Đề tài Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ trên mạt cưa cao su

1.1. Giới thiệu về nấm Linh Chi

Linh chi có rất nhiều tên gọi: Nấm vạn năm, Nấm thần tiên, Cỏ trường sinh, Hạnh nhĩ, trong đó Linh chi thảo là phổ biến nhất và được truyền tụng từ hàng ngàn năm nay với rất nhiều truyền thuyết. Ngược dòng thời gian, các ghi chép sớm nhất về Linh chi là từ thời Hoàng đế, cách đây hơn 2000 năm. Theo các sách kim điển thì Linh chi có tác dụng làm trẻ hóa, sống lâu và ngừa được bách bệnh.

Trong truyền thuyết của người Trung Quốc thường lưu truyền các câu chuyện về Linh chi chữa bệnh nan y, khá nhiều chuyện hấp dẫn và cảm động. Trong truyền thuyết nổi tiếng “Bạch xà truyện” kể rằng vì muốn cứu sống người chồng mà xà tinh Bạch nương nương đã không quản ngại hiểm nguy đến tận núi Nga My xa hàng ngàn dặm lấy cắp tiên thảo của Nam Cực tiên ông. Cuối cùng mục đích của nàng đã đạt được, Hứa Tiên được cứu sống và tiên thảo đó chính là Linh chi. Vào thời Hán Vũ đế, trên chiếc xà ngang cung điện, một hôm bỗng mọc ra một cây nấm Linh chi, các vị đại thân đến chúc mừng và tâu rằng: Linh chi mọc là dự báo điềm lành đến với nhà vua. Từ đó Hán Vũ đế đã hai lần hạ chiếu ân xá phạm nhân.

Về công dụng chữa bệnh của Linh chi, lần đầu tiên xuất hiện là trong y văn Hán Vũ đế. Trong “Thần nông bản thảo kinh”, bộ sách nổi tiếng về thảo dược ra đời cách đây hơn 2000 năm được biên soạn từ thời hậu Hán (năm 25 đến 22 trước công nguyên), đề cập đến 365 dược thảo thì Linh chi xếp vào loài Thượng dược, ở vị trí số một sau đó mới đến nhân sâm. Thần nông bản thảo kinh phân biệt Linh Chi theo màu sắc, có ghi: Linh Chi có 6 loại: Xích chi, Thanh chi, Bạch chi, Hoàng chi, Hắc chi, Tử chi.

Đến thời Minh, Lý Thời Trân viết bản thảo cương mục gồm 2000 loài thuốc thì Linh Chi vẫn được xếp vào hàng đầu. Ông viết: “Dùng lâu người nhẹ nhàng, không già, sống lâu như thần tiên”. Ông căn cứ vào tính vị, công năng, tác dụng mà phân Linh Chi ra thành 6 loại :

1. Thanh chi: Còn có tên là Long chi: Toàn bình, không độc. Chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ.

2. Hồng chi: Còn có tên là Xích chi hay Đơn chi: Vị đắng, tính bình, không độc. Chủ trị xung trung kết (tức ngực) ích tâm khí, bổ trung, tăng trí nhớ, tăng trí tuệ.

3. Hoàng chi: Còn có tên là Kim chi: Cam (ngọt) bình, không độc. Chủ trị ích trùng khí, an thần.

4. Bạch chi: Còn có tên là Ngọc chi: Cay, bình, không độc. Chủ trị ích phế khí, làm thông miệng, mũi, an thần.

5. Hắc chi: Còn có tên gọi là Huyền chi: Mặn, bình, không độc. Chủ trị ù tai, lợi khớp, bảo thần (bảo vệ công năng của hệ thần kinh) ích tinh khí, làm dai gân cốt.

6. Tử chi: Còn có tên gọi là Mộc chi: Ngọt, ôn, không độc. Chủ trị lợi thủy đạo (lợi tiểu), ích thận khí.

Trong các bức họa hoặc các tướng đạo Trung Quốc, Linh chi thường được mang bên mình. Các đạo sĩ tin rằng Linh chi được các thần linh ban cho và “là hạt giống tinh thần”. Họ tôn trọng Linh chi vì nó làm cân bằng ngũ quan và do đó hỗ trợ trường thọ.

Ở Việt Nam, trong những tác giả xưa có hai ngưới nói đến Linh chi, một là danh y Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791) trong “Y lý thâu nhàn ngôn phụ chí” (Trong khi làm thuốc tìm thú nhàn, mượn lời quê để nói lên ý chí của mình) bài thơ số 14, Hải Thượng viết:

Xuân nhật đăng sơn thái dược.

Vu hồi thạch kính đạt sơn phi.

Lai tuyết tàn hoa thẩm đạo y.

Phất khứ hoang vân đăng tuyệt hiến.

Phượng hoàng sào hạ mịch Linh chi.

Đã được Nguyễn Thanh Giản, Nguyễn Tử Siêu, Nam Trân cùng dịch như sau:

Ngày xưa lên núi hái thuốc.

Đường lên sườn núi mãi quanh đi.

Tuyết rụng hoa rơi thẫm đạo y.

Rẽ lối mây mù leo tận đỉnh.

Tới vùng tổ phượng hái Linh chi.

 

doc58 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ trên mạt cưa cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma Lucidum) trên mạt cưa cao su.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docNHIEM VU DO AN.doc
  • docTRANG BIA TIEU LUAN.doc
Tài liệu liên quan