MỤC LỤC
Phần nội dung Trang
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU .1
I. Lý do chọn đề tài .1
II. Nhiệm vụ của đề tài .2
III. Phương pháp tiến hành .2
IV. Cơ sở và thời gian nghiên cứu đề tài .2
PHẦN II: PHẦN KẾT QUẢ .3
I. Tình trạng sự việc hiện tại .3
II. Nội dung giải pháp mới .3
A. Tìm hiểu các bước soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Powerpoint.3
B. Một số kinh nghiệm riêng .16
C. Kết quả đạt được 25
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN .26
Đề xuất, kiến nghị .26
TÀI LIỆU THAM KHẢO .28
MỤC LỤC .29
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Powerpoint, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u ứng trong nhóm Exit (hiệu ứng thoát):
->
* Các hiệu ứng trong nhóm Motion Paths (hiệu ứng di chuyển):
->
* Hiệu chỉnh thời điểm bắt đầu hiệu ứng: Trong khung Custom Animation, phần Modify Wipe (hiệu ứng được chọn làm ví dụ kiểu Wipe), trong phần Start, click vào mũi tên rồi click các tùy chọn trong danh sách sổ xuống.
* Hiệu chỉnh hướng chuyển động của hiệu ứng: Trong khung Custom Animation, phần Modify Wipe (hiệu ứng được chọn làm ví dụ kiểu Wipe), trong phần Direction, click vào mũi tên rồi click các tùy chọn trong danh sách sổ xuống.
* Hiệu chỉnh tốc độ chuyển động hiệu ứng của đối tượng: Trong khung Custom Animation, phần Modify Wipe (hiệu ứng được chọn làm ví dụ kiểu Wipe), trong phần Speed, click vào mũi tên rồi click các tùy chọn trong danh sách sổ xuống.
* Các chức năng khác của hiệu ứng mới quý thầy cô giáo tự tìm hiểu và khám phá thêm trong hộp thoại Effect Options và Timing…để làm phong phú thêm giáo án điện tử của mình.
* Đổi thứ tự hiệu ứng: đơn giản nhất là nhắp chuột vào hiệu ứng cần thay đổi rồi kéo thả vào vị trí muốn thay đổi thích hợp.
- Thêm slide: Muốn thêm Slide mới thì ta vào Insert => New Slide hoặc ấn vào nút có biểu tượng New Slide (Ctrl+M) ở trên thanh công cụ để thêm Slide hoặc nhắp phải vào vị trí muốn thêm slide rồi chọn New Slide.
- Xóa slide: Chọn slide cần xóa rồi nhấn phím delete hoặc nhắp phải chuột vào slide cần xóa rồi chọn Delete slide.
- Chuyển vị trí slide: Nhắp chuột vào slide cần thay đổi rồi kéo thả vào vị trí muốn thay đổi thích hợp.
- Chèn hình ảnh: Muốn chèn hình vào các Slide ta vào: Insert => picture => From file => chọn đường dẫn có ảnh cần chèn => chọn ảnh cần chèn => insert => sau đó điều chỉnh ảnh theo ý mình. Đơn giản hơn, ta cũng có thể dùng chức năng copy một ảnh rồi paste vào slide cần chèn.
- Chèn âm thanh: Muốn chèn âm thanh ta vào Insert => Movies and Sounds => Sound from file => Chọn đường dẫn đến bài nhạc cần chèn => Chọn bài nhạc cần chèn => Insert.
* Lưu ý : Power Point ưu tiên cho một số bài nhạc có đuôi avi, wav, cda, ... Power Point mặc định khi mở đến slide có chèn nhạc thì bài hát tự động bật và nó sẽ tắt khi mình chuyển sang slide khác. Nhưng nếu muốn cho bài hát hát tiếp trong các slide khác, hoặc muốn ẩn biểu tượng đi thì mình click chuột vào nốt nhạc đó và chọn : Slide Show => Custom_Animation => Rồi kích chuột vào mũi tên phía bên phải màn hình chọn Effect Option => After : chọn số Slide cần phát bài hát đó hoặc chọn Hide …. để ẩn biểu tượng nốt nhạc đi.
- Chèn phim: Muốn chèn một đoạn film vào slide ta thực hiện các bước sau :
Vào : Insert => Movies and Sounds => Movie from file => Chọn đường dẫn đến đoạn phim cần chèn => Chọn đoạn phim cần chèn => Insert.
* Lưu ý: Power Point chỉ hỗ trợ cho các đoạn phim có đuôi là : *.avi; *.mpg; …
Mà các đoạn phim, hoặc các bài hát nhạc hình thông thường lại có đuôi là *.dat vì vậy để chèn được những bài nhạc như thế ta cần phải đổi đuôi các bài nhạc đó. Hiện nay có rất nhiều phần mềm chuyển đổi đuôi nhạc. Ở đây tôi chỉ giới thiệu phần mềm thuận tiện nhất có trong chương trình Heroshop. Ví dụ tôi muốn chèn bài hát “ Cung đàn mùa xuân” ở ổ đĩa D với đuôi .Dat thì tôi phải đổi đuôi như sau :
Vào : C:\ => HEROSOFT => HERO2001. Sau đó mở bài hát Cung đàn mùa xuân ở ổ D ra và đặt tên cho nó với đuôi là *.mpg và kích vào nút Play để đổi đuôi.
Bài hát mới này có đuôi là *.mpg và nằm trong thư mục C:\HEROSOFT\HERO2001\.
- Tạo liên kết với tập tin khác:
+ Tạo liên kết: Chọn đối tượng cần mở liên kết trong slide -> Click phải chuột, xuất hiện menu như dưới đây -> Chọn open hyperlink.
+ Gỡ bỏ liên kết: Chọn đối tượng cần gỡ bỏ liên kết trong slide -> Click phải chuột, xuất hiện menu như hình vẽ -> Chọn Remove hyperlink.
Tạo liên kết Gỡ bỏ liên kết
- Tạo bảng: Vào menu Insert/Table... xuất hiện hộp thoại:
Gõ số cột vào Number of columns và số hàng vào Number of rows -> OK. Các thao tác khác với bảng tương tự như Word.
- Chèn đồ thị vào slide: Vào menu Insert/Chart... Một đồ thị mặc định hiện ra cùng với bảng dữ liệu. Sửa bảng dữ liệu để có đồ thị mong muốn.
* Lưu ý: Có thể vẽ đồ thị trong Excel rồi copy và dán vào slide
- Thao tác với quan hệ giữa các đối tượng:
+ Nhóm các đối tượng thành 1 khối:
Chọn các đối tượng (Shift + Left click)
Nháy chuột phải trên chúng, chọn Grouping/Group
+ Đưa 1 đối tượng hiện xuống phía sau các đối tượng khác: Nháy chuột phải trên đối tượng, chọn Order/Send to back
IV. TRÌNH CHIẾU:
Để trình chiếu ta ấn phím F5; Hoặc click vào biểu tượng màn hình ở góc dưới bên trái màn hình; hoặc vào Slide Show => View Show (F5)
B. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RIÊNG:
1. Chọn nội dung để soạn - giảng:
Xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học và từng bài học cụ thể. Ví dụ, trong môn Hóa học, khi gặp những bài mà phòng thí nghiệm có đầy đủ dụng cụ và hóa chất thì chúng ta nên chọn từng phần để soạn giảng, vẫn nên tiến hành thí nghiệm như thường mà không nên thay bằng hình ảnh hay videoclip trên Powerpoint vì như thế sẽ làm mất đi tính đặc thù của bộ môn. Có hai phương án để chúng ta sử dụng giáo án điện tử: Phương án thứ nhất là soạn và dạy nguyên cả bài bằng giáo án điện tử mà không cần sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác. Phương án thứ hai là có thể dùng Powerpoint như một công cụ hỗ trợ trực quan cho 1 phần bài học cụ thể, làm cho học sinh hào hứng hơn trong tiết học.
Thông thường ta sẽ chọn phương án dạy nguyên cả bài bằng giáo án điện tử khi bài học dài mà chúng ta lại muốn mở rộng nội dung bài học; phương tiện để tiến hành các thí nghiệm thật không đầy đủ trong khi nguồn tư liệu liên quan đến bài dạy phong phú: hình ảnh, bản đồ, thí nghiệm ảo; nội dung bài học trừu tượng không thể dùng phương pháp giảng giải hay thảo luận nhóm mà phải vận dụng kết hợp giữa trực quan và lời nói.
Phương án dạy bằng giáo án điện tử trong một phần nội dung bài học được sử dụng khi ta có đủ dụng cụ thực hành, thí nghiệm hoặc các phương pháp dùng lời khác hiệu quả hơn, khai thác được vốn hiểu biết của học sinh. Nghĩa là không nhất thiết phần nào cũng trình diễn bằng giáo án điện tử. Chúng ta có thể chỉ sử dụng nó để minh họa một phần bài học cụ thể nào đó như một phương tiện trực quan: một thí nghiệm khó, một phần cấu tạo không quan sát được bằng mắt thường, một hình ảnh xa lạ có tính đặc trưng, một đoạn chèo cổ mà học sinh chưa được xem bao giờ... Sự thay đổi đó cũng đem lại hiệu quả rất cao, nó tạo ra sự mới lạ, hào hứng không gây nhàm chán cho học sinh khi chỉ thấy “chữ chạy” suốt cả tiết học trên màn hình.
2. Một số nguyên tắc về hình thức:
Thứ nhất, màu sắc sử dụng cần hài hoà, phù hợp tâm lý học sinh và nội dung bài giảng. Màu sắc của hình nền và chữ viết cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. Bản thân tôi thì thích dùng kiểu nền sậm (xanh dương hay xanh lá cây đậm) và chữ màu trắng vì kiểu này nó quen thuộc với hình ảnh “bảng xanh, phấn trắng” mà học sinh thường được thấy theo kiểu dạy truyền thống.
Thứ hai, về cỡ chữ khi trình chiếu: Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem trong một phòng học thông thường thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 20 trở lên. Đối với học sinh thì trong một phòng học như thế những em cuối lớp vẫn có thể đọc tốt cỡ chữ 18 nhưng các giáo viên lớn tuổi dự giờ thì chỉ thấy “mờ mờ”. Do vậy khi muốn lưu giữ lại nội dung bài giảng hay chứa đựng nhiều thông tin, chúng ta có thể giảm size chữ xuống đến 18 ở những nội dung đã giảng xong.
Thứ ba, về cách trình bày: bản thân tôi thường chỉ chọn kiểu trình bày title and 2 – column text vì cách trình bày như thế này rất giống với trình bày bảng truyền thống, nó giúp chúng ta giữ được nội dung bài giảng và giúp HS ghi bài. Trong đó những nội dung học sinh ghi bài được viết ở nửa phần bên trái còn nửa phần bên phải được sử dụng để giảng bài: trình bày hình ảnh, bản đồ, video clip, đặt câu hỏi khi đàm thoại, đưa bảng phụ khi yêu cầu hoạt động nhóm… Bên cạnh đó, khi giáo viên trình chiếu PowerPoint, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng (giảng phần nào cho học sinh ghi phần đó). Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn. Cũng như khi viết bảng, tên bài học, các đề mục và các ý trọng tâm phải được giữ lại ở tất cả các slide. Tuy nhiên, ở những slide trình bày các câu hỏi thảo luận, các ví dụ, bài tập ... giáo viên có thể linh hoạt bỏ qua phần đó. Cách trình bày khoa học (gạch đầu hàng, các đề mục, gạch chân – tô đậm những ý cần nhấn mạnh) giúp học sinh dễ hiểu bài, các em sẽ hình dung được mình đang “ở đâu” trong bài học. Nhiều giáo viên khi soạn thường chỉ soạn theo từng phần ở mỗi slide, thậm chí có khi còn không có cả đề bài làm cho học sinh (có khi cả với giáo viên dự giờ) không biết là mình đang học bài nào, đang ở phần nào của bài học. Một điều cần lưu ý khác là giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống dưới, từ trái qua phải mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn hình.
Thứ tư là về font chữ: Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Times New Roman, Arial, Tahoma, VNI-Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu. Tôi thích nhất sử dụng fon chữ Times New Roman vì kiểu chữ này chuẩn, đẹp, không bị mất nét khi chúng ta sao chép từ word sang Power point nên có thể sử dụng chức năng sao chép từ Word sang để giảm thiểu thời gian soạn. Đương nhiên, khi chúng ta muốn làm nổi bật một nội dung nào đó, chúng ta có thể chọn kiểu font chữ kiểu cách một chút như thư pháp chẳng hạn như cần tránh lạm dụng vì học sinh đọc không được lại phản tác dụng giáo dục.
Thứ năm là cách xử lí hình ảnh: Các tranh vẽ SGK không phải bao giờ chúng ta cũng sử dụng hết mà có khi chỉ sử dụng một phần, có khi ta lại muốn sử dụng như tranh câm (không có chú thích). Muốn xử lí tranh theo những chủ ý như thế thì có rất nhiều cách nhưng theo tôi cách đơn giản nhất là xử lí theo phần mềm Paint. Nhắp chuột phải vào tranh muốn xử lí rồi chọn Open with paint, sau đó ta chọn chức năng cắt, xóa hay vẽ để xử lí thêm.
Mở ảnh bằng phần mềm Paint để xử lí.
Sử dụng nút xóa để bỏ phần chú thích, tạo tranh câm.
Sử dụng nút cắt để bỏ bớt những phần tranh vẽ không cần thiết, chưa sử dụng.
Thứ sáu, chọn hiệu ứng Whip hay Color Typewriter với tốc độ vừa phải (medium) ở phần nội dung ghi bảng để học sinh dễ ghi bài. Loại hiệu ứng này khi trình chiếu thì phần chữ chạy giống như ta viết bảng nên phù hợp với tâm lý học sinh. Cũng nên qui ước riêng với học sinh khi thấy nền xanh, chữ trắng và hiệu ứng Whip tức là nội dung các em cần ghi chép.
Phần nội dung ghi bảng nên chọn hiệu ứng Whip phù hợp với tâm lí học sinh.
Chọn hiệu ứng.
Cuối cùng là phần trang trí: Không quá lạm dụng phần trang trí lòe loẹt, hình ảnh động ngộ nghĩnh, gây cười làm học sinh phân tán, mất tập trung vào bài giảng. Hình ảnh, video hỗ trợ mang tính khoa học thì phải thật chính xác, rõ ràng, có tính sư phạm cao. Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù rất hay nhưng mờ nhạt, mất nét không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn. Những tranh không rõ ràng về nguồn gốc thì không nên sử dụng: ví dụ các tranh đã qua sử lí photoshop không phản ánh đúng thực tế thì không nên sử dụng vì như thế tức là giáo viên đã nói dối với học sinh.
Những hình ảnh không rõ nguồn gốc, không phản ánh đúng bản chất khoa học thì không nên sử dụng.
Tránh trang trí lòe loẹt, quá nhiều hình ảnh động làm phân tán sự chú ý của học sinh.
3. Cách soạn các đơn vị kiến thức:
Có rất nhiều cách soạn khác nhau nhưng riêng kinh nghiệm bản thân tôi thường chọn cách trình bày kiểu title and 2 – column text như trên rồi soạn thẳng nội dung vào nền mà không dùng text box. Sau đó, để chuyển sang nội dung tiếp theo ta chỉ cần copy slide trước rồi bỏ đi phần hiệu ứng (remove) để soạn slide sau: soạn mới nội dung, bỏ đi hình ảnh và câu hỏi không sử dụng nữa và tạo ra hiệu ứng khác. Cách soạn như vậy giúp ta giữ được nguyên vẹn phần bài giảng trước mà không sợ bị xê dịch khi chuyển sang slide mới. Khi bảng nhiều thông tin, ta mới chọn thêm phần text box để đặt câu hỏi phụ hoặc những phần cần có hiệu ứng riêng. Mặt khác, kiểu trình bày title and 2 – column text không những quen thuộc với học sinh, giúp các em ghi bài mà còn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian trên lớp rất nhiều. Do chúng ta vẫn giữ lại được các phần nội dung bài học nên những học sinh ghi chậm vẫn có thể tranh thủ chép bài bất kì lúc nào mà ta không phải đợi cho học sinh chép bài xong rồi mới sang slide tiếp theo hay ngược lại vì ta sợ không kịp thời gian tiết học nên vội vã chuyển sang slide tiếp theo, bỏ mặc còn rất nhiều em chưa chép được nội dung bài học. Cách trình bày giáo án điện tử theo kiểu title and 2 – column text khắc phục được tình trạng học sinh không chép được bài khi học bằng giáo án điện tử.
4. Tùy chọn hiệu ứng cho phù hợp.
Việc tùy chọn hiệu ứng phù hợp không những làm cho giáo án chúng ta đẹp, thể hiện sự khoa học trong trình bày mà còn thể hiện cả nghiệp vụ sư phạm của chúng ta nữa. Việc xuất hiện câu hỏi nào trước câu nào sau, khi nào bản đồ xuất hiện hay mất đi khi không sử dụng nữa nếu được sắp xếp khoa học, có chủ đích sẽ tăng tác dụng lên rất nhiều. Ví dụ, những tranh vẽ không sử dụng nữa ta nên cho hiệu ứng mất đi (exit) để học sinh tập trung ghi bài chứ không phải “thảo luận” những vấn đề ngoài rìa của tranh vẽ đó. Hơn nữa, nếu ta biết phối hợp tốt việc lựa chọn các hiệu ứng có thể sẽ làm giảm đi số lượng slide rất nhiều từ đó giảm dung lượng cho tập tin. Những người mới soạn thường không biết phối hợp việc này nên số lượng slide rất nhiều, có khi lên đến trên 30 slide cho một giáo án điện tử, nhưng với những người soạn thành thạo, biết phối hợp tốt các hiệu ứng mỗi bài giảng thường sẽ không quá 15 slide.
5. Trình chiếu và giảng bài:
Nhiều giáo viên chưa thật nhuần nhuyễn về vi tính nên thường nhờ đồng nghiệp soạn giúp khi hội giảng, thao giảng. Giáo án được soạn thật hay, công phu tỉ mỉ nhưng khi trình chiếu và giảng dạy thì xảy ra hiện tượng thật buồn cười: lời giảng của giáo viên thuyết trình, giới thiệu đi một đàng còn hình ảnh, nội dung trình chiếu đi một nẻo không ăn khớp gì với nhau. Lý do là giáo viên không thuộc giáo án khi trình bày, không hề biết nội dung tiếp theo, hiệu ứng tiếp theo sẽ là gì nên nội dung và lời giảng không ăn khớp. Do vậy, muốn giảng thật hay bài giảng điện tử ngoài nghiệp vụ sư phạm ra còn đòi hỏi giáo viên phải thuộc giáo án mà mình chuẩn bị trình chiếu. Nếu không chúng ta sẽ bị động, lúng túng và bài giảng thất bại. Ngược lại, nếu chúng ta nắm vững bài giảng thì không những trình bày hợp lý, logic mà còn có thể thoải mái sáng tạo nhưng không sợ vượt quá giới hạn vì bài học đã được ‘đóng khung” sẵn.
6. Xây dựng thư viện và chia sẻ tư liệu cá nhân:
Để tiết kiệm thời gian soạn giáo án điện tử, một trong những yếu tố quan trọng là chuẩn bị đủ tư liệu cho bài giảng: tranh ảnh, phim khoa học, bản đồ, …. trong thời gian ngắn nhất. Mà muốn làm được như vậy, không gì khác hơn là chúng ta sử dụng nguồn tư liệu có sẵn mà không phải chạy đôn, chạy đáo tìm kiếm mỗi khi soạn giáo án điện tử. Vậy làm thế nào để có nguồn tư liệu phong phú về nội dung, hấp dẫn về hình thức, chính xác, khoa học? Câu trả lời là mỗi chúng ta nên xây dựng một thư viện tư liệu riêng cho mình. Cách làm cũng khá đơn giản: Chúng ta lập một thư mục riêng trên ổ D rồi đặt tên là “Thư viện tư liệu” chẳng hạn, trong thư mục đó chúng ta lại lập những thư mục con nhỏ hơn rồi chứa các tư liệu có sẵn hay sưu tầm được vào đó, khi muốn sử dụng ta chỉ việc vào đúng thư mục đó mở ra là xong, khỏi phải mất công tìm kiếm. Ví dụ đối với bản thân tôi, tôi đã lập một thư mục như sau: Bên trong thư mục “Thư viện tư liệu” sẽ là 2 thư mục con “Hóa học” và “Sinh học”, bên trong từng môn như vậy sẽ là các thư mục “lớp 9”, “lớp 8”…và thư mục “tham khảo”, bên trong mỗi lớp như vậy sẽ là các thư mục “bài 1”, “bài 2”… khi muốn soạn giáo án điện tử Bài 1, môn Hóa học lớp 9, tôi chỉ việc mở thư mục Bài 1 theo đường dẫn: Thư viện tư liệu -> Hóa học -> Lớp 9 -> Bài 1 mà không phải tìm kiếm vất vả.
Để thư viện tư liệu của chúng ta ngày càng phong phú, bên cạnh việc mày mò tự làm, tìm kiếm thì việc trao đổi, chia sẻ tư liệu là hết sức cần thiết. Chúng ta có thể chia sẻ với các đồng nghiệp cùng chuyên môn ở cùng trường hoặc khác trường, chia sẻ với nhau trên mạng Internet. Hiện nay trên mạng internet có rất nhiều trang website chia sẻ về giáo dục (tôi xin giới thiệu ở phần sau), tốt nhất chúng ta nên đăng kí làm thành viên để có thể chia sẻ cùng nhau những nguồn tư liệu mà mình có. Chúng ta có thể hình dung, 10 người mỗi người có 1 quyển sách, nếu như ai cũng bo bo giữ riêng quyển sách của mình thì mỗi người chỉ đọc được 1 quyển, còn nếu cùng nhau chia sẻ thì cả 10 người đều được đọc 10 quyển sách. So sánh như thế để chúng ta thấy rằng, việc chia sẻ tư liệu cá nhân không những làm mất đi nguồn tư liệu mình hiện có mà ngược lại còn làm phong phú thêm rất nhiều lần thư viện tư liệu của mỗi cá nhân chúng ta.
7. Một số trang website hỗ trợ giáo dục:
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, có thể nói chính xác một điều là hiện nay công nghệ thông tin đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực, các nghành nghề và giáo dục cũng không phải là một ngoại lệ. Công nghệ thông tin càng phát triển khi mạng máy tính internet ra đời giúp mọi người kết nối, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Và để khai thác nguồn thông tin khổng lồ và bổ ích đó nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy của mình, bản thân tôi đã tìm tòi, sưu tầm nhiều địa chỉ các trang website liên quan đến giáo dục. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của đề tài này, tôi chỉ xin giới thiệu một số trang website tiêu biểu liên quan đến bộ môn mà mình đang giảng dạy là Hóa học và Sinh học:
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
* Một số trang website hỗ trợ tìm kiếm:
-
-
-
-
-
8. Chịu khó học tập và sự tự tin:
Như phần A đã trình bày, chúng ta thấy rằng việc soạn giáo án điện tử bằng Powerpoint rất đơn giản, nhẹ nhàng. Nếu chúng ta có 1 máy vi tính, chịu khó học tập thì tôi tin chắc rằng trong thời gian 1 buổi, mọi người ai cũng có thể tự soạn cho mình 1 giáo án điện tử đơn giản. Trên thực tế, khi hướng dẫn cho nhiều thầy cô giáo soạn giáo án điện tử, tôi vừa hướng dẫn vừa làm mẫu một bài cụ thể thì các thầy cô cũng không mất quá một buổi để tự mình soạn được một giáo án điện tử đơn giản. Nếu như chúng ta có tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi thêm thì một điều đương nhiên là trình độ, kỉ năng, kỉ xảo về soạn giáo án điện tử sẽ được nâng lên theo thời gian. Không ai có thể tự nhiên biết được mọi điều, phần lớn đều phải qua học tập mà có được. Bản thân tôi trước năm 2007 gần như mù tịt về giáo án điện tử, về Powerpoint nhưng với quyết tâm học cho bằng được tôi đã lặn lội ra tận Phù Mỹ, xuống tới Qui Nhơn tìm bạn để học. Rồi thì tự mình lên mạng internet tải giáo án điện tử về “phá” một vài giáo án ra để tự tìm hiểu. Kết quả thì giờ tôi đã có thể soạn và soạn thành thạo giáo án điện tử bằng phần mềm Powerpoint và một số phần mềm khác nữa.
Một điều quan trọng khác không thể không đề cập đến đó là sự tự tin. Nếu chúng ta tin tưởng rằng mình hoàn toàn có thể soạn được giáo án điện tử và quyết tâm thực hiện nó đến cùng thì một điều chắc chắn là chúng ta sẽ thành công. Tôi rất tâm huyết với một câu ngạn ngữ là: Điều tôi làm chưa chắc đã thành công nhưng điều tôi không làm chắc chắn là thất bại. Vậy nên nếu chúng ta tự tin đối mặt với sự thật là khoa học hiện nay phát triển như vũ bão, thì có thể xem giáo án điện tử như một phát triển tất yếu trong vận dụng dạy học. Còn nếu chúng ta cứ bảo thủ khư khư ôm giữ cái cũ thì chẳng phải chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại ư?
9. Kinh nghiệm để rút ngắn thời gian soạn bài:
Một trong những “khuyết điểm” của giáo án điện tử là thời gian chuẩn bị lâu hơn so với cách dạy bình thường. Đó là nhận xét khi chúng ta chưa quen, chưa thật sự thành thạo với giáo án điện tử, còn khi đã thành thạo tôi nghĩ điều ngược lại mới là đúng. Các thầy cô giáo thử nghĩ, việc đi vẽ 1 vài tranh trên giấy roki hay giấy A0 rồi chuẩn bị 4, 5 bảng phụ cùng đồ dùng thí nghiệm, mô hình trực quan so với việc chuẩn bị một giáo án điện tử việc nào sẽ tốn nhiều thời gian hơn? Chắc chắn là soạn giáo án điện tử nhanh hơn rồi. Bên cạnh đó, việc lỉnh kỉnh đồ dùng dạy học phải mang từ lớp này sang lớp kia, bảng phụ thì sang dạy lớp mới phải xóa đi, dán lại băng keo khác… rất vất vả và tốn thời gian, đó là chưa kể đến việc tranh mình tự vẽ chưa chắc đã đẹp và chính xác. Với bản thân tôi hiện nay, việc chuẩn bị một giáo án điện tử hoàn chỉnh mất không quá 120 phút. Đó là bởi tôi có một số kinh nghiệm sau:
Xây dựng thư viện tư liệu hoàn chỉnh như tôi đã đề cập ở phần 6. Khi chúng ta có sẵn kho tư liệu như thế rồi thì khi soạn chỉ việc vào đó lấy ra mà không phải mất thời gian tìm kiếm. Đây là một yếu tố cực kì quan trọng, nếu làm tốt điều này, các thầy cô giáo sẽ đỡ đi khoảng 1/3 thời gian.
Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng: Có người ví von “thế giới ảo (mạng internet) còn rộng hơn cả thế giới thật mình đang sống”. So sánh như thế cũng có nhiều điều chính xác, nhất là lượng thông tin khổng lồ mà internet mang lại. Trong một thế giới thông tin bao la và phong phú như thế, mình phải biết tư liệu mình đang cần nằm ở đâu thì việc tìm kiếm mới đỡ tốn thời gian, cũng như lấy một vật mà mình biết chính xác nó đang ở chỗ nào thì ít tốn thời gian và công sức hơn là lục tung tất cả. Hiện nay có rất nhiều trang web hỗ trợ tìm kiếm nhưng quen thuộc, dễ sử dụng hơn cả, nhất là với các thầy cô giáo chưa rành lắm về mạng máy tính thì Google là trang thích hợp nhất. Khi tìm kiếm, các thầy cô giáo phải biết chọn lọc thông tin, mình đang tìm cái gì: tài liệu, hình ảnh, video… sau đó đánh từ khóa để tìm kiếm. Từ khóa càng cụ thể, kết quả cho ta càng chính xác với ý tưởng. Từ khóa quá bao quát, việc chọn lọc trở lại sẽ mất nhiều thời gian. Ví dụ, chúng ta muốn tìm hình ảnh của ống nghiệm thì ta chọn thư mục hình ảnh trong Google rồi gõ từ khóa “ống nghiệm” để tìm kiếm, còn nếu như ta gõ từ khóa là “dụng cụ thí nghiệm hóa học” hay “dụng cụ thí nghiệm” thì Google sẽ cung cấp cho ta cả tài liệu lẫn hình ảnh, video…liên quan đến không những là ống nghiệm mà cả bình cầu, kính hiển vi, ampe kế… nghĩa là đủ tư liệu của đủ các môn, khi đó mình lại phải tìm kiếm lại rất mất thời gian. Một yếu tố khác rất quan trọng khi tìm kiếm thông tin trên mạng là phải biết địa chỉ một số trang web liên quan đến giáo dục nói chung và bộ môn mình giảng dạy nói riêng. Cũng như khi biết địa chỉ nhà ai đó thì ta đi thẳng đến nơi mà không phải tìm kiếm lòng vòng, hỏi thăm nhiều nơi. Khi ta biết địa chỉ một trang web nào đó đang chứa những tư liệu ta cần thì vào thẳng trang đó mà không phải mày mò tìm kiếm từ Google.Về hình ảnh sách giáo khoa và phim khoa học dùng cho trường phổ thông thì có thể nói trang gần như cung cấp đầy đủ ở tất cả các môn học.
Thường xuyên rèn luyện kỉ năng: Soạn giáo án điện tử cũng như bao hoạt động khác của con người, đó là những phản xạ. Mà khi phản xạ đó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì trở thành kỉ năng, kỉ xảo. Ban đầu chúng ta chưa quen, chưa nhớ thao tác thì soạn lâu nhưng nếu thường xuyên soạn giáo án điện tử thì thời gian sẽ rút ngắn đáng kể vì gần như tiến trình soạn giáo án điện tử đã được “lập trình” sẵn trong bộ nhớ chúng ta, chỉ cần mở lên là soạn mà không phải phân vân, suy nghĩ gì nhiều.
Biết kế thừa những cái đã có sẵn: Một trong những lợi thế rất lớn của giáo án điện tử là giúp chúng ta xóa, sửa, copy rất nhanh so với chép tay và chúng ta nên tận dụng lợi thế này khi soạn giáo án điện tử, tức là nên kế thừa những cái đã có sẵn mà không phải làm lại tất cả mọi thứ từ đầu. Ví dụ như phần nội dung kiến thức, câu hỏi đàm thoại, phần dự kiến trả lời của học sinh…đã có sẵn trong giáo án Word thì ta chỉ việc copy sang Powerpoint rồi cho chạy hiệu ứng là xong chứ không nên ngồi đánh lại từng chữ, từng câu. Hoặc ta đã có một vài giáo án điện tử thật chuẩn, thật vừa ý rồi thì ta coppy giáo án đó lại, thay đổi tiêu đề, nội dung bài học mới cho phù hợp mà không phải chọn lại cách trình bày rồi tô chữ, tô nền…như giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số kinh nghiệm soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Powerpoint.doc