Mở Đầu
Chương I Một vài vấn đề lý thuyết về ngân sách Quận - Huyện
I Khái quát Ngân sách nhà nước(NSNN)
1. Khái niệm NSNN
2. Bản chất NSNN
3. Vai trò của NSNN
3.1. Ngân sách tiêu dùng: Công cụ bảo đảm thực hiện chức năng Nhà nước công quyền và bảo vệ tổ quốc
3.2. Ngân sách phát triển: Công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều khiển kinh tế vĩ mô của Nhà nước
3.3. NSNN: Công cụ bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
4. Chức năng của NSNN
4.1. Chức năng phân phối
4.2. Chức năng giám đốc
5. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
5.1. Nguyên tắc thống nhất
5.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
6. Tổ chức hệ thống NSNN ở Việt Nam
7. Phân cấp quản lý NSNN
7.1. Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
7.2. Nội dung phân cấp quản lý NSNN
8. Năm ngân sách và chu trình ngân sách
8.1. Năm ngân sách
8.2. Chu trình ngân sách
II. Cấp ngân sách Quận -Huyện
1. Khái niêm và lịch sử hình thành
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ thu lập dự toán thu Ngân sách quý có chia ra khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu và hình thức thu, gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
Dự toán thu quý gửi trước ngày 10 của tháng cuối quý trước.
Trên cơ sở dự toán chi cả năm được duyệt và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng Ngân sách lập dự toán chi quý (có chia tháng ), chi tiết theo các mục trên của mục lục NSNN gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, lập dự toán chi Ngân sách quý (có chia ra tháng ), gửi cơ quan tài chính đồng cấp trước 10 ngày của tháng cuối quý trước .
Cơ quan tài chính căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi trong quý lập dự toán điều hành Ngân sách quý báo cáo UBND. Trong báo cáo, cân đối Ngân sách phải được lập một cách chắc chắn, đồng thời nêu rõ các biện pháp thực hiện và các kiến nghị cần thiết đối với các cấp có thẩm quyền.
5.2.2 Tổ chức thu Ngân sách Quận -Huyện .
Căn cứ và tờ khai thuế và các khoản phải nộp NSNN của các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp Ngân sách , cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế và các khoản phải nộp Ngân sách và ra thông báo thu Ngân sách gửi đối tượng nộp.
Nếu hết thời hạn nộp tiền trong thông báo thu Ngân sách mà tổ chức, cá nhân vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thì cơ quan thu được quyền yêu cầu Ngân Hàng hoặc Kho Bạc Nhà nước trích số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân đó để nộp Ngân sách hoặc áp dụng các biện pháp tài chính khác để thu Ngân sách.
Phương thức thu NSNN: Toàn bộ các khoản thu của NSNN phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước trừ các khoản dưới đây do cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định:
-Thu phí, lệ phí
-Thu thuế Hộ kinh doanh không cố định
-Các khoản thu ở địa bàn xã, nơi không có điểm thu của Kho bạc Nhà nước .
5.2.3 Hoàn trả các khoản thu Ngân sách Quận -Huyện .
Các trường hợp được trả thu Ngân sách là:
+Thu không đúng chính sách, chế độ.
+Trả lại đối tượng nộp theo chính sách của Nhà nước .
Việc hoàn trả các khoản thu Ngân sách được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Một là, Ngân sách Quận -Huyện được hưởng khoản thu này từ cơ quan tài chính cấp Quận - Huyện ra quyết định hoàn trả. Nếu khoản thu đã phân chia giữa Ngân sách các cấp thì cơ quan tài chính ở cấp cao nhất ra quyết định hoàn trả.
Hai là, khoản thu đã hạch toán vào chương, loại, khoản, mục, tiểu mục nào thì hoàn trả từ chương, loại, mục, tiểu mục đó. Trường hợp hoàn trả cho khoản thu đã quyết toán vào niên độ Ngân sách các năm trước cơ quan tài chính ra lệnh cấp hoàn trả vào chương “ Các quan hệ khác của Ngân sách".
Ba là, khoản thu đã hạch toán và quỹ Ngân sách Quận -Huyện thì được hoàn trả từ quỹ Ngân sách Quận -Huyện .
Bốn là, căn cứ vào chứng từ hoàn trả của cơ quan tài chính, Kho Bạc Nhà nước hạch toán giảm thu hoặc hạch toán chi NSNN và thanh toán trực tiếp cho đối tượng được hưởng .
5.2.4 Tăng giảm thu, chi Ngân sách
Số tăng thu hoặc tiết kiệm chi số dự toán được đuyệt được sử dụng để giảm bội chi, tăng trả nợ hoặc bổ sung quỹ dự chữ tài chính, hoặc tăng chi một số khoản cần thiết khác, kể cả tăng chi cho Ngân sách cấp dưới nhưng không được tăng chi về quỹ tiền lương, trừ trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương hoặc các khoản trợ cấp, thưởng có tính chất tiền lương.
Nếu giảm thu so với dự toán được duyệt thì phải xắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng.
Khi phát sinh các công việc đột xuất như khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán được giao mà sau khi xắp xếp lại các khoản chi, cơ quan chủ quản đơn vị sử dụng Ngân sách không xử lý được thì từng cấp phải chủ động sử dụng dự phòng cấp mình để xử lý. Nếu không còn dự phòng Ngân sách thì sắp xếp lại chi để đáp ứmg nhu cầu chi đột xuất.
5.2.5 Xử lý thiếu hụt tạm thời
Khi xảy ra thiếu hụt Ngân sách tạm thời do nguồn thu và các khoản vay trong kế hoạch tập trung chậm hoặc có nhiều nhu cầu phải chi trong cùng thời điểm dẫn đến mất cân đối tạm thời về quỹ Ngân sách .
Ngân sách Quận -Huyện được vay quỹ dự trữ tài chính của tỉnh theo quyết định của Chủ tịch UBND Tỉnh. Các khoản vay quỹ dự trữ tài chính phải được hoàn trả trong năm Ngân sách. Nếu đến thời hạn mà không trả thì bên cho vay có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước trích tài khoản của bên vay để trả nợ.
5.2.6 Sử dụng quỹ dự phòng, quỹ dự trữ tài chính.
Dự phòng Ngân sách được sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và trong trừơng hợp phát sinh nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trí.
Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để cho vay hoặc đầu tư .
5.3 Kế toán và quyết toán Ngân sách Quận -Huyện .
Các cơ quan quản lý Ngân sách Quận -Huyện, các đơn vị dự toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán Ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu chi Ngân sách, tổng hợp báo cáo quyết toán Ngân sách.
5.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách
Đơn vị dự toán và cấp chính quyền, phải tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách. Những cán bộ làm công tác kế toán phải được bố trí theo đúng chức danh tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và được bảo đảm quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
Khi thay đổi cán bộ kế toán phải thực hiện bàn giao giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới, cán bộ kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc của mình đã làm kể từ ngày bàn giao về trước, cán bộ kế toán mới phải chịu trách nhiệm về công việc của mình kể từ ngày nhận bàn giao.
Khi giải thể, sát nhập hoặc chia tách đơn vị kế toán, thủ trưởng và kế toán trưởng hoặc người phụ trách công tác kế toán phải hoàn thành việc quyết toán của đơn vị cũ đến thời điểm đó.
5.3.2 Khoá sổ kế toán Ngân sách
Hết kỳ kế toán ( tháng, quý, năm ) các đơn vị dự toán và Ngân sách các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán.
5.3.3 Báo cáo kế toán thu, chi Ngân sách
Các đơn vị dự toán các cấp phải báo cáo kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Cơ quan kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán và kế toán xuất, nhập quỹ NSNN theo chế độ kế toán Kho bạc Nhà nước.
Cơ quan tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán và báo cáo kế toán thu, chi NSNN theo chế độ kế toán NSNN hiện hành. Hàng tháng, lập báo cáo thu NSNN, chi Ngân sách địa phương gửi UBND và cơ quan tài chính cấp trên.
5.3.4 Quyết toán Ngân sách
Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán Ngân sách:
- Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác trung thực. Nội dung báo cáo quyết toán Ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo Mục lục NSNN.
- Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán gửi cơ quan tài chính phải gửi kèm các báo cáo sau đây:
+ Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12.
+ Báo cáo thuyết minh quyết toán năm.
( Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước)
- Báo cáo quyết toán Ngân sách của các đơn vị dự toán và của các cấp chính quyền không được quyết toán chi lớn hơn thu.
- Cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của Ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán Ngân sách cấp mình.
Phòng Tài chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi Ngân sách cấp Quận - Huyện; tổng hợp báo cáo thu NSNN trên địa bàn; quyết toán thu, chi Ngân sách Quận -Huyện trình UBND Quận - Huyện để gửi Sở tài chính - Vật giá và HĐND Quận - Huyện phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm do HĐND Quận - Huyện phê chuẩn có thay đổi so với quuết toán năm do UBND Quận - Huyện đã gửi Sở tài chính - Vật giá thì UBND Quận - Huyện phải báo cáo bổ sung, điều chỉnh gửi Sở tài chính - Vật giá.
Tính tất yếu của công tác quản lý Ngân sách Quận - Huyện
Trong các phần đã nghiên cứu về Ngân sách Quận - Huyện, về vai trò, chức năng, nội dung của Ngân sách Quận -Huyện. Qua đó, ta có thể hiểu rõ được tầm quan trọng, tính phức tạp của Ngân sách Quận -Huyện.
Ngân sách Quận - Huyện là thuộc về chính quyền Quận - Huyện, nó thể hiện tiềm lực tài chính của chính quyền Quận - Huyện. Thế nhưng tiềm lực đó phải tương xứng với nền kinh tế của Quận - Huyện, có nghĩa là phải đủ mạnh, đủ lớn để có thể đáp ứng được các yêu cầu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Quận - Huyện. Vậy làm cách nào có thể tạo dựng được một Ngân sách Quận -Huyện đủ lớn mạnh để đáp ứng những yêu cầu trên ? Không còn cách nào khác là phải quản lý Ngân sách Quận -Huyện và không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Quận -Huyện.
Cho nên quản lý Ngân sách Quận -Huyện là tất yếu bởi:
Thứ nhất, không có một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nào tự nguyện nộp thuế cho Nhà nước. Các đối tượng nộp thuế, phí luôn luôn tìm cách trốn thuế, tránh thuế, lách thuế, thậm chí còn “rút ruột thuế”. Như chúng ta dã biết, trong những năm qua, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng khuyến khích xuất khẩu đã tạo ra những “lỗ hổng”, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng chính sách hoàn thuế đã “rút” ngân sách đền hàng trăm tỷ đồng. Thế mà, thuế lại là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách. Nếu như chúng ta để cho các đôi tượng nộp tự nguyện nộp thuế thì Ngân sách sẽ rỗng không. Lý do này xuất phát từ đặc điểm “không hoàn trả trực tiếp” của thuế. Khác với phí và lệ phi, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp: Nếu như các đối tượng nộp phí, lệ phí thì họ sẽ được hưởng trực tiếp các hàng hoá, dịch vụ mà nhà nước cung cấp còn thuế thì không, các đối tượng phải nộp thuế mà không thu được bất cứ hàng hoá dịch vụ nào.
Thứ hai, các đối tượng được Ngân sách cấp phát chi sẽ ra sức “rút ruột” Ngân sách để phục vụ cho tổ chức, cá nhân mình mà không nghĩ đến tổ chức cá nhân khác. Đây là hiện tượng làm lãng phí, thất thoát Ngân sách.
Chính vì vậy, chúng ta phải quản lý Ngân sách: quản lý từ các nguồn thu đến các khoản chi.
7. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý Ngân sách Quận -Huyện
Ngân sách Quận -Huyện là một trong các nguồn tài chính trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, nó chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế khách quan.
7.1 Yếu tố giá cả
Giá cả là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, do vậy nó có tác động mạnh đến Ngân sách. Người ta thường phân tích giá cả thông qua các chỉ số: Lạm phát; chỉ số giá tiêu dùng...
Thông thường, khi lập dự toán, các cấp Ngân sách đều phải quan tâm đến yếu tố giá cả được biểu hiện qua chỉ số lạm phát, nếu không chấp hành dự toán sẽ vấp phải những cản trở khó khăn đó là “vỡ kế hoạch”. Khi lạm phát tăng nhanh, giá cả trượt dài, các khoản thu, chi theo kế hoạch sẽ không thể đảm bảo tính hiệu quả được.
Tuy nhiên, Ngân sách lại có thể điều chỉnh được giá cả thông qua chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và một loạt các công cụ kinh tế vĩ mô khác tác động vào các quy luật kinh tế trên thị trường.
7.2 Các nhân tố tác động đến sự tăng, giảm của tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Ngân sách có nguồn gốc từ tổng sản phẩm quốc dân do các tổ chức, cá nhân đóng góp mà thành. Do vậy, biến động của tổng sản phẩm quốc dân hay đến nền kinh tế cũng là biến động của Ngân sách.
7.3 Các yếu tố về văn hoá, chính trị, xã hội
Ngày nay, khi thế giới đang chuyển biến manh mẽ theo xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, các sự kiện chính trị diễn ra liên tiếp. Các cuộc chiến tranh đều mang màu sắc văn hoá. Các dân tộc quốc gia đang tìm cho mình những nét riêng, độc đáo khi phát triển và hội nhập. Tất cả các sự kiện đều ảnh hưởng đến nền kinh tế, do đó mà ảnh hưởng đến Ngân sách .
Trong phạm vi Quận - Huyện, Ngân sách Quận -Huyện chịu ảnh hưởng của các chính sách, chủ trương của Đảng là chính. Các yếu tố về văn hoá xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong quản lý Ngân sách .
Chương II . Thực trạng công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội trong những năm qua (1999-2001 )
Một số đặc trưng về kinh tế, văn hoá, xã hội của Quận Hai Bà Trưng
1.Về địa lý hành chính
Quận Hai Bà Trưng nằm ỏ phía Đông Nam thành phố Hà nội, phía Bắc giáp Quận Hoàn Kiếm, phía Đông giáp sông Hồng, phía Nam giáp Huyện Thanh Trì, phía Tây giáp Quận Đống Đa.
Quận Hai Bà Trưng có diện tích tự nhiên là 1.465,36 ( ha ), trong đó:
-Diện tích đất nông nghiệp: 107,5 ( ha ), chiếm khoảng 7,3% tổng diện tích.
-Diện tích đất đô th: 565 (ha ), chiếm khoảng 38,6% tổng diện tích.
-Diện tích đất lâm nghiệp : 792,86 (ha), chiếm khoảng 54,1% tổng diện tích, trong đó:
+Đất chuyên dùng:683 (ha)
+Đất chưa sử dụng: 109,86 (ha )
2. Về kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Quận chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ được bố trí tương đối đồng đều giữa các khu vực, trong đó:
- Tiểu thủ công nghiệp : 47,9%
- Thương mại dịch vụ: 45,41%
- Nông nghiệp: 6,69%
Quận Hai Bà Trưng có bốn đơn vị kinh tế Nhà nước thuộc Quận quản lý và có một số cụm công nghiệp tập trung là: Minh Khai- Vĩnh Tuy; Thượng Đình- Đuôi Cá; Văn Điển- Pháp Vân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của Quận như Công ty Ăn uống Du lịch và Dịch vụ, Công ty kinh doanh thương nghiệp đang từng bước thực hiện cổ phần hoá.
3. Về văn hoá -xã hội
Tính đến thời điểm 31 /12 /2000, tổng số dân số của Quận là 365 nghìn người và được chia làm 25 Phường. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân được nâng cao nhưng bên cạch đó còn không ít “mảng tối”, đó là các tệ nạn xã hội, tham ô , tham nhũng ...
Về y tế, Quận có 30 cơ sở y tế, trong đó:
+ Cấp phường có 25 cơ sở y tế.
+ Cấp Quận có bốn phòng khám và một nhà hộ sinh.
Về giáo dục, tổng số cơ sở giáo dục là 83, trong đó:
+Mầm non: 38 trường- 919 cán bộ nhân viên, giáo viên- 9000 học sinh .
+ Tiểu học: 25 trường- 930 cán bộ nhân viên, giáo viên- 21000 học sinh.
+ THCS: 19 trường - 1125 cán bộ nhân viên, giáo viên - 14000 học sinh.
+ GDTX: 1 trung tâm - 16 cán bộ nhân viên, giáo viên -500 học sinh.
Ngoài ra, Quận còn có một số Trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn làm cho bộ mặt giáo dục của Quận ngày càng sáng sủa.
Thực trạng công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội ( 1999-2001 )
Dựa trên điều kiện kinh tế xã hội kết hợp với Nghị quyết của Quận Uỷ và Hội Đồng Nhân dân Quận về công tác quản lý Ngân sách, UBND Quận Hai Bà Trưng đã tập trung chỉ đạo, điều hành mọi mặt trong công tác quản lý Ngân sách Quận đảm bảo đúng chính sách, chế độ và luật NSNN.
1. Công tác thu Ngân sách
Trong những năm qua các nguồn thu Ngân sách trên địa bàn không ngừng được tăng nên, cụ thể:
Từ năm 1999, tổng thu Ngân sách trên địa bàn là 136,996 ( triệu đồng ) trong đó, Ngân sách Quận là: 52153,4 ( triệu đồng ). Năm 2000 tổng thu Ngân sách là 126.718,3 (triệu đồng), trong đó Ngân sách Quận là 66.198,7 (triệu đồng), Năm 2001 tổng thu Ngân sách là 138.599.5 (triệu đồng ), Ngân sách quận là 84.713,37 (triệu đồng).
Tốc độ tăng thu trung bình khoảng: 16%, như thế là tương đối cao.
Cụ thể được trình bày trong biểu 1 và 2
2. Công tác chi Ngân sách Quận
Cùng với việc nguồn thu tăng, trong những năm qua, tổng chi của Ngân sách Quận cũng tăng, cả về chi trong cân đối và chi mục tiêu thành phố.
Năm 1999, tổng chi là 83.339,5 (triệu đồng), trong đó chi trong cân đối là 46.388,5 (triệu đồng ). Năm 2000, tổng chi là 98.375,9 ( triệu đồng), trong đó chi trong cân đối là 60385,4 ( triệu đồng ). Năm 2001, tổng chi là 121.984,9 ( triệu đồng ), trong đó chi trong cân đối là 58.717,7 ( triệu đồng ).Như vậy, năm 2001, chi cân đối giảm do Ngân sách quận phải thực hiện chi mục tiêu cho Ngân sách cấp trên lớn.
Tốc độ tăng chi là khoảng 20% lớn hơn thu. Sở dĩ tăng, không phải do chi vượt thu mà do Quận thực hiện chi mục tiêu của Ngân sách thành phố.
3. Tình hình cân đối Ngân sách
Nguyên tắc chống thâm hụt được Quận chấp hành, một cách nghiêm túc. Thật vậy, trong những năm qua, kết dư Ngân sách Quận luôn luôn dược giữ ở mức hợp lý, cụ thể:
Năm 1999 : 1.463,5 ( triệu đồng )
Năm 2000: 1.211 ( triệu đồng )
Năm 2001: 4.105,89 ( triệu đồng ) .
4. Công tác khai thác nguồn thu Ngân sách trên địa bàn.
Trong những năm qua, Quận đã chỉ đạo các nghành liên quan tổ chức khai thác các nguồn thu còn bỏ sót. Thực tế đã chứng minh, Ngân sách Quận liên tục tăng với tốc độ khá cao.
III.Một vài đánh giá về công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng
Được sự chỉ đạo của cấp trên, cùng với sự nỗ lực của các ban, nghành, Ngân sách Quận Hai Bà Trưng ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế. Các khoản thu được khai thác, huy động, tập trung ngày một lớn. Các khoản chi được tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế đòi hỏi phải giải quyết kịp thời
1. Những thành tựu:
Quận đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và các chế độ quản lý kinh tế Tài chính, từng bước đưa công tác quản lý Tài chính vào hoạt động có nề nếp từ việc lập, chấp hành đến quyết toán Ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Quận có cơ cấu kinh tế chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, chưa có nghành kinh tế mũi nhọn nhưng Quận đã từng bước đưa công tác thu vào hoạt động có hiệu quả, có nề nếp.
Chi cục Thuế, Chi cục Kho bạc Nhà nước và Phòng Tài chính (Đây là ba đơn vị đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý và điều hành Ngân sách Quận ) đã làm khá tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND và HĐND Quận về công tác lập kế hoạch theo kế hoạch Luật NSNN.
Công tác chấp hành Pháp lệnh Kế toán thống kê tương đối tốt, thường xuyên có sự hướng dẫn và kiểm tra của Phòng Tài chính - Vật giá.
Quận đã xây dựng được đội ngũ, tổ chức cán bộ ngày càng kiện toàn. Các nhân viên không ngừng rèn luyện, học tập, tìm tòi để nâng cao chất lượng công tác. Quận đã tổ chức được các đợt sinh hoạt chính trị, đã tạo môi trường thuận lợi để cán bộ không ngừng lớn mạnh về đạo đức, tác phong, củng cố quan điểm, lập trường kiên định. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, coi trọng công tác thi đua khen thưởng là một nội dung, một biện pháp hữu hiệu để tổ chức phong trào quần chúng trong toàn nghành phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Trong những năm qua, UBND Quận đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban, nghành thực hiện dự toán Ngân sách bám sát mục tiêu và Nghị quyết của Quận uỷ, HĐND Quận cũng như chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về công tác quản lý thu, chi Ngân sách. Kết quả thu NSNN trên địa bàn đạt khá và toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt là thu thuế ngoài quốc doanh, thuế nhà đất và tiền thuê đất để đạt kết quả cao, UBND Quận đã chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với Chi cục Thuế chủ động thực hiện các biện pháp tăng cường thu, chống thất thu, dư đọng.
+ Thu ngoài quốc doanh chiếm trung bình khoảng 50%tổng thu NSNN
+ Thu thuế nhà đất chiếm khoảng 10% tổng thu NSNN
+Thu tiền thuê đất chiếm khoảng20% tổng thu NSNN
Công tác quản lý nguồn vốn có tính chất đầu tư XDCB được quan tâm, thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy việc dải ngân đôí với công trình. Nhiều công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng như: Trường học, Trung tâm thể dục thể thao, Nhà văn hoá, Trụ sở và UB các phường, đường ngõ xóm phục vụ đời sống nhân dân.
Về chi Ngân sách, các khoản chi Ngân sách hầu như đều tăng so với năm trước, kể cả chi trong cân đối và chi mục tiêu của thành phố
-Tổng chi:
+ Năm 1999, vượt dự toán : 2%
+Năm 2000, vượt dự toán :0,89%
tăng so với năm 1999 : 18%
+Năm 2001 , vượt dự toán: 0.49%
tăng so với năm 2000: 2%
Năm 1999 tỷ lệ chi vượt dự toán 2% là tương đối cao, năm 2000, 2001đều có các tỷ lệ vượt dự toán không cao lắm. Việc tổng chi tăng mạnh qua các năm là do Quận thực hiện nhiệm vụ chi của Ngân sách thành phố:
+ Năm 1999: 32.428 ( triệu đồng ).
+ Năm 2000: 33.388,2 ( triệu đồng ).
+ Năm 2001 : 41.377,282 ( triệu đồng ).
Các khoản chi sự nghiệp văn xã, quản lý hành chính, an ninh - quốc phòng, chi khác Ngân sách đều đạt và vượt dự toán, tạo điều kiện tốt đảm bảo an ninh trật tự, đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý Ngân sách Quận còn một số hạn chế nhất định xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Trong việc lập kế hoạch thu, chi Ngân sách chưa tạo được cơ sở vững chắc để lập cho nên có khi kế hoạch năm nay thấp hơn thực hiện năm trước. Xây dựng dự toán còn thiếu yếu tố tăng trưởng kinh tế, yếu tố trượt giá, chưa căn cứ vào năng lực thu thực tế để xây dựng kế hoạch, cụ thể:
+Năm 1999: Kế hoạch là 58.000 ( triệu đồng), thực hiện 52.445,4 (triệu đồng )
+ Năm 2000: Tiền thu phí, lệ phí kế hoạch là 625,04 ( triệu đồng ) thực hiện 107,36 ( triệu đồng )
Việc giao kế hạch cho các phường, các cơ quan quản lý chưa có căn cứ kế hoạch của các đơn vị xây dựng và bảo vệ có cơ sở (giao theo tỷ lệ thực hiện năm trước ). Một số đơn vị có số thu khác được để lại chi quản lý qua NSNN nhưng không được tổng hợp để gao kế hoạch, dẫn đến có đơn vị hoàn thành kế hoạch cao, có đơn vị không hoàn thành kế hoạch .
Về việc thu và quản lý, khai thác nguồn thu còn bỏ sót, chưa tương xứng với tình hình kinh tế - xã hội, công tác thu chưa được cải tiến, cụ thể:
- Số thuế thu trung bình trên tháng 325.183 đ/hộ/tháng, trong khi đó bình quân của thành phố là: 433.000 đ/hộ/tháng. Rõ ràng, mức độ thu như trên là chưa tương xứng với một Quận là trung tâm thành phố.
-Thuế nhà đất: Còn một số khu vực chưa xác định mục đích sử dụng, hoặc chưa khai thác hết tiềm năng.
-Thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương còn khiêm tốn.
-Thu từ công thương nghiệp và thương mại dịch vụ - là lĩnh vực thế mạnh của Quận - tuy cao nhưng không ổn định + Năm 1999: 7.826,2 ( triệu đồng )
+ Năm 2000: 6.255,4 ( triệu đồng )
+ Năm 2001: 10.487 ( triệu đồng )
Về chấp hành nhiệm vụ chi , tuy hầu hết các khoản chi vượt dự toán nhưng có khoản chi sự nghiệp kinh tế không đạt dự toán và còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi. Một số khoản chi còn chưa đúng đối tượng, chính sách, chế độ.
- Các đơn vị thụ hưởng Ngân sách còn chưa thực sự chủ động trong công tác sắp xếp bố trí nhiệm vụ chi.
- Chi các chương trình mục tiêu thành phố triển khai còn chậm, hiệụ quả chưa cao.
Về việc quản lý, điều hành Ngân sách còn một số khoản chi không đúng chế độ như chi hỗ trợ ngoài nhiệm vụ chi đã được phân cấp. Ngoài ra, còn quản lý chưa kịp thời các nguồn thu sự nghiệp. Một số đơn vị trong Quận còn chi chưa đúng chế độ.
Công tác chấp hành Pháp lệnh kế toán thống kê còn hiện tượng sai sót, cu. thể:
- Hạch toán sai Mục lục NSNN ở một số đơn vị.
- Tại một số đơn vị còn một số chứng từ chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp, hợp lệ như: Chứng từ chưa đúng quy định, không có hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, một số phiếu chi thiếu chứng từ, chi tiết.
Có thể nói, công tác quản lý thu chi Ngân sách Quận Hai Bà Trưng đang còn nhiều bộn bề cần phải khắc phục bên cạnh những thành tựu cần phát huy. Những hạn chế trên đây đòi hỏi phải tiếp tục khắc phục, cải tiến triệt để. Muốn thực hiện được điều đó, trước tiên, ta phải tìm hiểu nguyên nhân của các hạn chế trên.
3. Nguyên nhân của hạn chế.
Hạn chế còn tồn tại do cả nguyên nhân chủ và nguyên nhân khách quan. Do vặy , công việc khắc phục những tồn tại không chỉ bó hẹp trong phạm vi Quận mà nó yêu cầu sự cải tiến, đồng bộ từ sự chỉ đạo, điều tiết của cấp trên đến sự thực hiện nhất quán ở cơ sở.
3.1 Những nguyên nhân chủ quan
Do trong khâu lập dự toán còn chưa đi sâu, đi sát tại các đơn vị dự toán, chưa quan tâm tới các yếu tố tăng trưởng kinh tế, trượt giá ...Việc giao kế hoạch còn chưa căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị.
Trong công tác thu và khai thác thu còn bỏ sót, chưa khai thác triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tượng trốn lậu thuế và các khoản đóng góp khác. Ngoài ra, việc để nợ đọng thuế từ năm này qua năm khác vẫn nổi cộm.
Trong công tác quản lý chi Ngân sách còn lỏng lẻo, khả năng kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước còn chưa cao dẫn đến một số khoản chi không đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao. Các nguồn chi sự nghiệp kinh tế tuy bước đầu đã được cải thiện đáng kể nhưng còn nhỏ, công tác thực hiện dự án, phê duyệt quyết toán các dự án còn chưa kịp thời cho nên một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa có hồ sơ hoàn công.
Việc thực hiện Luật NSNN, các chế độ, chính sách , Pháp lệnh kế toán thống kê còn sai lệch.
3.2 Những nguyên nhân khách quan.
Những bất cập trong phân cấp quản lý Ngân sách còn tồn tại nhiều. Cơ chế phân cấp này đã làm cho Ngân sách Quận ở thế bị động. Những khoản thu phải chuyển giao cho cấp trên còn nhiều, các khoản thu trong điều tiết còn nhỏ. Điều này, dẫn đến các khoản bổ sung từ Ngân sách cấp trên nhiều làm cho việc thực hiện chi chậm trễ không kịp thời.
Có thể nói, cơ chế phân cấp hiện tại không tạo ra được thế chủ động trong công tác quản lý Ngân sách Quận.
Hệ thống các chỉ tiêu, định mức còn mang tính cứng nhắc, lạc hậu so với thực tế. Nhu cầu chi thường xuyên cho một loại dịch vụ bằng cách chi cho một đối tượng thụ hưởng tiềm năng và có tính đến hệ số khác biệt về chi phí. Chi đầu tư bảo dưỡng phải xác định bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật cho những cơ sở hạ tầng hiện có như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0136.doc