Đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm nấm bạch cương Beauveria bassiana để ứng dụng phòng trừ sâu hại cây trồng

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

I/ Sơ lược lịch sử nghiên cứu nấm diệt côn trùng 3

II/ Những nghiên cứu cơ bản về nấm Beauveria bassiana 3

II.1/ Đặc điểm hình thái 3

II.2/ Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đên sinh trưởng và phát triển của nấm Beauveria bassiana 6

a/ Ảnh hưởng của môi trường và phương pháp nuôi cấy 6

b/ Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ 6

c/ Ảnh hưởng của ánh sáng 6

d/ Ảnh hưởng của độ thoáng khí 7

e/ Ảnh hưởng của hàm lượng nước 8

g/ Ảnh hưởng của độ pH 8

III/ Độc tố, cơ chế tác động và triệu chứng của sâu nhiễm nấm Beauveria bassiana 9

1/ Độc tố 11

2/ Cơ chế tác động 11

3/ Triệu chứng của sâu nhiễm nấm 12

IV/ Công nghệ sản xuất chế phẩm nấm Beauveria bassiana 13

1/ Chọn chủng giống 13

2/ Môi trường nhân giống cấp 1 16

3/ Môi trường nhân giống cấp 2 16

4/ Công nghệ sản xuất chế phẩm nấm Beauveria bassiana bằng phương pháp lên men xốp 17

5/ Tính ổn định của chế phẩm nấm Beauveria bassiana

V/ Khái niệm về các loại sâu dùng trong thí nghiệm

V.1/ Sâu róm thông ( Dendrolimus punctatus )

V.2/ Sâu khoang ( Spodoptera litura )

V.3/ Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae)

V.4/ Sâu tơ (Plutella xylostella)

VI/ Một số kết quả đạt được trong phòng trừ sâu hại bằng chế phẩm nấm Beauveria bassiana

1/ Trên thê giới

2/ Ở Việt Nam

PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I/ Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18

II/ Vật liệu nghiên cứu 18

1/ Chủng vi sinh vật sử dụng 18

2/ Một số côn trùng sử dụng trong thí nghiệm 18

3/ Dụng cụ và hóa chất dùng trong thí nghiệm 18

III/ Nội dung và phương pháp nghiên cứu 19

1/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Beauveria bassiana 19

1.1/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana trên môi trường sản xuất 20

1.2/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana trên môi trường sản xuất

1.2/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nước (ml) trên môi trường sản xuất (gr) đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana 20

1.3/ Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ trong thời gian nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana 20

1.4/ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sấy tới năng suất và chất lượng của chế phẩm nấm Beauveria bassiana 21

2/ Phương pháp pha loãng và đếm số lượng bào tử bằng buồng đếm hồng cầu cho các thí nghiệm

2.1/ Phương pháp pha loãng 18

2.2/ Phương pháp đếm số lượng bào tử bằng buồng đếm hồng cầu 18

3/ Đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana để phòng trừ các loại sâu hại cây trồng 23

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I/ Tuyển chọn chủng nấm Beauveria bassiana 25

II/ Nghiên cứu tỷ lệ thành phần môi trường sản xuất thích hợp cho nấm Beauveria bassiana (Bb) 31

II.1/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo trên môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Beauveria bassiana 32

II.2/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô trên môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Beauveria bassiana 32

II.3/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nước với môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Beauveria bassiana 36

II.4/ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sấy đến chất lượng của chế phẩm nấm Beauveria bassiana 38

II.5/ Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm Beauveria bassiana

III/ Thí nghiệm thử hiệu của chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ sâu hại cây trồng trong điều kiện phòng thí nghiệm 41

III.1/ Đánh giá hiệu lực trừ sâu róm thông của chế phẩm nấm Beauveria bassiana

III.2/ Đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm nấm Beauveria bassiana

III.3/ Đánh giá hiệu lực trừ sâu xanh bướm trắng của chế phẩm nấm Beauveria bassiana

III.4/ Đánh giá hiệu lực trừ sâu tơ của chế phẩm nấm Beauveria bassiana

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm nấm bạch cương Beauveria bassiana để ứng dụng phòng trừ sâu hại cây trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[4]: Sâu róm thông là loại sâu phá hoại rất nặng nề các cánh rừng thông. Sâu róm thông chích hút nhựa của cây thông gây ra hiện tượng cháy lá và dẫn đến cây thông bị chết. Sâu róm thông phân bố rộng khắp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ở Việt Nam sâu róm thông tập trung nhiều ở các tỉnh miền trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh ... + Đặc điểm hình thái: Bướm trưởng thành có màu nâu. Chiều dài thân 17-18mm. Cánh trước có màu sẫm hơn cánh sau. Mép ngoài cánh trước có nhiều chấm màu nâu sẫm. Trưởng thành đẻ trứng thành từng đám hoặc từng hàng dọc theo lá thông, mỗi bướm có thể đẻ 200-300 quả trứng. Trứng hình bầu dục màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu hồng sẫm. Sâu non từ 5-6 tuổi, toàn than màu nâu đen ánh bạc xen lẫn các điểm trắng, toàn phân phủ nhiều lông độc. Lớn đẫy sức có thể dài 60mm. Nhộng màu nâu cánh gián hoặc màu hạt dẻ, thuộc loại nhộng màng, có kén màu trắng sang chứa nhiều long của sâu non bao bọc. + Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại: Trưởng thành: ngài đực có xu tính ánh sáng mạnh, ngài cái thích đẻ trứng ở trên lá thông trong rừng được trồng 5 năm trở lên. Sau khi vũ hóa 1-2 giờ, ngài bắt đầu giao phối và sau một thời gian thì đẻ trứng. Thường đẻ trứng vào ban đêm. Trung bình trong 1 đêm đẻ hơn 200 quả trứng. Sâu non mới nở di chuyển bằng cách nhả tơ. Sau khi nở khoảng nửa ngày, sâu non bắt đầu ăn lá [4]. V.2/ Sâu khoang (Spodoptera litura) Sâu khoang là loại sâu đa thực, ăn rất nhiều loại cây trồng trong đó bao gồm cả các loại rau bắp cải, su hào, rau muống...Sâu khoang thuộc họ ngài đêm Noctuidae thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera, phân bố rộng ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Theo tác giả Phạm Thị Nhất [2] thì sâu khoang có một số đặc điểm sau: + Đặc điểm hình thái: Bướm có thân dài 16 – 21 mm, cánh trước xòe rộng 37 – 42 mm có màu nâu vàng, trên cánh có nhiều đường vân đẹp, hình bầu dục có màu xám, xung quanh màu vàng, cánh sau màu trắng xám loang, phản quanh màu tím. Trứng sâu khoang hình bán cầu, mặt trứng có nhiều đường khía dọc ngang, lúc mới đẻ có màu trắng vàng sau chuyển thành màu vàng tro, sắp nở có màu vàng tối. Trứng đẻ thành từng ổ hình bầu dục, dẹt và được phủ một lớp lông màu nâu vàng bên trên. Sâu non hình ống, màu xanh xám tro, vạch lưng màu vàng, có khoang đen ở đốt bụng thứ nhất, gần đầu có 2 chấm đen, sâu đẫy sức dài 38- 51 mm. Sâu làm nhộng ở trong đất, nhộng dài 18- 20 màu nâu đỏ bóng láng. + Tập tính sinh hoạt : Sau khi nở 1 vài ngày, sâu sống tập trung rồi sau đó mới phân tán. Ở tuổi 1, 2 sâu khoang chỉ gặm chất xanh chừa lại màng và gân lá. Tuổi 3 trở đi sâu phân tán và ăn khuyết lá, sâu phá hoại mạnh vào ban đêm, ngày ẩn nấp dưới mặt đất. Bướm hoạt động về đêm, đẻ trứng ở lá, một bướm cái có thể đẻ 1000 trứng. Hàng năm sâu thường phát sinh gây hại mạnh vào tháng 4 đến tháng 10 [2] 3/ Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae ) Sâu xanh bướm trắng là loại sâu hại chủ yếu trên các loại rau cải, xu hào, sâu xanh bướm trắng thuộc bộ cánh phấn Lepidoptera. Theo tác giả Phạm Thị Nhất [2] thì sâu xanh bướm trắng có một số đặc điểm sau: + Vòng đời của sâu: Ở nhiệt độ 17,4oC và ẩm độ 78,5 % vòng đời sâu kéo dài khoảng 30 ngày, còn ở nhiệt độ 29,3oC và ẩm độ 79,1 % thì vòng đời sâu xanh bướm trắng chỉ kéo dài 19,5 ngày. + Đặc điểm hình thái: Bướm có thân dài từ 15 – 20 mm, cánh trước có màu trắng xòe rộng từ 40 – 50 mm, trứng hình vỏ phích có nhiều khía dọc. Sâu non có nhiều chấm đen, sâu đẫy sức dài 28 – 35 mm. Nhộng màu xanh nhạt hơi vàng dài từ 18 – 20 mm, dính một đầu trên lá rau, hai bên sườn có những chấm đen thưa, giữa lưng nổi hẳn lên một đường như hình xương sống. + Tập tính sinh hoạt: Hàng năm sâu thường xuất hiện nhiều vào tháng 2 đến tháng 5, chúng gây hại chủ yếu trên nhóm rau họ thập tự ( rau cải, su hào, cải bắp, súp lơ...). Bướm cái đẻ trứng rải rác từng quả trên lá rau, một bướm có thể đẻ được 150 trứng. Sau khi nở sâu non bắt đầu gặm nhấm lá xanh và chừa lại màng lá, từ tuổi 2 trở đi sâu cắn thủng lá làm lá bị khuyết [2] 4/ Sâu tơ ( Plutella xylostella ) Sâu tơ là loại sâu hại nguy hiểm trên rau họ thập tự, sâu thuộc họ ngài rau Yponomeutidae, bộ Thysanoptera. Sâu tơ hại tất cả các loại rau họ cải có giá trị kinh tế như bắp cải, su hào, súp lơ... gây thiệt hại về năng suất cũng như chất lượng rau. Ở tất cả các nước có trồng rau họ cải trên thế giới đều có nguy cơ bị sâu tơ tấn công, đặc biệt là các nước trong vùng Nam và Đông Nam Châu Á. Theo tác giả Phạm Thị Nhất [2] thì sâu tơ có một số đặc điểm sau: + Đặc điểm hình thái: Sâu tơ có bướm nhỏ, dài từ 6 – 7 mm, cánh trước xòe rộng 13 – 16 mm màu nâu xám, dọc mép trong có đường sọc màu nhạt hơn, chia thành ba đoạn. Cánh sau có màu xám, có lông nhỏ dài và mịn. Trứng sâu tơ hình bầu dục, hơi tròn và dài khoảng 4 – 5 mm. Sâu non hình ống, màu xanh nhạt có nhiều đốt thân, mỗi đốt thân có nhiều lông tơ, sâu đẫy sức dài khoảng 9 – 12 mm, đầu màu nâu vàng có các phiến cứng trên có những chấm màu nâu nhạt. Nhộng sâu tơ màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, dài 6 – 10 mm được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp, dạng lưới. + Vòng đời sâu: Từ 20 – 22 ngày, sâu non có 4 tuổi, thời gian phát triển kéo dài khoảng 11- 15 ngày, nhộng 7 ngày, các lứa sâu tơ nở gối nhau liên tiếp trong suốt vụ rau. + Tập tính sinh hoạt: Bướm hoạt động cả ngày lẫn đêm, ban ngày đậu ở mặt dưới lá, sâu non mới nở đục lá tạo thành các đường rãnh. Từ tuổi 2 sâu sống ngay trên mặt lá và ăn lá, để lại biểu bì lá tạo thành các lỗ trong mờ. Sâu non thường nhả tơ để di chuyển [2]. VI/ Một số kết quả đạt được trong phòng trừ sâu hại bằng chế phẩm nấm Beauveria bassiana 1/ Trên thế giới Vài chục năm gần đây, các công trình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm Beauveria bassiana trở nên phong phú và phát triển trên thế giới. Tác giả Phạm Thị Thùy (2004) cho biết: Ở Úc, các nhà khoa học đã sử dụng nấm Beauveria bassiana để phòng trừ bọ hung hại mía và bọ hung hại củ cải đường đạt hiệu quả tốt, những loài bọ hung trên rất khó phòng trừ bằng thuốc hóa học. Các nhà khoa học sử dụng nấm Beauveria bassiana ở nồng độ 8 x 107 bào tử/ ml để phòng trừ ruồi hại rễ bắp cải, thí nghiệm ngoài đồng ruộng được tiến hành với 15ml dung dịch nấm trên 1 cây, kết quả cho thấy nấm Beauveria bassiana đạt hiệu quả cao với ruồi hại bắp cải, nấm Beauveria bassiana đã làm giảm mật độ của sâu và nhộng khoảng 70%. Tại Nhật Bản năm 1988 một số nhà khoa học đã phòng trừ ròi hại rễ củ cải bằng nấm Beauveria bassiana. Thí nghiệm được tiến hành như sau: Dùng 1 bó củ cải có 10 trứng ròi hại rễ để trong 1 lọ. Trứng được sắp xếp quanh củ cải với mỗi trứng đặt cách nhau 3cm. Nồng độ bào tử nấm đưa vào thí nghiệm là 1 x 109 bào tử/ml ( nấm phát triển trên môi trường PDA ) với 5 lần nhắc lại, kết quả cho hiệu lực trên 75% ( trong điều kiện nhiệt độ 23oC và ẩm độ không khí trên 70% ) sau 10 ngày thí nghiệm. Ở Mỹ, người ta còn dùng nấm Beauveria bassiana để phòng trừ ruồi trắng hại lá khoai lang. Trường Đại học tổng hợp Florida (USA) phối hợp với liên đoàn Ciba và Geigy sản xuất chế phẩm nấm Beauveria bassiana để phòng trừ tập đoàn sâu voi hại rễ cây chanh và các côn trùng hại khác. Ở Trung Quốc, các tác giả Am và Wu đã sử dụng chủng nấm Paecilomyces farinosus và Beauveria bassiana để phòng trừ sâu róm thông đạt hiệu quả cao [8]. 2/ Ở Việt Nam Từ năm 1990 thế kỷ XX, với sự giúp đỡ của Cục Bảo vệ thực vật và được sự tài trợ của tổ chức bánh mỳ thế giới, năm 1991 nhờ chương trình Công nghệ sinh học cấp nhà nước, Trung tâm sinh học Viện Bảo vệ thực vật đã nghiên cứu nấm Beauveria bassiana, với mục đích: Xác định nấm Beauveria bassiana có trên một số sâu hại cây trồng, đồng thời tiến hành nghiên cứu để tìm khả năng phát triển của nấm Beauveria bassiana trên một số trường hợp nhân tạo nhằm tiến tới nghiên cứu hoàn thiện quá trình sản xuất tạo chế phẩm trừ sâu sinh học. Kết quả nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm và ứng dụng chế phẩm nấm trừ sâu hại cây trồng đến nay đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Năm 1992 – 1993, Phạm Thị Thùy và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ sâu đo xanh hại đay tại hợp tác xã Liên Khê (Châu Giang – Hưng Yên). Kết quả đạt 66,4% - 86,4% tỷ lệ sâu chết sau 7 – 10 ngày phun thuốc. Năm 1995-1996 tác giả đã nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm Beauveria bassiana trừ sâu hại cây trồng và đã được thử nghiệm trên rầy nâu hại lúa ngoài đồng ruộng ở một số địa phương, kết quả sau 10 ngày phun hiệu lực trừ rầy nâu đạt từ 50 – 60 % và kéo dài đến 15 ngày sau phun thuốc. Năm 1998, Phạm Thị Thùy và cộng sự đã ứng dụng nấm Beauveria bassiana để phòng trừ sâu róm thông Dendrolimus punctatus ở Lâm trường Hà Trung – Thanh Hóa và Lâm trường Phù Bắc Yên – Sơn La, kết quả phun nấm Beauveria bassian với nồng độ 4 x 1013 bào tử/ha, tỷ lệ sâu róm thông chết trung bình sau một tháng là 78,2%, sau 1,5 tháng thì tỷ lệ sâu chết trung bình đạt 93,6% trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 29,1 oC và ẩm độ trung bình là 83,7%. [4], [6] Các ứng dụng chế phẩm nấm Beauveria bassiana phòng trừ sâu hại rau của tác giả Phạm Thị Thùy và cs từ năm 2002 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, điển hình là phòng trừ sâu xanh bông, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hại rau ở An Hải – Hải Phòng năm 2001, ở Đồn Bẩm – Đồng Hỷ – Thái Nguyên năm 2002 – 2004. [8] Tóm lại: Nấm Beauveria bassiana có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu hại cây trồng, đặc biệt là sâu róm thông, do đó việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất để tạo chế phẩm nấm Beauveria bassiana đạt chất lượng là hoàn toàn cần thiết, nhằm cung cấp cho nông dân để phòng trừ sâu hại cây trồng đạt hiệu quả cao theo hướng bảo vệ môi trường. PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I/ THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: 1. Địa điểm: Tại phòng thí nghiệm nấm côn trùng thuộc Trung tâm Đấu tranh sinh học – Viện Bảo vệ thực vật – Từ Liêm – Hà Nội. 2. Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2010 đến hết tháng 5/2010 II/ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU: 1. Chủng vi sinh vật sử dụng: Chủng vi nấm Beauveria bassiana do Viện Bảo vệ thực vật cung cấp. 2. Một số côn trùng sử dụng trong thí nghiệm: - Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus) thu bắt tại rừng thông Đông Sơn – Thanh Hóa. Lấy sâu tuổi 2 – 3 thử nghiệm - Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) thu bắt và nuôi tại Viện BVTV bằng lá rau để lấy sâu tuổi 2 – 3 làm thử nghiệm. - Sâu khoang (Spodoptera litura) thu bắt và nuôi tại Viện BVTV bằng lá rau để lấy sâu tuổi 2 – 3 làm thử nghiệm. - Sâu tơ (Plutella xylostella) thu bắt và nuôi tại Viện BVTV bằng lá rau lấy sâu tuổi 2- 3 làm thử nghiệm. 3. Dụng cụ và hóa chất dùng trong thí nghiệm : a) Hóa chất gồm: - Agar - Pepton - Glucoza - NaNO3 - FeSO4 - Muối khoáng, cồn, nước cất, chất bám dính agral b) Một số thiết bị và dụng cụ: - Kính hiển vi, - Buồng đếm hồng cầu, - Nồi khử trùng, - Tủ sấy, - Tủ định ôn, - Buồng cấy nấm, - Dụng cụ thủy tinh và một số dụng cụ khác. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Beauveria bassiana. Sử dụng phương pháp lên men bề mặt ( lên men xốp) Môi trường sản xuất ( mt cơ bản) - Cám gạo - Bột ngô - Bột đậu tương ( Phạm Thị Thùy .2004.) - Trấu - Nước 1.1/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana trên môi trường sản xuất. Bố trí thí nghiệm với 4 công thức: - Công thức 1: 80% cám gạo, 10% bột ngô, 10% trấu, 35 ml nước. - Công thức 2: 70% cám gạo, 20% bột ngô, 10% trấu, 35 ml nước - Công thức 3: 60% cám gạo, 30% bột ngô, 10% trấu, 35 ml nước - Công thức 4: 50% cám gạo, 40% bột ngô, 10% trấu, 35 ml nước 1.2/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana trên môi trường sản xuất: Bố trí thí nghiệm với 4 công thức - Công thức 1: 80% cám gạo, 10% bột ngô, 10% trấu, 35 ml nước. - Công thức 2: 70% cám gạo, 20% bột ngô, 10% trấu, 35 ml nước. - Công thức 3: 60% cám gạo, 30% bột ngô, 10% trấu, 35 ml nước. - Công thức 4: 50% cám gạo, 40% bột ngô, 10% trấu, 35 ml nước. 1.3/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nước (ml) trên môi trường sản xuất đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana: Bố trí 4 công thức thí nghiệm: Công thức Phần tỷ lệ giữa Lượng nước (ml) Môi trường sản xuất (gr) CT1 1 4 CT2 1 3 CT3 1 2 CT4 1 1 * Phương pháp chung cho cả 3 thí nghiệm: - Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại với 100gr nguyên liệu theo các tỉ lệ như trên. - Cân nguyên liệu theo các công thức - Khử trùng môi trường ở 121oC/30 phút/ 1at - Để nguội rồi cấy giống cấp 1: Sử dụng chủng giống nấm Bb thuần đã tuyển chọn. - Đặt thí nghiệm trong điều kiện bình thường trong phòng thí nghiệm. - Chỉ tiêu theo dõi hàng ngày. * Ghi chép sổ theo dõi nhiệt độ, ẩm độ... * Mô tả cách thức mọc của nấm ở mỗi lần nhắc lại trong mỗi công thức * Màu sắc và sự phát triển của nấm trong môi trường sản xuất * Sau 2 – 3 ngày nuôi cấy ( khi lượng bào tử hình thành nhiều, không tăng) đem rải ra, sau đó cân 1gr chế phẩm tươi và 1gr chế phẩm khô ( sau khi đã sấy và nghiền nhỏ) pha loãng bằng nước cất rồi đếm số lượng bào tử khô và tươi. 1.4/ Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ trong thời gian nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana. - Bố trí thí nghiệm theo 2 công thức: + Nhiệt độ và ẩm độ trung bình ở ( tháng 3) + Nhiệt độ và ẩm độ trung bình ở ( tháng 4) - Pha loãng bằng nước cất rồi đếm số lượng bào tử. 1.5/ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sấy tới năng suất và chất lượng của chế phẩm Beauveria bassiana. - Bố trí thí nghiệm theo 4 công thức: Công thức Thời gian sấy ở nhiệt độ 45oC ( giờ) CT1 6 CT2 7 CT3 8 CT4 9 * Phương pháp sấy khô: - Sấy ở 45oC để có thông gió - Rải để trên khay sấy - Cứ sau 30 phút lại đảo chế phẩm 1 lần * Chỉ tiêu theo dõi: - Xác định số lượng bào tử trên 1gr chế phẩm trước khi sấy - Xác định số lượng bào tử trên 1gr chế phẩm sau khi sấy ứng với mỗi công thức. - Pha loãng và đếm bào tử * So sánh và đánh giá kết quả số lượng bào tử trong mỗi thí nghiệm để rút ra được thời gian sấy thích hợp nhất để bảo quản chế phẩm tốt nhất mà không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của chế phẩm nấm Beauveria bassian. 2/ Phương pháp pha loãng và đếm số lượng bào tử bằng buồng đếm hồng cầu cho các thí nghiệm 2.1/ Phương pháp pha loãng: Cân 1gr chế phẩm, nghiền nhỏ trong cối sau đó cho thêm 9ml nước cất vào và tiếp tục nghiền, được dịch bào tử có độ pha loãng 10-1 cho vào ống nghiệm và thêm 9ml nước cất lắc đều ta được dịch bào tử có độ pha loãng 10-2. Làm như vậy đến khi thu được dịch bào tử có độ pha loãng đếm được (10-n). - Cách thức pha loãng bào tử được minh họa như sau: 1 gr 1 ml 1 ml 1 ml đem đếm … 9 ml nước cất 9 ml nước cất 9 ml nước cất 9 ml nước cất 10-1 10-2 10-3 10-n 2.2/ Phương pháp đếm số lượng bào tử bằng buồng đếm hồng cầu: Sau khi có dịch bào tử ở độ pha loãng đếm được, dùng pipet hút dịch bào tử và nhỏ 1 giọt xuống khoảng giữa lưới đếm của buồng đếm hồng cầu. Đậy lamen lên trên đưa buồng đếm đến kính hiển vi, lấy tiêu cự để đếm. Số lượng bào tử được tính theo công thức. a x 10n x 400 A = x 10000 b Trong đó: A: Số lượng bào tử đếm được trên 1ml a: Số lượng bào tử đếm được trên buồng đếm hồng cầu b: Số ô đếm được ( 16 ô lớn x 25 ô nhỏ = 400 ô nhỏ) n: hệ số pha loãng 10000: hằng số Đếm 3 lần lấy giá trị trung bình. * So sánh và đánh giá kết quả số lượng bào tử tươi và khô giữa các môi trường bổ xung thành phần khác nhau trong mỗi công thức thí nghiệm để rút ra công thức có tỷ lệ tốt nhất. 3/ Đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana để phòng trừ sâu hại cây trồng : 3.1/ Đối với sâu róm thông ( Dendrolimus punctatus ): - Bố trí 4 công thức thí nghiệm: + Công thức 1: Đối chứng ( không phun thuốc) + Công thức 2: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 3 x 108 bt/ml + Công thức 3: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 6 x 108 bt/ml + Công thức 4: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 9 x 108 bt/ml 3.2/ Đối với sâu khoang ( Spodoptera litura ): - Bố trí 4 công thức thí nghiệm: + Công thức 1: Đối chứng ( không phun thuốc) + Công thức 2: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 2 x 108 bt/ml + Công thức 3: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 4 x 108 bt/ml + Công thức 4: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 6 x 108 bt/ml 3.3/ Đối với sâu xanh bướm trắng ( Pieris rapae ): - Bố trí 4 công thức thí nghiệm: + Công thức 1: Đối chứng ( không phun thuốc) + Công thức 2: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 3 x 108 bt/ml + Công thức 3: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 6 x 108 bt/ml + Công thức 4: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 9 x 108 bt/ml 3.4/ Đối với sâu tơ ( Plutella xylostella ): - Bố trí 4 công thức thí nghiệm: + Công thức 1: Đối chứng ( không phun thuốc) + Công thức 2: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 2x108 bt/ml + Công thức 3: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 4x108 bt/ml + Công thức 4: Phun dịch bào tử nấm Bb ở nồng độ 6x108 bt/ml - Phương pháp thí nghiệm chung cho cả 4 loại sâu: + Bố trí 4 công thức thí nghiệm, mỗi công thức thí nghiệm nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại từ 10 – 20 con. + Phương pháp pha và phun chế phẩm: Cân chế phẩm khô, nghiền nhỏ, pha với nước theo nồng độ trên, lắc đều để giải phóng dịch bào tử ra, sau đó cho vài giọt chất bám dính agral lắc đều lọc lấy dịch bào tử và phun lên thức ăn là lá cây rồi thả sâu vào theo từng lần nhắc lại của mỗi công thức. - Chỉ tiêu theo dõi hàng ngày: + Số sâu chết từng công thức cho ra đĩa petri và mẫu thường xuyên để ẩm và theo dõi nấm mọc trên sâu chết + Xác định số sâu chết có mọc lại nấm sau thí nghiệm + Thay thức ăn mới + Ghi chép nhiệt độ, ẩm độ trong phòng thí nghiệm - Phương pháp tính toán: *) Xác định hoạt lực của chế phẩm nấm trong phòng thí nghiệm đối với sâu hại cây trồng theo công thức Abbott (1925) Ca – Ta M(%) = x 100 Ca Trong đó: M % : Tỷ lệ chết của sâu Ca : Số sâu sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Ta : Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm *) Tỷ lệ mọc lại nấm: Số sâu chết mọc lại nấm (%) Số sâu mọc lại nấm = x 100 Tổng số sâu chết chung PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. TUYỂN CHỌN CHỦNG NẤM BEAUVERIA BASSIANA (Bb). Chủng giống là quan trọng nhất trong công nghệ sản xuất vì có chủng giống tốt thì chế phẩm mới đạt chất lượng cao. Hiện nay các nhà khoa học thường sử dụng chủng nấm Beauveria bassiana được phân lập trên sâu róm thông để sản xuất chế phẩm. Nguồn nấm Beauveria bassiana chúng tôi thu được trên sâu róm thông tại rừng thông Đông Sơn, Thanh Hóa. Qua phân lập, chúng tôi thu được chủng nấm Beauveria bassiana thuần. Đây là chủng giống có hiệu lực cao với sâu róm thông và sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ ... hại rau. Dưới đây là hình ảnh chủng giống nấm Beauveria bassiana (Hình 1) Hình 1: Chủng nấm Beauveria bassiana phát triển trên môi trường Sabouraud khoáng chất sau 7 ngày nuôi cấy. II/ NGHIÊN CỨU TỶ LỆ THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT THÍCH HỢP CHO NẤM BEAUVERIA BASSIANA ( Bb) II.1 /Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo trên môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Bb Theo tài liệu của PGS.TS Phạm Thị Thùy thì nấm Bb đòi hỏi môi trường có nguồn dinh dưỡng phù hợp để phát triển như hàm lượng Nito, Cacbon, Kali, Photpho, Vitamin... đồng thời môi trường phải độ thoáng khí nhất định. Như phương pháp đã trình bày, dựa vào môi trường cơ bản của Viện Bảo vệ thực vật, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của cám gạo đến sự phát triển của nấm Bb. Kết quả được trình bày ở bảng 1 Bảng 1: Ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến chất lượng chế phẩm nấm Beauveria bassiana Đợt thí nghiệm Công thức Môi trường cơ bản (%) Lượng cám gạo (%) Số lượng bào tử (x 109 bt/g) Ttb (oC) Htb (%) Đợt 1 từ 22/3 đến 29/3 1 20 80 4,0 21,0 80,5 2 30 70 5,5 3 40 60 6,0 4 50 50 5,0 Đợt 2 từ 19/4 đến 26/4 1 20 80 4,2 24,5 82,5 2 30 70 5,8 3 40 60 6,5 4 50 50 5,1 Qua bảng 1 chúng tôi rút ra nhận xét: - Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ khác nhau dẫn đến chất lượng chế phẩm cũng khác nhau. Cụ thể ở điều kiện t0tb là 24,50C và ẩm độ trung bình là 82,5% cho số lượng bào tử cao hơn ở điều kiện nhiệt độ thấp là 21.00C và độ ẩm thấp là 80,5%. Điều này cho thấy t0 và ẩm độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của nấm. Ở điều kiện 24,50C và độ ẩm 82,5% nấm phát triển tốt hơn và cho chất lượng cao hơn. Theo chúng tôi thì ở điều kiện 24,50C và độ ẩm 82,5% là thích hợp cho nấm phát triển. - Trong 2 đợt thí nghiệm tỷ lệ cám gạo có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nấm Bb. Trong 4 công thức thí nghiệm đợt 2 thì ở công thức III với 60% tỷ lệ cám gạo thì lượng bào tử hình thành là lớn nhất và đạt 6,5x 109bt/g chế phẩm . Công thức II với 70% tỷ lệ cám gạo đạt chất lượng 5,8x109bt/g, công thức IV với 70% tỷ lệ cám gạo đạt chất lượng 5,1x109bt/g và thấp nhất là công thức I với 80% tỷ lệ cám gạo chỉ đạt chất lượng 4,6x109bt/g. Từ kết quả trên chúng tôi rút ra kết luận: Tỷ lệ cám trong môi trường sản xuất là 60% thích hợp nhất cho nấm Bb phát triển. ( Hình 2 ) Hình 2: Nấm Bb phát triển trên môi trường có tỷ lệ cám gạo khác nhau Để tiện nhìn nhận về ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến chất lượng của chế phẩm nấm Bb trên môi trường sản xuất, chúng tôi thể hiện kết quả ở bảng 1 qua biểu đồ 1: Số lượng bào tử ( x 109bt/g ) %Cám gạo/ môi trường Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến chất lượng chê phẩm nấm Bb II.2 /Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô trên môi trường sản xuất đến sự phát triển của nấm Bb Nấm Bb rất cần nguồn Cacbon để phát triển, trong bột ngô có hàm lượng Cacbon cao. Bột ngô rất dễ mua nhưng giá thành không rẻ. Dựa vào môi trường cơ bản của Viện Bảo vệ thực vật có cám, ngô, trấu. Sau khi xác định được tỷ lệ cám trong môi trường sản xuất thích hợp cho nấm Beauveria bassiana phát triển là 60%. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ của bột ngô. Kết quả trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô đến chất lượng chế phẩm nấm Beauveria bassiana Đợt thí nghiệm Công thức Môi trường cơ bản (%) Lượng cám ngô bổ sung (%) Số lượng bào tử( x 109 bt/g) Ttb (oC) Htb (%) Đợt 1 từ 22/3 đến 29/3 1 90 10 4,8 21,0 80,5 2 80 20 5,8 3 70 30 6,1 4 60 40 5,4 Đợt 2 từ 19/4 đến 26/4 1 90 10 5,0 24,5 82,5 2 80 20 5,9 3 70 30 6,5 4 60 40 5,7 Quả bảng 2 chúng tôi rút ra nhận xét: - Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự phát triển của nấm Bb. Ở đợt 2 với 24,5 0C và 82,5% nấm phát triển tốt hơn cho số lượng bào tử đạt 6,5 x109 bt/g. cao hơn so với đợt 1 ở 21,0 oC và 80,5% với số lượng bào tử chỉ đạt 6,1 x109 bt/g. - Trong 4 CT thí nghiệm ở đợt 2 thì ở công thức III tức là môi trường có tỷ lệ bột ngô 30% cho số bào tử nấm của chế phẩm là 6,5 x109 bt/g. So với các công thức khác thì đây là tỷ lệ ngô cho số lượng bào tử cao nhất. Ở công thức I môi trường có tỷ lệ bột ngô là 10% cho số lượng bào tử thấp nhất : 5,0 x109 bt/g . Môi trường có tỷ lệ bột ngô là 20% và 40% (công thức II và IV ) cho số lượng bào tử trung bình, cụ thể số lượng bào tử nấm lần lượt là: 5,9 x109 bt/g và 5,7 x109 bt/g. Ở đợt thí nghiệm 1 cũng cho kết quả tương tự. Từ kết quả trên chúng tôi rút ra kết luận: Môi trường có 30% bột ngô là tốt nhất cho nấm Bb phát triển. ( Hình 3 ) Hình 3: Nấm Bb phát triển trên các môi trường có tỷ lệ cám ngô khác nhau Để nhìn nhận rõ về ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô đến chất lượng chế phẩm nấm Bb, chúng tôi thể hiện kết quả ở bảng 2 qua biểu đồ 2 : Số lương bào tử (x 109bt/g) % Bột ngô/môi trường Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô đến chât lượng của chế phẩm nấm Bb II.3/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nước với môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Bb Bên cạnh môi trường sản xuất thì một trong những chỉ tiêu quan trọng cho sự phát triển và hình thành bào tử nấm đó là xác định đúng tỷ lệ giữa hàm lượng nước với môi trường sản xuất vì nước hòa tan các chất dinh dưỡng và tạo độ ẩm. Để xác định tỷ lệ về hàm lượng nước trên môi trường sản xuất phù hợp cho sự hình thành và phát triển của nấm Bb, chúng tôi bố trí thí nghiệm với 4 công thức. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3: Bảng 3: Ảnh hưởng của tỷ lệ nước với môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Bb Đợt thí nghiệm Công thức Phần tỷ lệ giữa Số lượng bào tử( x 109 bt/g) Ttb (oC) Htb (%) Tỷ lệ nước (ml) Môi trường cơ bản (%) TN đợt 1 22/3 đến 29/3 1 1 4 2,8 21,0 80,5 2 1 3 5,95 3 1 2 5,2 4 1 1 3,0 TN đợt 2 19/4 đến 26/4 1 1 4 3,0 24,0 82,5 2 1 3 6,0 3 1 2 5,3 4 1 1 3,2 Kết quả bảng 3 cho thấy: Hàm lượng nước trên môi trường sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nấm. Trong 4 CT ở cả 2 đợt thí nghiệm thì ở CT2 với tỷ lệ 1/3 cho lượng bào tử cao nhất và đạt 6,0 x109 bt/g. Còn ở các CT khác nấm phát triển kém hơn. CT3 tỷ lệ 1/2 đạt 5,3 x109 bt/g sau đó là CT 4 tỷ lệ 1/1 đạt 3,2 x109 bt/g và cuối cùng là CT1 với tỷ lệ 1/4 chỉ đạt 3,0 x109 bt/g. Điều này được giải thích là do thành phần dinh dưỡng đủ nhưng độ thoáng khí và độ ẩm không phù hợp. Ở CT4 và CT3 độ ẩm cao tạo hiện tượng vón cục trong môi trường làm giảm độ thoáng khí nấm không phát triển được. Ngược lại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm nấm bạch cương Beauveria bassiana để ứng dụng phòng trừ sâu hại cây trồng.doc
Tài liệu liên quan