Đề tài Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội

III. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại . 18

1. Quá trình hình thành kinh tế trang trại ở Việt Nam. 18

2. Các chỉ tiêu phân tích. 20

3. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. 22

 

Phần II:Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội. 26

I. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội ngoại thành Hà Nội. 26

1. Điều kiện tự nhiên. 26

2.Điều kiện kinh tế xã hội . 28

2.1. Dân số và nguồn lao động. 28

2.2. Cơ sở hạ tầng: 29

II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội. 33

1. Tình hình chung về phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội. 33

2. Tình hình về chủ trang trại. 35

3. Các yếu tố sản xuất của trang trại. 36

3.1. Tình hình sử dụng đất đai của trang trại. 36

3.2. Nguồn hình thành vốn của trang trại. 40

3.3 Lao động của trang trại. 42

4. Các loại hình phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội. 44

III. Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. 50

1. Giá trị sản xuất của trang trại. 51

2. Chi phí sản xuất của trang trại. 52

3. Giá trị sản phẩm hàng hoá. 53

3.1. Quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá. 53

3.2. Tỷ suất hàng hoá. 54

4. Thu nhập và việc làm của người lao động trong trang trại. 54

5. Những nhận xét đánh giá chung. 55

5.1. Các loại hình kinh tế trang trại đa dạng và phòng phú: 55

 

doc78 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hạn chế hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội . - Về y tế - dân số kế hoạch hoá gia đình: hiện nay 100% số xã đã có trạm y tế phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân tại cơ sở, 100% số trạm y tế đã có bác sỹ, y sỹ. Hà Nội là một trong 2 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước có 100 số xã có bác sỹ. Trung bình 1000 người dân ngoại thành có 0,26 bác sỹ, 0,46 giường bậnh, nhiều trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện được nâng cấp trang bị những dụng cụ chữa bạnh cần thiết. Đã khám và chữa bệnh miễn phí cho hàng chục ngàn người nghèo. Công tác chăm sóc khám chữa bệnh cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cho các đối tượng chính sách được đặc biệt quan tâm. Công tác KHHGĐ đã có những chuyển biến đáng kể cả về nhận thức của người dân lẫn kết quả thực hiện. Tỷ lệ sinh ở ngoại thành đã giảm từ 2,13% ( năm 1990) xuống 2,018% ( năm 1995) và cho đến năm 1999 chỉ còn 1,615 %. Bình quân mỗi năm giảm 0,07%, tỷ lệ sinh con từ 3 giảm từ 20,39% ( năm 1990) xuống 10,96( 1995 ), năm 1999 còn 9,72. Tóm lại : ngoại thành Hà Nội có những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thuận lưọi, về kêt cấu hạ tầng khá phát triển so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Đó là những thuận lợi rất lớn cho phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành. Để thúc đẩy nhanh hơn nữa phát triển sản xuất hàng hoá, trang trại đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát huy lợi thế so sánh của mỗi kiểu vùng thì mới đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội. 1. Tình hình chung về phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 1994, cả nước đã có 113747 hộ có quy mô đất nông nghiệp từ 3 - 10ha, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông cửu long, đông nam bộ, Tây nguyên, trung du miền núi phía bắc. Nếu kể cả đất nông nghiệp thì quy mô đất lâm nghiệp của họ còn lớn hơn. Trong điều kiện như vậy, kinh tế trang trại được phát triển. Đến nay chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng trang trại. Theo báo nông nghiệp Việt Nam tác giả mai Thanh hải cho biết: tính đến nay cả nước có khoảng 115000 trang trại, trong đó có khoảng 100.000 trang trại ở vùng miền núi, trung du và tây nguyên. - ở tỉnh bình phước có diện tích đất lâm nghiệp lớn bình quân 6,65 ha/hộ, nếu tính riêng đất nông nghiệp bình quân 2,64 ha/hộ ở tỉnh Bình Dương có số bình quân tương ứng là 3,28 và 3,17 ha/hộ. Đến nay 2 tỉnh này có khoảng 2539 trang trại trong đó có 1780 trang trại có quy mô từ 5 – 10ha, 533 trang trại quy mô 10 - 20 ha, 156 trang trại quy mô từ 20 - 30 ha và diện tích trên 30 ha có 70 trang trại. Các trang trại được phát triển ở hầu hết các vùng, các huyện của tỉnh Bình Dương, nới có diện tích đất đai rộng như bến cat, tân uyên. - ở tỉnh Lâm Đồng, có trên 1000 trang trại, trong đó các trang trại tập trung chủ yếu ở các huyện Duy linh, Lâm hà, Bảo lộc, xã Phú sơn( Lâm hà ): 100% số hộ làm trồng cà phê với diện tích bình quân 1,5ha/hộ trong đó 50% số hộ có diện tích hơn 20 ha, hộ lớn nhất có diện tích 30ha. - Các tỉnh phía bắc như Lào cai, Yên bái, Sơn la mỗi tỉnh đều có từ 1000 - 1500 trang trại với quy mô phổ biến từ 3ha trở lên và cây trồng chủ yếu là cây ăn quả có giá trị cao và rừng nguyên liệu cho công nghiệp, rừng phòng hộ... - ở vùng ven biển phía bắc có những ngư trại có diện tích trên 100ha. Những trang trại gia đình có diện tích lớn thường là hộ nhận thầu hoặc khai hoang ruộng đất, mặt nước vùng cửa sông, ven biển để nuôi tôm, cua cá, rau. ở ven biển miền trung thuộc các địa phương từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, nhìn chung diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các hộ làng nhỏ, bình quân chỉ khoảng 1ha/hộ lớn nhất khoảng trên dưới 10ha, vì vùng này có diện tích cửa sông và vùng triều hep. Vùng ven biển miền đông nam bộ và ĐBSCL, có diện tích bình quân mỗi ngư trại có khoảng 2 - 5ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ngọc Biển (Cà Mau). - ở vùng đồng bằng và đặc biệt ven các đô thị lớn, do đất ít nên trang trại phát triển chủ yếu theo hướng nuôi trồng các cây con có giá trị kinh tế cao như hoa. Cây cảnh, nuôi 33, ấch, lươn... nhưng các trang trại loại này phát triển muộn hơn và với tốc độ chậm. Trong những năm qua, cũng như trên phạm vi cả nước, ở vùng ngoại thành Hà Nội chủ trương mở rộng phát triển kinh tế nhiêu thành phần và hộ nông dân đã xác định là đơn vị kinh tế tự chủ đã góp phần tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp, khai thác tối đa các tiềm năng về lao động, đất đai và tiền vốn ở nông thôn. Trên cơ sở đó, kinh tế trang trại ngoại thành đã xuất hiện từ những hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường các yếu tố thâm canh và tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Sự hình thành kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội diễn chung của cả nước, đồng thời cũng có những đặc thù riêng của các vùng ven đô, cũng như ở thủ đô do vậy kinh tế trang trại ở ngoại thnàh Hà Nội ngoài những nét chung của trang trại nông nghiệp, còn mang những màu sắc riêng ở những trang trại ở các vùng ven đó. Theo tiêu thức đánh giá của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, những đặc trưng cơ bản để nhận dạng kinh tế trang trại Hà Nội này: - Có trình độ sản xuất tập trung hoá, chuyên môn hoá cao với tỷ suất sản phẩm hàng hoá đạt từ 70% trở lên. - Có nhiều khả năng áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến, đầu tư sản xuất theo chiều sâu và có khả năng để mở rộng sản xuất. - Sử dụng nguồn lao động của gia đình và có sử dụng lao động làm thuê. Với tiêu chí nhận dạng như trên, theo số liệu của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thì các vùng nhoại thành hiện có 1632 trang trại, trong đó ngành trồng trọt có 250 trang trại, ngành chăn nuôi lợn có 1130 trang trại, chăn nuôi bò sữa có 13trang trại, chăn nuôi gà công nghiệp có 200trang trại chăn nuôi trồng trọt hỗn hợp có 30 trang trại. 2. Tình hình về chủ trang trại. a. Xuất thân của chủ trang trại. Trong tổng số 1418 trang trại khảo sát thì có 92,82% số chủ trang trại là nam giới, đại đa số các chủ trang trại đều là người kinh chiếm 98,89%. Nguồn gốc xuất thân của các chủ trang trại là rất phong phú trong đó chủ trang trại xuất thân từ hộ nông dân chiếm 56%. Song vẫn là thấp so với cả 15 tỉnh ( 71,19%). Chủ trang trại là cán bộ, công nhân hưu trí chiếm 13,14%, số bộ đội công an xuất ngũ trở về địa phương chiếm 15,43%, số công chức công nhân đang làm việc là đương chức chiếm 3,43%, số chủ trang trại đang là cán bộ cấp xã là 1,14% và chủ xuất thân khác là 8,57%. Những số liệu trên đây cũng phần nào cho ta thấy rằng sức hút của kinh tế trang trại đối với người ngoài lĩnh vực nông nghiệp tham gia bỏ tiền vốn đầu tư vào nông nghiệp chưa mạnh ( có thể lợi ích đầu tư mang lại từ phát triển kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội chưa rõ nét và thấp hơn nhiều ngành khác) ông Thắng ở gia lâm là công chức nhưng đương chức đã đầu tư tiền mua đất thuê người làm trang trại tại huyện sóc sơn đã nói: “ khi mua đất trang trại tôi không thể tính được khả năng sinh lợi qua kinh doanh nông nghiệp sẽ như thế nào, mà chủ yếu đầu tư vào trang trại nào nhằm thoả mãn ý thích có một hku đồi vây cho mục đích du lịch sau này” Tham gia phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội có đầy đủ các đối tượng, cụ thể là: đảng viên 20,157% nhiều nhất ở huyện thanh trì có 13/36 người đảng viên, đoàn viên thanh niên chiếm 19,43%. Điều đó chứng tỏ rằng chương trình phát triển kinh tế trang trại đang được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức đoàn thể tham gia hưởng ứng. b. Trình độ văn hoá. - Trình độ văn hoá của các chủ trang trại ở ngoại thành Hà Nội tương đối cao, đại đa số các chủ trang trại đều học hết cấp II và cấp III: 16,68% số chủ trang trại họ thích cấp II và 47,43% có trình độ học hết cấpIII. Còn lại là có trình độ cấp I. Biểu số 8: trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Huyện Số hộ khảo sát TĐVH Trình độ chuyên môn Cấp I Cấp II Cấp III Chưa qua ĐT Trung học Đại học Kinh tế tài chính Kỹ Thuật nông nghiệp Khác Kinh tế tài chính Kỹ Thuật nông nghiệp Khác Sóc Sơn 26 0 5 21 20 0 1 4 0 0 1 Đông Anh 23 2 9 12 15 0 2 5 0 1 0 Gia Lâm 20 0 9 11 13 0 0 4 0 0 3 Từ Liêm 35 2 25 8 29 0 2 2 0 0 2 Thanh trì 71 7 33 31 58 0 2 7 0 2 2 Tổng 75 11 81 83 135 0 7 22 0 3 8 - Trình độ chuyên môn: Hơn một nửa số chủ trang trại khảo sát chưa từng qua đào tạo chuyên môn chiếm 77,14% chủ yếu các chủ trang trại phát triển kinh tế bằng kinh nghiệm bản thân hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng, các khoá tập huấn ngắn hạn theo các chương trình khuyến nông của huyện. Song ngay cả vậycũng rất hạn chế, ý thức về trình độ chuyên môn chưa được quan tâm nhiều hoặc chưa có đủ điều kiện để thực hiện một cách đầy đủ hiểu biết về quy luật cũng như cơ chế thị trường con ở mức thấp, học vấn chưa thực sự chú trọng để có thể nâng lên thành điều kiện cân đối với phát triển mở rộng quy mô sản xuất, trong số 175 trang trại được khảo sát thì số chủ trang trại có trình độ đại học và trung cấplà 40 người chiếm 22,86% trong đó trình độ đại học là 11 người chiếm 27,5% và trung học là 29 người chiếm 72,5%. Như vậy nói chung trình độ của các chủ trang trại ở Hà Nội là tương đối cao. 3. Các yếu tố sản xuất của trang trại. 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của trang trại. a. Nguồn hình thành đất của trang trại. Đất đai là nguồn lực quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Tuy nhiên theo đặc thù của Hà Nội là địa bàn đất chật người đông nên quy mô đất đai bình quân một trang trại của Hà Nội thấp hơn các vùng khác và do đặc điểm của ngoại thành Hà Nội mà một số lĩnh vực đất đai chưa hoàn thành là nhân tố quyết định sự hình thành của trang trại ngoại thành. Hiện nay quỹ đất đai sử dụng của các chủ hộ có nguồn gốc phong phú nhưng tập trung chủ yếu từ những sau: - Đất nông nghiệp nhà nước giao cho thuê theo quy định hiện hành - Đất nhận khoán của các nông lâm nghiệp nhận khoán từ các nông lâm trường. - Thuê của chính quyền địa phương . - Đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven sông, mặt nước chưa thuộc quy hoạch được các hộ đầu tư bỏ vốn đầu tư khai hoang cải tạo( xem biểu số 9). Trong tổng nguồn đất đang sử dụng của các trang trại thì 13,71% là đất đã được nhà nước giao, trong đó: có 15 hộ được nhà nước giao cho thời hạn trên 20 năm, với diện tích là 53,6ha trung bình 3ha/ hộ. Có 10hộ được nhà nước giao với thời hạn là 20 năm với diện tích là 2,68ha và có 9 hộ được nhàn nước giao tạm thời với diện tích là 10,39ha. Còn lại khoảng 86,29% là đất chưa được giao: một phần đất chưa được giao là đất nhận khoán thầu của HTX (chiếm khoảng 55,86%) còn khoảng 44,14% là đất từ các nguồn khác, trong đó có 25,53% là đất chuyển nhượng giữa các hộ nông dân và 74,47% là đất nhận khoán từ các dự án khác. b. Tình hình sử dụng đất của trang trại. Bình quân chung một trang trại có 6,47ha sử dụng, chỉ tiêu đó ở huyện Sóc Sơn có 16,38ha, Thanh Trì 7,21ha, nhưng 3 huyện Đông Anh, Từ liêm, Gia lâm chỉ đạt trung bình khoảng 2,5 ha/trang trại. Cơ cấu quỹ đất của trang trại bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thổ cư và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Cơ cấu đất đai phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương và hướng phát triển sản xuất kinh doanh thích hợp của chủ trang trại, huyện Sóc Sơn do địa bàn mang đặc điểm đất bán sơn địa nên tỷ trọng sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp chiếm đa số đến 67,737% (290,22 ha/425,95 ha) ngược lại với diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Thanh Trì lại chiếm phần lớn với 75,065% ( 493,75ha/657,76ha) tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của cả 5 huyện, như vậy nếu tính bình quân từng trang trại huyện Thanh Trì sẽ có khoảng 6,95ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong khi đó diện tích đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp chỉ có 0,25ha. * Đất thổ cư: chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu quỹ đất, khoảng 0,49% bình quân một trang trại sẽ sử dụng khoảng 0,032ha cho đất thổ cư. Đất chuồng trại chăn nuôi và kho xưởng chiếm tỷ lệ rất ít có trang trại hầu như là không có, thường là đất chuồng trại và kho xưởng trong đất thổ cư, gây mất vệ sinh và ô nhiểm môi trường. * Đất nông nghiệp: số liệu điều tra cho thấy, tỷ trọng đất nông nghiệp chiếm 73,84% tổng diện tích đất canh tác tươbng đương 836,78ha bình quân 1 trang trại có 4,78ha đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp lại được chia làm những loại chủ yếu sau: - Diện tích cây hàng năm đạt 95,52ha khoảng 11,42% diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 hộ có 0,55ha cây hàng năm. Nhiều nhất là huyện Sóc Sơn chiếm 53,87%. Sau đó là huyện Thanh trì 14,03% kế đó là huyện Gia lâm 13,92%. - Diện tích cây lâu năm đạt 83,5ha bình quân một trang trại khảo sát có 0,48ha cây lâu năm. Huyện Sóc sơn chiếm tỷ lệ cao nhất 75,74% khoảng 63,24ha, tính riêng huyện Sóc Sơn diện tích đất nông nghiệp là 137,45ha thì trồng cây lâu năm 46,0%. - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản chiếm 78,6% diện tích đất nông nghiệp khoảng 657,76ha . Bình quân một trang trại khảo sát khoảng 3,76ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tập trung nhiều nhất ở huyện thanh trì sã có từ 6,5 - 7 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Hai huyện Đông Anh và Gia Lâm chiếm 14,42% khoảng 94,87ha, huyện Sóc Sơn có khoảng 22,75ha và huyện Từ Liêm chiếm 46,39ha. * Đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 290,22ha chiếm 25,67% diện tích đất canh tác bình quân 1 trang trại sản xuất qua khảo sát có khoảng 1,66ha đất lâm nghiệp. Tuy vậy qua biểu số 9 chúng ta thấy rằng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Sóc Sơn sẽ có khoảng 11,04ha đất lâm nghiệp. Tổng diện tích đất canh tác của 26 hộ khảo sát tại địa bàn Sóc Sơn là 425,95ha thì đất lâm nghiệp là 286,97ha chiếm 67,37%. Đất lâm nghiệp trên địa bàn huỵện đươch sử dụng như sau 263,97ha tổng và chăm sóc rừng (phòng hộ, đặc dụng, rừng đầu nguồn) chiếm tỷ lệ 92,998% diện tích đất lâm nghiệp và 67,95% diện tích đất canh tác. Còn lại 23 ha đất lâm nghiệp của huyện thì có 19ha đất lâm nghiệp được sử dụng trồng cây ăn quả và 5 ha đất trống. Tóm lại trong tổng số 290,22ha đất lâm nghiệp của cả 5 huyện thì 92,07% diện tích đất dành cho việc trồng văn chăm sóc và bảo vệ rừng, 6,2% đất trồng cây ăn quả khoảng 18ha, còn lại 1,72% đất trống. * Đất khác: với diện tích cả 5 huyện 0,66ha trong đó thị Thanh Trì có 0,36ha và Đông Anh 0,14ha ( xem biếu số 9). 3.2. Nguồn hình thành vốn của trang trại. Biểu số 11: Nguồn vốn của chủ trang trại. Huyện Số trang trại KS Tổng nguồn vốn Trong đó Vốn tự có Vốn vay Vốn Khác Ngân hàng HTX Tín Dụng Dự án Khác Sóc Sơn 26 6676,9 6183,9 284 0 7 197 5 Đông Anh 23 7375 6794 36 10 5 444 86 Gia Lâm 20 2871,83 2397,8 47 62 0 347 18 Từ Liêm 35 4079,8 3417,8 172 63 0 342 85 Thanh trì 71 23525 16784 1776 90 620 2366 1889 Tổng 175 44528,53 35577,53 2315 225 632 3696 2083 Bìnhquân 254,4 203,3 13,22 1,28 3,61 21,12 11,9 Tổng số vốn của các trang trại sản xuất kinh doanh tại thời điểm khảo sát 44528,53 triệu đồng bình quân mỗi trang trại có 254. 45 đồng vốn. Tổng nguồn vốn chủ trang trại chủ yếu là vốn tự có, bình quân vốn tự có của 1 trang trại là 203,30 triệu đồng. Số vốn chiếm khoảng 15,42% khoảng 6868triệu đồng trung bình vốn vay của mỗi trang trại là 39,245 triệu đồng và vốn khác chiếm 4,68% trong 15,42% tổng số vốn vay thì được chia thành những nguồn sau: - Từ ngân hàng: tổng số tiền vay là 2315 triệu đồng chiếm 33,7% số vốn vay, bình quân mỗi trang trại vay từ ngân hàng 13,228Tr.đồng/ năm. Huyện Thanh Trì là nới có số lượng tiền vay từ ngân hàng nhiếu nhất 1776 triệu đồng chiếm 76,72% tổng số vốn vay bình quân đạt 10,148 triệu đồng/trang trại một năm. - Vay từ HTX tín dụng : tổng số vốn vay là 225triệu đồng trong đó huyện Thanh Trì chiếm 40,00%. - Vay dự án: tổng số tiền vay được dự án là 632triệu đồng trong đó huyện Thanh Trì chiếm 98,10% khoảng 620 triệu đồng vốn. - Vay khác: tổng số tiền 2083 triệu đồng trong đó huỵện Thanh Trì chiếm 90,68% khoảng 1889triệu đồng, hai huyện Đông Anh và Từ Liêm chiếm khoảng 8,21% ,171triệuồng và Sóc Sơn 5 triệu đồng, Gia lâm 18triệu đồng. Vốn vay chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn , đứng thứ 2 sau vốn tự có khoảng 15,42%. Nhưng qua điều tra cho thấy sự phân bố không đồng đều, gây mất cân bằng trong sự phát triển trang trại nông thôn hàng hoá giữa các vùng. Huyện Sóc Sơn là một huyện nghèo mặt hàngưng vốn huy động lại rất kém. Tổng vốn vay khoảng 488 triệu đồng chiếm 7,11%. Nếu chỉ hiểu đơn thuần là nguồn vốn vay của ngân hàng thì trung bình 1 năm trang trại sản xuất nông sản hay hàng hoá trên địa bàn huyện vay được 10,92triệu. Để phát triển sản xuất về chất lượng cũng như quy mô thì vốn là nhân tố không thể thiếu bên cạnh yếu tố con người . Mà nhìn chung tổng vốn tự có chiếm nhiều nhưng hầu hết là vẫn cố định vì vậy vốn huy động và vốn đi vay có thể hiểu ngầm một phần lớn là vốn lưu động hay chính xác hơn là lãi trả trước. Qua điều tra 175 trang trại thì tỷ lệ vốn cố định chiếm xấp xỉ 60% tổng vốn. Vì vậy cơ chế cho vay của hệ thống ngân hàng đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn các huyện cần điều chỉnh lại cơ chế cho vay đa dạng về loại hình phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. * Thời hạn vay vốn: Chủ yếu là vốn vay ngắn hạn , tỷ lệ vốn trung hạn và dài hạn cụ thể là: Tỷ lệ(%) Triệu đồng Bình quân( triệu đồng) - Vốn ngắn hạn 61,79 1960 11,2 - Vốn trung hạn 22,45 712 4,07 - Vốn dài hạn 15,76 500 2,86 * Giá trị tư liệu sản xuất của trang trại. - Tổng giá trị sản xuất và tài sản chủ yếu bình của một trang trại ở ngoại thành Hà Nội tương đối thấp: 164,6 triệu đồng, chỉ bằng 56,4% mức bình quân chung của cả 15 tỉnh (291,43 triệu đồng). Trong cơ cấu giá trị tài sản tính bình quân của các trang trại thì: - Chi phí sản xuất dở dang 36,55 triệu đồng chiếm 22,21% giá trị mặt hàng nuôi trồng thuỷ sản 30 triệu đồng chiếm 18,25% giá trị vườn cây lâu năm 29,1 triệu đồng chiwms 17,68&. Giá trị chuồng trại 19,5 triệu đồng chiếm 11,81%. Trong khi đó giá trị máy kéo và phương tiện vận tải chỉ có 5,34 triệu chiếm 3,25% giá trị cúa các máy móc khác là 5,89 triệu chiếm 3,58 triệu. Như vậy giá trị tư liệu sản xuất và tài sản của các trang trại ở ngoại thành Hà Nội vẫn chủ yếu dưới dạng giá trị của các ''bất động sản'' và giá trị tăng lên của vườn cây. Mức đầu tư tiền vốn thực tế còn hạn chế mà trước hết được thể hiện ở giá trị công cụ của máy móc còn rất nhỏ bé, lao động chủ yếu là thủ công với sức lao động của gia đình là chủ yếu. Phần chi phí sản xuất dở dang và tiền mặt trong kinh doanh chiếm 1 tỷ trọng khá lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. 3.3 Lao động của trang trại. - Lao động cuat hộ bao gồm( cả chủ trang trại) : qua khảo sát 175 trang trại, tổng số nhân khẩu hiện có là 915 người, bình quân mỗi trang trại 5,23nhân khẩu . trong đó lao động của hộ là 755 người. Tận dụng được 72,51% sức lao động tự có. Số lao động thuộc độ tuổi của trang trại là 224 người bình quân đạt 1,28 người / hộ trong đó tham gia kinh doanh thường xuyên là 118 người đạt 51,75%. Số lao động không đạt độ tuổi lao động là 105 người trong đó tham gia lao động thường xuyên là 25 người đạt 23,8%. - Lao động thuê ngoài: Một bộ phận các trang trại sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, đồng thời có kết hợp với sử dụng lao động thuê ngoài trên 50% số trang trại có thể lao động trong đó khoảng 30 % số trang trại thuê từ 1 - 2 lao động, trên 20% thuê từ 3 lao động trở lên. Qua khảo sát ta thấy lao động thuê của các trang trại được chia làm 2 nhóm là lao động thường xuyên và lao động thời vụ: Lao động thuê ngoài thường xuyên có 390 người bình quân một trang trại 2,22 người với tiền công bình quân tháng đạt 384700 đồng. Số ngày công thuê lao động thời vụ trong năm đạt 39730 lượt, bình quân 227ngày/ 1 trang trại / 1 năm. Tiền trả công lao động thời vụ bình quân 1 ngày giao động trong khoảng 15000 - 20000 đồng. Các trang trại có thuê nhiều lao động thường là các trang trại công chức, các trang trại chăn nuôi thuỷ sản ở vùng ven nội . ( Xem biểu số 11). Biểu số 11: Lao động cuả các chủ trang trại. Huyện Số TT khảo sát Số khẩu hiện có Lao động của chủ hộ( Kể cả chủ hộ) Lao động thuê ngoài Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Thường xuyên Thời vụ Số người Lao động thường xuyên Số người Lao động thường xuyên Số người TCBQ/ tháng(đ) Số ngày công TCBQ/ ngày(đ) 1. Sóc sơn 26 152 75 15 29 3 73 407500 11442 15000 2. Đông Anh 23 122 65 33 24 0 64 326000 4311 167000 3. Gia lâm 20 93 61 43 18 13 23 340000 3415 18400 4.Từ liêm 35 173 106 94 48 24 45 35000 820 12000 5.Thanh trì 71 375 224 118 105 25 185 500000 19739 22000 Tổng 175 915 531 303 224 65 390 1923500 39730 84100 Bình quân 5,22 3 1,73 1,28 0,37 2,2 384700 227 Tóm lại : Các nguồn lực cho phát triển kinh tế trang trại của Hà Nội nhìn chung là phong phú và khá thuận lợi. Song hiện đang có những tác động không thuận lợi và hạn chế việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế trang trại. Về tự nhiên đó là sự mất cân đối giữa các nguồn lực tự nhiên có hạn với sự tập trung dân số ngày càng đông daỏ và quá trình đố thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Sự mất cân đối này ngày càng gia tăng làm cho hạn chế khả năng mở rộng am sản xuất của các nông hộ và trang trại, đòi hỏi các nông hộ và trang trại phải đi vào đầu tư theo chiều sâu để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Sự cạnh tranh về địa bàn và lĩnh vực đầu tư giữa một bên là sản xuất nông nghiệp của các trang trại và một bên là kết quả và hiệu quả bấp bânh , xuất đầu tư vốn lớn , thời gian thu hồi vốn chậm, địa bàn đầu tư lại rộng và khó kiểm soát ... với một bên là rất nhiều cơ hội đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực khác với khả năng sinh lời rõ hơn, sự rủi ro thấp hơn và thời hạn đầu tư cũng được xác định rõ ràng hơn. Chính những cạnh tranh đó đang làm cản trở các dòng đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại ở các vùng ngoại thành Hà Nội. 4. Các loại hình phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội. Với những đặc thù về thị trường và nguồn lực của Hà Nội, các trang trại ở ngoại thành phát triển rất phong phú, đa dạng và ở nhiều lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi khác nhau. So với 15 tỉnh điều tra. Mô hình kinh tế trang trạị Hà Nội được xem là phong phú nhất với nhiều loại cây như: trồng cây ăn quả, trồng rau, cây giống, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, sản phẩm đặc sản, nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp. Theo thống kê và tài liệu tiêu chí trang trại của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, số trang trại được thống kê là. Biểu số 12: Số lượng và các loại hình trang trại. Loại mô hình trang trại Tổng số Số lương (Trang trại) Cơ cấu(%) 1. Trang trại trồng trọt 250 15,12 Trong đó: 185 74 - Quy mô từ 3 - 5ha 55 22 - Quy mô từ 5 - 10ha 7 2,8 - Quy mô từ 10 - 30ha 3 1,2 - Quy mô trên 30ha 1130 68,4 2.Trang trại chăn nuôi lợn Trong đó: 1000 88,5 - Nuôi lợn từ 30 - 50 con 100 8,85 - Nuôi từ 50 - 100 con 30 2,65 - Nuôi trên 100 con 3. Trang trại chăn nuôi bò sữa 13 0,87 Trong đó: - Số trang trại nuôi từ 10 - 30con 12 92,3 - Số trang trại nuôi trên 30con 1 7,7 4. Trang trại chăn nuôi gà công nghiệp 200 12,1 5. Trang trại chăn nuôi trồng trọt kết hợp 30 1,8 6. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 30 1,8 Ngoài ra chưa thể thống nhất được nhiều loại hình trang trại nuôi trồng các sản phẩm đặc sản khác. Qua kết quả khảo sát nghiên cứu, hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình kinh tế trang trại có thể được đánh giá như sau. Về trồng trọt: Bao gồm các loại trang trại trồng cây ăn quả, trồng hoa cây cảnh và trồng rau sạch. Các trang trại trồng cây ăn quả được xem là các trang trại phát triển nhanh nhất và chủ yếu ở vùng đồi núi Sóc Sơn. Chủ yếu các trang trại ở đây là các hộ nông dân tại địa phương hoặc các hộ hưu trí, bộ đội, công an nghỉ hưu, trởt về địa phương đầu tư tiền vốn khai thác đất đai tự nhiên hoặc một số nhỏ nhận phần đất của chính quyền để mở rộng quy mô sản xuất phát triển thành trang trại. Có một số ít các chủ trang trại là cán bộ công chưc đương chức đang làm việc ở các nới khác đã bỏ tiền mua đất, thuê lao động lập trang trại . Tổng giá trị tài sản và tiền vốn bình quân một trang trại trồng cây ăn quả ở Hà Nội theo điều tra của đại học KTQD Hà Nội là 161 triệu đồng, trong đó trên 70% là giá trị vườn cây, công cụ máy móc chủ yếu là máy bơm và ống tưới, các công cụ khác hầu hết là công cụ thủ công. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô diện tích của các trang trại trồng cây ăn quả ngoại thành vì diện tích trồng trọt của các cây ăn quả ngoại thnàh không lớn lắm ( theo điều tra của đại học KTQD thì ở Hà Nội bình quân diện tích là 1,34ha/1trang trại trồng cây ăn quả so với 1,79ha/1trang trại trồng cây ăn quả bình quân chung của cả 15 tỉnh). Mức chi phí bình quân cho 1 ha cây ăn qủa một năm là 18 triệu đồng, trong đó chi phí vật chất, chi phí giống và phân bón là chủ yếu , mỗi laọi chiếm 37% tổng chi phí vật chất. Cơ cấu chi phí đó cũng chỉ cho chúng ta thấy các trang trại trồng cây ăn quả hiện nay mới đan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV573.doc
Tài liệu liên quan