LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT . viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .5
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội .5
1.1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng.5
1.1.2 Tín dụng ngân hàng chính sách xã hội.8
1.2 Chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội .14
1.2.1 Khái niệm và phân biệt giữa tín dụng ngân hàng chính sách xã hội so với
ngân hàng thương mại.14
1.2.2 Nội dung của chất lượng tín dụng ngân hàng tại ngân hàng chính sách xã hội
.15
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách xã
hội.17
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính
sách xã hội .20
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách
xã hội .21
1.3 Kinh nghiệm của một số ngân hàng về nâng cao chất lượng tín dụng và bài học
rút ra cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lương .26
1.3.1 Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới.26
1.3.2 Kinh nghiệm của các ngân hàng tại Việt Nam.27
109 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ lệ hộ
nghèo (%)
Tổng
số hộ
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ hộ
nghèo (%)
Tổng
số hộ
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ hộ
nghèo
(%)
1 TT Đu 1144 49 4,28 1151 36 3,13 1302 27 2,07 1322 25 1,89
2 TT Giang Tiên 974 75 7,70 994 51 5,13 1094 43 3,93 1105 40 3,62
3 Yên Ninh 1652 250 15,13 1681 284 16,89 1681 230 13,68 1686 200 11,86
4 Yên Trạch 1796 405 22,55 1814 390 21,50 1833 360 19,64 1839 305 16,59
5 Yên Đổ 882 210 23,81 888 199 22,41 905 185 20,44 913 130 14,24
6 Yên Lạc 702 317 45,16 723 355 49,10 736 250 33,97 742 150 20,22
7 Ôn Lương 753 203 26,96 764 195 25,52 778 150 19,28 780 70 8,97
8 Hợp Thành 2676 406 15,17 2711 319 11,77 2757 269 9,76 2766 186 6,72
9 Phủ Lý 1753 899 51,28 1784 570 31,95 1795 356 19,83 1802 310 17,20
10 Động Đạt 2881 358 12,43 2923 254 8,69 2923 162 5,54 2950 110 3,73
11 Phấn Mễ 1418 215 15,16 1449 170 11,73 1461 150 10,27 1478 143 9,68
12 Phú Đô 2219 318 14,33 2311 254 10,99 2343 238 10,16 2367 198 8,37
13 Vô Tranh 2195 330 15,03 2195 218 9,93 2195 164 7,47 2210 105 4,75
14 Tức Tranh 1552 470 30,28 1618 360 22,25 1619 320 19,77 1623 150 9,24
15 Cổ Lũng 2426 186 7,67 2430 163 6,71 2430 125 5,14 2470 105 4,25
Tổng cộng 25023 4691 18,75 25436 3818 15,01 25852 3029 11,72 26053 2227 8,55
Nguồn: Báo cáo công tác thực hiện xóa đói giảm nghèo huyện Phú Lương năm 2015 - 2018
40
2.2 Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lương
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Nằm trong hệ thống và hoạt động chung của NHCSXH, NHCSXH huyện Phú Lương
trực thuộc sự quản lý của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. NHCSXH huyện
Phú Lương được thành lập theo QĐ số 600/QĐ – HĐQT ngày 10/5/2003 của Hội đồng
quản trị NHCSXH Việt Nam. Sự ra đời của NHCSXH huyện Phú Lương có ý nghĩa to
lớn trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về “Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh
xã hội” trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện. Hoạt động của NHCSXH huyện
Phú Lương có vai trò là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với
tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở các xã nằm trên địa bàn huyện,
tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được các chủ
chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện
gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và
hiểu dân hơn. Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay mạng lưới điểm giao dịch
của NHCSXH trên địa bàn huyện ngày càng được mở rộng và phát triển. Hiện nay,
NHCSXH huyện Phú Lương đã thành lập được 15 điểm giao dịch khắp 15 xã, thị trấn
trên địa bàn huyện. Các điểm giao dịch này được đặt tại trụ sở UBND xã, thị trấn và
mỗi tháng tổ chức giao dịch một lần để giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi
tiết kiệm dân cư, đồng thời là nơi diễn ra các cuộc họp giao ban giữa chính quyền
địa phương, hội, đoàn thể, tổ TKVV và người vay vốn cùng với NHCSXH để phổ biến
chủ trương, chính sách mới, giải quyết tháo gỡ khó khăn và đưa ra các biện pháp chỉ
đạo để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức
Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập
NHCSXH tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, Phòng giao dịch
NHCSXH các huyện trong đó có huyện Phú Lương được thành lập và đi vào hoạt
động. Để triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình NHCSXH huyện Phú Lương
đã tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo chế độ một thủ
trưởng, hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới và chịu sự điều hành của Giám đốc
phòng giao dịch NHCSXH huyện. Hiện nay, NHCSXH huyện Phú Lương đang dần
41
dần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của mình để từng bước nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ban lãnh đạo của phòng giao dịch NHCSXH huyện
bao gồm 1 Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban sau: Tổ Kế toán - Ngân quỹ và
Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, tổ TKVV. Cơ cấu tổ chức được thể hiện ở hình 2.1.
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Phú Lương [22]
Chức năng và nhiệm vụ:
- Giám đốc: Chỉ đạo điều hành chung toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng.
- Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng: Thực hiện công tác kiểm tra, thẩm định và các
quy trình, nghiệp vụ liên quan đối với các dự án cho vay, các khoản vay; đánh giá tài
sản đảm bảo nợ; quản lý danh mục tín dụng, hạn mức tín dụng, rủi ro tín dụng. Trực
tiếp quản lý và báo cáo tham mưu xử lý nợ xấu, tham mưu xây dựng các chính sách tín
dụng cho giám đốc; xây dựng kế hoạch triển khai công .
- Tổ Kế toán - Ngân quỹ: Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán,
hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo kế toán của Ngân
hàng. Thực hiện giải ngân vốn vay cho người dân; Thực hiện các giao dịch về thanh
quyết toán; tham mưu xử lý các yêu cầu của người vay vốn
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành tại NHCSXH huyện Phú Lương với đặc
thù phù hợp với điều kiện thực tế, do 4 bộ phận hợp thành, huy động sức mạnh tổng
hợp của cả bộ máy chính trị, xã hội và sức mạnh của toàn dân, chung sức, chung lòng
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, bao gồm:
Giám đốc
Tổ Kế hoạch –
Nghiệp vụ tín dụng
Tổ Kế toán –
Ngân quỹ
Ban đại diện, Tổ
chức chính trị - xã
hội, Tổ TK&VV
42
- Bộ máy quản trị NHCSXH: Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện do đồng chí Phó
chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các thành viên ban đại diện là lãnh đạo các
phòng chức năng của huyện, các tổ chức Chính trị - Xã hội có liên quan trực tiếp đến
công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Chủ tịch UBND các xã, thị
trấn. Trong quá trình hoạt động Ban đại diện được củng cố, kiện toàn khi có sự biến
động về nhân sự để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
- Bộ máy điều hành tác nghiệp: Điều hành NHCSXH huyện Phú Lương là Giám đốc,
giúp việc giám đốc là các trưởng phòng, chức năng, chuyên môn (phòng Kế toán -
Ngân quỹ, Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng).
- Các tổ chức Chính trị - Xã hội trong huyện làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho
NHCSXH, có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thông qua
tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV tại cơ sở, có đủ điều kiện
trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. NHCSXH huyện Phú
Lương đã ký văn bản thoả thuận, uỷ thác cho vay chương trình tín dụng đối tượng
chính sách và một số chương trình khác thông qua 4 tổ chức Chính trị - Xã hội
gồm: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh. Phương thức ủy thác từng phần đã tận dụng được bộ máy
của các tổ chức này hàng vạn người, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, đồng thời
tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình
văn hoá, xã hội trong huyện.
- Tổ TK&VV ở thôn, ấp, bản, làng do các tổ chức Chính trị - Xã hội chỉ đạo xây dựng
và quản lý, được giao nhiệm vụ chính là quản lý, huy động tiền gửi tiết kiệm của các
thành viên để tạo lập quỹ tự lực của tổ, cam kết sử dụng vốn vay có hiệu quả và kiểm
tra, giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tổ tiết kiệm và vay vốn là đối
tác chính ký hợp đồng nhận làm dịch vụ tín dụng trực tiếp tới khách hàng. Cuối năm
2018 toàn huyện đã xây dựng, củng cố và kiện toàn được 325 tổ TK&VV, tạo màng
lưới rộng khắp trên địa bàn các thôn, xóm trong huyện. Chủ trương cho vay hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn là đúng đắn, quyết
định sự phát triển bền vững của NHCSXH.
43
2.2.3 Tình hình nguồn nhân lực của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lương
Trong điều kiện ngày nay, môi trường ngày càng nhạy bén và năng động trước sự thay
đổi của điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, việc tổ chức đội ngũ lao động là một vấn đề
hết sức quan trọng. Với đặc thù lao động của ngành ngân hàng có sự tiếp xúc thường
xuyên với khách hàng cũng như các nghiệp vụ ngân hàng phức tạp thì việc bố trí hợp
lý nguồn nhân lực là rất quan trọng. Cơ cấu nguồn nhân lực của NHCSXH huyện Phú
Lương được thể hiện trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực tại NHCSXH huyện Phú Lương
Đơn vị tính: Người
Nội dung chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Theo giới tính 10 10 11 12
- Nam 4 4 4 4
- Nữ 6 6 7 8
2. Theo trình độ chuyên môn 10 10 11 12
- Đại học và trên đại học 8 8 9 10
- Trung cấp, cao đẳng 2 2 2 2
3. Theo phòng ban 10 10 11 12
- Lãnh đạo 1 1 1 1
- Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 5 5 6 6
- Tổ Kế toán - Ngân quỹ 4 4 4 5
Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Lương
Qua Bảng 2.3 cho thấy đội ngũ cán bộ của NHCSXH huyện Phú Lương không có sự
thay đổi nhiều qua các năm. Trong đó số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn lao
động nam. Xét về trình độ của cán bộ, hiện nay đa số cán bộ của ngân hàng có trình độ
đại học và trên đại học. Đây là một yếu tố tích cực làm cho hiệu quả hoạt động của
ngân hàng ngày càng tăng lên. Thực tế cho thấy, tổng số cán bộ công nhân viên của
NHCSXH huyện Phú Lương là rất ít trong lúc đó khối lượng công việc lại tương đối
lớn với địa bàn hoạt động rộng gồm 15 xã, thị trấn. Thực tế đó đã gây ra hiện tượng
một cán bộ phải kiêm nhiều chức năng khác nhau dẫn đến kết quả hoạt động trong một
số lĩnh vực chưa cao. Đây là vấn đề mà ngân hàng cần phải xem xét giải quyết để các
44
cán bộ có thể tập trung vào công việc chuyên môn của mình từ đó nâng cao hiệu quả
làm việc của từng cán bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.
2.2.4 Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lương
Sau 15 năm hoạt động, từ việc tiếp cận gần hơn với hộ nghèo và các đối tượng chính
sách đến việc giúp hộ nghèo thoát nghèo, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao
động không nhỏ của tỉnh là một bước tiến dài của NHCSXH huyện Phú Lương. Vượt
qua mọi khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, con người, hạn chế về kinh nghiệm
NHCSXH huyện Phú Lương đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao. Từ việc ủy thác
từng phần cho 4 tổ chức Chính trị - Xã hội đến việc đặt các điểm giao dịch tại 15/15
xã, thị trấn trên toàn huyện là một cố gắng rất lớn của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên
chức NHCSXH huyện Phú Lương. Được sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền
địa phương và sự đón nhận của hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn, có thể khẳng
định đây là bước đi đúng đắn, hiệu quả.
Tính đến ngày 31/12/2018, tổng nguồn vốn Ngân hành chính sách xã hội huyện Phú
Lương thực hiện đạt 401.836 triệu đồng, tăng 41.809 triệu đồng so với năm 2017.
Trong đó, nguồn vốn Trung ương là 368.978 triệu đồng; nguồn vốn địa phương là
3.911 triệu đồng gồm nguồn địa phương cấp tỉnh 2.150 triệu đồng; nguồn địa phương
huyện 1.761 triệu đồng. Ngoài ra, nguồn vốn huy động được 29.947 triệu đồng gồm
nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ 18.064 triệu đồng, tiền gửi của tổ chức
kinh tế, các nhân là 10.883 triệu đồng. Tính đến hết tháng 12/2018, Ngân hành chính
sách xã hội huyện đã thực hiện tổng dư nợ cho vay đạt 371.925 triệu đồng, so với thời
điểm 31/12/2017 tăng 41.809 triệu đồng. Năm 2018, Ngân hành chính sách xã hội
huyện đã phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể ủy thác cho 13.541 hộ khách hàng vay
tiền theo các chương trình tín dụng. Qua thẩm định vốn vay các hộ đều thực hiện đúng
cam kết, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích phát huy hiệu quả.
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lương
2.3.1 Công tác nguồn vốn
Số liệu trong Bảng 2.4 cho thấy nguồn vốn tại NHCSXH huyện Phú Lương bao gồm
nguồn vốn từ Trung ương, nguồn vốn từ địa phương, nguồn vốn ủy thác.
45
- Nguồn vốn cân đối từng Trung ương (TW) là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng để
cho vay các đối tượng chính sách. Trong giai đoạn 2015 - 2018, nguồn vốn từ TW
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Phú Lương và
không ngừng tăng qua các năm. cụ thể năm 2016 tăng 8382 triệu đồng, tăng 2,78% so
với năm 2015; năm 2017 tăng 17.667 triệu đồng, tăng 5,71% so với năm 2016; năm
2018 tăng 41.809 triệu đồng, tăng 12,76% so với năm 2017.
- Nguồn vốn nhận tài trợ uỷ thác đầu tư tại địa phương bao gồm nguồn vốn nhận ủy
thác từ cấp tỉnh và cấp huyện. Năm 2016, nguồn vốn ủy thác địa phương là 2.220 triệu
đồng (tăng 10,45% so với năm 2015), trong đó ngân sách cấp tỉnh: 1.500 triệu đồng,
ngân sách cấp huyện: 720 triệu đồng. Năm 2017, nguồn vốn nhận tài trợ uỷ thác đầu tư
tại địa phương là: 2.744 triệu đồng (tăng 23,62% so với năm 2016), trong đó nguồn
vốn ngân sách tỉnh thực hiện: 1.500 triệu đồng, nguồn vốn ngân sách huyện thực hiện:
1.244 triệu đồng. Năm 2018. nguồn vốn ủy thác tại địa phương: 3.911 triệu đồng (tăng
42,51% so với năm 2017), trong đó nguồn vốn ủy thác do cấp tỉnh 2.150 triệu đồng;
cấp huyện chuyển sang: 1.761 triệu đồng.
- Nguồn vốn huy động tại địa phương: Đây là nguồn vốn NHCSXH huy động từ tiền
gửi của dân cư, các tổ chức KT. Do cơ chế cấp bù lãi suất từ Ngân sách Nhà nước nên
NHCSXH Việt Nam chỉ giao chỉ tiêu kế hoạch huy động có giới hạn, đây là đặc thù
của NHCSXH, nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ; NHCSXH chỉ
huy động vốn theo kế hoạch được giao hàng năm của Bộ Tài chính.
Theo số liệu tại Bảng 2.4, nguồn vốn NHCSXH huyện Phú Lương huy động qua tiền
gửi của các tổ TK&VV và tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Năm 2015,
ngân hàng huy động được 16.245 triệu đồng. Năm 2016, ngân hàng huy động được
17.869 triệu đồng (tăng 4.708 triệu đồng so với năm 2015 với tốc độ tăng 10%).
46
Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động tại NHCSXH huyện Phú Lương
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung chỉ tiêu
Kết quả các năm So sánh các năm
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm 2018
Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017
Chênh
lệch
Tốc độ
phát triển
(%)
Chênh
lệch
Tốc độ
phát triển
(%)
Chênh
lệch
Tốc độ
phát
triển
(%)
1. Nguồn vốn Trung ương 301.120 309.502 327.169 368.978 8.382 2,78 17.667 5,71 41.809 12,78
2. Nguồn vốn ủy thác tại địa phương 2.010 2.220 2.744 3.911 210 10,45 524 23,62 1.167 42,51
- Nguồn vốn ủy thác cấp tỉnh 1.360 1.500 1.500 2.150 140 10,29 0 0,00 650 43,33
- Nguồn vốn ủy thác cấp huyện 650 720 1.244 1.761 70 10,77 524 72,83 517 41,51
3. Nguồn vốn huy động 16.245 17.869 22.577 28.947 1.624 10,00 4.708 26,35 6.370 28,21
- Tiền gửi của tổ viên tổ TKVV 9.350 13.492 14.903 18.064 4.142 44,30 1.411 10,46 3.161 21,21
- Huy động thông qua tiền gửi của các tổ chức
kinh tế, cá nhân
6.895 4.377 7.674 10.883 -2.518 -36,52 3.297 75,33 3.209 41,82
Tổng cộng 319.375 329.591 352.490 401.836 10.216 3,20 22.899 6,95 49.346 14,00
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lương
47
Năm 2018, ngân hàng huy động được 28.947 triệu đồng (tăng 6.370 triệu đồng so với
năm 2017, tăng 28,21%).
Hình 2.2 thể hiện cơ cấu các nguồn vốn tại NHCSXH huyện Phú Lương.
Hình 2.2 Cơ cấu nguồn vốn NHCSXH huyện Phú Lương [22]
Qua Hình 2.2 cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Phú Lương thì
nguồn vốn từ TW chiếm tỷ trọng chủ yếu, nguồn vốn ngân hàng huy động chiếm tỷ
trọng nhỏ. Nguồn vốn từ TW tăng dần qua các năm. Điều này thể hiện các chính sách
tín dụng ưu đãi của Nhà nước ngày càng được chú trọng, tạo điều kiện thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo. Nguồn vốn ngân hàng huy động có xu hướng tăng dần
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
2.3.2 Công tác sử dụng vốn
Theo tổng hợp báo cáo của Ngân hàng CSXH huyện lũy kế từ năm 2015 đến tháng
12/2018, Ngân hàng CSXH huyện đã thực hiện cho vay với 11 nhóm đối tượng ưu đãi,
thể hiện kết quả trong Bảng 2.5.
Qua Bảng 2.5 cho thấy: Năm 2016, tổng dư nợ cho vay đạt: 321.335 triệu đồng; tăng
15.028 triệu đồng so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng đạt 4,91%; tăng trưởng dư nợ
48
cho vay tập trung vào một số chương trình như: cho vay hộ nghèo tăng 13.193 triệu
đồng, hộ cận nghèo tăng 8.026 triệu đồng, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn (NS&VSMTNT) tăng 4.617 triệu đồng. Riêng chương trình cho vay học
sinh – sinh viên (HSSV) dư nợ giảm 8.546 triệu đồng là do các đơn vị tập trung thu nợ
đến hạn và nhiều hộ tự nguyện trả nợ trước hạn.
Năm 2017, tổng dư nợ cho vay đạt: 347.252 triệu đồng, so với năm 2016 tăng 25.917
triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 8,07%; tăng trưởng dư nợ cho vay tập trung vào một
số chương trình như: cho vay hộ nghèo tăng 4.124 triệu đồng, hộ cận nghèo tăng
10.487 triệu đồng, cho vay NS&VSMTNT tăng 4.726 triệu đồng, cho vay sản xuất
kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn tăng 4.994 triệu đồng.
Năm 2018, tổng dư nợ 371.925 triệu đồng, tăng so với năm 2017 là 24.673 triệu đồng,
tốc độ tăng trưởng 7,11%. Tăng trưởng dư nợ cho vay tập trung vào một số chương
trình như: Cho vay hộ nghèo tăng 6.175 triệu đồng, cho vay NS&VSMTNT tăng 6.762
triệu đồng, Hộ mới thoát nghèo tăng 7.325 triệu đồng, cho vay SXKD vùng khó khăn
tăng 1.193 triệu đồng, cho vay đồng bào dân tộc thiểu số tăng 1.131 triệu đồng, cho
vay hỗ trợ nhà ở tăng 3.224 triệu đồng.
Đối với các chương trình tín dụng cụ thể, các mức tăng trưởng không giống nhau
qua các năm. Năm 2016, tín dụng cho học sinh – sinh viên và tín dụng hỗ trợ nhà ở
(theo quyết định 167) giảm mạnh so với năm 2015 nhưng tín dụng xuất khẩu lao
động và tín dụng đối với các hộ mới thoát nghèo tăng mạnh (lần lượt là 473,33% và
193,65%). Năm 2018, các chương trình tín dụng đều có sự tăng trưởng trong đó
tăng trưởng mạnh nhất là chương trình tín dụng học sinh – sinh viên, nước sạch và
vệ sinh môi trường, cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số (mức tăng trưởng lần
lượt là 24,82%; 23,18%; 16,36%). Nhìn chung các hộ vay vốn đều sử dụng nguồn
vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập từng bước ổn định cuộc sống
và thoát nghèo bền vững.
49
Bảng 2.5 Tổng hợp dư nợ cho vay theo các chương trình tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Tên chương trình tín dụng
Kết quả các năm So sánh các năm
Năm
2015
Năm
2016
Năm 2017
Năm
2018
Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017
Chênh
lệch
Tốc độ
phát triển
(%)
Chênh
lệch
Tốc độ
phát triển
(%)
Chênh
lệch
Tốc độ
phát triển
(%)
1 Cho vay hộ nghèo 105.462 118.655 122.779 128.954 13.193 12,51 4.124 3,48 6.175 5,03
2 Cho vay hộ cận nghèo 48.174 56.200 66.687 67.750 8.026 16,66 10.487 18,66 1.063 1,59
3 Cho vay học sinh, sinh viên 30.104 21.558 16.681 20.821 -8.546 -28,39 -4.877 -22,62 4.140 24,82
4 Cho vay xuất khẩu lao động 60 344 1.237 1.237 284 473,33 893 259,59 0 0,00
5 Cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường 19.828 24.445 29.171 35.933 4.617 23,29 4.726 19,33 6.762 23,18
6
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo
QĐ 167
23.776 18.953 17.654 20.878 -4.823 -20,29 -1.299 -6,85 3.224 18,26
7 Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn 51.701 49.700 54.694 55.887 -2.001 -3,87 4.994 10,05 1.193 2,18
8 Vốn vay cho hộ DTTS 6.562 7.121 6.912 8.043 559 8,52 -209 -2,93 1.131 16,36
9 Cho vay giải quyết việc làm 5.940 6.199 5.662 5.862 259 4,36 -537 -8,66 200 3,53
10 Cho vay hộ mới thoát nghèo 3.150 9.250 17.000 17.785 6.100 193,65 7.750 83,78 785 4,62
11
Cho vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển
đổi nghề vùng khó khăn
11.550 8.910 8.775 8.775 -2.640 -22,86 -135 -1,52 0 0,00
Tổng cộng 306.307 321.335 347.252 371.925 15.028 4,91 25.917 8,07 24.673 7,11
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lương
50
Bảng 2.6 cho thấy tình hình sử dụng vốn của NHCSXH huyện Phú Lương giai đoạn
2015 – 2018. Qua số liệu của Bảng 2.6 ta thấy doanh số cho vay năm 2015 là 76.344
triệu đồng, năm 2016 tăng 14.999 triệu đồng đạt mức 91.343 triệu đồng (tăng
19,65%). Năm 2017, doanh số cho vay đạt 93.206 triệu đồng (tăng 1.863 triệu đồng so
với năm 2016, tăng 2,04%). Năm 2018, doanh số cho vay đạt 81.294 triệu đồng, giảm
11.912 triệu đồng (giảm 12,78%) so với năm 2017. Doanh số cho vay năm 2017 tăng
chậm và giảm trong năm 2018 là do một số chương trình tín dụng đã hết thời hạn theo
quy định của Chính phủ như chương trình hộ trợ nhà ở theo Quyết định 167/2015/QĐ-
TTg; cho vay hỗ trợ chuyển đổi đất nông nghiệp theo Quyết định 755/2013/QĐ-TTg.
Thêm vào đó, năm 2017 và năm 2018 có sự giảm sút về dư nợ cho vay hộ nghèo và hộ
cận nghèo. Nguyên nhân cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo giảm là do lãi suất cho
vay đối với hai đối tượng này tăng lên, ảnh hưởng đến các khoản vay.
Cũng theo số liệu trong Bảng 2.6, doanh số thu nợ cũng có sự thay đổi qua các năm.
Năm 2015, doanh số thu nợ là 67.150 triệu đồng, năm 2016 doanh số thu nợ tăng
4.831 triệu đồng so với năm 2015 (tăng 7,19%). Năm 2017, doanh số thu nợ giảm
5.052 triệu đồng (giảm 7,02% so với năm 2016). Năm 2018, doanh số thu nợ đạt
63.965 triệu đồng (giảm 4,43% so với năm 2017). Doanh số thu nợ năm 2017, 2018
giảm là do một số chương trình tín dụng được giãn nợ theo quy định của Chính phủ.
Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, NHCSXH
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Rủi ro ngân hàng dễ gặp phải nhất và cũng gây
hậu quả nghiêm trọng nhất chính là rủi ro mất vốn mà nguyên nhân chính của nó là
tình trạng nợ quá hạn gia tăng, làm cho việc thu hồi vốn tái đầu tư của ngân hàng gặp
phải nhiều khó khăn dẫn đến mất vốn. Tại Bảng 2.6 cho thấy nợ quá hạn của
NHCSXH huyện Phú Lương có xu hướng gia tăng. Năm 2015, nợ quá hạn là 181 triệu
đồng, năm 2016 nợ quá hạn là 234 triệu đồng (tăng 29,28% so với năm 2015). Năm
2017, 2018 nợ quá hạn vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần, tương ứng 14,96% và
5,58%. Nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Phú Lương do một số nguyên nhân như một
số hộ chuyển đi khỏi địa phương không rõ nơi cư trú, một số hộ không trả được nợ do
gặp thiên tai
51
Bảng 2.6 Kết quả sử dụng vốn NHCSXH huyện Phú Lương
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung chỉ tiêu
Kết quả các năm So sánh các năm
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017
Chênh
lệch
Tốc độ phát
triển (%)
Chênh
lệch
Tốc độ phát
triển (%)
Chênh
lệch
Tốc độ
phát triển
(%)
1 Tổng nguồn vốn 319.375 329.591 352.490 401.836 10.216 3,20 22.899 6,95 49.346 14,00
2 Tổng dư nợ 306.307 321.335 347.252 371.925 15.028 4,91 25.917 8,07 24.673 7,11
3 Doanh số cho vay 76.344 91.343 93.206 81.294 14.999 19,65 1.863 2,04 -11.912 -12,78
4 Doanh số thu nợ 67.150 71.981 66.929 63.965 4.831 7,19 -5.052 -7,02 -2.964 -4,43
5 Nợ quá hạn 181 234 269 284 53 29,28 35 14,96 15 5,58
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lương
52
2.3.3 Hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn và hoạt động ủy thác với các tổ chức
Hội, Đoàn thể nhận ủy thác
2.3.3.1 Hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn
Tổ tiết kiệm và vay vốn (gọi tắt là tổ) được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh
doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống;
cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. Các đối tượng
chính sách muốn vay vốn NHCSXH thì phải là thành viên của tổ (phải vào tổ); việc
bình xét hộ nào được vay, số tiền bao nhiêu, thời gian vay, thời gian trả nợ đều được
thực hiện ở tổ; nếu trong quá trình sử dụng vốn hộ vay bị rủi ro thì tổ là nơi lập biên
bản đề nghị cấp trên xử lý. Đến 31/12/2018, Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác tại
NHCSXH huyện Phú Lương có 325 Tổ TK&VV trong đó Hội Nông dân có 114 tổ, Hội
Phụ nữ có 102 tổ, Hội Cựu chiến binh có 54 tổ, Đoàn Thanh niên có 55 tổ. Ban quản lý
Tổ TK&VV có đủ 02 thành viên (Tổ Trưởng và Tổ Phó); triển khai, thực hiện nghiêm
túc Quy ước hoạt động của Tổ.
2.3.3.2 Hoạt động ủy thác với các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác
NHCSXH huyện Phú Lương ủy thác một số công đoạn cho 4 tổ chức chính trị - xã hội,
gồm các khâu như:
- Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng
thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để kết nạp thành viên, bầu
Ban Quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu
cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH
trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.
- Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ
TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ
TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các điểm giao
dịch của NHCSXH.
53
- Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay,
đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận.
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay; kiểm tra hoạt động
của các Tổ TK&VV và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nang_cao_chat_luong_tin_dung_ngan_hang_chinh_sach_xa.pdf