Đề tài Một vài kinh nghiệm và thủ thuật để xây dựng giáo án điện tử bộ môn Anh Văn hiệu quả

Hiện tại, một số trường đã áp dụng GAĐT trong các giờ dạy. Nhưng vấn đề là chúng ta có nghĩ đến việc áp dụng như thế đã đúng chưa, đã hiệu quả chưa? Nếu chưa thì áp dụng thế nào cho đúng quy trình để chuẩn bị cho một GAĐT.

Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là chúng ta nghĩ chúng ta sẽ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài.

Chúng ta cần nhớ một điều: Slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng. Tùy theo từng môn học, chúng ta có thể bổ xung các công thức, hình ảnh minh hoạ một cách hợp lý. Đây là bước mà giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Nếu slide này cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Hay slide kia đang trình bày một kết quả của thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Công đoạn đưa nội dung vào các slide giáo viên cũng nên lưu ý đến số lượng chữ, mầu sắc, kích thước trên các slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày dưới dạng keywords một cách rõ ràng và dễ hiểu. Nhìn vào slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng nó ra chứ không phải là đọc các dòng chữ trên slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên có thể thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. Không sao, giáo viên có thể in ra một bản handout (giáo án Word) để vừa giảng vừa nhìn vào nó để xác định vấn đề sẽ nói tiếp theo.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3116 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm và thủ thuật để xây dựng giáo án điện tử bộ môn Anh Văn hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Năm học được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Song, để thực hiện mục tiêu trên được hiệu quả thì điều tối thiểu là mỗi trường phải có ít nhất một bộ máy tính và một chiếc máy chiếu (projector), một phòng học âm thanh hay một phòng học phải được trang trí phù hợp để học bằng máy chiếu hiệu quả. Nhưng phần lớn, máy tính và máy chiếu tối thiểu thì có nhưng để có một phòng học nghe-nhìn hiệu quả thì đa số các trường chưa trang bị được do thiếu cơ sở vật chất. Hầu hết các giáo viên đều tự xoay sở trong các phòng học ở lớp chật hẹp hay phòng hội trường rộng lớn có nhiều ánh sáng chiếu vào… Vì thế để có thể ứng dụng CNTT thành công nhất, mỗi giáo viên chúng ta không còn ngần ngại hay sợ sệt gì mà thay vào đó là tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để có thể làm sao ứng dụng CNTT thật nhanh và hiệu quả vào trong từng đơn vị bài học có chất lượng. Từ đó phần nào đáp ứng được nhu cầu hiện nay cũng như góp phần xây dựng hoàn thiện chủ đề mà Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động. 2/ Thực trạng vấn đề Mặc dù đã hiểu rõ hiệu quả mà CNTT mang lại cũng như các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo nhưng phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp multêmedia (nhìn - nghe) lên đến 90%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một GAĐT tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc như tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện dạy bằng CNTT. Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ thông. Mục đích sử dụng máy tính, máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong các tình huống này. 3/ Yêu cầu cần thiết để làm giáo án điện tử Mặc dù giáo án điện tử (GAĐT) chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến, nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “click” chuột? Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính. Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint hoặc Violet. Biết cách truy cập Internet. Có khả năng sử dụng một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh như SWF Text 1.4, Convert media, Sothink SWF Quicker…. Biết cách sử dụng projector. Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các nhu cầu trên thì thật tuyệt vời. Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu như trên? Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người không có khái niệm gì về CNTT liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho mình một chương trình làm việc? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xoá một tài liệu nào đó khi không còn dùng?... Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình. Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các GAĐT được trình bày trên màn chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint hay phần mềm Violet (trong giới hạn đề tài tôi chỉ đề cập đến phần mềm thông dụng nhất vẫn là Power point). Đây là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, tôi thiết nghĩ rằng giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Tôi xin đưa ra một số ví dụ khi dạy Tiếng anh đối với hs khối 8 như sau: Ví dụ khi tổ chức một hoạt động Warm up trước khi bắt đầu một bài học mới, thay vì với phấn trắng bảng đen và một vài gợi ý giáo viên yêu cầu hs đoán ra từ cần tìm trong trò chơi Hang man hoặc Shark atttacked. Nhưng số lượng hs tham gia rất ít và không hào hứng. Cũng trò chơi ấy với giáo án điện tử tôi thiết kế như một trò chơi Chiếc nón kỳ diệu trên truyền hình. Với hình ảnh và âm thanh sôi động, hầu như tất cả hs đều chăm chú và tham gia vào hoạt động một cách hiệu quả. Cụ thể ví dụ trong tiết Read-Unit 5-English 8 khi Warm up với từ Vocabulary chẳng hạn. Đây là một trong những hoạt động vui và giúp ôn lại từ mà một số em như: Nguyễn Thế Quyền, Nguyễn Thanh Vương, Đặng Thái Phận… hs cá biệt của lớp 8.6 rất thích và bộc bạch. Các em cho rằng sợ “Chú cá” kia “ăn thịt” khi chưa tìm ra từ đúng quá nên các em rất cố gắng để suy nghĩ cùng các bạn. (thông thường trên bảng đen không thú vị như thế nên các hs cá biệt như em ít quan tâm). Thứ ba, ngoài những nội dung trên, hình ảnh minh họa được đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ.Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hoạt ảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh...) được thiết lập có thứ tự. Có thể dòng chữ này xuất hiện trước dòng chữ kia hay khi dòng chữ này xuất hiện từ dưới lên, khi từ trên rơi xuống...chẳng hạn trong giờ học Tiếng Anh khi khơi gợi một bài học với chủ đề mới, hoặc dạy từ mới, giáo viên cho học sinh xem hình ảnh để đoán ngữ cảnh hoặc từ mới trước, sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình, như thế vừa tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên bảng, vừa hạn chế mang nhiều tranh ảnh và bảng phụ, đồng thời tăng khả năng tư duy cuả học sinh. Ví dụ tôi đã áp dụng để giới thiệu bài: The lost shoe-Unit 4-Read-E.8 Bức ảnh xuất hiện đầu tiên để các em đoán nội dung sắp học. Sau đó gv mới giới thiệu từng phần một bằng cách cho chử chạy lần lượt xuất hiện theo. Hay ví dụ khi tôi dạy từ vựng cũng vậy. Không cần giáo viên phải gợi ý hay giải thích dài dòng, tôi chỉ cần cho các em xem một hình ảnh động “con trâu đang gặm cỏ” một cách trực quan và sinh động vì vậy các em cho dù có yếu kém mức độ nào các em cũng có thể nói ra hoạt động của con trâu. (Dạy từ vựng trong Unit4-Write-English8) Một ví dụ khác cho thấy giáo viên sử dụng giáo án điện tử rất tiện lợi khi củng cố bài hoặc làm bài tập như thay vì phải chuẩn bị bảng phụ để làm bài tập Gap Fill hay True/False sau khi đọc bài, giờ đây giáo viên thiết kế trên các slide một cách đơn giản, gọn nhẹ. Mọi thứ giờ chỉ là “3 trong 1”. Mặc khác với một chút âm thanh hs cảm thấy rất phấn khởi nếu trả lời đúng thì được kèm theo tiếng vỗ tay, nếu trả lời sai thì một âm thanh hài hước khác…Như vậy có sai các em cũng vui cười thoải mái. Cụ thể như trong tiết Read-Bài 4-Tiếng Anh 8: Ngoài ra, đặc điểm này giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn. Vì thế nếu giáo viên xây dựng một GAĐT chỉ trình bày suông, tôi nghĩ chẳng có vấn đề gì cả, nhưng tại sao khi chúng ta đã chấp nhận làm GAĐT chúng ta lại không làm bài tập phong phú hơn? Đối với các môn học như lịch sử, địa lý, bài giảng thường đi kèm với nhiều bảng đồ minh họa. Có thể là hình ảnh mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng hay hình ảnh các vùng kinh tế, diện tích lãnh thổ của vùng văn hóa nào đó...cũng chỉ bằng cách làm cho hiệu ứng sinh động thì học sinh sẽ biết trận chiến bắt đầu từ điểm nào kết thúc tại điểm nào do dấu mũi tên mà ta hiệu ứng. Hoặc chúng ta cũng có thể cho các em xem các đoạn video clip về trận chiến đó… Hay để tăng thêm tính thuyết phục, mối liên hệ giữa bài giảng và thực tế giáo viên dạy Tiếng Anh có thể thông qua các bản nhạc, đoạn phim tư liệu cuộc sống của người Việt Nam và người bản xứ như thế nào... Vậy chúng ta thực hiện các công việc trên bằng cách nào? Điều này đòi hỏi giáo viên cần biết một ít kỹ thuật để xử lý màu sắc, cắt xén ảnh, các đoạn phim, đoạn nhạc một cách hợp lý. Có như thế bài giảng sẽ sinh động hẳn, các em lại nhớ được các từ vựng và phát âm chuẩn hơn. Có thể đây là thao tác tương đối phức tạp nhưng nó mang lại tính hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Hiện tại những hình ảnh minh họa cho các nội dung nói trên tương đối nhiều trên Internet. Tôi thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh hoạ cho bài giảng thì người thầy nào cũng sẵn lòng cả. Mặc khác giáo viên cũng có thể yêu cầu hs hợp tác bằng cách đưa ra chủ đề và thời gian để hs tìm kiếm tư liệu giúp. Điều này không những giúp cho các em quan tâm đến bài học nhiều hơn mà còn giúp các em hạn chế chơi game online. Cụ thể như khi dạy Tiết: Listen-Unit6-English 8, nội dung nghe là một trích đoạn trong bài hát “Children of the world Unite”, tôi đã khích lệ 4 tổ trong lớp 8.5 xem tổ nào sẽ tìm ra đoạn clip bài hát gốc đầy đủ và nhanh nhất. Mỗi tổ sau khi tìm được có thể gửi đường dẫn vào mail của tôi hoặc các em cũng có thể lưu vào USB và đưa lại cho tôi. Phần thưởng mà tổ 2 của Yến Linh đã nhận được là 10 viên kẹo trị giá 2500 đồng. Và kết quả của tiết dạy hôm ấy rất hào hứng, sôi động. Các em được nghe trích đoạn, rồi cả bài hát và cuối cùng là được tập hát theo vài lần. Qua khảo sát thêm một số em nói rằng: “Nếu cô thường xuyên dạy như vậy thì các em học rất nhanh và thích thú. Bọn em thấy rất vui và chẳng buồn ngủ khi học tiết nghe tý nào.” Ngoài việc truy cập Internet để lấy âm thanh, chúng ta còn tìm hình ảnh tư liệu. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta cần hình ảnh của một câu chuyện để minh họa trong tiết học Read chương trình lớp 8 bài 4 thì chúng ta phải tìm một bộ sưu tập tranh ảnh của câu chuyện Cô bé lọ lem. Nhưng hình ảnh chúng ta lấy từ internet lại quá nhỏ hay nó lại nằm chung với một hình khác .Như vậy chúng ta bó tay, không cần minh họa hay tự vẽ lên bảng phụ, giấy hay tìm một hình khác cho đến khi vừa ý? Không, giải pháp đơn giản hơn là chúng ta có thể phóng to hình này lên hay xén lại hình để chỉ lấy phần hình mình cần thiết. Cụ thể khi dạy bài 4 (Unit 4-Read-English 8) tôi đã cắt xén tranh để các em có thể xem tranh mà đoán được nội dung câu chuyện trước khi đọc bài hoặc kể lại câu chuyện sau khi học bài xong. Thứ tư, bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu. Nghĩa là dù muốn hay không giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính và điều chỉnh độ lớn, độ nét trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học thoải mái hơn. Điều cuối cùng tôi muốn nói đến là nhờ các GAĐT mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh buộc phải tập trung nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. Tuy nhiên, tối thiểu người dạy phải có một kiến thức nhất định chẳng hạn như sử dụng được phần mềm trình diễn PowerPoint để trình bày bài giảng và cần phải có quan niệm các phương tiện kỹ thuật được đề cập trên là các phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người thầy trong giờ lên lớp. 4/ Quy trình và nguyên tắc khi thực hiện GAĐT Hiện tại, một số trường đã áp dụng GAĐT trong các giờ dạy. Nhưng vấn đề là chúng ta có nghĩ đến việc áp dụng như thế đã đúng chưa, đã hiệu quả chưa? Nếu chưa thì áp dụng thế nào cho đúng quy trình để chuẩn bị cho một GAĐT. Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là chúng ta nghĩ chúng ta sẽ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài. Chúng ta cần nhớ một điều: Slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng. Tùy theo từng môn học, chúng ta có thể bổ xung các công thức, hình ảnh minh hoạ một cách hợp lý. Đây là bước mà giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Nếu slide này cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Hay slide kia đang trình bày một kết quả của thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Công đoạn đưa nội dung vào các slide giáo viên cũng nên lưu ý đến số lượng chữ, mầu sắc, kích thước trên các slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày dưới dạng keywords một cách rõ ràng và dễ hiểu. Nhìn vào slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng nó ra chứ không phải là đọc các dòng chữ trên slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên có thể thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. Không sao, giáo viên có thể in ra một bản handout (giáo án Word) để vừa giảng vừa nhìn vào nó để xác định vấn đề sẽ nói tiếp theo. Vì thế sử dụng GAĐT không có nghĩa giáo án truyền thống được lãng quên. Chúng ta hãy nhìn lại xem trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày những gì? Phải chăng là tất cả nội dung bài giảng? Vậy thì đối với GAĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa keyword, hình ảnh… thì làm thế nào mà giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng? Phải chăng giáo viên thích nói nội dung nào trước đều được? Những nội dung cảm thấy thích thì tập trung nhiều thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu một giáo viên mới có thể nhớ hết nội dung mình đã chuẩn bị trước buổi dạy? Chỉ cần chúng ta xây dựng đề cương giảng dạy thì vấn đề trên sẽ được giải quyết ngay lập tức. Chính vì vậy, đề cương này sẽ ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học là gì? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề nào cần được trọng tâm và nhấn mạnh? Sở dĩ chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết giảng dạy đó giáo viên chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thiếu hoặc thừa đồng nghĩa với việc “ướt giáo án” hay “cháy giáo án” và học trò rất dễ nhận ra. Kết hợp đề cương này cùng handuot một cách hợp lý giáo viên ắt hẳn sẽ không còn băn khoăn gì về cách dạy mới mẻ này. 5/ Kinh nghiệm và thủ thuật để làm một GAĐT hiệu quả Giả sử một ngày nào đó bạn đang chuẩn bị thuyết trình, hay chuẩn bị cho tiết thao giảng quan trọng nào đó nhưng trên máy tính lúc này lại không có đủ các phông chữ mà mình đã soạn thảo ở nhà. Đồng thời làm các câu chữ trong lúc bạn giảng giải cứ hiện lên lung tung và mất đi ý nghĩa của nó, thì lúc này vấn đề này thực sự trở nên khá nghiêm trọng. Hay các slide âm thanh của bạn không còn âm thanh nữa….Để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, bạn hãy áp dụng qua các thủ thuật như sau: a. Chèn Video Clip hay Flash vào trong Power Point Bước 1: Bấm vào menu View à Toolbars, chọn Control Toolbox, thanh công vụ Control Toolbox xuất hiện, bạn hãy bấm vào biểu tượng More Controls và chọn Windows Media Player (nếu muốn chèn videoclip) hay Shockwave Flash Object nếu muốn chèn Flash. Bước 2: Khi nhấp chọn một trong hai tuỳ chọn trên thì lúc này con trỏ chuột của bạn sẽ biến thành dấu cộng, bạn hãy di chuyển con chuột lên vị trí hiển thị thích hợp và sau đó kéo chuột tạo khung hiển thị trên Slide. Sau khi đã điều chỉnh kích thước và vị trí thích hợp của khung hiển thị theo ý muốn trên Slide, bạn nhắp chọn và nhấn chuột vào nó, trong menu ngữ cảnh vừa xuất hiện hãy chọn Properties và trong hộp thoại Properties này bạn hãy điền đường dẫn tương ứng đến file minh hoạ trong ổ cứng của bạn vào URL (Chèn video clip) hay Movie (chèn Flash), ngoài ra cũng trong hộp thoại này bạn cũng có thể điều chỉnh lại các thông số cho thích hợp về khung hiển thị trên Slide show của bạn. Sau đó bạn hãy đóng hộp thoại lại và nhấn F5 để xem kết quả thế nào. Với thủ thuật chèn flash này, bạn có thể chèn những loại flash như đồng hồ đếm tới hoặc đồng hồ đếm ngược để biết mình dạy đến đâu mà tiên lượng cho các phần sau một cách hợp lý. Tránh trường hợp “ướt giáo án” hay “cháy giáo án” như trên. (Các bạn cũng có thể nhúng các bài tập trắc nghiệm bằng Pm Violet theo kiểu này. Hoặc nhúng các video clip trong violet sau khi đã đóng gói thì không còn sợ mất âm thanh nữa.) Lưu ý: Khi chạy chế độ slide show mà không hiển thị video clip (Flash) thì bạn cần kiểm tra lại đường dẫn đến file minh họa hoặc cũng có thể bạn đã chèn flash quá kích cỡ so với một trang slide. Như vậy bạn cần điều chỉnh khung flash nhỏ lại một tý thì sẽ thấy kết quả tốt. b. Lưu luôn cả phông chữ vào bài soạn PowerPoint Bạn “chế” tệp tin trình diễn trên một máy, trình chiếu trên một máy khác và phát hiện tệp tin trình diễn đã biến đổi hoàn toàn vì máy trình chiếu thiếu… font! Để “chắc ăn”, hãy “nhúng” luôn font cùng với tệp tin. Thủ tục như sau: Bước 1: Sau khi soạn thảo bài giảng xong, bạn nhấp vào File (trên thanh công cụ) à Save, trên thanh Toolbar chọn Tools à Save Options . Bước 2: Hộp thoại Save Options xuất hiện, trong mục Font options for current document only bạn đánh dấu check vào tuỳ chọn Embed True Type fonts. Lúc này sẽ có hai lựa chọn dành cho bạn: + Embed characters in use only (best for reducing file size): Với tuỳ chọn này dành cho người quan tâm đến dung lượng của tập tin (vì dung lượng tăng thêm không đáng kể) nhưng lại không cho phép chỉnh sửa ở máy khác về sau + Embed all characters (best for editing by others): Với tuỳ chọn này dành cho người không quan tâm đến dung lượng của tập tin. Nhưng nó rất thuận tiện cho việc chỉnh sửa lại ở máy khác sau này. Sau khi lựa chọn xong bạn bấm OK và lưu lại tập tin bình thường. c. Thủ thuật tạo trò chơi ô chử như chương trình: Chiếc nón kỳ diệu trên VTV3 Đài truyền hình Việt Nam. Bước 1: Ta chọn các ô vuông bằng nhau nhưng chọn màu sắc khác nhau. Sau đó chọn edit text để viết chữ cái vào. Vd K O O B 4/ 3/ 1/ 2/ Bước 2: Copy các ô vuông tương tự, đánh số rồi đè lên các ô đã có chữ. Vd: Bước 3: Chọn hiệu ứng mất đi với từng ô đè lên thì sẽ xuất hiện trở lại cái ô ban đầu Bước 4: Lưu ý: Muốn trò chơi xuất hiện từng chữ một và không theo trật tự thì khi ta chọn hiệu ứng mất đi của ô được đè lên ta phải chọn: effect options à chọn Timming à triggers àchọn Start à chọn số 1, 2, 3, ,4 … + Cách này cũng có thể chơi với trò: Hang man hay Shark attacked Hoặc: Nought and crosses hay lucky number d/ Thủ thuật dùng Hyperlink thay cho Button. Nếu bạn muốn những slide trình diễn của bạn trở nên đẹp hơn và chuyên nghiệp hơn. Các bạn có thể dùng Hyperlink trực tiếp thay cho dùng các nút Button (next hay back ). Vì đôi khi bạn tổ chức một trò chơi như Lucky numbers chẳng hạn. Trên slide ấy bạn chỉ có những con số ngộ nghĩnh, đòi hỏi bạn phải cần những slide khác cho các câu hỏi và trả lời hay slide Lucky. Công việc chuyển đổi các slide rất phức tạp cho nên bận thường dùng các Button để quay lại trang đầu. Với cách dùng Hyperlink bạn se chọn rực tiếp vào các con số hay câu trả lời là tự động nó quay lại. Trên slide của bạ sẽ đẹp hơn mà không có Button nào. Hs sẽ thấy thích thú hơn. Cụ thể trên slide 1 muốn chuyển đến slide 7 ta làm như sau: Bước 1: tại slide 1 ta chọn một đối tượng. Nhấp chuột phải à Chọn hyperlink à Hộp thoại mở ra àChọn Place in this document (hộp nhỏ bên trong bên trái) à Chọn slide 7 à Ok. Như vậy bạn có thể nhấn vào đối tượng ở slide 1 và tự nó sẽ link đến slide 7. Bước 2: Từ slide 7 muốn trở lại slide 1 ta làm tương tự. Đổi tên slide. e. Một vài thủ thuật khác với Power Point -Hiển thị “thước đo” Trong Power Point, khi phải chèn nhiều hình ảnh hoặc biểu bảng, “thước đo” (ruler/guide) sẽ là công cụ đắc lực để bạn cân chỉnh vị trí hiển thị. Để kích hoạt “thước đo”, chọn View/Guides (hoặc Grid and Guides). -Dễ dàng chuyển đổi chữ in/chữ thường Bôi đen những ký tự cần chuyển đổi và nhấn tổ hợp phím nóng Shift+F3, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại kiểu chữ in/chữ thường. -Giấu màn hình Khi đang ở chế độ trình chiếu, bạn tạm thời có thể che giấu nội dung slide thông qua hai ký tự B (màn hình chuyển màu đen) hoặc W (màn hình chuyển màu trắng). Để “hoá giải”, ấn B (hoặc W) thêm một lần nữa. f.Một số trang web hỗ trợ cho Power point -Microsoft Template: ( Đây là trang nhà của các ứng dụng Office nên lưu trữ nhiều nội dung, biểu mẫu (template) cho cả Word, Excel và Power Point. Những slide trình chiếu của bạn sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều nếu sử dụng các biểu mẫu từ website này. -BrainyBetty: BrainyBetty phân loại các biểu mẫu theo chủ đề nên rất dễ tìm kiếm. Ngoài ra, truy nhập website bạn còn được hướng dẫn để tận dụng tối đa khả năng của Power Point. -Power Point templates: ( Hàng trăm biểu mẫu và hình nền Power Point được phân trong gần 100 danh mục (catalogue) để bạn lựa chọn.Giá bán mỗi catalogue (20- 30 hình nền) khá đắt, khoảng 17 USD. Tuy nhiên, bạn có tải về số lượng mẫu hạn chế nhưng… hoàn toàn miễn phí. -Digital Studio: ( Website cung cấp cần 200 template chuyên nghiệp, miễn phí. Điểm mạnh của Digital Studio là những biểu mẫu chuyên về giải trí (ví dụ ngày lễ Valentine…)., các bạn có thể dùng nhữ biểu mẫu này khi dạy từ vựng hoặc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. g/ Một số trang web giúp tìm kiếm tư liệu - Trang web này là một trong những trang web dành riêng cho giáo viên. Bạn có thể tải phần mềm Violet về dùng thử, các bài giảng, giáo án, hay đề thi…và có thể trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên trên toàn quốc. - hay - Đây là hai trang web cũng có nhiều thông tin bổ ích dành cho giáo viên. Trang web cũng cung cấp một số phần mềm và bản hướng dẫn cho giáo viên để tải về dùng như phần mềm trò chơi trúc xanh, phần mềm tính điểm cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm… - Trang web có rất nhiều hình ảnh minh họa theo từng chủ đề. Là một giáo viên Tiếng Anh chắc hẳn các bạn không gặp khó khăn khi vào trang này. - Trang web cho bạn download nhiều hình ảnh động 3D rất ngộ nghĩnh. - Trang web dành cho việc trao đổi học Anh ngữ. - Trang web tra từ điển trực tuyến. Và còn rất nhiều trang web khác mà bạn có thể sưu tầm trên Internet để phục vụ nhu cầu của bạn. Chỉ việc vào www.google.com.vn và gõ vào những gì bạn cần tìm kiếm. h/ Một số phần mềm hỗ trợ hữu ích -ABC PowerPoint Converter ABC Amber PowerPoint Converter là công cụ chuyển đổi cao cấp giữa định dạng PowerPoint với các định dạng tài liệu khác (PDF, HTML, DOC v.v…) một cách nhanh chóng và dễ dàng. Phần mềm hỗ trợ hơn 50 ngôn ngữ khác nhau. -AutoPlay Me 2.00 Chỉ cần “kéo- thả” tệp tin Power Point và nhấn nút Write CD Now, AutoPlay Me 2.00 cho phép bạn ghi tệp tin trình diễn vào đĩa CD. Điểm mạnh của chương trình này là đĩa CD thành phẩm sẽ vẫn chạy tốt tác phẩm của bạn ngay cả khi trên máy không cài đặt Power Point. AutoPlay Me 2.00 có dung lượng 5,65MB. -WowChart 1.7 Để tăng thêm tính sinh động của bài thuyết trình vào Power Point, bạn có thể sử dụng thêm các biểu đồ dạng 3 chiều (3D). -PptXTREME Edit for PowerPoint 1.5 Tăng hiệu suất xử lý của ứng dụng PowerPoint với phần mềm này. -PowerPlugs Transitions: Tạo hiệu ứng 3D cho Slide Show Việc trình diễn hiệu ứng trên PowerPoint phần nào góp phần gây ấn tượng thêm cho việc thuyết trình. Tuy nhiên, PowerPoint chỉ cho bạn hạn hẹp một vài hiệu ứng 2D, hoặc cao hơn là các hiệu ứng nhúng, rất nhàm chán khi mà bạn phải cứ lặp đi lặp lại một vài hiệu ứng quen thuộc. Không cần mất thời gian cho việc trình diễn, chỉ cần vài hiệu ứng 3D đặc sắc, thêm vào một chút hợp lý là bạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột vài kinh nghiệm và thủ thuật để xây dựng giáo án điện tử bộ môn Anh Văn hiệu quả.doc
Tài liệu liên quan