Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các sơ đồ
Tóm tắt luận văn
MỞ ĐẦU 1
Chương 1- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Bảo Hiểm Nhân Thọ 4
1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 4
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ 6
1.1.2. Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ 7
1.1.3. Phân loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ 8
1.1.4. Những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 10
1.1.4.1. Hoạt động khai thác bảo hiểm 10
1.1.4.2. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm 11
1.1.4.3. Hoạt động chi trả quyền lợi bảo hiểm 12
1.1.4.4. Hoạt động đầu tư 12
1.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 13
1.2.1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 13
1.2.1.1. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 13
1.2.1.2. Hoạt động đầu tư tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 15
1.2.1.3. Hoạt động thu chi của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 15
1.2.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 17
1.2.2.1. Khái niệm về năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 17
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 18
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 25
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài 25
1.3.2. Các nhân tố bên trong 27
Chương 2- Thực trạng năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ 30
2.1. Khái quát về Bảo Việt Nhân Thọ 30
2.1.1. Lịch sử phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ 30
2.1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ 31
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ 33
2.2. Thực trạng năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ 34
2.2.1. Khả năng về vốn 34
2.2.2. Tình hình trích lập dự phòng nghiệp vụ Bảo Việt Nhân Thọ 38
2.2.3. Khả năng thanh toán 43
2.2.4. Khả năng sinh lời 47
2.2.4.1. Hiệu suất sinh lời của doanh thu (PM) 48
2.2.4.2. Suất sinh lời của tài sản(ROA) 49
2.2.4.3. Đòn bẩy tài chính 50
2.2.4.4. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 50
2.2.4.5. Hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ 53
2.3. Đánh giá năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện nay 58
2.3.1. Những kết quả tích cực đạt được 58
2.3.2. Hạn chế 59
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 61
2.3.3.1. Nguyên nhân từ bản thân doanh nghiệp 61
2.3.3.2. Nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp 64
Chương 3- Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ 67
3.1. Mục tiêu chiến lược phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ 67
3.1.1. Cơ hội đối với Bảo Việt Nhân Thọ 67
3.1.1.1. Điều kiện kinh tế Việt Nam 67
3.1.1.2. Điều kiện văn hóa xã hội 68
3.1.1.3. Công nghệ thông tin 69
3.1.1.4. Môi trường pháp luật 69
3.1.1.5. Cải cách doanh nghiệp nhà nước 69
3.1.1.6. Mở cửa thị trường 70
3.1.1.7. Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam 70
3.1.1.8. Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt 71
3.1.2. Thách thức đối với Bảo Việt Nhân thọ 71
3.1.2.1. Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế 71
3.1.2.2. Môi trường pháp luật 72
3.1.2.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 72
3.1.2.4. Môi trường đầu tư 73
3.1.2.5. Sản phẩm thay thế 73
3.1.2.6. Công nghệ thông tin 73
3.1.2.7. Nguồn nhân lực 74
3.1.3. Mục tiêu chiến lược phát triển của Bảo Việt Nhân thọ trong giai đoạn 2006-2010 74
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ 76
3.2.1. Các giải pháp tăng quy mô vốn chủ sở hữu 76
3.2.1.1. Tăng vốn chủ sở hữu thông qua quá trình cổ phần hóa Bảo Việt 77
3.2.1.2. Bổ sung vốn từ nguồn lợi nhuận để lại 78
3.2.1.3. Cổ phần hóa Bảo Việt Nhân Thọ 78
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tiếp 79
3.2.2.1. Thực hiện nghiên cứu, đổi mới và phát triển các sản phẩm mới 79
3.2.2.2. Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả 80
3.2.2.3. Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro 82
3.2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn 83
3.2.3.1. Thực hiện đa dạng hóa hoạt động đầu tư 83
3.2.3.2. Thực hiện có hiệu quả quản lý ngân quỹ 84
3.2.3.3. Nâng cao trình độ và năng lực thẩm định dự án của cán bộ 85
3.2.4. Các giải pháp về nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực 86
3.2.4.1. Nâng cao năng lực quản trị tài chính trong doanh nghiệp 86
3.2.4.2. Nâng cao năng lực quản trị điều hành của đội ngũ quản lý 87
3.2.4.3. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo của doanh nghiệp 88
3.2.4.4. Đầu tư phát triển, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin 89
3.2.4.5. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo mô hình công ty mẹ - công ty con sau khi cổ phần hóa Bảo Việt 89
3.2.5. Các giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách 90
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 98
105 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cao biên khả năng tối thiểu đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là một trong những yêu cầu đặt ra của cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường. Do vậy, số tiền bảo hiểm chịu rủi ro của hợp đồng bảo hiểm trên 5 năm sẽ tăng mạnh và vì thế biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của pháp luật đối với Bảo Việt Nhân Thọ cũng sẽ tăng nhanh. Đây chính là sức ép lớn đòi hỏi Bảo Việt Nhân Thọ cần thiết phải nâng cao vốn chủ sở hữu để cải thiện khả năng thanh toán và nâng cao năng lực tài chính của chính bản thân doanh nghiệp ngay trong năm 2007.
Xét chỉ tiêu tỷ số khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số khả năng thanh toán nhanh và tỷ số khả năng thanh toán tức thời trong giai đoạn 2003-2006, xu hướng giảm dần của cả ba chỉ tiêu cũng có thể nhìn thấy rõ trong bảng 2.7. Điểm khác biệt đối với các doanh nghiệp khác, một yếu tố riêng có đối với doanh nghiệp bảo hiểm, đó chính là tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh thường khá cao, nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ chi trả phát sinh của doanh nghiệp bảo hiểm khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với người được bảo hiểm. Do vậy, đây thực chất không phải là một sự lãng phí của các doanh nghiệp bảo hiểm mà là một sự thận trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán. Không chỉ có vậy, trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, không có sự khác biệt lớn giữa tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và tỷ số khả năng thanh toán nhanh do giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không lớn. Hàng tồn kho của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chủ yếu là các hồ sơ, ấn chỉ, phiếu thu, tờ rơi, ... Tuy nhiên xét trong giai đoạn 2003-2006, trong cơ cấu tài sản lưu động của Bảo Việt Nhân Thọ, tốc độ gia tăng về các khoản phải thu tăng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng về các khoản tiền và tương đương tiền, dẫn tới tỷ số khả năng thanh toán tức thời của Bảo Việt Nhân Thọ đã có xu hướng giảm dần khá lớn, đặc biệt năm 2005 là 0,78 và năm 2006 là 0,52. Điều này đòi hỏi Bảo Việt Nhân Thọ cần chú ý đôn đốc việc quản lý đối với các khoản phải thu. Trong các khoản phải thu, tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu từ khách hàng về việc đóng phí bảo hiểm. Mặc dù, trong điều khoản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt Nhân Thọ, chủ hợp đồng có quyền gia hạn nộp phí trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến hạn đóng phí song Bảo Việt Nhân Thọ cũng cần xem xét nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên thu phí bảo hiểm, thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm đảm bảo các khoản phải thu được đôn đốc đúng hạn, đúng kỳ; góp phần giảm tốc độ gia tăng các khoản phải thu, gia tăng tỷ trọng các khoản tiền và tương đương tiền, từ đó nâng cao khả năng thanh toán của Bảo Việt Nhân Thọ.
Khả năng sinh lời
Các nhà đầu tư, các cổ đông và các nhà quản lý tài chính đặc biệt chú ý tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Việc phân tích lợi nhuận có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu cách thức doanh nghiệp sử dụng cơ cấu vốn. Tỷ lệ lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được là quan trọng nếu các nhà quản lý của doanh nghiệp mong muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ thành công cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Để phân tích kết quả kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ về khả năng sinh lời của tài sản có thể bắt đầu bằng việc tính toán các chỉ số liên quan sau: (xem bảng 2.8)
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ (2003-2006)
Đơn vị: %
Các chỉ số
tài chính
2003
2004
2005
2006
Bình quân
Bình quân năm thế giới (4)
Chỉ số ROE
0,61
3,63
14,70
21,90
10,21
19,4
Chỉ số ROA
0,062
0,287
1,008
1,318
0,67
2,00
Chỉ số PM
0,142
0,714
2,868
4,044
1,94
Chỉ số AU
43,52
40,18
35,14
32,60
37,86
Chỉ số EM
985,19
1267,17
1458,91
1661,38
1343,16
Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam 2003-2006, Benchmark of Life Insurance trên trang web www.reuters.com
Hiệu suất sinh lời của doanh thu (PM)
Hiệu suất sinh lời của doanh thu được tính dựa trên sự so sánh giữa lãi ròng với doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ trong giai đoạn 2003-2006. Qua bảng số liệu 2.8 có thể thấy được rằng suất sinh lời của doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ trong giai đoạn đầu chưa thật sự tốt so với chỉ số bình quân trong cả giai đoạn là 1.94%. Tuy nhiên, có thể thấy từ năm 2005 và năm 2006, Bảo Việt Nhân Thọ đã có sự tăng trưởng đột biến, cứ một đồng doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ tạo ra được 0,0286 và 0,04044 đồng lợi nhuận ròng. Điều này cho thấy rằng tốc độ của suất sinh lời của doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ đang tăng lên rất nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là trong khi lợi nhuận ròng tăng mạnh qua các năm thì ngược lại doanh thu lại tăng rất chậm (xem bảng 2.9), cụ thể là doanh thu tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 10,10% (mức trung bình của ngành là 9,9%) còn lợi nhuận ròng tăng trưởng bình quân 290,34%.
Bảng 2.9: Doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ (Giai đoạn 2003-2006)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc
2.671.446
3.043.312
3.063.564
3.110.509
2. Doanh thu đầu tư tài chính
433.858
720.751
806.406
1.001.157
3. Doanh thu khác
50
440
1.021
1.445
4.Tổng doanh thu
3.105.354
3.764.503
3.870.991
4.113.111
Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam 2003-2006
Điều này có thể lý giải được vì Bảo Việt Nhân Thọ bắt đầu có lợi nhuận kể từ năm 2003 sau một thời gian lỗ kỹ thuật (kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 1996). Do mức lợi nhuận tuyệt đối thấp chính vì thế tạo nên sự tăng trưởng khá mạnh về tốc độ tăng trưởng tương đối.
Tuy nhiên xét trên góc độ doanh thu, với một thị trường còn ở giai đoạn phát triển khởi đầu như ở Việt Nam, tốc độ tăng doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ chỉ cao hơn một chút so với tốc độ tăng doanh thu của ngành bảo hiểm nhân thọ trên thế giới vốn dĩ đã phát triển từ rất lâu, thiết nghĩ là một vấn đề đáng quan tâm.
Suất sinh lời của tài sản(ROA)
Nghiên cứu suất sinh lời của tài sản sẽ thấy rõ hơn nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2005 và 2006 của Bảo Việt Nhân Thọ. Cụ thể, theo bảng 2.8, suất sinh lời của tài sản của Bảo Việt Nhân Thọ trong giai đoạn 2003-2006 đã đạt được mức bình quân là 0,63% thấp hơn so với chỉ số trung bình của ngành bảo hiểm trên thế giới (chỉ số ngành là 2% và trung bình 5 năm là 1%). Tuy nhiên, như ta đã thấy trong năm 2005 và 2006 thì ROA của Bảo Việt Nhân Thọ cao hơn so với chỉ số của bình quân của Ngành trong 5 năm theo chuẩn của thế giới (1%), nhưng do năm 2003 và 2004 chỉ tiêu này đạt được rất thấp nên đã làm cho chỉ số bình quân của cả giai đoạn giảm đi. Song nếu xét theo chuẩn ROA tính 1 năm của thế giới là 2%, năm 2005 và 2006, suất sinh lời của tài sản của Bảo Việt Nhân Thọ vẫn thấp hơn. Vậy nguyên nhân tại đâu? Nhìn vào các số liệu trong giai đoạn 2003-2006, có thể thấy mặc dù các năm 2003, 2004 chỉ số AU của Bảo Việt Nhân Thọ cao nhưng lại có xu hướng giảm dần trong cả giai đoạn từ 43,52% năm 2003 xuống còn 32,60% năm 2006. Ngược lại với chỉ số AU thì chỉ số PM (hiệu suất sinh lời của doanh thu) lại có xu hướng tăng nhanh từ 0.142% năm 2003 lên 4.044% năm 2006 mà suất sinh lời của tài sản được tính toán bằng chỉ số AU nhân với chỉ số PM. Do đó, ROA của Bảo Việt Nhân Thọ trong những năm gần đây đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt cụ thể trong năm 2003 cứ một đồng tài sản thì tạo ra 0,00062 đồng lợi nhuận thì đến năm 2006 đã tăng lên 0,04044 đồng. Có thể nói cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng thì chắc chắn trong những năm tới Bảo Việt Nhân Thọ sẽ có được kết quả tốt hơn, cải thiện chỉ số theo kịp chuẩn quốc tế của thế giới trong ngành bảo hiểm nhân thọ.
Đòn bẩy tài chính
Chúng ta hãy xét đòn bẩy tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ để thấy được Bảo Việt Nhân Thọ đã sử dụng tốt nguồn tài trợ nợ hay chưa?
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính) được tính bằng tổng tài sản /tổng vốn chủ sở hữu hay = 1+ hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Qua bảng 2.8 cho thấy, Bảo Việt Nhân Thọ đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về hệ số nhân vốn chủ sở hữu từ mức 985,19% năm 2003 lên 1.661,38% năm 2006 với mức bình quân 1.343,16% trong cả giai đoạn, cao gấp gần 1,5 lần so với mức bình quân của 5 doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hoạt động trong giai đoạn qua, cao gấp 8 lần so với mức chuẩn của ngành bảo hiểm nhân thọ thế giới (166,9% = 1+ 66,9% trong đó 66,9% là chuẩn debt/equity ratio). Điều này, khẳng định rằng Bảo Việt Nhân Thọ đã sử dụng nhiều nguồn tài trợ nợ (từ tổng dự phòng nghiệp vụ) để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Trong phạm vi của luận văn, tác giả sử dụng phương trình DUPONT để phân tích khả năng sinh lời của Bảo Việt Nhân Thọ với công thức tổng quát như sau:
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Lãi ròng
Doanh thu
Tài sản
=
x
x
Doanh thu
Tài sản
Vốn chủ sở hữu
Như vậy, ROE bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính. Dựa trên các số liệu đã được tính toán trên bảng 2.8 có thể thấy trong giai đoạn 2003 đến 2006 mặc dù tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang có xu hướng giảm song Bảo Việt Nhân Thọ đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng rất nhanh đặc biệt là trong các năm 2005 và 2006, tiến gần hơn đến chỉ số trung bình của ngành bảo hiểm nhân thọ trên thế giới (chỉ số ROE bình quân năm của thế giới là 19,4%).
Qua các số liệu tính toán cho thấy mặc dù tốc độ tăng của tài sản và vốn chủ sở hữu không cao nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại rất tốt. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của doanh thu cũng không cao và có xu hướng giảm dần thì ROE của Bảo Việt Nhân Thọ vẫn tăng trưởng tốt là do hệ số đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp tăng nhanh và đây cũng là nguyên nhân chính làm cho ROE của doanh nghiệp tăng từ 0,61% năm 2003 lên đến 21,90% năm 2006, hay nói cách khác Bảo Việt Nhân Thọ đã sử dụng tốt nguồn tài trợ nợ. Như vậy, đây là một tín hiệu rất lạc quan về triển vọng kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ vì cứ một đồng vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ sinh ra 0,0061 đồng lợi nhuận trong năm 2003 và 0,219 đồng lợi nhuận trong năm 2006.
Do sự gia tăng tích luỹ qua các năm của quỹ dự phòng nghiệp vụ nên nguồn vốn đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ cũng tăng theo tương ứng. Điều này góp phần làm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của Bảo Việt Nhân Thọ. Chính vì thế số lượng cũng như chất lượng của hoạt động dự phòng nghiệp vụ được coi là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ. Tuy nhiên, do doanh thu phí bảo hiểm là nguồn gốc hình thành nên dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Sự tăng trưởng chậm của doanh thu phí bảo hiểm sẽ dẫn đến tổng dự phòng nghiệp vụ sẽ tăng trưởng chậm theo. Và như vậy nguồn vốn đầu tư từ nguồn tài trợ nợ sẽ có tốc độ giảm dần, làm giảm tốc độ gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cũng như việc nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trong dài hạn. Chính vì thế, Bảo Việt Nhân Thọ cần chú trọng trong việc thực hiện phát triển doanh thu.
Tuy nhiên xét chi tiết về lợi nhuận trước thuế của Bảo Việt Nhân Thọ, sở dĩ năm 2005 và 2006 có sự tăng trưởng vượt bậc của lợi nhuận so với năm 2003 và 2004 là do bắt đầu từ năm 2005 Bảo Việt Nhân Thọ có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trực tiếp bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng của lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính, (xem bảng 2.10):
Bảng 2.10: Lợi nhuận của Bảo Việt Nhân Thọ (Giai đoạn 2003-2006)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
1.Lợi nhuận trước thuế
6,137
37,310
154,177
231,013
1.1.Lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm
-15,606
-2,746
94,684
81,140
1.2.Lợi nhuận từ đầu tư tài chính
22,005
39,619
58,516
148,489
1.3.Lợi nhuận khác
-0,262
0,437
0,977
1,384
2. Lợi nhuận sau thuế
4,419
26,863
111,007
166,329
Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam 2003-2006
Điểm cần đáng chú ý đối với Bảo Việt Nhân Thọ ở chỗ nếu như năm 2005 đánh dấu mốc đầu tiên về việc thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 94,684 tỷ đồng thì ngay năm sau Bảo Việt Nhân Thọ đã để giảm lợi nhuận từ hoạt động này với con số chỉ còn 81,140 tỷ đồng. Nguyên nhân là do doanh thu bảo hiểm gốc tăng trưởng chậm (bình quân 5,37%) trong khi chi phí chi trả tiền bảo hiểm tăng mạnh (39,49%) và các chi phí hoạt động khác gần như không đổi trong hai năm, dẫn tới hiệu quả kinh doanh bảo hiểm trực tiếp bị giảm sút.
Bảng 2.11: Chi phí của Bảo Việt Nhân Thọ (Giai đoạn 2003-2006)
Đơn vị: Triệu đồng
1. Chi trả tiền bảo hiểm
746.858
1.086.075
1.658.852
1.995.670
2. Chi phí hoạt động
491.846
887.267
592.781
648.441
3. Trích lập dự phòng
1.860.513
1.753.851
1.465.181
1.237.987
4. Tổng chi phí
3.099.217
3.727.193
3.716.814
3.882.098
Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam 2003-2006
Một lần nữa điều này khẳng định rằng Bảo Việt Nhân Thọ cần chú trọng trong việc mở rộng chiến lược kinh doanh nhằm tăng trưởng doanh thu, góp phần cải thiện các chỉ số tài chính, tăng khả năng sinh lời, từ đó nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ
Để tìm hiểu cụ thể hơn về lợi nhuận thu được từ đầu tư tài chính, chúng ta sẽ nghiên cứu về hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ trong thời gian qua, giai đoạn từ 2004-2006:
Theo Khoản 2, điều 14 Nghị định 46/2007/NĐ-CP, Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
a. Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
b. Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c. Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm."
Về cơ bản, Bảo Việt Nhân Thọ đã thực hiện tốt các hạn mức đầu tư quy định đối với nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ.
Bảng 2.12: Cơ cấu đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ(giai đoạn 2004 - 2006)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1.Cổ phiếu
19.319
62.455
901.115
2.Trái phiếu Chính phủ
3.777.097
5.437.374
5.881.911
3.Trái phiếu Doanh nghiệp
3.342
0
782.085
4.Cho vay
859.935
949.939
981.823
5.Góp vốn liên doanh
68.662
175.593
49.493
6.Tiền gửi có kỳ hạn
3.869.920
3.279.920
2.523.660
7.Đầu tư khác
0
16.623
60.968
8.Tổng cộng
8.598.275
9.921.903
11.181.055
Nguồn: Báo cáo tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ 2004-2006
Qua bảng 2.12, nguồn vốn đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ có sự tăng trưởng qua các năm. Nếu như năm 2004 tổng nguồn vốn đầu tư là 8.598 tỷ đồng thì đến năm 2006 đã lên tới 11.185 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân 14,04%). Doanh thu đầu tư cũng không ngừng gia tăng từ mức 720,751 tỷ đồng năm 2004 lên mức 1001,156 tỷ đồng năm 2006 (tăng trưởng bình quân 18,02%). Tốc độ tăng trưởng về doanh thu đầu tư tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn đầu tư. Điều này cho thấy Bảo Việt Nhân Thọ đã có những cải thiện theo chiều hướng tốt về hiệu quả đầu tư tài chính. Đặc biệt, nếu như năm 2005, tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn đầu tư vẫn tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu đầu tư thì năm 2006 đã có cải thiện rõ rệt với tốc độ tăng trưởng của doanh thu đầu tư gấp gần 2 lần tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư. Cũng cần phải nói đến một yếu tố khách quan tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng này là sự biến chuyển khá mạnh mẽ của thị trường tài chính Việt Nam trong năm vừa qua.
Cơ cấu đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ được thực hiện theo một danh mục đầu tư khá đa dạng từ cổ phiếu, trái phiếu Doanh nghiệp đến cho vay, góp vốn liên doanh, trái phiếu Chính phủ, tiền gửi có kỳ hạn. Tổng vốn đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ tăng đều qua các năm từ 8.598 tỷ đồng năm 2004 lên 11.181 tỷ đồng năm 2006, tăng bình quân 14,04% giai đoạn 2004-2006. Trong đó vốn đầu tư lớn nhất được tập trung vào trái phiếu Chính phủ và tiền gửi có kỳ hạn.
Có thể nhận xét về danh mục đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ như sau: (xem bảng 2.13)
Bảng 2.13: Tỷ trọng cơ cấu đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ
(giai đoạn 2004 - 2006)
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1.Cổ phiếu
0,22%
0,63%
8,06%
2.Trái phiếu Chính phủ
43,93%
54,80%
52,61%
3.Trái phiếu Doanh nghiệp
0,04%
0,00%
6,99%
4.Cho vay
10,00%
9,57%
8,78%
5.Góp vốn liên doanh
0,80%
1,77%
0,44%
6.Tiền gửi có kỳ hạn
45,01%
33,06%
22,57%
7.Đầu tư khác
0,00%
0,17%
0,55%
8.Tổng cộng
100,00%
100,00%
100,00%
Nguồn: Báo cáo tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ 2004-2006
Tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng:
Các khoản đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao trong danh mục đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ. Ưu điểm đầu tư vào tiền gửi là tính an toàn cao, tính thanh khoản cao tuy nhiên lãi suất đầu tư lại không hấp dẫn. Nếu như năm 2004, Bảo Việt Nhân Thọ đầu tư tới 45% tổng vốn đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn thì đến năm 2006, tỷ trọng đã giảm dần chỉ còn 22,57%. Đây là xu hướng tốt trong hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư.
Trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu Chính phủ là loại chứng khoán có độ rủi ro bằng không do có sự đảm bảo của Chính phủ, thời hạn thường dài hơn 1 năm và lãi suất cao hơn so với tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, thích hợp với bảo hiểm nhân thọ có nhiều hợp đồng dài hạn. Do đó, đây cũng là một hình thức đầu tư mà Bảo Việt Nhân Thọ tập trung đầu tư mạnh, theo đó xu hướng đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ được Bảo Việt Nhân Thọ đẩy mạnh từ tỷ trọng 43,93% năm 2004 lên 52,61% năm 2006.
Cho vay, góp vốn liên doanh
Đầu tư vào hoạt động cho vay và góp vốn liên doanh của Bảo Việt Nhân Thọ có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2004-2006. Lĩnh vực đầu tư này có rủi ro cao và thời hạn đầu tư dài do đó khi tham gia vào hoạt động đầu tư này đòi hỏi Bảo Việt Nhân Thọ cần phải kiểm soát tốt được rủi ro.
Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu Doanh nghiệp
Có thể nói trong hoạt động đầu tư của thị trường bảo hiểm các nước phát triển trên thế giới, hoạt động đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư khá quan trọng. Nhất là lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ có tính chất đầu tư dài hạn. Tuy nhiên xét trong tỷ trọng đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ, hoạt động đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu Doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Song nếu xét theo dòng chảy đầu tư giai đoạn 2004-2006, lĩnh vực này đã được Bảo Việt Nhân Thọ dần chú trọng, thể hiện ở chỗ nếu như năm 2004 tỷ trọng cổ phiếu là 0,22% và trái phiếu doanh nghiệp là 0,04% trong tổng vốn đầu tư thì đến năm 2006 đã có sự tăng trưởng vượt bậc với tỷ trọng cổ phiếu là 8,06% và trái phiếu doanh nghiệp là 6,99% trong tổng vốn đầu tư.
Thông qua hoạt động đầu tư của Công ty chứng khoán Bảo Việt và Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Việt, Bảo Việt Nhân Thọ cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm gia tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thị trường tài chính của Việt nam đã có những bước chuyển biến căn bản để nâng lên một tầm cao mới.
Có thể thấy trên cơ sở cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ, doanh thu từ hoạt động đầu tư qua bảng 2.14 cho thấy, thu nhập đầu tư chủ yếu từ đầu tư Trái phiếu Chính phủ và tiền gửi có kỳ hạn. Trong giai đoạn 2004-2006, thu nhập đàu tư hàng năm từ Trái phiếu và tiền gửi có kỳ hạn mang lại khoản thu nhập đều đặn hàng năm cho Bảo Việt Nhân Thọ. Song điểm sáng nhất trong doanh thu đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ trong giai đoạn này chính là thu nhập từ hoạt động cổ phiếu và trái phiếu Doanh nghiệp, điển hình là năm 2006, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu gấp 12,55 lần so với năm 2005, trong khi đó trái phiếu Doanh nghiệp năm 2006 đem lại thu nhập 8 tỷ cho Bảo Việt Nhân Thọ, (xem bảng 2.14).
Bảng 2.14: Cơ cấu doanh thu đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ
(giai đoạn 2004 - 2006)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1.Cổ phiếu
1.587
4.731
59.377
2.Trái phiếu Chính phủ
251.138
394.606
532.884
3.Trái phiếu Doanh nghiệp
-
-
8.719
4.Cho vay
90.670
95.681
111.762
5.Góp vốn liên doanh
2.182
9.536
1.302
6.Tiền gửi có kỳ hạn
359.182
292.865
268.063
7.Đầu tư khác
15.992
8.505
19.051
8.Tổng cộng
720.751
805.924
1.001.156
Nguồn: Báo cáo tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ 2004-2006
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2004-2006, Bảo Việt Nhân Thọ chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận hơn 8% trong cả 3 năm. Riêng năm 2006, có sự tăng trưởng cao hơn với tỷ suất lợi nhuận là 8,95% (tăng trưởng 10% so với tỷ suất lợi nhuận năm 2005), (xem bảng số liệu 2.15).
Bảng 2.15: Hiệu quả hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ
(giai đoạn 2004 - 2006)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng vốn thực tế đầu tư
8.595.275
9.921.902
11.181.055
Thu nhập hoạt động đầu tư
720.751
805.924
1.001.156
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư
8,39%
8,12%
8,95%
Nguồn: Báo cáo tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ 2004-2006
Qua bảng số liệu 2.13, trong giai đoạn 2004-2006, Bảo Việt Nhân Thọ vẫn duy trì một tỷ trọng đầu tư khá thận trọng trong tổng vốn đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ và Tiền gửi có kỳ hạn (năm 2004 là 88,94%, năm 2006 đã có xu hướng giảm song vẫn ở mức khá cao 75,18%). Rõ ràng có thể thấy Bảo Việt Nhân Thọ hoàn toàn có thể cải thiện về danh mục đầu tư sao cho có thể tăng hơn nữa hiệu quả đầu tư, góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính từ đó gia tăng vốn chủ sở hữu và nâng cao năng lực tài chính của chính Bảo Việt Nhân Thọ.
Tóm lại, khi nghiên cứu khả năng sinh lời của Bảo Việt Nhân Thọ, có thể thấy Bảo Việt Nhân Thọ rất có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận thông qua việc có thể gia tăng hơn nữa về hiệu quả đầu tư và sử dụng tốt các nguồn tài trợ nợ cho hoạt động đầu tư. Tuy nhiên mối quan ngại nhất ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính về khả năng sinh lời của Bảo Việt Nhân Thọ lại chính là yếu tố tăng trưởng chậm của doanh thu khai thác bảo hiểm. Điều này sẽ ảnh hưỏng đến năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ. Do đó, Bảo Việt Nhân Thọ cần chú trọng mạnh mẽ vào các biện pháp cụ thể để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm trực tiếp của doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện nay
Những kết quả tích cực đạt được
Qua những phân tích về thực trạng năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trong thời gian qua, có thể thấy Bảo Việt Nhân Thọ đã có những kết quả đáng khích lệ như sau:
Thứ nhất, về cơ bản nguồn vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ có sự tăng trưởng qua các năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ có xu hướng giảm song Bảo Việt Nhân Thọ vẫn đảm bảo sự tăng trưởng về doanh thu và đặc biệt là sự gia tăng về lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, góp phần bổ sung nguồn vốn cho vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận để lại. Mặt khác sự tăng trưởng doanh thu còn là nguyên nhân tăng tổng dự phòng nghiệp vụ, góp phần tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi với quy mô lớn để thực hiện chiến lược đầu tư.
Thứ hai, tốc độ tăng tổng dự phòng nghiệp vụ của Bảo Việt Nhân Thọ có sự tăng trưởng khá cao, tổng mức dự phòng nghiệp vụ của Bảo Việt Nhân Thọ không ngừng tăng lên qua các năm, là lá chắn đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, tuân thủ đầy đủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trích lập dự phòng nghiệp vụ, áp dụng tốt các biện pháp để đề phòng và hạn chế rủi ro.
Thứ ba, về cơ bản, Bảo Việt Nhân Thọ đảm bảo được khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về chỉ tiêu khả năng thanh toán, đáp ứng các nhu cầu phát sinh về chi trả trong ngắn hạn khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra .
Thứ tư, hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư lớn, danh mục đầu tư đảm bảo tính thanh khoản, tuân thủ các hạn mức đầu tư theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm góp phần cải thiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Thứ năm, sự tách ra hoạt động độc lập của Bảo Việt Nhân Thọ nhằm hướng tới mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thiện tổ chức bộ máy, là cơ sở để thực hiện quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh thông qua các hoạt động được chuyên môn hóa.
Hạn chế
Hạn chế về quy mô vốn chủ sở hữu
Quy mô vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ có quy mô nhỏ, cao hơn không nhiều so với vốn pháp định theo quy định của pháp luật, vốn chủ sở hữu chưa đạt so với vốn điều lệ đăng ký ban đầu. Đây có lẽ là đặc điểm riêng có của Bảo Việt Nhân Thọ.
Mặc dù Bảo Việt Nhân Thọ bắt đầu có lợi nhuận kinh doanh từ năm 2003 sau 7 năm hoạt động, tuy nhiên việc tăng vốn bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu thông qua nguồn lợi nhuận để lại chưa được chú trọng.
Quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ dẫn tới chất lượng về khả năng thanh toán của Bảo Việt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0072.doc