Lời nói đầu 1
chương I 3
Lý luận chung về kiểm toán nội bộ 3
I. Khái quát chung về kiểm toán nội bộ. 3
1. Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ (KTNB): 3
2. Kiểm toán nội bộ là gì? 4
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động của KTNB: 4
1. Chức năng của kiểm toán nội bộ. 4
2. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. 5
3. Quyền hạn của kiểm toán nội bộ. 5
4. Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ. 6
III. Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. 7
chương II 10
Thực trạng công tác kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và một số ý kiến đề xuất hoàn thiện. 10
I. Thực trạng công tác KTNB ở các DNNN Việt Nam hiện nay: 10
1. Sự cần thiết phát triển KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay: 10
2. Thực trạng hoạt động KTNB ở nước ta trong thời gian qua: 11
3. Một số thiếu sót thường gặp trong công tác kiểm toán tại các DNNN: 13
II. Những khó khăn chính trong việc hình thành kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 16
1. Về mặt pháp lý: 16
2 Về mặt cán bộ và quy mô của các DNNN ở nước ta hiện nay: 19
3. Khó khăn về phương tiện vật chất, kĩ thuật: 21
III. Một số giải pháp đề xuất góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kiểm toán nội bộ trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay 21
1. Hoàn thiện về mặt chính sách: 21
1.1.Về chính sách vĩ mô: 22
1.2. Về quản lí vi mô: 22
2. Hỗ trợ về mặt đào tạo và các điều kiện khác để nâng cao và phát triển đội ngũ kiểm toán viên nội bộ. 23
3. Về chính sách vật chất và phương tiện kĩ thuật: 24
4. Về mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ. 24
kết luận 27
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố dư và các bước công việc.
Kiểm tra tính hiệu quả , sự tiết kiệm và hiệu suất của các hoạt động kể cả các qui định không có tính chất tài chính của DN.
Như vậy, lĩnh vực chủ yếu của KTNB là kiểm toán hoạt động của các bộ phận trong DN. Ngoài ra, KTNB cũng tiến hành các nội dung kiểm toán tuân thủ để xem xét việc chấp hành các chính sách, qui định của DN.
III. Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp.
Việc tổ chức KTNB trong DN là một yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Tuy nhiên, tuỳ theo qui mô của DN mà tổ chức bộ phận kiểm toán cho phù hợp.Trên cơ sở nhận thức vai trò của KTNB để xác định tổ chức KTNB nên như thế nào. Về vấn đề này, có 3 loại quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: Quan điểm này cho rằng bộ phận KTNB nên đặt trực thuộc phòng kế toán dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, bởi vì lâu nay phòng kế toán DN có chức năng kiểm tra kế toán, kế toán trưởng có một chức năng là kiểm soát viên của nhà nước. Mô hình như sau:
Giám đốc
Bộ phận kế toán
Các phòng (Ban) khác
Bộ phận kiểm toán
Quan điểm thứ hai: Bộ phận KTNB nên đật trực thuộc hội đòng quản trị mà trực tiếp là chịu sự chỉ đạo của ban kiểm soát. Có như vậy, bộ phận KTNB mới phát huy được tính độc lập, kết quả KTNB mới có tính khách quan, khăc phục tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Ta có mô hình:
Ban Kiểm soát
Bộ phận KTNB
Bộ phận kế toán
Các phòng ban khác
Bộ phận kế toán
Giám đốc
Hội đồng quản trị
Các phòng ban khác
Bộ phận kế toán
Hội đồng quản trị
Quan điểm thứ ba: Bộ phận KTNB nên đặt trực thuộc Gám đốc, Tổng giám đốc DN. Quan điểm này dựa trên cơ sở KTNB là một bộ phận quan trọng của DN, đặt tại DN, tiếp cận thường xuyên, liên tục với mọi hoạt động của DN, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và phát hiện kịp thời nhữn sai sót, sơ hở, những điểm yếu nhằm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để khắc phục, hoàn thiện. Để đạt được mục tiêu, vai trò của mình, KTNB cần phải được đặt trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất điều hành hoạt động của DN
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Các Phòng, ban khác
Bộ phận KTNB
Phòng Kế toán
Ngày nay, quan điểm thứ nhất không còn phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế. Loại quan điểm thứ hai tuy đảm bảo điều kiện về tính độc lập của KTNB nhưng không có tính thực tế vì Hội đồng quản trị và ban kiểm soát không trực tiếp điều hành và quản lí DN. Hơn nữa, Hội đồng quản trị ở tổng công ty nhà nước hiện nay còn nhiều thành viên kiêm chức. Còn cách tổ chức theo quan điểm thứ ba là phù hợp với thực tiễn của các DNNN trong giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên người đứng đầu bộ phận KTNB phải được quyền tự do báo cáo kết quả kiểm toán với Ban kiểm soát của Hội đồng quản trị (Đối với DN có hội đồng quản trị).
Như vậy qua việc phân tích những chức năng, đặc điểm của KTNB thì việc hình thành KTNB trong các DN trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển đa chiều, cạnh tranh gay gắt là một điều cần thiết để nâng cao tính hoạt động có hiệu quả của các DN, chỉ ra các vấn đề, các hướng để hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống kế toán trong DN, đồng thời tuỳ theo mỗi nhu cầu tự thân, mỗi điều kiện hoàn cảnh của các DN mà có cơ cấu KTNB ch phù hợp đảm bảo tính hiệu quả của bộ phận này trong quá trình kiểm toán và kiến nghị chiến lược cho các nhà quản trị trong quá trình lãnh đạo cả ở tầm vi mô và vĩ mô.
chương II
Thực trạng công tác kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và một số ý kiến đề xuất hoàn thiện.
I. Thực trạng công tác KTNB ở các DNNN Việt Nam hiện nay:
1. Sự cần thiết phát triển KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay:
Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm toán được tiến hành trong phạm vi DN, do người của DN thực hiện để phục vụ cho các yêu cầu quản lí sản xuất kinh doanh và quản lí tài chính của bản thân DN. Với mục tiêu như vậy, đặc biệt là trong cơ chế quản lí tài chính hiện nay-DNNN được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính đến mức cao nhất- thì KTNB càng là một đòi hỏi cấp bách đối với tất cả các DNNN.
Theo Nghị định số 59/NĐ-CP ra ngày 3/10/1996 của Chính phủ từ năm 1997 cơ quan quản lí tài chính các cấp sẽ không tiến hành kiểm tra phê duyệt quyết toán sản xuất kinh doanh hàng năm của các DNNN. Các DNNN phải công khai báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về các số liệu, chỉ tiêu đã công bố. Đây là một quy định nhằm nâng cao tính tự đọng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các DNNN nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn, lúng túng cho họ. Từ trước năm 1997, sau khi quyết toán năm được duyệt, lãnh đạo DN hoàn toàn yên tâm về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, về các mặt hoạt động và các giải pháp tài chính trong năm vì đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xác nhận. Mọi sai sót, vi phạm của DN cũng đã được giải quyết hoặc xoá bỏ thông qua việc duyệt quyết toán. Chính vì vậy, trong điều kiện không còn kiểm tra phê duyệt quyết toán hàng năm, KTNB với chức năng kiểm tra, xác nhận tính trung thực và hợp lí, hợp pháp của các thông tin trong báo cáo tài chính sẽ giúp cho lãnh đạo DN bớt lúng túng, yên tâm hơn khi ký các báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính theo cơ chế mới về quản lí tài chính DNNN.
ở Việt Nam hiện nay mô hình Hội đồng quản trị ở các Tổng công ty được thành lập theo nghị định 90/CP và 91/CP có khác so với các nước. Trong mỗi Tổng công ty nhà nước còn có Ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị. Ngoài các thành viên chuyên trách, Hội đồng quản trị còn có một số thành viên kiêm nhiệm. Trong Ban kiểm soát, ngoài Trưởng ban kiểm soát, phần lớn các uỷ viên và các thành viên kiêm nghiệm, có thành viên không tuộc tổng công ty. Với bộ máy như vậy, ban kiểm soát khó lòng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm theo quy định của nhà nước mới được ban hành theo điều lệ mẫu của Tổng công ty nhà nước. Vì vậy ở các DNNN trước hết là các Tổng công ty cần thiết phải tổ chức bộ phận KTNB giúp chủ DN điều hành và quản lí mọi mặt hoạt động, đó là một nhu cầu cần thiết và nên làm vì sự phát triển của DN.
2. Thực trạng hoạt động KTNB ở nước ta trong thời gian qua:
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng và cần thiết nhưng những hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này còn quá ít so với kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập. Trên thực tế , hầu như có rất ít các công trình hay đề tài nghiên cứu khoa học một cách hệ thống và sâu sắc về KTNB .Trong điều kiện đó, vướng mắc về nhận thức là lẽ đương nhiên; việc triênr khai thực hiện hoạt động KTNB ở các DN lại càng lúng túng.
Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam đã xuất hiện những nhu cầu và điều kiện cần thiết cho việc thiết lập hệ thống KTNB trong các đơn vị. Tuy nhiên vì là giai đoạn đầu nên việc hình thành mới được rất ít và chậm chạp, chủ yếu tập trung ở các tổng công ty lớn, các DN có qui mô lớn. Hơn thế nữa, KTNB bước đầu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức và hoạt động, bộ phận KTNB còn quá mỏng manh so với cả một khối lượng công việc khổng lồ.Xin lấy mô hình KTNB trong một tổng công ty (TCT) tiêu biểu: tổng công ty xây dựng Sông Đà.
Tổng công ty xây dựng Sông Đà là một DN có qui mô tầm trung bình trong số những tổng công ty 90 của Nhà nước, hình thành và hoạt động hơn 30 năm quavới nhiều công trình xây dựng lớn. Xác định đúng đắn sự cần thiết của KTNB đối với sự phát triển của tổng công ty, ngày1/1/1998 phòng KTNB tổng công ty chính thức ra đời. Giai đoạn đầu, phòng KTNB gồm 5 cán bộ có trình độ chuyên môn sau đại học chuyên nghành tài chính kế toán và trình độ đại học, có nhiều năm thực tế công tác trong lĩnh vực kiểm tra kiểm soát nội bộ học trong lĩnh vực tài chính của TCT. Vừa xây dựng vừa hoạt động trong năm1998 KTNB của TCT đã hoàn thành một khối lưọng công việc đáng kể. Tại các DN thành viên của TCT trong giai đoạn này tuy còn đang hoàn thiện về công tác tổ chức nhưng 100% đơn vị đã bổ nhiệm được kiểm toán viên hoặc thành lập tổ KTNB. Song chỉ có một số đơn vị sớm tuyển chọn, bổ nhiệm được kiểm toán viên đủ năng lực và ổn định tổ chức thì phát huy được tác dụng bước đầu, đóng góp vào công tác chấn chỉnh quản lí tại DN,còn lại phần lớn KTNB tại các DN thành viên trong hệ thống KTNB của TCT vẫn chưa thực sự đi vào hoạt động. Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của KTNB, trong vài năm vừa qua, TCT đã ban hành qui chế KTNB nhằm hoàn thiện cho công tác này.
Có thể thấy rằng hiện nay hệ thống KTNB ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển mà vẫn ở giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Lực lượng kiểm toán viên còn quá ít, hệ thống chính sách, qui chế về KTNB chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán của DN, hiệu quả hoạt động chưa cao. Mặc dù vậy, hiện nay Nhà nước ta đang khuyến khích các DNNN hình thành bộ phận KTNB trong DN. Theo điều 36, chưong 5- nghị định số 59/NĐ-CP ngày 3/10/1996 qui định : “ DN tự tổ chức KTNB báo caó tài chính của mình hoặc thuê kiểm toán độc lập nếu thấy cần thiết” chính là nhằm tạo cho DNNN cơ hội lựa chọn việc có nên tổ chức bộ phận KTNB trong DN hay không. Mặt khác giữa thực trạng phát triển KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu đòi hỏi của nhà nước về khía cạnh pháp lý còn có một số mâu thuẫn. Theo điểm 3, mục I- thông tư 73 TC/TCDN ngày 12/11/1996 của Bộ tài chính: “ Báo cáo tài chính được lập được coi là hợp pháp, hợp lệ khi có đủ chữ kí của người lập, người kiểm toán, kế toán trưởng, giám đóc và đóng dấu DN”, trong điều kiện hiện nay khi lực lượng cán bộ kiểm toán và hệ thống KTNB chưa thực sự hoàn thiện và phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán của tất cả các DNNN thì việc qui định như vậy là chưa thoả đáng.
Như vậy xét về thực trạng phát triển KTNB trong các DNNN ở Việt Nam thì chúng ta thấy rõ rằng KTNB vẫn đang ở trong giai đoạn hình thành và phát triển, việc thí điểm mới chỉ dừng lại ở các TCT, các DN có qui mô lớn .Việc hình thành mô hình KTNB nói chung còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống KTNB trong các DNNN ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi cần thiết và tất yếu vì sự tồn tại và hưng thịnh của chính các DNNN trong cơ chế thị trường canh tranh khốc liệt.
3. Một số thiếu sót thường gặp trong công tác kiểm toán tại các DNNN:
Hàng năm bộ phận kiểm toán phảI tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính tai các DNNN để xác định đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh, xác định nghiã vụ cuả DN đối với nhà nước.Qua thực trạng của công tác kiểm toán nói chung, công tác kiểm toán nội bộ nói riêng tại các DNNN, ta thấy nổi lên một số vấn đề sau:
Về hạch toán tài sản cố định (TSCĐ):
Khái niệm về nâng cấp TSCĐ và sửa chữa TSCĐ không được nắm vững tại một số DN nên việc hạch toán không chuẩn xác. Chi phí nâng cấp TSCĐ là những chi phí nhằm kéo dàI thời gian sử dụng, nâng cao năng suất tính năng, tác dụng của TSCĐ. Theo cơ chế tài chính hiện hành sẽ được hạch toán tăng giá trị nguyên giá TSCĐ nhưng có DN lại hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và ghi theo bút toán:
Nợ TK 627, 642, 642
Có TK 111, 112
Hạch toán như vậy làm tăng giá thành giả tạo, làm giảm lợi tức DN.Bút toán trên phải sửa lại ghi tăng giá trị TSCĐ:
Nợ TK 211
Có TK 111,112
Về hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ đối với ngành đặc thù như nông lâm nghiệp nếu chi phí phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm mà DN muốn biết trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh cần lập kế hoạch tính trước để trình cơ quan tài chính xem xét. Nhưng có một số DN không tuân theo qui địnhtrên nên việc quản lí chi phí sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
Hạch toán nguyên vật liêu:
Có những DN hạch toán tăng giá đầu vào khi mua nguyên vật liêu dùng biên nhận thay cho hoá đơn do Bộ tàI chính phát hành đã làm khó khăn cho việc kiểm soát chi phí.
Việc hạch toán chi phí nguyên vật vào giá thành sản phẩm không tuân theo định mức chhi phí thực tế mà vận dụng cách khoán chi phí không đủ căn cứ tin cậy đã làm giá thành sản phẩm phản ánh không chính xác.
Hạch toán một số chi phí vào giá thành không đúng
Đó là các chi phí như quà biếu, ủng hộ đoàn thể, các cá nhân. Một số khoản không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng DN vãn thực hiện như: DN sản xuất kinh doanh thưa lỗ nhưng vẫn trao đủ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp cho các chức danh giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng đôn vị trái với qui định hiện hành của Nhà nước.
Các trường hợp hạch toán vừa thừa vừa thiếu:
Hạch toán không đầy đủ doanh thu (thiếu) một số trường hợp tiêu thụ nội bộ quà biếu bằng sản phẩm hàng hoá DN không đưa vào doanh thu như: ngành điện sử dụng điện nội bộ, ngành bưu điện dùng điện thoại đàm thoại nội bộ.
Hạch toán tăng chi phí không hợp lí: Đó là việc chi phí tiền lương không dựa vào đơn giá sản phẩm, nghiệm thu ước khối lượng đã đưa vào hạch toán, lại có trường hợp hạch toán những khoản vượt định mức tiêu hao về lao động, vật tư để giảm lãi.
Chứng từ kế toán chưa đảm bảo qui định
Một số DN lập chứng từ khong đảm bảo tính hợp lí, hợp lệ, không đủ những yếu tố qui định của Bộ tài chính. Nhiều DN còn dùng hoá đơn cũ để mua bán vật tư, việc ghi chép trên hoá đơn không đúng qui định phản ánh mỗi bên hoá đơn một số liệu khác nhau.
Chứng từ kế toán không chuẩn mực dẫn đến những sai sót khác làm mấy đi tính trung thực của kế toán.
Chấp hành sổ sách kế toán còn những sai phạm
Có những DN dùng nhiều hình thức kế toán tại DN (vừa nhật kí chứng từ, vừa chứng từ ghi sổ, vừa nhật kí chung). Việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán như trên làm cho việc ghi chép trùng lặp, mất nhiều thời gian, khó khăn cho việc kiểm tra.
Phương pháp vận dụng hệ thống tài khoản kế toán còn sai sót
Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu vào giá thành không được một số DN ghi vào TK 621 chi phí nguyên vật liệu mà ghi thẳng vào chi phí:
Nợ TK 154
Có TK 152,153
Một số DN đã hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lí ( TK 641, 642 ) vào giá thành không đúng với qui định hạch toán mới đã ghi:
Nợ TK 154
Có TK 641,642
Theo chế độ kế toán mới chi phí gián tiếp hạch toán vào tài khoản 911 xác định kết quả phải ghi như sau:
Nợ TK 911
Có TK 641,642
Về hạch toán công nợ
Đã có DN dùng tài khoản công nợ để hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, tạo nguồn mua sắm TSCĐ và các tảI sản cho DN và đã hạch toán
Nợ TK154
Có TK 332 “phải trả người bán” (thực ra là không có)
Có TK 136 “phải trả khác” (thực ra không có)
Sau đó DN hạch toán chi phí mua sắm TSCĐ đã ghi:
Nợ TK 211
Có TK111,112
Đối với DN hạch toán ghi có tàI khoản công nợ (nhưng không có đối tượng trả) phải được chuyển thành lãI hoạt động kinh doanh hạch toán vào thu nhập bất thường đểtừ đó kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK liên quan
Có TK 721
Sau đó
Nợ TK 911
Có TK 421
Trên đây là một số sai sót phổ biến do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại. Về nguyên nhân chủ quan dễ thấy là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số kế toán trưởng không vững nên đã hạch toán sai nộị dung, phương pháp mà không biết. Nguyên nhân khách quan đem lại là do kế toán truởng được Nhà nước bổ nhiêm nhưng đặt tại DN, hưởng lương, sinh hoạt và các quyền lợi khác gắn với DN nên không tránh khỏi tình trạng “ Ăn cây nào rào cây nấy” có khi phải nghe theo ý kiến chỉ đạo của giám đốc nên mất đi chức năng kiểm soát viên tài chính tại DN. Đây là một vấn đề cần được xem xét nghiêm túc để có những điều chỉnh hợp lí.
II. Những khó khăn chính trong việc hình thành kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
1. Về mặt pháp lý:
Tại Việt Nam, khái niệm KTNB mới chính thức xuất hiện kể từ khi Chính phủ ban hành nghị định số 59/CP (03/10/1996) về “Quy chế quản lí tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các DNNN”.Theo đó các báo cáo tài chính của các DNNN buộc phải được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập hoặc kiểm toán viên nội bộ. Trên cơ sở nghị định 59/ CP này, Bộ tài chính đã ban hành quy định số 832 TC/ QĐ/ CĐKT (28/10/1997) và thông tư số 52/1998-TT-BTC (16/4/1998) nhằm đưa ra những quy chế về KTNB và tổ chức thực hiện công việc thiết lập bộ máy KTNB trong các DNNN.Với các quy định và thông tư này việc tổ chức bộ máy KTNB là một yêu cầu bắt buộc. Xét về khía cạnh pháp lí thì mọi DNNN phải lập bộ phận KTNB và nó có thể thay thế cho kiểm toán độc lập, tuy nhiên KTNB phụ thuộc rất lớn vào người lãnh đạo cao nhất trong DN nên tính độc lập của KTNB chưa cao và kém hiệu quả. Mặt khác bộ phận KTNB tuy độc lập vơí các bộ phận khác trong DN nhưng vẫn là một bộ phận trong DN nên không thể hoàn toàn độc lập với DN. Vì vậy báo cáo KTNB được DN rất tin tưởng nhưng ít có giá trị pháp lí. Chính điều này đã làm cho các DN không tích cực trong việc bộ phận KTNB trong DN mình vì phải bỏ ra chi phí thành lập mà hiệu quả lại chưa cao, chưa tạo được niềm tin cho những người sử dụng thông tin về bá cáo tài chính do KTNB thực hiện kiểm toán.
Đồng thời trong quá trình thực hiện NĐ 59/CP và QĐ số 832 TC/QĐ/CĐKT (28/10/1997) và thông tư số 52/1998/TT-BTC (16/4/1998) đã nảy sinh vướng mắc rằng có những DN với quy mô hoạt động nhỏ, lĩnh vực hoạt đông đặc thù và đội ngũ kế toán viên đủ mạnh mà không nhất thiết phải thiết lập bộ máy KTNB. Đối với các DN có qui mô nhỏ, lãnh đạo DN có thể kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động thì viêc thành lập một bộ phận KTNB này là quá thừa, hoàn toàn không cần thiết và hạn chế khi thành lập là không có cán bộ làm công tác này. Như đã nói, việc thành lập bộ phận KTNB là nhu cầu tự thân của DN, nhiều trường hợp lợi ích từ việc thiết lập bộ máy KTNB nhỏ hơn so với chi phí bỏ ra nên sự bắt buộc đối với toàn bộ các DNNN phải có bộ phân KTNB là điều không hợp lí. Chính vì thế, Bộ tài chính tiếp tục ra thông tư số 171/1998/TT-BTC (22/12/1998) nhằm thay thế thông tư số 52/1998/TT-BTC. Theo đó, việc tổ chức bộ máy KTNB là không bắt buộc đối với các DNNN mà phải tuỳ theo qui mô sản xuất kinh doanh ,địa bàn hoạt động, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán ...mà tổ chức cho phù hợp hoặc không cần tổ chức bộ máy KTNB. Các DNNN đã tổ chức bộ máy KTNB theo qui định tại thông tư số 52/1998/ TT-BTC thì tuỳ theo tình hình cụ thể của DN có thể tiếpp tục duy trì và hoạt động hoặc tổ chức lại theo qui định ở thông tư này.
Như vậy một hệ thống chính sách chưa hoàn thiện, triệt để lại hay thay đổi khiến cho các DNNN lúng túng trong việc thành lập bộ phận KTNB, các DN đang thực hiện theo chính sách này thì lại chuyển đổi theo chính sách khác gây lãng phí tiền của, công sức và thời gian. Đồng thời do tính chất chưa ổn định của hệ thống pháp lí làm cho các DNNN chần chừ trong việc thành lập bộ phận KTNB mà vẫn còn đợi tính hoàn thiện của hệ thống này, thấy rõ hơn tính thiệt hơn khi thành lập bộ phận KTNB so với việc thuê kiểm toán nhà nước hay kiểm toán độc lập. Đây cũng là những lí do làm cho tiến trình thành lập KTNB trong các DNN ở nước ta còn chậm và chưa hiệu quả.
Mặt khác, tại điều 6, mục2, quyết định 832 TC/QĐ/CĐkế toán đã nêu rõ: “Bộ phận KTNB được tổ chức độc lập với các quản lí và điều hành kinh doanh trong DN (cả phòng kế toán- tài chính), chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của (Tổng) giám đốc DN.” Đây là một qui định hoàn toàn đúng với nguyên tắc và thông lệ chung về tổ chức bộ máy KTNB. Tuy vậy đến thông tư 171/1998/TT-BTC ở điểm 3 lại có sự “nới lỏng” như sau: “tuỳ thuộc vào qui mô sản xuất kinh doanh ,địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện cụ thể của trình độ năng lực đội ngũ kế toán, DN có thể chọn lựa hình thức tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực. Việc tổ chức bộ máy KTNB không bắt buộc đối với các DN. Vậy đối với các DN tổ chức bộ mát KTNB thì tổng giám đốc DN lựa chọn và ra quyết định hình thức tổ chức bộ máy cho phù hợp”. Theo sự nới lỏng này, nhiều đơn vị đã sát nhập trở lại bộ phận KTNB vào bộ máy kế toán, từ đó làm mất đi nguyên tắc tối quan trọng của tổ chức bộ máy KTNB là “độc lập với các bộ phận còn lại và chỉ phụ thuộc vào người lãnh đạo cao nhất của đơn vị”. Chính điều này đã làm mất đi tính hiệu quả trong công việc của KTNB do phụ thuộc vaò bộ phận kế toán, tao ra cáI nhìn thiếu tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của KTNB ở các DN chưa thành lập bộ phận KTNB, làm cho các DN này chưa thực sự muốn hình thành bộ phận KTNB trong DN mình.
Đó là những nguyên nhân chủ yếu của hệ thống chính sách pháp lí ảnh hưởng đến sự hình thành bộ phận KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay.
2 Về mặt cán bộ và quy mô của các DNNN ở nước ta hiện nay:
Trước hết, xét về mặt tiêu chuẩn kiểm toán viên nội bộ (KTVNB): Do KTVNB là người kiểm toán các hoạt động của DN cả về tài chính và kiểm toán hoạt động cho nên đòi hỏi về mạt đạo đức, KTVNB phải là người thẳng thắn, trung thực, công minh, nhiệt tình với công việc, có tác phong làm việc thận trọng, có uy tín trong DN, được lãnh đạo và quần chúng tin tưởng. Về trình độ chuyên môn, KTVNB phải là những chuyên gia có trình độ nghề ngiệp vững vàng. Trước hết, đó là những người có trình độ kế toán thành thạo, có thể là những cán bộ đã tốt nghiệp đại học kế toán hoặc đại học ngành kế toán, ngân hàng, tài chính nhưng đã làm nghiệp vụ kế toán ít nhất 5 năm hoăc đã qua chức vụ kế toán trưởng đơn vị. Nói chung về mặt nghiệp vụ, KTVNB ít nhất phải tương đương kế toán trưởng một đơn vị. Tuy nhiên trên thực tế , cán bộ về kiểm toán ở nước ta chưa có nhiều nên nhu cầu về KTV là rất lớn vàvẫn đang khan hiếm. Việc lập bộ phận KTNB lại phải hội đủ các tiêu chuẩn ở trên . Do vậy hiên nay một số DNNN có qui mô nhỏ rất khó khăn khi thành lập KTNB vì không có nhân sự theo tiêu chuẩn, nhất là chọn trưởng phòng( trưởng ban) KTNB. Điều này dẫn đến hiện tượng điều động, luân chuyển cán bộ không hợp lý. Rất nhiều kế toán viên vừa là người của bộ phận KTNB, vừa kiêm nhiệm cả công tác kế toán. Đây là vấn đề trái với nguyên tắc “bất kiêm nhiệm” trong qui chế KTNB. Hơn thế nữa, khi thành lập bộ phận KTNB thường làm phát sinh tăng biên chế, chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của DN. Vì thế, việc hình thành KTNB ở các DN nhỏ là rất khó và không mấy hiệu quả.
Trong điểm 4, thông tư 171/1998/TT-BTC lại bổ sung thêm tiêu chuẩn của kiểm toán viên: “ trường hợp KTVNB chưa có bằng đại học chuyên ngành kế toán, tài chính hoặc quản trị kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ từ trung cấp chuyên ngành kinh tế tài chính hoặc quải trị kinh doanh, đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán ít nhất 5 năm, đã làm việc tại DN 3 năm trở lên nhưng không thấp hơn trình độ nghiệp vụ chuyên môn của kế toán trưởng DN đó.” Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, qui định tiêu chuẩn KTVNB như vậy là chưa thật hợp lý. Bộ máy đào tạo của các DN chưa phát triển nên hệ thống đào tạo ở các trường đại học phải mang tính chuyên sâu mới có thể đồng nhất trình độ nghiệp vụ của các cử nhân quản trị kinh doanh với cử nhân kế toán, kiểm toán. Quy định này đối với KTVNB có phần quá cao, có thể chỉ phù hợp đối với kiểm toán trưởng đơn vị. Hơn nữa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán và kiểm toán có phần gần gũi nhưng không hoàn toàn “đồng chất’ và thuộc các chức danh công tác khác nhau nên rất khó so sánh. Bộ máy KTNB do đơn vị tự quyết định(được nêu ở điểm 3 của thông tư này) và tiêu chuẩn KTVNB là “đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kế toán, kiểm tra nội bộ theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ tài chính và được cấp chứng chỉ” (điều 12 mục 4 quyết định 832/ TC/ QĐ/ CĐKT) nên qui định này thiếu sự nhất quán và cũng không hoàn toàn cần thiết.
Như vậy ngay trong bản thân các chế định pháp lý đã có những điểm không phù hợp như vậy nên việc thành lập KTNB gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề nhân sự.
Một nguyên nhân chính nữa dẫn đến sự khó khăn và chậm chạp trong việc hình thành KTNB ở các DNNN nước ta hiện nay là đại đa số các DNNN có qui mô nhỏ và trung bình. Như đã nói ở trên, việc thành lập bộ phận KTNB trong các DN có qui mô nhỏ là hết sức khó khăn, chỉ có các DN qui mô lớn, các TCT mới có nhiều điều kiện để thành lập bộ phận KTNB mà số này lại rất ít.
Với những khó khăn như vậy, hiện nay bộ phận KTNB trong các DNNN ở Việt Nam còn rất ít, tập trung chủ yếu vào các DN có qui mô lớn, các TCT. Quá trình hình thành nói chung còn gặp phải rất nhiều trở ngại.
3. Khó khăn về phương tiện vật chất, kĩ thuật:
Hiện nay do giới hạn về mặt phương tiện kĩ thuật ở nước ta, do chưa có điều kiện cơ sở, vật chất để áp dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật vào công việc nên với một khối lượng công việc kiểm toán rất lớn như vậy trong một DN đòi hỏi phải có KTVNB, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của mà hiệu quả kiểm toán lại không cao. Hoặc nếu các DNNN nào có đủ các điều kiện để áp dụng các phương tiện thiết bị khoa học kĩ thuật vào công việc thì lại bị giới hạn về trình độ sử dụng, không phát huy được tối đa các tính năng của công cụ hiện đại, gây lãng phí giá trị sử dụng của máy móc. Đây là hai mặt của một vấn đề cần phải giải quyết để phát huy tính hiệu quả, hữu ích của KTNB. Song không phải muốn giải quyết là làm được ngay một sớm một chiều mà cần phải có thời gian, vật chất và một chiến lược phát triển ở tầm vĩ mô.
Trên đây là một số khó khăn và nguyên nhân chính dẫn đến thực trạngchậm chạp, kém hiệu quả của quá trình hình thành KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay. Nhận thức đươc khó khăn là để tìm ra giải pháp khắc phục, đó mới chính là mục tiêu, gốc rễ của mọi vấn đề.
III. Một số giải pháp đề xuất góp p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1195.doc