Đề tài Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học lớp 3

* Đối với các loại bài về khái niệm, biểu tượng hoặc nhận dạng các hình hình học mới có thể tổ chức dạy học bằng cách:

+ Khai thác từ tính trực quan tổng thể đến cụ thể chi tiết để nắm vững và sâu sắc hơn về khái niệm.

Ví dụ: Hình vuông, hình chữ nhật: nhận dạng qua các yếu tố cạnh, góc, đo đạc, kiểm tra, hay khi dạy khái niệm diện tích và đo diện tích: đo rồi rút ra quy tắc tính, có thể liên hệ tới việc đếm số ô vuông trong các hình đã được học trước đó.

+ Sử dụng đồ dùng trực quan hoặc gắn với các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học phù hợp để học sinh có biểu tượng hình học và nhận biết được hình đó (khung ảnh, con tem, tờ giấy, có dạng hình chữ nhật; viên gạch bông, mặt quân súc sắc, khăn mùi soa có dạng hình vuông. Mặt đồng hồ treo tường, miệng rổ, miệng nón có dạng hình tròn, hình ảnh 2 kim đồng hồ, 2 cánh quạt trần tạo thành một góc; ê ke hoặc thước thợ mộc giúp học sinh làm quen với góc vuông)

+ Học sinh liên hệ được khái niệm, kiến thức đã học với khái niệm, kiến thức mới. (cách tính chu vi hình tứ giác ở lớp 2 đến cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông theo quy tắc ở lớp 3; khai thác khái niệm trung điểm của đoạn thẳng ở bài trước với tâm hình tròn – trung điểm của đường kính ở bài sau, sử dụng yếu tố góc vuông và đo độ dài đoạn thẳng để nhận biết hình chữ nhật, hình vuông,)

+ Cần phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh khi củng cố hiểu biết về hình dạng các hình đã học thông qua việc quan sát, lựa chọn trong tập hợp gồm nhiều hình (hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tứ giác, hình tròn) hoặc hình có các góc vuông và góc không vuông.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Phạm vi: Học sinh lớp 3A trường Tiểu học 1 Sông Đốc II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm: Trong chương trình toán ở lớp 3, cùng với mạch kiến thức số học, giải toán có lời văn thì dạy các yếu tố hình học là cơ hội tốt nhất để phát triển năng lực trí tuệ. Hình học không những thể hiện trong môn Toán mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các môn học khác. Hình học trong Toán 3 gồm 3 nội dung: - Hình thành các biểu tượng hình học mới. + Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. + Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. - Tính chu vi, diện tích một số hình học. + Giới thiệu diện tích của một hình. + Hình thành công thức, kĩ năng tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Thực hành vẽ hình. + Vẽ góc vuông bằng thước thẳng và ê ke. + Vẽ đường tròn bẳng com pa. Đối với học sinh lớp 3 khi học các yếu tố hình học học sinh phải nhận biết các góc từ trực quan hình ảnh, vẽ được góc bằng thước thẳng và ê ke, nhận biết góc vuông, góc không vuông; nhận biết các yếu tố của hình (góc, cạnh và đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông. - Dựa vào đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông hình thành cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông và bước đầu ứng dụng vào thực tế. - Phân biệt điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. - Biết sử dụng com pa vẽ hình tròn và nắm được tâm, bán kính, đường kính, thực hành vẽ trí hình tròn. Từ những kiến thức trên học sinh ứng dụng vào việc nhận dạng hình, ghép hình, vẽ hình và giải toán có lời văn liên quan đến các yếu tố hình học. Cụ thể: * Biểu tượng về các hình hình học. - Nhận biết, gọi tên và nêu được một số đặc điểm của một số hình hình học: góc vuông, góc không vuông; hình chữ nhật (có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau); hình vuông (có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau); hình tròn ( tâm, đường kính, bán kính); nhận biết điểm ở giữa 2 điểm, trung điểm của một đoạn thẳng. *Tính chu vi, diện tích của hình hình học: - Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông ( theo quy tắc) - Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông ( theo quy tắc) * Thực hành vẽ hình: - Biết dùng ê ke để xác định góc vuông, góc không vuông. - Biết dùng thước thẳng để xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước trong trường hợp đơn giản: đường thẳng vẽ trên giấy kẻ ô li, số đo độ dài đoạn thẳng là các số chẵn (2cm, 4cm, 6cm,…) - Biết dùng com pa để vẽ hình tròn - Biết vẽ đường kính, bán kính của một hình tròn cho trước (có tâm xác định). Như vậy, muốn học sinh học tốt môn toán thì yếu tố quyết định là người thầy phải có phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đồng thời cần phát huy được tính tích cực của học sinh trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng chung. Giáo viên giúp học sinh tự phát hiện ra vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng được kiến thức mới, góp phần tạo hứng thú và lòng tự tin trong học tập đặc biệt là nội dung các yếu tố hình học ở lớp 3 trên cơ sở hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Nhận thức rõ vấn đề này tôi mạnh dạn tìm hiểu:"Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học lớp 3" 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm: Thực trạng của việc dạy nội dung các yếu tố hình học ở lớp 3, qua quá trình giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp bạn bè đồng nghiệp cùng với việc tìm hiểu nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài soạn tôi thấy một số giờ giáo viên và học sinh còn lúng túng và bất cập ở một số điểm sau: + Về học sinh: - Tính thực tế của học sinh còn hạn chế. Ví dụ việc phát hiện những đồ vật có dạng hình học. - Phần thực hành của học sinh chưa đạt hiệu quả cao như vẽ chưa chính xác, chưa đúng và đẹp. Ví dụ vẽ hình tròn thường là học sinh vẽ chưa sắc nét, chưa chuẩn theo bán kính quy định. + Về giáo viên: Còn coi nhẹ kiến thức, chưa nghiên cứu thật kĩ bài dạy, chưa xác định thật rõ mục tiêu bài dạy ở mức độ cần truyền đạt tới đâu, giới hạn kiến thức ở mức độ nào? Đâu là kiến thức trọng tâm của bài dạy... Đôi lúc còn yêu cầu cao đối với học sinh (vượt ra ngoài trình độ chuẩn). Ví dụ: Một số giáo viên khi dạy biểu tượng về góc đã yêu cầu học sinh nắm định nghĩa về góc về miền trong của góc. Trong khi đó mục tiêu chỉ cần học sinh có biểu tượng về góc qua hỉnh ảnh hai kim đồng hồ tạo thành góc, từ đó nhận biết, nêu tên đúng góc vuông, góc không vuông; kiểm tra góc bằng ê ke. Hay khi dạy về hình tròn đã yêu cầu học sinh xác định khái niệm hình tròn, đường tròn mà thực tế ở lớp 3 chỉ giới thiệu hình tròn cùng với tâm, bán kính, đường kính của nó. Khi dạy còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên và sách học sinh ở các tiết học mà thực tế cho ta thấy sách giáo viên chỉ là cái sườn chung gợi ý chính giúp giáo viên không truyền thụ sai mục đích tiết dạy mà thôi. Với loại bài luyện tập hoặc thực hành giáo viên còn coi nhẹ việc cho học sinh được tự hoạt động (Tự vẽ, xếp, ghép hình, tính toán tìm ra kết quả …), đôi khi vẫn còn áp đặt và làm thay học sinh. Qua tiến hành kiểm tra khảo sát học sinh. Ví dụ như dạy bài "Góc vuông, góc không vuông” ở lớp 3 kết quả như sau: Số HS được khảo sát Số HS hiểu và nhớ bài Số HS chưa hiểu bài 32 24 8 Nhìn vào kết quả trên tôi thấy chưa hài lòng. Tôi bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân vì sao và thấy vướng mắc ở những vấn đề sau: Quá trình hình thành biểu tượng ban đầu của một số hình khi giới thiệu qua vật mẫu chẳng hạn "góc vuông, góc không vuông" còn hạn chế còn cứng nhắc, yêu cầu cao. - Khi học sinh tìm những đồ vật xung quanh có dạng góc thường là học sinh không tìm được. - Mặt khác chưa gợi trí tò mò cho học sinh để học sinh tự khám phá kiến thức. Quá trình rèn luyện thực hành cho học sinh đôi lúc chỉ ở một vài dạng quen thuộc, chưa đa dạng phong phú, chưa chú ý tới rèn luyện trí tưởng tượng, phát triển vốn từ vựng về hình học cho học sinh. - Phương pháp dạy học tích cực cho học sinh chỉ mới dừng ở mức độ hình thức. Chưa phát huy tính sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn với một số bài cắt ghép hình thì giáo viên chỉ dừng lại ở một số cách đơn giản, chưa khai thác triệt để các cách, các phương án có thể để giải quyết bài toán. 3. Mô tả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở lớp 3 Khi dạy các các yếu tố hình học tôi đã cần quan tâm tới các vấn đề sau: Các biểu tượng về hình, các kĩ năng nhận dạng vẽ hình, rèn óc quan sát và trí tưởng tượng phát triển vốn từ vựng về hình học. Các yếu tố hình học có cấu trúc đồng tâm lôgic với nhau. Giáo viên phải có thuật ngữ toán học chính xác rõ ràng phù hợp với tư duy của học sinh làm cho học sinh tiếp thu bài dễ hơn, vận dụng kiến thức mới vào luyện tập linh hoạt hơn. Sau mỗi bài học, tôi cho học sinh được thực hành ngay trên phiếu học tập. Nội dung các bài tập sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra thực hành ngay trên phiếu còn phát huy được năng lực của học sinh khá giỏi vì khi làm bài tập trên phiếu học tập học sinh khá giỏi không phải chờ các bạn yếu cùng làm. Chính vì vậy việc tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học là nhu cầu cần thiết đối với giáo viên, giáo viên phải nắm bắt đúng kiến thức trọng tâm của tiết dạy, hiểu ý đồ sách giáo khoa để từ đó lựa chọn phương pháp dạy một cách linh hoạt có hiệu quả với nội dung thực tiễn của từng bài. Khi dạy các yếu tố hình học trong Toán 3 bản thân phải nắm vững các đặc điểm về nội dung: - Nội dung hình học trong Toán 3 tiếp tục củng cố và mở rộng các yếu tố hình học trong Toán 1 và Toán 2. Từ những kĩ năng ban đầu về hình dạng hình học (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, điểm, đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, điểm ở trong điểm ở ngoài một hình ở lớp 1 đến hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác ở lớp 2). Lớp 3 bước đầu làm quen với hình học định lượng (tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật, hình vuông). Ở lớp 1, lớp 2 kiến thức hình học ở dạng khái quát (chẳng hạn hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác,…) ở lớp 3 đi sâu vào khai thác những yếu tố chi tiết, cụ thể về góc và cạnh làm nổi bật tính đặc trưng của mỗi loại hình đó (góc vuông, góc không vuông, chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật; Tâm, đường kính, bán kính của hình tròn) - Nội dung các yếu tố hình học trong chương trình Toán 3 được sắp xếp hợp lí, phù hợp với sự phát triển của trong giai đoạn học tập của học sinh cũng như các mạch kiến thức (số học, đại lượng và đo đại lượng, giải toán có lời văn) của Toán 3. Việc tri giác tổng thể, khái quát mang tính trực quan được trình bày nhiều ở lớp 1, lớp 2 đến lớp 3 được làm “nhẹ dần” đồng thời tăng dần việc tri giác cụ thể, chi tiết các yếu tố đặc trưng, đã góp phần hình thành tư duy lôgic, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh (như các yếu tố về góc, cạnh, đỉnh của một hình, trung điểm của đoạn thẳng; về tâm, đường kính, bán kính của hình tròn; về trang trí hình tròn.) Các bài toán định lượng trong nội dung yếu tố hình học (độ dài cạnh , chu vi, diện tích) được lựa chọn ứng với các mạch kiến thức số học, đại lượng, giải toán có lời văn. Khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 3 giáo viên cần chú ý tới từng bài, từng tiết dạy sao cho thu hút được học sinh, gây được hứng thú cho các em trong tiết học giúp các em nắm bài tự nhiên thoải mái và chắc chắn. Qua vấn đề trên tôi rút ra một số phương pháp và cách thức tổ chức dạy học ở một số nội dung các yếu tố hình học ở lớp 3 như sau: - Trong mỗi bài học giáo viên kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học như: trực quan, quan sát, thảo luận nhóm nhỏ, thuyết trình, thực hành luyện tập, ... - Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cần khai thác tính đặc trưng của việc hình thành khám phá kiến thức về nội dung yếu tố hình học đối với học sinh lớp 3 là thông qua con đường “thực nghiệm” bằng quan sát và đo đạc, so sánh, phân tích đơn giản rồi quy nạp, khái quát hoá. Trên cơ sở đó giáo viên cần lựa chọn cách dạy học phù hợp tạo ra những hoạt động học tập của học sinh đảm bảo tính tích cực cho từng đối tượng học sinh trong lớp cụ thể là: * Đối với các loại bài về khái niệm, biểu tượng hoặc nhận dạng các hình hình học mới có thể tổ chức dạy học bằng cách: + Khai thác từ tính trực quan tổng thể đến cụ thể chi tiết để nắm vững và sâu sắc hơn về khái niệm. Ví dụ: Hình vuông, hình chữ nhật: nhận dạng qua các yếu tố cạnh, góc, đo đạc, kiểm tra, hay khi dạy khái niệm diện tích và đo diện tích: đo rồi rút ra quy tắc tính, có thể liên hệ tới việc đếm số ô vuông trong các hình đã được học trước đó. + Sử dụng đồ dùng trực quan hoặc gắn với các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học phù hợp để học sinh có biểu tượng hình học và nhận biết được hình đó (khung ảnh, con tem, tờ giấy, có dạng hình chữ nhật; viên gạch bông, mặt quân súc sắc, khăn mùi soa có dạng hình vuông. Mặt đồng hồ treo tường, miệng rổ, miệng nón có dạng hình tròn, hình ảnh 2 kim đồng hồ, 2 cánh quạt trần tạo thành một góc; ê ke hoặc thước thợ mộc giúp học sinh làm quen với góc vuông) + Học sinh liên hệ được khái niệm, kiến thức đã học với khái niệm, kiến thức mới. (cách tính chu vi hình tứ giác ở lớp 2 đến cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông theo quy tắc ở lớp 3; khai thác khái niệm trung điểm của đoạn thẳng ở bài trước với tâm hình tròn – trung điểm của đường kính ở bài sau, sử dụng yếu tố góc vuông và đo độ dài đoạn thẳng để nhận biết hình chữ nhật, hình vuông,) + Cần phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh khi củng cố hiểu biết về hình dạng các hình đã học thông qua việc quan sát, lựa chọn trong tập hợp gồm nhiều hình (hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tứ giác, hình tròn) hoặc hình có các góc vuông và góc không vuông. + Với bài luyện tập hoặc nội dung thực hành cần cho học sinh được tự động (tự do vẽ, xếp, ghép hình, tính toán tìm ra kết quả), tránh áp đặt hoặc làm thay học sinh. Một số bài tập luyện tập thực hành có tính chất làm mẫu, giáo viên cần sáng tạo thêm các bài tập khác phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể và tạo được hứng thú cho học sinh. Khi dạy học một số nội dung về khái niệm, biểu tượng hình học giáo viên cần có ngôn ngữ, xác định kiến thức cần chính xác, phong phú, giúp học sinh khai thác kiến thức một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: Bài “Góc vuông, góc không vuông” tôi tiến hành như sau: Để có “biểu tượng, khái niệm” về góc giáo viên cho học sinh quan sát 2 kim đồng hồ lúc 3 giờ, 2 giờ, 5giờ, giáo viên giới thiệu: 2 kim đồng hồ ở mỗi hình trên tạo thành 1 góc. Như vậy từ hình ảnh 2 kim đồng hồ, học sinh có hình ảnh về góc. - Giáo viên giới thiệu và cho học sinh nhận dạng góc vuông và góc không vuông: A M C O B P N E D Góc vuông đỉnh O Góc không vuông đỉnh P Góc không vuông đỉnh E cạnh OA, OB cạnh PM, PN cạnh EC, ED - Giáo viên giới thiệu: Góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB. Từ đó học sinh nhận dạng được 2 góc còn lại là các góc không vuông, học sinh tự đọc tên góc. - Giáo viên chốt, nhấn mạnh kiến thức. - Học sinh lấy ví dụ một số đồ vật có dạng góc: (chóp nón, 2 cánh quạt trần, góc nhà) * Học sinh lấy ê ke – quan sát. Ê ke có hình gì? Giáo viên giới thiệu ê ke. - Học sinh nhận biết góc vuông và góc không vuông trên ê ke. - GV giới thiệu: Ê ke dùng để kiểm tra và vẽ góc vuông. - GV hướng dẫn cách sử dụng ê ke để đo và vẽ góc vuông. - HS thực hành dùng ê ke để đo, vẽ góc vuông trên ví dụ của GV Ở bài này giáo viên cần chú ý: Nội dung chưa đi sâu vào khái niệm góc (miền trong của góc, số đo của góc, kí hiệu của góc dạng AOB). - Học sinh dùng ê ke nhận biết các góc vuông trong hình và đánh dấu góc vuông: - Dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh M cạnh MC, MD C M C M M D C D D Khi dạy bài “Hình chữ nhật”, để giúp học sinh nhận biết được các hình dựa theo đặc điểm về yếu tố cạnh và góc của hình. - Học sinh lấy hình chữ nhật (trong bộ đồ dùng) - Dùng ê ke kiểm tra các góc học sinh nhận biết được hình chữ nhật có 4 góc vuông. - Đo 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn của hình chữ nhật? - Nêu nhận xét: Độ dài 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Giáo viên đưa hình mẫu – Học sinh kiểm tra trên hình mẫu của giáo viên và rút ra nhận xét Hình chữ nhật ABCD có: - 4 góc đỉnh A, B, C, D là các góc vuông. - 4 cạnh gồm 2 cạnh dài AB, CD, 2 cạnh ngắn BC, DA - 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau B A C D - G: Đây là đặc điểm của hình chữ nhật ABCD. - Hình chữ nhật có đặc điểm gì? - Kết luận: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Học sinh vẽ hình chữ nhật trên mặt bảng kẻ ô. - Học sinh lấy ví dụ một số đồ vật có dạng hình chữ nhật? * Tôi tiến hành tương tự với bài “Hình vuông”, tuy nhiên khi hình thành được đặc điểm của hình vuông giáo viên cho học sinh so sánh đặc điểm của hình vuông và đặc điểm của hình chữ nhật có gì giống và khác nhau? * Với bài: “Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng” Giáo viên giới thiệu điểm ở giữa thông qua trực quan (Hình vẽ 3 điểm như A, O, B theo thứ tự đó trên một đường thẳng) – Từ đó nêu “O là điểm ở giữa A và B” Giới thiệu “Trung điểm của đoạn thẳng” đã có tính “định nghĩa khái niệm” rõ hơn: M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi: + M là điểm ở giữa A và B + Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB 3cm 3cm O A B M B A M là trung điểm của đoạn thẳng AB O là điểm ở giữa 2 điểm A và B Khi học sinh đã có khái niệm, biểu tượng hình học giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng nhận dạng, phân biệt hình. Ở các lớp 1, 2 học sinh nhận dạng các hình qua trực giác tổng thể còn với lớp 3 mức độ đã được nâng lên theo đặc điểm về yếu tố cạnh, góc của hình như: “Hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 chiều dài bằng nhau, 2 chiều rộng bằng nhau”; “Hình tròn có tâm, đường kính, bán kính, độ dài bán kính bằng nửa độ dài đường kính.” Như vậy với lớp 3 học sinh nhận biết hình qua cách “ kiểm tra” hình dạng bằng ê ke, com pa, thước đo độ dài như: Nhận biết góc vuông, góc không vuông (bằng ê ke); nhận biết trung điểm của đoạn thẳng (đo bằng thước có chia vạch xăng – ti - mét); Nhận biết hình tròn (bằng com pa). Khi dạy kĩ năng nhận dạng hình tôi tiến hành theo các hình thức bài tập sau: + Nhận dạng hình theo yêu cầu: Với dạng bài tập này giáo viên tiến hành như sau: - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân thao tác trên hình : dùng ê ke, thước hay com pa đo, kiểm tra để nhận biết đúng yêu cầu. Giáo viên bao quát giúp đỡ học sinh - Học sinh nêu kết quả. - Học sinh giải thích cách lựa chọn: Có thể giải thích theo cách lựa chọn hình đúng hoặc giải thích theo hình sai Ví dụ: Bài 2/42 Trong các hình dưới đây: a Nêu tên đỉnh và các cạnh góc vuông; D b Nêu tên đỉnh và các cạnh góc không vuông; G I C C K B H A D E M Q N G X I P Như vậy ở bài này học sinh dùng ê ke đo từng góc sau đó học sinh đọc tên đỉnh và các cạnh góc vuông, góc không vuông. (Góc vuông đỉnh A cạnh AD, AC; góc vuông đỉnh D cạnh DM, DN…). Bài 1/84: Trong các hình dưới đây hình nào là hình chữ nhật? A B M N E G R S D C Q P I H U T - Ở bài này học sinh dùng ê ke và thước đo kiểm tra các góc và cạnh của mỗi hình, dựa vào đặc điểm về cạnh và góc của hình chữ nhật để nhận thấy các hình chữ nhật - Học sinh nêu tên các hình chữ nhật là MNPQ, RSTU - Tại sao 2 hình này là hình chữ nhật? (2 hình có 4 góc vuông và 2 cạnh dàI bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau) Bài 1/85: Trong các hình dưới đây hình nào là hình vuông? E G N A B P M C Q I H D Bài 1/111: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình. P C I O B A N M O Q D + Dạng bài tập trắc nghiệm: Cho sẵn một số tình huống trong đó có 1 tình huống đúng, các tình huống còn lại đều sai, học sinh cần xác định tình huống đúng/sai. Với dạng bài tập này học sinh quan sát đo đạc, đối chiếu với kiến thức đã học hay cắt ghép hình để nhận ra trường hợp đúng/sai sau đó khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời hoặc đánh dấu x vào ô trống. - Ví dụ : 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số góc vuông trong hình bên là: 1 2 3 4 - Bài này học sinh phải dùng ê ke đo các góc rồi khoanh vào chữ cái D 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S: Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM Độ dài đoạn thẳng OC bằng 1/2 độ dài đoạn thẳng CD M O C D Với bài này học sinh phải dựa vào kiến thức đã học về mối quan hệ giữa bán kính và đường kính để tìm ra đáp án đúng là đáp án thứ 3. a. Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD b. Diện tích hình tam giác ABC nhỏ hơn diện tích hình tứ giác ABCD c. Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình tứ giác ABCD 3. Câu nào đúng, câu nào sai? A D B C - Bài này học sinh phải dùng hình thức cắt ghép hình để tìm đáp án đúng + Dạng bài tập gấp, cắt, ghép hình. 1. Hai miếng bìa nào có thể ghép lại được 1 góc vuông như hình A hoặc hình B? A 1 2 B 4 3 2. GÊp m¶nh giÊy theo h×nh ®Ó ®­îc 4 gãc vu«ng. 3.GÊp tê giÊy h×nh ch÷ nhËt ABCD råi ®¸nh dÊu trung ®iÓm I cña ®o¹n th¼ng AB vµ trung ®iÓm K cña ®o¹n th¼ng DC. B A B I B I A A C C D D K C K D 4. So s¸nh diÖn tÝch h×nh A víi diÖn tÝch h×nh B A B Víi bµi nµy, häc sinh cã thÓ so s¸nh diÖn tÝch cña 2 h×nh b»ng c¸ch ®Õm sè « vu«ng hoÆc c¾t ghÐp h×nh tam gi¸c thµnh h×nh vu«ng ®Ó so s¸nh vµ ng­îc l¹i. * Häc sinh kh«ng chØ cã kÜ n¨ng nhËn d¹ng h×nh mµ cßn thùc hµnh vÏ h×nh: §Ó häc sinh vÏ ®­îc c¸c h×nh vÊn ®Ò ë ®©y gi¸o viªn ph¶i rÌn cho häc sinh kÜ n¨ng sö dông ®å dïng (ª ke, com pa, th­íc) ®Ó vÏ h×nh. Nh÷ng lçi häc sinh th­êng m¾c khi thao t¸c trªn ®å dïng nh­: §Æt gãc vu«ng cña ª ke ch­a ®óng; Gi÷ th­íc kh«ng chÆt, hay bÞ lÖch; CÇm com pa kh«ng ®óng c¸ch dÉn ®Õn c¸c h×nh vÏ kh«ng chuÈn nh­ vËy khi d¹y gi¸o viªn cÇn chó ý tíi c¸c lçi nµy cña häc sinh ®Ó söa - VÝ dô 1. Dïng ª ke ®Ó vÏ gãc vu«ng. A B C Víi bµi nµy häc sinh ph¶i dïng ª ke ®Ó vÏ c¹nh thø hai cña gãc, gi¸o viªn cÇn l­u ý häc sinh ®Æt ®Ønh gãc vu«ng cña ª ke trïng víi ®iÓm cho tr­íc, mét c¹nh gãc vu«ng cña ª ke trïng víi c¹nh cho tr­íc, dïng th­íc v¹ch theo c¹nh gãc vu«ng cßn l¹i cña ª ke. 2) a. KÎ thªm mét ®o¹n th¼ng ®Ó ®­îc h×nh ch÷ nhËt. b. Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông. 3. Xác định trung đIểm của đoạn thẳng CD. C D 4. Vẽ hình tròn tâm O bán kính 2cm. Vẽ hình tròn tâm O bán kính 3cm. * Việc dạy học về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật; hình vuông ở lớp 3 nhằm mục đích cho học sinh vận dụng được các quy tắc tính chu vi, diện tích để tính chu vi, diện tích các hình. Mỗi bài học thường thực hiện 3 bước: + Bước 1: Xây dựng (hình thành) quy tắc. + Bước 2: Nắm được (học thuộc) các quy tắc. + Bước 3: Vận dụng các quy tắc vào các bài luyện tập thực hành. - Ví dụ: Bài “Chu vi hình chữ nhật” + Bước 1: Từ hình chữ nhật chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm dẫn đến tính chu vi hình chữ nhật bằng cách lấy (Chiều dài + Chiều rộng) x 2 - HS áp dụng cách tính chu vi hình tứ giác vào bảng con: 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm) - Hình chữ nhật có đặc điểm gì về cạnh? (2 chiều dài bằng nhau, 2 chiều rộng bằng nhau) - Dựa vào đặc điểm đó tìm cách tính khác? (4 + 3) x 2 = 14 (cm) Đây chính là cơ sở để hình thành quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. + Bước 2: Cho học sinh nắm quy tắc: - 4 và 3 là số đo yếu tố nào? (chiều dài và chiều rộng) - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Học sinh đọc lại quy tắc. + Bước 3: Vận dụng quy tắc để giải quyết ví dụ giáo viên đưa và các bài tập 1, 2, 3 trong SGK. - Ví dụ: Bài “Diện tích hình chữ nhật” + Bước 1: Xác định diện tích hình chữ nhật: Học sinh lấy hình chữ nhật, các hình vuông đơn vị 1cm2 - Xếp các hình vuông đơn vị phủ kín hình chữ nhật. - Đếm số ô vuông. - Diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu? (12 cm2) + Bước 2: Tìm quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. Yêu cầu học sinh tìm quy tắc tính diện tích hình chữ nhật theo cách sau: - Không đếm, tính số ô vuông theo hàng: 4 x 3 = 12 cm2 - Không đếm, tính số ô vuông theo cột: 3 x 4 = 12 cm2 - Nêu số đo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật? - So sánh các thừa số khi tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài và chiều rông? - Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật theo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật + Bước 3: Vận dụng quy tắc làm bài tập 1, 2, 3 Bài toán có nội dung hình học được lồng trong mạch kiến thức “Dạy học giải toán có lời văn” (Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông). Vì vậy bên cạnh kiến thức về hình học cũng cần rèn kĩ năng giải toán có lời văn. + Bước 1: Đọc kĩ đề – xác định yêu cầu. + Bước 2: Phân tích, xác định lời giải. + Bước 3: Trình bày bài giải có câu trả lời. + Bước 4: Kiểm tra lời giải và đáp số. Với cách dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là toàn diện và hệ thống hơn, có khả năng phát triển, khả năng diễn đạt và kích thích tư duy cho các em. Các bài dạy, các nội dung được sắp xếp xen kẽ và được trình bày một cách cụ thể sinh động với nhiều hình vẽ trức quan nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, tính khoa học. Hệ thống bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, các bài tập ban đầu thường nhằm mục đích củng cố kiến thức, các bài tập tiếp theo có yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành từ mức độ thấp đến cao, bài tập cuối cùng yêu cầu mở rộng nâng cao. Để góp phần hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động khoa học, sáng tạo cho học sinh giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập, thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn để học sinh tìm hiểu kĩ vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có của học sinh. 4. Kết quả thực hiện: Sau một thời gian áp dụng cách làm trên cho học sinh lớp 3, tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả: Năm học 2009- 2010 Số học sinh khảo sát Số HS hiểu bài Số HS chưa hiểu kĩ bài 32 30 2 Năm học 2010 - 2011 Số học sinh khảo sát Số HS hiểu bài Số HS chưa hiểu kĩ bài 35 35 Như vậy, với cách làm trên tôi thấy học sinh nắm bài tương đối chắc chắn song còn những em chưa thật hiểu bài tôi hi vọng dần dần các em được làm quen với cách học ở những tiết sau. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Như vậy để học sinh học toán đạt kết quả khả quan thì người giáo viên cần có phương pháp dạy học thích hợp, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ tích cực học tập đồng nghiệp, tìm tòi nghiên cứu sáng tạo. Có như vậy thì việc lĩnh hội của học sinh chủ động sáng tạo hơn. Tất cả các em đều tham gia vào hoạt động học. Nhận thức không lệ thuộc vào giáo viên hướng dẫn mà tự mình đạt tới nội dung bài học. Nói tóm lại: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy toán nói chung nội dung hình học nói riêng là việc làm thường xuyên với giáo viên vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có sự cân nhắc lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh để đạt được yêu cầu, kiến thức của bài dạy. Muốn vậy mọi giáo viên cần phải: - Kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học như: trực quan, quan sát, thảo luận nhóm nhỏ, thuyết trình, thực hành luyện tập, ... - Dạy học trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học lớp 3.doc