Đề tài Một vài kinh nghệm trong công tác tham mưu thực hiện phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn huyện Krông Ana

Sau khi có Quyết định 26 ngày 5/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá công nhận PCGDTHCS. Tháng 10/2001 Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị về việc thực hiện PCGDTHCS trong toàn tỉnh. Tháng 11/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/2001/NĐ-CP Về thực hiện PCGDTHCS. UBND tỉnh Đắk Lắk có Kế hoạch PCGDTHCS số 2579/QĐ-UB, ngày 27/8/2001. Đây là thời điểm thật sự tỉnh ĐăkLăk khởi động công tác PCGDTHCS; Huyện Krông Ana là một trong những đơn vị mạnh không thể không tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu trong PCGD THCS. Là người chịu trách nhiệm chính về công việc này tại Phòng GD&ĐT, tôi lại tiếp tục suy nghĩ, hình thành những ý tưởng, kế hoạch để tham mưu với các cấp lãnh đạo. Để làm được công việc này tôi xác định phải có kế hoạch tổng thể dài hơi cho toàn huyện chứ không phải riêng của ngành GD&ĐT. Muốn thành công thì cả hệ thống trị phải tham gia, phải tổ chức hoạt động giáo dục đồng bộ trong toàn ngành và toàn xã hội, bởi đối tượng phổ cập gắn liền với mọi nhà, mọi thôn buôn, tổ dân phố. Nếu đơn thương độc mã ngành GD&ĐT thì không thể thành công.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghệm trong công tác tham mưu thực hiện phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn huyện Krông Ana, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI KINH NGHỆM TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG ANA A. Lý do chọn đề tài I. Lý do khách quan Tham mưu là một yêu cầu hết sức quan trọng để cấp có thẩm quyền đưa ra những quyết định, quyết sách phù hợp và yêu cầu công việc được thực thi có hiệu quả. Nếu tham mưu với động cơ, mục đích không tốt sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Người thừa hành công vụ, đặc biệt là người giúp việc cho thủ trưởng hoặc tổ chức, cấp trên, công tác tham mưu không tốt, không phù hợp nhiều khi bị ách tắc nếu đúng có lúc cũng không được thực thi. Do vậy vấn đề đặt ra là tham mưu như thế nào để có hiệu quả cho mục đích và nội dung công việc tham mưu. Đặc biệt với PCGDTHCS là một yêu cầu bức thiết chung (kể cả đơn vị đã đạt chuẩn); Mọi chuẩn mực cũng chưa có tiền lệ. II. Lý do chủ quan Nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS (PCGDTHCS) trên địa bàn huyện Krông Ana là hết sức khó khăn và phức tạp về mọi mặt. Mọi nội dung, đều mới là bước khởi đầu. Đa số những người thực thi nhiệm vụ và những người quản lý chỉ đạo đều chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cả tỉnh ĐăkLăk cũng mới bắt đầu nên mọi vướng mắc, khó khăn ít được giải đáp. Yêu cầu công tác tham mưu phải hết sức phù hợp với chủ trương và thực tiễn phong trào để tiến độ thực hiện kế hoạch PCGDTHCS số 64/KHPCGDTHCS ngày 13/3/2001 của UBND huyện đạt kết quả, cuối năm 2006 huyện phải đạt chuẩn quốc gia PCGDTHCS. Trong khi đó hầu như huyện chưa có văn bản nào chỉ đạo cụ thể nào, các văn bản pháp quy của cấp trên cũng bổ sung dần theo tiến độ. B. Cơ sở, đối tượng thực hiện I. Cơ sở để tham mưu - Các văn bản chỉ đạo thực hiện PCGDTHCS của Trung ương (Ban Bí thư; Quốc hội; Chính phủ; Bộ GD& ĐT). - Lý luận của quá trình học tập nghiên cứu tại Trường Cán bộ quản lý giáo dục của Bộ GD&ĐT; Chương trình bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính của Học viện Hành chính quốc gia – TP. Hồ Chí Minh. - Kinh nghiệm và thực tiễn công tác trong ngành giáo dục, đặc biệt ở ngành giáo dục Krông Ana. II. Đối tượng, phạm vi để tham mưu - Trưởng phòng GD&ĐT, lãnh đạo Huyện, Ban chỉ đạo PCGDTHCS huyện, tỉnh. - Đề tài này chỉ nêu một số trong nhiều nội dung cần tham mưu. C. Quá trình thực hiện và kết quả đạt được I. Quá trình thực hiện Từ sau Nghị quyết TW 2 khóa VIII. Huyện ủy Krông Ana đã có hướng chỉ đạo từ 2001-2005 phải có 5 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTHCS. Trong đó tỷ lệ học sinh trong độ tuổi THCS đến trường đạt 80%. Ngày 19/2/2000 Quốc hội có Nghị quyết số 41 và Bộ Chính trị có Chỉ thị số 61-CT/TW ngày 28/12/2000 về việc thực hiện PCGDTHCS. Trước tình hình trên, sau khi nghiên cứu kỹ các yêu cầu và điều kiện để đạt được nhiệm vụ PCGDTHCS theo các văn bản chỉ đạo của các cấp. Trong khi đó chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể của các ban ngành liên quan. Để thực hiện được nhiệm vụ này, tôi mạnh dạn tiến hành: 1. Tham mưu điều tra hoạt động giáo dục Sau một thời gian trăn trở, suy nghĩ tôi quyết định tham mưu với Trưởng phòng GD&ĐT cho tổ chức điều tra hiện trạng giáo dục và nắm đối tượng từ 0 đến 35 tuổi trong toàn huyện. Để làm được việc này tôi và các đồng chí bộ phận GDTX, phổ thông bàn bạc, thống nhất phương án triển khai trình đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT, trong đó: - Quán triệt chung về mục đích yêu cầu: đ/c Đắc - Hướng dẫn biểu mẫu, cách điều tra, tổng hợp: đ/c Kết - Hướng dẫn các loại hồ sơ sổ sách nhà trường : đ/c Hải - Địa điểm tập huấn: TH Trần Phú, Nguyễn Chí Thanh Sau khi triển khai xong cho điều tra thử và hướng dẫn tổng hợp, rút kinh nghiệm và triển khai đại trà. Trong quá trình triển khai, phân công các đồng chí bộ phận GDTX, PT theo dõi, hướng dẫn rút kinh nghiệm và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD&ĐT. Do điều kiện kinh phí khó khăn nên động viên cán bộ, giáo viên làm ngoài giờ và sử dụng văn phòng phẩm của nhà trường. Khi nghe trình bày phương án xong đồng chí Trưởng phòng đồng ý và nhắc nhở thêm một số vấn đề như an ninh, tính chính xác và động viên cán bộ, giáo viên thực hiện cho tốt… Như vậy sau 3 tháng điều tra, tổng hợp. Cơ bản các địa phương đã nắm được tương đối chắc đối tượng, chúng tôi chỉ đạo tổng hợp kết quả chung toàn huyện. 2. Tham mưu xây dựng kế hoạch PCGDTHCS Sau khi có Quyết định 26 ngày 5/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá công nhận PCGDTHCS. Tháng 10/2001 Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị về việc thực hiện PCGDTHCS trong toàn tỉnh. Tháng 11/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/2001/NĐ-CP Về thực hiện PCGDTHCS. UBND tỉnh Đắk Lắk có Kế hoạch PCGDTHCS số 2579/QĐ-UB, ngày 27/8/2001. Đây là thời điểm thật sự tỉnh ĐăkLăk khởi động công tác PCGDTHCS; Huyện Krông Ana là một trong những đơn vị mạnh không thể không tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu trong PCGD THCS. Là người chịu trách nhiệm chính về công việc này tại Phòng GD&ĐT, tôi lại tiếp tục suy nghĩ, hình thành những ý tưởng, kế hoạch để tham mưu với các cấp lãnh đạo. Để làm được công việc này tôi xác định phải có kế hoạch tổng thể dài hơi cho toàn huyện chứ không phải riêng của ngành GD&ĐT. Muốn thành công thì cả hệ thống trị phải tham gia, phải tổ chức hoạt động giáo dục đồng bộ trong toàn ngành và toàn xã hội, bởi đối tượng phổ cập gắn liền với mọi nhà, mọi thôn buôn, tổ dân phố. Nếu đơn thương độc mã ngành GD&ĐT thì không thể thành công. Sau khi đã có sự chỉ đạo và thống nhất mục tiêu PCGDTHCS theo Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ VI (2001-2005). Trên cơ sở các chủ trương văn bản của Trung ương, tỉnh, Bộ GD&ĐT. Được sự chỉ đạo và thống nhất cao của Chi bộ và Trưởng phòng GD&ĐT, tôi chủ động hội ý với các bộ phận chuyên môn có liên quan, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí: - Bộ phận Giáo dục thường xuyên cùng với bộ phận chuyên môn (MN, TH, THCS) tổng hợp các biểu mẫu theo quy định, cung cấp các số liệu về học sinh, trường, lớp, các đối tượng từ 0 đến 35 tuổi theo diều tra. - Bộ phận cơ sở vật chất, Tổ chức cán bộ cung cấp số liệu viên chức, cơ sở vật chất. - Bộ phận Tài vụ cung cấp số liệu về tài chính - Bản thân tôi viết dự thảo kế hoạch. Khi kế hoạch dự thảo xong, các bộ phận góp ý tôi tiếp tục chỉnh sửa và trình Trưởng phòng GD&ĐT (Phó Ban chỉ đạo cấp huyện) xem xét, góp ý. Sau khi tạm gọi hoàn chỉnh tôi trực tiếp tham mưu với Văn phòng UBND huyện cùng nhau thảo luận thống nhất và gửi các ban ngành liên quan góp ý. Khi có ý kiến góp ý lại lần nữa bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện trình Ban chỉ đạo, Thường trực UBND huyện phê duyệt. Đồng thời trình kế hoạch tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch. Qúa trình đó nếu có chỗ nào chưa rõ tôi trực tiếp giải trình trên cơ sở các văn bản pháp qui liên quan và tình hình thực tế ở địa phương (ví dụ: Căn cứ vào đâu để xây dựng kế hoạch xã Quảng Điền đạt chuẩn vào năm 2002? Vì Quảng Điền mặc dù là xã vùng khó khăn nhưng là nơi có truyền thống hiếu học, nhiều năm trở lại đây tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường cao (trên 90%), tỷ lệ tốt nghiệp THCS cao, tỷ lệ học sinh bỏ học rất ít 1 – 2%; hơn nữa địa bàn này chỉ có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS nên hồ sơ cấp trường chính là hồ sơ cấp xã - dễ hoàn thiện, Chính quyền địa phương quan tâm, chuyên trách bổ túc văn hóa, cán bộ quản lý trường học và giáo viên có năng lực, có trách nhiệm và kinh nghiệm nhiều trong PCGDTH - chống mù chữ, .v.v.) Tương tự như vậy hàng năm, căn cứ vào thực tế và kế hoạch của UBND tỉnh, tôi và các cộng sự tiếp tục tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Ban chỉ đạo có văn bản chỉ đạo, giao chỉ tiêu kế hoạch, có sự điều chỉnh, uốn nắn chỉ đạo các địa phương trường học thực hiện đạt tiến độ theo kế hoạch đã đề ra. 3. Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo, công tác kiểm tra, đánh giá, thực hiện chế độ chính sách… Đây là một trong những nội dung yêu cầu không thể thiếu. Chọn ai, thực hiện vào thời điểm nào cho thích hợp, để công việc có hiệu quả là điều phải suy nghĩ tính toán. Bởi thực tế không ít những tổ chức có thành lập nhưng một số thành viên không hoạt động. Do vậy trước hết phải căn cứ vào qui định của các văn bản hiện hành. Ví dụ: Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện phải căn sứ vào mục 2.2.2 (thuộc VII) của Hướng dẫn 712/THPT ngày 2/1/2001 của Bộ GD&ĐT. Muốn tham mưu về chế độ, CSVC phải căn cứ vào Điều 25, Nghị định 88/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 11/3/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh ĐăkLăk về việc quy định nội dung chi, mức chi phục vụ công tác PCGDTHCS trên địa bàn tỉnh; hoặc muốn tham mưu đạt ở tiêu chuẩn vùng khó khăn phải căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về Ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn,.v.v.. Để thành lập được Ban chỉ đạo và hoạt động có hiệu quả ngoài căn cứ có tính pháp lý nêu trên phải dựa vào thực tế mỗi cơ quan, cá nhân (ý thức trách nhiệm, tình cảm, hòan cảnh). Nếu cơ quan có người đạt các yêu cầu nhưng đang thời kỳ đi học dài hạn cũng không nên đề xuất. Để họ vui vẻ ủng hộ phong trào thường thì tôi tranh thủ trao đổi bằng tình cảm trước. Như vậy sau một thời gian cân nhắc, lựa chọn tôi quyết định trình Trưởng phòng GD&ĐT tham mưu một danh sách theo tinh thần gợi ý của Hướng dẫn số 712 của Bộ GD&ĐT để Chủ tịch UBND huyện quyết đinh. Sau đó tôi tham mưu phân công họ theo dõi các địa bàn trong toàn huyện. (có hồ sơ đính kèm) Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả định kỳ, hàng năm (theo Quyết định 26/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Khi tham mưu thành lập đoàn kiểm tra cũng phải thực hiện tương tự thành lập Ban chỉ đạo. Muốn công việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần tham mưu lựa chọn các đồng chí có sở trường năng lực phù hợp để khi thi hành nhiệm vụ thuận lợi. Do vậy quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện không có hiện tượng hữu danh vô thực. Tùy loại hình kiểm tra đánh giá mà tham mưu chọn người tham gia để cấp có thẩm quyền quyết định (Phòng GD&ĐT hay Ban chỉ đạo hoặc UBND huyện). Nếu kiểm tra thực hiện phong trào thì Ban chỉ đạo ra quyết định gồm những đồng chí trong Ban chỉ đạo, nếu kiểm tra để công nhận thì phải Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập. Đương nhiên khi tham mưu phải căn cứ vào văn bản pháp quy có liên quan và tình hình thực tế ở cơ sở và huyện mà có sự đề xuất, lý giải cho phù hợp. Cũng như việc tham mưu cho các nội dung khác. Tham mưu để thực hiện chế độ chính sách là nội dung không đơn giản. Thông thường các chủ tài khoản, kế tóan các cấp luôn nới rộng thu, thắt chặt chi tiêu. Do vậy để tham mưu thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách đã khó và khai thác thêm để tạo điều kiện phong trào mạnh hơn lại càng khó. Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó người tham mưu hết sức quan trọng. Ví dụ để tham mưu có được một xã có một bộ máy vi tính riêng cho công tác phổ cập cách đây khoảng 7 đến 8 năm hoặc chế độ đầy đủ cho chuyên trách BTVH là cực kỳ khó ( hiện nay một số huyện còn mập mờ tùy thuộc kế toán Phòng GD&ĐT). Muốn vậy người tham mưu phải nắm vững: điều 35 của Nghị định 88 của Chính phủ; mục 9 ý C (thuộc II) Kế hoạch 3667/THPT ngày 11/5/2001 của Bộ GD&ĐT, Quyết định số 09 của UBND tỉnh ĐăkLăk. Đồng thời phải có phương pháp phân tích trình bày để người có thẩm quyền thấy việc chi là đúng và có sự đồng cảm với nỗi vất vã gian truân của công việc này. .v.v. và .v.v. II. Kết quả đạt được Trong 10 năm qua tôi và các đồng chí lãnh đạo Phòng GD&ĐT cũng như các cộng sự đã tích cực tham mưu cho Phòng GD&ĐT, HĐND, UBND huyện, Huyện ủy và một số ban ngành liên quan chỉ đạo, thực hiện đạt một số kết quả sau: - Thực hiện đúng tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện theo Kế hoạch số 64/2002/KHPCGDTHCS ngày 13/3/2002 của UBND huyện Krông Ana đã đề ra và cuối năm 2006 huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTHCS (tốp đầu của 3 huyện và TP.BMT). - Đặc biệt có được ý kiến giá trị khi khai thác Quyết định 30/QĐ-TTg có lợi cho cả tỉnh ĐăkLăk (vì có nhiều xã vùng khó khăn, mà xã vùng khó khăn chỉ cần 70% đối tượng từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS là đạt chuẩn) - Huyện đã ban hành trên 25 văn bản các loại (không kể các văn bản của Phòng GD&ĐT). Có danh mục kèm theo. - Tổ chức tổng kết đánh giá, thi đua khen thưởng hằng năm. - Nhiều kết quả khác như CSVC trường học, các phong trào thi đua “Hai tốt”, sự phối kết hợp của các ban ngành, tổ chức các hoạt động giáo dục phục vụ cho mục đích PCGDTHCS trên địa bàn huyện. D. Những bài học kinh nghiệm, kiến nghị. I. Những bài học kinh nghiệm 1. Người tham mưu phải nắm vũng nội dung cần tham mưu, chuẩn bị các phương án để trình bày, thuyết phục người có thẩm quyền. 2. Phải tinh thông nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững hòan cảnh thực tế của phong trào. 3. Gây được tình cảm với những đối tượng liên quan thực thi công vụ và người mình cần tham mưu; tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều cá nhân, tập thể. 4. Nắm vững văn bản pháp qui, biết khai thác những ngôn ngữ, nội dung liên quan trong văn bản để tham mưu có lợi cho phong trào đúng lúc. 5. Phải thực hiện bằng được nội dung, kết quả tham mưu ở mức tốt nhất mà khả năng có được (chủ quan lẫn khách quan). Đây là điều có giá trị và ý nghĩa nhất. 6. Phải trung thực, không vụ lợi, không xen lẫn ý đồ cá nhân trong quá trình tham mưu. 7. Biết tôn trọng và tận dụng ý kiến tập thể. II. Kiến nghị - Huyện cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thêm về ngân sách huyện cho công tác PCGDTHCS. - Phòng GD&ĐT quan tâm động viên, đề xuất đến sự phát triển với những đồng chí chuyên trách Bổ túc văn hóa có thành tích, có năng lực. - Sở GD&ĐT, UBND tỉnh thực hiện cho chi đúng chế độ đã quy định đối với công tác điều tra cập nhật đối tượng theo Quyết định số 09 của UBND tỉnh. - Các cấp cần tiếp tục đầu tư, củng cố vững chắc kết quả phổ cập (giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, PCGDTHCS) để tiến tới PCGDTHPT vững chắc. * Trên đây là một vài kinh nghiệm bản thân tôi có được trong quá trình 10 năm thực hiện nhiệm vụ. Kết quả đó là tinh túy của tập thể và các đồng chí lãnh đạo, các cộng sự chuyên môn liên quan (đ/c Kết, đ/c Hải, đ/c Lỡi, đ/c Hoàn, đ/c Trương, đ/c Lý và các đ/c Chuyên trách bổ túc văn hóa các xã, thị trấn; Hiệu trưởng các trường học trong huyện, các ban ngành liên quan). Rất cảm ơn các đồng chí. Mong sự góp ý chân thành của mọi người có quan tâm./. Krông Ana, ngày 2 tháng 4 năm 2010 Người viết Nguyễn Hữu Đắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhocap_Nguyenhuudac_PGDKronganaana.doc