MỤC LỤC
CHƯƠNG I 3
THÁI BÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
I. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình 3
1. Điều kiện tự nhiên 3
2. Về xã hội 4
CHƯƠNG II 7
VÙNG ĐẤT THÁI BÌNH VỚI NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC 7
1. Vài nét về nghệ thuật múa rối nước trên thế giới 7
2. Đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước 9
CHƯƠNG III 13
NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC 13
I. Nghệ thuật múa rối nước 13
1. Sân khấu và quân rối 13
2.Trò và tích trò 17
3. Âm nhạc 26
II. Một số hình ảnh múa rối nước Thái Bình 27
III. Phường hội Rối nước Thái Bình 27
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4204 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
Múa rối nước là một nghệ thuật con đẻ của vùng đồng nước. Con người sống ở môi trường nào thì phải tìm cách thích nghi, nghĩ ra các trò giải trí, tiêu khiển theo điều kiện của môi trường ấy. ở nơi này, “nước nhiều hơn đất” thì rất thuận lợi để nghệ thuật múa rối nước hình thành và phát triển.
Ngày nay nhìn vào sân khấu rối nước xưa để lại ta vẫn thấy người làm chủ nó là những cư dân vùng ngập nước như người đi cày, đi bừa, quăng chài, kéo lưới, chăn vịt, bơi thuyền, úp nơm, câu cá,... với đàn cá, con trâu, đàn vịt...
Nghệ thuật múa rối nước phải chăng đã nảy sinh từ trong công cuộc tổ tiên ta lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo cái tai nạn số một là “nước” trong bốn tai hoạ lớn nhất của loài người (thuỷ, hoả, đạo, tặc) trở nên cái nhu cầu số một cho nguồn sống, sản xuất nông nghiệp là “nước” trong bốn yếu tố: Nước, phân, cần, giống.
CHƯƠNG III
NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
I. Nghệ thuật múa rối nước
Trong nền nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là một bộ môn độc đáo, dùng mặt nước làm nơi hoạt động cho các nhân vật. Đây là một loại hình nghệ thuật diễn xướng hiếm thấy ở trên thế giới, nó là một “đặc sản văn hoá” của đất nước chúng ta, một đất nước ở vùng nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều.
Nghệ thuật múa rối nước có những nét chung của nghệ thuật sân khấu, của nghệ thuật múa rối, nhưng nó có cái khác biệt căn bản là dùng mặt nước làm sân khâu, do vậy nó cũng có những đặc điểm riêng thể hiện trong các thành phần cấu tạo cụ thể:
1. Sân khấu và quân rối
a. Sân khấu
Dùng nước làm nơi quân rối diễn trò, đóng kịch là đặc điểm độc đáo của nghệ thuật rối nước. Nước là yếu tố vừa cản trở, vừa hỗ trợ, vừa phối hợp, vừa công minh với quân rối. Nước còn là một nhân vật, một nhân vật chính yếu nữa chứ không phải chỉ là môi trường, chỉ là khung cảnh.
Sân khấu rối nước là loại sân khấu ngoài trời, là khoảng mặt nước giữa buồng trò và nơi xem, dài khoảng từ 10m đến 15m. Sân khấu múa rối nước chỉ thật hoàn chỉnh khi các hàng cờ bật lên mở đầu buổi diễn và cũng tự kết thúc khi hàng quân rối sương, rối đô (hay còn gọi là quân đóng đường, quân lung linh, quân ông ninh...) được kéo về hết. Sân khấu múa rối nước được đánh dấu bằng mành cửa buồng trò ở phía sau, hai hàng lan can thấp (khoảng 0,20m) ở hai bên (khi diễn có hàng cờ bật lên và hàng quân rối sương điểm tuyết) và thường có một cồng chào (gọi là cửa sóc). Trước mặt cổng trào cũng là nơi cho quan rối hoạt động như ở trên có các trò Rồng hành mã, Tiên múa, Đấu ngựa, đua xe đạp... hoặc Rồng từ dưới nước leo lên cột cổng phun nước hay ngược lại. Cũng có phường bố trí hai đầu lân trên cột và cho phun khói (gọi là lân phun khói).
Mặt khác sân khấu trường trống trơn khi chưa ra trò. Nhưng dưới mặt nước này là nhiều hệ thống cọc dây của máy điều khiển các trò dây. Phần lớn các hệ thống cọc, dây này đều từ trong buồng trò chạy ngầm ra, theo yêu cầu trò diễn trong phạm vi sân khấu đã định để gây bất ngờ. Hội Đống chò trò trọi trâu xa ngoài sân khấu hàng chục mét. Sân khấu múa rối nước cổ truyền không có phông cảnh trang trí. Nó dùng ngay tấm mành cửa buồng trò làm phông hậu. Các nghệ nhân cũng có khi quét màu và vẽ rồng phượng như kiểu mành thờ. Trên sân khấu này thường có những đạo cụ đựng sẵn như cây đu cho trò đánh đu, bụi cây cho trò chăn vịt, đánh cáo. Dạng tô điểm cho sân khấu rối nước cũng phải kể đến những hàng lan can, hai nhà ranh (hay lầu nhỏ) hai bên cửa buồng trò, những lá cờ, cái lọng, cái cổng chào... của trò Rồng hành mã, Lân phun khói... Cùng những quân rối của trò “Quân long linh”.... Các vật này đều được bố trí ở hai bên hoặc ra ngoài sân khấu để tránh vướng cho các máy sào hoạt động.
Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, hội rối nước Đống Đa có sáng kiến làm thùng tôn, đựng nước để biểu diễn thay ao hồ. Đây là một bước phát triển mới của nghệ thuật múa rối nước truyền thống của ta. Nó tạo ra nhiều thuận lợi về mặt phục vụ, về mặt nâng cao nghệ thuật diễn xuất, mở rộng khả năng xây dựng tích trò, giải phóng người điều khiển khỏi ngâm bùn, lội nước, gợi ý bước đầu cho việc nghiên cứu thực nghiệm đưa nghệ thuật múa rối nước dân gian tiến lên chính quy, hiện đại, ... sự hạn chế của sân khấu này mới phát hiện được ở chỗ diện tích sân khấu khó mở rộng - làm giảm mất cái phóng khoáng, cái khoái cảm của người xem khi tiếp xúc với không khí, phong cảnh thiên nhiên của ao hồ, một số trò mất đi tính hấp dẫn của chất kỳ lạ như bật cờ ghim ngầm từ dưới mặt nước lên... thùng này rộng 3m x 3m, sâu 0,40m để trên mễ cao 0,40m, gánh nước đổ vào khi diễn.
b. Buồng trò
Buồng trò hay nhà rối, hay thuỷ đình múa rối là nơi các nghệ nhân đứng giấu mình điều khiển quân rối. Nó là một công trình xây dựng kiên cố giữa các ao hồ, nằm hài hoà trong bố cục xây dựng của toàn bộ khu vực chùa, đền,...
Buồng trò làm kiểu tám mái chồng diêm, mái cắt ra làm hai phần, giữa có khoảng cách. Tuy phần mái cao gấp đôi phần thân, nhà rối nom vẫn nhẹ nhàng thanh thoát, thêm vào đấy tám đầu đao được bắt cong lên.
Lòng buồng trò là một hình vuông chai thành ba gian không đều (giữa rộng, hai bên hẹp) có bốn cột cái đỡ mái trên và mười hai cột con đỡ mái dưới. Nền hai gian bên cao hơn mặt nước có tường che ba bề, dùng làm nơi để quân, nơi sắp trò, đánh nhạc, nghỉ ngơi... Nền gian giữa ngập nước dưới mặt nước dốc thoai thoải sâu về phía trước, hai mặt trước, sau đều bỏ trống, khi diễn mới treo mành che. Khi vào việc các nghệ nhân lội xuống đứng sau mành điều khiển quân rối. Mành chỉ che mặt người xem nhìn vào buồng trò, còn các nghệ nhân đứng trong vẫn nhìn thấy bên ngoài dễ dàng qua các khe nan (vì trong buồng tối hơn). Nhiều khi để tránh lộ các nghệ nhân còn té nước lên mành tạo các khe nan mành thành các màng nước mỏng. Mành trước và hai đoạn mặt tường hai gian bên cùng mái buồng trò là màn hậu của sân khấu. Nó chỉ phân chia ranh giới giữa buồng trò và sân khấu ở trên mặt nước, còn phần dưới nước sân khấu và buồng trò thông liền cả với ao hồ. Các quân rối ra vào sân khấu đều được đưa qua mành này hoặc ngâm dưới chân rồi nổi lên hoặc hé mành đi ra.
Các phường hội múa rối nước Thái Bình cũng như tát cả các phường hội nơi khác đều có buồng trò lưu động, làm bằng tre phên, và kích thước và hình thức đều phỏng theo buồng trò cố định trên, chỉ có lòng buồng trò không chia thành ba gian mà chỉ chia đôi theo chiều dọc. Phần ngoài cửa che mành rộng khoảng hai mét, phần sàn bên rộng khoảng bốn mét. Mái làm bằng cót đan quét màu đỏ vẽ ngõi bằng nét màu trắng. Buồng trò rối lưu động còn có hai lầu nhỏ hai bên cạnh cửa thông với sân khấu.
Ở khoảng cách giữa hai mái các phường hội thường dùng làm nơi ném các pháo vịt đốt từ trong buồng trò ra sân khấu. Buồng trò của sân khấu thùng hội Đống chỉ nhỏ 3m x 3m theo kích thước thùng và làm ở ngoài, mái treo mành chờm vào thành thùng 0,50m.
c. Quân
Quân rối là cơ sở vật chất và kỹ thuật của nghệ thuật múa rối. Không có quân rối thì cũng sẽ không có nghệ thuật múa rối. Sự phát triển của nghệ thuật múa rối không thể tách rời khỏi việc sáng chế và các tiến quân rối. Quân rối càng hoàn hảo thì càng giúp cho kỹ xảo của người điều khiển được nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú. quân rối là một loại “diễn viên” khả năng của nó có hạn. Nó không thay đổi được tình cảm bằng nét mặt, không tự nói được, cử động chậm chạp, động tác thiếu tự nhiên. Nhưng nhờ nó người xem mới có thể lĩnh hội được nội dung tư tưởng và tình cảm của tiết mục.
So với quân rối cạn, quân rối nước có nhiều hạn chế hơn. quân rối nước xưa đáng lưu ý hơn cả ở ba mặt:
- Nghệ thuật tạo hình.
- Kỹ thuật chế tạo máy điều khiển.
- Chất liệu.
Ngày nay quân rối cổ còn lại rất ít, do thiên tai, địch hoạ... đã làm hư hỏng, mất mát phần lớn quân rối cổ. Ở phường Nguyễn có hàng trăm quân rối, trong số đó chỉ có quân Tễu và Tiên là thuộc lớp tạo ra trước năm 1945. Các phường Tăng, Tuộc, Kỳ Hội không còn gì. Hội Đống còn giữ được nhiều quan rối cổ hơn cả. Tuy vậy quan rối Đống ra đời cũng chỉ khoảng bảy mươi năm, và hai quân rối ở Nguyễn cũng không già hơn bao nhiêu. Trong số ít ỏi quân còn lại này ta thấy được nhiều quân tạc rất khéo, vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, trữ tình. Đó là những pho tượng nhỏ bằng gỗ, sơn đủ các màu dân tộc - màu của đất nâu, biển biếc, của núi rừng canh ngắt - màu của tranh vẽ dân gian...
Công việc tạo hình quân rối nước do nghệ nhân trong phường đảm nhận hay thuê thợ về làm, (thường chia ra làm từng phần riêng như tạc gỗ, sơn thếp, làm máy và lắp máy. Mỗi phần một người làm, nhưng phần lắp máy bao giờ cũng do người trong phường tự làm lấy để giữ bí mật).
Quân rối nước xưa tạc theo lối tượng thờ trong các đền chùa với nhiều chi tiết lắp ghep trong một thân hình, thường không cao quá 30 - 40cm, với những đường nét, hình khối, màu sắc chung chung... tính cách từng nhân vật chưa được khắc hoạ sâu. Nhưng điều đáng lưu ý trong mỗi phường hội rối nước đều có một số quân rối đặc biệt, có kích thước khác thường: Như chú Tễu, con cá, cô tiên ở Nguyễn.
Quân rối nước gồm hai phần liền nhau là phần thân và phần đế.
Phần thân: Là phần nổi trên mặt nước, là cho người xem thấy. Quân rối người thường tạc bàn chân liền với đế. Trường hợp đặc biệt mới có bàn chân rời. Quân rối vật loại có thân dài như con rắn, con rồng,… hay thân nằm trên mặt nước như con rùa, con phượng… thì thân làm nhiệm vụ luôn của đế. Thân loại này thường vừa bằng cỗ, vừa bằng vải để dễ uốn lượn. Quân rối vật loại có chân cao nhưcon trâu, con ngựa… Cũng có đế đỡ bốn chân.
Phần đế: Là phân chìm dưới mặt nước. Giữ cho quân rối nổi và là nơi lắp máy điều khiển. Để vừa là phao đỡ quân rối, vừa là nơi tạo sức nước cản để thân quân rối xoay chuyển (với kiểu máy sào đơn giản như ở Nguyễn, ở Đống…) Để là nơi các đầu dây điều khiển dùng làm điểm tựa khi kéo giật các bộ phận của quân rối cử động, với quân rối có thân hình đứng cao như người, dễ còn có nhiệm vụ giữ cân bằng giữa phần nổi trên mặt nước và phần chìm dưới mặt nước. Nếu không cân bằng thì quân rối có thể bị chìm quá, nổi quá hay sẽ bị đổ.
2.Trò và tích trò
a. Máy điều khiển
Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc, mới chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tình mà thôi. Sự thành công của nó không chỉ nhờ vào giá trị nghệ thuật bề ngoài mà chủ yếu thể hiện qua diễn xuất sân khấu. Nhiệm vụ của nó là làm trò, đóng kịch, là hành động. Tuy nhiên tự con rối không thể cử động được mà nó phải nhờ vào tài năng điêu khắc của nghệ nhân. Nghệ nhân rối nước ẩn mình trong buồng trò thực hiện công việc bằng những bộ máy. Máy rối nước được chia thành hai loại là máy sào và máy dây.
Máy sào: Còn gọi là máy cứng, máy ngang, máy kìm… gồm một cây sào tre hoặc gỗ dài khoảng 3 - 4m, đầu có bộ phận làm chuyển động quân rối và các bộ phận trong thân hình nó. Theo sự cấu tạo của bộ phận này, có thể chia ra, làm lại máy sào đơn giản và loại máy sào phức tạp.
Máy sào đơn giản là máy sào chỉ giữ và làm di chuyển toàn thân quân rối như đi, lại, ra, vào và tự động xoay chuyển hướng đứng. Việc di chuyển là do sự đưa đẩy cây sào tạo nên. Còn sức cản của nước khi di chuyển tác động vào phần đế quân rối hay một bánh lái gắn vào đế là lực xoay chuyển hướng đứng. Mỗi phường đều có kiểu máy riêng, máy sào ở Nguyễn cũng khác xa máy sào ở Đống.
Khi bộ phận máy ở đầu sào được cấu tạo để làm cử động được đầu, mình, chân, tay… cùng với toàn thân coi rối theo yêu cầucủa người điều khiển thì máy saò đã trở thành máy sào phức hợp. Mọi cử chỉ cùa quân rối đều nhờ vào các sợi dây nhr, các dây nhỏ này một đầu nối từ bộ phận cần cử động của quân rối theo bàn máy, cây sào đến tay người điều khiển máy này có cái nhẹ nhàng linh hoạt của máy sào đơn giản nhưng lại có cái phức tạp của máy dây. Máy này có thể chế tạo theo yêu cầu hành động của từng nhân vật để chuyên dùng. Với kiểu máy này nhiều tình tiết của hành động có thể thực hiện được. Nếu nhân vật chỉ hoạt động đơn giản, cần ít dây điều khiển thì nghệ nhân vừa cầm sào, vừa kéo giật, nhưng sự hoạt động đòi hỏi nhiều cách, nhiều kiểu khác nhau và mức độ tinh vi kỹ sảo thì phải có nhiều người cùng phối hợp thực hiện.
Bàn máy sào bằng gỗ, bằng sắt gắn vào đầu sào bằng lạt buộc, hoặc đóng đinh. Dây điều khiển là loại dây nhỏ, mềm, có độ co dãn càng ít càng tốt. Có phường dùng tre vót thay cho đoạn dây dọc theo sào, nó có tác dụng tốt, đảm bảo độ bền và độ chính xác của kéo giật cao hơn.
Máy dây: Hay máy mềm, máy dọc… thay cây sào bằng một dây chão, dây thép căng trên đầu một hệ thống cọc đóng ngầm từ buồng trò ra sân khấu (và có khi cả ngoài sân khấu) các nghệ nhân còn gọi dây chão này là dây nọc căng một vòng quanh hệ thống cọc, hai đầu buộc vào bàn máy để các nghệ nhân dứng trong buồng trò kéo đưa bàn máy mang trò ra sân khấu. Lối kéo thường là đàu này thả thì đầu kie kéo và ngược lại, để dây luôn căng, đường dây chính nằm gở giữa sân khấu dùng cho nhiều trò. Bên cạnh nó có thể còn có nhiều đường dây chuyên dùng cho từng trò như bật cớ, đàn ngũ phương, trọi trâu… Đường dây chính có nơi dùng một dây thép căng thẳng giữa hai cọc. Các dây lớn này có nhệm vụ đưa bàn máy ra, vào, còn điều khiển động tác của quân rối lại do nhiều dây nhỏ mắc vào quân rối và bàn máy… Hành động của trò máy dây đơn điệu, diễn đi diễn lại một số động tác nhất định, di chuyển cũng phải theo đường dây nhất định. Máy dây còn dùng cho các trò có quân rối lớn, sức máy sào không đương nổi như trò Tiên nước ở Nguyễn… hay những trò cần độ chính xác, độ vững chắc như trò kéo cờ ở Đống.
Máy dây xưa chủ yếu dùng thể hiện trò “tập thể” các nhóm trò có nhiều nhân vật cùng hoạt động.
Về cơ bản quân rối nước là loại rối máy, rối bàn trên sân khấu rối cạn. Kỹ thuật chế tạo máy rối nước gồm hai phần: Phần nằm trong cấu tạo bản thân quân rối và phần nằm trong bàn máy sào, dây như đã nói trên. Hai phần này gắn vào nhau ở đế quân rối. Do vậy đế vừa mang quân rối, mang máy điều khiển,vừa là điểm tựa cho các dây khi kéo giật. Mặt phao đế không được nổi lên trên mặt nước, nhưng cũng không ghìm sâu quá để giúp cho nghệ nhân đỡ tốn sức gìm giữ dây sào và chiều cao quân rối khi điều khiển làm động tác.
Máy rối nước đòi hỏi ở kỹ thuật chế tạo, sự tính toán sao cho khi nghệ nhân khi dùng đứng từ xa điều khiển quân rối làm trò được thoải mái, chính xác.
Xưa gỗ dùng tạo quân rối thường là loại nhẹ như: Vông, sung, vàng tâm, mỡ…
Sơn để chống thấm nước, gắn chắp, tô vẽ. Nó đảm bảo độ bền chắc bên tỏng và vẻ đẹp bên ngoài cho quân rối nước. Đây là loại sơn thảo mộc thường gọi là sơn ta.
Tre và các loại cây họ hàng thân thuộc với nó cùng làm sào, bàn máy, bện dây, bện cháo,…
Dây điều khiển động tác được bộn bằng móc, tóc, cước, tơ tằm, sợi vải, vỏ đay, vỏ gai… để thêm bền chắc các nghệ nhân còn dùng sáp ong vuốt ngoài chỗng thấm nước. Dây chão bện bặng lạt dang, bẹ dừa, vỏ đao… Một số phường hội dùng bằng dây thép.
b. Nghệ nhân
Rối nước là nghệ thuật diễn xướng dân gian của người nông dân làm ruộng nước. Nghệ nhân Rối nước có thể nói là người quan với nước từ trong “bụng mẹ”. Nghệ nhân Rối nước không phải học nghề theo trường lớp, mà theo lối truyền nghề, nhờ ở sự tinh ý trong các bậc đàn anh để trước mà bắt chước làm theo. Sự tinh thông nghề nghiệp là do quá trình làm đi làm lại nhiều lần mà thành. Cách học theo lối này không toàn diện, không hệ thống, không cơ bản… nên các trò hay, máy giỏi mà phức tạp khó khăn về cách làm và cách diễn thường bị thất truyền. Nhiều nghệ nhân ngày nay cũng chỉ còn như tên trò, mô tả trò diễn, còn cấu tạo của máy, cách mắc dây, cách giật trò cụ thể thì không rõ. Tư tưởng bí truyền cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng thất truyền này.
Các Nghệ nhân rối nước không lấy nghề nghiệp này làm kế sinh sống, nguồn sống của họ là sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp hay các nghề khác. Hàng năm khi những lúc nhàn rỗi (cày cấy đã qua, gặt hái chưa tới) vào lúc hội hè đình đám họ mới biểu diễn cho bà con cô bác xa gần tới xem. Múa rối xưa không cần tới giọng nói, giọng hát vì trò rối nước thường dễn không lời. Lời giáo trò, lời giới thiệu, lời hát làm nền đều do một người có giọng tốt, biết chữ ngồi trên sàn buồng trò đảm nhiệm. Lời nhân vật nếu có thì cũng được người này đảm nhiệm.
Gần đây một số phường hội được phục hồi hoạt động có dùng một dàn hát lồng tiếng, hát làm nền hoặc thoại lời nhân vật, lời thuyết minh nội dung trò. Các Nghệ nhân đều ngâm mình tỏng nước, phải kéo, giật, đưa, đẩycác sào tre, máy gỗ làm cho quân rối diễn trò nên không thể thoại - hát lời kịch.
Rối nước vốn là trò tạp kỹ, thu hút người xem bằng cái kỳ lạ nên Nghệ nhân Rối nước hầu như chỉ lưu ý tới lối diễn tả bằng hành động, hình thể bên ngoài. Mặt khác các Nghệ nhân chỉ đến với nghề này trong dịp hội hè đình đám ít ỏi hàng năm nên không có điều kiện luyện tập, trau dồi, nâng cao kỹ thuật điều khiển, nghệ thuật diễn xuất. Vả lại điều kiện tổ chức biểu diễn Rối nước vốn phức tạp không cho phép ôn tập tranh thủ, thường xuyên mỗi ngày một vài giờ như ở chèo, tuồng,… Việc ngâm bùn lội nước để mắc máy, gài quâncòn phải bí mật, tránh con mắt tò mò của người ngoài (Có khi ngay cả ở trong phường hội nữa) nên thường được tiến hành vào ban đêm. Những trò đặc biệt thì chỉ người có trách nhiêm mới biết như trò đánh đu của Hội Đống trước đây. Do đó sự hiểu biết về nghệ thuật của Nghệ nhân trong các phường hội Rối nước đã phát hiện được thường phiến diện.
Qua bước đầu khai thác, chưa thấy một Nghệ nhân Rối nước nào nắm được về căn bản và toàn diện về nghệ thuật của mình. Thường trong một phường hội “người giỏi trò này, người hay trò khác” với trình độ và ở mức độ nhất định. Nghệ thuật múa Rối nước xưa hoàn toàn không có Nghệ nhân nữ. Các việc hát xướng, nội vụ trong phường đều do nam giới tự đảm nhiệm. Có lẽ công việc ngâm bùn lội nước này không phù hợp với phụ nữ, và việc diễn trò Rối nước xưa không vụ vào lời trò nên cũng không cần đến.
Trong diễn xuất Rối nước âm nhạc có tầm quan trọng đặc biệt trong việc gây không khí, giữ tiết tấu, nên phường hội nào cũng có một, hai nghệ nhân giỏi trống phách. Ngoài tiếng trống thường không thể thiếu được trong buổi diễn, múa rối nước còn dùng cả tiếng pháo, tiếng ốc, tiếng tù và, tiếng đồng la,… hỗ trợ. Việc sử dụng các nhạc cụ và phương tiện âm thanh này thường do nghệ nhân điều khiển, soạn trỏ kiêm nhiệm làm xen kẽ, tranh thủ những lúc nghỉ, lúc chờ đợi. Chứ không chuyên trách như đánh trống, giáo lời…
Do tính chất bí truyền, nghệ nhân phường hội nào cũng chỉ quen cách hoạt động của phường hội mình, ít biết sử dụng quân máy của phường hội khác.
c. Phường hội
Các nghệ nhân múa rối nước tập hợp thành phường, thành hội. Đấy là những tổ chức dân gian, tự nguyện của những người yêu thích môn nghệ thuật này. Mỗi phường hội lấy xóm, làng hay xã làm phạm vi phát triển. Trong các cơ sở văn hoá nghệ thuật cổ truyền phường hội Rối nước là cơ sở có tư tưởng giữ bí mật nghề nghiệp rất cao. Phường hội chỉ kết nạp đàn ông (do sợ đàn bà khi đi lấy chồng nơi khác sẽ mang theo nghề đi hoặc làm lộ bí mật) chỉ kết nạp người có họ hàng thân thích trong làng xóm. Nhập phường phải qua lễ tiết nghi thức. Lễ nhập phường hàng năm được tổ chức vào ngày tế tổ. Người xin vào, sau khi đã nắm được người lãnh đạo phường nhận lời, tới ngày tế tổ phải khăn áo chỉnh tề, mang cơi trầu, chai rượu, đến có lời với cuộc họp toàn phường. Nếu được mọi người đồng ý thì vào lễ tổ, cam kết những điều lệ mà phường hội đưa ra, đóng góp quỹ phường, từ đó mới được coi là thành viên.
Tuy là một tổ chức nghề nghiệp, phường hộ Rối nước không hoàn toàn bao gồm những người biết nghề, rất nhiều người được vào chỉ để tăng thêm phần đóng góp cho quỹ hoặc chỉ vì “thời thượng”, vì được dự phần khi tế tổ, khi “xuống quân, hạ cọm” khi đi phục vụ, khi gặp khó khắn… Cho nên các phường hội Rối nước thường đông người, có khi tới hàng trăm như ở phường Nguyễn.
Phường hội Rối nước cũng như nhiều tổ chức văn hoá văn nghệ dân gian khác không chia thu nhập kinh tế cho thành viên, vì thực sự nó được lập ra chỉ nhằm mục đích góp phần làm vui bà con trong dịp hội hè, đình đám, và các thành viên có “nơi ăn chốn ngồi” trong một tổ chức của làng xã. Nó không dùng nghệ thuật Rối nước làm phương tiện kinh doanh.
Phường Nguyễn có một ông trùm trông coi mọi việc. Hội Đống còn cử thêm một vài ông trông coi từng phần việc như : Giữ quỹ, giữ quân máy, … giúp ông trùm nhất.
Các ông trùm thường là những người cao tuổi, có nhiều công lao trong việc xây dựng, đóng góp nhiều cho quỹ phường hoặc là người đứng ra lập phường. Các ông trùm còn là người có danh vọng, uy thế trong làng, xã. Ở các phường lâu đời, các ông trùm là người cao tuổi nghề thông thạo công việc. Mọi quyền hành trong phường đều tập trung trong tayông trùm, khi có nhiều ông trùm, thì có sự phân công, nhưng bao giờ ông trùm nhất vẫn giữ quyền quyết định.
d. Trò và tích trò
Chương trình, tiết mục các buổi biểu diễn Rối nước gồm chủ yếu là trò: Hoạt cảnh và tích trò chỉ chiếm một phần nhỏ. Tiết mục nào cũng ngắn gọn, kịch tính. Hầu hết phản ánh chân thực cuộc đấu tranh, cải tạo thiên nhiên, cải tạo cuộc sống giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh. Người xem sẽ tìm thấy ở đây những cái gì của mình, những cảnh, con vật, con người gần gũi, thân thiết với mình.
Tiết mục Rối nước không chỉ là môn tiêu khiển, mua vui mà đều ít nhiều mang chủ định giáo dục, động viên hoặc uốn nắn người xem một nhận thức, một tư tưởng, một quan niệm nhất định về đời sống cũng như về thẩm mĩ.
Các trò thường đứng tách riêng như đi cày, kiếm củi, dạy học đánh cá,… Và cũng tập hợp lại thành nhóm trò ngư, tiều, canh, độc. Hay trò “chăn vịt - đánh cáo” nơi là một hoạt cảnh (Nguyễn), nơi vừa là hoạt cảnh, vừa là trò (Đống) với lời giáo riêng.
Nhiều trò rối xưa đã là một cụm trò như ở trong nhóm Từ dân:
Trò canh: Đi cày, đi bừa, đi cấy, đi cuốc, đập đất…
Trò ngư: Đàn cá, cá lớn, úp nơm, kéo vó, đi câu,…
Hiện tượng này đã chứng tỏ sân khấu rối nước còn ở bước đầu hình thành, các trò lẻ đang được gom lại thành cụm, thành nhóm, thành hoạt cảnh và đang vươn tới tích trò.
Nghệ thuật múa rối nước cổ truyền đưa tích trò chèo, tuồng lên sân khấu bằng lối trích từng đoạn. Hội Rối nước Đống có đoạn trao hoàng tử, chém tá trích từ tuồng Sơn Hậu, đoạn Thất Cầm Mạnh Hoạch từ tuồng Tam Quốc, Nhiều phường diễn trích đoạn Hoả công Xích Bích… Các trích đoạn tích trò này đều có trò lẻ làm cơ sở.
Có lẽ trong sân khấu Rối nước tiết mục chăn vịt - Đánh cáo là một hoạt cảnh có nhiều tình tiếtvà gần kịch hơn cả. Câu chuyện đi từ ấp trứng nở ra vịt - chăn vịt - chăn nom vịt - đến cáo rình bắt - cáo bị lộ và bị đuổi đánh - cáo lại trở lại rình bắt cáo bắt được vịt tha đi và bị đánh chết (Phường Nguyễn).
Về tích trò
Chèo Lưu - Nguyễn nhập Thiên Thai, phường Tuộc cũng chỉ diễn đoạn tiễn biệt có tiên múa. Chèo thuyền… ở đây ta thấy trò rối minh hoạ cho lời hát chèo vì lời trò vượt quá sức thể hiện của quân rối.
Trò Rối nước thường được diễn ra ba buổi trong một đợt, chương trình mỗi buổi có khác nhau chút ít, nhiều trò được diễn đi diễn lại, thường mỗi buổi có thêm một hai trò mới. Nhìn chung trò và tích trò Rối nước còn sơ lược, nhưng đã có sức hấp dẫn lớn vì cái kỳ lạ của phương tiện, nghệ thuật, kỹ sảo thể hiện và tính bình dị, thân thuộc với bà con hàng xóm. Hiệu quả phục vụ của chúng vẫn nghiêng về phần vui chơi giải trí.
e. Nhân vật
Trong gần một nghìn năm phát triển, sân khấu Rối nước đã để lại hàng nghìn nhân vật. Nhân vật của Rối nước cổ truyền rất phong phú, đa dạng. Có nhân vật chính diện và phản diện: Có con người thực sự mang bản chất giai cấp trong xã hội, có nhân vật thần tiên, tượng trưng, biểu tượng…
Trên sân khấu Rối nước, chúng ta gặp nhiều tính cách tiêu biểu cho nhiều loại người của các tầng lớp xã hội khác nhau.
Số nhân vật thường xuất hiện không nhiều trong một trò. Mỗi chuyện diễn ra đơn giản, xoay quanh một nhân vật. Các nhân vật này thường không được xây dựng một cách hoàn chỉnh, đa dạng, sâu sắc với lai lịch rõ ràng, qúa trình phát triển trọn vẹn mà thường được trích diễn vào một vài giai đoạn, công việc tiêu biểu.
Tích điển hìnhcủa nhân vật Rối nước được khắc hoạ chủ yếu bằng ngoại hình, thể hiện cụ thể bằng tài nghệ tạo hình quân rối và bằng một số động tác hình thể hạn chế. Hành động của nhân vật ít dừng lại mổ xẻ nội tâm, thể hiện các trạng thái phức tạp của tình cảm con người.
Chủ nhân của sân khấu Rối nước truyền thống chủ yêú là những người nông dân bình thường, ngoài ra chúng ta còn bắt gặp ở đó cả những nhân vật lịch sử vừa chân thực cụ thể, vừa kỳ vĩ lí tưởng, đó là những người anh hùng oai phong lẫm liệt, dũng cảm hy sinh. Các anh hùng dân tộc đều được nêu lên qua những chiến công hiển hách, bằng những hành động chiến đấu tiêu biểu, tạo nên khí thế hào hùng đối với các hình tượng nhân vật.
Đối tượng đả kích chính của sân khấu Rối nước là những tên giặc cướp nước tàn bạo, những tên bán nước, hại dân,…
Về cuộc đấu tranh nội bộ nhân dân, sân khấu ro chỉ nêu lên bằng lời những thói hư tật xấu chứ không có nhân vật rối cụ thể.
Sân khấu Rối nước dùng nhiều nhân vật biểu tượng như, long, lân, quy, phượng, … và những con vật có thực như: Con cá, ba ba, con vịt, con trâu,… Đây là loại nhân vật có nhiều gắn bó với lòng ước mơ của một đời sống hạnh phúc cổ truỳên chưa có nhiều nhân vật điển hình, toàn diện. Mỗi nhân vật cũng mới chỉ mang một vài nét chung. Nhân vật được coi là tiêu b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình.doc