Đề tài Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI 3

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3

1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 3

2. Tố cáo và giải quyết tố cáo 4

3. Các loại khiếu nại, tố cáo về đất đai 4

4. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai 5

II. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI 6

1. Những quy định pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai 6

2. Các quy định mang tính pháp lý về tố cáo và giải quyết tố cáo 22

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 26

I. TÌNH HÌNH KHIẾU KIỆN CỦA CÔNG DÂN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN QUAN 26

1.Khái quát tình hình khiếu kiện của công dân về đất đai giai đoạn từ 1999 đến đầu năm 2004 26

2. Một số nội dung khiếu kiện vê đất đai nổi cộm 30

3. Nguyên nhân làm phát sinh tình hình khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua 36

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 45

1. Công tác chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai 45

2. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian gần đây 49

CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI 66

1. Giải pháp về sự chỉ đạo trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. 66

2. Những giải pháp chung 70

3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện cụ thể về đất đai. 82

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghề buôn bán hoặc đã có ngành nghề khác, làm cho các hộ nông dân có khả năng sản xuất ra các nông sản thiếu đất để sản xuất do họ phải đem đất chia cho người khác. Trong khi đó, những hộ nông dân không có nhu cầu sử dụng đất lại được chia đất, những hộ này sau đó đã đem bán hoặc cho thuê dẫn đến chủ cũ khiếu kiện đòi lại…ở miền Bắc và miền Trung đất sản xuất rất ít, bình quân ruộng đất trên đầu người rất thấp, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên. Do đó, đất đai ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đất đai có giá ngày càng lớn, điều này tác động đến lợi ích của người sử dụng đất. Vì vậy tranh chấp, khiếu kiện về đất đai không có xu hướng giảm mà ngày càng tăng lên và bức xúc. - Khi xây dựng mô hình hợp tác xã, tập đoàn sản xuất trong sản xuất nông nghiệp đã nóng vội, gò ép, đốt cháy giai đoạn, chưa điều chỉnh đất đai trước khi đưa người dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất cho nên khi giải thể đã chia ruộng đất cho các xã viên theo nguyên tắc bình quân dẫn đến người dân không đồng tình với cách làm này nên khiếu kiện đòi sự công bằng. - Một số cơ quan, đơn vị đượcgiao nhiều ruộng đất nhưng không sử dụng hết, để hoang hoá trong khi người dân thiếu đất để sản xuất nên người dân thắc mắc đòi lại đất nhưng không được giải quyết. Bên cạnh đó việc quản lý lại hết sức lỏng lẻo, cho thuê, cho mượn không đúng quy định để người khác chiếm dụng càng làm cho người có đất đòi lại gay gắt hơn. - Chính quyền địa phương các cấp trong một thời gian dài buông lỏng quản lý đất đai. Trong thời kỳ đất đai chưa có giá, chính quyền coi việc quản lý đất đai không phải là nhiệm vụ cấp bách và thực tế là đã quản lý rất lỏng lẻo nhưng tình trạng khiếu kiện tranh chấp về đất đai rất ít. Đến khi đất đai có giá, tình trạng tranh giành, lấn chiếm, tranh chấp về đất đai diễn ra khá gay gắt, chính quyền địa phương là người đứng ra giải quyết, song do thời kỳ trước đây buông lỏng quản lý nên hệ thống chính sách pháp luật về xác lập quyền sở hữu và quyền sư dụng đất đai còn rất thiếu, không đồng bộ dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định giải quyết của chính quyền địa phương. Tình trạng không rõ ràng đó còn làm cho người thua kiện khiếu nại quyết định giải quyết của chính quyền. Việc sử dụng đất đai tuỳ tiện, chính quyền địa phương không kiểm soát hết gây ra mâu thuẫn, tranh chấp dẫn đến khiếu kiện. - Khi thực hiện chủ trương giao lại đất đai cho nông dân sản xuất, ở nhiều nơi nhân dân đã tự thương lượng, nhiều người được sử dụng trở lại chính diện tích đất cũ của mình. Trong khi đó, không ít người lại không nhận được lại diện tích đất cũ của mình dẫn đến so bì. Đã vậy nguồn đất đai mới của Nhà nước khai phá để giao lại cho các hộ này rất ít nên họ càng khiếu kiện đòi đất gay gắt hơn. - Nhiều cơ quan, đơn vị quân đội được giao đất song việc quản lý và sử dụng đất không chặt chẽ; nhiều nông lâm trường làm ăn thua lỗ, thiếu hiệu quả, việc sử dụng đất đai không tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật đất đai. Tuỳ tiện cho thuê, khoán đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do vậy, người dân có đất cũ đã khiếu kiện gay gắt để đòi lại đất. - Việc quản lý và sử dụng đất công ích, việc đấu thầu, giao khoán, sử dụng nguồn thu thiếu công khai, dân chủ đã phát sinh mâu thuẫn gay gắt ngay trong nội bộ cấp uỷ, Hội đồng nhân dân và chính quyền cơ sở nhưng không được quan tâm giải quyết ngay từ đầu đã để lại nhiều hậu quả khó khắc phục. Một số cán bộ lợi dụng chức quyền, thông qua việc cấp đất, giao đất đã bao chiếm đất đai, nhận khoán với diện tích lớn rồi đem cho thuê với động cơ vụ lợi cá nhân làm cho nhân dân phẫn nộ, khiếu kiện gay gắt. - Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước ban hành nhiều song thiếu đồng bộ, chưa sát với thực tế tình hình sử dụng đất đai hiện nay, còn chồng chéo, không chặt chẽ và rất nhiều vướng mắc, thiếu cụ thể nên khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế. Nhiều quan hệ đất đai chưa có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh như giá của đất chuyên dùng; giải quyết tranh chấp đối với đất thổ mộ gia tộc, đất cho mượn, đất cho ở nhờ, đất lập ấp chiến lược; chưa có chính sách cụ thể để xử lý những sai phạm, lập lại trật tự trong quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường, trạm, trại, …chưa có quy định cũng là nguyên nhân gây ra khiếu kiện. Nhà nước có văn bản quy định việc sử dụng đất quốc phòng nhưng trên thực tế việc thực hiện chưa thật triệt để, có hiện tượng quy hoạch là đất quốc phòng, đã được Chính phủ phê duyệt, chính quyền địa phương xác nhận nhưng chưa giải toả, dân sử dụng ổn định từ lâu nên khi quốc phòng sử dụng, dân không chịu trả còn khiếu kiện. Bên cạnh đó, có đơn vị còn một số diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, trong khi địa phuơng thiếu đất sản xuất từ đó phát sinh khiếu kiện đòi lại đất. Cùng với sự thay đổi của chính sách pháp luật, quyền và lợi ích của người sử dụng đất đai ngày càng được mở rộng và được coi trọng dẫn đến tình trạng người hưởng chính sách sau lợi hơn người hưởng chính sách trước, do đó có sự so bì. Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản còn lỏng lẻo, nhiều chủ trương chính sách chậm được hướng dẫn cụ thể để thực hiện nên mỗi nơi làm một kiểu dẫn đến sự vi phạm của nhiều cán bộ cơ sở, tạo kẽ hở cho nạn tham nhũng và tiêu cực phát sinh. Mặt khác, nhiều tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, đoàn thể còn yếu kém, chậm được củng cố, một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất làm cho nhân dân bất bình, một số cán bộ, đảng viên cơ sở trực tiếp tham gia hoặc đứng sau các vụ khiếu kiện làn cho tình hình gay gắt và phức tạp hơn. - Việc áp dụng các chính sách, quy định về giải toả đền bủ khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay cách làm còn thiếu thống nhất, vận dụng mỗi nơi một khác, không ít trường hợp thiệt thòi làm cho nhân dân thắc mắc. Một số cán bộ thực hiện dự án tư lợi, lợi dụng chức quyền để thông đồng với một số hộ khai khống diện tích, tài sản phải giải toả để rút tiền của Nhà nước ăn chia với nhau làm cho người dân bất bình đã làm đơn tố cáo Trong việc đền bù giải toả khi Nhà nước thu hồi đất đai, người dân thì luôn muốn được đền bù cao còn Nhà nước thì áp dụng giá cứng. Trên thực tế, ở hầu hết các dự án giải toả mức đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất rất thấp so với giá trị của nó trên thị trường, với giá trị nhận được sau đền bù, người dân không thể tổ chức lại cuộc sống như trước. Việc tái định cư tại chỗ không thực hiện được, tái định cư ở khu vực khác thì không đảm bảo được cuộc sống và việc làm cho người dân. Trong khi đó, giá đất bị thu hồi, sau khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lên quá cao, gấp từ 100 – 150 lần giá đất đền bù thô. Do đó, không tạo lập được chỗ ở mới cho người dân dẫn đến người dân khiếu kiện về giá đền bù và không chịu di dời. Việc tổ chức thực hiện đền bù giải toả được chính quyền địa phương áp dụng chính sách, pháp luật một cách tuỳ tiện, thực hiện mỗi nơi một khác, nhiều dự án ở địa phương chỉ chú trọng đến mặt kinh tế, không tính đến mặt chính sách xã hội đối với người dân. Trong quá trình quản lý, hồ sơ đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc chính quyền địa phương không cấp cho dân vì vậy khi khiếu kiện đền bù, giải toả vận dụng rất tuỳ tiện và xảy ra nhiều tiêu cực. Chính quyền địa phương ban hành nhiều chính sách đền bù không nhất quán, lúc đền bù khi lại hỗ trợ, đền bù từ thấp rồi lại lên cao dần, dân càng khiếu kiện thì mức đền bù càng cao, đên khi ngân sách Nhà nước không đủ đên bù, các hộ được đền bù ít quay lại khiếu kiện thì không được giải quyết, để tồn đọng dẫn đến khiếu kiện đông người phức tạp. Mặt khác, lại buông lỏng quản lý, cấp trên thiếu kiểm tra, giám sát cấp dưới trong việc thực hiện đền bù giải toả, khoán trắng cho chủ dự án và cấp dưới nên đã có nhiều trường hợp lợi dụng sơ hở để tham nhũng, tư lợi nhiều trường hợp rất nghiêm trọng. Những văn bản về lĩnh vực đền bù giải toả đã theo kịp sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của người sử dụng đất bị thu hồi. Song do việc thực hiện các quyết định thu hồi đền bù giải phóng không kịp thời nên các công trình kéo dài nhiều năm, thậm chí có trường hợp trên 10 năm, trong khi chính sách đền bù luôn thay đổi theo hướng quy định sau bao giờ cũng có lợi cho người sử dụng đất hơn so với quy định trước. Do đó, người sử dụng đất bị thu hồi nhưng chưa tiến hành đền bù, giải toả nay họ khiếu nại đòi thực hiện các quy định có hiệu lực vào thời gian giải toả, đương nhiên là giá cao hơn nhiều so với những người cùng bị thu hồi đất nhưng đã tiến hành đền bù, giải toả trước đó. Nếu giải quyết theo nguyện vọng cua người khiếu nại đòi quyền lợi, đòi sự công bằng thì những người giải toả trước đó sẽ bất bình, khiếu kiện. Nhưng nếu không thực hiện giải quyết theo quy định mới mà áp dụng quy định cũ thì sai quy định của pháp luật và không đảm bảo cuộc sống cho những người bị di dời sau nay vì bị trượt giá rất nhiều. Đây là hiện tượng nhức nhối xảy ra phổ biến đối với các công trình đường giao thông, dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, … như dự án xây dựng đường 18 Quảng ninh, Quốc lộ 1A đoạn đi Thanh hoá, … Đất thu hồi vào các mục đích khác nhau, ở các địa phương khác nhau đôi khi cùng loại đất nhưng giá đền bù khác nhau dẫn đến sự so bì, khiếu nại. Khiếu kiện do thu hồi đất quá diện tích ghi trong quyết định thu hồi đất, thu hồi đất vượt thẩm quyền, … - Việc tổ chức thực thi các quy định của pháp luật chưa nghiêm túc là nguyên nhân phát sinh khiếu kiện với số lượng lớn, thể hiện: + Do thiết lập va quản lý hồ sơ pháp lý đối với từng thửa đất qua các thời kỳ không đầy đủ, thậm chí không có hay do bị thất lạc qua biến động của thời gian, do chiến tranh, thiên tai dẫn đến quyết định giải quyết tranh chấp không đủ cơ sở pháp lý làm cho đương sự khiếu kiện quyết định giải quyết của chính quyền. + Các vi phạm quy định của pháp luật qua các thời kỳ chưa được phát hiện, xử lý triệt để, còn để tình trạng tồn đọng, do vậy đến nay đương sự có cơ sở để khiếu nại như giao đất trái thẩm quyền, thi hành quyết định của cấp trên không đúng, lấn chiếm đất đai, … Khi phát sinh khiếu kiện, cấp uỷ, chính quyền nhiều nơi chưa tập trung chỉ đạo kịp thời, còn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy, nhiều trường hợp giải quyết lại không đúng chính sách pháp luật, xử lý vi phạm không nghiêm minh. + Việc giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, sai vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của chính sách tài chính là hành vi sai trái của chính quyền địa phương nhưng không được xử lý. Người sử dụng đất đã làm đầy đủ nghĩa vụ lại không được hợp thức hoá quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận, do đó quyền lợi của họ không được giải quyết thoả đáng nên tạo thành các đoàn khiếu kiện đông người lên Trung ương. - Việc giáo dục, tuyên truyền chính sách, pháp luật nhất là chính sách, pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa gắn với vận động thuyết phục, đặc biệt là ở những vùng dân trí thấp, chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến người đi khiếu nại không hiểu biết pháp luật, khi đã được giải quyết và giải thích vẫn không hiểu và luôn cho minh là đúng, minh bị oan nên đi khiếu kiện gây không ít khó khăn cho chính quyên các cấp trong thời gian vừa qua. Trong tổ chức thực hiện có nhiều sai phạm, thiếu công khai, dân chủ và công bằng, người thực hiện công vụ lại tuỳ tiện bỏ qua trình tự, thủ tục làm nảy sinh khiếu kiện, nhiều vụ khiếu kiện đông người, gay gắt việc giải quyết mất thời gian và rất khó khăn. - Việc giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân còn nhiều vướng măc, rất nhiều khiếu kiện còn thiên về mệnh lệnh hành chính. Nhiều trường hợp giải quyết sai pháp luật, lợi dụng kẽ hở, một số đối tượng tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng chức quyền đã giải quyết cho trường hợp này nhưng không giải quyết cho trường hợp khác gây bất bình và khiếu kiện trong nhân dân. - Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai chưa được quan tâm đúng mức và chưa làm thường xuyên ở tất cả các địa phương, do vậy những vi phạm chưa được phát hiện xư lý kịp thời làm cho tình trạng vi phạm tiếp diễm, lây lan là nguyên nhân làm phát sinh khiếu kiện. - Khối lượng đơn khiếu kiện lớn, biên chế cán bộ tham gia giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nên hiện tượng tồn đọng đơn thư khiếu tố xảy ra ở cả các cơ quan giải quyết khiếu nại ở địa phương và Trung ương, tình trạng vi phạm thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu tố xảy ra khá phổ biến, đương sự khiếu nại hành vi hành hành chính của nhứng người tham gia giải quyết khiếu tố làm tăng thêm số vụ khiếu tố. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 1. Công tác chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai Trước tình hình khiếu kiện về đất đai trong một vài năm gần đây không ngừng gia tăng và diễn biến phức tạp, Bộ chính trị, Ban bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã tập trung chỉ đạo và ban hành thêm nhiều văn bản để chỉ đạo, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành xem xét, giải quyết khiếu kiện của công dân (Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII có nội dung nhấn mạnh về công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo). - Chính phủ đã có nhiều chủ trương và tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành xem xét giải quyết vừa khẩn trương, vừa thận trọng nhất là những vụ khiếu kiện đông người, phức tạp. Ngày 7/8/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/ CP – NĐ về quy chế tổ chức tiếp công dân, tiếp theo là Chỉ thị số 763/CT – TTg, ngày 15/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát huy dân chủ, giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo đông người tham gia. - Năm 1998, Quốc hội ban hành Luật khiếu nại, tố cáo , đây là văn bản luật về vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo có tính chất pháp lý cao nhất từ trước tới nay, sự ra đời của nó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngày 9/10/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 35/ CT – TTg, thành lập các tổ công tác của Chính phủ để xử lý các khiếu kiện phức tạp đông người tại các cơ quan Trung ương và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; Đồng thời Quốc hội cũng ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luất đất đai. - Ngày 7/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo. - Năm 2000, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường Vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 6 đoàn công tác liên ngành, có đại diện các ban ngành của Đảng, Mặt trận, các đoàn thể của Trung ương đi kiểm tra, đôn đốc và phối hợp cùng với các địa phương giải quyết các vụ khiếu kiện nhất là các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài ở 21 tỉnh, thành phố; các tỉnh, thành phố còn lại cũng đã lập các đoàn công tác liên ngành ở địa phương, hoạt động theo cơ chế như đoàn công tác liên ngành của Chính phủ để giải quyết các khiếu kiện của công dân. Qua đó đã tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công một Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trước đó, Thanh tra Nhà nước cũng đã cùng với các tỉnh, thành phố trong cả nước tiến hành đợt thanh tra trên diện rộng các xã, phường, nơi có khiếu kiện đối với việc cấp đất, bán đất, thu chi ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân; thanh tra về xây dựng cơ bản ở nông thôn và thanh tra về quản lý sử dụng đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất và cho thuê đất. Kết quả đã phát hiện được nhiều sai phạm và đã tiến hành xử lý nghiêm minh. - Năm 2001, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai; cũng trong năm này Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT – TTg ngày 30/3/2001 về tập trung xử lý khiếu kiện của công dân trước, trong và sau Đại hội IX của Đảng; Chỉ thị số 26/2001/CT – TTg ngày 9/10/2001 về việc tạo điều kiện để Hội nông dân tham gia vào giải quyết khiếu kiện của nông dân; Tháng 11/2001, Chính phủ lập tiếp 11 đoàn kiểm tra, đôn đốc 31 tỉnh, thành phố thực hiện các kết luận của 6 đoàn liên ngành năm 2000 và những quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, Chính phủ cũng tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Năm2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2002/NĐ - CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/1999/NĐ - CP nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trước tình hình khiếu tố diễn biến ngày càng phức tạp, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09/CT – TW ngày 6/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và Kế hoạch số 01/KH – TW, về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; triển khai các đoàn thanh tra ở một số địa phương, bộ ngành và chỉ đạo tất cả các cấp uỷ Đảng phải tự kiểm tra. Trên cơ sở Kế hoạch 01/KH – TW, Ban Bí thư Trung ương đã thành lập 8 đoàn kiển tra 22 tỉnh, thành phố, bộ ngành; các tỉnh uỷ, thành uỷ thành lập 188 đoàn kiển tra, với nội dung kiểm tra trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong năm 2002, Chính phủ cũng đã họp Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các bộ, ngành bàn về biện pháp xử lý tình hình khiếu kiện. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1243/VPCP – V II ngày 13/3/2002, Công điện số 2506/VPCP – V II ngày 14/5/2002 và Công điện số 3407/VPCP – V II ngày 21/6/2002, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09/CT – TW của Ban Bí thư Trung ương. - Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về tổng kết công tác tiếp dân trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành tổn kết, đánh giá kết quả cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp dân trong phạm vi địa phương mình. Thanh tra Nhà nước cũng đã tổ chức Hội nghị với lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh đánh giá kết quả thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc và đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả, đưa công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đi vào nề nếp. Trước sự quan tâm và chỉ đạo sắt sao của Trung ương và Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng, đã tạo ra sự chuyển biến khá tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có tác dụng nâng cao trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở và các ngành có liên quan của Trung ương, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp trong giải quyết khiếu kiện đông người, vượt cấp có phần giảm bớt và lắng dịu, đã khẳng định chủ trương và biện pháp đề ra là đúng, tạo cơ sở để chính quyền các cấp, các ngành triển khai giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo. 2. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian gần đây 2.1. Kết quả công tác tiếp dân Trước tình hình khiếu kiện phát sinh và diễn biến ngày càng phức tạp, được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự cố gắng của các cấp, các ngành, các công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua đã có chuyển biến tích cực. Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo Bộ, ngành nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và thẩm quyền, đã quan tâm đến công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương đã tổ chức có hiệu quả việc tiếp dân thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình và tiếp dân định kỳ của lãnh đạo. Nhiều địa phương, lãnh đạo không chỉ tiếp dân ở Trụ sở hay phòng tiếp dân mà chủ động trực tiếp xuống cơ sở, địa bàn những nơi vùng xa, vùng sâu hoặc những nơi phát sinh các vụ khiếu kiện phức tạp, những nơi triển khai các dự án, công trình có khả năng xảy ra thắc mắc, khiếu kiện của dân để trực tiếp giải thích chủ trương chính sách, trực tiếp giải quyết các khiếu kiện của dân. Hầu hết các địa phương, Bộ, ngành, UBND, Thủ trưởng Bộ, ngành đã ban hành Quy chế tiếp công dân của ngành, địa phương mình. Nhiều địa phương đã xây dựng trụ sở tiếp dân khang trang, thuận tiện, đảm bảo về trang bị, điều kiện làm việc, nội quy, bố trí cán bộ tiếp dân thường xuyên theo quy định. Nhiều tỉnh công tác tiếp dân đã phát huy được hiệu quả, gắn công tác tiếp dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổng hợp từ năm 2001 – 2003, các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tiếp 888.813 lượt người đến trình bày khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh. Riêng Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước trong 3 năm đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, tổ chức tốt việc tiếp dân khiếu kiện lên Trung ương, xử lý có kết quả nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, bức xúc gay gắt, phức tạp, nhất là trong thời gian Trung ương và Quốc hội hơp, đã tiếp 70.315 lượt người và 1.758 lượt đoàn đông người khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Kết quả cụ thể như sau: Năm 1999 tiếp 284.264 lượt người Năm 2000 tiếp 236.827 lượt người Năm 2001 tiếp 282.362 lượt người Năm 2002 tiếp 284.638 lượt người Năm 2003 tiếp 242.087 lượt người Quý I/2004 tiếp 29.854 lượt người 2.2. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai Từ năm 1999 đến nay, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã giải quyết được 459.243/639.590 đơn khiếu nại và 55.301/81.189 đơn tố cáo, tỷ lệ giải quyết trên 80%. Cụ thể như sau: Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Quý I/2004 Tổng số đơn thư thuộc thẩm quyền - Đã giải quyết (đơn) - Tỷ lệ giải quyết (%) 129884 105459 81,2 149195 119442 71,9 142181 114181 80,3 104647 91995 87,9 96351 77491 80,4 17232 5976 62 Về đơn khiếu nại - Đã giải quyết (đơn) - Tỷ lệ giải quyết (%) 113668 92025 80,9 124063 107386 86,5 128896 106479 82,6 92519 81224 87,7 84855 67860 80 14400 4369 29,6 Về tố cáo - Đã giải quyết (đơn) - Tỷ lệ giải quyết (%) 16216 13434 82,8 25132 12056 47,9 13385 7702 57,5 12128 10771 88,8 11496 9631 83,8 2832 1707 60,3 Kết quả thu hồi cho Nhà nước - Tiền (triệu đồng) - Đất (ha) - Lương thực (tấn) 42706 199,2 19188 2563,6 1263,3 996 3200 33872,6 571 103,3 25724,9 2795,6 695,8 774,3 105,7 Trả lại cho tập thể, cá nhân - Tiền (triệu đồng) - Đất (ha) - Lương thực (tấn) 13900 1196,8 32829 1925,3 308 38840,4 687,2 181,3 21303,9 220,3 25174 1382 92 6400 Kỷ luật hành chính (người) 2900 1168 119 1098 911 83 Truy cứu trách nhiệm hình sự 27 45/40 97/51 2/1 Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu về cho Ngân sách Nhà nước 123 tỉ 262 triệu đồng, 6.235 ha đất, 5.235 tấn lương thực; trả lại cho tập thể và cá nhân 108 tỉ 256 triệu đồng, 4.121 ha đất, 32.063 tấn lương thực. Riêng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai: Nhìn chung công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều vụ việc phức tạp, đông người đã được giải quyết một cách triệt để, tỷ lệ giải quyết các khiếu kiện về đất đai đạt khoảng 80%. Phần lớn các vụ khiếu kiện đã được tiến hành thanh tra, kiểm tra, có kết luận và kiến nghị xử lý, nhiều “điểm nóng” cũ đã được giải quyết dứt điểm, ngăn ngừa, hạn chế được “điểm nóng” mới phát sinh. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên tình hình vi phạm chính sách pháp luật về đất đai còn nhiều, nghiêm trọng và xảy ra ở hầu hết các địa phương, các cấp, các ngành. Qua thanh tra đất đai năm 2003 của Thanh tra Nhà nước, đã phát hiện tổng diện tích sai phạm là hơn 32.000ha, trong đó: cấp đất trái thẩm quyền hơn 1.400 ha; sử dụng sai mục đích 1.800 ha, chuyển nhượng, cho thuê sai quy định hơn 22.300 ha; để lấn chiếm 5.000 ha. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân. 3. Những tồn tại cần khắc phục trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai Trong những năm qua, với sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của Đảng và Nhà nước, từ Trung ương đến địa phương, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng đã có những chuyên biến tích cực trên các mặt như sau: - Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng tiến bộ hơn ở nhiều địa phương, cấp uỷ và chính quyền địa phương đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này nên đã tập trung chỉ đạo, đề ra chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn. - Các tổ chức thanh tra phát huy tốt vai trò tham mưu, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan xem xét, kết luận, kiến nghị giải quyết nhiều vụ khiếu kiện bức xúc, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo. - Ở nhiều địa phương, Đoàn Đại bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuat.doc
Tài liệu liên quan