Đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật sử dụng phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . 1

ĐẶT VẤN ĐỀ . 2

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHANH THỦY LỰC DYNOMITE

13 DUAL ROTOR . 4

1.1 Nguồn gốc xuất xứ . 4

1.2 Nguyên lý hoạt động chung. 4

1.3. Cấu tạo của phanh thủy lực DYNOmite 13 dual rotor và các bộ phận

cấu thành. 6

1.3.1. Cấu tạo phanh thủy lực DYNOmite 13 dual rotor . 6

1.3.2. Các bộ phận cấu thành . 9

1.3.2.1. Hệ thống cấp nước của DYNOmite : . 11

1.3.2.2. Bộ trích lọc điện từ RPM bộ hút thu (Magnetic Absorber RPM

Pick-Up):. 12

1.3.2.3. Máy tính . 13

1.3.2.4 . Một số phụ kiện khác:. 14

1.4. Yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng phanh DYNOmite . 15

1.4.1. Yêu cầu cung cấp nước . 15

1.4.2. Hiệu chỉnh và cài đặt. 17

1.5. Nhận xét về khả năng ứng dụng máy đo cho công tác khảo nghiệm

động cơ điesel tại bộ môn động lực. 21

1.5.1. Thực trạng phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor khi chuyển về. 21

1.5.2. Nhận xét khả năng ứng dụng của máy đo. 22

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN BỘ TRUYỀN

TRUNG GIAN CHO PHANH THỦY LỰC DYNOMITE . 24

2.1. Lựa chọn bộ phận dẫn động từ động cơ đến bộ hút thu [5]. 24

2.1.1. Phương án sử dụng bộ truyền đai. 24

2.1.2. Phương án sử dụng bộ truyền xích . 26

2.1.3. Phương pháp sử dụng bộ truyền bánh răng . 28

2.2. Thiết kế chế tạo bộ truyền trung gian . 33

2.2.1. Kiểm nghiệm khả năng mang tải của trục truyền động [2,3,5] . 33

2.2.2. Kiểm nghiệm bánh răng. 38

2.2.3. Thiết kế và chế tạo trục . 40

2.2.4. Lựa chọn ổ bi. 45

2.2.5. Chế tạo vỏ và phương án bôi trơn . 48

2.2.6. Chế tạo bệ thử. 48

CHƯƠNG III THỬ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN . 49

3.1. Yêu cầu chung . 49

3.2. Sơ đồ thực nghiệm . 49

3.3. Các bước tiến hành thực nghiệm . 51

3.3.1. Chuẩn bị: . 51

3.3.2. Tiến hành thực nghiệm . 52

3.4. Kết quả đo thực nghiệm . 53

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60

pdf64 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật sử dụng phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- i - NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Họ và tên SV: Lê Văn Kiên Lớp: 47KTTT Khóa 47 Ngành: Động lực tàu Mã ngành: Tên đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật sử dụng phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor tại phòng thí nghiệm động cơ bộ môn động lực”. Số trang: 60 Số chương: 3 Số tài liệu tham khảo: 6 Hiện vật: Hộp tăng tốc và bệ thử NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Kết luận: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Nha trang, ngày ……tháng……năm 2010 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 Th.S. Đoàn Phước Thọ Th.S. Đặng Hồng Đông Điểm chung Bằng số Bằng chữ - ii - PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Họ và tên SV: Lê Văn Kiên Lớp: 47KTTT Khóa 47 Ngành: Động lực tàu Mã ngành: Tên đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật sử dụng phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor tại phòng thí nghiệm động cơ bộ môn động lực”. Số trang: 60 Sốchương: 3 Số tài liệu tham khảo: 6 Hiện vật: Hộp tăng tốc và bệ thử NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Kết luận: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Nha trang, ngày ……tháng……năm2010 CÁN BỘ PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) Điểm chung Bằng số Bằng chữ - iii - MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 2 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHANH THỦY LỰC DYNOMITE 13 DUAL ROTOR ......................................................................................... 4 1.1 Nguồn gốc xuất xứ ................................................................................ 4 1.2 Nguyên lý hoạt động chung................................................................... 4 1.3. Cấu tạo của phanh thủy lực DYNOmite 13 dual rotor và các bộ phận cấu thành..................................................................................................... 6 1.3.1. Cấu tạo phanh thủy lực DYNOmite 13 dual rotor .......................... 6 1.3.2. Các bộ phận cấu thành ................................................................... 9 1.3.2.1. Hệ thống cấp nước của DYNOmite : ..................................... 11 1.3.2.2. Bộ trích lọc điện từ RPM bộ hút thu (Magnetic Absorber RPM Pick-Up):............................................................................................ 12 1.3.2.3. Máy tính ................................................................................ 13 1.3.2.4 . Một số phụ kiện khác: ......................................................... 14 1.4. Yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng phanh DYNOmite ............................... 15 1.4.1. Yêu cầu cung cấp nước ................................................................ 15 1.4.2. Hiệu chỉnh và cài đặt.................................................................... 17 1.5. Nhận xét về khả năng ứng dụng máy đo cho công tác khảo nghiệm động cơ điesel tại bộ môn động lực ........................................................... 21 1.5.1. Thực trạng phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor khi chuyển về.... 21 1.5.2. Nhận xét khả năng ứng dụng của máy đo..................................... 22 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN BỘ TRUYỀN TRUNG GIAN CHO PHANH THỦY LỰC DYNOMITE ........................... 24 2.1. Lựa chọn bộ phận dẫn động từ động cơ đến bộ hút thu [5] ................ 24 - iv - 2.1.1. Phương án sử dụng bộ truyền đai ................................................. 24 2.1.2. Phương án sử dụng bộ truyền xích ............................................... 26 2.1.3. Phương pháp sử dụng bộ truyền bánh răng .................................. 28 2.2. Thiết kế chế tạo bộ truyền trung gian ................................................. 33 2.2.1. Kiểm nghiệm khả năng mang tải của trục truyền động [2,3,5] ... 33 2.2.2. Kiểm nghiệm bánh răng ............................................................... 38 2.2.3. Thiết kế và chế tạo trục ................................................................ 40 2.2.4. Lựa chọn ổ bi ............................................................................... 45 2.2.5. Chế tạo vỏ và phương án bôi trơn ................................................ 48 2.2.6. Chế tạo bệ thử .............................................................................. 48 CHƯƠNG III THỬ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN .......................................... 49 3.1. Yêu cầu chung ................................................................................... 49 3.2. Sơ đồ thực nghiệm ............................................................................. 49 3.3. Các bước tiến hành thực nghiệm ........................................................ 51 3.3.1. Chuẩn bị: ..................................................................................... 51 3.3.2. Tiến hành thực nghiệm ................................................................ 52 3.4. Kết quả đo thực nghiệm ..................................................................... 53 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60 - 1 - LỜI NÓI ĐẦU Trong lĩnh vực động cơ đốt trong, khi thiết kế, chế tạo, sửa chữa, quản lí phương tiện việc kiểm tra công suất động cơ là không thể thiếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó giúp sử dụng hiệu quả động cơ, duy tu bảo dưỡng hợp lí, kéo dài tuổi thọ giảm chi phí sửa chữa động cơ. Vì vậy cần một thiết bị đo công suất động cơ đốt trong đạt độ chính xác cao, nhanh chóng, kinh tế. Thiết bị đo công suất phanh thủy lực là một thiết bị đảm bảo được những yêu cầu trên. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật sử dụng phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor tại phòng thí nghiệm động cơ bộ môn động lực ” nhằm tìm hiểu, đưa vào sử dụng được loại phanh thủy lực này, đáp ứng được một phần khó khăn trong việc xác định công suất động cơ thủy hiện nay, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên trường Đại học Nha Trang có điều kiện tiếp xúc làm quen, rèn kỹ năng thực hành với thiết bị khảo nghiệm tiên tiến. Nội dung nghiên cứu được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor. Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án bộ truyền trung gian cho phanh thủy lực DYNOmite 13. Chương 3: Thử nghiệm và bàn luận. Tuy thời gian thực hiện đề tài kéo dài nhưng do khả năng còn hạn chế, khó khăn về kinh phí thực nghiệm cũng như tìm kiếm nguồn máy để đo, nên không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như tính thuyết phục của đề tài. Rất mong sự đóng góp của các thầy để đề tài hoàn thiện hơn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy: ThS. Đặng Hồng Đông, ThS. Đoàn Phước Thọ và các thầy trong khoa Kỹ thuật tàu thủy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Nha Trang, ngày 9 tháng 01 năm 2010 Sinh viên LÊ VĂN KIÊN - 2 - ĐẶT VẤN ĐỀ Công suất là thông số kỹ thuật cơ bản đặc trưng cho động cơ, nó là chỉ tiêu quan trọng không phụ thuộc vào công dụng và kiểu loại động cơ, trong thiết kế, chế tạo, sửa chữa cũng như sử dụng, việc xác định chính xác công suất của động cơ luôn được coi trọng nhằm các mục đích sau: - Kiểm nghiệm động cơ trước khi xuất xưởng. - Trang bị động cơ có công suất phù hợp với phương tiện. - Kiểm tra động cơ sau quá trình duy tu bảo dưỡng. - Tổ chức khai thác động cơ hợp lý, an toàn và tin cậy. - Biết chiều hướng và các giá trị biến động công suất trong những điều kiện khai thác cụ thể. Việc xác định công suất động cơ có khá nhiều phương pháp và thiết bị nhưng phần lớn đều dựa vào momen quay và tốc độ quay. Để đơn giản có thể phân nhóm như sau: - Phương pháp xác định công suất có ích loại cân bằng: Trong phương pháp này động cơ quay một thiết bị mà trục rôto của thiết bị được nối với trục của động cơ. Stato của thiết bị có dao động ngang được. Khi động cơ làm việc, nó sản sinh ra một momen xoắn làm cho rôto của thiết bị quay (tức là hãm lại chuyển động của động cơ) cần có một môi trường trung gian. Khi rôto tác dụng lên môi trường trung gian làm cho thân (stato) của thiết bị quay theo. Để giữ thân lại, người ta tìm cách tác dụng lên thân một lực (momen) hãm. Lực (momen) hãm được đo thể hiện bằng sơ đồ sau: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trên các bệ thử của các nhà máy chế tạo động cơ, các cơ quan nghiên cứu. - Phương pháp xác định công suất có ích loại không cân bằng: Động cơ cần xác định làm quay rôto của thiết bị, còn thân của thiết bị thì đứng yên, Động cơ (gây lực momen) Thiết bị gây tải (cân bằng lực, momen) Thiết bị cân lực - 3 - thiết bị này cho ta các thông số trên đồng hồ (vôn kế, ampe kế, áp kế…) từ đó tính toán ra công suất động cơ. Các thiết bị này không có thiết bị cân lực kèm theo. Đây là phương pháp xác định công suất động cơ tại nơi sử dụng. Dùng trong các loại động cơ công suất nhỏ. Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực tàu cá. Dựa vào các phương pháp xác định công suất trên người ta đã sử dụng các thiết bị gây tải còn gọi là phanh, phanh thuỷ lực được sử dụng rộng rãi trên các bệ thử vì cấu tạo đơn giản, độ chính xác cao, đo được công suất rất lớn . Hiện nay trong công tác khảo nghiệm động cơ và công tác giảng dạy tại bộ môn động lực. Việc quản lý phương tiện, sửa chữa khôi phục các tính năng của động cơ, việc kiểm tra, đánh giá lại tính năng kỹ thuật của động cơ sau quá trình hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt. Điều đó giúp xác định chính xác mức độ, khả năng, tuổi thọ của động cơ cũng như xây dựng được kế hoạch duy tu bảo trì hợp lý, nhằm tăng tuổi thọ, giảm chi phí sửa chữa động cơ. Để thực hiện xác định tính năng kỹ thuật của động cơ, cần một thiết bị khảo nghiệm có độ chính xác cao, tiện lợi, kinh tế. Có khá nhiều loại thiết bị khảo nghiệm hiện nay tại nước ta, tuy nhiên những thiết bị này đa phần cồng kềnh, cũ và lạc hậu, gần đây cùng với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, có một số thiết bị khảo nghiệm động cơ thế hệ mới du nhập vào nước ta, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor được mua về nước năm 1999 và được đưa về bộ môn động lực năm 2009. Lúc đưa về chỉ bộ hút thu và máy tính DYNOmite chưa có bệ thử, bộ truyền trung gian, bơm cấp nước cho phanh nên chưa hoat động được. Cần có phương án sử dụng phanh để tiến hành thực nghiệm với các động cơ tại phòng thí nghiệm bộ môn động lực. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual-rotor đề xuất giải pháp sử dụng phanh. Mục đích của đề tài: Đề xuất giải pháp kỹ thuật sử dụng phanh để đo công suất tại phòng thí nghiệm động cơ bộ môn. - 4 - CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHANH THỦY LỰC DYNOMITE 13 DUAL ROTOR 1.1 Nguồn gốc xuất xứ Hiện nay có khá nhiều phương pháp và thiết bị dùng xác định công suất động cơ. Thiết bị DYNOmite 13 dual-rotor là thiết bị khá hiện đại dùng để khảo nghiệm động cơ. Thiết bị này được chế tạo bởi hãng LAND & SEA của Hoa Kỳ và được nhập về Việt Nam vào năm 1999. Đến tháng 5 năm 2009 chuyển về bộ môn động lực quản lý. 1.2 Nguyên lý hoạt động chung Máy đo công suất DYNOmite 13 dual rotor hoạt động trên nguyên lý làm việc chung của phanh thuỷ lực: Công suất từ động cơ tiêu hao một phần để vận chuyển chất lỏng chứa trong phanh, một phần để thắng lực ma sát giữa rô to với chất lỏng. Chất lỏng làm việc trong phanh thường là nước, vì nó có nhiệt dung lớn, độ nhớt ít phụ thuộc vào nhiệt độ và rẻ tiền. Khi đo với công suất lớn người ta có thể dùng dầu với độ nhớt lớn. Năng lượng nhận được từ phanh thủy lực chuyển thành nhiệt và làm nóng chất lỏng . Công suất tiêu hao trong phanh được xác định: )(** rvnf TTCGM  (1.1) Trong đó: fM - Công suất tiêu hao trong phanh nG - Lượng nước cần cho phanh làm việc C - Tỷ nhiệt của nước vT , rT - Nhiệt độ tại cửa vào và cửa ra khỏi phanh Công suất cần đo sẽ bằng công suất tính toán trên lực kế cộng với công suất tiêu hao trong phanh thuỷ lực. - 5 - lpMM fd . (1.2) Khi làm việc, phanh thủy lực được nối cứng vào bích ra của động cơ điesel, nước được cung cấp vào phanh qua cụm van điều khiển tải nhờ một bơm được thiết kế tuần hoàn khép kín. Động cơ sẽ làm quay bánh công tác, tác động lên môi trường nước truyền động qua stato xoay toàn bộ cụm thiết bị của bộ hút thu. Nhờ cánh tay đòn lực được gắn cố định trên stato của phanh ngăn cản chuyển động xoay này. Máy tính sẽ đo lực căng qua bộ cảm biến gắn trên bề mặt cánh tay đòn lực, tự động truyền đến bộ xử lý nhờ phần mềm đã cài đặt, chuyển thành dữ liệu số. Máy tính lưu trữ toàn bộ dữ liệu, tiến hành những tính toán và trình bày dưới những trạng thái khác nhau. Có thể điều khiển van chặn, bộ lọc, những hiệu chuẩn thông thường để có báo cáo như ý. H. 1-1: Sơ đồ bố trí của thiết bị khảo nghiệm - 6 - 1.3. Cấu tạo của phanh thủy lực DYNOmite 13 dual rotor và các bộ phận cấu thành 1.3.1. Cấu tạo phanh thủy lực DYNOmite 13 dual rotor Thiết bị DYNOmite 13 dual-rotor có phạm vi đo công suất rộng, từ vài mã lực cho tới 1600 mã lực, có kết cấu tương đối gọn, cho kết quả nhanh và khá chính xác thông qua màn hình tinh thể lỏng, các dữ liệu được lưu và xuất qua máy in hoặc kết nối với máy tính. Cấu tạo phanh thủy lực DYNOmite gồm có: bộ hút thu, tay đòn lực và các cảm biến điện từ Cấu tạo bộ hút thu: H. 1-2: Bộ hút thu Bộ hút thu của máy gồm 02 phần, rô to và stato. Phần rôto: H. 1-3: Rô to - 7 - Rôto của bộ hút thu gồm 02 cánh quạt có kết cấu dạng đĩa cánh đối xứng, có 12 cánh bằng hợp kim nhôm, được gắn trên 01 trục bằng thép không gỉ, cố định cánh với trục nhờ then và đệm khoá. Trục rô to là trục rỗng có rãnh then hoa để liên kết với đĩa tiếp hợp nhận truyền động quay từ động cơ. Trên cánh có gắn 01 nam châm để đo số vòng quay. Phần stato: H. 1-4: Stato và rôto Gồm thân giữa phân làm 02 buồng để tăng công suất của bộ hút thu, trong mỗi buồng lại chia ra 13 ngăn nhỏ. Hai đầu gồm 02 ổ bi và phớt chắn nước để đỡ trục rôto, chúng liên kết với phần thân giữa nhờ 12 bu lông . - 8 - Trên hai nắp đầu có gắn 04 ốc xả nước dưới đáy làm cửa thoát nước cho bộ hút thu. Mặt trước nắp có lỗ ren để gắn thanh cân lực. Nắp ngược lại có lỗ ren để gắn bulông cảm ứng Hall Thanh cân lực: H. 1-5: Thanh cân lực Là một tấm hợp kim nhôm dạng chữ Y, được gắn cố định vào mặt nắp đầu stato nhờ 08 bulông inox 8mm. Giữa 02 cánh chữ Y gắn 02 bulông lỏng để cánh có thể xoay đi một góc. Trên bề mặt lưng chữ Y được gắn thiết bị cảm biến, có tấm bảo vệ và có dây dẫn truyền dữ liệu tới máy tính. Khi cho động cơ hoạt động làm quay rôto, khi không có nước sẽ không tác động tới stato, khi có nước sẽ làm cho stato có xu hướng quay. Những đường ống dưới đáy bộ hút thu Dynomite phục vụ cho hai chức năng: + Mang năng lượng phát ra của động cơ ra ngoài dưới dạng nước thải nhiệt. + Mặt khác cho phép bộ hút thu không tải ở bất kỳ lúc nào khi đóng van tải lại. Dynomite được thiết kế để làm việc đúng trong phạm vi rộng về công suất động cơ và RPM. Để hoàn thiện khả năng dẫn động van tải với những động cơ momen xoắn rất cao tại RPM thấp cần hạn chế tốc độ thoát nước thải - 9 - của bộ hút thu, ngược lại muốn nâng cao hơn giới hạn công suất (HP)/giới hạn nhiệt của Dynomite cần gia tăng thể tích nước thoát. Lưu ý: Độ nhạy của van và nhiệt độ nước thoát ra chịu tác động bởi sự thay đổi tốc độ thoát. Độ chính xác của Dynomite là không bị tác động. Kích thước miệng nước vào, ra có thể thay đổi rộng hơn, cho phép mức nước trong bộ hút thu tăng hay giảm nhanh hơn làm van phản ứng nhạy hơn. Có thể sử dụng đường ống đôi để thoát nước nhanh hơn. Mỗi bộ hút thu có một hay nhiều cửa thoát nước nhằm thích ứng với tải của bộ hút thu trong phạm vi momen xoắn và RPM kiểm tra. 1.3.2. Các bộ phận cấu thành Bảng 1-1 Những bộ phận cấu thành bộ hút thu Số lượng Tên gọi 1 Thiết bị hút thu thủy lực và cánh tay đòn 1 Van điều khiển tải 1 Ống nối lối vào bằng dây tết không gỉ 1 Ống thoát nước thải bằng dây tết không gỉ 1 Ống thông bằng dây tết không gỉ 2 Lỗ miệng ống nối bộ hút thu bằng đồng Bảng 1-2 Những Bộ Phận Thu Nhận Dữ Liệu Số lượng Tên gọi 1 Máy tính thu nhận dữ liệu DYNOmite Bộ chuyển đổi tải cell 1 Bộ dây nối thu nhận dữ liệu 1 Bộ sạc điện ắc qui 1 Cầu chì dự phòng ¼ ampe - 10 - Bảng 1-3 Những Bộ Phận Cơ Bản Bản Mạch Bộ Chuyển Đổi Số lượng Tên gọi s Bộ chuyển đổi sức căng 1 Giao diện điều khiển 1 Cuộn dây trích lọc bộ chuyển đổi 1 Cáp nối 1 Cáp cấp nguồn DC 12V (3Ampe) 1 Khoá kẹp không gỉ Bảng 1-4 Những Bộ Phận Phụ Trợ Khác Số lượng Tên gọi 1 Khung trục con lăn 1 Quả nặng định cỡ 1 Dụng cụ đo trọng lượng riêng nhiên liệu 1 Bơm nước di động chạy bằng xăng dầu Bảng 1-5 Những Bộ Phận Phụ Trợ Khác Số lượng Tên gọi 1 Bệ động cơ 1 Vỏ bọc tiếp nối 1 Bảng điều khiển 1 Bộ dây nối từ bệ tới bảng điều khiển 1 Hệ thống rơle điều khiển và thu nhận toàn bộ dữ liệu - 11 - 1.3.2.1. Hệ thống cấp nước của DYNOmite : H. 1-6: Sơ đồ hệ thống cấp nước Nó có một ống nhỏ mắc vào một van nhiệt điện trở tại vị trí dưới của tháp nước, sử dụng nối "T" để cung cấp nước cho tháp làm mát và cửa vào van tải từ bơm. Xác định độ dài ống yêu cầu chạy từ nơi cấp nước tới van tải của DYNOmite, nếu đang vận hành DYNOmite có sử dụng tháp chứa nước làm lạnh. Tuy nhiên với thiết bị dynomite 13 – dual rotor được cung cấp không có hệ thống này. Việc cấp nước sẽ được nối trực tiếp với nguồn nước thành phố. Sử dụng ống kích cỡ phù hợp kết nối từ nơi cấp nước tới dyno, nếu dịch chuyển hay thay đổi những cơ cấu thông thường đảm bảo không bị cản trở ở lưu lượng cao. Thiết bị hút thu được lắp với cụm ống không gỉ có đường kính phù hợp chạy từ cửa ra van tải tới cửa vào gần tâm của thiết bị hút thu. Một hoặc hai đường ống không gỉ được lắp thoát nước thải từ cửa ra đến một ống phù hợp dẫn tới hố nước thải - 12 - H. 1-7: Đường ống dẫn nước vào bộ hút thu Ống dẫn của thiết bị hút thu là gic lơ bằng đồng để điều chỉnh lưu lượng. Gic lơ được lắp tỷ lệ với tải của thiết bị hút thu, có thể thay đổi kích cỡ phù hợp nhất cho thiết bị hút thu tùy theo loại động cơ kiểm tra. 1.3.2.2. Bộ trích lọc điện từ RPM bộ hút thu (Magnetic Absorber RPM Pick-Up): H. 1-8: Bộ trích lọc điện từ rpm bộ hút thu - 13 - Máy tính Dynomite chuẩn có mạch điện đồng hồ đo tốc độ góc, mạch này thực hiện tính tổng xung điện từ bộ phận đánh lửa của động cơ hay máy phát AC. Có thể sử dụng một bộ trích lọc từ RPM bộ hút thu để lấy những số đo RPM từ một hiệu ứng từ Hall và cảm biến lắp đặt vào bộ hút thu Dynomite Để nhận dữ liệu ta tiến hành lắp: Lắp đầu ren vào lỗ định sẵn trên vỏ của bộ hút thu Lắp rắc nối 5 chân của cáp cảm biến với đường nối của bộ dây đa năng máy tính thu nhận dữ liệu Dynomite. 1.3.2.3. Máy tính Máy tính Dynomite – 13 có cấu tạo như hình trên gồm màn hình tinh thể lỏng LCD và 04 nút bấm để cài đặt và ghi chép dữ liệu, thực hiện các thao tác hiệu chỉnh các thông số đầu vào. H. 1-9: Máy tính - 14 - 1.3.2.4 . Một số phụ kiện khác: Máy in nhiệt: H. 1-10: Máy in nhiệt Dùng kết nối với máy tính cho phép in các dữ liệu máy tính thu nhận được trong quá trình khảo nghiệm động cơ như RPM động cơ, momen xoắn động cơ, công suất động cơ, thời gian vận hành… được cấp bởi nguồn điện DC. Cáp nối máy in nhiệt H.1-11: Cáp nối máy in nhiệt - 15 - Nối với máy tính thu nhận dữ liệu, đầu màu đỏ nối với máy tính và đầu kia nối với máy in nhiệt. Dụng cụ đo tỷ trọng nhiên liệu H. 1-12: Dụng cụ đo tỷ trọng nhiên liệu 1.4. Yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng phanh DYNOmite 1.4.1. Yêu cầu cung cấp nước Yêu cầu bắt buộc đủ lượng nước, áp suất nước phù hợp cho van tải và đáp ứng đủ các cổng trong phanh cho công suất bị hút thu, để tránh sự sủi bọt, sôi gây tổn hại trong phanh do nhiệt độ cao. Để duy trì nhiệt độ nước lưu thông dưới 1800 F, lưu lượng nước tối thiểu lưu thông trong phanh khoảng 1galon/phút/20HP. Với động cơ công suất lớn yêu cầu ống cấp lớn, áp suất nước trước van tải cao và đôi khi phân phối những cửa rộng hơn trong chính bộ phanh. Trong điều kiện nguồn nước là không đủ hay không có, có thể sử dụng bơm nước di động Dynomite, bơm này sẽ cung cấp đủ nước để tải động cơ và làm đầy Dynomite. Yêu cầu cấp nước: Cho bài kiểm tra lên tới 20Hp cần ít nhất 1GPM giải phóng ra vào khoảng áp suất 12+PSI1 Cho bài kiểm tra lên tới 160Hp cần ít nhất 8GPM giải phóng ra vào khoảng áp suất 15+PSI2 Cho bài kiểm tra lên tới 200Hp - 16 - cần ít nhất 10GPM giải phóng ra vào khoảng áp suất 18+PSI3 Cho bài kiểm tra lên tới 400Hp cần ít nhất 20GPM giải phóng ra vào khoảng áp suất 30+PSI4 Nối ống cấp nước tới van tải, van tải nối tới phanh, mở nguồn cấp nước chính, mở hoàn toàn van tải Dynomite, đọc số đo áp suất động lực trên đồng hồ van tải với động cơ 200HP yêu cầu khoảng 8PSI và động cơ >250HP yêu cầu 15PSI. Với ống mềm kích cỡ nhỏ không đủ cấp nước cho động cơ công suất lớn. Áp suất tĩnh cao (60PSI + khi van tải đóng) tạo tác động lớn cho van tải ở mức độ công suất thấp, áp suất cấp nước dao động rất khó để giữ RPM vận hành ổn định, có thể cải thiện bằng việc sử dụng van giảm áp dòng chảy lớn, để điều chỉnh áp suất nước ở giai đoạn chuẩn bị (khoảng 30PSI). Nếu nhiệt độ nước xả vượt quá 1800 F, phải điều chỉnh lượng nước cần cấp (điều chỉnh qua bộ phanh). Việc điều chỉnh phải đạt tới giới hạn hút thu công suất của phanh, nếu không khả năng tải một động cơ ở số vòng quay thấp, sẽ vượt quá giới hạn momen của phanh (tại số vòng quay đó). Kết nối Dynomite để việc cung cấp nước dễ dàng . Di chuyển động cơ tới vị trí thử nghiệm, tháp làm lạnh và van điều khiển tải vào địa điểm kiểm nghiệm riêng biệt. Nếu bạn dịch chuyển hay thay đổi lắp đặt thông thường (lắp đặt nhanh hơn), xác định độ dài của ống yêu cầu để chạy từ nguồn cấp nước tới van tải của Dynomite trong khi vẫn đảm bảo không cản trở ở lưu lượng cao. Thiết bị hút thu được lắp với cụm ống không gỉ có đường kính phù hợp. Sử dụng nó chạy từ lối ra van tải đến lối vào (rộng nhất) gần tâm của bộ hút thu. Một hoặc hai ống nối (không gỉ) được cung cấp trên lộ trình thoát nước thải từ cửa van thoát đến một ống phù hợp, hố nước thải hay vùng chứa nước thải. - 17 - Ống dẫn của thiết bị hút thu gồm một gíclơ bằng đồng để điều chỉnh lưu lượng. Giclơ được lắp đặt tỉ lệ với tải của thiết bị hút thu (quá nhanh nó sẽ phản ứng lại để đóng van tải), có thể thay đổi kích cỡ giclơ phù hợp nhất thiết bị hút thu theo từng loại động cơ kiểm tra. Trước khi vận hành Dynomite lần đầu, kiểm tra việc cấp nước đầy đủ, kiểm tra nhánh áp suất tĩnh tại và áp suất động học của nước. Kết nối nguồn cấp nước của hệ thống nước tới lối vào van tải của Dynomite. Ống lối ra của van tải sẽ không được gắn vào bộ thu công suất trong khoảng thời gian kiểm tra này . Bật nguồn cấp nước chính nhưng không mở van tải, chú ý chỉ số trên đồng hồ van tải, khi không có nước lưu thông qua, nó hiển thị áp suất tĩnh tại. Mở van tải hoàn toàn, xem một chỉ số khác trên đồng hồ van tải khi lưu lượng nước là đầy, nó hiển thị áp suất động học. Đặc trưng của áp suất động học tối thiểu phải đủ đáp ứng cho việc điều khiển tải và đảm bảo nhiệt độ bộ hút thu công suất. Ống mềm 1” không thể cấp đủ nước cho động cơ 200HP+ nếu ống đó chỉ cung cấp bằng ½” ống đồng vận hành và van cửa vòi nước được thu hẹp. Nếu đạt tới gần mức độ thiếu nước có thể thực hiện các điều chỉnh sau: - Tăng đường kính trong ống cung cấp nước. - Thay thế bất kỳ ngưỡng vòi van với cổng van lưu lượng cao hơn - Bơm từ hệ thống chứa nước tới van chính với ống 1” đến 2” đồng với van lưu lượng cao. Những thay đổi đó sẽ thường xuyên tạo ra sự gia tăng áp suất động học có thể đạt được thậm chí với một bơm y hệt như vậy. 1.4.2. Hiệu chỉnh và cài đặt Bật máy tính Dynomite bằng việc nhấn nút ON/OFF. LCD sẽ thông báo một vài dữ liệu thực trên màn hình hiển thị . - 18 - Trong suốt quá trình hiệu chỉnh-cài đặt, bốn phím của máy tính được sử dụng để dịch chuyển thư mục, nhập dữ liệu cài đặt trong các quá trình. Nhấn “CAL” đi đến bước kế tiếp, nhấn “Print” để quay lại cài đặt, trong khi nhấn “Test” để bỏ qua cài đặt. Đôi lúc đồng thời nhấn “CAL” để gia tăng tốc độ hiệu chuẩn. Từ màn hình dữ liệu thờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật sử dụng phanh thủy lực DYNOmite 13 Dual Rotor.pdf