Lời nói đầu 1
Chương 1. Lí luận chung về hệ thống ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ. 2
A. Hệ thống ngân hàng trung ương 2
1. Khái niệm ngân hàng trung ương(NHTW). 2
II. Các chức năng của NHTW 2
1. Là ngân hàng phát hành 2
2. Là ngân hàng của các ngân hàng 2
3. Là ngân hàng của Nhà nước. 3
1. NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ Quốc gia 3
2. NHTW thực hiện quản lý và kiểm soát các tổ chức tín dụng. 3
IV. Mô hình tổ chức của NHTW 4
1. Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ 4
2. Mô hình tổ chức NHTW độc lập Chính phủ. 4
B. Chính sách tiền tệ . 5
I. Khái niệm về chính sách tiền tệ. 5
II. Công cụ của chính sách tiền tệ. 7
1. Các công cụ trực tiếp. 7
2. Các công cụ gián tiếp. 9
Chương 2.Thực trạng ngân hàng trung ương với việc thực thi chính sách tiền tệ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ở việt nam. 11
I. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM. 11
1. Sự ra đời. 11
2. Quá trình phát triển của ngân hàng nhà nước Việt Nam. 12
1. Về lãi suất. 15
2. Hạn mức tín dụng. 17
3. Sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc. 17
4. Lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn. 18
5. Ngiệp vụ thị trường mở. 19
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA. 20
1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ. 20
2. Điều hành chính sách tiền tệ. 21
3. Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. 21
3.1. Công cụ dự trữ bắt buộc. 22
3.2. Công cụ tái cấp vốn. 23
3.3. Nghiệp vụ thị trường mở. 24
3.4. Lãi suất. 25
3.5. Về tỷ giá. 25
3.6. Công cụ hạn mức tín dụng. 26
Chương 3. Các giải pháp nâng vai trò của NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay. 29
I. Những quan điểm định hướng hoàn thiện. 29
II. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ, CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT. 30
1. Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. 30
1.1. Cần theo dõi, bám sát diễn biến thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất cơ 31
1.2. Cần sử dụng một cách linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo tín hiệu thị trường 31
1.3. Cần hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở bằng việc rà soát lại quy chế về 31
1.4. Theo dõi các diễn biến trên thị trường tiền tệ để có biện pháp xử lý kịp 32
2. Nghiệp vụ thị trường mở. 32
2.1. Mở rộng thêm nhiều loại hàng hoá. 32
2.2. Phương thức giao dịch. 32
2.3. Ổn định thị trường liên ngân hàng. 33
2.4. Tạo ra được một sân chơi bình đẳng. 34
3. Chính sách lãi suất. 34
II. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG KẾT HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ KHÁC. 34
III. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC. 37
1. Củng cố, đổi mới ngân hàng nhà nước Việt Nam. 37
1.1. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. 37
1.2. Cải tiến công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước cả về nội dung và mô hình tổ chức. 37
1.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng nhà nước. 38
2. Củng cố, lành mạnh hoá hệ thống các tổ chức tín dụng, tiền tệ. 38
IV. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ. 40
1. Đối với chính sách tỷ giá hối đoái. 40
2. Cải cách hoạt động thị trường liên ngân hàng. 40
3. Nâng cao đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ. 41
4. Tăng cường hợp tác tiền tệ. 41
5. Điều tiêt việc tăng cung ứng tiền tệ. 41
Kết luận 43
Danh mục tài liệu tham khảo 44
44 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ trong quản lý kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
linh hoạt và đồng bộ. Nếu như trước đây Ngân hàng nhà nước phải dùng mệnh lệnh hành chính để tăng giảm lãi suất, tỉ giá, tăng giảm lượng cung tiền trên thị trường thì nay, với việc hoàn thiện từng bước các công cụ của chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương dựa vào tín hiệu thị trường để điều hành chính sách tiền tệ. Đây là bước tiến căn bản của Ngân hàng trung ương trong quản lý thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường. Mặc dù việc điều hành chính sách tiền tệ đó chưa được hoàn hảo song chúng đã phát huy tác dụng đưa lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn cho nền kinh tế ước tính đến hết tháng 12/2000 dư nợ cho vay tăng 21% và vốn huy động tăng 25% so với năm 1999. So sánh với 3 năm gần đây, năm 1999 dư nợ tín dụng tăng19,2%, vốn huy động tăng 34%; năm 1998dư nợ tăng16,4%, vốn huy động tăng 34%; năm 1997 dư nợ tăng 22%, còn vốn huy động tăng 25,7%. Như vậy trong năm 2000, tín dụng tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ trong khi nợ quá hạn được kiềm chế. Đến hết năm 2000, tỷ lệ nợ quá hạn của toàn bộ hệ thống ngân hàng giảm gần 2% so với 1999;11,7%so với tổng dư nợ.
1. Về lãi suất.
Ngày 2/8/2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã ra quyết định số 241/2000/ QĐ-NHNN về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của các tài sản tín dụng đối với Ngân hàng, chấm dứt việc điều hành lãi suất theo cơ chế “trần lãi suất cho vay” sang điều hành lãi suất theo lãi suất cơ bản. Đây là một bước tiến quan trọng của quá trình tự do hoá lãi suất .
Trong 6 tháng đầu năm 2001, Ngân hàng Trung ương tiếp tục thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản đối với VNĐ, giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn phù hợp với thực tiễn, giảm lãi suất cơ bản để mở rộng tín dụng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thực hiện tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ. Các Ngân hàng Thương mại được chủ động quy định các mức lãi suất cho vay cụ thể của mình theo biên độ xoay quanh lãi suất cơ bản, trên cơ sở đó chủ động quy định các mức lãi suất tiền gửi.
Đối với VNĐ, lãi suất cơ bản đã ba lần giảm từ 0,75%/tháng xuống còn 0,65%/tháng nhưng vẫn giữ nguyên biên độ 0,3% tháng đối với cho vay ngắn hạn và 0,5% tháng đối với cho vay trung và dài hạn. Đối với ngoại tệ, năm tháng đầu năm tiếp tục điều hành lãi suất cho vay bằng Đôla dựa trên cơ sở lãi suất SIBOR (lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng Singapo) cộng với biên độ 1,0% đối với cho vay ngắn hạn; 2,5% đối với cho vay trung và dài hạn. Từ 1/6/2001 Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định bỏ cơ chế khống chế biên độ cho phép các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn ngoại tệ trong nước mà thoả thuận với từng khách hàng mức lãi suất cho vay phù hợp. Riêng đối với lãi suất vay tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân tại tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước vẫn khống chế ở mức thấp nhằm khống chế việc nắm iữ đô la trong tài khoản và hạn chế đô la hoá trong điều kiện hạn chế tỷ lệ kết hối giảm từ 50% xuống còn 40% như hiện nay. Cùng với việc điều hành theo lãi suất cơ bản, trong 6 tháng qua ngân hàng nhà nước đã liên tục hạ lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn (lãi suất tái cấp vốn giảm từ 0,5% xuống còn 0,4%/tháng; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 0,45% xuống còn 0,35%/tháng).
Một thời gian dài các Ngân hàng Thương mại cổ phần gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chiết khấu nhưng nay với cơ sở “nới lỏng” của Ngân hàng Nhà nước đã dễ dàng hơn trong việc vay vốn theo hình thức tái chiết khấu. Như vậy chuyển sang cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đã tạo điều kiện thúc đẩy cạnh tranh giữa các Ngân hàng Thương mại có lợi cho người gửi tiền và người vay vốn, thúc đẩy chu chuyển vốn, hình thành lãi suất bình quân hợp lý trên cơ sở quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế.
Diễn biến lãi suất cơ bản của NHNNVN.
(đơn vị: %/tháng-các thời điểm điều chỉnh).
0.8
0,7
0,6
0,5
0,4
0,3
0,2
0,1
0
0,725
0,75
Ă
Ă
Ă
Ă
0,65
0,70
0,60
Ă
1/8/2000 1/3/2001 1/4/2001 1/6/2001 1/10/2001
Diễn biến lãi suất chủ đạo của SIBOR.
Ă
Ă
Ă
7,5
7,0
6,5
6,0
5,5
5,0
4,6
4,0
3,5
3,0
2,5
Ă
Ă
Ă
Ă
Ă
Ă
Ă
Ă
Ă
2/1/2001 1/3/2001 16/5/2000 3/1/2001 31/1/2001 20/3/2001 18/4/2001 15/5/2001 27/6/2001 21/8/2001 11/9/2001
2. Hạn mức tín dụng.
Công cụ này được Ngân hàng nhà nước áp dụng từ năm 1994 và đã có tác động hiệu quả đến việc hạn chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán trong những năm 1995-1997 và qua đó kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên từ cuối năm 1997 và đầu năm 1998, công cụ hạn mức tín dụng đã dần mất đi vai trò của nó trong việc hạn chế việc hạn chế gia tăng của tổng phương tiện thanh toán . Hơn nữa việc mở rộng tổng phương tiện thanh toán trong giai đoạn này là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu tiếp tục thực hiện hạn mức tín dụng sẽ tạo ra khó khăn cho các Ngân hàng Thương mại trong việc mở rộng tín dụng . Do vậy từ quý II- 1998, ngân hàng nhà nước đã không áp dụng hạn mức tín dụng như là một công cụ thường xuyên trong điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù vậy mức tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục được theo dõi để có những giải pháp kịp thời nhằm hạn chế sự gia tăng khi nó có xu hướng tăng cao.
3. Sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc.
Kể từ khi ban hành pháp lệnh ngân hàng năm 1989, hệ thống ngân hàng được tách làm hai cấp thì công cụ dự trữ bắt buộc lần đầu tiên được sử dụng ở nước ta. Tại điều 45 pháp lệnh NHNN đã quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là 10%, tối đa là 35% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng. Pháp lệng dã quy định như trên nhưng trên thực tế trong thời gian dài tỷ lệ 10% được áp dụng một cách cố định mặc dù chính sách tín dụng đã có nhiều thay đổi.
Đầu năm 1994, NHTW đã có quyết định bổ sung tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi không kì hạn là 13%, đối với loại tiền gửi có kì hạn là 7%. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có xu hướng ngày càng giảm dần. Trong năm 2000, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp nhất từ trước đến nay, tỷ lệ này quy định là 5% trên tổng số dư tiền gửi dưới 12 tháng đối với các tổ chức tín dụng ở đô thị và 1% đối với các tổ chức tín dụng ở nông thôn.
Do sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu vốn năm 2000, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 5% đang thực hiện đến tháng 10/2000 lên 8% vào tháng 11 và chuyển tiếp tới 12% bắt đầu áp dụng từ 12/2000. Mục đích của việc tăng tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ nhằm ngăn chặn làn sóng công chúng dịch chuyển tiết kiệm bằng VND sang USD, đồng nghĩa tăng nguồn vốn VND đáp ứng nhu cầu vốn đang tăng của nền kinh tế. Cuộc diều chỉnh tỷ lệ DTBB của NHNN đã thúc ép các ngân hàng huy động tiết kiệm USD phải hạ xuống đặc biệt đối với kì hạn 6 hoặc 9 tháng bởi lãi suất phải trả sau khi trích DTBB của các kì hạn này lên tới 5,91% đến 6,25%/năm (tương đương với lãi suất trả cho khách hàng là 5,2 đến 5,5%/năm). Như vậy điều này đã có tác động rất lớn đối với việc điều hành tỷ giá trong thời gian qua, giúp cho lãi suất VND có xu thế có lợi hơn lãi suất USD, hạn chế phần nào tình trạng đô la hoá nền kinh tế.
4. Lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn.
Trong giai đoạn trước tháng 3/1997, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn còn mang tính bị động và có sự phân biệt giữa các ngân hàng. Kể từ tháng 3/1997, cùng với việc hoàn thiện cơ chế lãi suất, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn đã thực sự trở thành công cụ tiền tệ được ngân hàng trung ương quan tâm trong việc điêù tiết cung ứng tiền. Hiện nay, lãi suất tái cấp vốn hạ từ 0,5%xuống 0,4%/tháng , lãi suất tái chiết khấu giảm từ 0,45% xuống 0,35%/tháng. Đây là một giải pháp nhằm tác động đến xu thế hình thành lãi suất tín dụng của thị trường. NHNN đã thay đổi cơ chế tái cấp vốn dưới hình thức cho vay có đảm bảo bằng cầm cố tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác thay cho việc thế chấp chứng từ, thế chấp hồ sơ tín dụng và cho vay chỉ định trước đây. Song trên thực tế mới chỉ có các NHTM quốc doanh được vay, còn các NHTM cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn đứng ngoài cuộc.
5. Ngiệp vụ thị trường mở.
Thị trường mở ở nước ta chính thức hoạt động từ ngày 12/7/2000, tham gia vào thị trường này là NHNN, các NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Đến nay, NHNNchỉ cấp giấy phép hoật động cho 14 thành viên, bình quân 10 ngày tổ chức một phiên giao dịch. Đến đầu tháng 12/2000, NHNNđã tổ chức được 13 phiên giao dịch với tổng khối lượng tín phiếu mua bán là 1428 tỷ đồng ( trong đó mua vào 878 tỷ, bán ra là 550 tỷ đồng ), lãi suất giao dịch từ 4,95% lên 5,58%. Các loại giấy tờ có giá được lưu thông trên thị trường mở là tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do thống đốc NHNN quy định cụ thể trong từng thời kì (quy chế ngiệp vụ TTM, điều 8).
Thị trường mở ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi. TTM cho phép NHTW có khả năng linh hoạt hơn trong việc xác định thời điểm và khối lượng giao dịch tiền tệ theo ý muốn, khắc phục những hạn chế của các công cụ kiểm soát tiền tệ trực tiếp. Bởi vì khi thị trường phát triển thì các công cụ kiểm soát trực tiếp có xu hướng kém hiệu quả hơn.
Như vậy, NHNN bước đầu sử dụng khá hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ theo xu hướng thay thế và giảm dần tính trực tiếp, cứng nhắc và ít hiệu lực để chuyển sang phát huy tính gián tiếp, linh hoạt, thích hợp và đồng bộ của một số công cụ. Ngoài ra, NHNN còn sử dụng những công cụ mang tính giải pháp bổ trợ, tuỳ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế mà phải áp dụng hoặc cần áp dụng như chính sách ngoại hối, đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước...
- Đấu thầu tín phiếu kho bạc
Trong năm 2000, NHNN đã tổ chức 43 phiên đấu thầu là 6500 tỷ đồng , trong khi tổng số vốn đăng kí dự thầu là 12000 tỷ đồng, tổng khối lượng trúng thầu là 4800 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu đầu năm là 6%/ năm, đến giữa năm giảm xuống còn 4,9% và cuối năm tăng 5,3% lên 5,35%/năm. Song kết quả trúng thầu chỉ tập trung vào một số NHTM quốc doanh, riêng ngân hàng công thương Việt Nam chiếm tới 50%. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc đã tác động trực tiếp vào vốn khả dụng của NHTM, đồng thời ngân sách nhà nước huy động được khối lượng vốn khá lớn cho đầu tư phát triển với lãi suất thấp và tiết kiệm chi phí.
- Tỷ giá hối đoái.
Thông qua việc can thiệp và công bố tỷ giá giao dịch thường xuyên trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN đã diều chỉnh tỷ giá giữa VND và USD từ từ, đều đặn qua các phiên giao dịch, tránh tạo ra cú sốc đột ngột, điều hành tỷ giá theo sự nhạy cảm dựa trên các tín hiệu thị trường phù hợp với điều kiện quốc tế cũng như hoàn cảnh Việt nam. Hiện nay, biên độ của tỷ giá hối đoái chỉ có + 0,1 nên tỷ giá hối đoái thường giao động từ 10 đến 20 đồng /1 USD .
Đến cuối năm 2000, tỷ giá trên cả ba thị trường đã tăng so với đầu năm như sau:
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tăng 3,1%
- Thị trường mua bán của các NHTM tăng 21,9%
- Thị trường tự do tăng 3,96%
Như vậy qua những phân tích trên chúng ta thấy chính sách tiền tệ đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
III. Đánh giá chung việc điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam thời gian qua.
1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Để phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước, đòi hỏi phải đổi mới việc xây dung chính sách tiền tệ. Trước hết việc xác định và lựa chọn mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ đã được thực hiện phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu của chính sách tiền tệ đã hướng vào kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Thực tế cho they sự ổn định của tiền tệ, ổn định của hệ thống tài chính là điều kiện hàng đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam trước những năm 1990 đã nằm trong tình trạng lạm phát ra tăng với tốc độ phi mã. Đồng tiền Việt Nam mất giá trầm trọng, nền kinh tế suy thoái. Thêm vào đó, sự đổ vỡ của hàng loạt quỹ tín dụng nhân dân đã làm giảm lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và giá trị của Đồng Việt Nam. Đó chính là lý do giải thích cho việc lựa chọn các mục tiêu trên của chính sách tiền tệ. Đồng thời, chính việc lựa chọn mục tiêu cho việc điều hành chính sách tiền tệ là bằng chứng cho sự hoà nhịp của hệ thống Ngân hàng với tiến trình đổi mới đất nước.
2. Điều hành chính sách tiền tệ.
Nhằm thực hiện các mụa tiêu chính sách tiền tệ đã lựa chọn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHTW là quản lý và điều hành khối lượng tiền cung ứng. Đối với Việt Nam, việc quản lý, vận hành cơ chế cung ứng tiền, điều hành, kiểm soát tiền tệ đã được đổi mới từng bước theo nội dung và nguyên tắc hoàn toàn khác so với cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Trong thời kỳ bao cấp, chỉ tiêu phát hành tiền do chính phủ quy định và thường xuyên được bù đắp cho thâm hụt chi tiêu của chính phủ. Do đó tổng mức cung tiền vượt quá tổng cầu trong nền kinh tế dẫn đến vòng xoáy lạm phát giá- lương- tiền. Việc không kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền qua kênh tín dụng; chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thấp làm cho nhu cầu tiền lớn, gây khó khăn cho ngân hàng nhà nước trong việc điều hoà tiền mặt.
Từ năm 1990 ngân hàng nhà nước đã cải cách mạnh mẽ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Đồng thời ngân hàng nhà nước đã lựa chọn sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, chủ động điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng được chính phủ phê duyệt hàng năm. Do vậy đã cung ứng đủ phương tiện thanh toán đảm bảo sản xuất lưu thông không bị ách tắc, kinh tế tăng trưởng, đẩy lùi được lạm phát phi mã. Đặc biệt từ năm 1993, ngân hàng nhà nước đã thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả lượng tiền cung ứng, sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và kiểm soát lạm phát ở mức một con số.
3. Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ.
Từ năm 1991 đến nay, cùng với công cuộc đổi mới ngân hàng, hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ cũng được hình thành và phát triển. Trong điều kiện thị trường tiền tệ và thị trường tài chính chưa phát triển. Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện kiểm soát tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp kết hợp với các công cụ gián tiếp và từng bước đổi mới chuyển từ sử dụng công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước.
3.1. Công cụ dự trữ bắt buộc.
Công cụ dữ trữ bắt buộc được chính thức thực hiện từ năm 1992. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, công cụ dự trữ bắt buộc đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện. Ban đầu, theo quy định của hệ thống ngân hàng nhà nước năm 1992 tiền dự trữ bắt buộc được duy trì tại một tài khoản riêng và tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng. Theo đó, vai trò của tỷ lệ dự trữ bắt buộc là để đảm bảo khả năng thanh toán và kiểm soát cung ứng tiền nhưng lại hạn chế ngân hàng nhà nước trong việc dự báo nhu cầu tăng, giảm dự trữ của các NHTM và vốn của các NHTM không được sử dụng linh hoạt.
Để khắc phục các hạn chế trên, năm 1995 các công cụ này đã được đổi mới như sau: tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền thanh toán được thống nhất vào một tài khoản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% áp dụng cho các loại tiền gửi dưới 1 năm, và trong cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc có 70% phải gửi tại ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng phải thường xuyên duy trì đầy đủ số lượng tiền dự trữ bắt buộc phải gửi tại ngân hàng nhà nước( duy trì hàng ngày). Với những đổi mới này, ngân hàng nhà nước có thể dự báo nhu cầu dự trữ của các tổ chức tín dụng thông qua theo dõi mức dự trữ vượt. Tuy nhiên, việc khống chế theo ngày cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ ở mức độ thấp khiến cho công cụ này trở nên cứng nhắc, các tổ chức tín dụng luôn để dự trữ vượt do đó hạn chế khả năng sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng.
Từ năm 1999, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dụng mở rộng thêm với các đối tượng: Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0- 20% và đặc biệt số tiền dự trữ bắt buộc được tính bình quân số dư tiền gửi tại ngân hàng nhà nước trong kỳ duy trì. Với cách tính dự trữ bắt buộc mới, các tổ chức tín dụng có thể điều hành vốn linh hoạt hơn trước đây, đồng thời ngân hàng nhà nước có thể dự đoán được nhu cầu của các NHTM, tăng khả năng kiểm soát tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Đặc biệt, trong năm 2000-2001, công cụ dự trữ bắt buộc tiếp tục được điều hành phù hợp với diễn biến tiền tệ và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước. Việc điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, đồng thời giảm dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND đã có tác dụng lớn trong việc điều hành lãi suất và tỷ giá, góp phần thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi VND, do đó hạn chế dòng chuyển đổi từ VND sang USD. Để phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là xu hướng giảm mạnh lãi suất trên thị trường quốc tế tháng 12 năm 2001, ngân hàng nhà nước đã quyết định điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ xuống còn 10% nhằm tăng khả năng huy động ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.
3.2. Công cụ tái cấp vốn.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng của công cụ này, ngân hàng nhà nước đã từng bước đổi mới theo hướng tỷ trọng tái cấp vốn theo hình thức thế chấp các chứng từ có giá tăng dần, còn tỷ trọng tái cấp vốn theo mục tiêu chỉ định ngày càng giảm. Trên thực tế, bên cạnh hai hình thức tái cấp vốn trên, ngân hàng nhà nước đã thực hiện cho vay thanh toán bù trừ, một hình thức tái cấp vốn ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt thanh toán tạm thời của các NHTM từ năm 1991. Với hình thức cho vay thế chấp chứng từ, chứng từ thế chấp cũng được mở rộng. Từ ban đầu, chứng từ thế chấp chỉ bao gồm tín phiếu kho bạc chưa đến hạn thanh toán, khế ước cho vay ngắn hạn( theo quyết định 285/ QĐ-NH14 ngày 10/11/1994 của thống đốc ngân hàng nhà nước). Đến năm 1997, ngân hàng nhà nước bổ sung thêm hình thức cho vay thế chấp bằng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước. Hiện nay, theo quy định của luật ngân hàng nhà nước, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng gồm: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, triết khấu, tái triết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Đặc biệt, việc quy định về lãi suất tái cấp vốn cũng được đổi mới: từ năm 1994 đến đầu năm 1997, lãi suất tái cấp vốn được quy định theo tỷ lệ % trên lãi suất cho vay áp dụng đối với dự án cho vay của tổ chức tín dụng( bằng từ 60%-100% lãi suất cho vay ghi trên khế ước). Nhưng từ cuối tháng 5 năm 1997 đến nay, lãi suất tái cấp vốn đã được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến cung cầu vốn trên thị trường. Hiện nay, để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN nhằm thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Thống đốc NHNN đã quyết định điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái triết khấu xuống mức 0,4%/ tháng và 0.35%/ tháng tương ứng.
3.3. Nghiệp vụ thị trường mở.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong điều hành chính sách tiền tệ, sau một quá trình chuẩn bị, ngày 12 tháng 7 năm 2000. NHNN đã chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở. Đây là một bước tiến mới trong điều hành chính sách tiền tệ theo hướng từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp để phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước. Hiện nay, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã tăng cường sử dụng với việc tăng định kỳ giao dịch lên 2 phiên/ tuần thay cho 1 phiên/ 10 ngày thực hiện vào năm 2000. Tuy nhiên trong số gần 50 phiên giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở trong cả năm 2001, thì trên 40 phiên NHNN chào mua với doanh số hơn 3000 tỷ đồng để kịp thời bơm thêm vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, bên cạnh việc đưa nghiệp vụ SWAP vào hoạt động, việc NHNN liên tục thực hiện chào mua giấy tờ có giá với khối lượng lớn đã giúp các tổ chức tín dụng khắc phục được khó khăn về nguồn vốn VND.
Mặc dù doanh số giao dịch qua các phiên giao dịch chưa lớn, số lượng thành viên tham gia và lượng hàng hoá có thể sử dụng trên thị trường còn hạn hẹp, nhưng kết quả các phiên giao dịch cho thấy việc sử dụng các công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã có những dấu hiệu tích cực, góp phần tác động đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.
3.4. Lãi suất.
Năm 1992, NHNN đã thực hiện bước chuyển đổi quan trọng chuyển từ chính sách lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương tạo đòn bẩy cho các NHTM chuyển từ hoạt động kinh doanh thua lỗ sang có lãi.
Năm 1996, NHNN thực hiện tự do hoá lãi suất tiền gửi và quy định trần lãi suất cho vay nhằm hoàn thiện công cụ lãi suất dần tiến tới mục tiêu tự do hoá lãi suất.
Tháng 8 năm 2000, NHNN đã thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành lãi suất. Thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Với cơ chế điều hành lãi suất này được coi là phù hợp với mức độ phát triển của thị trường tiền tệ và khả năng kiểm soát của NHNN.
Năm 2001, để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng, thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, NHNN đã bốn lần điều chỉnh lãi suất cơ bản từ mức 0,75%/ tháng xuống 0,6%/ tháng.
Tháng 6 năm 2002 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 546/QĐ- NHNN về việc thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận bằng VND. Theo tinh thần quyết định này, tất cả các ngân hàng được toàn quyền quyết định lãi suất cho vay của ngân hàng mình. NHNN vẫn công bố lãi suất cơ bản để các NHTM tham khảo.
3.5. Về tỷ giá.
Trong hơn 10 năm qua, NHNN đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế điều hành tỷ giá. Từ năm 1994, cùng với sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN đã bắt đầu thực hiện điều hành tỷ giá theo cơ chế mới thay cho chế độ đa tỷ giá trước đây. Theo đó, NHNN bắt đầu công bố tỷ giá chính thức giữa đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam, tỷ giá mua bán trên thị trường được phép dao động trong biên độ dao động cho phép. Trên thực tế, trong các năm 1997- 1998, việc NHNN chủ động điều chỉnh biên độ giao dịch và tiếp theo việc NHNN ấn định tỷ giá chính thức trên cơ sở tỷ giá mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng khiến cho cho tỷ giá phù hợp hơn với tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do đó đã góp phần hạn chế ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1998 ở mức 6%, lạm phát được kiềm chế ở mức 9,2%. Năm 1999, NHNN thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá theo các nguyên tắc thị trường bằng việc hàng ngày công bố tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó. Các tổ chức tín dụng được quy định tỷ giá giao dịch giữa VND và USD không vượt quá 0,1% so với tỷ giá do NHNN công bố.
Năm 2001, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, bám sát biến động của lãi suất USD trên thị trường quốc tế và cung cầu ngoại tệ trên thị trường trong nước. Ngày 8/ 9/ 2001, NHNN đã quyết định mở rộng kỳ hạn thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi của tổ chức tín dụng, và điều chỉnh mức gia tăng tỷ giá hoán đổi, kỳ hạn với trần tỷ giá giao ngay. Điều này đã giúp cho các tổ chức tín dụng có điều kiện thực hiện linh hoạt các giao dịch ngoại hối, các tổ chức tín dụng được chủ động hơn trong kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo vai trò kiểm soát của NHNN.
Trong bối cảnh diễn biến thị trường quốc tế có nhiều biến động, việc điều hành tỷ giá linh hoạt và can thiệp kịp thời của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã góp phần ổn địng tỷ giá, có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.
3.6. Công cụ hạn mức tín dụng.
Được NHNN áp dụng từ năm 1994, xuất phát từ những đòi hỏi thực tế là lạm phát có xu hướng tăng cao, tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh. Trong điều kiện thị trường thứ cấp chưa phát triển, NHNN chưa thể sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã sử dụng công cụ hạn mức tín dụng để hạn chế số nhân tiền tệ, qua đó kiểm soát sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán. Trên thực tế, việc áp dụng công cụ hạn mức tín dụng trong các năm từ 1994- 1997 đã góp phần kiểm soát mức độ gia tăng tổng phương tiện thanh toán, góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng chỉ được phân bổ đối với một số các NHTM nên phần nào hạn chế tính công bằng trong cạnh tranh. Nhất là trong các năm từ 1998 đến nay, trong điều kiện nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam rất lớn, lạm phát có xu hướng giảm thấp, việc áp dụng công cụ này phần nào ảnh hưởng đến việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Do đó, từ quý II năm 1998, NHNN đã quyết định không sử dụng công cụ hạn mức tín dụng như là một công cụ thường xuyên trong điều hành chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0951.doc