Đề tài Một số vướng mắc pháp lí giữa lãi suất ngân hàng với các qui định về lãi suất trong các văn bản pháp luật

Phần một: Những vấn đề lí luận chung về lãi suất

I. Lãi suất-Cấu trúc -Chức năng và vai trò

1. Định nghĩa lãi suất

2. Cấu trúc của lãi suất

3. Chức năng của lãi suất

4. Vai trò của lãi suất

II. Nguyên tắc cơ bản hình thành lãi suất

1. Nguyên tắc

2. Hình thức lãi suất

3. Chính sách lãi suất

III. Sự phân biệt

1. Lãi suất và lợi tức

2. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa

IV. Phân loại lãi suất :

1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng

2.Căn cứ vào các loại hình tín dụng

 3.Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất

 4.Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất

V. Nhân tố tác động đến lãi suất

1. Sự thay đổi của tổng cầu

2. Chi tiêu của Chính phủ

3. Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư

4. Chính sách tiền tệ của Chính phủ

 

Phần hai: Thực trạng của việc thực hiện chính sách lãi suất tín dụng ở Việt Nam

I. Đánh giá khái quát quá trình đổi mới chính sách lãi suất

1. Giai doạn 1988-1992: thời kì lãi suất âm

2. Giai đoạn cuối 1992

3. Giai đoạn vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận

4. Giai đoạn từ 1/1/96

5. Nhìn lại diễn biến của lãi suất tín dụng trong năm 199 vừa qua

II. Tình hình điều hành lãi suất

1. Những sai lầm cũ

2. Đặc điểm thị trường tín dụng Việt Nam

3. Những mặt được cơ bản của chính sách lãi suất trần

4. Những mặt hạn chế của chính sách lãi suất trần

III. Thực trạng của việc giảm lãi suất trong chính sách kích cầu ở Việt Nam hiện nay

1. Nguyên nhân tại sao NHNN Việt Nam đã giảm lãi suất trần đến 4 lần mà mục đích kích cầu vẫn chưa thực hiện được

a. Tình hình kinh tế thế giới

b. Xu hướng giảm lãi suất trên thế giới

c. Các nguyên nhân trong nước

2. Mục đích của việc giảm lãi suất

 

Phần ba: Xu hướng- giải pháp để đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng

I. Một số vướng mắc pháp lí giữa lãi suất ngân hàng với các qui định về lãi suất trong các văn bản pháp luật

1. Các qui định về lãi suất trong Bộ luật dân sự

2. Các qui định liên quan đến lãi suất tiết kiệm trong Luật lao động

3. Kết luận và kiến nghị

II. Định hướng điều hành lãi suất theo ý tưởng của Luật Ngân hàng Nhà nước

1. Vừa áp dụng lãi suất trực tiếp vừa áp dụng lãi suất gián tiếp nhưng tạm thời nghiêng về áp dụng lãi suất trực tiếp

2. Tự do hoá dần lãi suất thông qua lãi suất tái cấp vốn

III. Thực hiện lãi suất cơ bản để tiến tới tự do hoá lãi suất

1. Điều kiện cần và đủ để chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản

2. Căn cứ xác định và các phương án điều hành lãi suất cơ bản

3. Các bước cải cách lãi suất

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vướng mắc pháp lí giữa lãi suất ngân hàng với các qui định về lãi suất trong các văn bản pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính. Từ thực trạng này , Quốc hội khoá IX, kì họp thứ 8 tháng 10/95 đã thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh htu hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời yêu cầu các NHTM phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Đồng thời khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động 0,35%/tháng. Đó là lí do để chuyển sang một giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất. Từ 1/1/96 là giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất Trên cơ sở Nghị quyết của quốc hội về bỏ thuế doanh thu hoạt động tín dụng , yêu cầu ngân hàng giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay và khống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ở mức 0.35%/tháng, nên NHNN đã quyết định điều hành chính sách lãi suất theo trần lãi suất nhằm khống chế lãi suất cho vay tối đa và các NHTM chỉ được hưởng chênh lệch 0,35%/tháng bao gồm cả phí, thuế, lợi nhuận thay cho việc qui định các mức lãi suất cụ thể và xoá bỏ lãi suất cho vay theo thoẻ thuận . Chính sách điều hành lãi suất vừa qui định trần lãi suất vừa khống chế chênh lệch nên có quan điểm cho rằng thực chất của nó là vừa qui định trần, vừa qui định sàn lãi suất. Trần lãi suất cho vay được qui định nhiều mức trần khác nhau, xuất phát từ đặc điểm có nhiều loại hình thức tổ chức tín dụng hoạt động trên các địa bàn khác nhau, cung cầu vốn khác nhau, qui mô khác nhau và do đó chi phí hoạt động khác nhau, nên qui định nhiều mức trần cho vay khác nhau. Lúc đầu có 4 loại : Trần lãi suất cho vay ngắn hạn ( áp dụng cho khu vực thành thị) Trần lãi suất cho vay trung , dài hạn Trần lãi suất áp dụng cho các tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn nông thôn Trần lãi suất cho vay của quĩ tín dụng nhân dân Giữa các trần lãi suất này lúc đầu có mức chênh lệch với nhau khá xa nhưng sau mỗi lần điều chỉnh khoảng cách này đã rút ngắn lại và chỉ còn chênh lệch ít. Một thực tế khách quan của cơ chế thị trường là nơi có chi phí cao , cho vay món nhỏ chi phí lớn, rủi ro cao, thiếu vốn là khu vực nông thôn có nhu cầu vốn lớn nhưng huy động tại chỗ được rất ít và chi phí hoạt động ngân hàng ở đây cao, nên NHNN qui định trần lãi suất cho vay nông thôn cao hơn thành thị nhằm thu hút vốn từ thành thị về nông thôn cho vay bằng công cụ lãi suất và bảo đảm cho các NHTM ở nông thôn bù đắp được chi phí. Nhưng nhiều quan diểm cho rằng lãi suất cho vay nông thôn phải thấp hơn hoặc bằng thành thị mới ưu đãi nông nghiệp, mới khuyến khích nông nghiệp phát triển. Cho nên, với quyết định số 39/1998/QĐ/NHNN1 của Thống đốc NHNN từ 21/1/98 đã xoá bỏ sự cách biệt về lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn, rút từ 4 mức trần cuống còn 3, khoảng cách giữa chúng cũng không xa nhau như trước và không qui định chênh lệch 0,35%/tháng. Qui định này có ưu việt là giảm sự chênh lệch lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ở thành thị với mức lãi suất cho hộ nông dân vay nhưng ở nông thôn lại thiếu vốn và không bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng nhất là ở khu vực nông thôn. Đối với lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN cũng khống chế trần lãi suất cho vay và khi có sự biến động tỷ giá, đã phối hợp chặt chẽ giữa công cụ lãi suất và tỷ giá như khống chế trần lãi suất tiền gửi các doanh nghiệp để tăng cường quản lí ngoại tệ và chống hiện tượng đôla hoá. 5.Nhìn lại diễn biến lãi suất tín dụng năm 1999 vừa qua: Năm 1999 ,NHNN tiếp tục thực hiện việc quản lý và điều hành chính sách lãi suất tín dụng theo cơ chế lãi suất trần và lãi suất tái cấp vốn đối với các TCTD ;trong khôn khổ trần lãi suất cho vay ,TCTD được phép qui định các mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn tín dụng từng giai đoạn ,nhằm mở rộng tín dụng ,góp phần quan trọng vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong năm vừa qua. Trần lãi suất trong năm 1999 được NHNN điều chỉnh liên tục ,phù hợp với chỉ số lạm phát ,quan hệ cung cầu vốn tín dụng tại từng thời điểm và góp phần thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ thông qua cơ chế nới lỏng lãi suất tín dụng.Có thể nói đây là năm NHNN điều chỉnh lãi suất tín dụng nhiều nhất từ trước đến nay ,lãi suất năm 1999 luôn co sxu hướng giảm sau các lần điều chỉnh ,cụ thể như sau : Ngày 17/1/1999 ,Thống đốc NHNN có chỉ thị 01/1999/Ct-NHNN1 điều chỉnh giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các NHTM quốc doanh đối với khách hàng ở khu vực thành thị từ 1.2-1.25% /tháng xuống 1.1-1.15%/tháng;các TCTD khác vẫn thực hiẹntheo mức trần 1.2%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và 1.25%/tháng đối với cho vay trun gvà dài hạn. Ngày29/05/1999 do nền kinh tế đang có dấu hiệu thiểu phát ,tăng trưởng kinh tế chậm lại ,sức mua giảm sút .,Thống đốc NHNN đã có Quyết định 184/199/QĐ-NHNN1 về việc điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam từ 1.2-1.25%/tháng xuống mức 1.15%/tháng áp dụng chung cho các TCTD cho vay trên địa bàn thành thị và nông thôn .Cùng với việc giảm trần lãi suất cho vay ,NHNN còn giảm lãi suất tái cấp vốn của NH từ 1%/tháng và lãi suất tái cấp vốn về cho vay chỉ định thu mua tạm trữ xuất khẩu 0.9%/tháng xuống thống nhất một mức là 0.85%/tháng.Như vậy ,từ tháng 6/1999 từ chỗ nhiều trần lãi suất ngắn ,trung ,dài hạn ,trần lãi suất cho vay khu vực thành thị và nông thôn khác nhau đã thống nhất một trân fáp dụng chung cho các TCTD ,không phân biệt quốc doanh hay cổ phần . Tháng 9/1999,Thống đốc NHNN có chỉ thị 05/1999/CT-NHNN1 điều chỉnh giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các NHTM qốc doanh đối với khách hàng ở khu vực thành thị từ 1.05%/tháng xuống 0.95%/tháng Đây là một bước tiến chính trong chính sách lãi suất ,tạo thế chủ động hơn cho các TCTD trong việc ấn định lãi suất tiền gửi và cho vay phù hợp với điêù kiện về chi phí ,cung cầu với trên từng vùng khác nhau và mức độ rủi ro của từng khoản vay ,tạo tiền đề cho việc áp dụng cơ chế điều hành chính sách lãi suất của NHNN theo lãi suất cơ bản Tình hình điều hành lãi suất Những sai lầm cũ Trong thời kì quan liêu trì trệ trước năm 1988, lãi suất của Việt Nam không theo qui luật lãi suất thực nên lãi suất âm do NHNN áp đặt là một trong những nguyên nhân gây ra và kéo dài lạm phất phi mã. Đến tháng 3.89, qui luật lãi suất thực mới được công nhận nhưng tư tưởng lãi suất ngân hàng phải áp sát lãi suất thị trường đã dẫn đến lãi suất tiết kiệm cực kì cao 12%/tháng mặc dù tỷ lệ lậm phát nửa cuối năm 1988 chỉ còn 7%/tháng , tháng 5/89 còn 0,87%. Lãi suất cực kì cao vẫn còn ảnh hưởng tâm lí đến ngày nay, người gửi tiền đòi hỏi lãi suất cao. Năm 1994, NHNN công bố chủ trương hạ lãi suất trong cuộc họp Giám đốc đầu năm. Nhưng chủ trương này không được thực hiện với lí do tỷ lệ lạm phát bị đẩy cao lên gấp đôi năm 1993. Trong 3 năm chậm hạ lãi suất, tiền gửi các ngân hàng chỉ sử dụng hết một nửa. Các doanh nghiệp đã è cổ ra gánh một lãi suất cao để trả cho những người nước ngoài đem ngoại tệ vào đổi lấy VND để gửi tiết kiệm với lãi suất cao gấp 4-5 lần lãi suất thế giới trong hàng loạt sổ tiết kiệm hàng tỷ đồng một sổ. Vì vậy, khi dồn dập hạ 3 lần lãi suất trong năm 1996, số dư nguồn vốn tiền gửi đã giảm đột ngột vào quí 4 năm đó, chuyển các NHTM từ vị thế thừa vốn sang thiếu vốn. Cộng với cái vô lí là bắt các NHTM phải gánh chịu số lỗ do thực hiện chính sách hạ lãi suất, và áp đặt chênh lệch lãi suất 0,35%, các NHTM và nhất là các ngân hàng cổ phần đã bị giảm lợi nhuận nặng nề. Tài chính vẫn duy trì mức thuế lợi tức 45% và cho rằng tỷ lệ đó vẫn phù hợp, cộng với việc tính thuế không cho ghi các khoản chi phí trích trước đã dồn các ngân hàng vào tình trạng hầu như không tích luỹ được vốn. Việc tăng vốn điều lệ vì vậy hầu như không thực hiệ được. Các NHTM đã yếu và để nợ quán hạn, nợ xấu tăng cao lại bị suy yếu thêm vì những chính sách dồn các NHTM vào chỗ khong duy trì được tỷ suất lợi nhuận bình quân. Năm 1997, lãi suất cho vay trần lại được hạ xuống còn 1% để kích thích kinh tế phát triển, nhưng các ngân hàng cổ phần không tán thành vì các nước láng giềng phải nâng lãi suất tiền gửi lên để chống làn sóng rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng để mua USD.Để phòng ngừa cơn bão tiền tệ có thể lướt qua, các ngân hàng trong nước cũng phải giữ lãi suất gần như cũ, đến mức lãi suất tiền gửi có kì hạn chỉ còn chênh với lãi suất cho vay từ 0,05% đến 0,1% ggây lỗ về tín dụng.. Cộng thêm vào đó, tin tức các vụ Epco, Minh Phụng làm cho một số người gửi tiền đổ xô vào rút tiền gửi ở các ngân hàng mà họ nghi là có cho 2 công ty này vay. Các ngân hàng này bị một phen hú vía phải vay cao , vay cấu bên ngoài để đối phó kịp thời và khi đã giải thích làm dịu cơn sốt rút tiền thì đã phaỉ tăng chi phí đến mức tỷ suất lợi nhuận giảm hẳn. NHNN đã không có loại tín dụng điều chỉnh như ở Mỹ để ứng phó cho vay tiếp quĩ kịp thời vào nhãng lúc khó khăn như vậy lại thờ ơ với tình trạng phải giảm mạnh lợi nhuận nên các NHTM đã phản ứng khá mạnh. Vì vậy, đầu năm 1998, NHNN đã phải nâng lãi suất trần lên 1,2%, làm cho chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay có được cải thiện hơn nhưng vẫn còn quá thấp không đủ đảm bảo tỷ suất lợi nhuận ngành Ngân hàng xấp xỉ lợi nhuận bình quân và không hấp dẫn người mua cổ phiếu ngân hàng. Một ngân hàng quốc doanh nâng ngầm lãi suất bằng cách trả lãi trước, lên đến 1,167% và 1,357% sát nút và vượt lãi suất trần cho vay trong một đợt huy động vốn đột xuất đầu năm 1998 càng làm cho cuộc chạy đua nâng lãi suất tiền gửi lên đến mức nguy hiểm. Đặc điểm của thị trường tín dụng Việt Nam Nước ta đổi mới xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu khi kinh tế thị trường mới thoát ra khỏi mức sản xuất của chế độ phong kiến. Vì vậy, thị trường tín dụng vẫn bao hàm cả thị trường cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn rộng lớn và ngay cả ở các chợ ở thành phố. Lãi suất cho vay ở các chợ thành phố là 3%-4%, lãi suất tiền gửi là 1,5-2%. ở nông thôn, lãi suất thị trường cũng là 3-4%. Vì vậy, nông dân rất mừng khi được vay với lãi suất “sé rào” tới 3-3,3% năm 1996 của các ngân hàng nông thôn. Tỷ lệ người gửi tiền ngân hàng ở nước ta , năm 1994, được một tài liệu nước ngoài ước tính chỉ có 6% dân số. Đặc biệt ở nông thôn miền Nam, người nông dân có thói quen mua vàng cất trữ. Miền Bắc đã có phongtrào gửi tiết kiệm khá cao ở nông thôn hồi kháng chiến chống Mỹ với các hợp tác xã tín dụng xã. Nhưng phong trào này đã tan vỡ vì lãi suất âm trong thời kì lạm phát phi mã và chưa hồi phục. Tình hình này tạo ra đặc điểm: thị trường tín dụng ở nước ta không đồng nhất và tự nhiên tồn tại những lãi suất khác biệt khá xa ở các vùng khác nhau, do cung cầu tín dụng khác nhau. Nó đã dẫn tới tình trạng có lúc lãi suất tiền gửi của một vài ngân hàng ở thành phố cao hơn cả lãi suất cho vay của các ngân hàng khác gây ra tình trạng phải đồng loạt nâng lãi suất để tránh bị hút mất tiền gửi. Nước ta mới có từng mảnh thị trường tài chính và tiền tệ như thị trường tín phiếu kho bạc hoạt động không thường xuyên và cung cấp không đủ lượng tín phiếu cho thị trường liên ngân hàng qua những đấu thầu quá ít ỏi. Thị trường liên ngân hàng đã có từ lâu nhưng hầu như không hoạt động vì các ngân hàng ít vay mượn lẫn nhau hoặc vay mượn trực tiếp qua bảo đảm bằng tín phiếu kho bạc . Đến khi lượng tín phiếu kho bạc cạn dần do không phát hành thêm thì hầu như thị trường liên ngân hàng không còn hoạt động. NHNN sử dụng vốn phát hành qua tín dụng bằng cách cung ứng nguồn vốn trực tiếp cho các ngân hàng quốc doanh để thực hiện những loại cho vay ưu đãi như cho vay mua gạo xuất khẩu. Đó là trở ngại rất lớn của việc hình thnàh lãi suất thị trường có sự chỉ đạo của lãi suất cơ bản. Thị trường chứng khoán sắp hình thành thí điểm ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ diễn ra trên các châu lục và những đòi hỏi phải cải cách thị trường tài chính thế giới khiến ta phải cảnh giác và thận trọng . Nhưng suy từ hoạt động của thị trường chứng khoán các nước, có thể hình dung ra hai hướng mua bán chứng khoán sẽ xảy ra khi khai trương 2 trung tâm giao dịch chứng khoán: Hướng thứ nhất là việc cạnh tranh mua những cổ phiếu có cổ tức cao hơn lãi suất tiết kiệm. Người mua nhiều, người bán ít ( vì muốn giữ lấy để hưởng cổ tức cao) sẽ đẩy giá cổ phiếu này lên cao hơn mức bình thường. Hướng thứ hai là bán tống tháo những cổ phiếu có cổ tức thấp hơn lãi suất tiết kiệm. Thị giá cổ phiếu hạ thấp quá có thể gây đổ vữ ngân hàng. Như vậy sẽ lập tức hình thành lãi suất tự phát của thị trường tiền tệ mà ảnh hưởng của nó tới lãi suất tín dụng sẽ không nhỏ. Những mặt được cơ bản của chính sách lãi suất trần Điều hành lãi suất theo trần là NHNN chỉ quản lí lãi suất cho vay tối đa, dần từng bước tự do hoá lãi suất theo định hướng của Nghị quyết Tw 4. Trong phạm vi trần lãi suất đã qui định, các TCTD được tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hoạt động, tình hình cung cầu vốn , chính sách khách hàng và cạnh tranh của từng TCTD và phù hợp với đặc điểm, chi phí hoạt động ngân hàng giữa các vùng khác nhau. Điều hành chính sách lãi suất theo trần khuyến khích các TCTD trong việc cạnh tranh lành mạnh và tăng cường vai trò tự chủ trong kinh doanh tiền tệ , chủ động trong việc điều hoà quan hệ cung cầu về vốn kinh doanh bằng công cụ lãi suất một cách linh hoạt, nhạy bén theo cơ chế thị trường. Việc qui định cho vay theo trần lãi suất tạo ra mặt bằng chung về lãi suất cho vay trong phạm vi cả nước, xoá bỏ tình trạng cho vay theo lãi suất thoả thuận vượt xa các mức lãi suất do NHNN qui định. Các TCTD không cho vay với lãi suất vượt trần, bảo vệ được lợi ích của người vay, tạo mặt bằng về phân phối lợi nhuận giữa các thành phần kinh tế với các TCTD và người gửi tiền. Đảm bảo được vai trò quản lí Nhà nước của NHNN về lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lãi suất của NHNN. Những hạn chế của chính sách trần lãi suất Việc qui định cho vay theo trần lãi suất của NHNN, thực chất là các TCTD được cho vay theo mức trần tối đa. Vì vậy một số TCTD đã có xu hướng luôn cho vây hết trần lãi suất để đạt mức lợi nhuận tối đa. Không phân biệt các mức lãi suất khác nhau giữa các vùng có điều kiện khó khăn thuận lợi và cung cầu về vốn khác nhau. Việc qui định chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn là 0,35%/tháng trong thời kì đầu đã tạo nên sự gò bó, cứng nhắc và triệt tiêu tính cạnh tranh, tính chủ động tự chủ trong kinh doanh của các TCTD. Thực trạng của việc giảm lãi suất trong chính sách kích cầu ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân tại sâo NHNN đã giảm lãi suất trần đến 4 lần mà mục tiêu kích cầu vẫn chưa thực hiện được? Tình hình kinh tế thế giới Theo báo cáo mới nhất của IMF ,trong năm 1998, nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại ở tốc độ hơn 2% so với mức 3,5% của năm 1997 và ở từng khu vực đều có những khó khăn trong tăng trưởng kinh tế. Châu á đang lún sâu hơn vào tình trạng suy thoái kinh tế khi nền kinh tế của cả Ma-lai-xia, Hàn quốc bị giảm sút trong 3 quí liên tiếp. Hai nước này đã gia nhập nhóm các nước và khu vực suy thoái kinh tế. Sự hỗn loạn về ngoại hối đã dẫn đến sự giảm sút đột ngột về xuất khẩu, các thị trường cổ phiếu và bất động sản suy sụp, thất nghiệp tràn lan, mức tiêu dùng giảm mạnh, những vụ phá sản và số công ty bị đóng cửa tăng lên. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu tại Viện nghiên cứu Nhật Bản: “ Cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu á đang ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, nề kinh tế Trung Quốc- động lực thúc đẩy đối với nền kinh tế châu á- đang sa sút vì xuất khẩu và nhu cầu trong nước giảm đáng kể do ảnh hưởng tiêu cực của nạn lụt và khủng hoảng từ các nước châu á khác”. Tình hình kinh tế yếu kém ở châu á đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản trong khi mức tăng trưởng âm của Nhật lại tác động trở lại châu á. Nếu Nhật không phục hồi nền kinh tế của mình, nước này và châu á có thể gây ra một cuộc suy thoái trên toàn thế giới. Đây là điều đặc biệt đáng lo ngại nếu nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy yếu trước khi Nhật bắt đầu phục hồi. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế châu á năm 1998 chỉ đạt khoảng 1,8%. Xu hướng giảm lãi suất trên thế giới Giảm lãi suất được xem là một phương thức truyền thêm sinh khí cho nền kinh tế thế giới đang suy yếu hiện nay qua kích thích nhu cầu tiêu dùng. IMF cảnh báo tăng trưởng kinh tế thế giới đang ngày càng giảm sút và đưa ra lời kêu gọi các quốc gia hàng đầu hãy sẵn sàng giảm lãi suất để chống lại nguy cơ suy thoái. Chính sách tiền tệ thắt chặt do IMF sắp đặt và sự phá giá cạnh tranh ở các nước thị trường mới nổi đã làm lãi suất thực ở đây lên quá cao, các ngân hàng không cho vay, các doanh nghiệp đang đi vào phá sản. Chính sách tiền tệ thắt chặt sai lầm của IMF đang làm cho tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn nhiều. Tại các nước phương Tây và Nhật, lậm phát tiêu dùng đã giảm mạnh nhưng các NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ngắn hạn, thậm chí còn tăng lãi suất này. Vì vậy, lãi suất thực trung bình ở Nhật, Anh, Pháp...đã tăng gấp 2 lần từ tháng đầu của năm 97, từ mức 1,2 lên 2,4%. Theo các nhà kinh tế cần có sự phối hợp giảm lãi suất trên toàn cầu mà người đứng đầu phải là Mỹ, điều này sẽ là hành động duy nhất quan trọng để ổn định sự suy thoái toàn cầu, và bây giờ chính là thời điểm hành động. Tại Mỹ: trong vòng 2 tháng qua, Mỹ đã 3 lần liên tiếp giảm lãi suất. Tại châu á: đồng tiền các nước châu á đang dần được phục hồi, là cơ sở để các nước này giảm lãi suất, khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Tại Thái Lan, theo Bộ trưởng tài chính, lãi suất cơ bản sẽ giảm ít nhất là 1,5% vào cuối năm nay. Lãi suất cơ bản hiện nay ở Thái Lan là 14,25% và thị trường đang kêu gọi giảm lãi suất. Ông cho biết cuối năm nay lãi suất có thể sẽ ở mức dưới 13%. Tại Trung Quốc , ngày7/12/98, NHTƯ quyết địng cắt giảm 0,5% lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Đây là lần thứ 3 NHTƯ Trung quốc cắt giảm lãi suất trong năm 99 nhằm hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả , ngăn chặn nguy cơ giảm phát. Nguyên nhân trong nước Nguyên nhân của các đợt điều chỉnh là tình trạng thiểu phát diễn ra trong nền kinh tế từ đầu năm nay: loại trừ hai tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng tháng sau tăng so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán; từ tháng 3 tới tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm xuống và so với thời điểm cuối tháng 12/98, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,8%. Mặt khác, do chỉ số giá tiêu dùng thấp dẫn đến tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng lên khá mạnh, trong khi đó đầu ra của cácNHTM lại gặp nhiều khó khăn, vốn ứ đọng trong hệ thống ngân hàng khá lớn do tình hình sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế bị định trệ. Thậm chí trong trường hợp các TCTD đã buộc phải giảm lãi suất huy động thì khối lượng tiền gửi tiết kiệm cũng tăng khá mạnh, bởi vì trong khi lạm phát 6 tháng đầu năm chỉ là 2,3%/năm thì trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn là 0,85%/tháng ( !0,2%/năm),như vậy người gửi tiết kiệm vẫn thu được lãi thực lên đến 7,9%/năm. Đâylà một tỷ lệ lợi nhuận hấp dẫn và an toàn trong điều kiện đầu tư vào sản xuất kinh doanh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận thấp và rủi ro kinh doanh lớn. Bên cạnh nguyên nhân lãi suất thực vẫn còn cao, còn các nguyên nhân khác như: đối với những người có lượng tiền tiết kiệm nhỏ, không có khả năng kinh doanh thì dù lãi suất có thấp thì vẫn là có lãi , vốn vẫn được bảo toàn. Những người có lượng tiền tiết kiệm lớn thì không có cơ hội đầu tư do đầu tư vào sản xuất kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro cao, trong khi ngược lại gửi tiền vào ngân hàng thì rủi ro thấp và lợi nhuận cao, chi dùng cũng không lớn vì đa số thoả mãn được nhu cầu trung bình tối thiểu hiện nay; cho dù lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh song các doanh nghiệp vẫn không dám vay vì tỷ suất lợi nhuận của họ vẫn thấp hơn so với tỷ lệ lãi suất cho vay của ngân hàng, do vậy, nếu tiếp tục vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh thì với việc lợi nhuận không đủ để trả lãi ngân hàng sẽ làm tình trạng nợ nần của doanh nghiệp càng nặng thêm ( thêm vào đó là sự giảm giá hàng tiêu dùng liên tục trong thời gian qua càng làm khả nâưng thua lỗ tăng lên) . Với một phép tính đơn giản chúng ta có thể dễ dàng tính ra được mức trần lãi suất cho vay hiện nay vào khoảng 10-11%/năm, liệu có bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay kinh doanh đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức lãi suất cho vay của ngân hàng để dám vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất kinh doanh; đối với khu vực nông thôn, cho dù nhu cầu tiêu dùng , nhất là hàng tiêu dùng đối với các loại hàng tư liệu sản xuất là rất lớn song cũng không thể vay được vì thủ tục quá ohức tạp, không có vật cầm cố để thế chấp và cũng gần như không có khả năng trả nợ do tỷ lệ lãi suất cho vay chưa hợp lí. Tóm lại, do sự nghèo nàn về chủng loại các sản phẩm đầu tư tài chính đã dẫn đến tình trạng tiền gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn tăng trong khi lãi suất huy động liên tục giảm xuống. Mục đích của việc giảm lãi suất Các quan chức ngân hàng cho răng đây là một quyết định quan trọng nhằm khắc phục tình trạng ắch tắc đầu ra tín dụng trong tình hình nền kinh tế đang có nhiều hướng đi xuống như hiện nay; góp phần kích thích phát triển nền kinh tế tạo sự chủ động hơn cho các tổ chức tín dụng trong việc ấn định lãi suất huy động tiền gửi và cho vay phù hợp với điều kiện về chi phí , cung cầu vốn trong từng vùng khác nhau và mức độ rủi ro của từng khoản vay. Phần ba: Xu hướng – giải pháp để đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng. Một số vướng mắc pháp lí giữa lãi suất ngân hàng với các qui định về lãi suất Trong cácvăn bản pháp luật. Các qui định liên quan đến lãi suất cho vay trong Bộ luật dân sự Mức trần lãi suất cho vay của các TCTD hiện nay được NHNN qui định tương đối rõ ràng, tương ứng với 2 loại thời hạn: cho vay ngắn hạn và trung- dài hạn. Nhưng khi lấy nó làm căn cứ để thực hiện các qui định về thời hạn và lãi suất cho vay theo các văn bản pháp luật khác lại phát sinh không ít vướng mắc. Khoản 1 điều 473 Bộ luật dân sự qui định lãi suất cho vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do NHNN qui định đối với loại cho vay tương ứng. Theo quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN1 ngày 17/1/98 của Thống đốc NHNN, qui định về lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thì hiện nay có 2 mức lãi suất cao nhất : cho vay ngắn hạn là 1,2%/tháng và cho vay trung-dài hạn là 1,25%/tháng . Nhưng theo điều 10 qui chế cho vay củaTCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/98 của Thống đốc NHNN, thì cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn đều có thể là 12 tháng. Không hiểu lí do gì mà thời hạn cho vay lại có sự thay đổi, dẫn đến 1 thời điểm trùng lặp khi phải áp dụng lãi suất theo điều 473 Bộ luật dân sự. Từ trước đến nay, trong các thể lệ và văn bản liên quan về tín dụng của NHNN đều qui định: cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn không quá 12 táng . Nhưng đối với 1 số ngành , khi vận dụng các văn bản của NHNN lại xác định và hướng dẫn khác về thời hạn cho vay. Tại điểm b, mục 1, phần I Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/97 của Toà án nhân dân tối cao, Viên Kiểm sát nhân dân tối cao Bộ tư pháp và Bộ tài chính, hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản. Theo quyết định số 26/QĐ-NH1, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 1,25%/tháng, tức lãi suất quá hạn tối đa là 1,875%/tháng chứ không phải là 2,025%/tháng theo như hướng dẫn của thông tư liên tịch. Các qui định liên quan đến lãi suất tiết kiệm trong Bộ luật lao động và Bộ luật dân sự Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, kể từ ngày 1/1/96, việc NHNN không còn qui định cụ thể về các mức lãi suất tiết kiệm là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều qui định pháp luật căn cứ vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm do NHNN qui định: Khoản 1 điều 59 Bộ luật lao động qui định “ người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm thì không được chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do NHNN công bố tại thời điểm trả lương”. Điều 6 Nghị định 197CP ngày 31/12/94 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Bộ luật lao động về tiền lương đã xác định, lãi suất nói trên là loại lãi suất tiền gửi tiết kiệm không ì hạn. Khoản 4 , điều 471, Bộ luật dân sự qui định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong trường hợp vay không có lãi như sau: “ Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn, bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm , trả theo lãi suất tiết kiệm có kì hạn của NHNN tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm chậm trả nếu có thoả thuận”. Khoản 2 điều 473, Bộ luật dân sự về lãi suất cũng qui định: “Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kì hạn do NHNN qui định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Nhưng liên quan đến lãi suất tiết kiệm nói riêng và lãi suất huy động vốn nói chung, NHNN chỉ qui định ; “Tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0672.doc
Tài liệu liên quan