Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe – viết cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn học Âm - Vần

Dạy âm - vần kết hợp với rèn cho học sinh kĩ năng nghe - viết trong giai đoạn này bước đầu giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quí Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt. Tạo cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả. Giúp học sinh hình thành các kĩ xảo chính tả, kĩ xảo vận động và kĩ xảo trí tuệ.

 

Để giúp học sinh viết đúng các tiếng do ảnh hưởng của phát âm địa phương giáo viên cần điều tra cơ bản để nắm lỗi phát âm phổ biến của học sinh từ đó đưa ra những biện pháp tổ chức dạy học thích hợp.

Giới thiệu các quy tắc chính tả cơ bản trong giai đoạn học âm - vần cho học sinh lớp 1, giúp các em bước đầu hình thành kĩ năng chính tả có ‎‎ý thức.

 

Việc cung cấp cho học sinh một số vốn từ phong phú là cần thiết để giúp học sinh học tốt môn chính tả sau này. Muốn viết đúng chính tả, việc nghe của học sinh phải gắn với việc hiểu nội dung từ, cụm từ, văn bản ( đặc trưng của chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa). Vì vậy ngoài những hiểu biết về các quy tắc chính tả, học sinh còn phải hiểu nghĩa của từ, câu văn, văn bản.

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe – viết cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn học Âm - Vần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̀i học với một cấu trúc chặt chẽ, vừa đảm bảo tính đồng tâm, vừa đảm bảo tính phát triển. Sau khi học xong phần âm – vần, mục tiêu đề ra là học sinh đọc thông, viết thạo các âm, vần, tiếng, từ, câu. Nhưng thực tế các em rất bỡ ngỡ khi học phân môn chính tả vào học kì II. Vì trong một tiết dạy của phần âm - vần theo cấu tạo của sách giáo khoa thì các em được đọc, viết về âm - vần, tiếng, từ nhưng chưa được rèn về kĩ năng nghe viết về các âm - vần, tiếng, từ này. Vì viết đúng chính tả không chỉ là những vận động của cơ bắp như sự phối hợp thuần thục của các ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay mà còn là thao tác trí óc của người viết. II. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI: Vì những lí do trên, tôi cố gắng tìm ra một số phương pháp giúp học sinh rèn kĩ năng nghe - viết trong giai đoạn học âm - vần, để hình thành cho học sinh lớp 1 những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo chính tả cơ bản, năng lực và thói quen viết đúng chính tả, giúp học sinh tự tin, chủ động hơn trong giờ học chính tả sau này. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: Dạy lồng ghép vào trong tiết học âm - vần bằng phương pháp luyện tập. IV. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Để thực hiện đề tài trên tôi đã tiến hành áp dụng một số kinh nghiệm mới trong giảng dạy phần âm - vần cho học sinh lớp 1B năm học 2008 – 2009 tại trường Tiểu học Cát Hải, Phòng GD – ĐT Phù Cát. @ Phần 2: KẾT QUẢ -----–&—----- I. MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI. T rong năm học 2007 – 2008, tôi là giáo viên chủ nhiệm và là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1B. Sau khi học sinh học xong phần âm – vần, bước sang phần tập đọc và chính tả, riêng phân môn tập đọc không có gì mới đối với các em, vì trong phần âm vần các em đã được đọc các câu và đoạn văn ngắn. Còn phân môn chính tả các em còn rất lúng túng, vì trong phần học âm - vần các em ít được rèn kĩ năng nghe viết, tiếng, từ câu,... Điều đó thể hiện qua bảng thống kê chất lượng môn chính tả : Viết chính tả sau khi học xong phần âm- vần * Nhìn bảng: bài “ Tặng cháu” Xếp loại Tổng số HS Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 23 em 11 47,9 7 30,4 5 21,7 0 0 * Nghe viết: Bài : “ Cái bống” tốc độ viết 30 chữ/ 15 phút Xếp loại Tổng số HS Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 23 em 4 17,4 6 26,1 8 34,8 5 21,7 Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy được hình thức chính tả nhìn bảng các em đạt điểm cao hơn: Giỏi, Khá 18 em chiếm 78,3 % ; không có học sinh bị điểm yếu. Còn chính tả nghe viết thì kết quả rất thấp: Giỏi, Khá 10 em chiếm 43,5 % ; Yếu 5 em chiếm 21,7 %. Hình thức chính tả nghe viết học sinh đạt kết quả thấp là do những nguyên nhân sau: * Học sinh chưa có thói quen nghe viết. * Vốn từ của các em còn quá ít ỏi. * Thao tác nhìn mẫu viết đúng ( trong giờ tập viết) còn khắc sâu trong các em. * Ảnh hưởng của phát âm địa phương. - Học sinh phát âm lẫn lộn giữa các tiếng có phụ âm đầu: + t/tr: Đọc tre ngà thành te ngà; trí nhớ thành tí nhớ,... + v/qu: Đọc va chạm thành qua chạm... + v/d: Đọc con vịt thành con dịt ; đi vô thành đi dô,... + x/s: Đọc chim sẻ thành chim xẻ; - Học sinh phát âm lẫn lộn giữa các tiếng có vần: + ôp/ơp: Đọc hợp sức thành hộp sức; lớp học thành lốp học; đớp mồi thành đốp mồi... + om/ôm: Đọc làng xóm thành làng xốm; đom đóm thành đôm đốm,... + ơm/ôm : Đọc ăn cơm thành ăn côm; mùi thơm thành mùi thôm,... + ê/ơ : bò bê thành bò bơ, bể cá thành bở cá,.... - Học sinh phát âm lẫn lộn giữa các tiếng có âm cuối: + n/ ng : Đọc tan trường thành tang trường; bàn ghế thành bàng ghế,... + t/c : Đọc cát biển thành các biển, cái bát thành cái bác,... - Học sinh phát âm lẫn lộn giữa các tiếng có dấu thanh: + Thanh /~ :Đọc kẻ vở thành kẽ vở, nhà cửa thành nhà cữa * Học sinh chưa được giới thiệu những quy tắc chính tả cơ bản như: cách viết c/k, g/gh, ng/ngh. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI: Dựa vào những nguyên nhân trên tôi đã tiến hành áp dụng một số kinh nghiệm để khắc phục tình trạng trên như sau: 1. Giúp học sinh có thói quen nghe - viết: Tiến hành ngay từ lúc học sinh học âm. - Sau mỗi bài học về âm hoặc vần tôi giành một thời gian nhất định để luyện cho học sinh viết một số tiếng ( lúc đầu là tiếng sau đó tăng dần lên thành từ) do giáo viên đọc. - Cho học sinh đọc và viết trong nhóm đôi. Hình thức: một học sinh đọc một học sinh viết. - Học sinh tìm tiếng có vần mới theo nhóm: cho học sinh thảo luận trong nhóm ( 3 - 4 em) tìm và viết những tiếng, từ mới vào bảng nhóm. Giáo viên nhận xét chốt lại những tiếng, từ đúng. Ví dụ: Về âm Khi dạy (bài 8) l – h - Trong phần luyện tập giáo viên dành thời gian 5 phút cho học sinh viết các từ le le, lá hẹ, hè về, ve ve trên bảng lớp và bảng con hoặc vở ô li (do giáo viên đọc). - Cho học sinh đọc và viết trong nhóm đôi các từ le le, lá hẹ, hè về, ve ve trên bảng con. Hình thức: một học sinh đọc một học sinh viết. - Học sinh tìm tiếng có âm mới theo nhóm: cho học sinh thảo luận trong nhóm ( 3 - 4 em) tìm và viết những tiếng, từ mới vào bảng nhóm. Giáo viên nhận xét chốt lại những tiếng, từ đúng. Ví dụ: Về vần Khi dạy (bài 30) ua, ưa - Trong phần luyện tập giáo viên dành thời gian 5 phút cho học sinh viết các từ ứng dụng: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia trên bảng lớp và bảng con hoặc vở ô li (do giáo viên đọc). - Cho học sinh đọc và viết trong nhóm đôi các từ ứng dụng: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia trên bảng con. Hình thức: một học sinh đọc một học sinh viết. - Học sinh tìm tiếng có vần mới theo nhóm: cho học sinh thảo luận trong nhóm ( 3 - 4 em) tìm và viết những tiếng, từ mới vào bảng nhóm. Giáo viên nhận xét chốt lại những tiếng, từ đúng. 2. Cung cấp vốn từ cho học sinh: Để cung cấp vốn từ cho học sinh tôi đã sưu tầm và lập một bảng thống kê một số tiếng từ mới tương ứng với từng âm, vần trong các bài học ( Xem phụ lục kèm theo). Dựa vào bảng thống kê này giáo viên có thể xây dựng một số bài tập điền vần, tiếng, từ. - Các hình thức cung cấp vốn từ cho học sinh: + Trong tiết luyện tập giáo viên ra một số bài tập điền vần, tiếng, từ cho học sinh làm bài theo nhóm. + Cho học sinh tìm từ có vần mới học thông qua các hình ảnh minh họa hoặc vật thật mà giáo viên chuẩn bị và học sinh sưu tầm được. Ví dụ: Về âm Khi dạy (bài 20) k, kh - Cho học sinh làm bài tập sau: Điền: k hay kh chú ...ỉ cá ...o - Giáo viên giới thiệu các hình ảnh minh họa hoặc vật thật mà giáo viên chuẩn bị và học sinh sưu tầm được (kì đà, chú khỉ, khe đá,... )để gợi ‎ cho học sinh tìm từ mới. Ví dụ: Về vần Khi dạy (bài 33) ôi, ơi - Cho học sinh làm bài tập sau: Điền: ôi hay ơi cái ch.. ch... bi đồ ch... - Giáo viên giới thiệu các hình ảnh minh họa hoặc vật thật mà giáo viên chuẩn bị và học sinh sưu tầm được như: chia đôi, cái nôi, con dơi, sợi chỉ, áo tơi,... . Để gợi ‎ cho học sinh tìm từ mới. Khi dạy (bài 35) uôi, ươi Cho học sinh tìm từ có vần vừa học thông qua các tranh ảnh, vật thật mà giáo viên chuẩn bị và học sinh sưu tầm được như: cá đuối, sợi chuỗi, thả lưới, số mười, cá tươi.... 3.Từ thao tác nhìn mẫu viết chuyển sang thao tác nghe viết: - Ở lớp 1 thao tác nhìn mẫu viết đúng chữ là cơ bản nhưng cũng cần nâng cao dần cho học sinh thao tác nghe viết. - Khi cho học sinh nhìn mẫu viết đúng nét chữ của âm - vần, từ khóa giáo viên có thể che mẫu cho học sinh viết lại các từ này vào bảng lớp bảng con theo lời đọc của giáo viên tốc độ từ chậm đến tăng dần phù hợp với khả năng tiếp thu của các em. Ví dụ: Dạy bài 33 ôi, ơi Giáo viên viết mẫu tiếng, từ khóa: trái ổi, bơi lội cho học sinh luyện viết bảng con. Sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của tiếng, từ đã viết. GV che bảng và đọc cho học sinh viết vào bảng con. 4. Khắc phục lỗi phát âm do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Để học sinh viết đúng những tiếng do ảnh hưởng của phát âm địa phương(về phụ âm đầu, vần, âm cuối, dấu thanh), giáo viên rèn cho học sinh cách đọc phân biệt các cặp phụ âm đầu, vần, âm cuối, dấu thanh. a) Phụ âm đầu: + phân biệt: x/s Ví dụ: khi dạy (bài 19) s, r Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt x/s: chim sẻ/ xẻ gỗ; phù sa/đi xa; cá sấu/xấu xí; con sâu/ xâu kim.. + phân biệt: t/tr Ví dụ: khi dạy (bài 26) y, tr Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: t/tr: trí nhớ/ bé tí; dự trù/tù tì; cá trê/y tế... + Phân biệt: v/qu Ví dụ : Khi dạy (bài 24) q – qu, gi Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: va li/qua đò; vá áo/xa quá,... + Phân biệt: v/d Ví dụ : Khi dạy (bài 14) d, đ Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: cái vế/con dế,... b)Vần: + Phân biệt : op/ôp Ví dụ : Khi dạy (bài 86) ôp, ơp Giáo viên đưa ra một số từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: họp nhóm, hộp bánh,... + Phân biệt : ôp/ơp Ví dụ : Khi dạy (bài 86) ôp, ơp Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: hộp kẹo/hợp sức; lốp xe/lớp học,... + Phân biệt : om/ôm/ơm Ví dụ : Khi dạy (bài 62) ôm, ơm Giáo viên đưa ra một số từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: làng xóm, đom đóm, bánh cốm, chôm chôm, trái thơm, ... + Phân biệt: ê/ơ Ví dụ : Khi dạy (bài 10) ô, ơ Giáo viên đưa ra một số từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: bể cá, con dế, cá cờ, búp bê, bơ sữa,... c) Âm cuối: + Phân biệt n/ ng Ví dụ : khi dạy ( Từ bài 53 đến bài 57) Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: . im lặng/ thợ lặn; nhà tầng/tần sóng; vầng trăng/vần thơ,... . xe ben/xà beng; tiếng hát/tiến tới, ... . mong muốn/rau muống; buôn làng/buông xuôi; buồn ngủ/buồng chuối,... . đan áo/đang làm; biên bản, bản làng/bảng đen; san sẻ/sang sông,... + Phân biệt t/c Ví dụ : khi dạy ( Từ bài 76 đến bài 80) Giáo viên đưa ra một số cặp từ cho học sinh luyện đọc phân biệt: . sạc pin/sạt lở; tát nước/hợp tác; ngơ ngác/ bát ngát,... . mặc áo/khuôn mặt; bắt đầu/miền bắc; sắt thép/màu sắc; giặt áo/xác giặc,... . bậc thềm/bật nhảy; đôi tất/thước tấc; gió bấc/ bất ngờ; nhấc bổng/nhất lớp,... . nô nức/rạn nứt; vuông vức/vứt bỏ; mứt tết/ vượt mức,... . chuột nhắt/chuộc tội; . xanh biếc/biết bơi; thời tiết/ nuối tiếc; thiết tha/mỏ thiếc, chiếc lá/chiết cành,... . ước mơ/ướt áo; thướt tha/cái thước; lược bỏ/lần lượt... d) Thanh /~ : + Phân biệt /~ Khi dạy các bài trong chương trình giáo viên lồng ghép một số tiếng, từ có thanh hỏi, thanh ngã cho học sinh luyện phát âm phân biệt. Ví dụ: dạy (bài 20) k, kh GV đưa ra các từ có thanh hỏi thanh ngã cho học sinh đọc: kẻ vở/kẽ hở; kẻ chỉ/kẽ lá,... 5.Giới thiệu cho học sinh những quy tắc chính tả cơ bản như: cách viết c/k, g/gh, ng/ngh. Khi dạy (bài 20) k, kh Giáo viên giới thiệu: viết c khi c đứng trước a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. viết k khi k đứng trước i, iê, ê, e. Khi dạy (bài 23) g, gh: Giáo viên giới thiệu: viết g khi g đứng trước a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. viết gh khi gh đứng trước i, iê, ê, e. Khi dạy (bài 25) ng, ngh: Giáo viên giới thiệu: viết ng khi ng đứng trước a,ă, â, o, ô, ơ, u, ư. viết ngh khi ngh đứng trước i, iê, ê, e. Sau khi học sinh học xong phần âm - vần, bước sang phần học phân môn chính tả tôi thấy các em rất tự tin và thích thú khi học môn này. Không còn học sinh lúng túng không biết viết gì khi nghe cô giáo đọc chính tả hay viết chậm không kịp theo lời đọc của cô giáo. Khi vốn từ của các em phong phú, các quy tắc chính tả cơ bản đã đươc vận dụng thì việc nghe, hiểu và viết được một bài chính tả quả là không khó đối với các em. Kết quả thu được bước đầu thể hiện qua bài kiểm tra môn chính tả cuối giai đoạn học âm - vần. Viết chính tả sau khi học xong phần âm - vần * Nhìn bảng: bài “ Tặng cháu” Xếp loại Tổng số HS Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 21 em 12 57,1 7 33,3 2 9,6 0 0 * Nghe viết: Bài : “ Cái bống” tốc độ viết 30 chữ/ 15 phút Xếp loại Tổng số HS Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 21 em 10 47,6 6 28,6 5 23,8 0 0 Nhìn vào bảng thống kê ta thấy: - Học sinh Giỏi, Khá của phân môn chính tả (nghe – viết) năm học 2008 - 2009 là 76,2%, tăng 32,7% so với năm học 2007-2008. - Học sinh yếu không có, giảm 21,7%. @ Phần 3: KẾT LUẬN -----–&—----- I. KHÁI QUÁT CÁC KẾT LUẬN D ạy âm - vần kết hợp với rèn cho học sinh kĩ năng nghe - viết trong giai đoạn này bước đầu giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quí Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt. Tạo cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả. Giúp học sinh hình thành các kĩ xảo chính tả, kĩ xảo vận động và kĩ xảo trí tuệ. Để giúp học sinh viết đúng các tiếng do ảnh hưởng của phát âm địa phương giáo viên cần điều tra cơ bản để nắm lỗi phát âm phổ biến của học sinh từ đó đưa ra những biện pháp tổ chức dạy học thích hợp. Giới thiệu các quy tắc chính tả cơ bản trong giai đoạn học âm - vần cho học sinh lớp 1, giúp các em bước đầu hình thành kĩ năng chính tả có ‎‎ý thức. Việc cung cấp cho học sinh một số vốn từ phong phú là cần thiết để giúp học sinh học tốt môn chính tả sau này. Muốn viết đúng chính tả, việc nghe của học sinh phải gắn với việc hiểu nội dung từ, cụm từ, văn bản ( đặc trưng của chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa). Vì vậy ngoài những hiểu biết về các quy tắc chính tả, học sinh còn phải hiểu nghĩa của từ, câu văn, văn bản. II. LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG. Rèn kĩ năng nghe - viết cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn học âm - vần là thiết thực. Bởi học sinh không chỉ biết đọc, biết viết theo mẫu mà còn có thể nghĩ hoặc nghe để viết âm, vần, tiếng, từ nào đó. Tôi nghĩ đây là cơ hội để phát triển toàn diện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh lớp 1. Việc rèn kĩ năng nghe - viết cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn học âm - vần, có thể sẽ không phù hợp với một số đối tượng học sinh, ở một số vùng miền nhất định. Nhưng với xu thế phát triển của xã hội và những thách thức của quá trình hội nhập quốc tế thì việc nâng cao dần kĩ xảo cho học sinh là cần thiết. Việc sử dụng các phương pháp trên thực sự có hiệu quả khi giáo viên có sự kiên trì và biết vận dụng một cách linh hoạt bằng nhiều hình thức dạy học. III. Đề xuất, kiến nghị. Qua thời gian tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng một số kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tôi đã đạt được kết quả bước đầu. Những kinh nghiệm trên cũng chỉ là kết quả thử nghiệm. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu hơn nữa để sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả. Để thực hiện được sáng kiến này trong thời gian tới, tôi rất mong sự quan tâm chia sẻ, góp ‎‎ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Hiệu trưởng Cát Hải, ngày 28 tháng 2 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Hà @ Phần 4: PHỤ LỤC I. BẢNG THỐNG KÊ CÁC TIẾNG TỪ MỚI TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG ÂM - VẦN TRONG CÁC BÀI HỌC Bài 7 ê bễ, bể, bệ,... ‎ v về, vé, vẻ, vệ,... Bài 8 l le, lệ, lẹ, lé, lẻ,... h hề, hé, hê, hễ, ... Bài 9 o bọ, bỏ, lọ, lò, bõ, hò vè, vò vẽ, ... c có, cọ, co, cò, ... Bài 10 ô lỗ, hố, bô, bố, cố ... ơ lở, hơ, hở, vở, lơ, bơ... Bài 11 ôn tập vo ve, vò vẽ, ho he, hò vè, ... Bài 12 i vỏ bí, ... a cá bò, lá hẹ, cô ba,... Bài 13 n nụ, na, né, nẻ, nợ, nọ... m mũ nỉ, lá mơ, củ mì,... Bài 14 d hò dô, da bò,... đ nơ đỏ, đỗ đỏ, ... Bài 15 t tổ cò, về tổ,... th tha, lá thư, tha hồ, lá thư, thả cá, thả bộ,... Bài 16 ôn tập ô tô, cá hố, bí đỏ, bi da,... Bài 17 u tu hú, thủ thỉ, cá mú, mũ đỏ, tu sĩ, tu từ, tù và, tủ chè, ... ư thứ tư, thú dữ, thứ nữ, tứ bề, tứ mã, tự do,... Bài 18 x xe ca, xe lu, chó xù, ba xu, xa lạ, xa lộ, xế tà, xi rô, xi nê, xì gà, xe cộ,... ch chỗ ở, lá chè, chó xù, chợ cá, cha già, che chở, che ô, ... Bài 19 s số thứ tự, lá sả, vỏ sò, se sẻ, sổ chi thu, xổ chỉ, sổ bộ, sa cơ, sa đà, ... r rễ đa, rổ cá, ra đi, rò rỉ, rủ rê, rũ bỏ, rỉ rả, ... Bài 20 k kẻ vở, kì đà, kể cả, kẻ ô, kẻ thù, kẽ lá,... kh chú khỉ, khe đá, cá khô, khề khà, ... Bài 21 Ôn tập chữ số, xù xì, kẽ đá, bó rạ,... Bài 22 ph đi phà, pha cà phê, pha chè, pha chế, pha lê, ... nh nhà lá, nho đỏ, nhổ bỏ, nhổ mạ, nhi nữ, thứ nhì,... Bài 23 g khí ga, gõ mõ, mì gõ, ga rô, gà đá, gà cồ, gỗ đỏ, ... gh ghé nhà, ghi chú, ghê sợ, ghế đá, ghi ta, ghi lê, ... Bài 24 qu quả na, quả thị, qui chế, qui mô, ... gi giò chả, quê nhà, thì giờ, gia cư, gia cố, già khụ,... Bài 25 ng bé ngủ, ngả mũ, ngã ba, ngư cụ, ngư hộ, ... ngh nghỉ hè, nghỉ lễ, củ nghệ, nghề cá, nghe rõ,... Bài 26 y ý nghĩ, ý tứ, ỷ thị, ỷ thế, ... tr cá tra, nhà trọ, trà mi, trà nụ, trò hề, tra mỡ, ... Bài 27 Ôn tập giá đỗ, phố cổ, lá tre, qua phà,... Bài 29 ia bia đá, xỉa cá mè, kia kìa, tia la de, tia tía,... Bài 30 ua cà chua, cua đỏ, đua ghe, mua cá, đũa cả, đũa tre, chua quá, mùa thi, ... ưa dưa chua, đua ngựa, cửa bể, đưa đò, dưa lê,... Bài 31 Ôn tập cưa gỗ, đìa cá, cua đá, cá chua, gió lùa, cửa ngõ,... Bài 32 oi cái thoi, lời nói, đòi lại, đòi hỏi, soi rọi, sỏi nhỏ,... ai cái thoi, chia hai, bài ca, bài chế, tài ba, cái gai, ai đó, nụ mai,... Bài 33 ôi chia đôi, cá hồi, khôi hài, khôi ngô, bôi vôi, bồi hồi, ... ơi lời nói, vở mới, chơi bi, mới lạ, ... Bài 34 ui lùi lại, dùi cui, thui thủi, búi cỏ, mùi vị, rủi ro,... ưi gửi lại, gửi lời, gửi xe, gửi rể,... Bài 35 uôi cá đuối, buổi mai, muối cá, sợi chuỗi, tuổi già,... ươi tươi cười, số mười, đười ươi, lưới cá, mười hai, ... Bài 36 ay hay nói, ngủ say, hay là, hay chữ, may vá, may rủi,... ây thầy trò, mây bay, bây giờ, bầy tôi, đầy hơi, ... Bài 37 Ôn tập buổi mai, chai sữa, bùi tai, đầy đủ, lá chuối,... Bài 38 eo đi theo, con heo, chèo đò, đẽo gỗ,... ao ao bèo, đèo cao, đào bới, đào hố, hào khí, bao gạo, sao mai, áo tơi,... Bài 39 au cái thau, lau chùi, mau lẹ, đau quá, số sáu... âu đau đầu, lá trầu, hầu bàn, sâu đo, , đi đâu, châu mày, cầu Thị Nại, ... Bài 40 iu liu riu, địu bé, nhỏ xíu,... êu cái lều, thêu tay, đều nhau, đều đều, chú tễu,... Bài 41 iêu cây điều, chiều chiều, thả diều, chiếu gỗ, tiêu chí, tiêu dao, tiêu đề, khiêu vũ,... yêu yếu quá, yêu đời, yêu dấu, yểu điệu, ... Bài 42 ưu lưu lại, bưu điện, tuổi sửu, lưu ban, hưu trí, lưu trữ,.. ươu cái bướu . rượu nho,... Bài 43 Ôn tập chú tiểu, câu cá, của báu, sếu bay, lau chùi, ưu ái,... Bài 44 on béo tròn, hòn bi, còn dư, còn lại,... an than đá, mua bán, san sẻ, bồi bàn, đàn hồi,... Bài 45 ân đôi chân, cần mẫn, cây bần, ân cần, cân bàn, tần số,... ăn lăn tăn, đắn đo, bắn pháo, củ sắn, tươi tắn, cá cắn câu... Bài 46 ôn bồn chồn, số bốn, bôn ba, hôn lễ, hôn mê, ... ơn đơn ca, lớn lên, đơn bào, đơn sơ, sơn đỏ, đờn nhị... Bài 47 en dế mèn, đèn dầu, cái khèn, đan len, xe ben, màu đen,... ên bên phải, lên đò, đền bù, chó vện, lên cao, bến đò,... Bài 48 in trái chín, pin tiểu, tín hiệu, xin mời, tin cậy, ... un gỗ mun, con giun, dây thun, đun nấu, run rẩy, bùn đen,... Bài 49 iên cá chiên, dây điện, diễn giải, biên bản, biên độ,... yên yên lòng, yên ả, yên nghỉ, yên ổn,... Bài 50 uôn uốn dẻo, buôn bán, buồn ngủ, suôn sẻ, tuôn rơi,... ươn vươn lên, sườn non, cá ươn, vườn rau, vay mượn,... Bài 51 Ôn tập điều khiển, con sên, thợ điện, giun quế, vườn trầu,... Bài 52 ong mong chờ, đong đầy, trong veo, ong bầu, bong bóng, dòng điện, long não, rong chơi, ... ông ngày công, sông ngòi, lông công, công an, bông sứ, trồng cây... Bài 53 ăng bằng lăng, tăng ca, đi vắng, căng tin, băng dính, ... âng vâng lời, nước dâng, dâng hoa, tâng cầu, tầng cao,... Bài 54 ung cùng học, cái thùng, chung vai, sử dụng, dụng cụ, cái thúng... ưng quả trứng, mè xửng, dây thừng, hứng dừa, đứng dậy,... Bài 55 eng xà beng, leng keng,... iêng nghiêng nghiêng, cái kiềng, bay liệng, tiếng hò, siêng năng,... Bài 56 uông chuồng gà, tuồng cổ, buông lưới, thuồng luồng,... ương con mương, đỗ tương, trường làng, sương mai, tương trợ,... Bài 57 ang càng cua, rau lang, cái thang, sang tên, hang đá,... anh cánh cò, màu xanh, máy ảnh, xanh biếc, lạnh lẽo, danh bạ, ... Bài 58 inh que tính, cái kính, máy tính,... ênh lênh đênh, bập bềnh, vênh váo, ... Bài 59 Ôn tập cung điện, lười biếng, hăng say, mong muốn, làng chài, bình minh, kính cận, linh tinh... Bài 60 om lom khom, ống nhòm, chỏm núi, com pa,... am thám tử, đám cưới, cám lợn, số tám, bám rễ, cảm gió, cảm mến, ... Bài 61 ăm thăm hỏi, chăm nom, đăm chiêu, đắm say, đắm tàu, đắm đuối, ... âm cái trâm, mâm cơm, cầm lòng, đâm chồi, thâm giao, hầm hố, cầm nhầm, tâm điểm,... Bài 62 ôm giã cốm, cồm cộm, tôm he, xôm xốp, gồm có, ... ơm thơm quá, bữa cơm, đơm cơm, cái nơm, thơm thảo, ... Bài 63 em cá chẻm, con hẻm, em bé, nem chả, đem đi, đem lòng, ... êm têm trầu, đếm sao, đêm dài, mềm dịu, thêm vào,... Bài 64 im xem phim, xâu kim, con tim, gỗ lim, bông sim, lim dim,... um chùm nhãn, đùm bọc, tôm hùm, sum suê, ... Bài 65 iêm niềm vui, điểm mười, bao diêm, tiêm trầu, điểm báo... yêm yểm trợ, yểm hộ, yếm cua, yếm rùa,... Bài 66 uôm thuốc nhuộm, vàng xuộm, nhuộm đỏ, luộm thuộm... ươm lượm lúa, cháy đượm, đượm đà, con bướm,... Bài 67 Ôn tập chòm xóm, chòm sao, lùm cây, gươm giáo, khóm trúc,... Bài 68 ot dây cót, chim hót, rót nước, chổi đót, bò tót, bọt bèo, bọt nước,... at cát biển, khát sữa, hát chèo, đạt được, đạt yêu cầu, ... Bài 69 ăt cắt lúa, bắt sâu, vắt áo, chặt cây, xanh ngắt, bắt đầu, chắt chiu, chặt cây, đặt câu... ât đôi tất, cất giấu, chất vấn, tất bật, tất niên, đất đỏ, chất béo, gật gù, ... Bài 70 ôt đốt tre, củ cà rốt, tốt bụng, hộp cơm, bột cá, ... ơt cái thớt, cây ớt, đợt đầu, hớt hải, chợt nghe, đợt sóng, ... Bài 71 et bánh tét, tét đôi, chẹt cổ, cái mẹt, két sắt, kẹt tay,... êt kết bạn, kết hoa, tết ta, mệt mỏi, dệt kim, ... Bài 72 ut bay vụt, cây bút, bông bụt, đút cơm, sút bóng,.. . ưt hộp mứt, sứt chỉ, sứt môi, nứt nẻ, đứt đôi, ... Bài 73 it thịt heo, ít quá, bánh ít, hít vào, hít hơi, xịt mũi, ,... iêt biết bơi, hiểu biết, chiết cành, thiết bị, diệt chủng,... Bài 74 uôt con chuột, tuốt lúa, suốt đời,... ươt lướt thướt, mượt mà, lượt thượt, lượt đi,... Bài 75 Ôn tập miếng mứt, ống hút, đụt mưa, hết mất, thết đãi, sấm sét,... Bài 76 oc đọc báo, viên ngọc, học bài, bột lọc, bọc đường, đọc hiểu... ac chim hạc, bội bạc, bác tư, các bạn, đo đạc, tạc bia, tạc tượng, sạc pin,... Bài 77 ăc cái xắc, lắc vòng, bắc bộ, mắc bẫy, chắc chắn, đắc chí, sắc bén, ... âc bậc thang, gió bấc, nhấc bổng, nhấc chân, ... Bài 78 uc một chục, xúc đất, bục giảng, bông cúc, đục đẽo, mục tiêu, chúc tết, chúc thọ, ... ưc con mực, trâu đực, xức dầu, lực điền, nhức đầu, ... Bài 79 ôc hộc bàn, tàu tốc hành, tộc họ, hốc cày, lộc trời, bốc hơi, bốc mùi, vận tốc, ... uôc thuốc ho, đốt đuốc, buộc lòng, chuộc lỗi, luộc rau, ... Bài 80 iêc xanh biếc, việc nhà, bàn tiệc, chiếc lá, điếc tai, liếc mắt, mắng nhiếc, ... ươc thước dây, cỏ xước, bước đều, cước phí, ... Bài 81 ach tách trà, sách vở, cái xách, khách lạ, cách biệt,... Bài 82 ich phích nước, diễn kịch, tới đích, xích xe, tịch thu, ... êch ếch nhảy, lệch pha, nhếch môi, mếch lòng, ... Bài 83 Ôn tập lá lách, lệch lạc, bước chân, tách trà,... Bài 84 op họp tổ, hội họp, chóp núi, tóp mỡ, góp mặt, ... ap dây cáp, sáp màu, hỏi đáp, tháng chạp, bàn đạp, ... Bài 85 ăp đắp đê, thắp đèn, thẳng tắp, chắp cánh, gặp gỡ,... âp tập hát, đắp đập, cá nấp, lập công, đập lúa, hấp tấp... Bài 86 ôp cây sộp, xốp xộp, gộp vào, lốp xe, ... ơp đớp mồi, lớp đất, chớp mắt, lợp vải, ... Bài 87 ep con tép, hạt lép, xinh đẹp, kẹp giấy, hẹp hòi, ... êp xếp hàng, bếp điện, xếp chữ, ... Bài 88 ip bìm bịp, kịp thời, nhịp cầu, líp xe đạp, kịp thời, kịp giờ, ... up kính lúp, giúp đỡ, súp cua, búp bê, chụp đèn, ... Bài 89 iêp tiếp bước, thiệp mời, tiếp âm, tiếp tân, ... ươp cướp cờ, hoa mướp, mướp đắng, ... Bài 90 Ôn tập lạp xưởng, chấp nhận, khắp nơi, chắp đôi, tạp chí,... Bài 91 oa xóa bảng, toa tàu, cái loa, thoa dầu, thoa phấn, xoa dịu, ... oe hoa hoè, tròn xoe, xòe ô, ... Bài 92 oai phá hoại, loại bỏ, bà ngoại, hoài bão, ngoại cảnh, ... oay viết ngoáy, loáy hoáy, ngoáy tai, lốc xoáy, ... Bài 93 oan môn toán, liên hoan,... oăn khỏe khoắn, xoắn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsang kien kinh nghiem.doc
Tài liệu liên quan