Với trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi): Đối với trẻ mẫu giáo lớn trẻ có khả năng thực hiện tốt tất cả các vận động cơ bản, trẻ có ý thức hơn đối với những lời chỉ dẫn của cô, trẻ có khả năng quan sát tốt hơn và nhớ lại các động tác được nhiều hơn, đồng thời trẻ cũng tự tin hơn trong vận động, trẻ có thể thực hiện được các động tác khó với những yêu cầu cao hơn và phối hợp vận động một cách chính xác trẻ có thể đứng co một chân trong khoảng 10 giây, vừa đi vừa đập bắt bóng và có thể dùng kéo cắt các hình theo đường thẳng, đường tròn, thậm chí đến cuối độ tuổi trẻ có thể cắt theo đường viền của hình vẽ
41 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho trẻ mẫu giáo có sức khỏe, phát triển cơ thể cân đối hài hòa, trẻ nhanh nhẹn hoạt bát mạnh dạn ở bất cứ nơi đâu.
Giúp trẻ có tính đoàn kết trong môi trường tập thể khi tham gia các bài tập thể dục, trò chơi.v.v
Là tiền đề để phát triển tài năng của trẻ trong môn thể dục sau này khi trẻ lên các bậc học khác.
II. Phương pháp tiến hành
1. Mô tả giải pháp của đề tài
1.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch.
Sau khi tham dự lớp tập huấn huyên đề phát triển vận động do Phòng giáo dục và đào tạo huyện Khoái Châu mở ngày 23 tháng 1 năm 2015 và lớp tập huấn chuyên môn ngày 10 tháng 8 năm 2015 do Sở giáo dục và Đào tạo Hưng Yên mở trong đó có một phần về việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động, để 100% giáo viên trường tôi thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động và xây dựng kế hoạch giáo dục năm học của từng giáo viên đạt hiệu quả thì bản thân tôi xây dựng kế hoạch năm học 2015-2016 ngay trong tháng 8. Sau khi được đồng chí Hiệu trường duyện bản kế hoạch tôi triển khai ngay tới toàn thể giáo viên trong trường, rất nhiều chỉ tiêu trong bản kế hoạch của tôi nêu ra như: Chất lượng giáo dục; Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn như: Xây dựng các mục tiêu, chỉ số theo các độ tuổi trong các lĩnh vực thì chỉ tiêu, biện pháp viêc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cũng được nhắc tới chỉ tiêu mà tôi đưa ra và được triển khai tới toàn thể giáo viên là:
- 100% các đồng chí giáo viên trong trường đổi mới trong các xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, khi xây dựng chi tiết cụ thể theo từng chủ đề, các lĩnh vực gắn liền với thời gian thực hiện đầy đủ các môn học lĩnh vực.
- Tổ chuyên môn cần đổi mới khi sinh hoạt tổ mỗi tuần trong tháng.
- 100% các lớp mẫu giáo thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động.
- 8/8 nhóm lớp thiết kế hoạt động chuyên đề thể dục hấp dẫn, sáng tạo đạt hiệu quả, đồ dùng phục vụ chuyên đề đầy đủ, phù hợp.
- 100% đồng chí giáo viên nhà trường nói chung, 11/11 giáo viên khối mẫu giáo nói riêng thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục phát huy tài năng của bản thân, làm bổ sung đồ dùng đồ chơi phục vụ việc giảng dạy trong các môn học và tập chung cho môn thể dục.
Ngoài ra trong bản kế hoạch năm học của tôi còn nêu cụ thể từng đợt chuyên đề trong năm học về yêu cầu, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện như thế nào, năm học này tôi tập chung sâu về chuyên đề phát triển vận động được thực hiện làm 3 - 4 đợt trong năm ( Đợt 1: tháng 8/2015; Đợt 2: tháng 10/2015; Đợt 3: tháng 12/2015; Đợt 4: tháng 3/2016).
Sau khi giáo viên trong toàn nhà trường nghe bản kế hoạch năm học của tôi, tôi đã chỉ đạo đồng chí Tường Thị Thúy Hòa là tổ trưởng xây dựng kế hoạch chuyên môn riêng của tổ, kế hoạch cần phải bám sát vào bản kế hoạch của bản thân tôi và cũng được triển khai trong buổi họp chuyên môn tổ ngay trong tháng 8.
Cuối tháng 8 chuẩn bị vào chương trình giảng dạy chính thức của năm học mới tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng bản kế hoạch giáo dục năm học thực hiện theo đúng cấu trúc mà buổi tập huấn tại Sở giáo dục Hưng Yên, Phòng giáo dục và Đào tạo khoái châu quy định, bản kế hoạch giáo dục cũng phải bám sát vào kế hoạch năm học của tổ trưởng chuyên môn, khi xây dựng các mục tiêu về lĩnh vực thể chất thì bản thân giáo viên phải nắm rõ yêu cầu của từng hoạt động, tình hình thực tế nhận thức của trẻ, cơ sở vật chất trang thiết bị của lớp, nội dung bám sát vào chương trình khung của từng độ tuổi. Để xây dựng kế hoạch một cách hợp lý, tôi đã chỉ đạo giáo viên lựa chọn các động tác phát triển các nhóm cơ, hô hấp các động tác tay, chân, thân, bụng, bật từ rễ đến khó các động tác phù hợp với chủ đề trong các tiết thể dục buổi sáng còn với những bài tập vận động cơ bản thì đầu năm học giáo viên lên lựa chọn các bài tập vận động như “Đi” tiếp đến là “Chạy”, xong rồi là bài tập “Bật; Nhảy; Tung bắt bóng”.v.v cuối năm học giáo viên lựa chọn vật động “Bò; Trèo; Trườn” và các bài tập tổng hợp.
Còn đối với 2 lớp 5 tuổi khi thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ngoài việc thực hiện các mục tiêu chỉ số về lĩnh vực phát triển thể chất đã có sẵn trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi giáo viên cần thực hiện đủ các vận đông như: bò, trườn không có trong bộ chuẩn lựa chọn từ chương trình khung để xây dựng vào kế hoạch giáo dục năm học, đưa vào chủ đề, khi xây dựng cũng thực hiện từ muc tiêu từ dễ đến mục tiêu khó. Qua kiểm tra và duyệt kế hoạch giáo dục giáo năm học hầu hết giáo viên trong các lớp mẫu giáo đã biết lựa chọn và xây dựng các bài tập phát triển vận động các nhóm cơ hô hấp và bài tập vận động cơ bản phù hợp với thời gian và chủ đề.
Ví dụ: Bản kế hoạch giáo dục năm học 2015-2016 lớp 3 tuổi trong phần mục tiêu, nội dung.
Chủ đề
Mục tiêu
Nội dung
- Chủ đề 1: Bé tới trường mầm non
( 3 tuần)
+ Trẻ thực hiện được và tập các động tác phát triển các nhóm cơ tay, chân, bụng, lườn, lưng.
+ Trẻ thực hiện được đầy đủ các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh đếm và lời ca bài “ Vui đến trường”
- ĐT tay; hai tay đưa lên cao hạ xuống
- ĐT chân: hai tay ra trước song song bằng vai đồng thời nhún chân
- ĐT bụng; Hai tay đưa lên cao cúi gập người về phía trước.
- Bật: tại chỗ
- Trẻ thực hiện được vận động đi hết đoạn đường hẹp ( 3mx0,2m). đi kiễng gót liên tục 3 m
- Đi trong đường hẹp ( 3mx 0,2m)
- Đi kiễng gót chân
- Đi kiễng gót liên tục 3 m
- Chủ đề 2: Bản thân
( 4 tuần)
+Trẻ thực hiện đầy đủ và tập các động tác phát triển các nhóm cơ tay, chân, bụng, lườn, lưng.
Trẻ thực hiện được đầy đủ, đúng các động tác trong bài thể dục buổi sáng theo hiệu lệnh đếm và lời ca bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
- ĐT tay: hai tay đưa ra phía trước sau đó nắm vào hai tai lắc lư đầu
- ĐT chân; Hai tay chắp gối đồng thời xoay gối
- ĐT lườn: Hai tay chống hông nghiêng người sang hai bên
- ĐT bật: Bật tại chỗ
- Trẻ biết kiểm soát được vận động : Đi/ Chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh, chạy đúng hướng theo đường dích dắc không chệch ra ngoài.
- Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích rắc
- Trẻ thể hiện được sự nhanh nhẹn trong ném trúng đích ngang xa 1,5m
- Ném trúng đính nằm ngang bằng 1 tay
- Ném trúng đích ngang bằng 1 tay xa 1- 1,5 m
- Chủ đề 10: Quê hương đất nước- Bác Hồ
( 3 tuần)
- Trẻ thực hiện chính xác đầy đủ, đúng các động tác phát triển nhóm cơ tay, chân, bụng, bật
Trẻ thực hiện được đầy đủ, đúng chính xác các động tác trong bài thể dục buổi sáng theo lời ca bài “ Yêu hà nội”
- ĐT tay: Hai tay đưa ngang bằng vai ra trước đưa sang phải đưa sang trái.
- ĐT chân: Hai tay chống hông một chân đưa ra phía trước khuỵ gối
- ĐT bụng: Hai tay lên cao cúi qập người về phía trước tay chạm ngón chân
- ĐT bật: Bật chụm tách chân
- Trẻ biết phối hợp tay , mắt , chân khi thực hiện vận động ném, trườn, bò
- Ném xa bằng một tay- chạy nhanh 12 m
- Trườn sấp kế hợp trèo qua ghế
- Bò chui qua cổng
Sau khi giáo viên các lớp mẫu giáo đã xây dựng bản kế hoạch giáo dục tôi thu và duyện nhận xét kỹ ghi đầy đủ phần ưu điểm và hạn chế có đóng dấu của nhà trường để giáo viên biết được, từ bản kế hoạch của giáo viên tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch chủ đề phải bám sát vào kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch tuần lựa chọn các hoạt động trong kế hoạch chủ đề để xây dựng các hoạt động trong tuần sau đó giáo viên soạn chi tiết cụ thể kế hoạch từng ngày trong chủ đề.
1.2. Giải pháp 2: Chuẩn bị tối môi trường, đồ dùng trang thiết bị kích thích trẻ tích cực vận động.
+ Chuẩn bị tốt môi trường cho trẻ đến với thể dục.
Việc xây dựng môi trường có tốt hay không phụ thuộc vào chúng ta, nếu một môi trường tốt thì sẽ khuấy động sự tò mò, ham thích khám phá của trẻ, tạo cho trẻ những thử thách, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia một cách tự nguyện hứng thú.
Tôi đã chỉ đạo giao viên cần quan tâm môi trường ngoài lớp học và môi trường trong lớp học
- Với môi trường ngoài lớp học:
4/4 khu lớp tại trường tôi khoảng diện tích sân trường không rộng, khuôn viên sân trường nhỏ hẹp và được bê tông hóa, với môn học thể dục thì phần lớn trẻ đều phải tập luyện ngoài sân trường từ hoạt động chính đến các hoạt động phụ do vậy giáo viên phải nghĩ cách làm sao đảm bảo an toàn cho trẻ. Thực hiện tốt chuyên đề vận động này tôi đã bàn với 2 đồng chí ban giám hiệu tham mưu làm tờ trình xin UBND xã Liên Khê cho phép nhà trường làm công tác xã hội hóa giáo dục từ phụ huynh học sinh, các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp như công ty Mây tre đan, công ty gạch Bẩy Hương, quỹ tín dụng xã..v.v khi được sự nhất trí của UBND xã, ban giám hiệu nhà trường cùng hội cha mẹ phụ huynh lên kế hoạch mua sắm từ các khoản đóng góp ủng hộ thu được kết quả đã mua bổ sung được các tấm thảm mềm được tạo như những mảng cỏ được đặt trên một góc sân bê tông hóa để giúp trẻ an toàn khi thực hiện các tiết vận động bên cạch đó mua bổ sung một số đồ dùng như thang leo chữ A, xich đu, cầu trượt, nhà bóng.v.v.
- Môi trường trong lớp học:
Nhà trường chúng tôi rất nhiều năm nay chưa có phòng thể chất dành riêng cho trẻ học tập. Để tạo không gian trong lớp học đảm bảo tất cả các lĩnh vực nói chung đặc biệt môn thể dục nói riêng trong 4 khu lớp, tôi đã chỉ đạo giáo viên cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng có thể như tận dụng hành lang bên ngoài hiên hè tại các khu lớp, giáo viên tạo ra các mô hình có thể cho trẻ luyện tập một số vận động như: đi thăng bằng trên dây thừng hoặc trên ghế thể dục, ném còn, ném vòng vào chai, giáo viên có thể tận dụng mảng tường treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, tạo một vài thùng cát tông để trẻ có thể bò chui qua đường hầm, tạo những hình khối để trẻ có thể tự xắp xếp bật nhảy. Còn những đồ dùng đồ chơi như những quả bóng các loại kích cỡ khác nhau giáo viên để trong những chiếc rổ lớn, những chiếc vòng, gậy thể dục giáo viên để ngay trên các tủ góc lớp để nơi thuận tiện nhất cho trẻ tự lấy một cách rễ dàng hoặc giáo viên có thể treo hay dán một số hình ảnh tập thể dục của trẻ tại lớp ngay tại bảng tuyên truyền để hàng ngày kich thích sự yêu thích của trẻ khi đến với môn thể dục này.
+ Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị kích thích trẻ tích cực vận động.
Với một số đồ dùng đồ chơi từ nguốn xã hội hóa và sự đóng góp của của cha
mẹ phụ huynh học sinh mua bổ sung ngay đầu năm học cho trẻ vẫn là chưa đủ khi dạy trẻ thực hiện tốt chuyên đề này, để kích thích trẻ tích cực vận động thì số lượng đồ dùng đồ chơi đỏi hỏi cần nhiều và phong phú tất cả trẻ đều được sử dụng.
Thực hiện kế hoạch hội thi “Vẽ tranh và triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo” cấp huyện năm học 2015-2016, ngay từ đầu tháng 8 nhà trường đã xây dựng kế hoạch về tổ chức hội thi “vẽ tranh và triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cấp trường”, chủ đề triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo tập trung phục vụ các lĩnh vực, chủ đề và các hoạt động vui chơi, (khuyến khích sáng tạo đồ dùng nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động), kế hoạch thời gian tổ chức hội thi trong tháng 12. Tôi nhận thấy sau khi triển khai kế hoạch vào các tháng đầu năm các đồng chí giáo viên trường tôi rất nhiệt tình trong việc luyện tập cho trẻ và sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có giáo viên hăng say làm đồ dùng đồ chơi trong những thời gian có thể như các buổi họp chuyên môn về làm bổ sung đồ dùng đồ chơi, các buổi tối tranh thủ khi ở nhà, nhiều giáo viên đã biết kết hợp với phụ huynh học sinh cùng chung tay góp sức làm để tạo ra rất nhiều sản phẩm mang đến hội thi và trong hội thi cấp trường ngày 26 tháng 12 năm 2015 kết quả từ ban tổ chức hội thi đã lựa chọn được rất nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các lĩnh vực, môn học trong đó có một số đồ dùng nổi bật cho môn học thể dục của ba lớp đạt giải nhất, giải nhì , giải ba trong trường đó là lớp cô: Bùi Thanh Huyền, cô Đinh Thị Ngát, Cô Lê Thị Liên, cô Đỗ Thị Hương đồ dùng thể dục gồm:
+ Đồ dùng: “Cổng chui”
Nguyên vật liệu: Giáo viên sưu tầm lốp xe máy, rất nhiều vỏ chai, lon bia, hộp sữa được sử dụng;
Tác dụng: Trong hoạt động học trong bài tập vận động cơ bản bò chui qua cổng, hoạt động ngoài trời, hoạt động chơi và luyện tập trong hoạt động chiều mọi lúc mọi nơi.
+ Đồ chơi: “Phi ngựa”
Nguyên vật liệu: Sưu tầm lốp ô tô, các thanh gỗ vông tròn của phụ huynh học sinh tại lớp mang đến.
Tác dụng: Trong hoạt động chơi ngoài trời, mọi lúc mọi nơi, hoạt động một phút thể dục.
+ Đồ dùng, đồ chơi: “cử tạ; điểm dích rắc”
Nguyên vật liệu: Sưu tầm các quả bóng, hộp sữa, xốp màu, hồ nước. thanh gỗ tròn, cát
Tác dụng: Thường thực hiện trong một phút thể dục, hoạt động học các bài tập vận động cơ bản có liên quan đến vận động đi, bò, lăn bóng qua các điểm rích rắc, trong chơi luyện tập hoạt động chiều
+ Đồ dùng, đồ chơi: “Bước qua vật cản , Cột ném bóng”
Nguyên vật liệu: Ống nhựa, dây dù mềm, lưới, xốp
Tác dụng: Thực hiện trong hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời, mọi lúc mọi nơi khi cho trẻ bước qua các vật cản, ném bóng..
+ Đồ dùng đồ chơi: “Vòng thể dục”
Nguyên vật liệu: Lốp xe đạp, sơn, giấy màu
Tác dụng: Thực hiện trong hoạt động học trong các bài vận động cơ bản về bật, hoạt động các giờ chơi, hoạt động chiều, mọi lúc mọi nơi.
+ Đồ dùng đồ chơi: “Đi trong đường hẹp; Đi trong đường rích rắc”
Nguyên vật liệu: Ống nhựa, sơn, dây thừng
Tác dụng: Thực hiện trong hoạt động học trong các bài vận động cơ bản về đi
Thực hiện trong phần nâng cao, mọi lúc mọi nơi.
+ Đồ dùng đồ chơi: “ Bôinh”
Nguyên vật liệu: Chai các loại, thẻ chữ cái, thùng cát tông, xốp màu, vỏ lon bia. vỏ hộp sựa chua.
Tác dụng: Thực hiện trong hoạt động chơi, và mọi lúc mọi nơi
Với các đồ dùng đồ chơi tôi nêu trên giáo viên trường tôi đã cho trẻ chơi,
trẻ rất hứng thú say mê, an toàn khi thực hiện, đã bổ sung thêm cho những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học thể dục, các loại đồ dùng đồ chơi trên nhà trường chúng tôi đã mang tham dự hội thi “vẽ tranh và triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo” cấp huyện. Qua buổi tổng kết hội thi những đồ dùng đồ chơi trên được ban tổ chức hội thi Phòng GD&ĐT huyện Khoái Châu đánh giá rất cao và được lựa chọn mang đi tham dự hội thi “vẽ tranh và triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo” cấp tỉnh trong tháng 3 năm 2016.
1.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo xây dựng lớp điểm, thực hiện tốt chuyên đề đúng theo kế hoạch.
Sau khi các lớp đã xây dựng kế hoạch giáo dục năm học đầy đủ, các nhóm lớp đã chuẩn bị tối môi trường, đồ dùng trang thiết bị kích thích trẻ tích cực vận động việc xây dựng lớp điểm và thực hiện chuyên đề theo đúng kế hoạch cũng là điều cần bàn tới. Tôi cùng đồng chí tổ trưởng thống nhất thực hiện chuyên đề theo đúng kế hoạch đầu năm tôi và đồng chí tổ trưởng đã xây dựng, khi thực hiện chuyên đề này chúng tôi đã chọn khu Kênh Hạ làm điểm vì khu đó có diện tích sân trường rộng, cây xanh bóng mát, diệt tích phòng học rộng, lựa chon các cô giáo dạy chuyên đề kiến tập là các cô giáo chủ nhiệm trong 3 độ tuổi trong khối đạt giáo viên dạy giỏi nhiều năm như cô Bùi Thị Thanh Huyền dạy lớp 3 tuổi, Đỗ Thị Hương chủ nhiệm lớp 5 tuổi, Lê Thị Liên chủ nhiệm lớp 4 tuổi.
Thực hiện chuyên đề, kiến tập trường trong phát triển vận động tôi chia làm 4 đợt như sau:
* Đợt 1: Sau các buổi tập huấn do Sở giáo dục đào tạo Hưng yên và Phòng giáo dục đào tạo huyện Khoái mở tôi đã trình bầy trong biện pháp1, tôi đã triển ngay tới toàn thể giáo viên trong trường trong tháng 3 năm 2015và thực hiện chuyên đề vào ngày 22 tháng 8 năm 2015. Nội dung chuyên đề là triển khai phương pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non, phần chuyên đề này bản thân tôi là người trực tiếp triển khai.
Với tiết thực hành phân đồng chí Tường Thị Thúy Hòa tổ trưởng trực tiếp dạy một tiết thực hành lớp 5 tuổi do tôi cùng đồng chí đó thiết kế bài dạy.
* Đợt 2: Thực hiện chuyên đề ngày 17 tháng 10 năm 2015, buổi chuyên đề này tập chung vào các tiết thực hành, tôi phân công hai đồng chí: Đồng chí Bùi Thanh Huyền dạy một tiết độ tuổi 3 tuổi và đồng chí Lê Thị Liên dạy 1 tiết độ tuổi 4 tuổi, sau khi dự xong 2 tiết tôi yêu cầu từng đồng chí giáo viên trong tổ đưa ra ý kiến nhận xét, đồng chí tổ trưởng nhận xét cuối cùng và tôi là người kết luận, thời gian còn lại vào buổi chiều tôi mở băng đĩa các động tác của bài tập vận động cơ bản mà nhà trường đã được nhận tại lớp tập huấn do Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên mở, sau khi các đồng chí giáo viên trong tổ xem và đã trao đổi thảo luận rút được kinh nghiệm cho bản thân tôi nhận thấy khi đi thanh kiểm tra dự giờ các lớp giáo viên trong tổ đã thực hiện chính xác các bài tập vận động cơ bản đó khi dạy trẻ.
* Đợt 3: Vào tháng 12 khi mà các đồng chí đã năm chắc phương pháp, hình thức tổ chức, kỹ năng thực hiện các bài tập vận động đã phần nào chính xác tôi tiếp tục tổ chức một buổi chuyên đề nữa nhằm mục đích củng cố sâu kiến thức cho giáo viên khi thực hiện chuyên đề này, buổi tập huấn này tôi chỉ lên kế hoạch 1 tiết thực hành và phân cho đồng chí Đỗ Thị Hương dạy lớp 5 tuổi thực hiện giờ thể dục đó lựa chọn đề tài khó hơn với bài tập tổng hợp “ Ném trúng đích thẳng đứng nhảy lò cò khoảng 10 m”, sau khi trao đổi thảo luận về tiết dạy của đồng chí Hương tôi cho giáo viên trao đổi về một phút thể dục và trao đổi về việc lựa chon trò chơi củng cố tiết dạy làm sao cho phù hợp với bài tập vận động cơ bản, thời gian còn lại bản thân tôi sẽ giải đáp thắc mắc những ý kiến của giáo viên trong quá trình thực hiện chuyên đề vận động.
* Đợt 4: Trong tháng 3 năm 2016 tôi chỉ đạo đồng chí Tường Thị Thúy
Hòa tổ chức buổi chuyên đề phân giáo viên thành các nhóm nhỏ, phát mỗi nhóm 1 tờ giấy tô ky to yêu cầu các nhóm ghi lại phương pháp cách tiến hành một tiết thể dục và xây dựng một vài ý tưởng về cách tổ chưc tiết học thể dục đạt hiệu quả phát huy tích tích cực của trẻ. Các nhóm cử đại diện lên trình bầy, các nhóm khác nhận xét. Đồng chí tổ trưởng nhận xét chung, sau đó tôi là người sẽ tổng kết sau các buổi chuyên đề và rút kinh nghiệm cho các buổi chuyên đề sau.
Không những các buổi chuyên đề vận động thực hiện theo đúng kế hoạch mà tôi nêu trên thì vào những buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần trong các tháng ngoài việc trao đổi về phương pháp các môn hoc khác giáo viên trong khối còn trao đổi rất nhiều về môn thể dục như: Trao đổi về làm đồ dùng đồ chơi phục vụ môn thể dục, thực hành luyện tập lại các bài tập vận động cơ bản chẳng hạn động tác “Lăn bóng và đi theo bóng”; “ Bật xa; bật sâu” ở các độ tuổi hoặc vận động “Bò thấp chui qua cổng” và các bài tập tổng hợp như: “ ném xa bằng một tay- chạy nhanh 15 m”. các bài tập nêu trên giáo viên đã xây dựng trong bản kế hoạch giáo dục năm học, ngoài ra còn trao đổi về hình thức tổ chức tiết dạy thông qua phần trò chuyện, phần khởi động, phần trọng đông và hồi tĩnh, từng giáo viên nêu ý kiên riêng của mình trong qúa trình thực hiện chuyên đề những mặt hạn chế.v.v.
Ví dụ 1: Hình ảnh minh họa trong buổi sinh hoạt chuyên môn( giáo viên đang luyện tập lại vận động cơ bản: “Lăn bóng và đi theo bóng” giáo viên cần làm đúng thao tác kỹ năng là lăn bóng bằng các ngón tay chứ không phải lăn bóng bằng cả lòng bàn tay như nhiều giáo viên đã thực hiện.
Ví dụ 2: Giáo viên trao đổi và tập luyện các động tác phát triển nhóm cơ hô hấp (tay, chân, bụng, lườn, bật ) cho chính xác khớp với các bản nhạc để phục vụ cho thể dục buổi sáng, bài tập phát triển chung trong các tiết hoạt động chính thể dục lựa chon động tác và các bản nhạc đúng theo từng chủ đề.
1.4. Giải pháp 4: Tổ chức tiết học đạt hiệu quả.
Với trẻ mẫu giáo thì rất thích được vận động, nhu cầu vận động của trẻ rất cao, trẻ có thể chơi, luyện tập trong một thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi do vậy cần tổ chức một tiết hoạt động thể dục cho trẻ như thế nào là hợp lý, thông thường trẻ mẫu giáo dễ bị lôi cuốn bởi những vận động được gắn với hình ảnh sinh động hoặc thực hiện một giờ vận động theo một chủ đề nào đó. Các hình ảnh đó thúc đẩy trẻ bắt trước vận động chính là làm giàu kinh nghiệm vận động cho trẻ, qua đó giúp cô lựa chon nội dung, phương phát phù hợp.
Trước khi vào giờ học chính vận động thay vì các bước trò chuyện giáo viên thường hỏi trẻ các con đang học chủ đề gì? Trẻ trả lời sau đó cô cho trẻ liện kê một số tên gọi, công việc .. của chủ đề đó thay vào hình thức đó cô giáo cần cho trẻ mô phỏng hoạt động của con người lao động.
Ví dụ: Chủ đề: “Nghề nghiệp” cô giáo có thể thông báo với trẻ hôm nay chúng ta cùng nhau dọn dẹp, sắp đặt lại kho hàng, các con hãy thi xem ai dọn dẹp nhanh và gọn nhé thời gian dọn trong 2 phút, theo hiệu lệnh của cô trẻ tỏa đi khắp nơi làm công việc của mình, trẻ làm bác tài xế trở hàng đi trên đường, trẻ thì quét nhà sau đó cô cho trẻ khởi động hình thức trò chuyện này đã tạo cho trẻ một sự hứng khởi khi vào học.
Hay với chủ đề:“Thế giới động vật” cô giáo cho trẻ bắt trước dáng đi của các con vật sau đó cho trẻ khởi động luôn để vào phần trọng tâm của bài dạy
Hoặc khi thực hiện chủ đề “Tết và mùa xuân” với tiết “ Bật chụm tách chân liên tục vào 7 ô” lớp 5 tuổi, giáo viên có thể thiết kế tiết dạy dưới hình thức “Lễ hội mùa xuân” bước trò chuyện giáo viên đưa hình ảnh cô mùa xuân đến thăm lớp có quà tặng các bé đó là những bông hoa mùa xuân, sau đó cô giáo cho trẻ trò chuyện cùng cô mùa xuân, trẻ kể về tết nguyên đán, tiếp đến là phần khởi động cô cùng trẻ lên chuyên tàu tham dự lễ hội mùa xuân trẻ luyện các kiểu đi: đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi nhến gót chân, đi bằng mũi chân..v.v. tôi nhận thấy trẻ rất hứng khởi khi được cùng cô đi tham dự chơi lễ hội mùa xuân, sau phần khởi động là phần trọng động khi trẻ thực hiện bài tập phát triển chung giáo viên có thể lấy hình ảnh chiếc đu quay kết hợp với các động tác cô cho trẻ tự cầm đồ dùng như gậy để tập các động tác cùng chơi với chiếc đu quay, tiếp theo trong phần trọng động chính là trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản “Bật tách khép chân liên tục vào 7 ô” phần này đỏi hỏi thực hiện thời gian dài nhất để trẻ mau chán giao viên cần thiết kế chơi qua phần “ Thi tài bật chuẩn” trước khi trẻ thực hiện giáo viên có thể gọi một hoặc hai trẻ lên bật thử nhằm nắm bắt kỹ năng bật của trẻ ra sao sau đó cô giáo thực hiện làm mẫu, khi thực hiện mẫu giọng nói to rõ ràng, phân tích chậm từng động tác, khi thực hiện mẫu lần hai giáo viên cần khơi gợi hỏi trẻ cách thực hiện, nếu trẻ không nhớ giáo viên nhắc lại. Bước tiếp theo trẻ thực hiện cô giáo cần quan tâm đến những trẻ nhút nhát, trẻ thực hiện kỹ năng bật chưa tốt cần chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ, sau khi thực hiện xong bài tập vận động trên giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi trò chơi làm sao phù hợp với bài tập vận động và hồi tĩnh phải nhẹ nhàng để kết thúc tiết học.
Ngoài hình thức tổ chức trên thì trong mọi tiết học thể dục cần phải có Âm nhạc để phụ họa nhằm gây hứng thú, tạo cảm giác vui tươi phân khởi, giúp trẻ vận động sáng tạo và tự nhiên hơn, giáo viên cần chọn các bài hát bản nhạc phù hợp với chủ đề, lựa chọn các bài hát dân gian vui nhôn vào tiết dạy như bài: “Bà còng đi chợi trời mưa” đưa vào phần khởi động hoặc hồi tĩnh trong chủ đề gia đình; bài: “Gà gáy le te” thực hiện bài tập phát triển chung chủ đề “ Những con vật trong gia đình”; bài hát “ Chào mùa xuân đến” trong phần hồi tĩnh chủ đề “Tết và mùa xuân của bé”
Một vấn đề nữa là khi tổ chức tiết học để đạt hiệu quả thì trong những lúc thời gian trẻ thực hiện vận động, tôi đã chỉ đạo các cô giáo đừng ngại lớp học mất trật tự, trẻ ồn ào, lớp học không gọn gàng, ngăn nắp. Điều quan trọng là giáo viên biết chú ý bao quát, động viên khuyến khích trẻ, phát hiện và sử lý linh hoạt các tình huống sảy ra, đảm bảo cho giờ vận động của trẻ thoải mái, tự nhiên và hứng thú.
1.5. Giải pháp 5: Sử dụng trò chơi, biện pháp thi đua cho trẻ khi tham gia hoạt động thể dục.
Biện pháp trò chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ với bài tập vận động giúp trẻ thực hiện nhiều lần không chán, sử dụng trò chơi cần phải kết hợp với biện pháp thi đua thì mới đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động thể dục, khi chơi trẻ có khả năng giải quyết bài tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện được tính độc lập, nhanh trí trong việc lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong qua trình chơi, sẽ kích thích trẻ thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn. Hiểu được vấn đề này tôi đã chỉ đạo giáo viên cần thường xuyên đưa yêu tố chơi vào trong buổi tập chẳng hạn:
Khi thực hiện bài tập vận động “Trườn sấp” giáo viên cho trẻ thực hiện giống như các chú bộ đội thông qua chơi “ Tập luyện ngoài thao trường” hay “Chú bộ đội biên phòng”, với bài tập “Bò” giáo viên có thể cho trẻ chơi “ Bò giống bác gấu” hay “ bò như chuột”, hoặc với bài tập tổng hợp “ Ném xa bằng một tay, chạy nhanh 12 m” giáo viên cho trẻ chơi “ Bé là vận động viên”.
Khi tham gia trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo khi thực hiện các vận động, thao tác trong trò chơi: “ Đuổi bắt” vận động chạy. “Chuông reo ở đâu” rèn luyện khả năng định hướng âm thanh, không gian cho trẻ.
Khi trẻ chơi cần tạo cho trẻ những biện pháp thi đua như thi đua cá nhân và thi đua theo nhóm, tập thể, với thi đua cá nhân giáo viên nên chọn các cháu ngang sức nhau, kỹ năng thực hiện bài tập hoặc các yêu cầu của trò chơi ngang nhau, trong thi đua đồng đội giáo vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SK Nang cao chat luong chuyen de giao duc phat trien van dong cho tre mau giao_12319865.doc