Mục lục
Phần mở đầu 1
Phần nội dung 6
Chương 1: Cơ sở lí luận về đọc hiểu và phương pháp đọc hiểu 6
1.1.Quan điểm về đọc tác phẩm văn chương 7
1.2. Những thành tựu nghiên cứu trong hoạt động đọc tác phẩm văn chương 8
1.3. Đọc hiểu tác phẩm văn chương 11
1.4. Qui trình cơ bản của đọc hiểu 16
1.5. Phương pháp đọc hiểu, dạy đọc hiểu trong nhà trường THPT 18
Chương 2: Thực trạng giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 21
2.1. Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 21
2.2. Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 23
Chương 3: Đề xuất qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 27
3.1. Ý nghĩa việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 28
3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 30
3.3. Đề xuất xây dựng qui trình dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 31
Phần kết luận 49
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4239 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài sách giáo khoa Ngữ văn 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, động cơ đọc của học sinh và sách tập đọc, bài đọc thêm, cần nghiên cứu và chỉ ra tác dụng tích cực của chúng trong việc dạy đọc hiểu.
Đọc hiểu ban đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩa của từ và sắc thái biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, mạch văn, bố cục và nắm được ý nghĩa chính cũng như chủ đề tác phẩm. Lí giải là hiểu đặc sắc về NT và ý nghĩa XHNV của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó. Trong quá trình học đọc, học sinh sẽ biết cách đọc để tích lũy kiến thức, đọc để lí giải, đọc để đánh giá và đọc sáng tạo, phát hiện. Hình thức văn bản được lựa chọn nhằm đào tạo năng lực đọc- hiểu, qua đó vừa cung cấp tri thức văn học (lịch sử VH, lí luậnVH, văn hóa dân tộc) vừa giáo dục tư tưởng tình cảm, vừa rèn luyện kĩ năng đọc mà học sinh có thể mang theo suốt đời.
Trên báo Văn nghệ số ra ngày 14/02/1998,tác giả Trần Đình Sử thông qua bài viết “Môn Văn- thực trạng và giải pháp” đã nhấn mạnh một trong ba mục tiêu của dạy học văn là “rèn luyện khả năng đọc hiểu các văn bản, đặc biệt là văn bản văn học, một loại văn bản khó nhằm tạo cho học sinh biết đọc văn một cách có văn hóa, có phương pháp, không suy diễn tùy tiện, dung tục. Năng lực đọc được thể hiện ở việc học sinh tự mình biết đọc, hiểu, nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.”
“Dạy đọc hiểu là dạy học sinh cách đọc ra nội dung trong những mối quan hệ ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản, từ đó hình thành được kĩ năng đọc và biết vận dụng chúng trong cuộc sống có hiệu quả. [25, tr.34]
Trong nhà trường, hoạt động đọc hiểu của học sinh trở thành trung tâm khi tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa và bình giá tác phẩm văn chương, sẽ kéo theo sự đổi mới tất yếu về phương pháp dạy của giáo viên. Trước tiên, giáo viên phải đưa nội dung, yêu cầu đọc hiểu vào các mức độ đọc văn như: đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, cân nhắc những hình thức nào của đọc văn như đọc thầm, đọc to, đọc phân vai, đọc đối thoại, đọc bình chú, đọc tóm tắt, đọc dự đoán… Hơn nữa giáo viên cũng cần trao đổi với học sinh mục đích đọc và những yêu cầu đọc hiểu khi đề cập tới việc đọc để phát hiện ra những điều thú vị, hấp dẫn, đọc để tổ chức lại, xây dựng lại tác phẩm theo hình thức mới rất cần cho kĩ năng đọc chỉnh thể văn học, đọc để lấy thông tin cần thiết cho mình, đọc để nhận xét trên cơ sở tư duy phê phán, đọc để ghi chép những nét chính cho quá trình thảo luận.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG THPT
Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT
Vấn đề bản dịch
Đối với các bản dịch tác phẩm VHNN, người dịch với tư cách là người tái tạo lại tác phẩm nguyên bản bằng ngôn ngữ thứ hai phần lớn là của dân tộc mình hoặc đôi khi bằng một chuyên ngữ khác. Trong khi chuyển dịch VHNN, sự tinh tế và chính xác của ngôn ngữ gốc không còn được bảo lưu nguyên dạng. Cái gì cần giữ và có thể thay đổi để tạo ra bản dịch làm thỏa nguyện tác giả và làm thỏa mãn người đọc thì người dịch đều nghĩ tới và làm. Để thực hiện được nhiệm vụ kép đó, người dịch phải có tài năng song ngữ, đồng thời cũng phải có năng lực văn học, trình độ văn hóa của hai xứ sở của tác phẩm chính bản và tác phẩm thứ bản.
Chất lượng của bản dịch là nhân tố tác động trực tiếp đến người đọc. Dù thế nào đi nữa, chúng ta thấy một sự thật là khi đọc tác phẩm dịch là nghe hai lời trong một lời, là đọc một phiên bản khác có độ chênh lệch nhiều khi khá lớn. Tuy nhiên ngôn ngữ được dịch ra không phải là một thứ ngôn ngữ ít có khả năng chuyển tải ý nghĩa. Lời dịch phần lớn là dài hơn ngôn ngữ gốc. Ngoài nghĩa chính của sự kiện, hiện tượng được mô tả trong nguyên tác còn có cả ý tưởng, cảm xúc ngôn ngữ nguyên tác, người dịch còn phải sáng tạo và tái tạo hình thức diễn đạt của lời dịch sao cho sự thấu hiểu và đồng cảm diễn ra trên nền một thứ ngôn ngữ mẹ đẻ cũng chính xác, hấp dẫn và đầy cảm xúc nghệ thuật như bất cứ tác phẩm văn chương nào.
Vấn đề ngôn ngữ
Tính pha tạp ngôn ngữ hai nền văn hóa làm cho kiểu tư duy của tác giả, dịch giả và độc giả không còn thuần nhất. Đặc điểm cần phân tích, bình giá trong tác phẩm dịch khi giảng dạy VHNN vì thế không thể bắt đầu và chuyên chú vào ngôn ngữ dịch mà phải dựa vào hình tượng NT vì nó ít bị pha tạp và tổn thương. Trong bản dịch, hình tượng NT được nhận thức trong lớp ngôn ngữ dịch chứ không phải là lớp ngôn từ của nguyên tác. Do đó cần tận dụng phương pháp đối chiếu so sánh ngôn từ trong hai văn bản khi giảng dạy văn học nước ngoài.
Sự không hoàn toàn đồng nhất của hình tượng NT giữa hai văn bản gốc và văn bản dịch ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tính tư tưởng thẩm mĩ của hình tượng NT. Trong trường hợp này khi giảng dạy văn học nước ngoài, người giáo viên cần tìm hiểu kĩ tư tưởng NT, phong cách nhà văn và đặc điểm tư duy văn học của họ để tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá trong mối quan hệ toàn vẹn với nguyên tác là vô cùng quan trọng. Người đọc dựa vào đặc điểm cá nhân mà tiếp xúc một cách phù hợp và đồng hóa những phương diện cơ bản của tác phẩm gốc. Đồng hóa đến mức độ có đạt sự nhuần nhị không, còn phụ thuộc vào hứng thú và thị hiếu thẩm mĩ, kiến thức văn học và văn hóa của người đọc. Đồng hóa một tác phẩm nước ngoài tức là qua người mà hiểu được ta và ngược lại.
Tiếp nhận một tác phẩm VHNN là quá trình cái tôi và cái ta nhân loại cùng cất tiếng. Đó là cuộc đối thoại giao lưu văn hóa nghệ thuật để có sự gặp gỡ để học hỏi tinh hoa văn hóa qua tác phẩm văn chương, để suy ngẫm về cái đẹp và về vấn đề con người của các thời đại và lịch trình tiến hóa tinh thần của nó.
Vấn đề phân phối chương trình
Những tác phẩm văn xuôi nước ngoài được chọn để giảng dạy trong trường THPT hiện nay hầu hết là những tác phẩm kinh điển, hoặc là tác phẩm của những nhà văn lớn. Chẳng hạn như đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của tác giả Vích-to Huy-gô được trích trong cả bộ tiểu thuyết đồ sộ Những người khốn khổ thế nhưng giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích trong 2 tiết học, bao gồm cả giới thiệu tác giả, tác phẩm, tóm tắt tiểu thuyết. Như vậy, có thể nói rằng giảng dạy phần văn xuôi nước ngoài mới chỉ là tìm hiểu ở phần bề nổi của tác phẩm mà thực sự chưa có điều kiện đi sâu, mở rộng do hạn chế về mặt thời gian, chương trình dạy và học.
Vấn đề quan niệm của người dạy và người học
Thực tế, một khó khăn hiện nay trong dạy và học tác phẩm văn xuôi nước ngoài nói chung, đó là quan niệm của người dạy và người học vẫn còn xem nhẹ phần VHNN. Cũng phải thừa nhận rằng, hầu hết các tác phẩm văn học nước ngoài không nằm trong giới hạn của các bài kiểm tra, thi học kì quan trọng. Vì thế, học sinh không chú trọng vào học tập những tác phẩm này.
Đối với giáo viên, dù hiểu rõ những tác phẩm văn học nước ngoài đang giảng dạy là hay, có nhiều vấn đề cần phải được đem ra phân tích nhưng do hạn chế về thời gian, sự gò bó của qui định về chương trình nên cuối cùng cũng mang tâm lí không coi trọng tác phẩm VHNN.
Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy văn xuôi nước ngoài ở trường THPT
Vấn đề dạy học văn học nước ngoài trong nhà trường hiện nay khá nan giải. Do khối lượng lớn, tư liệu hạn chế, vốn liếng tri thức của giáo viên và học sinh còn rất ít ỏi. Vì vậy mà việc dạy và học văn xuôi nước ngoài ở trường THPT còn nhiều tồn tại
Tồn tại trong giảng dạy văn xuôi nước ngoài ở trường THPT
Quan niệm dân tộc còn áp dụng vào đọc hiểu tác phẩm
Trước hết, nói về quan niệm hiện tại làm thước đo thế hệ đến sau dễ đi đến một cái nhìn nghiệt ngã và hạn chế tính hiện đại của nó. Đất nước nhiều năm chiến tranh, hình ảnh người công dân tương lai vẫn bị chi phối bởi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tất nhiên vấn đề yêu nước và nhân đạo như hai nội dung chủ đạo của văn học nước nhà. Nhưng ý thức sâu sắc về nhân quyền con người và tự do cá nhân, tôn trọng cá tính thì còn cần phải bổ sung nhiều hơn nữa.
Giáo viên chưa chỉ rõ sự khác biệt về văn hóa
Do phông văn hóa có những độ vênh nhất định, nên quá trình khai thác tác phẩm, thường nặng nề màu sắc chủ quan của người dạy.
Qui trình dạy học hầu như không thay đổi
Ở THPT tác phẩm văn học nước ngoài cũng như văn học nước nhà, thậm chí thầy cô còn chưa hiểu sâu sắc đến mức cần thiết chủ nghĩa Phục hưng để mà dạy văn học Phục hưng. Không ít thầy giáo xem Đônkihôtê như một tên điên cuồng. Dự hết giờ văn cả thầy và trò không rõ dạy, học tác phẩm này để làm gì (Vì chưa được đọc trọn vẹn tác phẩm).
Thực trạng về phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Phần văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 bao gồm 2 tác phẩm:
- Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích Những người khốn khổ )
- Truyện ngắn “Người trong bao”- Sê-khôp
Đây là hai tác phẩm tiêu biểu cho phong cách hai tác giả lớn trong văn học thế giới. Tuy nhiên, việc học tập và giảng dạy hai tác phẩm này lại chưa xứng tầm, chưa được giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn.
Về phần giáo viên,
Tiến trình dạy học gần như không thay đổi, đồng thời chưa kích thích được vai trò của học sinh trong tự nghiên cứu,tìm hiểu trước khi đến lớp.
Bảng 1: Ý kiến so sánh qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài và tác phẩm văn xuôi Việt Nam
Đối tượng điều tra: Giáo viên Ngữ văn hai trường THPT Kim Liên và THPT Cao Bá Quát
Số lượng: 10 giáo viên
Giống
Khác
Thay đổi
Phân phối thời gian giữa các phần trong bài giảng
Yêu cầu sự chuẩn bị bài của học sinh
Tìm hiểu về tác giả tác phẩm
Liên hệ đến các tác phẩm khác hoặc toàn bộ tác phẩm (nếu bài giảng là đoạn trích)
Số giáo viên
2
2
1
1
3
1
Tỉ lệ %
20 %
20 %
10%
10%
30%
10%
Như vậy, ta thấy, vẫn còn có những ý kiến cho rằng qui trình giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài giống hệt với giảng dạy tác phẩm văn xuôi Việt Nam. Giáo viên dạy học tự ý thức được rằng cần phải thay đổi cách dạy đọc hiểu nhưng gần như sự thay đổi ấy chưa được hình thành rõ nét. Học sinh cần phải thực hiện công việc của mình kĩ càng hơn, giáo viên cần phải yêu cầu cao hơn đối với học sinh khi thu thập, xử lí thông tin về tác phẩm văn xuôi nước ngoài.
Trong quá trình giảng dạy, lẽ ra phần liên hệ với toàn bộ tác phẩm khi dạy đọc hiểu đoạn trích, hoặc liên hệ đến các tác phẩm khác, đến phong cách tác giả khi dạy đọc hiểu truyện ngắn phải được chú trọng thì lại bị giáo viên coi nhẹ. Trong quá trình dự giờ tác phẩm “Người trong bao” tại lớp 11A4 trường THPT Kim Liên, giáo viên chỉ đề cập đến tác giả trong phần giới thiệu, rồi sau đó gần như chỉ tập trung vào tình tiết truyện mà hầu như không liên hệ đến một tác phẩm nào khác. Vậy, giáo viên là người giảng dạy mà còn thiếu cái nhìn tổng quát, thì sự hiểu biết của học sinh cũng không thể toàn diện.
Về phần học sinh
Nhìn chung, khi học tập tác phẩm văn học nước ngoài, phần văn xuôi học sinh có cảm nhận là dễ học hơn các tác phẩm thơ. Tuy nhiên, vì thời gian học trên lớp ngắn, sự chuẩn bị bài không đúng yêu cầu nên những gì học sinh thu được thường dễ bị bỏ quên sau một thời gian ngắn. Thậm chí sau khi học xong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ”- Vichto Huy-gô, phỏng vấn 10 em học sinh lớp 11A1 trường THPT Cao Bá Quát với câu hỏi “Em có nhớ tên nhân vật chính của đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền không?” thì có đến 4 học sinh trả lời “không” ngay lập tức và 2 học sinh cần thời gian mới cố gắng nhớ ra được tên nhân vật.
Vấn đề đối với học sinh ở đây là cần có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng. Ngoài việc trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài, học sinh còn cần được giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm sẽ học. Đồng thời trong quá trình chuẩn bị bài ấy, học sinh đã bước đầu hiểu về nội dung tác phẩm. Nhờ thế mà quá trình học tập trên lớp trở nên có hiệu quả.
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH GIẢNG DẠY ĐỌC HIỂU
TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI (SGK NGỮ VĂN 11)
3.1. Ý nghĩa của việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Như tôi đã đề cập ở phần trước, hiện trạng dạy đọc hiểu văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) còn nhiều vấn đề đáng bàn luận. Một tác phẩm được dịch từ thứ ngôn ngữ khác, dù là những tác phẩm kinh điển và nổi tiếng của thế giới cũng vẫn rất khó khăn cho giáo viên trong việc hiểu rõ nội dung tư tưởng, chưa nói đến việc còn cần phải truyền thụ những kiến thức thu được cho học sinh. Giảng dạy văn xuôi nước ngoài là sự kết hợp của việc nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, thể loại văn học, trào lưu văn học,… đồng thời phải tìm ra phương pháp tạo hứng thú, giúp học sinh hiểu và nắm bắt dễ dàng.
Hiện nay, đa phần các giáo viên đều giảng dạy theo một qui trình vốn có sẵn khi giảng dạy tác phẩm văn chương: Thời lượng như nhau đối với mỗi phần tác giả, xuất xứ tác phẩm khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài cũng như tác phẩm văn học Việt Nam. Điều này cần phải xem xét lại. Mọi tác phẩm văn chương đều cần phải được tìm hiểu về cuộc đời nhà văn, phong cách sáng tác, các yếu tố khách quan tác động đến tư tưởng, giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, với các tác giả văn học dân tộc, học sinh ít nhiều đã quen thuộc, từng đọc tác phẩm hoặc tiếp tục phân tích tác phẩm của tác giả đã học từ cấp THCS. Với những tác giả, tác phẩm ấy, nguồn tư liệu phong phú, dễ tìm, học sinh dễ tìm hiểu hơn và quá trình tiếp thu nhanh hơn. Còn các tác phẩm VHNN vốn từ lâu ít được chú trọng, không đưa nhiều vào các bài kiểm tra nên học sinh thường ít quan tâm, vì thế cũng không tìm hiểu nhiều thông tin bên ngoài SGK. Điều này có thể giúp giáo viên dễ áp đặt các ý kiến của mình cho học sinh, và kết quả là lối suy nghĩ, cách hiểu đi vào sáo mòn, không có sự tìm tòi đổi mới.
Việc tìm ra một qui trình giảng dạy đọc hiểu riêng cho tác phẩm văn xuôi nước ngoài trong đó đánh giá cao sự tự hiểu, tự đánh giá, sự chuẩn bị kĩ lưỡng của học sinh theo hướng dẫn của giáo viên chính là giải pháp tốt để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy các tác phẩm ấy. Thực tế ý kiến của rất nhiều giáo viên cho rằng để bớt lúng lúng trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) nên có một qui trình cụ thể, rõ ràng. Tôi đã thực hiện điều tra đối với 10 giáo viên Ngữ văn 2 trường THPT Kim Liên , THPT Cao Bá Quát và được kết quả như sau:
Bảng 2: Ý kiến giáo viên về xây dựng qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Đối tượng điều tra: Giáo viên Ngữ văn hai trường THPT Kim Liên và THPT Cao Bá Quát
Số lượng: 10 giáo viên
Mức độ
Rất cần thiết
Khá cần thiết
Không cần thiết
Số giáo viên
2
4
4
20%
40%
40%
Bản điểu tra cho biết, nhiều giáo viên cần có qui trình dạy đọc hiểu rõ ràng. Số còn lại tuy trả lời “không cần thiết” nhưng khi chúng tôi phỏng vấn, đa số đều nói rằng cần phải chỉnh sửa qui trình dạy của mình, yêu cầu sự làm việc của học sinh nhiều hơn, và chính bản thân giáo viên cũng cần phải tìm tòi, đổi mới.
3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Qua những khó khăn và thực trạng giảng dạy, giải pháp đặt ra đối với giáo viên dạy học văn học nước ngoài, cụ thể là với các tác phẩm văn xuôi nước ngoài, đó là:
+ Tăng cường kiến thức lịch sử và văn học của tác phẩm có liên quan.
+ Thường xuyên bổ sung tư liệu mới có liên quan đến tác phẩm (Cho đến nay, rất ít thầy cô được đọc trọn vẹn tác phẩm hoặc hiểu biết rõ về tác giả, mà đã dạy học đoạn trích).
+ Nên giới thiệu tác phẩm trọn vẹn để minh họa cho đoạn trích.
Để đi tới qui trình hóa được việc lựa chọn và hoạt động dạy học là một công việc cần tiến hành trong một thời gian dài, với sự tham gia của nhiều người, nhiều chuyên gia, đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo đang đứng lớp.
Giảng VHNN dễ gây hứng thú cho học sinh vì tính chất mới lạ của nó. Nếu thiếu cái nhìn toàn cảnh, chúng ta sẽ không khai thác được triệt để ưu thế này. Cách hướng dẫn học sinh lần đầu đến thăm một vườn hoa không giống như khi đến thăm lần nữa. Đưa học sinh vào một bài VHNN phải tạo một không khí gì khác so với giờ giảng một bài Văn học dân tộc. Nếu không, rút cục học sinh thường chỉ nhớ được những bài văn, bài thơ qua bản dịch, cũng na ná như những bài văn, bài thơ khác; nhớ được họ tên tác gia nhưng cũng không giữ được ấn tượng gì thật lắng đọng, vì chỉ lướt qua như bao họ tên tác gia khác cần phải nhớ; nếu có gì “đặc biệt” với khá đông học sinh, có lẽ chỉ là ở chỗ các danh từ riêng nước ngoài (tên nhà văn, tên nhân vật…) khó đọc, khó nhớ hơn.
Cũng như thơ và kịch, học sinh tiếp xúc với các truyện ngắn và các đoạn trích tiểu thuyết qua bản dịch, không có bản dịch sát nghĩa kèm theo để giáo viên có thể đối chiếu. Đối với văn xuôi, điều này được coi như không quan trọng lắm, miễn sao có bản dịch tốt, trung thành tối đa với nguyên bản. Các đoạn trích giảng đưa vào SGK đều sử dụng những bản dịch có sẵn, chỉ một số bài người biên soạn ghi chú là đã đối chiếu, sửa chữa so với nguyên bản. Điều đó không ảnh hưởng nhiều khi chúng ta phân tích bài văn căn cứ vào những đường nét lớn của các nhân vật cũng như tình tiết diến biến của các sự kiện, vì truyện ngắn và tiểu thuyết thường có cốt truyện hiểu theo nghĩa là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình động của các tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [37, tr.71]. Đấy là yếu tố tương đối bền vững, ít bị biến dạng khi dịch tác phẩm sang một ngôn ngữ khác.
Nhưng nếu chúng ta quan niệm nội dung tác phẩm (hay bài văn) một cách đúng đắn hơn, không phải chỉ là cái “cốt truyện” trần trụi, mà là cốt truyện gắn liền với hệ thống từ ngữ được nhà văn lựa chọn và tổ chức theo một nghệ thuật riêng (không kể nhạc điệu của lời văn khó lòng giữ lại được ở bản dịch). Nói khác đi, nếu muốn phân tích bài văn theo hướng thi pháp, khám phá những giá trị thẩm mĩ, từ đó tìm đến với nội dung thông báo nghệ thuật, thì chúng ta phải hết sức cẩn thận, xem bản dịch đã được người soạn SGK ghi chú kiểm tra lại so với nguyên bản hay chưa. Chẳng hạn, bài giảng văn “Đương đầu với đàn cá dữ” trong SGK Văn 12 trích từ tác phẩm “Ông già và biển cả” của E. Hemingway, là theo bản dịch của Huy Phương, mà như dịch giả Huy Phương đã ghi chú, đây là bản dịch gián tiếp qua bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp, vì vậy không tránh khỏi có những chỗ xô lệch câu chữ. Bản dịch có đoạn: “Lão vụt nháo nhào lên những chiếc đầu và nghe rõ tiếng những hàm răng táp sần sật. Chiếc thuyền con chòng chành trên những cái lưng cá mập”. Hình ảnh “chiếc thuyền con chòng chành trên những cái lưng cá mập” là một chi tiết rất hay, có thể phân tích ý nghĩa về nhiều phương diện, nhất là có thể khai thác ý con thuyền không phải bơi trên nước mà bơi trên lưng lũ cá… Duy có điều là nếu đem đối chiếu với nguyên bản thì thấy hai bên xa nhau quá và chuyện con thuyền chòng chành trên lưng cá mập có phần nào quá đáng. Trong SGK hợp nhất Văn học 12, đoạn trích này sử dụng bản dịch của Lê Huy Bắc dịch từ nguyên bản tiếng Anh thay cho bản dịch của Huy Phương và câu đó được dịch như sau: “Lão nện chày xuống mấy cái đầu, nghe tiếng răng bập và cảm thấy con thuyền chao đảo khi chúng luồn xuống dưới”.
Ngay cả bản dịch của những dịch giả có kinh nghiệm đôi khi vẫn không tránh khỏi ít nhiều xô lệch so với nguyên bản vì các lí do khác nhau. Chính vì vậy, trong sách giáo viên Văn 12, khi hướng dẫn giảng Số phận con người của M. Sôlôkhôp, Nguyễn Hải Hà có lí khi viết: Đã có nhiều bản dịch Số phận con người sang tiếng Việt. Có thể kể ra bản dịch của Mạnh Cầm, Nxb Văn học, Hà Nội, 1959, bản dịch của cố giáo sư Nguyễn Duy Bình in trong tập Truyện sông Đông của M. Sôlôkhôp, Nxb Văn học, Hà Nội, 1984. Cũng bản dịch này được in lại trong Tuyển tập Mikhain Sôlôkhôp, Nxb Cầu Vồng, Matxcơva, 1987. Đây là bản dịch từ nguyên tác tiếng Nga, chất lượng tương đối khá. Văn bản dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển cái hay cái đẹp của nguyên tác. [23, 18]
Ngoài những yếu tố chung cho nhiều thể loại văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn là loại hình trong đó các thủ pháp kể và tả, việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện và điểm nhìn của người kể chuyện, nghệ thuật xử lí không gian và thời gian của truyện… đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi phân tích văn bản, giáo viên cần bám chắc vào những cơ sở này, xem chúng góp phần vào sự hình thành nội dung mang tính nghệ thuật của tác phẩm như thế nào để bài giảng bám sát tính đặc thù của thể loại.
Yếu tố dễ nhận thấy nhất và cũng dễ làm cho bài giảng trở nên sinh động là cốt truyện. Cốt truyện không tự nó sinh ra, không có sẵn, kể cả những tác phẩm “hiện thực” nhất, kể cả khi nhà văn làm ra vẻ như chỉ ghi lại câu chuyện có thật xảy ra ở ngoài đời. Từ các đường nét lớn đến cách tổ chức, sắp xếp các diễn biến, nhiều khi cả ở cấp độ chi tiết, đều có dụng ý nghệ thuật quan trọng của nhà văn. Khi giảng, giáo viên nên hướng học sinh lưu ý đến “cách làm” của tác giả, không đơn giản chỉ là để trả lời câu hỏi: “chuyện xảy ra như thế nào?”, mà còn phải trả lời câu hỏi “Tại sao tác giả lại để cho câu chuyện xảy ra như thế?”. Đồng nhất những gì diễn ra trong tác phẩm với những gì xảy ra ở ngoài đời là điều học sinh cần tránh khi cảm thụ văn chương.
3.3. Đề xuất xây dựng qui trình dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Từ thực trạng dạy và học tác phẩm văn xuôi nước ngoài như trên, tôi có đề xuất về qui trình dạy đọc hiểu những tác phẩm này. Trên thực tế, các bước trong qui trình chỉ là sự thực hiện triệt để những gì mà giáo viên THPT vốn đã từng thực hiện nhưng không triệt để, và muốn phương pháp dạy đọc hiểu có hiệu quả thì các bước này cần phải được chú trọng. Qui trình dạy đọc hiểu gồm có 2 bước:
Bước 1: Giáo viên tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, đặt ra câu hỏi có vấn đề giao cho học sinh trước khi lên lớp giảng bài.
Bước 2: Tiến hành giảng dạy theo tiến trình đề ra. Trong khâu này, cần chú ý
Dành thời gian thích đáng cho việc giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Yêu cầu sự hiểu biết, bổ sung của học sinh
Chú ý liên hệ đến toàn bộ tác phẩm (nếu giảng đoạn trích), hoặc các tác phẩm khác (nếu là truyện ngắn).
Từ đề xuất ấy, tôi xây dựng mẫu 2 qui trình cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11.
1. “Người trong bao”- Sê-khôp
Bước 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- Tự tìm hiểu về đặc trưng văn hóa Nga
- Tìm thông tin về xuất thân, phong cách nghệ thuật của tác giả
Sê-khôp.
- GV: Giao các câu hỏi đơn giản, yêu cầu học sinh tìm chi tiết theo nội dung câu hỏi yêu cầu. Cụ thể là học sinh phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật Bê-li-côp?
+ Nêu những biểu hiện của Bê-li-côp mà em cho là quái dị?
+ Tại sao Bê-li-côp lại tự thu mình lại? Điều này thể hiện tâm lí gì?
+ Hình ảnh “cái bao” nói lên điều gì ở Bê-li-côp?
+ Nhân vật Bê-li-côp đáng ghét hay đáng thương? Vì sao?
+ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật làm nên tính chất biếm họa và hài hước ở hình tượng nhân vật Bê-li-côp?
+ Theo em, nội dung chủ đạo của truyện ngắn “Người trong bao” là gì?
HS: Soạn bài theo câu hỏi trong sách và theo hướng dẫn của GV
Bước 2: Giảng bài trên lớp, tổng hợp những nguồn thông tin học sinh thu được và chốt lại những đặc điểm cần lưu ý
A. Những điểm cần lưu ý
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào bài soạn ở nhà, rút ra những điểm cần lưu ý về tác giả Sê-khôp và tác phẩm “Người trong bao”
HS: Dựa vào bài soạn và trình bày, ý kiến của các học sinh được giáo viên tổng kết lại.
1. Tác giả Sê-khốp: Là một trong những đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, bước vào văn học Nga như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói.Tác phẩm của Sê-khốp đã nghiêm khắc lên án chế độ bất công, thói cường bạo và cuộc sống ăn hại của những tầng lớp cầm quyền nuớc Nga đương thời, đồng thời phê phán sự bất lực của giới trí thức và sự sa đọa về tinh thần của một bộ phận trong số họ. Sê-khốp đồng cảm sâu sắc, trân trọng đối với những người dân nghèo, người nông dân Nga, yêu thắm thiết và tin tưởng mạnh mẽ vào tương lai của nhân dân Nga, đất nước Nga.
Truyện ngắn “Người trong bao”
Một trong ba truyện ngắn (Khúc phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu, Người trong bao) chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiểu tư sản (mêsian), lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX.
Nhìn chung, chuyện ngắn Sê-khốp thâm trầm, kín đáo, ý tứ sâu sắc, chủ đề tư tưởng thường được gửi gắm qua hình tượng nhân vật, nhân vật người kể chuyện, nhan đề truyện. Tác giả thường tỏ ra kìm nén, lạnh lùng,khách quan như đứng ngoài để người đọc tự ngẫm, tự hiểu. Nhưng cũng có khi ông trực tiếp bày tỏ thái độ của mình một cách dứt khoát, quyết liệt nhưng vẫn với giọng văn bình tĩnh, mỉa mai, châm biếm đượm buồn. Người trong bao là một truyện ngắn như thế.
Tuy chỉ học trích nhưng những đoạn lược đều đã được tóm tắt đầy đủ. GV chú ý đến việc đọc – kể những đoạn tóm tắt này để nội dung truyện liền mạch. Có thể và nên tổ chức HS đọc tham khảo một số truyện ngắn của Sê-khốp, ít nhất là hai truyện đã nêu trên và một số truyện nổi tiếng khác: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Lão quản Bi, Phòng số 6…
B. Đọc hiểu tác phẩm
Hoạt động 1. DẪN VÀO BÀI
Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KHÁI QUÁTVỀ
TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Tác giả
HS: Đọc và tóm tắt Tiểu dẫn –SGK tr.156
GV: Nhấn mạnh về vị trí vai trò của Sê-k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GD0003.doc