Nhiệm vụ chủ yếu của các tiết thực hành luyện tập là củng cố kiến thức cơ bản và rèn luyện các năng lực thực hành, giúp học sinh nhận ra rằng học không chỉ để biết mà còn để làm, để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
Khi dạy thực hành luyện tập, giáo viên cần lưu ý: Phải giúp cho mọi học sinh đều được tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình bằng cách:
- Tổ chức cho học sinh làm các bài tập theo thứ tự sắp xếp trong SGK, không bỏ qua bài tập nào kể cả các bài tập học sinh cho là dễ.
- Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Sau mỗi bài, học sinh nên tự kiểm tra sau đó chuyển sang bài tập tiếp theo.
- Trong một số tiết dạy, có thể học sinh này làm nhiều bài tập hơn học sinh kia, giáo viên cần giúp học sinh khai thác các nội dung tiềm ẩn trong mỗi bài tập.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm dạy chương Phân số của môn Toán 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM
Moät soá kinh nghieäm daïy chöông Phaân soá cuûa moân Toaùn 4
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong mỗi cấp học, đặc biệt là cấp Tiểu học, việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong tất cả các môn học ở trường Tiểu học thì môn Toán được coi là trọng tâm với số lượng tiết tương đối lớn (5 tiết / tuần). Qua việc học toán, học sinh bước đầu nắm được kiến thức toán học cơ bản, có cơ sở để học tốt các môn học khác, giúp các em tự tin, luôn luôn vươn tới sự tìm tòi, sáng tạo. Chương trình toán 4 mới là sự tiếp tục của toán 1, 2, 3 đã được thực hiện ở các năm học trước.
Nó đã có những đổi mới về nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức nhằm giúp học sinh học tập tích cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của các em.
Trong các chương học của Toán 4 thì chương Phân số là một chương mới mẻ và tương đối khó với các em. Để đạt được mục tiêu mà chương Phân số đã đề ra, trước hết giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, nội dung, những khả năng có thể khai thác trong từng bài. Điều quan trọng là giáo viên phải xây dựng những phương pháp dạy và học giúp học sinh tích cực trong hoạt động học để nắm chắc và vận dụng thành thạo nội dung trong từng bài, góp phần phát triển năng lực tư duy và năng lực thực hành của học sinh . Với vị trí và tầm quan trọng như vậy nên tôi chọn đề tài cho mình là:
‘‘ Kinh nghiệm dạy chương Phân số của môn Toán 4”.
2. Nhiệm vụ của đề tài:
Nhiệm vụ của đề tài là giúp cho giáo viên lớp 4 có được một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương Phân số, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong Nhà trường Tiểu học.
3. Thời gian nghiên cứu đề tài:
Đề tài này là những kinh nghiệm được rút ra trong thực tế giảng dạy ở trên lớp, qua nhiều năm giảng dạy với nhiều đối tượng học sinh. Đồng thời là những kinh nghiệm được học hỏi ở đồng chí, đồng nghiệp, từ những buổi dự giờ, thăm lớp, …
4. Phương pháp tiến hành:
Tiến hành trong những giờ dạy trên lớp, tuỳ mục tiêu và nội dung từng bài. Sử dụng phương pháp: Trực quan, vấn đáp gợi mở, phân tích, thực hành, …
B- PHẦN II: KẾT QUẢ
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm về phương pháp dạy học bài mới và phương pháp dạy các nội dung thực hành luyện
tập như sau:
I- Phương pháp dạy học bài mới:
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp các em khắc phục sự kém khái quát, sự cứng nhắc của tư duy. Dựa vào tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh, giáo viên cần triển khai các hoạt động mang tính chất thực tiễn, học sinh phải được thao tác trên đồ dùng trực quan. Từ đó, các em sẽ tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài: “ So sánh 2 phân số cùng mẫu số”
Nhiệm vụ của bài học là học sinh phải xét xem hai phân số có bằng nhau hay không và nếu không bằng nhau thì phân số nào bé hơn, phân số nào lớn hơn.
Khi dạy bài này, tôi cho học sinh cắt 2 hình tròn bằng nhau. Mỗi hình tròn lại chia thành 8 phần bằng nhau bằng cách gấp hai hình tròn đó thành 4 phần khít nhau.
Ở hình tròn 1 lấy hình tròn, ở hình tròn 2 lấy hình tròn. Học sinh sẽ gạch ở hình tròn thứ nhất là 2 phần, ở hình tròn thứ hai là 3 phần. Sau đó, tôi cho các em so sánh các phần gạch chéo của hai hình tròn.
Qua phần so sánh, các em sẽ thấy: ( Hay > ). Từ đó, học sinh rút ra cách so sánh cơ bản ( như quy tắc SGK ).
a) Tự chiếm lĩnh kiến thức mới:
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Phép nhân phân số ” ( Tiết 122 )
Trước tiên, tôi cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Giáo viên nêu vấn đề: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng 3m.
Học sinh sẽ nêu được:
S = 5 x 3 = 15(m2)
Giáo viên nêu tiếp: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m, chiều rộng m.
Giáo viên gợi ý để học sinh nêu cách tính diện tích hình chữ nhật:
S = x .
Muốn thực hiện được phép nhân x , giáo viên cho học sinh quan sát trên hình vẽ:
1m
1m
Thông qua hình vẽ, học sinh phải nêu được:
Hình vuông có S = 1m2
Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có S = m2
- Hình chữ nhật ( phần gạch chéo ) chiếm 8 ô. Do đó, diện tích hình chữ nhật bằng m2. Từ đó, học sinh nêu được: x = (m2).
- Từ nhận xét trên, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào ví dụ để rút ra quy tắc nhân hai phân số. Giáo viên lưu ý với học sinh: Kết quả phép tính phải là phân số tối giản.
- Sau khi học sinh đã biết cách nhân hai phân số, giáo viên khích lệ học sinh thi đua học tập bằng cách tự cho ví dụ về cách nhân hai phân số và tự tìm lấy kết quả. Ngoài ra, giáo viên cần cho học sinh vận dụng cách tính để tìm chu vi và diện tích các hình đã học như: Hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật.
Quá trình dạy học toán như đã nêu ở trên sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất, thông dụng nhất, hình thành phương pháp học tập (đặc biệt là phương pháp tự học), biết cách giải quyết vấn đề gần gũi với cuộc sống.
b) Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã học:
* Ví dụ: Bài: “ Phép cộng phân số ” ( Tiết 114 )
Ở bài này, thông qua ví dụ ở SGK, tôi hướng dẫn học sinh thực hành trên băng giấy:
- Chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau bằng cách gấp đôi 3 lần theo chiều ngang.
Lần 1: Tô màu vào băng giấy.
Lần 2: Tô màu vào băng giấy.
Lúc này, học sinh dễ dàng thấy phải thực hiện phép tính: +
Nhìn vào băng giấy của mình, học sinh sẽ nêu được cả 2 lần đã tô được băng giấy.
Từ đó, học sinh nêu ra được cách tính: + = =
Qua ví dụ trên, học sinh sẽ rút ra cách cộng 2 phân số cùng mẫu số bằng cách lấy 2 tử số cộng với nhau và giữ nguyên mẫu số.
* Ở bài: “ Phép cộng phân số ” (Tiếp theo) tiết 115 là phép cộng 2 phân số khác mẫu số. Từ ví dụ ở SGK, lúc này học sinh sẽ dễ dàng nêu được: Muốn biết cả 2 bạn đã lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu thì phải thực hiện phép tính cộng:
Sau đó, tôi sẽ dẫn dắt học sinh bằng các câu hỏi gợi ý:
- Nhận xét mẫu số của 2 phân số (2 phân số có mẫu số khác nhau).
- Muốn thực hiện cộng 2 phân số này, ta phải làm gì? (Đưa 2 phân số này về 2 phân số có cùng mẫu số bằng cách quy đồng mẫu số 2 phân số).
- Sau đó, học sinh tự quy đồng mẫu số 2 phân số và cộng 2 phân số đó.
Như vậy, với phương pháp dạy học bài mới nêu trên, học sinh có điều kiện ôn tập, củng cố kiến thức đã học và vận dụng những kiến thức đó để chiếm lĩnh và tìm ra kiến thức mới, tìm ra nội dung tiềm ẩn trong bài học. Phương pháp này còn góp phần rèn luyện tư duy cho học sinh, tìm tòi sự liên quan giữa kiến thức cũ và mới.
II- Phương pháp dạy các nội dung thực hành luyện tập:
Nhiệm vụ chủ yếu của các tiết thực hành luyện tập là củng cố kiến thức cơ bản và rèn luyện các năng lực thực hành, giúp học sinh nhận ra rằng học không chỉ để biết mà còn để làm, để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
Khi dạy thực hành luyện tập, giáo viên cần lưu ý: Phải giúp cho mọi học sinh đều được tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình bằng cách:
- Tổ chức cho học sinh làm các bài tập theo thứ tự sắp xếp trong SGK, không bỏ qua bài tập nào kể cả các bài tập học sinh cho là dễ.
- Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Sau mỗi bài, học sinh nên tự kiểm tra sau đó chuyển sang bài tập tiếp theo.
- Trong một số tiết dạy, có thể học sinh này làm nhiều bài tập hơn học sinh kia, giáo viên cần giúp học sinh khai thác các nội dung tiềm ẩn trong mỗi bài tập.
Ví dụ: Bài tập 4, câu b, tiết 121.
Tính bằng cách thuận tiện:
+ + = + ( + )
= +
= +
=
Ở bài này, có thể một số học sinh vẫn làm theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức và vẫn ra kết quả như trên, nhưng tính như vậy là chưa hợp lý, chưa nhanh. Lúc này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh áp dụng các tính chất đã học của phép cộng để tự tìm ra cách tính và vận dụng kiến thức đó để giải các bài tập khác tương tự.
Hay ở tiết 124, bài tập 4:
Tính rồi rút gọn:
Ở bài này, học sinh thường làm như sau:
= =
Lúc này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh rút gọn trước (dựa vào tính chất bằng nhau của 2 phân số) để tìm kết quả nhanh:
= =
Hoặc trong bài: “Luyện tập” của phép nhân phân số (Tiết 124), Giáo viên phải dẫn dắt học sinh nhớ lại kiến thức của học kì I, đó là:
Tính chất giao hoán của phép nhân
Tính chất kết hợp của phép nhân
Tính chất nhân một số với một tổng ( hoặc một tổng với một số )
Tính chất nhân một số với một hiệu ( hoặc một hiệu với một số )
Để giúp học sinh có thể làm nhanh chóng bài tập loại này, học sinh phải vận dụng tính chất của phép nhân để tìm nhanh kết quả biểu thức
Ví dụ: x + x = x ( + )
= x 1
=
* Kết quả thực hiện:
Trong quá trình giảng dạy, nhờ áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tính toán nhanh, chính xác. Học sinh ham học, tự tin, chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học toán, học sinh dần dần biết cách phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới và cách giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện qua điểm số. Cha mẹ học sinh yên tâm, tin tưởng và tích cực ủng hộ việc dạy học của nhà trường. Kết quả chất lượng cụ thể trong hai năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Điểm
Năm học
2008 - 2009
2009 - 2010
SL
TL
SL
TL
Giỏi
7
26,9
12
30,8
Khá
8
30,8
13
33,3
Trung bình
9
34,6
13
33,3
Yếu
2
7,7
1
2,6
* Bài học kinh nghiệm:
Qua kinh nghiệm thực tế trong quá trình dạy học toán ở chương Phân số, tôi rút ra bài học sau:
- Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh và đặc trưng của môn học.
- Sử dụng triệt để những đồ dùng dạy học khi dạy toán để lôi cuốn, tạo ra sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh.
- Luôn động viên, khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ. Phát huy trí lực của học sinh. Không trách phạt, phê bình khi các em làm bài sai dẫn đến việc các em sẽ mất bình tĩnh, rối trí trong quá trình làm toán.
- Đánh giá hợp lý, khoa học kết quả học tập của các em.
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các em, biết cách gợi mở và nâng cao vốn tri thức có ở mỗi em.
C- PHẦN III: KẾT LUẬN
Tóm lại, các biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy ở chương Phân số của môn Toán mới rất đa dạng và phong phú. Song, dù với biện pháp nào thì cũng đòi hỏi người giáo viên phải thật nhiệt tình và có trách nhiệm cao. Cùng với việc tích cực đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên chúng ta đang tích cực tìm ra những bước cải tiến mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Thực hiện biện pháp dạy toán nói trên cũng là một trong những biện pháp giúp phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng những biện pháp đó nhằm nâng cao chất lượng học toán cho lớp mà tôi phụ trách, bước đầu, các em đã thực sự phấn khởi, tự tin khi học toán. Hy vọng rằng, cùng với việc thực hiện những đổi mới trong dạy học, những bước cải tiến nhỏ của mình sẽ góp phần làm cho chất lượng dạy học toán nói chung ngày một nâng cao.Với phạm vi thực hiện còn hạn hẹp, tôi nghĩ rằng những bước cải tiến nhỏ bé của tôi vẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được đón nhận những ý kiến góp ý chân thành để đề tài được hoàn thiện hơn.
Nhơn Hạnh, ngày 20 tháng 04 năm 2010
Người viết
Lê Thị Mỹ Hạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KINH NGHIỆM DẠY CHƯƠNG PHÂN SỐ.doc