của các DN tại tỉnh Đồng Tháp chủ yếu có quy mô lao động thuộc loại rất nhỏ và nhỏ, chỉ có một số rất ít DN quy mô lao động thuộc lọai vừa.
Biểu đồ 4: Quy mô lao động của các DNVVN tỉnh Đồng Tháp
Nguồn: Số liệu điều tra 100 DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp năm 2007
2.5.2.2. Về hình thức tuyển dụng:
Đồng Tháp có lực lượng lao động rất dồi dào, đã tạo điều kiện dễ dàng cho hầu hết các DN trong các khu vực sản xuất kinh doanh tìm được số lao động của họ khi cần. Phần lớn các họat động sản xuất chỉ cần những người có trình độ học vấn vừa phải hay được đào tạo hạn chế. Với lọai lao động giản đơn này, theo kết quả điều tra thì có tới 75% cho rằng họ tuyển dụng lao động theo hình thức trực tiếp qua quan hệ cá nhân; 17% cho rằng theo hình thức trực tiếp quảng cáo; chiếm 6% tuyển dụng theo hình thức khác; còn lại qua tổ chức tuyển dụng tư nhân chiếm 1%.
Do đó, về hình thức tuyển dụng lao động của các DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp chủ yếu theo hình thức trực tiếp quan hệ cá nhân và quảng cáo. Nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng lao động có trình độ cao.
Bảng 10: Hình thức tuyển dụng lao động của các DNVVN
tỉnh Đồng Tháp.
ĐVT: doanh nghiệp
Các hình thức tuyển dụng
lao động
Doanh nghiệp
Tỷ trọng (%)
- Qua cơ quan lao động Nhà nước
- Trực tiếp quan hệ cá nhân
- Trực tiếp quảng cáo
- Tổ chức tuyển dụng tư nhân
- Hình thức khác
0
75
17
2
6
75%
17%
2%
6%
Nguồn: Số liệu điều tra 100 DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp năm 2007
2.5.2.3. Về trình độ quả lý chuyên môn chủ DN:
Về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của các chủ DN tại tỉnh Đồng Tháp vào dạng tương đối thấp. tổng số 100 DN điều tra thì chỉ có 11% có trình độ Đại học; 22% có trình độ trung cấp/cao đẳng; trình độ cấp 2 chiếm 31% và cấp 3 chiếm 26%. Lực lượng cán bộ quản lý nồng cốt của các DNVVN ở Đồng Tháp thường là các thành viên chủ sở hữu và của gia đình.
2.2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước của các DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp.
2.2.6.1. Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi, bị lỗ
Theo kết quả điều tra của Cục thống kê Đồng Tháp, trong tổng số 1.005 DNVVN trên địa bàn có 892 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, chiếm 88,7%, khoảng 110 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ, chiếm khoảng 11%, còn lại 3 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không lãi cũng không lỗ, chiếm 0,3%. Cụ thể chi tiết là:
Bảng 11: Các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, lổ ở Đồng Tháp năm 2007.
Loại hình
Số lượng doanh nghiệp
Số doanh nghiệp có lãi
Số doanh nghiệp bị lỗ
Số doanh nghiệp không lãi, không lỗ
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty cổ phần
- Công ty TNHH
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tập thể
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
23
22
184
734
40
2
20
21
151
662
37
1
3
1
32
71
2
1
1
1
1
Tổng
1.005
892
110
3
Nguồn: Số liệu điều tra DNVVN của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2007
2.2.6.2. Đóng góp cho ngân sách nhà nước
Tổng nộp ngân sách của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2007 đạt 406 tỷ đồng, chiếm 19,5 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ( năm 2007 tổng thu ngân sách trên địa bàn là 2.081 tỷ đồng)
2.2.7. Thị trường tiêu thụ
Về thị trường, các DNVVN tỉnh Đồng Tháp chủ yếu có quy mô nhỏ, nên các DN này chỉ sản xuất kinh doanh cho thị trường nội địa là chủ yếu, một số ít cho thị trường xuất khẩu với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh như: gạo, thủy sản đông lạnh, thực phẩm, dược phẩm, may mặc …(xem bảng 12)
Bảng 12:
Bảng 12: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các DNVVN
tỉnh Đồng Tháp
Mặt hàng
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
Kim ngạch XK
(1000USD)
Số lượng
Kim ngạch XK
(1000USD)
Số lượng
Kim ngạch XK
(1000USD)
+Gạo
+Thủy sản đông lạnh
+Bánh phồng tôm
+Hàng dệt may
Tấn
Tấn
Tấn
1000 cái
309.478
21.968
3.724
3.173
78.338
57.839
4.879
11.947
316.315
39.012
3.244
3279
80.508
120.954
4.247
12.346
288.128
45.127
4.615
3.459
83.489
142.532
5.978
12.790
Tổng cộng
153.003
218.055
244.789
Nguồn: Số liệu điều tra DNVVN của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2007
Qua điều tra các DN cho thấy hầu hết là thị trường tiêu thụ tại chổ chiếm 67%, xuất khẩu chiếm 14%, nội địa chiếm 12% và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 7%. Từ kết quả điều tra cho thấy đa số các DN này chỉ sản xuất kinh doanh dưới dạng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, có 14% là thị trường xuất khẩu cũng thể hiện được thế mạnh của tỉnh về lĩnh vực: gạo, thủy sản, thực phẩm, dược phẩm, thủ công mỹ nghệ, may mặc…
Biểu đồ 5: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của DNVVN tỉnh Đồng Tháp
Nguồn: Số liệu điều tra 100 DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp năm 2007
Do hầu hết các DNVVN không có thương hiệu trên thị trường, do vậy khả năng tiếp cận khách hàng trên thị trường không thuận lợi. do công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém do họ không nhận thức tầm quan trọng của nó, nhưng mặt khác lực bất lòng tâm do vốn ít, ngân sách dành cho nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng tham quan, khảo sát thị trường nước ngòai rất hạn chế vì mỗi chuyến đi khá tốn kém, hiệu quả không cao …Bên cạnh đó họat động nghiên cứu thị trường của các DN chưa tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính.
Đối với chiến lược sản phẩm, các DNVVN tỉnh Đồng Tháp thường bị hạn chế trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài việc thiếu hiểu biết về mặt kỹ thuật, công nghệ mới và không nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, các chủ DNVVN thường không có khả năng mua máy móc thiết bị sản xuất hiện đại. Do đó dẫn đến năng suất thấp, tính độc đáo của sản phẩm không cao. Mặc khác, các sản phẩm của các DNVVN có đặc điểm là yếu tố tư bản vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng và tri thức công nghệ trong sản phẩm không cao, các mặt hàng xuất khẩu các DNVVN trên địa bàn như : gạo, thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ … chủ yếu dựa vào yếu tố lao động.
2.3. Đánh giá chung:
Qua nghiên cứu thực trạng họat động DNVVN tỉnh Đồng Tháp. Ta thấy rằng khu vực này tuy có những lợi thế nhất định nhưng cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém.
- Về lợi thế:
+ DNVVN tỉnh Đồng Tháp rất nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tận dụng được các nguyên liệu, nhân lực tại chổ của tỉnh.
+ Sự gia tăng và phát triển ngày càng không ngừng của các DNVVN tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua đã khai thác và huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp.
+ Các DNVVN tỉnh Đồng Tháp liên kết, làm vệ tinh gia công với các DN lớn (các mặt hàng như: thủ công mỹ nghệ, may mặc, gạo xay xát …)
Nhìn chung, các DNVVN tỉnh Đồng Tháp có ưu thế năng động, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, góp phần giữ gìn và phát huy được các ngành nghề địa phương, các sản phẩm hàng hóa như: thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, bánh phồng tôm…Các DN còn tạo thêm nhiều việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp tại địa phương.
- Về khó khăn, yếu kém:
+ Hầu hết các DN có quy mô nhỏ, vốn thấp, chủ yếu là nguồn vốn tự có và từ các nguồn vốn không chính thức từ nhân dân, bạn bè, vừa kém hiệu quả vừa thiếu bền vững.
+ Khả năng nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường còn rất hạn chế. Khối lượng sản phẩm do các DNVVN sản xuất ra chủ yếu là phục vụ tiêu dùng trong tỉnh là chính, chỉ một số ít tham gia vào thị trường xuất khẩu.
+ Tình hình thiết bị công nghệ của các DN có giá trị thấp và công nghệ lạc hậu. vì các DN này chủ yếu là lọai hình nhỏ nên không đủ khả năng tài chính đầu tư công nghệ hiện đại hơn.
+ Về phương diện quản lý, đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp có những chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, có trình độ chuyên môn khá cao và năng lực quản lý tốt. Tuy nhiên con số thuộc nhóm này chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Do những hạn chế đó, một số người có khuynh hướng hoạt động theo kinh nghiệm, chưa có tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về quản lý tổ chức, về phát triển thương hiệu, về cạnh tranh, về máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp thậm chí mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích làm kinh doanh trong khi hoàn toàn thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy dẫn đến nhiều rủi ro và thất bại.
+ Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm hơn và có chú trọng vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu và đã có nhiều doanh nghiệp thu được thành công đáng tự hào. Những thương hiệu như Imexpharm, Sa Giang…đã chiếm được vị thế cao trên thị trường và vươn lên tầm những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững là một vấn đề rất quan trọng đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới, đặc biệt là nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).
+ Các DN thường không có hoạch định chiến lược kinh doanh dài dạn, một phần cũng do họ không có thời gian, thời gian của học chủ yếu được dành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày. Phần khác, do họ cũng không quen với việc họach định chiến lược hoặc cũng không thấy tầm quan trọng của việc họach định chiến lược kinh doanh. Do vậy, nhiều DNVVN mới thành lập được một thời gian ngắn thì đã phải giải thể hoặc họat động thua lổ liên tiếp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương hai của đề tài đã giới thiệu sơ lược một số đặc điểm của tỉnh Đồng Tháp. Đặc biệt trong chương hai của đề tài đã phân tích thực trạng hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp theo các lĩnh vực : số lượng, cơ cấu ngành nghề, về vốn, máy móc thiết bị và công nghệ, lao động, thị trường tiêu thụ, kết quả hoạt động kinh doanh …Từ đó đề tài đưa ra những lợi thế cũng như những khó khăn yếu kém bất cập đang tồn tại trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp. Nó là cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển loại hình doanh nghiệp này trong chương 3.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến việc phát triển DNVVN
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nước ta đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào đầu năm 2007, sẽ dẫn đến việc xuất hiện nhanh chóng các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như thách thức trong cạnh tranh quốc tế đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt là các DNVVN.
Các cam kết hội nhập khu vực sẽ trực tiếp tác động mạnh đến DNVVN ở nước ta như: AFTA, ASEAN, Trung Quốc, sẽ dẫn đến tự do hóa thương mại trong khu vực phát triển mạnh, khu vực này có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam, của các DNVVN trên cả thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế.
Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang tăng lên ở các nước, với những hàng rào kỹ thuật hiện đại mà các doanh nghiệp phải đối phó như các tiêu chuẩn sản phẩm, vệ sinh, môi trường, lao động …sẽ gây thêm khó khăn cho các DNVVN trong xuất khẩu sản phẩm và cạnh tranh quốc tế.
Cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao khả năng thích ứng, tạo sự liên kết hiệu quả và vững chắc, trước hết giữa các doanh nghiệp Việt Nam, trong các mạng lưới kinh doanh.
Tình hình chính trị tại nhiều khu vực diễn biến theo chiều hướng phức tạp.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Nước ta được Thế Giới đánh giá có sự ổn định cao về chính trị, kinh tế xã hội, nền kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả.
Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính Phủ trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng và cam kết tạo điều kiện phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân. Các thành phần kinh doanh theo pháp luật đều là cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Nhiều cơ chế chính sách đổi mới kinh tế xã hội đã được thực hiện, nhiều đạo luật về kinh tế đã được ban hành và sữa đổi phù hợp với yêu cầu thị trường như luật đất đai, luật thương mại, các luật về thuế…đã từng bước tạo nên môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, an toàn và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao, trong đó có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tố kích thích phát triển DNVVN với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như phân phối sản phẩm đầu ra.
Tuy nhiên, bối cảnh trong nước còn một số điều chưa thật thuận lợi cho DNVVN phát triển như:
- Khung pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng đang trong quá trình hoàn thiện, chưa được xây dựng một cách đầy đủ và đồng bộ. Nhiều văn bản pháp quy dưới luật chưa được ban hành kịp thời và thiếu nhất quán đã gây không ít cản trở trong quá trình thực hiện, chất lượng một số luật kinh tế, một số các văn bản pháp quy dưới luật còn yếu.
- Thị trường nội địa kém phát triển và chưa hoàn chỉnh, tuy nhu cầu tiêu dùng của dân cư rất lớn, nhưng vì thu nhập của dân cư còn chưa cao nên các doanh nghiệp ít có cơ hội để đầu tư phát triển.
- Thiếu sân chơi bình đẳng cho các DNVVN phát triển, điều này thể hiện ở sự thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và liên tục thay đổi trong các cơ chế, chính sách; chi phí gia nhập thị trường cao, việc thực thi chính sách thiếu thống nhất từ trung ương đến địa phương, quy hoạch vừa “thừa” vừa “thiếu”, không ít quy hoạch đã tỏ ra lạc hậu không còn phù hợp với tình hình đã thay đổi, đã trở thành cản trở lớn đối với phát triển kinh doanh và gây lãng phí.
3.2. Quan điểm phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Để phát triển DNVVN trong thời gian sắp tới, theo tôi cần quán triệt các quan điểm cơ bản và định hướng sau:
Một là, phát triển DNVVN phải thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường hiện nay, để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế địa phương, cần có những định hướng cụ thể nhằm tác động lên mọi thành phần kinh tế phát huy hết tiềm năng sẳn có tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Quán triệt quan điểm này cần phải:
- Hoàn thiện chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chỉ duy trì những doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, cần đẩy nhanh thực hiện tiến trình cổ phần hóa và bán, khoán, cho thuê, giải thể đối với những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả.
- Đối với kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng trên thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ.
Hai là, phát triển DNVVN phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trên địa bàn tỉnh
Để đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa-hiện đại hóa, tỉnh cần đầu tư mạnh vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ cũng như có chính sách hỗ trợ cho DNVVN phát triển, cụ thể là:
- Nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các DNVVN hoạt động, tăng cường tính tự chủ , tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm huy động mọi nguồn lực, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
- Nâng cao tính năng động, linh hoạt cho các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, đặc biệt là tạo mối liên kết giữa các DNVVN với các doanh nghiệp lớn như tăng cường khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.
- Cần tập trung đầu tư phát triển các DNVVN thuộc ngành thế mạnh của địa phương như: thủy sản, dược phẩm, thực phẩm, chế biến lương thực, mac mặc, thủ công mỹ nghệ …phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển doanh nghiệp thuộc ngành truyền thống, thu hút lao động, tận dụng nguồn nguyên liệu rẽ tại chổ, tạo ra sản phẩm phong phú phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: dệt chiếu ở Định yên Lấp Vò, mây tre đan ở huyện Cao Lãnh, sản xuất đồ gốm ở huyện Châu Thành, trồng hoa cảnh, cây cảnh ở Thị xã Sađéc…
Ba là, phát triển DNVVN phải theo qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Triển khai xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp tập trung: khu công nghiệp Sađé
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAI PHAP PHAT TRIEN DNVVN DONG THAP.doc