Đề tài Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí

MỤC LỤC

Lời tác giả 3

Trách nhiệm của nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4

Các tính chất của ngôn ngữ báo chí 8

Sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí 16

Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí 21

Việc sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo chí 31

Về cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo chí 36

Chơi chữ trên báo chí 42

Một số nét khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học 50

Thử phân loại tiêu đề các văn bản báo chí 63

Sapô trên báo chí 68

Sự hấp dẫn của ngôn ngữ phóng sự 78

Một số kiểu kết thúc cơ bản trong phóng sự 90

Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo chí 100

Về ngôn ngữ báo phát thanh 109

Thử bàn về ngôn ngữ của người dẫn chương trình trò chơi trên truyền hình 118

Một số hạn chế về ngôn ngữ của quảng cáo trên truyền hình 123

Thử bàn về những câu văn không phù hợp với lô gíc của tư duy trên báo chí 129

Những kiểu lỗi về chính tả thường gặp trên báo chí 136

Mấy kiểu lỗi về dùng từ trên báo chí 142

Những hạn chế trong việc đưa số liệu trên báo chí 150

Phụ lục 155

Ngôn ngữ báo chí dưới góc nhìn của người biên tập 155

Tài liệu tham khảo 177

 

 

doc178 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứ thế tiếp tục, với một giọng điệu thật nhẹ nhàng, tự nhiên và cuốn hút. Nó gợi cho ta nhớ tới những câu chuyện cổ tích mà ta đã được nghe bà kể khi còn ấu thơ. Bằng phóng sự “Chặn quái xế ẩn hiện”, nhà báo Cù Mai Công như “Hiệu báo dừng xe của CSGT – TT Q. Phú Nhuận không làm giảm tốc độ chiếc Suzuki 125cc màu xám bạc đang phóng với tốc độ cao dọc bờ kè hướng từ Phú Nhuận ra Bình Thạnh. Một môtô trắng phóng theo, một chiếc khác vòng qua đường tắt chặn đầu. Chỉ một loáng, hai quái xế trên chiếc xe phân khối lớn “căm dính niền” ấy đã bị “vịn”cách đó gần trăm mét để đưa về một chốt mai phục…” (Cù Mai Công, Chặn quái xế ẩn hiện, Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, 11/2/2004) Tiết tấu nhanh, mạnh của mạch văn đã đưa người đọc vào một cuộc rượt đuổi nghẹt thở, đầy gay cấn giữa cảnh sát giao thông với những " yêng hùng xa lộ". Giọng điệu của đoạn trích làm ta liên tưởng tới những màn điều tra, phá án trong các tác phẩm trinh thám. 4. Đa tầng, đa thanh Ngôn ngữ phóng sự, nếu xét theo góc độ chủ thể phát ngôn, tồn tại dưới hai dạng chính là ngôn ngữ mang " cái tôi " trần thuật của tác giả và ngôn ngữ nhân vật. 4.1. Ngôn ngữ mang "cái tôi" trần thuật của tác giả "Cái tôi " trần thuật trong phóng sự chính là "cái tôi" tác giả- nhân chứng khách quan, người đóng vai trò dẫn chuyện, kể lại những điều "mắt thấy, tai nghe", người trình bày, lý giải, phân tích, xâu chuỗi các sự kiện rời rạc thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, tạo ra một văn bản có nghĩa khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng họ đang được tiếp xúc với sự thật. Và trên cơ sở của niềm tin như thế, họ sẽ có những chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm như người viết mong đợi. Ví dụ: "Khi chúng tôi đang "đọc" báo điện tử thì một gã "mù" bước vào. Gã không biết có người lạ đột nhập vào phòng vi tính của trung tâm. Gã oang oang tuôn một tràng tiếng Anh là tên các chương trình tiếng Anh trên Internet mà gã đang vào nhưng đang bị tắc do dịch vụ cung cấp theo gã là quá chán. Tôi có ấn tượng ngay khi gã nói câu tiếng Anh đầu tiên. Gã phát âm cực chuẩn, theo tôi chỉ những người học thật nghiêm túc và rèn luyện công phu mới đạt được trình độ nói tiếng Anh điêu luyện như vậy ". (Lê Thanh Phong, Hiệp sỹ mù, Lao động, 9/6/2004); Chính việc đàm thoại trực tiếp với độc giả từ danh tính của "cái tôi" cá nhân đầy cụ thể đã giúp cho nhà báo thể hiện một cách tự do thái độ, tình cảm của mình. Vì lẽ đó, ngôn ngữ mang "cái tôi" trần thuật trong phóng sự luôn ngập tràn cảm xúc cá nhân. 4.2. Ngôn ngữ nhân vật Đây là ngôn ngữ của những đối tượng khác ngoài tác giả. Căn cứ vào hình thức thể hiện, có thể chia ngôn ngữ nhân vật thành hai loại là ngôn ngữ nhân vật trực tiếp và ngôn ngữ nhân vật gián tiếp. Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp là những lời nói được trích dẫn trực tiếp, xuất hiện trong những tình huống đàm thoại, phỏng vấn. Ví dụ: - Hai anh đi không? - Đi đâu, đâu có quen đâu mà đi. - Xì, cái mặt gặp hoài mà làm bộ. Đi đi khách quen bớt giá. - Tiền đâu mà đi? - Thôi đi cha. Nhất tóc muối tiêu, nhì Việt kiều, thấy hai cha biết là ngon rồi.... (Huỳnh Dũng Nhân, Theo dấu "bướm đêm ", trong:"Tôi đi bán tôi", Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 1994); “Hoan thủ thỉ: “Em ngu quá, ngày ở bãi đá đỏ dây vào “của nợ” vài lần thế là “chết” luôn. Về nhà (ở xã Kim Phú) em đã cố gắng nhưng không thoát được. Trước khi vào đây, vợ và hai đứa con đang học đại học của em đều nói: cứ tập trung lao động cai nghiện cho dứt điểm, ở nhà lo được mà!…” (Nguyễn Trọng Hùng, Mái trường 06, Lao động, 19/2/2004). Về nguyên tắc, ngôn ngữ nhân vật trực tiếp thường mang dấu ấn cá nhân rất rõ nét. Nó thể hiện khá đầy đủ các đặc điểm của chủ thể phát ngôn: từ giới tính, tuổi tác, quê quán cho đến trình độ, nghề nghiệp, tính cách,... Tất nhiên, khi xuất hiện trên báo in, rất có thể ngôn ngữ nhân vật đã mất đi cái dáng vẻ nguyên sơ như nó vốn có trong đời thực vì nó đã trải qua sự nhào nặn dưới ngòi bút tác giả hoặc biên tập viên. Còn ngôn ngữ nhân vật trên truyền hình hay phát thanh là bức tranh rất chân thực về con người của anh ta, vì nó đến với người nghe một cách trực tiếp, không qua trung gian cho nên vẫn giữ được nguyên vẹn các sắc vẻ cá nhân của người nói. Kết quả khảo sát cho thấy, ngôn ngữ nhân vật trực tiếp, nếu được tác giả tái hiện một cách trung thành (tất nhiên không vượt quá giới hạn mà sự chuẩn mực cho phép) so với nguyên gốc, luôn mang những đặc trưng rất rõ nét của phong cách khẩu ngữ. Còn ngôn ngữ nhân vật gián tiếp chúng ta gặp trong trường hợp tác giả dùng lời của mình để diễn đạt lại nội dung các phát ngôn của nhân vật. Ví dụ: "...Dẫu sao giữ hai tấm ảnh của con, bây giờ, chị cũng nguôi ngoai rồi, cốt là con vẫn khoẻ, chứ có cần gì nhiều nhặn đâu. Hôm nọ chị vừa đọc cho bé Thảo (con cả của chị, sinh năm 1991, đã phải bỏ học) viết hộ một lá thư, ra bưu điện Tiên Du, chị gửi trực tiếp sang Pháp mất ba mấy nghìn tiền cước. Chị đang ngong ngóng chờ thư, trong khi anh Đăng vẫn lổm lổm chửi cái thằng Chiến môi giới đểu... ...Đến bây giờ, anh chị vẫn chưa hiểu: nếu chị không làm ẫm ĩ thì thư bị vứt đi đâu? Tại làm sao mà thư và cả ảnh của con chị lại bị người ta giữ rịt lấy một cách mờ ám như thế? Liệu có phải, trước đấy, có những tin gì về cháu mà họ ỉm đi vì có những chuyện lập lờ, lừa lọc mà chị không bao giờ được phép biết không...? (Đỗ Doãn Hoàng, Nước mắt của một người đàn bà bị ép " bán con", trong: Lạc lối dưới chân Bù Chồng Cha, Nxb. Thanh niên, 2003). Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp một mặt làm cho giọng điệu của tác phẩm phóng sự trở nên đa dạng, linh hoạt hơn; mặt khác, thể hiện vai trò tổ chức các thành tố nội dung của tác giả rõ nét hơn. Vì như chúng ta đều biết, nếu những bài phóng sự có quá nhiều ngôn ngữ nhân vật trực tiếp thì chúng vừa khô cứng, đơn điệu (giống như diễn đàn để nhân vật làm công việc phát ngôn thuần tuý) lại vừa làm lu mờ dấu ấn sáng tạo của tác giả ( tác giả chỉ biết chép lại lời người khác). Bên cạnh đó, ngôn ngữ nhân vật gián tiếp còn tạo điều kiện cho tác giả bộ lộ thái độ, tình cảm của mình đối với sự việc, hiện tượng được nói tới một cách rõ ràng, công khai. 5. sử dụng câu văn thuộc mọi kiểu loại, cấu trúc Câu văn trong phóng sự rất đa dạng, phong phú chứ không đơn điệu, rập khuôn như trong một số thể loại khác. Chẳng hạn, nếu trong tin người ta chỉ gặp duy nhất một kiểu câu trần thuật thì trong phóng sự có mặt tất cả các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn: câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm thán. Ví dụ: Họ có thể là dân Hà thành chính gốc hoặc dân ngoại tỉnh về Hà Nội học. Song đều có một điểm chung là hầu bao luôn đầy vì được gia đình là "đại gia" lắm tiền nhiều của chu cấp. (Minh Tiến, Khi quý tử phiêu linh, An ninh thế giới, 30/3/2005); Theo quy định của liên bộ Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kinh phí cho người tham gia giữ rừng là 1 người/ 500.000 đ/1000 ha rừng. Với mức chi như thế, làm sao có thể giữ được rừng trong điều kiện khó khăn này? (Trần Minh Trường, Rừng U Minh Hạ: " Cuộc chiến nóng bỏng ", Sài Gòn giải phóng, 6/4/2005); "Lớp học có một không hai!" (Vũ Ngọc Lâm, Hội hoạ của người " nhìn bằng tay ", Lao động, 22/4/2005); "Đừng tưởng ở đất Hà thành thanh lịch này, chỉ người nghèo mới mù chữ. Xin mời bạn theo bước chân tôi, rồi bạn sẽ thấy nhận xét trên là đúng". (Thái Minh Châu, Người Hà Nội mù chữ, trong: Phóng sự Thái Minh Châu, Nxb. Lao động, 1999); Bên cạnh đó, ngôn ngữ phóng sự còn sử dụng tất cả các cấu trúc, các mô hình câu đang tồn tại trong hoạt động giao tiếp. Ở đây không chỉ có câu đầy đủ thành phần nòng cốt mà còn có những câu đặc biệt, không chỉ có câu với trật tự thuận ( chủ ngữ trước, vị ngữ sau ) mà còn có câu với trật tự ngược ( đảo ngữ ), đặc biệt, ở đây còn hiện diện cả những câu bị tỉnh lược thành phần cũng như những câu có đề ngữ vốn rất ít gặp trong các thể loại khác. Ví dụ: "Đậu xuống vai ai vô tình nguyên hình một chiếc lá, nhưng là một chiếc lá chết, nó đã hoá thân vào lửa, đen đủi như một lời khẩn cầu, một lời kêu cứu của rừng về một thảm hoạ đang xảy ra! " (Hà Nguyên Huyền, Cháy rừng ở Than Uyên - Lai Châu, Văn nghệ trẻ, 10/4/2005); "Đèn đỏ. Tôi dừng lại trước vạch sơn thì bỗng nghe thấy giọng thỏ thẻ ngay sát bên..." (Thái Minh Châu, SOS: Gái mại dâm di động, trong: Phóng sự Thái Minh Châu, Nxb. Lao động, 1999); "Cuối cùng. Với những người cắm bản xa xôi của tôi, tôi đã từng nghĩ về họ... rằng là, với họ chỉ có bao dung, bao dung và bao dung. Chỉ có hy sinh thầm lặng." (Đỗ Doãn Hoàng, Phía sau núi cao và mây mù, trong: Ký sự đồng rừng, Nxb. Thanh niên, 2005); "Ở đây, tôi đã gặp những người phụ nữ với dằng dặc nỗi buồn." (Nguyễn An Khánh, Dấu vết thời gian trên những cặp vai gầy, Phụ nữ Thủ đô, 14/7/2001) Chính sự đa dạng, phong phú vể kiểu câu, mô hình câu đã làm cho ngôn ngữ phóng sự rất khoáng đạt, uyển chuyển, linh hoạt, giúp người viết khám phá hiện thực một cách đa diện và sâu sắc. Như vậy, có thể khẳng định, ngôn ngữ phóng sự hết sức đa dạng và phong phú về hình thức thể hiện. Nói một cách hình ảnh, nó giống như một bức tranh rộng lớn, phức tạp về bố cục với muôn vàn các chi tiết và vô số những sắc màu. Và bài viết của chúng tôi trên đây, cũng như một số các bài viết đơn lẻ có liên quan của các nhà nghiên cứu khác, thực sự mới chỉ là những chấm phá bước đầu trên nền của bức tranh ấy. Hy vọng, trong một tương lại gần, về ngôn ngữ phóng sự sẽ xuất hiện những công trình có tầm vóc xứng đáng. MỘT SỐ KIỂU KẾT THÚC CƠ BẢN TRONG PHÓNG SỰ Có người ví: Một phóng sự có kết thúc dở cũng giống như một bát cơm có dính mấy hạt sạn phía dưới đáy. Những hạt sạn này sẽ làm tan vỡ cái cảm giác ngon lành, thích thú đã từng có trước đó. Vẫn biết rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng, song sự so sánh trên không phải là không có lý. Không thể có một phóng sự hay với phần kết thúc dở. Nếu chúng ta viết phần kết thúc của một phóng sự quá qua loa, đại khái, chắc chắn sẽ tạo nên sự "khập khiễng", thiếu cân xứng giữa nó với các phần phía trên, và điều này sẽ để lại ấn tượng không tốt trong lòng người đọc, làm cho hiệu quả tiếp nhận của họ đối với tác phẩm không cao. Ngược lại, nếu chúng ta đầu tư cho phần kết thúc một cách thoả đáng cả về thời gian và công sức, nó có thể sẽ trở thành nhân tố khắc sâu vào tâm khảm người đọc những vấn đề, sự việc, hiện tượng,.. đã được phản ánh trong phần triển khai, khiến cho họ có bị tác động mạnh mẽ hơn, có những định hướng về cảm xúc cũng như hành động rõ ràng, phù hợp với mong muốn của người viết hơn. Với vai trò quan trọng như vậy, phần kết thúc phóng sự cần được khảo cứu một cách toàn diện, theo nhiều vấn đề, từ nhiều góc độ. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, do hạn chế về nhiều mặt, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc phân loại những cách thức (thủ pháp) mà người ta thường dùng để kết thúc các bài phóng sự trên báo in. Kết thúc đưa ra nhận xét, đánh giá Đây là kiểu kết thúc mà ở đó, tác giả đưa ra lời bình giá về các vấn đề, sự việc, hiện tượng, v.v. đã được bàn tới trong phần triển khai. Sự bình giá này có thể là tích cực, mà cũng có thể là tiêu cực. Ví dụ: Cuối cùng ba ngày nghỉ lễ rồi cũng trôi qua. Tôi ra Biển Đá, ngồi nhớ lại những kỷ niệm yêu dấu ngọt ngào ngày nào. Từ đây nhìn ra con đường nườm nượp du khách đang đổ ra biển, tôi hiểu và tin một điều rằng cho dù có những khuyết điểm nhất định thì địa danh Hòn Rơm, Mũi Né vẫn là một điểm du lịch hấp dẫn du khách. Và đó cũng là lý do vì sao bây giờ người ta đã nhắc đến du lịch Phan Thiết nhiều hơn là nước mắm Phan Thiết. (Huỳnh Dũng Nhân, Không đi không biết Hòn Rơm, Lao động, 25/3/2002); Sài Gòn là một phố nhậu khổng lồ. Có người giàu lên vì kinh doanh nhậu, nhưng cũng không ít người nghèo đi vì nhậu. Và hàng trăm dịch vụ ăn theo như những “ca sỹ", "ban nhạc" vừa nêu trên đây bên quán nhậu cũng nở rộ. Nhưng tương lai của họ cũng mịt mù y như những kẻ đang ngồi nhậu triền miên kia, thật buồn! (Vũ trọng Thịnh, Ca sỹ vỉa hè, Tiền Phong, 16/ 4/2002). Sự đánh giá đôi lúc có thể không dành cho vấn đề chính đã được bàn tới trong tác phẩm, mà cho một vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến nó, xuất phát từ nó. Điều này làm cho ý tưởng của tác giả vượt ra ngoài nội dung của bài phóng sự và phạm vi tác động của tác phẩm trở nên rộng hơn. Ví dụ: Một vụ án lớn như thế này, đáng ra Nghệ An nên tận dụng các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, qua đó góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn mua bán ma tuý, nhưng tỉnh lại đề ra các quy định quá chặt chẽ, làm cho các nhà báo vất vả, ít có lượng thông tin để kịp thời phối hợp đấu tranh có hiệu quả. (Hải Hưng, Trùm ma tuý Nguyễn Đức Lượng, Quân đội nhân dân, 3/2/ 2002). Kết thúc nêu nguyện vọng, mong muốn Nội dung của những mong muốn ở đây rất đa dạng: một vấn đề nào đó đuợc giải quyết, một hoàn cảnh nào đó được cải thiện, một tình trạng nào đó được chấm dứt, một nét đẹp nào đó được giữ gìn, v.v. Ví dụ: Thiết nghĩ, bất kỳ ở đâu, nông thôn hay thành thị, gia đình nào cũng có một lối nhỏ đi về. Sẽ là hạnh phúc biết bao khi sự bình yên được bắt đầu từ đây cho mỗi nhà, mỗi người, cho triệu triệu người. Làng đẹp giàu là nước đẹp giàu. Chả thế mà từ xưa các cụ đã dạy ta nói "làng - nước" đó sao. Trong làng có chạnh, chạnh là gương mặt của làng, làng là gương mặt của nước. Ước mong sao đến đâu ta cũng đều bắt gặp những cái chạnh như ở Liêu Trì, bắt gặp những con người từ chạnh ra đi. (Phan Thế Phiệt, "Chạnh" của làng, Lao động, 4/4/2002 ); Giáo sư Đỗ Xuân Hợp, danh nhân Đỗ Xuân Hợp đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng bao nhiêu nguời còn khắc khoải nhớ về ông, đau đáu một nỗi buồn và ước nguyện: giá như con đường 70 năm đi qua Học viện Quân y - nơi ông đã gắn bó gần như cả cuộc đời được mang tên Đỗ Xuân Hợp. Và Hà Nội , nơi ông sinh ra, lớn lên trở thành danh nhân đất nước, Hà Nội còn có nhiều nhà không số, phố không tên, Hà Nội đã có phố Trần Đắc Di, phố Tôn Thất Tùng, phố Phạm Ngọc Thạch... Giá như lại có một phố, hoặc một con đường không tên ở Hà Nội được đặt tên ông: phố Đỗ Xuân Hợp hoặc đường Đỗ Xuân Hợp! (Sương Nguyệt Minh, Đỗ Xuân Hợp - Nhà giải phẫu học đầu tiên của Việt Nam, Quân đội nhân dân, 9/1/2002). Thực tế khảo sát cho thấy, trong tuyệt đại đa số các trường hợp, kết thúc thể hiện nguyện vọng của tác giả chính là lời yêu cầu, đề nghị (trực tiếp hay gián tiếp) đối với các cơ quan chức năng - những nơi có trách nhiệm hoặc có đủ khả năng để biến nguyện vọng đó thành hiện thực. Còn trong một số ít các trường hợp khác, kiểu kết thúc này là lời cầu chúc cho các đối tượng nào đó gặp được những điều kiện thuận lợi (về tự nhiên cũng như về xã hội) trong công việc và cuộc sống, hoặc vượt qua được những khó khăn, thử thách nhất định nhờ các nỗ lực của chính bản thân mình. Kết thúc đề xuất kiến nghị, giải pháp Nơi nhận những đề xuất ở đây không thể là gì khác ngoài các cơ quan chức năng có liên quan trực tiếp tới vấn đề được phản ánh trong tác phẩm. Giọng điệu của chúng có thể mềm dẻo hoặc cương quyết tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, do những đề xuất nói trên thực ra chỉ là những lời gợi ý cho nên giọng điệu mềm dẻo có vẻ chiếm ưu thế, vì nó không gây cho người đọc cảm giác là họ đang bị áp đặt ý tưởng của tác giả. Và trong việc tạo nên sự mềm mại, nhẹ nhàng cho giọng điệu như vậy, có đóng góp rất lớn của những từ ngữ biểu thị sự không xác định hoặc không chắc chắn như "có lẽ", "nên chăng", "thiết nghĩ"... Ví dụ: Để xây chung cư cao tầng chỉ cần vài năm và mấy chục tỉ đồng là xong, nhưng để có một ngôi làng cổ với nhiều giá trị văn hoá như làng cổ Hoà Mục thì phải trải qua hàng trăm năm mới có được. Nên chăng Thành phố Hà Nội có sự điều chỉnh quy hoạch để giữ lại ngôi làng cổ đang lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hoá này... (Nguyễn Thiêm, Lời cầu khẩn từ ngôi làng cổ ngàn năm tuổi, An ninh thế giới, 3/ 4/ 2003); Đã đến lúc chính quyền các cấp của thành phố cần có biện pháp cụ thể để quy hoạch và quản lý một "làng nghề" tự phát sinh cho có trật tự, thống nhất, tránh tình trạng buông lỏng, thả nổi vô tổ chức như hiện nay, nên sắp xếp và có quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của người làm nghề, đồng thời có thể bố trí địa điểm phù hợp tại địa bàn các phường, dễ dàng, thuận lợi trong việc phục vụ người dân lao động. Có như vậy mới có thể cấp đăng ký kinh doanh cho họ yên tâm hành nghề ổn định. Nhà nước sẽ thu được khoản thuế thu nhập không nhỏ từ "làng nghề" độc đáo này. (Thái Minh Châu, Cắt tóc vỉa hè - một vốn mười lời, Trong cuốn: Phóng sự Thái Minh Châu, NXB. Lao động, 1999); Giải pháp đưa họ khỏi "nghề" này trước hết là các cấp chính quyền tạo điều kiện để họ lên bờ hoặc hồi hương tìm công ăn việc làm mới. Giải pháp tháo gỡ bế tắc bao giờ cũng khó khăn nhưng không phải không làm được! (Chí Tùng- Anh Xuân, Kiếm cơm bằng máu, Lao động, 8/ 4/ 2002). 4. Kết thúc kêu gọi Những lời kêu gọi thường mang những cảm xúc chân thành, bị dồn nén của tác giả. Chúng đánh thức lòng trắc ẩn, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, thôi thúc, giục giã người đọc hướng tới những hành động cần thiết nhằm thay đổi một thực tế nào đó theo chiều hướng tốt đẹp hoặc giải quyết một vấn đề nào đó một cách vẹn toàn. Trong hành trình làm người, việc kiếm sống bao giờ cũng đầy cực nhọc. Nó không chỉ được tính bằng mồ hôi, nước mắt và đôi khi bằng cả tính mạng của mình. Nhất là với trẻ em, những sinh linh bé bỏng, ngây thơ, non nớt... cái con đường mưu sinh luôn đầm đẫm nỗi đau. Trên đây chỉ là một số nghề trong số hàng trăm nghề lương thiện nhưng đầy nước mắt của các em thơ. Đây không chỉ là nỗi đau của các em mà chính là sự hổ thẹn của người lớn. Xin hãy ngăn bớt dòng mồ hôi và những giọt nước mắt trên gò má các em. (Bùi Hoàng Tám, Trẻ thơ kiếm sống và hành trình nước mắt, Nhà báo và Công luận, 5/11/ 2001); Nếu trước đây khi voi rừng giết người, Chính phủ đã chỉ đạo không được có thêm bất cứ một người dân nào bị giết chết nữa, thì bây giờ thiết nghĩ cũng cần kêu gọi: Không được để thêm một chú voi nào bị chết trong đợt di dời này nữa. (Lê Thanh Phong - Hồ Tuỳ Hoà, Đã chết con voi thứ hai, Lao động, 15/11/ 2001). 5. Kết thúc miêu tả, kể chuyện Tác giả đóng vai người kể chuyện thuần tuý, không luận bàn, đánh giá, kêu gọi, v.v. chỉ miêu tả những chi tiết, những hình ảnh giàu sức gợi có liên quan tới chủ đề của tác phẩm để người đọc tự suy ngẫm và có những kết luận cần thiết. Ví dụ: Tôi nhẩn nha đi cả ngày dọc ngang khắp làng lụa. Mắt tôi sáng lên, lòng khấp khởi mừng khi gặp một bà cụ như mình vẫn tưởng tượng. Hiếm hoi và quý hoá quá. Cụ như bước ra từ huyền thoại làng xưa, như thể quanh bà đâu đó váng vất khói sương dĩ vãng. Tóc bà điểm bạc, chiếc sa quay và cuộn tơ óng ánh trắng. Chúng tôi đứng lặng, tần ngần. Tiếng máy dệt ầm ào gào thét bên tai. Cụ nhìn tôi. Tôi nhìn cụ. Không thể nói được một lời. Chỉ cười. Ai đó thét vào tai tôi rằng: "Bà ấy làm thuê ở đây đấy!", rằng: “Tham quan nơi này phải mất tiền cơ đấy!". Tôi rời làng lụa trong một chiều trái gió. (Đỗ Doãn Hoàng, Tơ vương làng lụa, trong tập phóng sự Trần gian còn một thứ nghề, NXB. Thanh niên, 2000); Chúng tôi quay về Gò Công Đông, vẫn bằng chiếc xe hơi gắn còi xe lửa. Những đứa bé thôn dã ngẩn tò te nhìn. Mấy chú chó liều mình đuổi theo xe và sủa quyết liệt. Hàng đoàn người đạp xe chở nhau vẫn lũ lượt hướng về phía biển nghêu, vừa đi vừa nhẩm tính số tiền sẽ kiếm được đêm nay và dự tính những món phải chi tiêu sắp tới. (Huỳnh Dũng Nhân, May mà có nghêu, trong: Ăn tết trong rừng chó sói, NXB. Lao động, 1994). Kiểu kết thúc miêu tả, kể chuyện làm cho mạch tư duy của độc giả vẫn giữ được độ căng cần thiết, không bị chùng xuống ngay cả khi đã đọc xong tác phẩm. Và do vậy dư âm của nó có sức lan toả rất lớn. 6. Kết thúc cung cấp thông tin bổ sung Thoạt nghe, cứ tưởng đây chỉ là chuyện ngoài lề, có tính chất để tham khảo, nhưng thực ra nó lại có sức nặng đặc biệt. Thông tin này làm cho tất cả những điều đã nói ở phía trên trở nên thuyết phục hơn, thu hút được sự chú ý hơn, nghĩa là thể hiện được chủ đề bài báo ở một tầm cao và một chiều sâu mới. Ví dụ: Thị trấn Thanh Sơn có rất nhiều con nghiện và ít nhất 25 đối tượng nhiễm HIV đang chờ chết! (Đỗ Doãn Hoàng, Nỗi đau trẫm dưới sông Vàng, An ninh thế giới, 25/4/ 2002); Được biết, cho đến nay toàn tỉnh Lai Châu đã có 8500 người bị nghiện các chất ma tuý, khoảng 250 người bị nhiễm HIV / AIDS được phát hiện. Nhưng trên thực tế thì con số này còn gấp nhiều lần. (Hiếu Minh Văn, Chợ tình Điện Biên Phủ, Gia đình, số 2/2003); Khi kết thúc phóng sự này tôi chợt nhớ đến chiếc bánh gatô trong buổi sinh nhật của Mai. Trong số 28 ngọn nến, có những ngọn nến thẳng và có những ngọn nến cong, nhưng khi thắp lên chúng đều lung linh toả sáng. (Quang Thương, Thắp sáng những ngọn nến cong, Lao động, 15/3/2002 ). Những kết thúc kiểu này thường rất ngắn gọn nhưng đầy sức ám ảnh đối với người đọc. Kết thúc - trích dẫn Đây là cách tác giả mượn lời người khác để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đối tượng được trích dẫn có thể là nhân vật đã được đề cập trong tác phẩm, mà cũng có thể là một nhân vật khác có uy tín cao trong xã hội và câu nói của người đó có liên quan trực tiếp tới chủ đề của tác phẩm. Ví dụ: Trong lễ khai giảng năm học 2001 - 2002, tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhắc nhở: Cần chăm lo khuyến khích các tài năng trẻ ngay từ những ngày trong nhà trường, giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong đời sống, để mọi thanh niên có ý chí và năng khiếu ở mọi vùng của đất nước, thuộc mọi dân tộc đều có thể thành đạt trên con đường đạt tới học vấn bậc cao…". Mọi bình luận, xem ra không cần thiết. (Hoàng Quảng Uyên, Lên hang luyện văn, Lao động, 17/9/2001 ); Rời chợ khi trời chưa sáng rõ, nhớ lại hình ảnh người phụ nữ còng lưng kéo, đẩy chất ngất chục tạ cam quýt, tôi xót xa nghĩ đến câu đùa của chị Hoa, bán hàng nước ở đây: "Đấy 8. 3 của chị em chợ Long Biên chúng tôi là thế đấy!". (Phạm Lan, Nữ cửu vạn, Văn hoá chủ nhật, 9/3/ 2003); Chúng tôi đi giữa những vườn cam trồng mới vừa cho trái chiếng, tàn lá xanh um, hứa hẹn một ngày mai tươi tốt. Một nông dân đang móc đất bồi những liếp cam, nói: “Sự vươn dậy của các vườn cam hôm nay, công đầu thuộc về Chủ tịch Huyện Tam Bình Cao Thành Chí, một chủ tịch vì lợi ích của người dân, dám nghĩ, dám làm. Ông đã mạnh dạn chỉ đạo các ngành liên quan cho dân vay vốn để khôi phục lại các vườn cam. Nhờ ông mà cam Tam Bình có được thương hiệu, khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Đó không chỉ là niềm mong mỏi bấy lâu của người sống nhờ trái cam, mà còn là niềm vinh dự của của xứ sở có trái cam sành nổi tiếng". (Nguyễn Tường Lộc, Ai về xứ sở cam sành..., Sài Gòn giải phóng, 13/3/ 2003). Kết thúc - trích dẫn làm cho ý tưởng tác giả gửi gắm trong đó trở nên khách quan hơn, và ở mức độ nào đó, có tính thuyết phục cao hơn. Tuy nhiên, do ngôn từ ở đây không phải (hoặc không hoàn toàn) là của tác giả cho nên đôi khi chúng còn thiếu sự gọt giũa, chắt lọc cần thiết để đạt tới sự sinh động, hấp dẫn; thậm chí có lúc giọng điệu của nó còn không phù hợp lắm với giọng điệu chung của toàn tác phẩm. Đây là những điều các tác giả phóng sự nên lưu ý khi sử dụng kiểu kết thúc này. 8. Kết thúc - câu hỏi Đây thường là những câu hỏi tu từ, chúng có nhiệm vụ gợi cho người đọc suy nghĩ theo những định hướng nhất định của tác giả. Xét về mặt chức năng, các câu hỏi trong kiểu kết thúc này có thể chia thành mấy dạng chính dưới đây: a, Câu hỏi giữ vai trò là yêu cầu trực diện, lời nhắc nhở thẳng thắn đối với các cơ quan chức năng. Ví dụ: Trong canh bạc với giời ấy, tôi cứ thầm trách mấy ông chính quyền, mấy ông ngân hàng mãi. Nếu họ không đồng ý đặt tiền triệu, tiền tỷ vào tay những con người bạt mạng và mạo hiểm kia, thì làm gì có nỗi đau ngày hôm nay? Tất nhiên chả ai sung sướng gì trong những canh bạc này. Và hẳn "ông giời" cũng chẳng phải là người mong thắng cuộc đỏ đen kia. Nhưng chẳng lẽ sống chết mặc bay, chính quyền đoàn thể không để mắt tới ư? Có thể coi đây là một bài học đau lòng trong quản lý, hướng nghiệp giúp đỡ trong kiếm kế sinh nhai. (Đỗ Doãn Hoàng, Canh bạc với giời, trong tập phóng sự Trần gian còn một thứ nghề, NXB. Thanh niên, H., 2000); Bảo vệ rừng mà không dựa vào dân thì bao nhiêu kiểm lâm cho đủ? (Trần Minh, Miền Trung động rừng, Đại đoàn kết, 10/5/2002); Từ đám cháy của cánh rừng bước ra, mắt thâm quầng đỏ ngầu, mặt mũi nhem nhuốc bụi than, ông Trương Quốc Tuấn- chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết ông đã viết bản tự kiểm điểm trách nhiệm của mình về việc để xảy ra cháy rừng gửi về Chính phủ. Còn Cà Mau, dư luận cũng đang chờ đợi câu trả lời một cách nghiêm túc về trách nhiệm trước sự tổn thất của rừng U Minh Hạ. Bao giờ? (Ngô Chí Tùng, Cháy rừng U Minh, Lao động, 18/4/2002). b, Câu hỏi thể hiện những nỗi niềm trăn trở, day dứt của tác giả trước một mảng hiện thực có sắc màu thiếu tươi sáng nào đó. Ví dụ: Có lẽ, tôi cũng sẽ như anh thanh niên nọ, im lặng đăm chiêu nhìn vào cánh rừng Bình Châu xơ xác với những thân cây đổ ngổn ngang và cháy xém. Xuyên mộc còn đâu những cánh rừng già cây lớn mấy người ôm mà 17 năm trước tôi từng chứng kiến? Để bây giờ là một chiến dịch bảo vệ môi trường lớn và quy mô đến mức con người phải tự nhìn lại mình. Rừng cấm quốc gia mà tiêu điều trơ trụi như thế kia là tại vì đâu? (Huỳnh Dũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmot_so_van_de_ve_su_dung_ngon_tu_tren_bao_chi_hoang_anh_2951.doc