Đề tài Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn

DANH MỤC HÌNH .vi

DANH MỤC BẢNG .vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.ix

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC

LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ.5

1.1. Những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số .5

1.1.1 Khái niệm về lao động.5

1.1.2. Việc làm và thất nghiệp.8

1. 2 Công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số .10

1.2.1. Chủ trương, định hướng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số.10

1.2.2. Mục đính, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số .11

1.2.3. Khái niệm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số.11

1.2.4 Nội dung công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số .13

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc

thiểu số.16

1.3.1. Chủ trương, chính sách liên quan đến giải quyết việc làm cho dân tộc thiểu số 16

1.3.2 Tổ chức cơ sở đào tạo, trung tâm dạy nghề.16

1.3.3. Chất lượng của lao động dân tộc thiểu số .16

1.3.4. Vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của lao động dân tộc thiểu số .17

1.3.5. Sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, hội đoàn thể.17

1.4. Tổng quan công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số .17

1.4.1. Công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Việt Nam .17

1.4.2. Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu

số.23

1.4.3. Bài học về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số .29

Kết luận chương 1 .30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN

TỘC THIỂU SỐ TỈNH LẠNG SƠN .31

2.1. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.31

pdf126 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y hiệu quả tại hầu hết các địa bàn trong tỉnh trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế Một số dự án đã phát huy tác dụng tốt, cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng của tỉnh và điều kiện sống của nhân dân trong khu vực. Hiện đang triển khai 02 dự án ODA có quy mô khá lớn với tổng mức đầu tư tương đương 1.119,4 tỷ đồng, đó là Hợp phần đầu tư đô thị Đồng Đăng do Ngân hàng 46 Phát triển châu Á (ADB) tài trợ và Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố do Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) tài trợ. Vốn trung ương quản lý: bên cạnh việc huy động các nguồn vốn do địa phương quản lý, nguồn vốn trung ương quản lý được đầu tư trên địa bàn có đóng góp quan trọng trong mục tiêu đầu tư phát triển của tỉnh. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của nguồn vốn này là giao thông, thuỷ lợi, điện và một số dự án công nghiệp lớn như Nhiệt điện Na Dương,... 2.2. Đặc điểm thực trạng xã hội khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được củng cố và duy trì; số học sinh khá giỏi tăng, yếu kém giảm, hạnh kiểm rèn luyện loại khá, tốt tăng so với năm học trước. Thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS tại 11 huyện, thành phố. Đã chuyển đổi 33 trường tiểu học và THCS vùng khó khăn sang loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú. Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được triển khai tích cực trong năm có thêm 10 trường đạt chuẩn quốc gia, đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 104 trường. Các hoạt động văn hoá, thông tin được chú trọng, tập trung tuyên truyền và tổ chức tốt các chương trình, hoạt động văn hoá, nghệ thuật phục vụ các ngày lễ lớn và các lễ hội truyền thống. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được mở rộng, công tác đào tạo và huấn luyện thể thao thành tích cao được chú trọng. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được bảo đảm, trong năm 2016 đã khám cho trên 1.200.000 lượt người, điều trị trên 150.000 lượt bệnh nhân. Công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh được thực hiện chặt chẽ, nhất là cúm A H5N1, H7N9, bệnh Tay-chân- miệng, tiêu chảy cấp và bệnh nguy hiểm khác. Công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì thường xuyên ở 100% số xã, phường, thôn bản. Công tác kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS được triển khai hiệu quả, các đối tượng nhiễm HIV/AIDS đều được tư vấn, chăm sóc, giúp đỡ tái hoà nhập cộng đồng. Hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình tiếp tục được quản lý, hoạt động ổn định. Đã xây dựng, phát sóng được 360 chương trình phát thanh bằng các thứ tiếng 47 Tày, Nùng, Dao; 720 chương trình phát thanh tiếng Việt. Báo Lạng Sơn duy trì phát hành 05số/tuần, với số lượng phát hành mỗi số 6.600 tờ. Việc phát hành Báo Lạng Sơn đến các thôn, bản, khối phố tiếp tục được duy trì thực hiện. Hoạt động bưu chính, viễn thông cơ bản đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Toàn tỉnh hiện có 135 điểm ưu điện văn hoá xã; số xã, phường, thị trấn có báo đến trong ngày phát hành là 214/226 xã. Công tác xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội được tập trung chỉ đạo thực hiện. Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, trợ cấp khó khăn cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, người có công. Giải quyết việc làm mới cho trên 11.800 lao động. Dạy nghề được cho 4.200 người, trong đó dậy nghề nông thôn được 49 lớp với 1.576 học viên. Tỷ lệ qua đào tạo đạt 37%, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 21,01 (Báo cáo UBND tỉnh Lạng Sơn, 2016) 2.3. Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2016. 2.3.1. Thực trạng công tác đào tạo ngành nghề 2.3.1.1 Mạng lưới cơ sở đào tạo Đến năm 2016 toàn tỉnh có 21 cơ sở dậy nghề, trong đó: 01 trường cao đẳng nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, 01 trường trung cấp nghề thuộc Sở Lao động – TBXH tỉnh, 10 trung tâm dậy nghề cấp huyện, 03 trung tâm dậy nghề thuộc đoàn thể, 01 trung tâm dậy nghề tư thục Tùng Linh, 05 cơ sở khác có tham gia hoạt động dậy nghề. Hầu hết cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn mới thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư còn mới và khá hiện đại, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy nghề hầu hết đều sản xuất sau năm 2000 cơ bản đáp ứng được công tác đào tạo nghề tại địa phương, hiện tại đang hoàn thiện hồ sơ thành lập mới 01 Trung tâm dạy nghề thành phố Lạng Sơn. 2.3.3.2 Năng lực đào tạo theo thiết kế của các cơ sở đào tạo Vừa qua Lạng Sơn được Trung ương phân bổ kinh phí thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng, cùng với ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí của các tổ chức... Các cơ sở dạy nghề đều được mở rộng quy mô, nâng cao năng lực đào tạo nghề. Mỗi năm các cơ sở đào tạo nghề đủ năng lực tuyển 48 sinh đào tạo trên 14.000 học viên, cụ thể như sau: - Tuyển sinh đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Nông lâm Đông Bắc đạt 4.000 người/năm (Cao đẳng nghề 500 người; trung cấp nghề 1.500 người; dạy nghề dưới 12 tháng 2.000 người) - Tuyển sinh của Trường Trung cấp nghề Việt- Đức đạt 2.200 HV/năm (đào tạo trung cấp nghề 600 học viên, dạy nghề dưới 12 tháng là 1600 người). - Tuyển sinh của 13 Trung tâm dạy nghề khoảng 6.500 người/năm chủ yếu là dạy nghề thường xuyên dưới 12 tháng cho lao động nông thôn chủ yếu là đồng bào DTTS. - Tuyển sinh của 6 cơ sở có tham gia hoạt động dạy nghề đạt 1.800 người/năm (Sơ cấp nghề khoảng 500 người, dạy nghề dưới 12 tháng khoảng 1.300 người). Hiện tại các Trung tâm dạy nghề cấp huyện đang trong quá trình đầu tư và hoàn thiện do vậy việc tuyền sinh, đào tạo còn hạn chế, chưa phát huy hết quy mô đào tạo. Nhưng với mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề hiện có, bước đầu đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên để đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thi trường lao động đòi hỏi phải tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề. 2.3.1.3 Quy mô, cơ cấu, số lượng, trình độ, nghề và kết quả đào tạo So với năng lực thiết kế, quy mô tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm của hầu hết các cơ sở trên toàn tỉnh còn thấp, cơ bản chưa phát huy hết so với năng lực thiết kế, đặc biệt hệ thống các Trung tâm dạy nghề cấp huyện, do thiếu đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện, do vậy tập trung chủ yếu đào tạo nghề lưu động dưới 3 tháng. Trong năm 2016 tuyển mới dậy nghề được 7.900 người, trong đó: + Cao đẳng nghề : 100 người; + Trung cấp nghề: 1.800 người; + Sơ cấp nghề: 1.800 người; + Dạy nghề cho lao động nông thôn: 4.200 người. Các cơ sở đào tạo nghề tâp trung đào tạo ở 3 cấp trình độ, cụ thể như sau: + Trình độ cao đẳng với 6 nghề đào tạo: Lâm sinh, Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, Công nghệ ôtô, Điện công nghiệp, Hàn, Kế toán doanh nghiệp 49 + Trình độ trung cấp nghề với 21 nghề: Lâm sinh, Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, Công nghệ ôtô, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Hàn, Cắt gọt kim loại, May và thiết kế thời trang, Quản trị máy tính, Kỹ thuật nông nghiệp. + Trình độ đào tạo nghề dưới 12 tháng với 35 nghề: Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Lái xe ôtô, Sửa chữa máy nông nghiệp, điện dân dụng, hàn, điện nước... 2.3.1.4 Đội ngũ giáo viên Hiện tại các cơ sở đào tạo có trên 374 cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó: 274 giáo viên, 100% có nghiệp vụ sư phạm từ bậc 1 trở lên và đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề của Nhà nước, tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học chiếm trên 17,07 , Đại học và Cao đẳng chiếm 80%. Các trung tâm dạy nghề cấp huyện do mới thành lập và đang hoàn thiện cho nên đội ngũ cán bộ quản lý chủ yếu là kiêm nhiệm, chỉ có một số cán bộ quản lý của Trung tâm là chuyên trách, đội ngũ giáo viên chủ yếu là giáo viên hợp đồng, mời giảng, thỉnh giảng. Hiện nay các cơ sở dạy nghề đã có kế hoạch tiếp tục tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. 2.3.1.5 Chương trình, giáo trình dạy nghề Hiện nay các cơ sở đào tạo nghề hệ trung cấp và cao đẳng trên địa bàn đã biên soạn và đang sử dụng hệ thống chương trình, giáo trình theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trong đó: Cao đẳng nghề với 8 bộ chương trình, Trung cấp nghề 21 bộ chương trình. Trong quá trình thực hiện các cơ sở đó chủ động chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên vẫn bám sát chương trình khung của Bộ quy định. Đối với chương trình, giáo trình đào tạo hệ sơ cấp nghề, các cơ sở dạy nghề đã chủ động chỉnh sửa, bổ sung, phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và phù hợp với nhu cầu của người học. Đối với chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành 28 bộ chương trình, giáo trình và thống nhất đưa vào giảng dạy từ năm 2010. Bộ chương trình, giáo trình của 28 nghề đã đáp ứng được yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn, qua đó tạo sự thống nhất chương trình, giáo trình giảng dạy trên địa bàn toàn tỉnh. Chương trình, giáo trình môn học chung (Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Quốc phòng an ninh, Tin học, ngoại ngữ) Bộ Lao động -TB&XH ban hành, các cơ sở dạy nghề đã áp dụng thực hiện. 50 Trong giai đoạn vừa qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về lĩnh vực đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động DTTS. Tuy nhiên hoạt động dạy nghề cho lao động DTTS trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo nghề của thị trường lao động, Tỉnh uỷ; UBND tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ cho người học, với tổng kinh phí hàng năm từ nguồn Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và của tỉnh trên 10 tỷ đồng. Qua đó đào tạo nghề cho lao động DTTS bước đầu đã có những kết quả nhất định. Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các ngành nâng cao nhận thức, quan tâm chỉ đạo và được nhân dân đồng tình hưởng ứng; hệ thống các cơ sở đào tạo nghề được thành lập đã có 10/11 huyện, thành phố có trung tâm dạy nghề, cơ sở vật chất đang được đầu tư hoàn thiện; hệ thống giáo trình đào tạo nghề cho lao động được đầu tư biên soạn, chỉnh sửa, thống nhất phù hợp với đặc điểm, điều kiện dạy và học trên địa bàn tỉnh, đội ngũ giáo viên dần được chuẩn hoá, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao; đến hết năm 2016 kết quả tuyển dậy nghề mới 7.900 người, trong đó dậy nghề lao động nông thôn là 4.200 người, trên 80 lao động DTTS đào tạo nghề đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển kinh tế hộ tự tạo việc làm, một số lao động có cơ hội tìm kiếm được việc làm phù hợp và chuyển đổi cơ cấu kinh tề, qua đó góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn lên 82%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn dưới 4%, góp phần giảm nghèo bền vững trên toàn tỉnh đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 35% năm 2013, tăng lên 39 năm 2016. 51 ảng 2.7 Đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh năm 2014 - 2016 TT Chỉ tiêu/nhiệm vụ Đơn vị tính 2014 2015 2016 1 Tổng số cơ sở dạy nghề Cơ sở 21 21 21 - Trường Cao đẳng nghề 01 01 01 - Trường trung cấp nghề 01 01 01 - Trung tâm dạy nghề 13 13 13 - Cơ sở tham gia dạy nghề 06 06 06 2 Tuyển mới dạy nghề Người 5.553 7.332 13.500 - Cao đẳng nghề 40 59 100 - Trung cấp nghề 900 1.200 1.800 - Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên. + Dạy nghề dân tộc thiểu số 2.113 2.500 3.113 2.960 6.000 5.600 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm - Đổi mới và phát triển dậy nghề (đầu tư nghề trọng điểm) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956/QĐ-TTg + Tăng cường cơ sở vật chất Ngân sách Trung ương + Hỗ trợ lao động nông thôn hoc nghề + Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã Người Tr.đồng Cơ sở Tr.đồng Người Tr.đồng 1.000 - 8 12.660 1.600 950 2.000 - 8 16.960 2.600 1.150 3.000 13.000 5 8.000 5.000 - 4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 32 37 39 (Nguồn: Báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Lạng Sơn năm 2014,2015,2016) 52 ảng 2.8 Tình hình đào tạo nghề của lao động điều tra Chỉ tiêu TP Lạng Sơn Huyện Cao Lộc Huyện Bình Gia Người CC (%) Người CC (%) Người CC (%) Tổng số lao động điều tra 40 100 30 100 30 100 1. Số lao động qua đào tạo 15 37,5 14 46,7 16 53,3 - Dài hạn 02 13,3 02 14,3 04 25 - Ngắn hạn 13 86,7 12 85,7 12 75 2. Số lao động có việc làm sau đào tạo 13 32,5 11 36,7 12 40 - Dài hạn 02 15,4 02 18,2 04 33,3 - Ngắn hạn 11 84,6 09 81,8 06 50 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2016 tại TP Lạng Sơn, huyện Cao Lộc, huyện Bình Gia) 53 Qua bảng tổng hợp trên cho thấy tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề tại địa phương ở mức khá cao so với điều kiện hiện tại của địa phương chiếm 46%, tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa đào tạo nghề dài hạn 20% và đào tạo ngắn hạn là 80%. Qua điều tra cho thấy tại các phường của Thành phố và thị trấn trung tâm của huyện tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn các xã. Nguyên nhân một phần các khu vực này lao động được qua đào tạo Đại học nhiều hơn, cũng tại đây tỉ lệ gia đình có công việc buôn bán, dịch vụ khá lớn, thành viên trong gia đình tiếp tục tham gia bằng kinh nghiệm và các mối làm ăn lâu năm (bán hàng tại các chợ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thuê kho, bãi, vận chuyển bốc xếp hàng hóa) của gia đình, mặt khác tại các xã khu vực nông thôn khi phong trào “xây dựng nông thôn mới” được triển khai cùng với việc các chương trình đào tạo, dậy nghề được các cấp các ngành, các tổ chức quan tâm nhiều hơn, người dân đã có nhận thức tốt hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề. Tuy tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn khu vực nông thôn nhưng tại các khu vực thành thị, cơ hội lao động tìm kiếm được việc làm ở thành thị 95% lại cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn là 69%. 2.3.2. Thực trạng về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 2.3.2.1 Thực hiên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Xuất khẩu lao động) là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất khẩu là sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách khác, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển lẫn các nước kém phát triển đều tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động. Các nước phát triển xuất khẩu lao động có trình độ, kỹ thuật cao. Các nước kém phát triển xuất khẩu lao động dư thừa, trình độ tay nghề thấp nhằm giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống cho gia đình người lao động. Xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, đồng bào DTTS chiếm 85%, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 18%, các cấp chính quyền Lạng Sơn trong thời gian qua hết sức quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên với trình độ lao động, ngoại ngữ, nhận thức của lao động còn nhiều hạn chế, cùng với tâm lý “ngại” xa nhà, vấn đề 54 đưa lao động ra làm việc ở nước ngoài còn gập rất nhiều khó khăn, trở ngại. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được coi là một trong những ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội, là tạo việc làm quan trọng và mang tính chiến lược của nước ta. Hiện nay Việt Nam có khoảng 400.000 lao động và chuyên gia làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại. Số lao động này hàng năm đã gửi về nước một lượng ngoại tệ đáng kể, nguồn thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu lao động của người lao động đã góp phần cải thiện đời sống gia đình và thân nhân họ, giúp nhiều gia đình trở nên khá giả, nhiều lao động sau khi về nước đã trở thành các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác, đóng góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội. Xuất khẩu lao động còn là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới. Đặc biệt, với các tỉnh miền núi như Lạng Sơn thì vấn đề này càng được chính quyền địa phương quan tâm tìm giải pháp. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nơi có đại đa số đồng bào DTTS sinh sống, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nên tạo việc làm qua đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và làm việc ngoài tỉnh là hướng đi hiệu quả góp phần tạo việc làm đáng kể cho lao động dân tộc thiểu số, giúp xóa đói giảm nghèo cho người lao động. Để triển khai giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động ngày càng có hiệu quả hơn trên địa bàn, Sở LĐ-TB&XH hằng năm, căn cứ Chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, các Bộ ngành có liên quan, UBND tỉnh Lạng Sơn đã triển khai kế hoạch, thông báo phối hợp các sở, ngành, các doanh nghiệp liên quan, triển khai cụ thể đến cơ sở trực thuộc. Các thông tin đều được công khai, tuyên truyền để người lao động biết đến chương trình. Hoạt động X LĐ được thực hiện theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với 02 huyện nghèo và hỗ trợ từ Ngân hàng CSXH, Nông nghiệp PTNT Hiện trên địa bàn có 05 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động X LĐ tại một số thị trường X LĐ khá phổ biến và cũng được nhiều người lựa chọn đó là Hàn Quốc, Đài 55 Loan, Malaysia .v.v. Theo báo cáo của Sở Lao động thương binh và Xã hội Lạng Sơn, trong 3 năm (2014-2016) trên toàn tỉnh có 414 lao động được đi X LĐ trong đó chủ yếu là lao động dân tộc Tày và Nùng, trong đó số lao động về nước trước thời hạn chiếm một tỷ lệ khá cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động về nước trước thời hạn là do chủ sử dụng lao động trả lương không đúng thời hạn, lương thấp, công việc không đều, thời gian được đào tạo ngắn, không thích nghi được với môi trường, điều kiện làm việc Theo như doanh nghiệp X LĐ do lao động DTTS ý thức kỷ luật lao động không cao, với tập quán khác biệt cùng với rào cản về ngôn ngữ Với sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công tác tạo việc làm cho lao động DTTS qua chính sách xuất khẩu lao động. Sở LĐT &XH trực tiếp là trung tâm GTVL và phòng LĐT XH, trung tâm dậy nghề các huyện, thành phố, các trường dạy nghề, thông qua việc tổ chức sàn giao dịch việc làm, tuyên truyền tư vấn thông qua hệ thống đài truyền thanh địa phương về các chính sách ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu lao động địa phương đi X LĐ tại các thị trường lao động trên thế giới. Hàng năm thực hiện chỉ tiêu giao theo Kế hoạch của UBND tỉnh phấn đấu toàn tỉnh đạt 500 lao động/năm, tuy nhiên theo báo cáo của Sở LĐ-T &XH, năm 2016 xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài có thời hạn được 66 người, chủ yếu đi Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia. Trong 03 năm qua, trung bình mỗi năm xuất khẩu lao động toàn tỉnh đạt khoảng trên 60 lao động còn lại chủ yếu là đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh. Có thể thấy rằng với điều kiện trình độ, tác phong lao động, phong tục tập quán lao động DTTS còn nhiều hạn chế, với rào cản của ngoại ngữ, cùng với tâm lý “ngại” xa nhà, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với lao động DTTS trên địa bàn tỉnh đã được các cấp các ngành quan tâm, ưu đãi nhưng còn nhiều hạn chế, chưa là giải pháp có hiệu quả để giải quyết việc làm, có nguồn thu nhập ổn định, giúp cho cho lao động DTTS có cuộc sống khá giả hơn, vươn lên thoát nghèo. ên cạnh đó với đặc thù của địa bàn tỉnh Lạng Sơn nơi có biên giới đường bộ với nhiều của khẩu và lối mở biên giới với Trung Quốc, vấn đề lao động đi làm việc tại Trung Quốc trong thời gian qua cũng diễn ra hết sức phức tạp. Lao động không những của tỉnh mà của cả một số tỉnh lân cận vượt biên trái phép đi lao động phía Trung Quốc khá nhiều, gây nên tình trạng mất an ninh trật tự, xáo trộn khu vực biên giới. Thời gian tới cùng với việc tiếp tục quan tâm đến hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn, thì vấn đề người lao động đi làm việc ngoài tỉnh và thị trường Trung Quốc là vấn đề mà các 56 cấp các ngành trong tỉnh cần tiếp tục quan tâm nhiều hơn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động, tránh những thiệt thòi. Qua đi làm việc ngoài tỉnh, trong các khu công nghiệp, chế xuất lớn được tiếp cận môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhận thức, tác phong làm việc, tính kỷ luật và trình độ tay nghề của lao động DTTS trên địa bàn dần được nâng cao. Nhiều người đã được bồi dưỡng nâng lên về khả năng ngoại ngữ, kiến thức khoa học kỹ thuật công nghệ mới, tác phong công nghiệp, Với sự quan tâm của các cấp các ngành trong công tác tạo việc làm cho lao động DTTS thông qua chính sách xuất khẩu lao động. Chính quyền địa phương (Cơ quan trực tiếp quản lý và thực hiện là Sở LĐ-T &XH, các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm, các tổ chức chính trị, xã hội) thông qua các sàn giao dịch việc làm, tuyên truyền tư vấn qua hệ thống đài truyền thanh địa phương về các chính sách ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu lao động đã thu hút một lượng lớn lao động DTTS tham gia góp phần giải quyết việc làm ổn định cho một lượng lớn lao động trên địa bàn. ảng 2.9: Tổng hợp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn qua các năm 2014 – 2016 STT Hình thức Số lượng lao động xuất khẩu 2014 2015 2016 Cộng giai đoạn Số người được đi (người) Tỷ lệ người được đi (%) Số người được đi (người) Tỷ lệ người được đi (%) Số người được đi (người) Tỷ lệ người được đi (%) Số người được đi (người) Tỷ lệ (%) 4.464 100 5.018 100 5.846 100 15.328 100 1 Đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài 289 6,5 59 1,2 66 1,1 414 2,7 2 Lao động trong các khu CN, chế xuất, LD - Trong tỉnh - Ngoài tỉnh 4.175 795 3.380 93,5 19 81 4.959 601 4.358 98,8 12,1 87,9 5.780 580 5.200 98,9 10 90 14.914 1.976 12.938 97,3 13,2 86,8 (Nguồn: Báo cáo Sở LĐ&TBXH, Trung tâm giới thiệu việc làm năm 2014,2015, 2016) 57 ảng 2.10: Số lao động điều tra được đi xuất khẩu lao động Chỉ tiêu TP Lạng Sơn Huyện Cao Lộc Huyện Bình Gia Người CC (%) Người CC (%) Người CC (%) Tổng số lao động điều tra 40 100 30 100 30 100 1. Số lao động qua đào tạo 15 37,5 14 46,7 16 53,5 - Dài hạn 02 13,3 02 14,3 04 25 - Ngắn hạn 13 86,7 12 85,7 12 75 2. Số lao động có việc làm sau đào tạo 13 32,5 11 36,7 12 40 - Dài hạn 02 15,4 02 18,2 04 33,3 - Ngắn hạn 11 84,6 09 81,8 06 50 *Số lao động được xuất khẩu - - - - - - (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại TP Lạng Sơn, huyện Cao Lộc, huyện Bình Gia năm 2016) 58 Trong bối cảnh Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra cho người lao động có nhiều điều kiện đi làm việc ở nước ngoài, cùng với sự đầu tư của lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài, đây chính là cơ hội rất tốt để người lao động Việt Nam có việc làm mà vẫn được sinh sống ngay trên quê hương mình. Việc phát triển lao động đi làm việc ngoài tỉnh là một nhu cầu tất yếu, vừa phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, vừa góp phần khắc phục đáng kể những bất cập của hoạt động đưa người đi lao động ở nước ngoài. Qua tổng hợp số liệu điều tra xuất khẩu lao động của tỉnh cho thấy xuất khẩu lao động là không đáng mỗi năm chưa đến 100 người và ngày càng giảm dần. Điều đó cho thấy việc xuất khẩu lao động với hình thức đưa người đi lao động làm việc ở nước ngoài có thời hạn chưa thật sự là giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm cho lao động DTTS. Tuy nhiên hoạt động lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh đang có hiệu quả, phù hợp với trình độ, khả năng, tâm lý, lối sống, phong tục tập quán của lao động DTTS, minh chứng là qua 3 năm trở lại đây lao động làm việc ngoài tỉnh luôn chiếm trên 93% trong hoạt động xuất khẩu lao động và lao động đi làm việc ngoài tỉnh và chiếm 2% số lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo của tỉnh và đây có thể là giải pháp hiện tại và lâu dài giúp giải quyết việc làm cho lao động DTTS tỉnh Lạng Sơn. 2.3.2.2 Các chính sách, chương trình hỗ trợ xuất khẩu lao động của nhà nước ảng 2.11: Một số văn bản có liên quan TT Loại văn bản Cơ quan ban hành Số, ký hiệu văn bản Ngày, tháng, năm ban hành Trích yếu 1 Nghị định Chính phủ 95/2013/NĐ- CP 28/8/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_giai_phap_giai_quyet_viec_lam_cho_lao_dong.pdf
Tài liệu liên quan