Đề tài Một vài giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Electrolux trên thị trường Việt nam

 

 

Lời Mở Đầu 1

Phần I Lý luận cơ bản về cạnh tranh của các doanh nghiệp 3

trong cơ chế thị trường 3

I / Kinh tế thị trường và vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh của các doanh nghiệp. 3

1.Kinh tế thị trường và tính tất yếu của cạnh tranh. 3

1.1.Kinh tế thị trường. 3

1.2.Tính tất yếu của cạnh tranh. 4

2.Cạnh tranh và các dạng của cạnh tranh trên thị trường. 5

2.1.Cạnh tranh. 5

2.2.Các dạng của cạnh tranh trên thị trường. 6

2.2.1.Căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia thị trường. 6

2.2.2.Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường. 6

2.2.3.Xét theo phạm vi nền kinh tế. 7

II / Khả năng cạnh tranh và vai trò của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 8

1.Khái niệm về khả năng cạnh tranh. 8

2.Các công cụ sử dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh. 9

2.1.Sản phẩm. 9

2.2.Giá bán. 10

2.3.Xúc tiến bán hàng. 11

2.4.Phân phối. 12

2.5.Các dịch vụ kèm theo. 14

3.Vai trò của việc nâng cao khả năng cạnh tranh. 14

4.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 16

4.1.Chỉ tiêu định lượng. 16

4.2.Chỉ tiêu định tính. 17

III / Hoạt động nâng cao khả năng cạnh tranh. 17

1.Nghiên cứu thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. 17

2.Nghiên cứu tiềm năng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 18

3.Xác định mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp. 19

3.1.Các loại mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp. 19

3.2.Yêu cầu đối với các mục tiêu cạnh tranh. 20

4.Lập các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp. 20

4.1.Căn cứ vào tính chất tập trung của chiến lược. 20

4.1.1.Chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp. 20

4.1.2.Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. 21

4.1.3.Chiến lược trọng tâm hoá. 21

4.2.Các chiến lược cạnh tranh cho từng loại doanh nghiệp. 21

4.2.1.Các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. 21

4.2.2.Các doanh nghiệp thách thức. 22

4.2.3.Các doanh nghiệp theo sau. 23

4.2.4.Các doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường. 23

5.Tổ chức thực hiện các chiến lược cạnh tranh. 23

IV / Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 24

1.Các nhân tố vĩ mô. 24

1.1.Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế. 24

1.2.Môi trường chính trị. 24

1.3.Các yếu tố thuộc môi trường văn hoá. 25

1.4.Môi trường khoa học kỹ thuật. 25

2.Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp. 26

2.1.Yếu tố con người. 26

2.2.Khả năng tổ chức quản lý. 26

2.3.Nguồn lực về tài chính. 27

2.4.Nguồn lực vật chất kỹ thuật. 27

Phần ii 29

Thực trạng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của công ty Electrolux Việt nam 29

I / Giới thiệu về công ty. 29

1. Lịch sử hình thành. 29

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 31

II/ Phân tích thị trường cạnh tranh và tình hình kinh doanh của công ty. 36

1.Đặc điểm thị trường kinh doanh. 36

1.1.Thị trường kinh doanh. 36

1.1.1.Khách hàng. 37

1.1.2.Các đặc điểm về văn hoá, kinh tế, an ninh chính trị. 37

1.2.Mặt hàng kinh doanh. 38

1.3. Đối thủ cạnh tranh. 40

2.Phân tích tình hình kinh doanh của công ty. 41

2.1.Hoạt động kinh doanh. 41

2.1.1. Bán hàng. 41

2.1.2 Hiệu quả kinh doanh. 45

2.2.Đánh giá về tình hình kinh doanh của công ty. 45

III/ Thực trạng hoạt động cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của công ty Electrolux Việt nam. 46

1.Khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. 46

Bảng 1. Số lượng các model mới của công ty trong năm 2002 50

2.Khả năng cạnh tranh về giá. 50

Bảng 2. So sánh giá của các mặt hàng Electrolux với đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt nam. 51

3.Cạnh tranh bằng các hoạt động quảng cáo, khuyến mại. 53

3.1.Quảng cáo. 53

3.2.Các chương trình khuyến mại. 54

3.2.1.Chương trình dành cho khách hàng. 54

3.2.2.Chương trình dành cho các đại lý. 55

Bảng 3. Mức thưởng tháng dành cho các đại lý của Electrolux VN. 56

Bảng 4. Mức thưởng trực tiếp trên từng đơn hàng cho đại lý của Electrolux VN. 57

4.Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối. 58

5. Đánh giá về thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty. 59

5.1. Mặt mạnh. 59

5.2.Mặt hạn chế. 59

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Electrolux trên thị trường Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính cụ thể: khi xác định mục tiêu cần chỉ rõ nó liên quan đến những vấn đề gì? giới hạn thời gian thực hiện? kết quả cuối cùng cần đạt?... - Tính khả thi: phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và khả năng của các cá nhân, các bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu. - Tính nhất quán: các mục tiêu phải thống nhất với nhau, việc hoàn thành mục tiêu này không làm cản trở tới việc thực hiện các mục tiêu khác. 4.Lập các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp. 4.1.Căn cứ vào tính chất tập trung của chiến lược. 4.1.1.Chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp. Mục tiêu của chiến lược này là sản xuất những sản phẩm (dịch vụ) với chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Các giải pháp chủ yếu của chiến lược này là: - Doanh nghiệp có thể lựa chọn mức khác biệt hoá sản phẩm thấp nhưng không quá thấp hơn so với mức của doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt hoá. - Tập trung vào việc cung cấp sản phẩm (dịch vụ) phục vụ khách hàng trung bình trong thị trường đại trà đại chúng. - Chú trọng đến việc phát triển các năng lực đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, hoàn thiện công nghệ, máy móc thiết bị, thay thế nguyên vật liệu rẻ tiền mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. 4.1.2.Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. Mục tiêu của chiến lược này là đạt lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm (dịch vụ) có thể thoả mãn các loại cầu có tính chất độc đáo hoặc nhiều loại cầu của các nhóm khách hàng khác nhau của doanh nghiệp. Các giải pháp chủ yếu của chiến lược này là: - Chọn mức khác biệt hoá sản phẩm cao để đạt được lợi thế cạnh tranh. - Khác biệt hoá sản phẩm ở từng phân đoạn thị trường cụ thể. - Chú trọng phát triển các hoạt động chức năng như nghiên cứu và phát triển, bán hàng và marketing. 4.1.3.Chiến lược trọng tâm hoá. Mục tiêu của chiến lược này là tập trung đáp ứng cầu của một nhóm hữu hạn người tiêu dùng hoặc đoạn thị trường. Các giải pháp chủ yếu của chiến lược này là: - Tuỳ thuộc doanh nghiệp theo đuổi sự khác biệt hoá sản phẩm và hạ thấp chi phí đến mức nào mà sự khác biệt sản phẩm có thể cao hoặc thấp. - Tập trung phục vụ một hoặc vài đoạn thị trường chứ không phải là toàn bộ thị trường (như doanh nghiệp lựa chọn chiến lược dẫn đầu về chi phí) hay phục vụ một số lớn hơn các đoạn (như doanh nghiệp lựa chọn chiến lược khác biệt hoá). - Doanh nghiệp có thể phát triển bất kỳ một năng lực đặc biệt nào nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình. 4.2.Các chiến lược cạnh tranh cho từng loại doanh nghiệp. 4.2.1.Các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Trường hợp doanh nghiệp chọn mục tiêu tăng trưởng nhanh và chiến lược tập trung. Khi đó chiến lược cạnh tranh phải nhằm vào quy mô thị trường và tăng thị phần của doanh nghiệp bằng nhiều cách như thu hút khách hàng, khác biệt hoá và tìm công dụng mới của sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp chọn mục tiêu tăng trưởng ổn định và chiến lược tập trung. Khi đó có thể lựa chọn các chiến lược chủ yếu sau: - Chiến lược đổi mới: phát triển các loại sản phẩm mới, dịch vụ và cách thức phân phối mới để duy trì vị trí đứng đầu ngành. - Chiến lược củng cố: chủ động bảo toàn sức mạnh trên thị trường dựa vào việc chú trọng giữ mức giá hợp lý, đưa ra sản phẩm với quy mô, hình thức, mẫu mã mới. - Chiến lược đối đầu: đảm bảo khả năng phản ứng nhanh, linh hoạt và trực tiếp trước đối thủ thách thức thông qua “ chiến tranh “ giá cả, khuyến mãi hoặc giành giật đại lý. - Chiến lược quấy nhiễu: cố ý tác động tiêu cực tới người cung ứng hoặc người tiêu thụ để giảm uy tín và hình ảnh của đối thủ cạnh tranh. 4.2.2.Các doanh nghiệp thách thức. Đây có thể là các doanh nghiệp lớn nhưng không phải là số một trên thị trường. Các doanh nghiệp nên đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh ở cấp doanh nghiệp và chiến lược tập trung ở cấp bộ phận doanh nghiệp nhằm giành thêm thị phần. Có năm chiến lược marketing quan trọng nhất là: - Giữ giá ở mức thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Muốn vậy, doanh nghiệp phải theo đuổi các giải pháp giảm thấp chi phí sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. - Đổi mới sản phẩm hoặc kích thích cầu mới. - Cải thiện dịch vụ nhất là giao hàng nhanh hơn đến tận tay khách hàng. - Hoàn thiện mạng lưới phân phối, mạng lưới bán hàng. - Tăng cường và cải tiến công tác quảng cáo, khuyến mãi. 4.2.3.Các doanh nghiệp theo sau. Là các doanh nghiệp có vị thế trung bình trên thị trường, thường không thách thức với các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Đối với các doanh nghiệp này, chìa khoá thành công là chọn các khâu trong công tác marketing mang lại lợi nhuận mà không gây ra sự phản kháng cạnh tranh dữ dội. 4.2.4.Các doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường. Là các doanh nghiệp chưa xác định được vị trí an toàn, đang tìm cách khai thác các vị trí nhỏ mà các doanh nghiệp lớn bỏ qua hoặc không chú ý.Tập trung phát triển vào viêc chuyên môn hoá theo đặc điểm khách hàng, theo địa lý, mặt hàng, chất lượng hàng hoá... 5.Tổ chức thực hiện các chiến lược cạnh tranh. Tổ chức thực hiện chiến lược là một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo sự thành công của toàn bộ các quá trình trước đó. Xây dựng chiến lược cạnh tranh đúng đắn, phù hợp với môi trường kinh doanh là hết sức quan trọng, nhưng triển khai thực hiện nó như thế nào cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Quá trình tổ chức thực hiện chiến lược cần tiến hành các hoạt động chủ yếu sau: - Thiết lập các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh ngắn hạn hơn. - Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu tổ chức hiện tại (nếu cần) theo các mục tiêu chiến lược, xác định nhiệm vụ và cơ chế phối hợp của các bộ phận. - Phân phối các nguồn lực. - Hoạch định và thực thi các chính sách kinh doanh. - Quản trị sự thay đổi, thích nghi giữa sản xuất và điều hành. IV / Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.Các nhân tố vĩ mô. 1.1.Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế bao bồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Đó là các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân của người dân, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng... Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng, mà nhu cầu của người tiêu dùng lại là yếu tố chi phối việc doanh nghiệp sẽ sản xuất, kinh doanh hàng hoá gì ? dịch vụ gì? Vì vậy mà các yếu tố thuộc môi trường kinh tế cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một quốc gia có nền kinh tế càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người càng cao thì khả năng chi tiêu và các đòi hỏi về chất lượng hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng cũng càng cao. Khi đó doanh nghiệp nào cung cấp được các hàng hoá dịch vụ có chất lượng cao, thoả mãn tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. 1.2.Môi trường chính trị. Môi trường chính trị bao gồm hệ thống luật pháp và các chính sách của Nhà nước. Nó phản ánh sự tác động can thiệp của các chủ thể quản lý vĩ mô tới hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp và các chính sách của Nhà nước có tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là: Các qui định về chất lượng sản phẩm, qui định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, qui định về thuế, qui định về giá, các chính sách bảo hộ. Các qui định về cạnh tranh như: trong quảng cáo không được nói xấu sản phẩm hay nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh, biển quảng cáo không được đè lên biển hiệu của đối thủ...; Với những công ty 100% vốn nước ngoài như công ty Electrolux Việt nam thì các luật pháp chính sách của Nhà nước Việt nam như luật đầu tư nước ngoài, luật thuế xuất nhập khẩu, chính sách phát triển các thành phần kinh tế có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.3.Các yếu tố thuộc môi trường văn hoá. Đó là các yếu tố như tập quán, truyền thống, các chuẩn mực hành vi, thói quen tiêu dùng của người dân... Văn hoá là vấn đề khó nhận ra và hiểu thấu đáo, mặc dù nó tồn tại khắp nơi và thường xuyên tới hoạt động kinh doanh và cả khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hoạt động ở thị trường nước ngoài. Văn hoá ảnh hưởng tới sở thích, tới phong cách sống, tới quan niệm thẩm mỹ của người tiêu dùng. Một sản phẩm có thể được tiêu thụ rất tốt tại thị trường này nhưng khi bán ở thị trường khác thì có thể khả năng cạnh tranh lại rất kém do nó không phù hợp với đặc tính văn hoá của thị trường đó. Có thể lấy ví dụ: Một số hãng máy giặt của châu âu khi thâm nhập thị trường Nhật bản, các sản phẩm của họ do độ ồn khi giặt hơi cao nên lượng tiêu thụ rất ít. Nguyên nhân là do các ngôi nhà truyền thống của người Nhật sử dụng các vách ngăn bằng giấy nên không chịu độ ồn, nhưng đặc điểm này lại không được các nhà sản xuất châu âu chú ý. Ngay sau khi cải tiến làm giảm độ ồn đi thì mức tiêu thụ các sản phẩm của họ tốt hơn trước rất nhiều. 1.4.Môi trường khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra những công nghệ mới, những nguyên vật liệu mới giúp cho các doanh nghiệp chế tạo được các sản phẩm có tính năng, công dụng và chất lượng tốt hơn, đồng thời nó cũng có thể hạ được chi phí để làm ra các sản phẩm. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp nào biết chú trọng vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì khả năng cạnh tranh của hàng hoá của nó so với các sản phẩm khác trên thị trường sẽ được nâng cao lên rất nhiều. 2.Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp. 2.1.Yếu tố con người. Nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp , có thể chia nó thành các cấp: quản trị viên cấp cao, quản trị viên cấp trung gian và đội ngũ công nhân. Các quản trị viên có ảnh hưởng lớn đến các quyết định quản lý của doanh nghiệp. Nếu họ có trình độ quản ký cao, nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, khả năng đánh giá và có mối quan hệ đối ngoại tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có khả năng cạnh tranh lớn. Đội ngũ công nhân ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố về năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo của họ... bởi vì các yếu tố này ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành cũng như tạo thêm tính mới lạ, độc đáo của sản phẩm. 2.2.Khả năng tổ chức quản lý. Khả năng tổ chức được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, bầu không khí và nề nếp hoạt động của doanh nghiệp. Nề nếp tổ chức định hướng cho phần lớn công việc trong doanh nghiệp, nó ảnh hưởng tới phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị. Nề nếp đó có thể là nhược điểm gây cản trở cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược hoặc có thể là ưu điểm thúc đẩy các hoạt động đó. Các công ty có nề nếp mạnh, tích cực sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn so với các công ty có nề nếp yếu kém và tiêu cực. Thực chất nề nếp của doanh nghiệp là cơ chế tương tác với môi trường. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng được một nề nếp tốt, khuyến khích nhân viên tiếp thu được các chuẩn mực đạo đức và thái độ tích cực. Nếu nề nếp tạo ra được tính linh hoạt và khuyến khích sự tập trung chú ý đến các điều kiện bên ngoài thì nó sẽ tăng khả năng của công ty thích nghi được với các biến đổi của môi trường. Một trong bổn phận chính của các nhà quản trị là phải hình thành được các giá trị phẩm chất của tổ chức bằng cách hướng sự lưu tâm chú ý của nhân viên vào những điều quan trọng. 2.3.Nguồn lực về tài chính. Khả năng tài chính khẳng định sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô nguồn tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như hệ số thu hồi vốn, khả năng thanh toán... của nó. Nếu như một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng đầu tư hợp tác liên doanh liên kết. Tình hình sử dụng vốn sẽ quyết định chi phí về vốn so với đối thủ cạnh tranh. 2.4.Nguồn lực vật chất kỹ thuật. Nguồn lực vật chất kỹ thuật thể hiện ở: - Trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại của doanh nghiệp và khả năng có được công nghệ tiên tiến. - Quy mô và năng lực sản xuất: Nếu một doanh nghiệp có quy mô và năng lực sản xuất lớn thì sẽ có lợi thế hơn nhiều các doanh nghiệp có quy mô và năng lực sản xuất nhỏ. Vì quy mô và năng lực sản xuất lớn có thể làm ra sản phẩm với khối lượng lớn, nhờ đó hạ được giá thành sản phẩm, đông thời doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp xúc với khách hàng hơn, nên dễ nắm bắt và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. - Nguồn cung cấp vật tư, nguyên vật liệu: Nếu doanh nghiệp không có nguồn cung cấp tin cậy đều đặn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc duy trì sản xuất liên tục của họ, mặt khác nó còn ảnh hưởng đến chi phí sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp. Phần ii Thực trạng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của công ty Electrolux Việt nam I / Giới thiệu về công ty. 1. Lịch sử hình thành. * Tập đoàn Electrolux Electrolux là nhà sản xuất đồ dùng dẫn đầu thế giới và là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất thế giới với khoảng 100.000 nhân viên. Hiện tại, tập đoàn có nhà máy sản xuất và lắp ráp ở hơn 60 quốc gia và bán sản phẩm vào 160 quốc gia trên thế giới. Electrolux là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Thuỵ điển, trong đó Electrolux là một thương hiệu nổi tiếng với những sản phẩm điện gia dụng có thị phần lớn nhất tại 16 nước về máy điều hoà, 11 nước về máy giặt, 8 nước về tủ lạnh. Năm 2001 doanh số của toàn tập đoàn đạt 126 tỷ euro, tuy nhiên doanh số tại Thuỵ điển chỉ bằng 5% so với tổng doanh số. Điều này nói lên rằng Electrolux thực sự là một công ty quốc tế. Hàng năm, tập đoàn sản xuất trên 55 triệu đơn vị sản phẩm thuộc khoảng 20 chủng loại mặt hàng. Tất cả những sản phẩm này đã và đang làm cho những công việc hàng ngày trở nên dễ dàng, thoải mái hơn và thậm chí là vui vẻ. Những sản phẩm đó là: Tủ lạnh, tủ đông, điều hoà nhiệt độ, máy giặt, máy sấy,lò vi sóng, hút bụi, hút mùi, bếp ga, máy cắt cỏ, máy lọc nước, cưa ... Hơn 20 năm qua Electrolux đã mua và sát nhập vào tập đoàn hơn 400 công ty. Hiện nay, các sản phẩm của tập đoàn được bán dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau. Chẳng hạn như Electrolux, AEG và Zanussi là các thương hiệu nổi tiếng về đồ gia dụng được bán chủ yếu ở Bắc, Trung và Nam Âu. Arthur Martin, Flymo, Husqvarna, Partner,Volta... là những cái tên của các sản phẩm khác mà bạn có thể bắt gặp ở châu Âu. Tại Mỹ, tập đoàn được biết đến dưới các tên hiệu Frigidaire, Gibson, Kelvinator, Tappan và White Westinghouse. Eureka, Poulan cũng là thương hiệu của tập đoàn. Không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ và sản phẩm, phát triển tổ chức và hợp tác với các nước trên thế giới. Đó chính là định hướng mà tập đoàn Electrolux luôn luôn mong muốn để ngày càng nâng cao vị thế của một tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu thế giới. Và điều đó cũng là lý do mà công ty Electrolux.Việt nam được thành lập. *Công ty Electrolux.Việt nam . Năm 1986, Việt nam thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, mở rộng hợp tác và buôn bán với các nước trên thế giới. Sau một thời gian đổi mới, nền kinh tế Việt nam đã có những chuyển biến rõ rệt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Việt nam trở thành một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư và hoạt động kinh doanh. Năm 1993, Electrolux bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt nam dưới hình thức mở văn phòng đại diện tại 48 Tràng thi Hà nội. Nhiệm vụ của văn phòng này là thiết lập quan hệ, giới thiệu sản phẩm, đồng thời nghiên cứu và dự báo về thị trường Việt nam. Lúc này, việc bán hàng hoá vào thị trường Việt nam được gián tiếp thông qua công ty TNHH Quỳnh Huơng có trụ sở tại 36 Tràng thi Hà Nội. Chỉ ít năm sau khi có mặt tại thị trườngViệt nam, nhãn hiệu Elctrolux đã được người tiêu dùng Việt nam mến mộ và được nói đến như là những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng sang trọng và thiết kế độc đáo. Đến cuối năm 1998, công ty Electrolux.Việt nam chính thức ra đời với 100% vốn đầu tư nước ngoài, giấy phép thành lập số 140 / GP -HN cấp ngày 14 / 2 / 1998, tổng vốn dầu tư 750.000 USD và vốn pháp định là 460.000 USD. Công ty chính đặt tại 133-135 phố Thái hà Hà nội, ngoài ra công ty có một chi nhánh duy nhất tại Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh và hơn 400 đại lý trên toàn quốc. Tại Việt nam, Electrolux không đặt nhà máy sản xuất mà chỉ nhập khẩu hàng từ các nhà máy của tập đoàn tại Italia, Thái lan, Hàn quốc và Trung quốc... rồi bán ra thị trường dưới các nhãn hiệu là Electrolux, Eureka và Zanussi thông qua các đại lý của công ty. Tuân thủ tuyệt đối theo phương châm kinh doanh khách hàng là yếu tố đầu tiên.Bắt đầu từ khi mới đi vào kinh doanh đến nay, Electrolux Việt nam không ngừng mở rộng thị trường, liên tiếp đưa ra các chương trình khuyến mại, bảo hành sản phẩm và phát triển lâu dài hệ thống đại lý trên toàn quốc. Electrolux hiện đang tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ khách hàng nhằm đưa tới cho người tiêu dùng những dịch vụ hoàn hảo với chất lượng tốt nhất. 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Công ty ElectroluxViệt nam được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, tổng giám đốc và giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty. Toàn bộ công ty chính tại Hà nội có 52 người, trong đó có 48 nhân viên thuộc 8 phòng ban, showroom và kho. Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. Cơ cấu tổ chức công ty Electrolux Việt nam Tổng giám đốc Giám đốc Phòng Bán Hàng Phòng Tổng Hợp Phòng Kế Toán Phòng Nhân Sự Phòng Kỹ Thuật TT chăm sóc KH Phòng Quản lý ĐLCT Phòng Market -ing * Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc công ty Ban giám đốc công ty gồm có 4 người Tổng Giám Đốc - Trực tiếp điều hành công ty chính tại Hà nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh - Hàng năm báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình thị trường đồng thời đề xuất các phương hướng kinh doanh về trụ sở chính của tập đoàn đặt tại Stockholm Thuỵ điển. Giám Đốc - Điều hành mọi hoạt động của công ty - Phân tích, tổng hợp các thông tin về thị trường về tình hình kinh doanh rồi đưa lên tổng giám đốc. - Cùng phó giám đốc 1 phụ trách phòng bán hàng của công ty. Phó Giám Đốc 1 - Phụ trách phòng bán hàng - Theo dõi tình hình hoạt động của các đại lý tại Hà nội - Tổng kết doanh số bán hàng của công ty sau từng tháng từng năm Phó Giám Đốc 2 - Phụ trách phòng kế toán - Cuối kỳ kinh doanh, lập báo cáo kết quả kinh doanh gửi lên giám đốc công ty. * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Phòng Tổng Hợp Đảm nhiệm công tác tổng hợp trong công ty gồm có: - Sắp xếp lịch công tác hàng tuần, hàng tháng cho lãnh đạo và các nhân viên của công ty.Trên cơ sở kế hoạch vạch ra,tiến hành theo dõi, kiểm tra phối hợp công việc giữa các phòng ban nhằm thực hiện đúng thời gian và tiến độ. - Theo dõi tình hình làm việc của các nhân viên trong công ty, từ đó có các hình thức khen thưởng kỷ luật hợp lý. - Phụ trách vấn đề mua sắm, cung cấp các trang thiết bị cho công ty, tổ chức chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho các cuộc hội thảo hội nghị khách hàng... - Xây dựng quy chế trả lương, tiền thưởng, phụ cấp... - Quản lý các khâu lễ tân, bảo vệ, quét dọn vệ sinh công ty, chuẩn bị ăn uống cho cán bộ- nhân viên của công ty trong thời gian làm việc. Phòng Kế Toán - Thực hiện các công tác hạch toán kế toán như kế toán bán hàng, tiền lương,các khoản chi phí, tình hình hàng hoá nhập xuất và các nghiệp vụ khác có liên quan - Quản lý các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu hàng hoá như: mở LC ,thanh toán cho các ngân hàng, kiểm tra vận đơn... - Thu tiền hàng từ các đại lý, viết lệnh xuất hàng rồi chuyển xuống kho. Trong những dịp đặc biệt, khi mà nhu cầu lấy hàng của các đại lý quá lớn nhưng hàng lại không về kịp để đáp ứng thì phòng kế toán có trách nhiệm tính toán rồi ra quyết định phân phối một lượng hàng cụ thể cho từng đại lý. Phòng Bán Hàng - Theo dõi tình hình bán hàng của công ty - Ra ngoài thị trường thu thập các thông tin liên quan đến những biến động của thị trường như về giá cả, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về các chính sách thương mại của nhà nước... - Khi công ty có những chính sách mới như các chương trình khuyến mại, giảm giá... phòng bán hàng trực tiếp đến phổ biến cho các đại lý trong khu vực Hà nội, đồng thời thường xuyên thăm hỏi tạo dựng mối quan hệ tốt với các đại lý. Phòng Marketing - Tổng hợp các thông tin mà phòng bán hàng đã thu thập, từ đó xác định các khuynh hướng của thị trường, đề ra các kế hoạch kinh doanh rồi trình lên ban giám đốc . - Xây dựng các chương trình Marketing mix, xác định ngân sách đồng thời phối hợp nguồn lực của các phòng ban để thực hiện thành công các kế hoạch đã đề ra. Phòng Nhân Sự - Phụ trách công tác tuyển mộ, lựa chọn nguồn nhân lực cho công ty - Sắp xếp vị trí làm việc cho các nhân viên tại các phòng ban thích hợp. Khi công ty có các dự án cần triển khai, phòng nhân sự sẽ bố trí nhân lực để thực hiện dự án. Trung Tâm Chăm Sóc Khách Hàng + Showroom - Phỏng vấn khách hàng, thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng. Thăm dò xem khách hàng có hài lòng với chất lượng sản phẩm của công ty hay không, thái độ đối với các dịch vụ của công ty như thế nào , còn có điều gì không vừa ý... - Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về những sản phẩm và dịch vụ của công ty. - Tiếp nhận các thông tin liên quan đến sửa chữa, bảo hành sản phẩm của công ty, vào sổ cái rồi chuyển cho phòng kỹ thuật. - Giới thiệu về sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, giới thiệu về công ty, về các chương trình khuyến mại...cho khách hàng. Bán hàng, lên lịch lắp đặt rồi chuyển sang phòng kỹ thuật. Phòng Kỹ Thuật - Lắp đặt cho khách hàng theo lịch lắp đặt từ trung tâm chăm sóc khách hàng chuyển sang. - Lên lịch sửa chữa và cử nhân viên kỹ thuật đến bảo hành sản phẩm cho khách hàng. Phòng Phụ Trách Đại Lý Các Tỉnh - Theo dõi hoạt động bán hàng của các đại lý ở các tỉnh.Thu thập thông tin từ các đại lý về tình hình thị trường ở các tỉnh sau đó tổng hợp lại rồi chuyển sang phòng Marketing. - Phổ biến các kế hoạch, chương trình kinh doanh mới mà công ty áp sẽ áp dụng. II/ Phân tích thị trường cạnh tranh và tình hình kinh doanh của công ty. 1.Đặc điểm thị trường kinh doanh. 1.1.Thị trường kinh doanh. Hoạt động của công ty Electrolux Việt nam là nhập khẩu hàng rồi bán ra thị trường Việt nam. Do đó thị trường kinh doanh của công ty chỉ là thị trường trong nước, và trọng tâm là tại các thành phố lớn. Sau đây là một số đặc điểm đáng chú ý của thị trường này. 1.1.1.Khách hàng. Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, có khách hàng doanh nghiệp mới có thể bán được hàng hoá của mình. Về phần công ty, khách hàng tập trung vào hai loại chính là: * Các đại lý trung gian mua hàng hoá của công ty rồi bán cho người tiêu dùng hoặc bán lại cho các đại lý khác. Đó là những hộ kinh doanh cá thể, các công ty tư nhân được công ty nhận làm đại lý bán hàng cho mình. * Khách hàng là người tiêu dùng. Đó là những hộ gia đình có thu nhập thuộc loại khá trở lên, bởi vì hàng hoá của công ty là những sản phẩm có chất lượng rất cao và đều là hàng nhập khẩu nên phải chịu một mức thuế suất lớn, do đó hầu hết có giá khá cao, những người có thu nhập trung bình thường ít khi chọn mua sản phẩm của công ty. 1.1.2.Các đặc điểm về văn hoá, kinh tế, an ninh chính trị. Đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty, khi thâm nhập vào thị trường Việt nam thì các xung đột về văn hoá là gần như không có, tuy nhiên có một đặc điểm đáng chú ý đó là: Tập quán tiêu dùng giữa người miền Bắc và người miền Nam Việt nam rất khác nhau. Trong khi người miền Bắc thường tiết kiệm, dành dụm tiền bạc để dùng vào các việc như xây nhà, mua sắm đồ dùng xa xỉ như điều hoà, máy giặt dàn máy nghe nhạc...thì người miền Nam lại không có thói quen để dành tiền như vậy. Đó là lý do tại sao mà Electrolux Việt nam lại đặt công ty chính tại Hà nội chứ không phải ở thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù thành phố Hồ Chí Minh có dân cư đông hơn thu nhập cao hơn, khả năng tiêu dùng cao hơn Hà nội. Trong những năm gần đây, Việt nam luôn có mặt trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới. Năm 2002, tăng trưởng kinh tế đạt 7.7% , thu nhập bình quân đầu người một tháng là 42 USD, số người có thu nhập khá và cao tăng 14% so với năm 2000. Tuy nhiên ở Việt nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, đặc biệt là các vùng nông thôn. Cùng với sự phát triển về kinh tế, cuộc sống của người dân ngày một được nâng cao, tình hình trật tự an ninh xã hội theo đó cũng ngày càng được ổn định.Trong khi thế giới đang hoang mang bởi chiến tranh và nạn khủng bố đe doạ thì đầu năm 2003 vừa qua, Việt nam lần thứ hai liên tiếp được b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0014.doc
Tài liệu liên quan