* Về việc nghiên cứu tài liệu soạn giảng.
Kinh nghiệm dạy bài ẩn dụ (lớp 7) cho thấy: Giáo viên muốn chuyển tải được nội dung bài học đến với học sinh một cách có hiệu quả thì phải nắm được một cách bản chất nhất của phép tu từ này.
- Ẩn dụ trước hết là một phép chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau về một đặc điểm nào đó giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng.
Ví dụ: Chân người - chân núi - chân bàn
Giống nhau về vị trí: bộ phận dưới cùng nâng đỡ phần trên
chức năng.
Mũi người - mũi thuyền - mũi dao ( giống nhau về hình dáng, nhọn)
Những ẩn dụ như vậy gọi là ẩn dụ từ vựng, không có sắc thái biểu cảm. Bên cạnh các ẩn dụ từ vựng còn có các ẩn dụ từ vựng hóa ( ẩn dụ truyền thống).
- Ẩn dụ từ vựng hóa là những ẩn dụ tuy vẫn còn tính hình tượng nhưng do dùng nhiều nên đang chuyển thành cố định, có phần sáo mòn, giá trị biểu cảm không cao: Ví dụ đỉnh cao nghệ thuật, cái nôi văn minh.,
- Ẩn dụ tu từ là ẩn dụ gắn với cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Thông thường để hiểu được chúng phải đặt chúng trong khung cảnh sử dụng chung. ẩn dụ tu từ có sức biểu cảm cao, tạo tính hình tượng và tính hàm súc cho câu văn, câu thơ. ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh ( còn gọi là so sánh ngầm - một số ẩn dụ còn gọi là nhân hóa ( ẩn dụ cách thức).
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài suy nghĩ về việc: xây dựng hệ thống câu hỏi theo tinh thần tích hợp, tích cực cho tiết ẩn dụ môn ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
I. Cơ sở lí luận
Như chúng ta biết giáo án lên lớp là kế hoạch cụ thể của một giáo viên nhằm thực hiện một nội dung dạy học nào đó. Nói cụ thể, vì mỗi giáo viên với một đối tượng học sinh nhất định, một điều kiện cơ sở vật chất nhất định, một hoàn cảnh, một tình huống cụ thể...phải có một kế hoạch lên lớp cụ thể. trong việc biên soạn một giáo án ngữ văn, thiết kế được một hệ thống câu hỏi theo hướng tích cực hòa hoạt động của người học là hết sức quan trọng. Chương trình ngữ văn 6 được xây dựng trên nguyên tắc tích hợp và người giáo viên dạy ngữ văn phải tuân thủ nguyên tắc ấy trên tất cả các công đoạn. Tìm hiểu, soạn giáo án, lêm lớp, kiểm tra, đánh giá...Đặc biệt là trong việc soạn giảng. Cụ thể bài của giáo viên phải thiết kế được hệ thống câu hỏi theo hướng tích hợp và tích cực, có như vậy mới tự tin khi đứng trên bục giảng để chuyển tải nội dung bài học theo đúng tinh thần của phương pháp dạy học mới.
II. Cơ sở thực tiễn.
Một thực tế, trong giờ dạy học ngữ văn hiện nay việc chuẩn bị bài của học sinh chưa được phát huy ở giờ học trên lớp. Những gì thầy cô giáo đặt ra trong giờ văn học sinh ít hưởng ứng vì thấy " xa lạ" với những gì mình chuẩn bị ở nhà. Tình trạng học sinh chuẩn bị bài ở nhà một đường, giáo viên nêu câu hỏi trên lớp một nẻo, không liên quan gì đến nhau. Đặc biệt với phân môn Tiếng Việt, câu hỏi ở SGK quá ít, phần đa là những câu hỏi áp đặt, không phát huy trí lực của học sinh nên dù học sinh có chuẩn bị bài trước ở nhà thì đến lớp các em cũng cảm thấy xa lạ với hệ thống câu hỏi cả Thầy. Những gì chuẩn bị ở nhà không được cọ xát, trao đổi với giờ học trên lớp, bởi vậy mà dẫn đến giờ Tiếng Việt trở nên khô khan, nhàm chán, hiệu quả chưa cao. Một kinh nghiệm của bản thân là phải chuẩn bị và thiết kế được một hệ thống câu hỏi như thế nào đó cho lôgíc, linh hoạt, kích thích được tính tích cực của học sinh mà không vi phạm đến nguyên tắc hay đặc trưng, phương pháp của môn học thì hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn. Chương trình Ngữ văn 6 được xây dựng theo xu hướng tích hợp và đòi hỏi giáo viên phải thể hiện được nguyên tắc đó trên cơ sở phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Mặc dầu chương trình đã đáp ứng được nguyên tắc tích hợp - nhưng ở một số tiết, đặc biệt là tiết Tiếng Việt, các ngữ liệu, câu hỏi tìm hiểu bài vẫn chưa thực sự bổ trợ cho việc soạn, giảng theo tinh thần tích cực, tích hợp. Tiết 95:" ẩn dụ" ( Ngữ văn6- tập 2)là một thí dụ.
Bản thân đã dạy bài "ẩn dụ" ở lớp 7( Chương trình cũ). Trên cơ sở những kinh nghiệm giảng dạy bài này ở năm trước với việc nghiên cứu, tìm hiểu sách Ngữ văn 6 ( mới) bản thân đã soạn và giảng tiết ấn dụ ở lớp 6A theo tinh thần tích hợp, tích cực và đã đạt được hiệu qủa. Bản thân xin được trình bày một vài suy nghĩ khi xây dựng hệ thống câu hỏi của bài này. Mặc dầu đây là năm đầu dạy theo phương pháp mới song chủ quan nhận thấy có nhiều khả quan ở hệ thống câu hỏi này.
B: Giải quyết vấn đề.
I. Một vài suy nghĩ khi xây dựng hệ thống câu hỏi ở giáo án lên lớp.
Khi nói đến hệ thống câu hỏi trong một giờ học thông thường người ta nói đến hệ thống câu hỏi trong SGK và câu hỏi được giáo viên tổ chức trong bài giảng của mình. Hai hệ thống câu hỏi này có quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Câu hỏi trong SGK có tính chất định hướng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong bài học. Cón câu hỏi trong giờ học trên lớp là sự vận dụng cụ thể của giáo viên trong thực tế giảng dạy. Câu hỏi trong SGK có tính chất " Tĩnh" và tương đối ổn định, còn câu hỏi trong mỗi giờ học " động" hơn linh hoạt hơn, mang đậm dấu ấn của giáo viên trong việc nhận thức cũng như chuyển tải nội dung bài học đến với học sinh. Như vậy, việc đặt ra cho thầy và trò là đều phải chú ý nghiên cứu các câu hỏi trong SGK và hướng giải quyết. Về phía giáo viên phải xem xét và tận dụng tối đa những câu hỏi hay và hợp lý trong SGK để từ đó xây dựng một hệ thống câu hỏi trong giáo án sao cho học sinh thấy được mối quan hệ của những gì mình đã chuẩn bị ở nhà buộc các em phải suy nghĩ và làm sang rõ thêm những gì mà các em đã hiểu và nhận thức được bài học ở nhà kể cả việc nhận ra những điều các em hiểu chưa đúng, như vậy mới đảm bảo tính tích cựccủa học sinh. Nói tóm lại, trong giáo án của giáo viên không nhất thiết phải thể hiện tất cả các câu hỏi ở SGK nhưng cũng không thể thoát ly toàn bộ các câu hỏi ấy. Mọi sự dẫn dắt, thiết kế của thầy đều phải cùng hướng tới nhằm giúp học sinh tháo gỡ, trả lời những câu hỏi trong SGK để nắm được những chuẩn kiến thức. Trong dạy học theo hướng tích hợp, tích cực, hệ thống câu hỏi chiếm một vị trí quan trọng. SGK ngữ văn 6 viết theo chương trình mới đã thể hiện những ưu điểm về hệ thống câu hỏi theo tinh thần trên. Tuy nhiên ở một số bài vẫn được gọi là chưa được hoàn thiện, vì vậy xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng bài, từng tiết dạy sao cho phù hợp đối tượng, hoàn cảnh mà vẫn tuân thủ nguyên tắc tích hợp , đạt hiệu quả cao trong giờ học là điều mà mỗi giáo viên phải thực sự trăn trở và tìm tòi sáng tạo.
II. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho tiết ẩn dụ theo tinh thần tích hợp, tích cực.
. Trình bày: Mục tiêu cần đạt của tiết dạy giới thiệu nội dung và hệ thống câu hỏi ở tiết ẩn dụ ( Ngữ văn 6).
a. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh: Năm được khái niệm ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ.
- Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng việt.
- Bước đầu có kỹ năng tự tạo ra một số ẩn dụ ( yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi).
b. Nội dung bài học: Hệ thống câu hỏi ( ghi lại ở SGK ngữ văn 6)
I> ẩn dụ là gì?
1. Trong khổ thơ sau đây cụm từ " Người cha" được dùng để chỉ ai? Vìo sao có thể ví như vậy?
" Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm".
( Minh Huệ)
2. Cách nói này có gì giống và khác với so sánh?
Ghi nhớ: ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II> Các kiểu ẩn dụ:
1. Các từ in đậm dưới đây được dùng để chỉ những hiện tượng, sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy.
" Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"
( Nguyễn Đức Mậu).
2. Cách dùng cụm từ in đậm dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường.
" Chao ôi! trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng".
( Nguyễn Tuân)
3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần 1 và 2 hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ.
Ghi nhớ: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:
- ẩn dụ hình thức
- ẩn dụ cách thức
- ẩn dụ phẩm chất
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
III. Luyện tập: ( Phần luyện tập ở SGK không ghi lại)
(III). ý kiến cá nhân về câu hỏi ở SGK và việc nghiên cứu để soạn giảng.
1. Ngữ liệu: Lấy ở bài " Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ ( đảm bảo tích hợp ngang).
2. Câu hỏi: Cách nói này có gì giống và khác phép so sánh ( tích hợp dọc - phân môn tiếng việt: Bài so sánh) câu hỏi này cũng kích thích được tính tích cực của học sinh.
Trở lại phần mục tiêu cần đạt là giúp học sinh nắm được khái niệm "ẩn dụ" ( ẩn dụ là gì?) Tác dụng của ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ, nhưng trong hệ thống câu hỏi chưa có câu hỏi dẫn dắt để làm rõ : ẩn dụ là gì? chưa có câu hỏi phát hiện giá trị của phép tu từ này.( tác dụng)
Phần II của bài học nêu kiểu ẩn dụ nhưng câu hỏi phân tích để đi đến quy nạp các kiểu ẩn dụ cũng chưa có.
- Giúp học sinh tạo ra một số ẩn dụ. Phần luyện tập chưa có dạng bài tập này.
* Về việc nghiên cứu tài liệu soạn giảng.
Kinh nghiệm dạy bài ẩn dụ (lớp 7) cho thấy: Giáo viên muốn chuyển tải được nội dung bài học đến với học sinh một cách có hiệu quả thì phải nắm được một cách bản chất nhất của phép tu từ này.
- ẩn dụ trước hết là một phép chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau về một đặc điểm nào đó giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng.
Ví dụ: Chân người - chân núi - chân bàn
Giống nhau về vị trí: bộ phận dưới cùng nâng đỡ phần trên
chức năng.
Mũi người - mũi thuyền - mũi dao ( giống nhau về hình dáng, nhọn)
Những ẩn dụ như vậy gọi là ẩn dụ từ vựng, không có sắc thái biểu cảm. Bên cạnh các ẩn dụ từ vựng còn có các ẩn dụ từ vựng hóa ( ẩn dụ truyền thống).
- ẩn dụ từ vựng hóa là những ẩn dụ tuy vẫn còn tính hình tượng nhưng do dùng nhiều nên đang chuyển thành cố định, có phần sáo mòn, giá trị biểu cảm không cao: Ví dụ đỉnh cao nghệ thuật, cái nôi văn minh...,
- ẩn dụ tu từ là ẩn dụ gắn với cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Thông thường để hiểu được chúng phải đặt chúng trong khung cảnh sử dụng chung. ẩn dụ tu từ có sức biểu cảm cao, tạo tính hình tượng và tính hàm súc cho câu văn, câu thơ. ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh ( còn gọi là so sánh ngầm - một số ẩn dụ còn gọi là nhân hóa ( ẩn dụ cách thức).
Mặc dù tiết ẩn dụ lớp 6 được soạn trên tinh thần cải cách, các đơn vị kiến thức được mở rộng và nâng cao hơn. Nhưng trước khi soạn tiết này bản thân cũng tham khảo thêm sách giáo khoa ngữ văn 7 cũ ( bài ẩn dụ) để đối sánh xem những câu hỏi vận dụng được vào bài soạn theo hướng tích hợp, tích cực thì sử dụng chứ không nên phủ nhận hoàn toàn cái cũ.
3. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho tiết ẩn dụ ( lớp 6) theo tinh thần tích hợp, tích cực. ( xin được trình bày cả hướng trả lời).
- Giáo viên ghi ngữ liệu: " Anh đội viên.......
Người cha........."
? Người Cha là danh từ chung hay danh từ riêng? vì sao em biết. Danh từ riêng
được viết hoa
? Danh từ người Cha được dùng để chỉ ai? Bác Hồ
? Vì sao tác giả lại gọi Bác Hồ bằng "người Cha"?
? Theo em cách diễn đạt của Minh Huệ có gì giống và khác cách diễn đạt " Bác Hồ như người cha" Đốt lửa cho anh nằm.?
- Giống: Đều so sánh Bác với người cha
- Khác: Minh Huệ chỉ nêu hình ảnh người cha, không nêu Bác Hồ. Còn cách diễn đạt sau đều nêu lên cả hình ảnh so sánh và hình ảnh được so sánh.
Như vậy, cách diễn đạt của Minh Huệ vừa có điểm giống phép so sánh, vùa có điểm không giống phép so sánh. Cách diễn đạt đó gọi là phép tu từ ẩn dụ.
? Vậy theo em hiểu thế nào là ẩn dụ? ( ẩn dụ là gì).
? Em hãy lấy một ví dụ về phép ản dụ mà em biết?
1. Khái niệm:
Ví dụ: Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lóc
( Trần Đăng Khoa)
Sau khi cho học sinh nắm được khái niệm về ẩn dụ, giáo viên dẫn dắt nhận ra tác dụng của ẩn dụ bằng các câu hỏi.
? Em có nhận xét gì về giá trị biểu cảm của các cách diễn đạt sau?
- Cách1: Bác Hồ mái tóc bạc - Sắc thái bình thường - không có giá trị
Đốt lửa cho anh nằm biểu cảm.
- Cách 2: Bác Hồ như người cha - có giá trị biểu cảm - tạo sự gần gũi, thân
Đốt lửa cho anh nằm thiết giữa Bác và Bộ đội.
- Cách 3: Người cha mái tóc bạc - Giá trị biểu cảm cao, gợi hình gợi cảm,
Đốt lửa cho anh nằm có tính hàm súc, cô đọng.
? Theo em sử dụng phép ẩn dụ 2. Tác dụng của ẩn dụ
trong nói và viết có tác dụng gì?
Chuyển sang phần bài học. Trong nói và viết, đặc biệt trong văn thơ ta bắt gặp nhiều hình ảnh ẩn dụ. Vậy ẩn dụ thường được diễn đạt bằng những hình thức nào? ( II. Các kiểu ẩn dụ)
? Xét ở ví dụ a ta thấy người cha là một ẩn
dụ, theo em người cha và Bác Hồ có những Tương đồng về mặt phẩm chất
nét tương đồng về mặt hình thức hay phẩm chất?
- Học sinh đọc ví dụ b, c.
? Chỉ ra những ẩn dụ trong 2 ví dụ trên? b, Thắp - lửa hồng
c, Nắng giòn tan
? Theo em từ thắp trong ví dụ b tương Thắp - nở hoa
đồng với hiện tượng gì? lửa hồng ở đây Lửa hồng - Hoa màu đỏ
chỉ cái gì?
? Trong 2 ẩn dụ ở câu b thì ẩn dụ nào
dựa trên cơ sở tương đồng về hình thức - Thắp: ẩn dụ cách thức
và ẩn dụ nào tương đồng về cách thức? - Lửa hồng: hình thức
? Theo em cụm từ " nắng giòn tan" có > Cách ví von kỳ lạ độc đáo
gì đặc biệt? , giòn tan là âm thanh đối
tượng của thính giác lại được
dùng cho đối tượng thị giác
? Vậy phép ẩn dụ này dựa trên cơ sở nào? - Chuyển đổi cảm giác ( từ
Nó có tác dụng gì? thính giác, vị giác sang thị
giác)
- Tạo liên tưởng mới mẻ.
Như vậy để tạo được phép ẩn dụ, người ta đã dựa trên những cơ sở khác nhau, có khi người ta dựa vào những nét tương đồng về phẩm chất ( VDa), có khi lại dựa vào những nét tương đồng về hình thức, cách thức ( VD b), nhưng có khi lại dựa vào sự chuyển đổi cảm giác ( VD c). Đó chính là những kiểu ẩn dụ chúng ta thường gặp.
? Vậy có mấy kiểu ẩn dụ, đó là những - 4 kiểu ẩn dụ:
kiểu nào? + ẩn dụ hình thức
+ ẩn dụ cách thức
+ ẩn dụ phẩm chất
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
? Hãy tìm một số ví dụ về ẩn dụ VD: Điện theo trăng vào phòng ngủ công cách thức? nhân
Anh lên xe trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ
? Em có nhận xét gì về các ẩn dụ - Giống phép nhân hóa
thuộc kiểu này?
*Lưu ý: - Một số ẩn dụ được gọi là nhân hóa ( ẩn dụ cách thức)
- Muốn hiểu được giá trị của ẩn dụ thì phải đặt nó vào văn cảnh cụ thể và phải có cảm nhận tinh tế thì mới hiểu đúng và đầy đủ tác dụng của nó.
* Phần luyện tập:
( bài tập 1: Đã làm trong phần tìm hiểu bài)
- Bài tập 2 và 3 là dạng bài tập phát hiện
- Hai bài tập này sách " Bài tập ngữ văn " Học sinh 100% có bài tập giải nên giáo viên đi nhanh những yêu cầu của 2 bài tập này trong SGK .
- Chú trọng phần bài tập theo tinh thần tích hợp, tích cực.
?. Tìm ẩn dụ trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu và " Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
( Lượm - TH)
" Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là mèo"
?. Nói rõ thuộc kiểu ẩn dụ nào? tác dụng của ẩn dụ đó?
? Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng ẩn dụ hình thức ( bài tập này vừa kích thích tính tích cực, sáng tạo của học sinh vừa đi đúng mục tiêu cần đạt của tiết học, bước đầu có kỹ năng tạo ra một số ẩn dụ).
* Củng cố dặn dò:
- ẩn dụ là gì? tác dụng?
- ẩn dụ và so sánh có điểm gì giống và khác nhau?
- Trong các kiểu ẩn dụ thường gặp thì kiểu ẩn dụ nào tương đồng với phép nhân hóa?
- Xem và chuẩn bị tiết : Luyện nói về văn miêu tả
Trên đây là hệ thống câu hỏi và phương án trả lời của tiết ẩn dụ ( lớp 6 - CCGD) được soạn theo tinh thần tích hợp và tích cực mà chương trình cải cách yêu cầu, vừa đảm bảo được đặc trưng của phương pháp dạy học mới.
Theo tôi các câu hỏi ở 1, 4, 17 ở phần tìm hiểu bài thuộc loại câu hỏi tích hợp.
Các câu hỏi 3, 9, 13, 17 thuộc kiểu câu hỏi đặt vấn đề ( tích cực)
Các câu hỏi khác là kiểu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, quy nạp...
Các kiểu câu hỏi đó được sắp xếp theo một trình tự lô gíc, khoa học, cùng làm nổi bật nội dung cần chuyển tải.
- Bài tập 1 ( bài tập ngoài) là kiểu bài tập tích hợp ( tích hợp ngang))
4. Kết quả thu được:
Bản thân đã thực hiện bài dạy này ở lớp 6D và đã thành công cụ thể là:
- Về phía giáo viên: Cảm thấy tự tin khi thực hiện hệ thống câu hỏi này khi đứng trên bục giảng
- Về phía học sinh: Các em sôi nổi xây dựng bài, hiểu bài, một số em đã tạo được ẩn dụ trong viết đoạn văn, đa phần các em nhận dạng được các kiểu ẩn dụ và phân tích được tác dụng cả chúng.
- Qua kiểm tra 15 phút về kiến thức trong bài " ẩn dụ" thì số học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng lên đáng kể.
C. Kết luận
Mặc dầu là năm đầu giảng dạy bộ môn ngữ văn 6 theo hướng tích hợp từ chương trình đến phương pháp đều còn là mới mẻ, sẽ rất là lúng túng khi soạn, giảng các tiết lên lớp. Song qua thời gian chuyên đề thay sách, qua việc dự giờ trên băng hình và nghiên cứu tài liệu soạn giảng, học hỏi những đồng nghiệp đi trước, bản thân đã cố gắng và đầu tư nhiều cho khâu soạn giáo án lên lớp, đặc biệt là chuẩn bị thiết kế hệ thống câu hỏi ch bài giảng. Bản thân cũng rất tâm đắc với tiết dạy " ẩn dụ" ( Sách Ngữ văn 6) và xin được trình bày hệ thống câu hỏi như đã nêu trên.
Với bản lĩnh của người đứng lớp, bản thân có thể xem đây là một thành công. Nhưng với Hội đồng khoa học các cấp, với kinh nghiệm và năng lực của những bậc anh chị, bản thân thiết nghĩ đây chỉ là những gì còn ở mức đôh sơ khai. Viết kinh nghiệm này bản thân không mong gì hơn ngoài sự chân tình đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học và của bạn bè đồng nghiệp để bản thân có thể nhìn thấy những hạn chế của mình mà vươn lên học hỏi, tim tòi, sáng tạo trong giảng dạy, đáp ứng tinh thần thay sách trong những năm tới.
Diễn Hải Ngày 20/4/2008
Giáo viên :
ý kiến của hội đồng thẩm định Nguyễn Đức Trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Một vài suy nghĩ về việc- Xây dựng hệ thống câu hỏi theo tinh thần tích hợp, tích cực cho tiết ẩn dụ môn ngữ văn lớp 6.doc