LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 2
1.1.Khái niệm, phân loại vừa và nhỏ 2
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 2
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 2
1.1.2.1. Tiêu chí định tính 2
1.1.2.2. Tiêu chí định lượng 3
1.1.3. Các yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.2. Đặc điểm của các dn vừa và nhỏ ở Việt Nam 5
1.3. Vai trò của dn vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn 6
1.3.1. Về kinh tế 6
1.3.1.1. Góp phần vào tăng trưởng, phát triển và ổn định kinh tế nông thôn 6
1.3.1.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 7
1.3.1.3. Tăng hiệu quả kinh tế 8
1.3.1.4. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ doanh nhân mới trong nền kinh tế thị trường 8
1.3.2. Về xã hội 8
1.3.2.1. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập 8
1.3.2.2. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng nông thôn 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY. 10
2.1. Đánh giá chung sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thời gian qua 10
2.2. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay 11
2.2.1. Về quy mô 11
2.2.1.1. Về vốn 11
2.2.1.2. Về lao động 11
2.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 13
2.2.3. Trình độ công nghệ và năng suất lao động 14
2.2.3.1. Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất 14
2.2.3.2. Năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp chưa cao 14
2.2.4. Các hình thức tổ chức và trình độ quản lý 15
2.2.4.1. Đa dạng về sở hữu, hình thức tổ chức và ngành nghề kinh doanh 15
2.2.4.2. Trình độ quản lý của chủ dn và trình độ tay nghề của người lao động thấp 15
2.2.5. Phát triển không đồng đều giữa các vùng nông thôn 15
2.3. Một số ưu điểm, nhược điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 16
2.3.1.Ưu điểm 16
2.3.2. Hạn chế 16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NÔNG THÔN. 18
3.1. Một số định hướng phát triển DNV&N ở nông thôn 18
3.1.1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn 18
3.1.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với lợi thế và tiềm năng của từng vùng 19
3.1.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành lựa chọn 19
3.1.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được khuyến khích phát triển trong một số ngành mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia 20
3.1.5. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mối liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau, với doanh nghiệp lớn và với thành thị 20
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 21
3.2.1. Xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 21
3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng 22
3.2.3. Hoàn thiện một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích DNV&N 22
3.2.3.1 Hoàn thiện chính sách đất 22
3.2.3.2. Hoàn thiên chính sách tài chính, tín dụng 23
3.2.3.3. Chính sách thuế 24
3.2.3.4. Chính sách thị trường và cạnh tranh 25
3.2.4. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực 26
3.2.5. Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý và hỗ trợ DNV&N 27
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
32 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số phương hướng và phát triển dn vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thôn đã góp phần tạo ra sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động, khai thác và sử dụng triệt để hơn các tiềm năng vốn có (tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và truyền thống dân tộc) để phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
1.3.1.3. Tăng hiệu quả kinh tế
Các DNV&N đã tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Sự gia tăng số lượng DNV&N làm cho khối lượng và chủng loại sản phẩm tăng lên, và kết quả là làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tạo sức ép buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải thường xuyên không ngừng đổi mới và cải tiến mặt hàng, giảm chi phí, nâng cao chất lượng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Giữa các DNV&N và các làng nghề có mối liên hệ gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau. Một mặt các DNV&N ở nông thôn đã góp phần khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống. Mặt khác làng nghề truyền thống đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển các DNV&N. Kết quả khảo sát cho thấy 34% số doanh coi yếu tố truyền thống của địa phương là yếu tố chính, thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp.
1.3.1.4. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ doanh nhân mới trong nền kinh tế thị trường
Trong thực tế có những doanh nghiệp nhỏ hay các hộ ngành nghề chỉ giữ quy mô sản xuất kinh doanh của mình một cách ổn định qua các thời kỳ phù hợp với khả năng kinh doanh, song cũng có không ít các doanh nghiệp phát triển lên thành những doanh nghiệp có quy mô lớn và các doanh nhân ngày càng trưởng thành trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.3.2. Về xã hội
1.3.2.1. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập
Mặc dù phần lớn các DNV&N nông thôn có quy mô lao động nhỏ (trên 90% số doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động, trung bình mỗi hộ ngành nghề sử dụng từ 3 – 4 lao động thời vụ; mỗi doanh nghiệp sử dụng 26 lao động thường xuyên và 10 – 12 lao động thời vụ), so với hàng chục nghìn doanh nghiệp tư nhân, hàng trăm nghìn hộ ngành nghề thì số lao động được thu hút vào làm việc trong các cơ sở này là rất lớn (hàng năm ở nông thôn nước ta có khoảng gần 1triệu lao động tăng thêm, trong đó khoảng 600 – 700 nghìn người chủ yếu được tiếp nhận vào khu vực nông nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn. Nếu như để đầu tư cho mỗi chỗ làm việc, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần 294 triệu đồng, doanh nghiệp Nhà nước cần 41triệu đồng thì doanh nghiệp tư nhân chỉ cần đầu tư 17triệu đồng, còn các cơ sở sản xuất tiểu thủ công chỉ cần 10triệu đồng. Điều này cho thấy tính vượt trội của DNV&N nông thôn nhất là trong điều kiện nguồn vốn có hạn.
1.3.2.2. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng nông thôn
Trong khi tỷ lệ thu từ nông nghiệp hầu như là không đổi thì thu từ công nghiệp và dịch vụ tăng từ 19,6% lên 21,6%, trong đó có sự đóng góp lớn của các DNV&N. Các DNV&N đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định, thường xuyên góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các bộ phận dân cư. Kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy mức sống chung của bộ phận dân cư ở nông thôn đang từng bước được cải thiện và tỷ lệ người nghèo đã giảm từ 50% năm 1993 xuống còn 14,3% năm 2002.
Chương 2
Thực trạng phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay.
2.1. Đánh giá chung sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thời gian qua
Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở nông thôn khoảng 75,25%, trong số đó trong độ tuổi lao động là 34,4 triệu người. Sau hơn 10 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa: Tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm. Tuy nhiên, nông nghiệp về cơ bản còn lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, hiệu quả sản xuất thấp, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, tiềm năng về đât đai, rừng, biển và đặc biệt là lao động chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả. Trong bối cảnh đó, DNV&N ở nông thôn, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc các ngành không đòi hỏi nhiều vốn, sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến, dệt may và một số ngành thủ công nghiệp được coi là nhân tố chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu ở nông thôn.
Về số lượng, các DNV&N chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp ở nông thôn và phát triển với tốc độ cao. Hiện nay có khoảng 40.500 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 14,16%, hợp tác xã 5,76%, doanh nghiệp tư nhân 80,08%. Những đổi mới trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đã trở thành chất xúc tác của sự hình thành và phát triển các DNV&N nông thôn. Số DNV&N tăng với tốc độ cao ( 8,6-9,8%/năm), trong đó các hộ ngành nghề, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hưu hạn tăng lên một cách nhanh chống trong khi các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã giảm đi rõ rệt. Sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn đã góp phần tăng tỷ lệ lao động tiểu thủ công nghiệp từ 20% năm 1990 lên 29,5% vào năm 2001. Tốc độ phát triển các DNV&N tương đối cao nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp cực nhỏ ( 97,1%), sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu.
2.2. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay
2.2.1. Về quy mô
2.2.1.1. Về vốn
Vốn bình quân ban đầu của các DNV&N ở nông thôn rất thấp cả về số tương đối và số tuyệt đối so với các DNV&N khác. Với các doanh nghiệp hộ gia đình, vốn bình quân là 921 USD, với các doanh nghiệp tư nhân là 2153 USD. Số liệu điều tra cho thấy vốn của các DNV&N trong nông nghiệp ở miền Nam cao hơn so với DNV&N ở miền Bắc. Mức thấp khác nhau về vốn ban đầu không phản ánh những nhu cầu về vốn thấp và khác nhau nhưng đó cũng là kết quả của việc thiếu sự hỗ trợ tín dụng. Trên 80% số doanh nghiệp được bộ lao đông thương binh và xã hội khảo sát cho thấy chủ yếu dựa vào vốn tự có và vốn vay không lãi của bạn bè, họ hàng khi lập doanh nghiệp ( chính xác là 82,% ở Hoà Bình, 85,1% ở Quảng Ninh, 77,3% ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, 83% ở Long An...). Với dn hộ gia đình con số nay là 87% và với doanh nghiệp tư nhân con số này là 75%. Vốn tự có và tiền vay không phải trả lãi của các DNV&N ở khu vực nông thôn chiếm 90% số vốn ban đầu. Nguồn vốn vay ngoài chủ yếu là vay tư nhân có lãi, khoang 5,6% doanh nghiệp hộ gia đình và 19,4% doanh nghiệp tư nhân huy động vốn bằng phương pháp này.
Khả năng về vốn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các DNV&N ở khu vực nông thôn, đồng thời cũng thể hiện các tiềm năng kém hiệu quả của các DNV&N khu vực này. Nó sẽ làm khác biệt về phát triển kinh tế cũng như chênh lệch ngay giữa các DNV&N khu vực nông thôn. Các DNV&N sẽ phát triển những nơi nào có nhu cầu lớn về việc làm và thu nhập, hoặc ở những nơi có điều kiện tốt nhất để phát triển những loại hình hoạt động phi nông nghiệp.
2.2.1.2. Về lao động
Quy mô của các DNV&N ở nông thôn nhỏ hơn quy mô trung bình của các DNV&N ở khu vực thành thị. Trung bình các DNV&N nông thôn tạo ra 2,2 tỷ đồng giá trị sản lượng, thu hút 26,5% lao động; các hộ ngành nghề tạo ra 134 triệu đồng và thu hút 3,5 lao động. Trung bình các DNV&N tư nhân nông thôn sử dụng 30 lao động, mức này chỉ bằng 77% số lao động trung bình của các doanh nghiệp tư nhân thành thị (39 lao động) và chỉ tạo ra được giá trị tăng thêm trung bình của một doanh nghiệp là 307 triệu đồng trên năm, mức này chỉ bằng 50% so với các doanh nghiệp tư nhân thành thị, đối với các hộ ngành nghề thì sự khác biệt này còn lớn hơn. Cụ thể hơn qua bảng số liệu dưới đây:
Loại DN
Quy mô lao động
Tổng
Từ 1-10 lao động
Từ 11-50 lao động
Từ 51-100 lao động
> 100 lao động
DN tư nhân
Hộ ngành nghề
52,7
98,74
37,2
1,2
4,64
0,6
4,51
_
100
100
Bảng 1: Cơ cấu DNV&N ở nông thôn năm 1997 theo quy mô lao động
Sự phát triển của các DNV&N khu vực nông thôn có tác dụng chính trong việc tạo thêm cơ hội việc làm cho các hộ gia đình vì các doanh nghiệp này chủ yếu dựa vào lao động hộ gia đình. Trong số các DNV&N nông thôn do Bộ lao động thương binh và xã hội điều tra thì có hơn 1/3 số lao động là lao động làm công ăn lương. Các doanh nghiệp hộ gia đình nông thôn hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào lao động hộ gia đình. Chỉ có 8,1% số doanh nghiệp thuê lao động có trả lương và trung bình số lao động làm thuê chỉ chiếm 6,1% tổng số lao động. Doanh nghiệp tư nhân ở khu vực nông thôn cũng như vậy, phụ thuộc phần lớn vào lao động gia đình, chiêm 43,6% tổng lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động làm công ăn lương lớn nhất trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Mặc dù chủ yếu dựa vào lao động gia đình nhưng phần lớn công nhân trong các doanh nghiệp nông thôn làm việc đủ thời gian, trong các doanh nghiệp tư nhân 84,3% lao động làm đủ thời gian. Đối với các hộ gia đình, chủ yếu là lao động không ổn định và lao động thời vụ.
Khoảng 41,3% lao động trong các doanh nghiệp hộ gia đình và 28,9% trong các doanh nghiệp tư nhân là nữ. Trong các DNV&N khu vực nông thôn, độ tuổi trung bình của mỗi lao động là 31,5 tuổi. So với doanh nghiệp tư nhân độ tuổi trung bình của doanh nghiệp hộ gia đình cao hơn gần 4 tuổi do ở đó tỷ lệ lao động trên 40 nhiều hơn.
2.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các DNV&N khu vực nông thôn có hai loại thị trường chính: một loại chủ yếu để bán cho thị trường địa phương, một loại chủ yếu để bán trên thị trường các thành phố lớn. Khoảng 1/3 các doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của mình trên thị trường địa phương, 18% số doanh nghiệp hộ gia đình và 14% số doanh nghiệp tư nhân bán toàn bộ sản phẩm ở các thành phố lớn. Như vậy, trên 70% số sản phẩm của các doanh nghiệp được tiêu thụ tại địa phương. Việc tiêu thụ hàng hoá phụ thuộc chủ yếu vào mạng lưới phân phối cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân không chính thức ở địa phương. Còn DNV&N ở nông thôn hầu như chưa đủ năng lực để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nên hầu hết các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tại thị trường trong nước, bên cạnh đó lại luôn bị sức ép cạnh tranh lớn của các sản phẩm nhập ngoại, của các sản phẩm cùng loại do các doanh nghiệp lớn sản xuất. Khoảng 80% doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ đáp ứng 50-60% nhu cầu nguyên liệu dùng vào sản xuất.
Giá thành cao, chất lượng thấp, mẫu mã kiểu dáng chậm được cải thiện, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém là những thách thức lớn đối với các DNV&N ở nông thôn mong muốn xuất khẩu, đến nay mới chỉ có khoảng 7-10% các sản phẩm của các DNV&N nông thôn và khoảng 1% sản phẩm các hộ ngành nghề được xuất khẩu ra thị trường quốc tế, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu 21% sản lượng.
Mối quan hệ giữa các DNV&N khu vực nông thôn với khách hàng dường như ít mật thiết hơn so với hệ thông các DNV&N trong nền kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp nông thôn dường như có nhiều khách hàng hơn, ít khi sản phẩm theo đơn đặt hàng trước và hiếm có các hợp đồng phụ. Sự khác nhau giữa các DNV&N khu vực nông thôn với các DNV&N ở chỗ các DNV&N khu vực nông thôn có mối quan hệ không được chặt chẽ với khu vực nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước chỉ cung ứng dưới 10% đầu vào cho doanh nghiệp nông thôn và mua sản phẩm với tỷ lệ ít hơn 10%.
2.2.3. Trình độ công nghệ và năng suất lao động
2.2.3.1. Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất
Máy móc thiết bị còn lạc hậu, chắp vá, những thay đổi công nghệ diễn ra chậm. Trình độ máy móc thiết bị và công nghệ rất đa dạng ( thủ công, bán cơ khí, tự động) song phần lớn là thủ công và cơ khí ( mặc dù đã giảm từ 64% năm 1991 xuống còn 5,2% năm 2001). Phần lớn trình độ công nghệ của các doanh nghiệp còn thấp kém, lạc hậu từ 3-4 thế hệ, việc đổi mới công nghệ chưa chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn lao động, có tới 90% số doanh nghiệp công nghiệp có thiết bị xử lý chất thải, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, môi trường do nước thải, chất thải đã đến mức báo động.
Mặt bằng sản xuất – kinh doanh thiếu, không phù hợp đang là cản trở trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc thiết mặt bằng không chỉ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn tạo nên tình trạng ô nhiểm môi trường.
2.2.3.2. Năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp chưa cao
Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp tư nhân tăng từ 14triệu đồng/người năm 1990 lên 53triệu đồng/người năm 2001; của hộ ngành nghề tăng từ 6triệu đồng /người năm 1990 lên 25triệu đồng/ người năm 2001. Năm 2000, năng suất trung bình của các DNV&N nông thôn chỉ bằng 1/3 năng suất lao động của các doanh nghiệp Nhà nước và 1/6 năng suất lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng doanh thu trung bình của các DNV&N nông thôn đạt trên 860triệu đồng/năm, chưa bằng 2/3 doanh thu của doanh nghiệp thành thị. Trung bình các doanh nghiệp nông thôn đạt giá trị tăng thêm bình quân 1 năm là 216triệu đồng ( bằng 50% các doanh nghiệp thành thị ), có tới một nửa số doanh nghiệp nông thôn được khảo sát không đạt được mức 115 triệu đồng.
2.2.4. Các hình thức tổ chức và trình độ quản lý
2.2.4.1. Đa dạng về sở hữu, hình thức tổ chức và ngành nghề kinh doanh
Các DNV&N nông thôn có mặt ở tất cả các loại hình doanh nghiệp và mọi hình thức sở hữu khác nhau, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở khu vực kinh tế tư nhân hay hộ ngành nghề. Lĩnh vực hoạt động của các DNV&N nông thôn rất đa dạng và phong phú, song tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp chế biến và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tỷ trọng các DNV&N hoạt động trong lỉnh vực chế biến tăng từ 93% năm 1995 lên 95,4% năm 2000. Xu hướng phát triển các DNV&N là chỉ tập trung vào những ngành phục vụ nhu cầu tiêu dùng với thị trường lớn. Năng lực của hầu hết các doanh nghiệp còn yếu, phát triển chậm chưa đáp ứng yêu cầu chế biến nông sản.
2.2.4.2. Trình độ quản lý của chủ dn và trình độ tay nghề của người lao động thấp
Trình độ văn hoá của lao động trong các DNV&N Việt Nam còn thấp, gần 65% chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Lực lượng lao động ít được đào tạo nghề chính quy mà chủ yếu được truyền nghề trong quá trình làm việc. Trong các doanh nghiệp tư nhân lao động có trình độ nghệ nhân chỉ có 0,06%, trình độ trung cấp 9,8% và qua đào tạo nghề 55%. Trong các hộ ngành nghề tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân. Trong các doanh nghiệp tư nhân, tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng là 13%, tố nghiệp trung học chuyên nghiệp và dạy nghề là 38% và 52% chưa qua đào tạo. Theo kết quả điều tra, có khoảng 78% chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm tương tự, 34% chủ doanh nghiệp dựa vào yếu tố truyền thống để thành lập doanh nghiệp.
2.2.5. Phát triển không đồng đều giữa các vùng nông thôn
Mặc dù số lượng các DNV&N nhiều song quy mô lại nhỏ và phân tán trên diện rộng, phát triển không đồng đều giữa các vùng và ngay trong một vùng. Phần lớn các DNV&N mới chỉ tập trung ở những địa phương có nghề truyền thống như Bắc Ninh và Hà Tây, các vùng ven đô, đầu mối giao thông và một số vùng nguyên liệu.
2.3. Một số ưu điểm, nhược điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.3.1.Ưu điểm
Do quy mô nhỏ nên các DNV&N rất cơ động, linh hoạt, dể chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Những ưu thế nổi bật của các doanh nghiệp này là:
+ Dể thành lập doanh nghiệp vì đòi hỏi ít vốn, diện tích mặt bằng không nhiều, các điều kiện sản xuất đơn giản.
+ Nhạy cảm với những thay đổi của thị trường.
+ Sẳn sàng đầu tư vào các lỉnh vực mới, lỉnh vực có mức độ rủi ro cao.
+ Dể dàng đổi mới trang thiết bị, máy móc, đổi mới công nghệ.
+ Có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt ngay cả khi điều kiện sản xuất, kinh doanh có nhiều hạn chế.
2.3.2. Hạn chế
Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít nên củng có nhiều bất lợi, hạn chế:
+Khó khăn trong đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Có nhiều hạn chế về đào tạo công nhân và chủ dn đầu tư cho nghiên cứu, phát triển... do đó khó nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị động trong các quan hệ thị trường, khả năng tiếp thị.
+ Khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài...
Ngoài ra, do nền kinh tế nước ta còn phát triển, đặc biệt là giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, do trình độ quản lý nhà nước còn hạn chế, nên các dn còn bộc lộ những khiếm khuyết của nó trong hợt động sản xuất - kinh doanh, như:
+ Trốn thuế
+ Một số doanh nghiệp còn không đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng như đăng ký
+ Chất lượng sản phẩm kém
+ Hoạt động của các dn phân tán khó quản lý
Chương 3
Một số định hướng và giải pháp chủ yếu
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở nông thôn.
3.1. Một số định hướng phát triển DNV&N ở nông thôn
Để phát huy lợi thế của DNV&N trong tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 trên địa bàn nông thôn một cách vững chắc, có hiệu quả cần chú trọng một số định hướng sau:
- Phát triển DNV&N là một nội cung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước trong quá trình CNH, HĐH nông thôn. Phát triển DNV&N không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế như tạo ra sản phẩm cho xã hội, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, huy động nguồn lưc trong dân đầu tư phát triển sản xuất mà còn có vai trò to lớn để thực hiện mục tiêu xã hội như tạo nên việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần tạo sự phát triển bền vững ở nông thôn.
3.1.1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn
DNV&N phát triển sẽ làm tăng thêm nhu cầu sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, khuyến khích hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, hình thành các mô hình sản xuất liên hoàn từ gieo giống, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và chế biến. Và ngược lại, sự hình thành và phát triển với tốc độ nhanh các trang trại, các vùng nguyên liệu tập trung ở một số địa phương đã thúc đẩy sự hình thành và các doanh nghiệp chế biến với quy mô vừa và nhỏ. Như vậy, giữa các doanh nghiệp công nghiệp chế biến với các trang trại, các vùng nguyên liệu hình thành các mối quan hệ thúc đẩy và hỗ trợ nhau phát triển. Phát triển DNV&N ở nông thôn, đặc biệt là hộ ngành nghề phù hợp với điệu kiện và tiềm năng của từng địa phương được coi là con đường cơ bản để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, chuyển sản xuất tự cấp tự túc ở nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập. Phát triển DNV&N nông thôn cũng chính là quá trình đô thị hoá nông thôn, phát triển các thị trấn, thị tứ, phát triển thị trường nông thôn, hạn chế dòng di chuyển tự do lao động nông thôn vào các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung.
3.1.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với lợi thế và tiềm năng của từng vùng
Phát triển DNV&N nông thôn trước hết phải tập trung vào các ngành có nhiều tiềm năng, có lợi thế so sánh nhằm thu hút nhiều và nhanh lực lượng lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Những tiềm năng và lợi thế so sánh đó là: Nguyên vật liệu tại chỗ, nghề truyền thống và nghề mới, lao động dồi dào và giá nhân công hạ, thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn và yêu cầu không cao. Mỗi địa phương theo đặc điểm của mình, trong từng thời kỳ nhất định cần đề ra mục tiêu, giải pháp thích hợp. Phát triển DNV&N nông thôn phải gắn liền với những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và cơ sở hạ tầng của địa phương và không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất về kinh tế, xã hội mà còn góp phần bảo tồn và duy trì những di sản văn hóa truyền thống của địa phương.
3.1.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành lựa chọn
Trước hết, cần ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ hải sản sau thu hoạch, chế biến lương thực thực phẩm và một số ngành thích hợp với điều kiện phân tán ở nông thôn, gắn với nguồn tài nguyên tự nhiên, sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động tại chỗ nhưng không đòi hỏi trình độ tay nghề cao như các ngành bảo quản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp máy móc ...; đồng thời phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp phục vụ cho nông nghiệp như sản xuất vật tư, thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp, thiết bị và nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, chế tạo và sửa chữa phục vụ nhu cầu tại chỗ như gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa điện dân dụng.
3.1.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được khuyến khích phát triển trong một số ngành mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia
Trước hết cần phát triển có chọn lọc các doanh nghiệp thuộc một số ngành trực tiếp phục vụ nông nghiệp: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, xây dựng nông thôn... Đặc biệt chú trọng công nghiệp chế biến nông lâm hải sản bởi lẽ đây là ngành có quan hệ trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Gắn việc chế biến với sản xuất nguyên vật liệu, gắn sơ chế ở nông thôn với tinh chế ở thành thị, đa dạng hoá ngành nghề và sản phẩm chế biến. Đưa công nghiệp chế biến nông lâm hải sản từ chỗ sơ chế là chủ yếu tiến lên tinh chế là chủ yếu và từng bước thực hiện tổng hợp sử dụng nguyên vật liệu, áp dụng công nghệ chế biến hiện đại phù hợp với quy mô nhỏ và vừa của các doanh nghiệp.
3.1.5. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mối liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau, với doanh nghiệp lớn và với thành thị
Các doanh nghiệp đều coi những doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh của mình trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Chính sự thiếu tin cậy giữa các doanh nghiệp bị hạn chế khả năng phát triển chuyên sâu của doanh nghiệp, hạn chế cơ hội để doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Để khắc phục tình trạng này các doanh nghiệp cần phải coi hợp tác, phối hợp và hoặc chuyển giao lợi thế giữa các doanh nghiệp có liên quan và sự hỗ trợ lẫn nhau sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh; coi đây như một cơ chế giúp cho việc nâng cấp và cải thiện sự phát triển của chính doanh nghiệp. Sự liên kết giữa DNV&N với doanh nghiệp với doanh nghiệp lớn được thực hiện thông qua việc hình thành sự phân công theo chuyên môn hoá giữa doanh nghiệp lớn với DNV&N, DNV&N vừa có chức năng cung cấp đầu vào vừa góp phần tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp lớn hỗ trợ DNV&N trong hoạt động đào tạo, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ ...; giao thầu lại cho DNV&N một số phần việc, biến các DNV&N thành những vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu góp phần làm tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu của các DNV&N. Mối quan hệ giữa DNV&N nông thôn với thị trường tiêu thụ khu vực thành thị ngày càng phát triển. Một mặt, do các doanh nghiệp liên tục tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng ,cải tiến mẫu mã.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.2.1. Xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển DNV&N nông thôn phải gắn với chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương, từng vùng. Chiến lược, quy hoạch phát triển DNV&N phải xác định được mục tiêu, nguyên tắc và địa bàn ưu tiên , khuyến khích các DNV&N phát triển; đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa phát triển doanh nghiệp lớn với DNV&N , giữa doanh nghiệp thành thị với doanh nghiệp nông thôn, xác định bước đi phù hợp theo thời gian và với đặc thù của từng địa phương. Việc quy hoạch phát triển DNV&N phải thực hiện đồng bộ với việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, các trang trại nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa khả năng cung cấp ổn định nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng với năng lực chế biến của các doanh nghiệp và ngược lại.
Quy hoạch phát triển DNV&N phải gắn với việc bảo vệ môi trường, gắn vấn đề môi trường với chính sách khuyến khích phát triển sản xuất. Quy hoạch phát triển các cụm, khu công nghiệp tập trung, đa nghề cho các DNV&N góp phần thực hiện phi tập trung hoá công nghiệp, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho mọi tầng lớp dân cư; thực hiện quá trình đô thị hoá một cách phân tán, khắc phục tình trạng tập trung dân về các thành phố lớn; tạo điều kiện để huy động và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển các vùng nông thôn. Phát triển DNV&N ở nông thôn theo chiến lược và quy hoạch sẽ giúp cho việc đẩy nhanh tiến độ phát triển doanh nghiệp ở những vùng có ngành nghề truyền thống, khuyến khích hình thành những cụm công nghiệp, khắc phục được tình trạng phát triển tự phát và tình trạng ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra..., hướng dẫn phát triển DN phù hợp với đặc khu và yêu cầu từng vùng.
3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng
Để phát triển doanh nghiệp cần làm cho các vùng nông thôn, các thị trấn trở nên hấp dẫn hơn đối với người dân và đối với doanh nghiệp. Cụ thể là phải khẩn trương tiến hành cải thiện cơ sở hạ tầng, làm cho đường sá tốt hơn, thuận lợi hơn, cung cấp điện nước và hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện và đầy đủ hơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0090.doc