I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Tuy Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Phú Yên, là nơi có các tuyến giao thông Bắc Nam và từ Phú Yên đi các tỉnh Tây Nguyên. Hàng ngày có hàng ngàn khách vãng lai đến và rời thành phố Tuy Hòa đi các nơi. Đồng thời Tuy Hòa cũng là trung tâm phân phối hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến các địa phương trong tỉnh và ngược lại. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói chung, thực phẩm nói riêng tại thành phố Tuy Hòa là rất lớn. Hiện tại trên địa bàn thành phố Tuy Hòa có rất nhiều cơ sở cung cấp thực phẩm nói chung, thức ăn nói riêng đáp ứng cho nhu cầu của người dân. Với những đặc điểm đó, trong những năm qua vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã được các cơ quan chức năng hết sức quan tâm. Hoạt động truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức. Công tác thanh kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên vài năm gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm, cũng như số người bị ngộ độc thực phẩm tuy có giảm so với những năm trước nhưng vẫn xảy ra. Trình trạng mua bán thực phẩm, cung cấp thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh, nhiều chủ nhà hàng, chủ quán ăn, phụ trách bếp ăn tập thể không thực hiện đầy đủ nguyên tắc vệ sinh khi chế biến, cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng vẫn xảy ra. Nhiều người tiêu dùng chưa có ý thức đầy đủ trong thực hiện an toàn về sinh thực phẩm, đây chính là những nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Nhằm đánh giá lại kiến thức thái độ và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân dân trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, từ đó đưa ra các giải pháp truyền thông thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi “Nghiên cứu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại thành phố Tuy Hòa, Phú yên năm 2010”, nhằm xác định những mục tiêu sau:
- Xác định tỷ lệ người dân hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm: nguy hiểm của thực phẩm không an toàn đối với sức khỏe; các bệnh lý gây ra do thực phẩm kém vệ sinh; 10 nguyên tắc vàng lựa chọn thực phẩm; chế biến thực phẩm hợp vệ sinh.
- Nguồn thông tin liên quan đến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân.
16 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 26771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngươi dân tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
-----------------------
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÔN: DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH ATTP
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯƠI DÂN TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA
PHÚ YÊN NĂM 2010
Tên học viên thực hiện:
Châu Trọng Phát
Trương Thế Vinh
Tuy Hòa, tháng 7 năm 2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Tuy Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Phú Yên, là nơi có các tuyến giao thông Bắc Nam và từ Phú Yên đi các tỉnh Tây Nguyên. Hàng ngày có hàng ngàn khách vãng lai đến và rời thành phố Tuy Hòa đi các nơi. Đồng thời Tuy Hòa cũng là trung tâm phân phối hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến các địa phương trong tỉnh và ngược lại. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói chung, thực phẩm nói riêng tại thành phố Tuy Hòa là rất lớn. Hiện tại trên địa bàn thành phố Tuy Hòa có rất nhiều cơ sở cung cấp thực phẩm nói chung, thức ăn nói riêng đáp ứng cho nhu cầu của người dân. Với những đặc điểm đó, trong những năm qua vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã được các cơ quan chức năng hết sức quan tâm. Hoạt động truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức. Công tác thanh kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên vài năm gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm, cũng như số người bị ngộ độc thực phẩm tuy có giảm so với những năm trước nhưng vẫn xảy ra. Trình trạng mua bán thực phẩm, cung cấp thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh, nhiều chủ nhà hàng, chủ quán ăn, phụ trách bếp ăn tập thể không thực hiện đầy đủ nguyên tắc vệ sinh khi chế biến, cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng vẫn xảy ra. Nhiều người tiêu dùng chưa có ý thức đầy đủ trong thực hiện an toàn về sinh thực phẩm, đây chính là những nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Nhằm đánh giá lại kiến thức thái độ và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân dân trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, từ đó đưa ra các giải pháp truyền thông thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi “Nghiên cứu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại thành phố Tuy Hòa, Phú yên năm 2010”, nhằm xác định những mục tiêu sau:
- Xác định tỷ lệ người dân hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm: nguy hiểm của thực phẩm không an toàn đối với sức khỏe; các bệnh lý gây ra do thực phẩm kém vệ sinh; 10 nguyên tắc vàng lựa chọn thực phẩm; chế biến thực phẩm hợp vệ sinh.
- Nguồn thông tin liên quan đến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe
Thực phẩm là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia.
Thực phẩm rất đa dạng cho nên không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp mọi dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vì thế con người phải làm quen với càng nhiều loại thức ăn khác nhau càng càng tốt. Chế độ ăn đa dạng có thể giúp cân bằng các chất đạm, béo, carbohydrate, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng. Một điều cũng quan trọng không kém đó là phải ăn đúng loại thức ăn cho từng giai đoạn phát triển thì mới có thể khỏe mạnh và phát triển các thói quen lành mạnh trong tương lai.
Lợi ích của các nhóm thực phẩm khác nhau
1. Nhóm Carbohydrate (bột đường): bao gồm bánh mì, ngũ cốc (mì sợi và gạo) và khoai tây..., cung cấp năng lượng cần thiết để tăng trưởng và phát triển.
2. Nhóm trái cây và rau xanh: bao gồm trái cây và rau tươi, loại đông lạnh, đóng hộp và phơi khô. Trái cây và rau xanh chứa tất cả các loại vitamin và khoáng chất quan trọng.
3. Nhóm sản phẩm từ sữa: bao gồm sữa, phô-mai, sữa chua. Nhóm thực phẩm này giàu đạm, can-xi, một số vitamin và khoáng chất.
4. Nhóm Protein (đạm): bao gồm thịt, cá, trứng, các loại đậu hạt như đậu nành, đậu xanh và đậu đỏ. Đây là nguồn cung cấp dồi dào chất đạm, sắt và Omega 3.
5. Nhóm chất béo và dầu: đây là nhóm thực phẩm ăn thêm, chứ không thay thế cho các thực phẩm nhóm khác, bao gồm các loại dầu như dầu ôliu, dầu thực vật, dầu đậu nành, bơ và margarine. Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng, Omega 3 và vitamin A, E và D. Ăn quá nhiều thực phẩm nhóm này sẽ gây béo phì, vì thế chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ.
Tóm lại Thực phẩm là tất cả những đồ ăn, thức uống dạng chế biến hoặc không chế biến mà con người sử dụng hằng ngày nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhờ đó con người có thể sống và làm việc khỏe mạnh [1] Duy trì một cuộc sống đủ dinh dưỡng để sống khỏe, sống có ích, thì bên cạnh cách sống, lối sống ... vấn đề VSATTP chiếm một phần quan trọng.
Các bệnh lý do thực phẩm
Sức khỏe của con người phụ thuộc vào nhiều vào việc ăn uống. Người xưa có câu “họa do xuất khẩu, bệnh tòng nhập khẩu (tai họa do mồm ra, bệnh từ miệng vào). Thực phẩm vừa nuôi sống con người nhưng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. lẽ tất nhiên khi không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chính là nguồn gây bệnh tiêm ẩn. Các bệnh lý do thực phẩm gây ra thường gặp nhất là Ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm là một bệnh cấp tính xẩy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn hoặc thực phẩm có chứa các chất có tính chất độc hại đối với người ăn. Bệnh thường xảy ra có tính chất đột ngột, nhiều người cùng mắc do ăn cùng một loại thức ăn, có những triệu chứng của một bệnh cấp tính biểu hiện bằng nôn mửa, ỉa chảy... kèm theo các triệu chứng khác tuỳ theo từng loại ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường chiếm tỉ lệ tương đối cao, trong đó thịt cá là thức ăn chủ yếu gây ngộ độc, tuy vậy tỉ lệ tử vong thấp, ngược lại, ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn tuy ít xảy ra hơn nhưng tỉ lệ tử vong lại cao hơn nhiều. Ngộ độc thức ăn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa hè thường xảy ra nhiều hơn mùa đông. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào khụ vực địa lí, tập quán ăn uống, điều kiện sinh hoạt ăn uống của từng nơi khác. Chẳng hạn ở vùng biển ăn phải cá độc, miền núi ăn nấm độc, sắn độc, rau dại độc...
Trong những năm gần đây việc sử dụng rộng rãi hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp, các chất phụ gia trong công nghiệp thực phẩm... cũng đang là mối quan tâm lớn đối với sức khỏe của cộng đồng, những người làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Theo nghiên cứu, mọi tác nhân gây bệnh do thực phẩm và ngộ độc thực phẩm thường quy thành 3 loại: sinh học, hóa học và vật lý học. các tác nhân sinh học bao gồm: vi khuản, virut, nấm men, nấm mốc và ký sinh trùng. Virut thường không bền vững ngoài môi trường khi nó rời khỏi vật chủ và thường bị diệt ở nhiệt độ không cao. Nấm meo, nấm mốc cũng kém bền vững ở nhiệt độ cao (trừ độc tố vi nấm ) và ký sinh trùng. Các vi sinh vật này rất nguy hiểm nếu thức ăn được nấu chín.
Dựa vào quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm, ngộ độc thực phẩm là do
- Thực phẩm nhiễm độc tố từ bên ngoài vào, thực phẩm nhiễm khuẩn:
Không phải thực phẩm nào nhiễm khuẩn cũng gây bệnh. Để gây được bệnh số vi khuẩn gây được bệnh phải đạt đến một số lượng nhất định gọi là liều gây bệnh. Điều này phụ thuộc vào yếu tố tính độc của vi khuẩn và tính nhạy cảm của mỗi cơ thể. Phòng được nếu người chế biến tuân thủ đúng các biện pháp tiệt khuẩn, hoặc khống chế ở mức dưới liều gây bệnh. Ngộ độc do nhiễm khuẩn có 2 dạng sau:
Dạng ngộ độc thực phẩm do nội độc tố của tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) thường xảy ra nhất với thời gian ủ bệnh rất ngắn. Độc tố được sinh ra trong quá trình phát triển, nhân lên của vi khuẩn bị chết và luôn có sẵn trong thực phẩm trước khi ăn phải, nguyên nhân thường là do các sản phẩm thịt, cá để quá lâu và bảo quản không tốt, thời gian ủ bệnh ngắn, người ăn phải sẽ bị ngộ độc trong vòng 30 phút- 2 tiếng có khi kéo dài tới 8 tiếng đồng hồ sau khi ăn
Dạng ngộ độ không phải do độc tố có sẵn trong thực phẩm gồm nhiễm vi sinh vật có khả năng sinh độc tố trong quá trình phát triển ở hệ tiêu hóa và nhiễm các vi khuẩn có khả năng xâm nhập và nhân lên trong tế bào biểu mô ruột, thời gian ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn đến khi phát triệu chứng thường sau vài ngày. Có thể khống chế được bằng cách làm sạch nguyên liệu và bảo quản thực phẩm đủ lạnh để vi khuẩn không thể phát triển tới liều gây bệnh, cũng như không làm oi, hỏng thực phẩm.
Thực phẩm có chứa các chất độc
Một số thực phẩm gây ngộ độc không phải do vi khuẩn, mà do bản thân tực phẩm có chứa độc tố, bị bến chất và có nhiễm các chất hóa học:
Những thực phẩm giàu protein (như thịt, cá), thực phẩm chế biến với dầu mỡ (các món xào, rán) là những thực phẩm dễ gây ngộ độc do biến chất. Thực phẩm do bị biến chất, oi, thiu
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh người ta chia ngộ độc thức ăn ra làm 3 loại sau
Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn bao gồm .
- Ngộ độc thức ăn do Salmonella.
- Ngộ độc thức ăn do tụ cầu khuẩn.
- Ngộ độc thức ăn do Clostridium botulinum
- Ngộ độc thức ăn do các vi khuẩn đường ruột khác như: proteus, E.co li, perfringens.
. Ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn bao gồm:
- Ngộ độc thức ăn lành tức là hiện tượng dị ứng quá mẫn, thường là do tôm, cua, ca, ốc, nhộng, tằm... chỉ gặp ở một số người có cơ địa dị ứng tự nhiên. Ngộ độc thức ăn do bản thân thực phẩm có chứa độc chất tự nhiên như nấm độc, khoai tây mọc mầm, sắn, một số loài nhuyễn thể, cá nóc, cóc...
- Ngộ độc thức ăn do thực phẩm bị nhiễm độc chất từ ngoài môi trường vào trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm. Thuộc loại này gồm có dốc tố vi nấm, hóa chất bảo vệ thực vật, các chất phụ gia cho thêm vào thức ăn, bao bì đóng gói...
. Ngộ độc thức ăn chưa được nghiên cứu đầy đủ:
- Ngộ độc bánh mì lên men .
- Ngộ độc thức ăn do liên cầu khuẩn, do Shigella.
- Ngộ độc thức ăn do một số chất lỏng kĩ thuật: chất làm lạnh B2, rượu có pha độc chất Mêtylic
4. Cách chọn thực phẩm an toàn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với rau, trái cây nên chọn rau, trái cây còn nguyên cuống, lá không giập, không có đốm màu khác nhau.
Thịt lợn nên chọn thịt mới có màu hồng, da trắng, mỡ trong, ấn vào thịt thấy chắc và đàn hồi, thịt phải bám chắc vào xương.
Cá nên chọn cá có mắt trong và đầy, vảy sáng bám chặt vào thân, mang màu đỏ, không có mùi hôi ...
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: Gà quay, lạp xường... không nên chọn có màu sẫm vì có thể được chế biến với hàm lượng nitrit cao, độc hại cho cơ thể.
Những loại thực phẩm chế biến sẵn nên chọn những loại có đăng ký chất lượng, có tên nhà sản xuất, có ngày sản xuất, hạn sử dụng... Kiểm tra bao gói còn nguyên vẹn, không bị rách, méo và được bảo quản nơi thoáng mát, trên kệ...
Thức ăn nấu sẵn chỉ nên nấu đủ ăn trong hai ngày. Đặc biệt là nên thay đổi thói quen "no dồn đói góp" để tránh hiện tượng dự trữ quá nhiều thức ăn.
Một số phương pháp chế biến thực phẩm hợp vệ sinh
Đây là một khâu rất quan trọng để được bữa ăn ngon và hợp vệ sinh trong gia đình. Dưới đây là một số phương pháp bảo quản thức ăn:
- Nấu chín thức ăn vì các thức ăn sống dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Khi nấu chín sẽ giết chết các loại vi khuẩn có hại đó.
- Tránh tích trữ thức ăn đã nấu chín: Khi cần thiết chỉ nên cất giữ từ bữa ăn trước cho bữa sau. Giữ thức ăn ở chỗ mát, tốt nhất là trong tủ lạnh. Thức ăn để dành phải được hâm nóng trước khi ăn.
- Tránh trộn thức ăn sống với thức ăn chín: Thức ăn nấu chín có thể bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với thức ăn sống nhất là với các loại gia cầm. Tay và đồ dùng phải được rửa sạch sau khi tiếp xúc với thức ăn sống. Nếu trộn lẫn thì phải được nấu chín lại hoàn toàn.
- Bảo vệ thức ăn khỏi xâm nhập của côn trùng sâu bọ và các súc vật khác. Không cho súc vật lại gần khu vực nấu nướng. Đậy kín thức ăn.
- Cất giữ thực phẩm ở chỗ an toàn: Cất giữ thực phẩm ở các hộp kín, tránh xa các chất độc hại.
- Vệ sinh không gian bếp: Bếp phải luôn luôn sạch sẽ, không bừa bộn, bình gas phải để an toàn. Thùng rác phải đậy kín và đổ nhanh ra nơi đã quy định
5. Biện pháp xử lý khi ngộ độc thực phẩm xảy ra
Ngộ độc thực phẩm là loại ngộ độc phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn. Việc xử trí ban đầu khi mới bị ngộ độc ảnh hưởng rất nhiều tới những biến chứng sau này, thậm chí còn cứu được nạn nhân trước lưỡi hái tử thần
Dấu hiệu khi bị ngộ độc
Đau bụng quằn quại, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau đầu, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, sốt nóng hoặc sốt rét, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, truỵ mạch (mạch nhanh, huyết áp tụt), co giật...
Riêng với ngộ độc cá nóc hay ngộ độc củ ấu tàu, bệnh nhân có cảm giác đầu to ra, lưỡi phồng lên, ngắn lại khiến không nói được.
Các bước sơ cứu
- Nếu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn.
Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu bệnh nhân là trẻ em, vì trẻ rất dễ bì sặc.
- Sau khi gây nôn nên uống 1 tuýp than hoạt, uống oresol bù điện giải.
Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.
- Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Phân bố theo tuổi
Tuổi
Dân tộc
25-29
30-34
35-39
> 40
n
Tỷ lệ
Kinh
23
17
15
45
100
100%
Thiểu số
0
0
0
0
0
Trong số 100 đối tượng được phỏng vấn có tất cả đều là dân tộc kinh trong đó nhóm tuổi nhiều nhất là trên 40 tuổi ( có 45 người chiếm tỉ lệ 45%); tiếp đến là nhóm tuổi 25-29 ( 23 người chiếm tỉ lệ 23%); nhóm tuổi 30-34 và 35-39 lần lượt là 17 người và 15 người (17% và 15%).
2. Phân bố theo đối tượng cung cấp/tiêu dùng
Người cung cấp
Người tiêu dùng
Tổng cộng
63
37
100
Trong 100 người được phỏng vấn có 63 người là người cung cấp thực phẩm chiếm tỉ lệ 63%; 37 người là người tiêu dùng chiếm tỉ lệ 37%.
3. Kiến thức về vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe
Bảng 3a
Tuổi
25-29
30-34
35-39
> 40
n
Tỷ lệ
Người CC
17
11
10
25
63
63%
Người TD
6
6
5
20
37
37%
Trong 63 người cung cấp thực phẩm nhóm tuổi trên 40 có 25 người, nhóm 25-29 có 17 người, nhơm 30-34 và 35-39 tương đương nhau lần lượt là 11 và 10.
Trong 37 tiêu dùng nhóm trên 40 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, các nhóm khác tương đương nhau.
Bảng 3b
25 - 29
30 - 34
35 - 39
> 40
N
Tỉ lệ ( % )
Không biết
11
7
11
19
48
48
Biết ít
12
10
2
25
49
49
Biết tương đối đầy đủ
0
0
2
1
3
3
Có đến 48% người được hỏi không biết về vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe, 49% biết ít và chỉ có 3% biết tương đối đầy đủ.
4. Kiến thức về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Tuổi
Mức độ
Hiểu biết
25-29
30-34
35-39
> 40
n
Tỷ lệ (%)
Biết ít
13
13
7
34
67
67
Biết tương đối
10
4
8
11
33
33
Biết đầy đủ
0
0
0
0
0
0
Nhận xét : Trong 100 người được phỏng vấn về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có 67 người ít biết chiếm tỷ 67% đây là một tỷ lệ khá cao trong nghiên cứu này. Độ tuổi có ít kiến thức là nhóm tuổi trên 40 sau đó là các nhóm 24-29 và 30-34.
5. Kể được một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Tuổi
Nguyên nhân
25-29
30-34
35-39
> 40
n
Tỷ lệ (%)
Không kể được
17
12
10
38
77
77
Kể được 1 trong các
nguyên nhân
6
5
5
7
23
23
Trong 100 người được phỏng vấn chỉ có 23 người, chiếm tỉ lệ 23% kể đươc 1 trong 6 nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. 77 người không biết được nguyên nhân nào gây ngộ độc thực phẩm.
6. Biết cách chọn thực phẩm an toàn
. Tuổi
Biết chọn
25-29
30-34
35-39
>40
n
Tỷ lệ (%)
Không biết
0
0
0
1
1
1
Biết ít
20
13
11
36
80
80
Biết tương đối
3
4
4
8
19
19
Tổng cộng
23
17
15
45
100
100
Nhận xét: Có 80 người, chiếm tỉ lệ 80% biết ít về cách chọn thực phẩm an toàn. Có có 19 người, chiếm tỉ lệ 19% biết tương đối cách chọn thực phẩm còn. Vẫn có 1 người, chiếm tỉ lệ 1% không biết cách chọ thực phẩm an toàn.
7. Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh
. Tuổi
Chế biến
25-29
30-34
35-39
>40
n
Tỷ lệ (%)
Biết ít
18
13
8
36
75
75
Biết tương đối
5
4
7
9
25
25
Biết đầy đủ
0
0
0
0
0
0
Nhận xét: Trong số 100 người được phỏng vấn có tới 75 người, chiếm tỉ lệ 75% biết ít về cách chế biến thục phẩm hợp vệ sinh. Chỉ có 25 người, chiếm tỉ lệ 25 biết tương đối về cách chế biến thực phẩm hợp vệ sinh.
8. Biết sơ cứu khi có người bị ngộ độc thực phẩm
. Tuổi
Cách xử lý
25-29
30-34
35-39
>40
N
Tỷ lệ (%)
Không biết
0
1
0
1
2
2
Đưa đến y tê
22
14
14
38
88
88
Dùng KN cá nhân
1
2
1
6
10
10
Nhận xét: Trong 100 người được phỏng vấn có 88 người, chiếm tỷ lệ 88% trả lời đưa nạn nhận đến bệnh viện khi ngộ độc thực phẩm xảy ra. 10 người, chiếm 10% biết xử trí ngộ độc thực phẩm bằng kinh nghiệm cá nhân.
9. Kiến thức có được qua các nguồn thông tin
Giới
Nguồn thông tin
Nam
Nữ
n
Tỷ lệ
Ti vi
18
75
93
93 %
Phát thanh, truyền thanh
11
52
63
63%
Báo viết
13
48
61
61%
Tờ rơi, áp phích
3
11
14
14%
Cán bộ y tế
7
35
42
42%
Họp đoàn thể
1
18
19
19%
Qua bạn bè
2
15
17
17%
Người thân
9
9
9%
Qua người bán
6
21
27
27%
Qua người mua
Nhận xét: Tỷ lệ có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm qua các nguồn thông tin như sau: Ti vi 93%; Phát thanh 63%; Báo viết 61%; Cán bộ y tế 42%; qua người bán thực phẩm 27%.
IV. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
1. Phân bố theo tuổi và theo đối tượng
Trong 100 người được phỏng vấn 100% là người kinh, điều này phù hợp với thực tế, trên địa bàn thành phố Tuy hòa người kinh là chủ yếu, ngoài người kinh một số người thiểu số khác như người hoa, ngươi Eđe chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Tuổi của những người được hỏi chủ yếu trên 40 ( 45 người, chiếm tỷ lệ 45%); kế theo là nhóm tuổi 25-29 (23 người, chiếm tỷ lệ 23%); còn nhóm 30-35 và nhóm 35-39 lần lượt là 17% và 15%.
Trong số những người được phỏng vấn có 63 người cung cấp thực phẩm, chiếm tỷ lệ 63%. Người tiêu dùng 37 người, chiếm tỷ lệ 37%.
2. Kiến thức về vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe
Trong số đối tượng được phỏng vấn có đến 48% không biết về vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe, 49% biết ít và chỉ có 3% biết tương đối đầy đủ. Điều này cho thấy những người trực tiếp cung cấp thực phẩm cũng như người tiêu dùng có rất ít kiến thức về vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe của con người. Từ nghiên cứu này cho thấy những người làm công tác truyền thông nhất là truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông.. lụa chọn nôi dung truyền thông cho hiệu quả.
3. Kiến thức về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 67% đối tượng được phỏng vấn ít biết về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, đây quả là đáng lo ngại vì nếu không biết nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thì sẽ không hiểu được mức độ nguy hiểm của ngộ đọc thực phẩm từ đó sẽ không có hành vi đúng trong cung cấp cũng như trong chế biến thực phẩm. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi khá phù hợp với một số nghiên cứu khác cũng như báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm của mội số địa phương khác trên địa bà cả nước. Nhóm tuổi ít hiểu biết về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là trên 40 và nhóm 24-29 tuổi đây quả là điều đáng lo ngại cho những người quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như của người làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cần tập trung quản lý và tuyên truyên cho các đối tượng này.
4. Kể được một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Kể được nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chỉ có 23 người, chiếm tỷ lệ 23% kể được, còn 77% không kể được, điều này cho thấy kiến thức của những người cung cấp thực phẩm cũng như người tiêu dùng có rất ít kiến thức về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Đây quả là điều đáng lo ngại khi những người trực tiếp cung cấp thực phẩm ở thành phố là nơi thường xuyên nhận được thông tin tuyên truyền về vê sinh an toàn thực phẩm nhưng họ biết quá ít, còn các địa bàn khác có lẽ còn thấp hơn nữa điều này quả đáng lo ngại.
5. Biết cách chọn thực phẩm an toàn
Nhận xét: Có 80 người, chiếm tỉ lệ 80% biết ít về cách chọn thực phẩm an toàn. Có có 19 người, chiếm tỉ lệ 19% biết tương đối cách chọn thực phẩm còn. Vẫn có 1 người, chiếm tỉ lệ 1% không biết cách chọ thực phẩm an toàn. Số người biết cách chọn thực phẩm an toàn chiếm tỷ lệ không cao, đa số biết rất ít về cách chọn thực phẩm an toàn.
6. Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh
Trong số 100 người được phỏng vấn có tới 75 người, chiếm tỉ lệ 75% biết ít về cách chế biến thục phẩm hợp vệ sinh. Chỉ có 25 người, chiếm tỉ lệ 25 biết tương đối về cách chế biến thực phẩm hợp vệ sinh. Cũng như kết quả khác, số người biết cách chế biến thực phẩm an toàn khá thấp chỉ 25%. Đây quả là điều đáng lo ngại nhất là số người được phỏng vấn lại là những người ở thành phố, địa bàn có điều kiện tiếp cận thông tin thuận lợi hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh.
7. Biết sơ cứu khi có người bị ngộ độc thực phẩm
Trong 100 người được phỏng vấn có 88 người, chiếm tỷ lệ 88% trả lời đưa nạn nhận đến bệnh viện khi ngộ độc thực phẩm xảy ra. 10 người, chiếm 10% biết xử trí ngộ độc thực phẩm bằng kinh nghiệm cá nhân. Hầu hết người được phỏng vấn chỉ biết đưa nạn nhân đến bệnh viện nếu bị ngộ độc thực phẩm. Có 10 người biết sử dụng kinh nghiệm dân gian, nhưng không nói được kinh nghiệm đó là gì. Như vây tỷ lệ không biết sơ cứu khi gặp người bị ngộ độc thực phẩm chiếm gần 100%.
8. Kiến thức có được qua các nguồn thông tin
Tỷ lệ có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm qua các nguồn thông tin như sau: Ti vi 93%; Phát thanh 63%; Báo viết 61%; Cán bộ y tế 42%; qua người bán thực phẩm 27%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nhiều nghiên cứu khác ở một số địa phương khác. Kết quả này cho thấy kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm người dân có được chủ yếu qua Tivi, kế tiếp qua Đài phát thanh, báo, và cán bộ y tế. Điều này phù hợp với đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu là truyền thông đại chúng cung cấp kiến thức cho người dân nhiều hon so với truyền thông trực tiếp, trái lại truyền thông trực tiếp làm thay đổi hành vi tốt hơn so với truyền thông đại chúng.
V. KẾT LUẬN
Qua phỏng vấn ngẫu nhiên 100 người hiện đang buôn bán thực phẩm ( người cung cấp) cũng như người mua thực phẩm ( người tiêu dùng) chúng tôi có một số kết luận sau đây:
1. Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Có 97% người được phỏng vấn không biết về vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe.
- 67% không biết nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
- 77% không kể được bất cứ nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nào.
- Chỉ có 19% biết cách chọ thực phẩm an toàn
- 25% biết cách chế biến thực phẩm hợp vệ sinh
2. Nguồn thông tin liên quan đến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chủ yếu qua tivi: 93%
- Qua Đài phát thanh: 63%
- Báo viết: 61%
- Qua các bộ y tế : 42%
- Còn các kênh khác tỷ lệ rất thấp
VI. KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số kiến nghị sau đây:
tăng cường hoạt động truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiên thông tin đại chúng. Các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn cần ưu tiên giành thời lượng đáng kể để truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng.
Nội dung truyền thông cần tập trung cung cấp cho người dân về vai trò của thực phẩm với sức khoe, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, cách lựa chọ cũng như chế biến thực phẩm...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngươi dân tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên năm 2010.DOC