Đề tài Nghiên cứu đề xuất hạ giá từng bước Việt Nam đồng để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2

1.1 TỶ GIÁ 2

1.1.1 Khái Niệm: 2

1.1.2 Vai Trò Của Tỉ Giá: 2

1.1.3 Quá Trình Hình Thành Của Tỉ Giá: 3

1.1.3.1 Tỉ Giá Ngang Giá Vàng Trong Chế Độ Bản Vị Vàng: 3

1.1.3.2 Tỷ Giá Hối Đoái Trong Chế Độ Tiền Tệ Bretton Woods: 4

1.1.3.3 Tỉ Giá Hối Đoái Sau Chế Độ Tiền Tệ Bretton Woods: 5

1.1.4 Các Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái: 6

1.1.4.1 Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Cố Định. 6

1.1.4.2 Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Thả Nổi Tự Do. 6

1.1.4.3 Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Hỗn Hợp Giữa Cố Định Và Thả Nổi. 7

1.1.4.3.1 Hệ Thống Dãi Băng Tỷ Giá . 7

1.1.4.3.2 Hệ Thống Tỷ Giá Con Rắn Tiền Tệ . 9

1.1.4.3.3 Hệ Thống Tỷ Giá Thả Nổi Có Quản Lý . 11

1.1.4.3.4 Chế Độ Tỷ Giá Chuẩn Tiền Tệ: 11

1.1.5 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tỉ Giá 11

1.1.5.1 Cung Cầu Về Ngoại Tệ: 11

1.1.5.2 Tỷ Lệ Lạm Phát Tương Đối: 12

1.1.5.3 Lãi Suất Tương Đối: 12

1.1.5.4 Lãi Suất Thực: 12

1.1.5.5 Thu Nhập Tương Đối: 13

1.1.5.6 Kiểm Soát Của Chính Phủ: 13

1.1.5.7 Kỳ Vọng: 14

PHẦN II. QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM: 15

1.2 Lãi Suất ở Thời Kỳ Thực Thi Cơ Chế Quản Lý Nền Kinh Tế Theo Phương Thức Quản Lý Kế Hoạch Hóa Tập Trung (Trước Năm 1988): 15

1.2.1 Lãi Suất Thời Kỳ Nền Kinh Tế Bắt Đầu Chuyển Sang Nền Kinh Tế Thị Trường Phát Triển Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Có Sự Quản Lý Của Nhà Nước (Từ Năm 1988 Đến Nay). 15

1.2.1.1 Cơ Chế Thực Thi Chính Sách Lãi Suất Cố Định (1989-5.1992): 16

1.2.1.2 Cơ Chế Điều Hành Khung Lãi Suất (6.1992-1995): 16

1.2.1.3 Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Trần (1996-7.2000): 16

1.2.1.4 Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Cơ Bản Kèm Biên Độ (8.2000-5.2002): 17

1.2.1.5 Cơ Chế Lãi Suất Thỏa Thuận (6.2002 – Nay): 17

1.3 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 17

1.3.1 Thời Kỳ Từ Sau Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính – Tiền Tệ Khu Vực Đến Trước Khi Việt Nam Gia Nhập WTO ( 1999 -2006): 17

1.3.1.1 Diễn Biến Tỷ Giá USD/VND Trong Giai Đoạn Này: 17

1.3.1.2 Tác Động Của Tỷ Giá Đến Phát Triển Kinh Tế Việt Nam: 24

1.3.2 Thời Kỳ Từ Tháng 11/2006 – Nay (Từ Khi Gia Nhập WTO ). 30

1.3.2.1 Các Giai Đoạn Nới Rộng Biên Độ Dao Động Tỷ Giá: 30

1.3.2.2 Tác Động Của Tỷ Giá Đến Phát Triển Kinh Tế Việt Nam (Giai Đoạn Từ Khi Việt Nam Gia Nhập WTO): 49

1.4 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 57

1.4.1 Những Thành Quả Đạt Được. 57

1.4.2 Những Tồn Tại Của Chính Sách Tỷ Giá Hối Đoái ở Việt Nam Hiện Nay. 59

1.4.2.1 Việc Xác Định Tỷ Giá Chưa Thích ứng Với Cung Cầu Ngoại Tệ 59

1.4.2.2 Hoạt Động Dự Báo Tỷ Giá Hầu Như Không Tồn Tại 60

1.4.2.3 Thụ Trường Chợ Đen Vẫn Tồn Tại Ngoài Tầm Kiểm Soát Của Chính Phủ. 62

1.4.3 Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại. 62

1.5 BÁO CÁO HARVARD: 62

1.5.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhóm Nghiên Cứu Harvard 62

1.5.2 Mục Đích Ra Đời CỦa Bản Báo Cáo Havard: 63

1.5.3 NỘi Dung Chính Của Bản Báo Cáo Harvard: 63

1.5.3.1 Năm Nội Dung Chính Của Bản Báo Cáo Havard: 63

1.5.3.2 Nội Dung Chính Của Bản Báo Cáo Số 4: 65

1.6 KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: 67

1.6.1 Kinh Nghiệm Của Trung Quốc: 67

1.6.1.1 Thực Tiễn Điều Hành Chính Sách Tỷ Giá Của Trung Quốc Trong Quá Trình Cải Cách Và Chuyển Đổi Nền Kinh Tế. 69

1.6.1.2 Tại Sao Trung Quốc Lại Thành Công Trong Việc Điều Hành Chính Sách Tỷ Giá 80

1.6.1.3 Một Số Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Điều H Ành Chính Sách Tỷ Giá Của Trung Quốc. 85

1.6.2 Kinh Nghiệm Điều Hành Tỷ Giá ở Thái Lan. 89

1.6.3 Kinh Nghiệm Điều Hành Tỷ Giá ở Malaysia. 93

PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN TRANH LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 97

1.7 Ý KIẾN TÁN ĐỒNG VIỆC PHÁ GIÁ VND 97

1.8 Ý KIẾN KHÔNG TÁN ĐỒNG VIỆC PHÁ GIÁ VND 99

1.9 Ý KIẾN CỦA CHÍNH PHỦ 100

1.10 Ý KIẾN CỦA NHÓM THUYẾT TRÌNH 100

PHẦN KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất hạ giá từng bước Việt Nam đồng để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
08 diễn biến phức tạp, đã có thời điểm cung cầu ngoại tệ tại nước ta mất cân đối.Vì thế, việc điều hành tỷ giá tương đối linh hoạt sẽ giúp các ngân hàng thương mại và tổ chức kinh tế thích ứng tốt hơn với biến động trên thị trường quốc tế Qua đợt chống lạm phát mạnh cùng với sự suy giảm của nền kinh tế thế giới thì có những vấn đề trì trệ phát sinh như giá bán bị giảm sút, thị trường tiêu thụ giảm đi…, tác động đến xuất nhập khẩu của mình rất lớn.việc nới biên độ có thể để tỷ giá tăng cao hơn , từ đó tạo điều kiện kích thích xuất khẩu, giảm được nhập khẩu và tiến tới hạn chế được nhập siêu. Nói cách khác việc tăng biên độ tỷ giá giúp tăng xuất khẩu để hạn chế nhập siêu. Trong thời gian này, đồng đô la Mỹ liên tục giảm giá vì nhiều lí do. Chính vì thế, đồng đô la Mỹ đã rẻ đi rất nhiều so với đồng tiền Việt. Tuy nhiên tỷ giá của chúng ta vẫn chưa phản ánh hết được điều này. So với mức giảm thực tế của giá trị đồng đô la Mỹ thì mức giảm của tỷ giá USD/VND chậm hơn khá nhiều. Nguyên nhân là do, chúng ta duy trì tỷ giá hối đoái cố định với biên độ dao động khá nhỏ. Trước tình hình hiện nay, giá đồng đô la xuống quá thấp vì nhiều lý do nhưng tỷ giá USD/VND tại nước ta vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do, chúng ta duy trì tỷ giá hối đóai cố định với biên độ dao động khá nhỏ. Điều này gây trở ngại cho nhập khẩu. Khi nới rộng biên độ của tỷ giá hối đoái, giá trị đồng tiền Việt sẽ được điều chỉnh gần với giá trị thực hơn, và chắc chắn là sẽ tăng giá hơn nữa so với đồng đô la. Điều này giúp hạn chế được tình hình "nhập khẩu lạm phát" và cả lạm phát vì đồng tiền mất giá ở trong nước. Hình 2.13: Biều đồ tỷ giá USD/VND so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ không có tác dụng tích cực trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định hoặc dao động trong biên độ nhỏ. Trong thời gian này, chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất trong nước tăng lên, luồng vốn nước ngoài vì thế sẽ đổ vào làm cho đồng nội tệ lên giá. Nếu muốn tỷ giá hối đoái không đổi, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải mua đô la vào. Điều này sẽ làm tăng cung tiền và khiến lãi suất giảm trở lại. Nếu muốn chính sách này có tác dụng, tỷ giá phải thả nổi hoặc có biên độ dao động lớn. Một nguyên nhân quan trọng khác khiến Ngân hàng Nhà nước phải nới rộng biên độ của tỷ giá hối đoái là để điều chỉnh hoạt động mua bán đô la Mỹ trên thị trường. Trong khi các Ngân hàng thương mại đang ngần ngại trước việc mua vào USD, một sự nới rộng hơn nữa biên độ của tỷ giá sẽ khiến các ngân hàng có được tự do hơn trong việc định giá đồng tiền này tuỳ theo diễn biến của thị trường. Hơn nữa mức giá mua vào của Ngân hàng thương mại sẽ không quá chênh lệch so với trên thị trường, làm giảm động cơ đầu cơ của một số người, thu gom đô la với giá rẻ rồi bán lại cho Ngân hàng để hưởng chênh lệch. Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối. Cũng do nước Mỹ đang cận kề bên bờ vực suy thoái Nhiều quốc gia khác cũng đang tăng giá đồng nội tệ để kiềm chế lạm phát. Nhưng hầu như chẳng có quốc gia nào trong số này lại phụ thuộc nhiều vào USD trong quá trình phát triển kinh tế như Việt Nam. Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt hơn đòi hỏi các ngân hàng và thành viên tham gia thị trường ngoại hối nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều ngân hàng thương mại nhận định việc nới rộng biên độ tỷ giá giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc đưa ra một tỷ giá linh hoạt hằng ngày Tóm lại, việc nới rộng biên độ của tỷ giá hối đoái trong điều kiện hiện nay là cần thiết Tác Động Của Tỷ Giá Đến Phát Triển Kinh Tế Việt Nam (Giai Đoạn Từ Khi Việt Nam Gia Nhập WTO): Từ ngày 07/11/2006, Việt nam được kết nạp vào WTO, một biểu hiện rõ nét nhất ngay sau khi hội nhập, đó là dòng vốn nước ngoài chảy vào nhiều, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng như hầu hết các nước khi mở cửa, Việt Nam có sự lựa chọn để đổi mới mình cho phù hợp với các nước khi hội nhập. Nhất là với chính sách điều hành tỷ giá hối đoái, cần có sự lựa chọn thật hợp lý để kinh tế đất nước không đi chệch hướng phát triển đã được định ra. Chính vì thế, ngày 31/12/2006, NHNN Việt Nam đã nâng biên độ giao dịch tỷ giá lên 0,5% so với 0,25% trước đây, đồng thời thực hiện điều hành chính sách tỷ giá theo hướng VND yếu so với USD từ 1% - 2% nhằm thực hiện điều hành chính sách tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, kiềm chế lạm phát. Vì vậy từ sau lần điều chỉnh tỷ giá lên 0,5% (ngày 31/12/2006), NHNN đã có 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên tiếp đó là từ 0,5% lên 0,75% ngày 24/12/2007; từ 0,75% lên 1% vào ngày 10/3/2008 và từ 1% lên 2% vào ngày 26/6/2008. Bên cạnh đó, để kiềm chế lạm phát, NHNN đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ áp dụng cho tất cả các NHTM như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và yêu cầu ngân hàng mua trái phiếu bắt buộc nhằm hạn chế nguồn cung tiền và giảm tốc độ tăng giá của các mặt hàng. Sự điều chỉnh trên của Ngân hàng Nhà nước cần được đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế và sự đồng bộ của những điều chỉnh chính sách tiền tệ gần đây. Những chính sách này đã đem lại kết quả cho nền kinh tế như sau: Bảng 2.9 : Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam từ 2006 – 2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 (9tháng đầu năm) Tốc độ tăng GDP (%) 8.2 8.5 6.52 Lạm phát (%) 6.6 12.7 27.9 FDI (tỷ USD) 10.2 21.3 57 Cán cân thương mại (% GDP) -8.8 -17.5 -17 Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP) -0.3 -9.85 -7.4 Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) 11.5 21.9 22.3 Nguồn: NHNN, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng Cục Thống Kê, tổng hợp từ Internet. Hình 2.14 & 2.15: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam từ 2006 – 2008 Ngay từ đầu năm 2007, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ dao động, nhưng tỷ giá USD/VND vẫn giảm, ngay những tháng đầu năm, tỷ giá giảm 0,33%. Tỷ giá giao dịch ở các NHTM cũng như ở thị trường tự do đều thấp hơn tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước công bố. Khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức cao, tỷ giá giảm, đồng Việt Nam có xu hướng lên giá đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) năm 2007 đạt mức kỷ lục 21,3 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2008 đạt mức 31,6 tỷ USD vượt xa mốc 21,3 tỷ USD của cả năm 2007. Dự trữ ngoại tệ 09 tháng đầu năm 2008 đạt 22,3 tỷ USD đạt hơn 20 tuần nhập khẩu. Nhưng cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai thâm hụt và mức lạm phát tương đối lớn là 27,9 %. Dòng vốn nước ngoài vào với quy mô lớn cũng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi đến tình hình kinh tế vĩ mô, làm tăng tổng phương tiện thanh toán, gây sức ép lạm phát, cho dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện các nghiệp vụ trung hoà. Với chế độ được quản lí, Ngân hàng Trung ương (NHTW) thường can thiệp trên thị trường ngoại hối để tránh áp lực tăng giá nội tệ khi luồng vốn vào nhiều. Kết quả là dự trữ ngoại hối gia tăng và tăng tổng phương tiện thanh toán, gây sức ép lạm phát. Mặc dù đã tiến hành can thiệp trung hoà qua kênh nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc, tổng phương tiện thanh toán vẫn tăng mạnh ở Việt Nam. Dòng vốn vào tăng đột biến trong năm 2007 đã làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng 36,9%. NHNN đã tung ra 105 nghìn tỉ đồng để mua vào 6,5 tỉ USD làm dự trữ ngoại tệ, sau đó lại tung thêm 40 nghìn tỉ đồng để mua thêm 2,5 tỉ USD. Như vậy, tổng số tiền tung ra mua 9 tỉ USD là 145 nghìn tỉ đồng. Thông qua nghiệp vụ can thiệp trung hoà, NHNN thu hồi về 90 nghìn tỉ đồng, như vậy, số tiền phát hành thêm cho thị trường để mua ngoại tệ là 55 nghìn tỉ đồng, tăng 34,6% so với cuối năm 2006 (55 nghìn tỉ đồng/159 nghìn tỉ đồng). Đồng thời, dòng vốn vào nhiều tạo áp lực tăng giá nội tệ, tăng thâm hụt cán cân thương mại. Thông thường, khi có một luồng vốn lớn đổ vào một quốc gia (cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp), điều dễ nhận thấy trước tiên là lãi suất huy động vốn dài hạn trong nước sẽ giảm và chi tiêu đầu tư sẽ tăng. Chi tiêu đầu tư tăng có nghĩa là nhu cầu về nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư tăng. Mặt khác, khi một lượng ngoại tệ lớn được đổ vào, nó sẽ tác động đến quan hệ cung cầu của đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối: cầu về nội tệ lớn hơn cung, do đó, tỉ giá hối đoái danh nghĩa sẽ giảm. Hiển nhiên, khi nội tệ lên giá (tỉ giá danh nghĩa giảm), các ngành sản xuất xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, hay nói cách khác, sẽ tác động đến việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế theo hướng tập trung vào khu vực sản xuất cho tiêu dùng trong nước nhiều hơn cho xuất khẩu. Trong khi đó, sự tăng giá của nội tệ sẽ làm cho hàng hoá nhập khẩu rẻ tương đối so với hàng hoá trong nước và như vậy, xu hướng tiêu dùng sẽ chuyển dịch từ các hàng hoá phi thương mại sang các hàng hoá thương mại. Tất cả những tác động này đều dẫn đến một kết quả là nhập khẩu sẽ tăng mạnh so với xuất khẩu và thâm hụt cán cân thương mại ngày càng nặng nề. Bên cạnh đó, với chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí, đồng nội tệ chịu áp lực tăng giá do luồng vốn vào nhiều sẽ tạo thêm áp lực lạm phát như đã đề cập nếu như can thiệp trung hoà của NHTW không hoàn hảo, và khi đó, tỷ giá thực sẽ giảm (nội tệ lên giá thực). Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007, VND đã giảm giá danh nghĩa khoảng 14% so với USD do Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh đồng USD đang giảm giá so với các ngoại tệ mạnh và các dòng vốn lớn đang vào Việt Nam làm phức tạp thêm nỗ lực ngăn cản VND lên giá. Từ tháng 10/2007 đến 04/04/2008, nhất là sau khi NHNN nới lỏng biên độ dao động tỷ giá từ 0,75% lên 1%, tỷ giá danh nghĩa USD/VND giảm khoảng 1,2% (VND lên giá), tỷ giá ngày 04/04/2008 là 1USD=15.960 VND. Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2008 đạt 23,39 tỷ USD tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong khi 5 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu đạt 37,81 tỷ USD, tăng 67,0% so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, 5 tháng đầu năm 2008, nhập siêu đạt mức quá cao (14,4 tỷ USD), cao hơn mức nhập siêu cả năm 2007 (14 tỷ USD). Cán cân thương mại và vãng lai những tháng đầu năm 2008 tiếp tục xấu, trong khi khả năng tài trợ các khoản thâm hụt đó trở nên thiếu bền vững hơn. Sau hơn một năm vào WTO, kinh tế Việt Nam, trước hết là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi diễn biến hoạt động tài chính - tiền tệ thế giới do sự thay đổi lãi suất các đồng ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, sự mất giá của đồng USD. Việc tự do hoá dòng vốn nước ngoài gây đột biến nguồn ngoại tệ đổ vào Việt Nam trong thời gian ngắn khiến tỷ giá hối đoái USD/VND biến động theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Việc tiền đồng tăng giá so với USD kéo dài đã thấm vào các doanh nghiệp, trong khi các nhà xuất khẩu đứng ngồi không yên thì các nhà nhập khẩu nguyên liệu làm hàng bán nội địa lại thắng to. Có doanh nghiệp nhập khẩu cho biết đầu tháng vay USD của ngân hàng để nhập nguyên liệu được tính tỷ giá 16.243 đồng/USD, cuối tháng, doanh nghiệp mua USD để trả nợ vay chỉ với tỷ giá 16.015 đồng/USD, nhờ tỷ giá giảm doanh nghiệp được lãi. Trong khi đó, có doanh nghiệp xuất khẩu thu về 100.000 USD, nếu doanh nghiệp thu tiền xuất khẩu trong tháng 8/2007 thì sẽ được chuyển ra VND với tỷ giá 16.245 đồng/USD, nhưng xuất khẩu tại thời điểm tháng 1/2008 thì chỉ còn 15.599 đồng/USD, doanh nghiệp sẽ thất thu 26 triệu đồng. Vậy phải chăng tỷ giá hối đoái USD/VND đã góp phần khiến nhập siêu lớn. Các DN nếu không năng động nhận biết các phương thức thanh toán do biến động các đồng ngoại tệ mạnh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả xuất nhập khẩu. Với những điều chỉnh về chính sách tiền tệ, không phải là nới lỏng tín dụng hay hạ điều kiện tín dụng mà chỉ đạo ngân hàng tập trung đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những dự án có hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước đã kiểm sóat được vấn đề lạm phát, qua đó cho thấy quyết tâm của chính phủ trong việc điều tiết thị trường, hỗ trợ kinh tế phát triển. Nhưng nếu để kéo dài nữa chính sách tiền tệ như trước đó thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống. Hình 2.16: Biểu đồ CPI qua các năm 2006, 2007, 2008 Nới biên độ rộng hơn đi cùng với khả năng có những biến động mạnh hơn, rủi ro lớn hơn. Từ đó đòi hỏi ngân hàng, doanh nghiệp phải năng động hơn để thích ứng với sự mở rộng đó, với mặt trái của nó. Khi tỷ giá tăng, chi phí nhập khẩu đắt hơn sẽ tác động vào giá tiêu dùng, nguyên liệu đầu vào..., nhất là khi Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu. Điều đó làm cho lạm phát trong nước tăng nhưng chỉ tăng thêm 1% . Chính phủ chấp nhận việc tăng lạm phát có thể chấp nhận được trong giai đoạn này để khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng như dệt may, nông sản, thủy sản…, liên quan đến dân sinh. Một trong tám biện pháp mà Chính phủ đặt ra là ổn định dân sinh Chính sách VND yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời lại góp phần “nhập khẩu lạm phát “vào Việt Nam. Lí do là sản xuất tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, máy móc…Sự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VND là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo. Chi phí đầu vào trong sản xuất tăng cao, lượng cung tiền lớn do vậy lạm phát phi mã là không tránh khỏi. Việc điều chỉnh biên độ tỷ giá lên +/-5% giữa đồng USD/VND sẽ góp phần tăng cường khả năng điều chỉnh linh hoạt của nền kinh tế, bám sát và phản ánh một cách sát thực hơn diễn biến, yêu cầu của thị trường ngoại tệ Kịp thời có các hoạt động điều tiết khối lượng USD trong giao dịch ngoại tệ, đồng thời, tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong cả năm 2009. Cùng với chủ trương phát hành 300 triệu USD trái phiếu, việc nới rộng biên độ tỷ giá sẽ có tác dụng giảm giá VND so với USD, qua đó giúp hạ giá thành hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang làm suy giảm sức mua của các thị trường này, việc tạo điều kiện hạ giá hàng xuất khẩu sẽ góp phần cải thiện tình hình xuất khẩu của Việt Nam. Với thực trạng về mức độ phát triển kinh tế như hiện nay thì cơ chế điều hành tỷ giá khống chế biên độ như hiện nay là hợp lý. Chính vì vậy, trong lựa chọn chính sách vĩ mô để kiểm soát lạm phát cần hướng tới việc kiểm soát dòng vốn vào sẽ hiệu quả hơn thông qua công cụ tỷ giá. Đồng thời, thực hiện đồng loạt các biện pháp khác để kiềm chế lạm phát, như thắt chặt tiền tệ thông qua kiềm chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế chi tiêu công, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư... Hình 2.17: Lãi suất Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến 2009 Tuy nhiên, để chính sách tỷ giá hỗ trợ tích cực cho chính sách tiền tệ đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát trong trung hạn, thì phải từng bước tạo ra sự linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành tỷ giá. Đánh giá chính sách tỶ giá hỐi đoái cỦa ViỆt Nam trong thỜi gian qua. Những Thành Quả Đạt Được. Sau năm 1989, với việc thực hiện một chế độ tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo sát thị trường thì chính sách tỷ giá hối đoái mặt sau đã có tác động tích cực đến hoạt động của nền kinh tế nước ta. Những tác động tích cực đó thể hiện ở một số mặt sau: Chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường với sự can thiệp của Nhà nước đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập quân dân tăng nhanh, lạm phát bị kìm chế, tăng khả năng cạnh tranh của hang xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhờ có chính sách tỷ giá hối đoái khá phù hợp nên cán cân thương mại và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có chiều hướng thay đổi tốt, xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu, cán cân thương mại được cải thiện. Việc ổn định giá trị đồng tiền, cùng với sự cởi mở trong điều lệ quản lý ngoại hối và trong luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài khá nhanh trong thời gian qua. Điều này dẫn đến tạo ra nhiều công ăn việc làm, đổi mới công nghệ, tăng khả năng xuất khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách. Việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái theo đúng qui luật khách quan của thị trường cũng dẫn đến xu hướng Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ phát huy tác dụng và các thị trường liên ngân hàng phát triển. Với chính sách tỷ giá phù hợp với quy luật cung cầu thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong cân đối nhu cầu ngoại tệ. Bên cạnh đó Nhà nước vẫn kiểm soát các nguồn thu ngoại tệ chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Do đó NN vẫn đảm bảo việc kiểm soát có hiệu quả TGHĐ và góp phần tăng nguồn dự trữ ngoại tệ phục vụ đắc lực cho công việc đổi mới và phát triển kinh tế. Cuối cùng với cơ chế điều hành tỷ giá mới mềm dẻo, linh hoạt hơn, ít mang tính áp đặt hơn, dựa vào công cụ kinh tế là chính nhưng không buông lỏng, thả nổi tỷ giá một cách tùy tiện, phù hợp với thông lệ quốc tế đã dần dần đưa nền kinh tế, tài chính, tiền tệ nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tóm lại: So với cơ chế trước đây thì cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay là một bước chuyển đổi khá căn bản về phương thức điều hành. Xét về nội dung, phương thức thì cơ chề điều hành tỷ giá hiện nay là sự chuyển đổi cơ chế tỷ giá cố định do NHNN qui định và chỉ được điều chỉnh giật cục trong những tình huống hết sức cấp thiết sang một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, phản ứng nhạy bén hơn với cung cầu thị trường nhưng vẫn được quản lý khá chặt chẽ. Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay đã làm cho thị trường ngoại tệ của Việt Nam sôi động lên với doanh số giao dịch cao trên cả thị trường liên ngân hàng (giao dịch giữa các ngân hàng) và thị trường ngoại tệ nói chung (giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng). Lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường đã tăng lên đáng kể, mức cung ngoại tệ dồi dào và đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng luôn bám sát tỷ giá của thị trường chính thức. Lòng tin đối với đồng Việt Nam đã được nâng cao. Thị trường ngoại tệ trong nước đã được ổn định và chính mối tương quan giữa cung và cầu ngoại tệ đã thức sự quyết định mức tỷ giá, tạo nên tính ổn định của thị trường. Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay là một bước tiến tích cực, góp phần quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nó là một tất yếu, khách quan trong quá trình đổi mới đất nước. Những Tồn Tại Của Chính Sách Tỷ Giá Hối Đoái ở Việt Nam Hiện Nay. Mặc dù chính sách tỷ giá hối đoái đã được đổi mới và đã tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại Tính cứng nhắc kém hiệu quả của cơ chế tỷ giá, điều này thể hiện ở giai đoạn đầu năm 1999 – 2000, Ngân hàng Nhà nước còn qui định quá chi tiết các mức biên độ và biên độ quá hẹp, được coi là can thiệp quá sâu vào việc kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, tuy thời gian gần đây biên độ đã được nới rộng liên tục ra từ + 1% , 2% , 3% rồi 5% từ tháng 3/2008 đến cuối tháng 12/2008. Việc Xác Định Tỷ Giá Chưa Thích ứng Với Cung Cầu Ngoại Tệ Cung cầu ngoại tệ đóng vai trò quyết định đến những biến động của tỷ giá hối đoái đặc biệt đối với nước đang phát triển kinh tế như Việt Nam, khi mà VNĐ chưa có giá trị chuyển đổi và tương đối yếu trên thị trường trong và ngoài nước. Do Nhà nước chưa nắm chắc và tác động tốt đến các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá nên dẫn đến sự xác định tỷ giá vẫn còn chưa thích ứng với cung cầu ngoại tệ. Tính cố định của tỷ giá danh nghĩa. Hiện nay tỷ giá danh nghĩa thể hiện ở việc Nhà nước quy định tỷ giá chính thức vẫn còn cách xa với tỷ giá thực tế trên thị trường. Bên cạnh đó, trong xu hướng các đồng tiền các nước trong khu vực bị mất giá do khủng hoảng kinh tế nhưng tỷ giá VNĐ vẫn khá cố định và giá trị VNĐ có chiều hướng tăng tương đối so với các đồng tiền chuyển đổi khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, và không đảm bảo trạng thái cân bằng đối nội, đối ngoại. Do đó sẽ tồn tại tình trạng đô la hóa các quan hệ kinh tế và đầu cơ ngoại tệ. Chính sách tỷ giá vẫn còn mang dấu ấn của chính sách đa tỷ giá. Thật vậy, hiện nay vẫn tồn tại sự chênh lệch giữa tỷ giá bình quân liên ngân hàng do nhà nước công bố và tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do. Từ đó gây xáo trộn không nhỏ đến thị trường ngoại tệ. Chính sách quản lý ngoại hối còn lỏng lẻo do nhà nước chưa kiểm soát, quản lý chặt chẽ và hiệu quả các luồng ngoại tệ vào ra trong nước. Ngân hàng chưa có các biện pháp hữu hiệu để quản lý, thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng.Do đó dẫn đến việc sử dụng lãng phí, kém hiệu quả các nguồn vốn ngoại tệ ở một số địa phương. Bên cạnh đó do tỷ giá tương đối ổn định nên thị trường chợ đen về ngoại tệ có xu hướng phát triển trong khi đó những cơ quan được phép kinh doanh ngoại tệ lại không thu hút được ngoại tệ bằng cách mua bán trực tiếp v à thường xuyên. Do vậy mà cung cầu ngoại tệ chưa được điều tiết một cách thỏa đáng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu khá lớn. Hoạt Động Dự Báo Tỷ Giá Hầu Như Không Tồn Tại Trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, tất cả các thiết chế của nền kinh tế thị trường đều ở giai đoạn phôi thai ở nước ta. Sự thiếu vắng hoạt động dự báo tỷ giá là điều không tránh khỏi. Việc sử dụng các công cụ hành chính để điều hành chính sách tỷ giá ngày càng chứng tỏ không còn phù hợp nữa trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, hệ thống thông tin thống kế các chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế thị trường không kịp thời, lại mang tính bảo mật quá cao, ít được công bố một cách công khai, đã tạo nên tâm lý băn khoăn, thiếu tự tin trên thị trường nói chung và tại thị trường ngoại hối nói riêng. Hiện tượng đầu cơ ngoại tệ có nguồn gốc sâu xa là sự lo lắng thái quá về tình trạng thâm hụt trên cán cân vãng lai, mà thực ra nhờ bù đắp từ cán cân tài khoản vốn, cán cân thanh thanh toán nói chung vẫn cân đối được. Không tồn tại hoạt động dự báo tỷ giá còn tác động đến cả chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá. Ngân hàng hầu như chỉ quản lý tỷ giá giữa USD và VNĐ, còn tỷ giá giữa các ngoại tệ khác với VNĐ hầu như thả nổi. Do đó, qua các NHTM nước ta phải sử dụng phương thức mua ngoại tệ không phải là USD rồi chuyển đổi qua USD. Kể cả các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu từ USD cũng chuyển đổi qua các đồng tiền khác như JPY, EUR…để giao dịch tránh sự quản lý của ngân hàng nhà nước về tỷ giá VNĐ/USD. Hoạt động chuyển đổi tiền tệ như thế không những đòi hỏi đến những dự báo về tỷ giá trung và dài hạn mà quan trọng hơn là các dự báo ngắn hạn, thường có hiệu lực trong một vài ngày. Kiểu phân tích như thế gọi là phân tích kỹ thuật được thế giới áp dụng khá phổ biến. Việc phân tích kỹ thuật dựa trên các mô hình tỷ giá biến động theo quy luật lặp đi lặp lại có ý nghĩa rất lớn, giúp hạn chế được rủi ro về tỷ giá hối đoái. Riêng ở Việt Nam công tác tỷ giá ít được quan tâm. Ở các nước kinh tế phát triển họ thành lập các công ty kinh doanh về lĩnh vực thông tin dự báo này. Tạp chí International Reports xuất bản ở Mỹ, bản tin Future Trend xuất bản ở Thũy Sĩ hoặc bản tin trên mạng Reuters của Trendsetter tại HongKong là những dẫn chứng. Họ có một đối tượng khách hàng đông đảo rất cần phân tích và dự báo tỷ giá hối đoái như là một chất kích thích cho kinh doanh ngoại hối. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tr ên thị trường như: kỳ hạn (forward), tương lai (future), hoán đổi tiền tệ (swap) chưa được linh hoạt. Tỷ giá các giao dịch này con mang tính áp đặt chủ quan. Thụ Trường Chợ Đen Vẫn Tồn Tại Ngoài Tầm Kiểm Soát Của Chính Phủ. Vì USD là một ngoại tệ mạnh, chiếm vị trí qua n trọng trong chi trả, dự trữ, các giao dịch bất động sản và đặc biệt là hoạt động buôn lậu…Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, làm phương hại đến chủ quyền quốc gia về tiền tệ. Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại. Thị trường ngoại hối Việt nam chưa thực sự phát triển, các giao dịch hối đoái chủ yến vẫn là giao ngay (spot) đơn thuần, khối lượng giao dịch ngoại tệ chưa cao. Các giao dịch kỳ hạn để phòng chống rủi ro tỷ giá chưa phát triển. Chính vì vậy hoạt động dự báo tỷ giá chưa được chú trọng đúng mức. Tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ còn khá phổ biến. Khối lượng ngoại tệ trôi nổi ngoài hệ thống ngân hàng chưa kiểm soát còn rất lớn, Ngân hàng Nhà nước chưa có cơ sở xác định được chính xác số ngoại tệ này. Những điều này gây khó khăn cho Nhà nước trong việc quản lý ngoại tệ, làm lãng phí nguồn ngoại tệ quý báu của quốc gia. Việc đánh giá tình hình cung cầu ngoại tệ rất khó khăn trong khi khả năng can thiệp và phân phối các công cụ chính sách còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, các hệ thống văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, gây khó khăn trong việc cân đối cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế làm cơ sở hoạch định chính sách tỷ giá. Hê thống thanh toán chưa phát triển dẫn đến hiện tượng sự dụng đô la trong thanh toán còn phổ biến, ảnh hưởng khó lường đối với tỷ giá hối đoái BÁO CÁO HARVARD: Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhóm Nghiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (65).doc
Tài liệu liên quan