Nhiệt độ hoá hồ là khoảng nhiệt độ mà hạt tinh bột bắt đầu trương phồng lên không thuận nghịch trong nước nóng. Trên cơ sở phương pháp của Little và cs, chúng tôi đã tiến hành đánh giá và tìm được khoảng nhiệt độ hoá hồ của các giống theo tiêu chuẩn của IRRI. Gạo của những giống có nhiệt độ hoá hồ cao sẽ không bị phân huỷ trong dd KOH, gạo của những giống có nhiệt độ hoá hồ trung bình sẽ bị phân hủy một phần.
12 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phát hiện gen quy định hàm lượng amylose ở lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Hiện nay một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng của một giống lúa đó là hàm lượng amylose (AC) cao, thấp hay trung bình. Với những giống lúa cho gạo có hàm lượng amylose cao thường lâu chín, cơm khô và cứng khi để nguội, gạo có hàm lượng amylose thấp hoặc rất thấp thường dính không tơi cơm, trong khi đó gạo có hàm lượng amylose trung bình thường tơi cơm ăn không ráp và không cứng khi để nguội nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Do đó chọn tạo các giống hàm lượng amylose trung bình là vấn đề cấp thiết.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sinh học và tin học đã cho phép chúng ta tiếp cận các yếu tố liên quan quyết định chất lượng lúa gạo ở mức phân tử, đặc biệt hàm lượng amylose. Hiểu rõ bản chất cấu trúc chức năng của các yếu tố quy định sự hình thành và biến đổi của amylose trong hạt gạo ở cấp độ phân tử sẽ cho phép chúng ta, các nhà khoa học, nhà chọn giống ứng dụng vào nghiên cứu và chọn tạo các giống mới có năng suất, chất lượng với hàm lượng amylose hợp lý. Dựa trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phát hiện gen quy định hàm lượng amylose ở lúa”
Mục đích và yêu cầu
- Khảo sát đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến hàm lượng amylose của các giống địa phương.
- Xác định gen waxy quy định hàm lượng amylase ở hạt gạo bằng maker phân tử.
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Các nghiên cứu đã chỉ ra một số enzyme chủ yếu tham gia tổng hợp tinh bột: ADP glucophosphate synthetase (AGPase) hoạt hoá glucose 1 phosphate thành ADP glucose (Pressis et al 1991). Granule – bound starch synthase (GBSS) gắn các ADP – glucose vào đoạn mồi bắt đầu từ đầu không khử bằng liên kết 1-4 glycozid. Enzym SBE cắt chuỗi liên kết 1-4 glucan và tạo liên kết α – (1-6)glucan tạo nên các phân tử amylopectin. Enzyme Ganule bound starch synthase GBSS được mã hoá bởi gene Wx ở nhiễm sắc thể số 6 (Okagaki wessler 1988). Soluble starch synthase (SSS) cũng có tác động đến sự tạo mạch nhánh. Tuy nhiên SBE có vai trò chủ yếu tới sự tổng hợp amylopectin
Trình tự của gene Wx trên giống O. Sativa (Japonica Heng-feng) dài 5499 bp gồm 14 Exon, 13 Intron (Wang, et al 1990); Trên cơ sở hàm lượng GBSS trong các loài non-Waxy, đã tìm thấy 2 alen Waxy là Wxa, Wxb lần lượt trên loài phụ Indica và Japonica, còn ở lúa nếp là alen lặn wx (Sano 1980). Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trên locus Wx có ít nhất 3 alen có chức năng khác nhau Wxa, Wxb, wx lần lượt trong các loài Indica, Japonica và lúa nếp (Sano, 1984).
Khi so sánh giữa 2 alen Wxa và Wxb Y. Sano, M.Kasumata (1986) thấy rằng Wxa tăng cường hoạt động của GBSS, do đó làm tăng hàm lượng amylose trong nội nhũ hạt hơn so với Wxb. So sánh trình tự Wxb và Wxa cho thấy có sự thay thế một nu G bởi T tại vị trí cắt nối intron 1 (trình tự cắt nối từ đầu 5’ của intron 1 của Wxa là AGGTATA, của Wxb là AGTTATA). Kết quả làm giảm hàm lượng mRNA thành thục dẫn đến giảm GBSS tạo thành, từ đó giảm hàm lượng amylose (Sano 1984, Hirano 1998).
Hiro- Yuki Hirano và cs (1998) sử dụng tế bào trần để nghiên cứu chức năng gen waxy thông qua sự biểu hiện của gen gus, kết hợp phân tích Nothern blot. Kết quả cho thấy với loài mang gen Wxa có quá trình sao mã cao và gen GUS hoạt động mạnh, với loài mang gene Wxb thì cho mức hoàn thành quá trình sao mã giảm và gene GUS hoạt động yếu. Trên cơ sở đó tác giả đã phân các loài lúa theo mức tiến hoá được thể hiện ở hình 9. Hai loài O. barthii và O. Rufipogon đều có kiểu gene Wxa, hàm lượng amylose cao, được hình thành từ tổ tiên hoang dại của chúng cũng mang gene Wxa và cho hàm lượng amylase cao. Loài phụ O. glaberrima mang gene Waa được tiến hóa từ O. barthii. Hai loài phụ O. sativa indica và O. sativa japonica có tổ tiên là O. Rufipogon, nhưng indica mang gene Wxa với hàm lượng amylose cao còn loài japonica mang kiểu gen có chứa đột biến Wxb cho hàm lượng amylase trung bình.
Khi xác định trình tự lặp TC (TC repeats) Hirano và cs sử dụng SSR và nhân lên trình tự microsatellite DNA có chứa trình vùng nu đột biến ở đầu 5’ intron 1. Hình 6
Tại Việt Nam, các nhà chọn giống ở đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng MAS trong chọn giống lúa có hàm lượng amylose thấp và trung bình trên cơ sở ứng dụng microsatellite marker liên kết rất chặt với gen Waxy (Nguyễn Thị Lang, 2004 )
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Vật liệu nghiên cứu: Sử dụng 40 giống lúa địa phương được lưu giữ trong tập đoàn giống của khoa Công Nghệ Sinh Học - Trường Đại Học Nông Nghiệp –Hà Nội.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng gạo của một số giống lúa địa phương: nhiệt hoá hồ, độ bền gel, và hàm lượng amylose.
3.2.2.Sử dụng chỉ thị phân tử phát hiện gen quy định hàm lượng amylose của một số giống địa phương.
3.3. phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu chất lượng gạo
Nhiệt hoá hồ
Lấy 6 hạt gạo đã xát trắng, không có vết nứt, gãy, sắp vào đĩa petri. Cho vào mỗi đĩa 10 ml dung dịch KOH 1.7%, đậy nắp và để trong 23 giờ ở nhiệt độ 30oC. Nhiệt trở hồ được xác định bằng mức lan rộng và độ trong suốt của gạo sau khi xử lý (theo phương pháp của Little và cs). Đánh giá nhiệt hoá hồ và độ phân huỷ theo thang điểm IRRI.(1996)
Phân tích độ bên gel (gel cosistency)
Lấy 100 mg bột cho vào ống nghiệm, cho vào 0.2 ml Ethanol 95% có chứa 0.025% thymol blue, 2ml KOH 0.2N và lắc đều. Đậy ống nghiệm và đem chưng cách thuỷ trong 8 phút rồi lấy ra, để yên 5 phút, sau đó làm lạnh bằng nước đá trong 20 phút. Để ống nghiệm nằm ngang cho gel chảy ra từ từ và để 1giờ đến khi gel đặc lại, đo chiều dài gel (theo phương pháp của N. Dela Cruz và G.S. Khush). Phân cấp độ bền gel theo thang điểm của IRRI (1996)
Phân tích hàm lượng amylose
Định lượng amylose theo phương pháp của H. Seko, 2003: hạt lúa được bóc vỏ, xát trắng, nghiền nhỏ. Lấy 100 mg bột đã nghiền, bổ sung vào 1ml Ethanol 95%, 9 ml NaOH 1N. Đun sôi ở 100oC trong 10 phút và định mức cho đủ 100 ml. Lấy 5 ml dung dịch hoà tan, cho thêm 1 ml CH3COOH 1M, 2 ml dung dịch iodine. Định mức cho đủ 100 ml, giữ ấm ở 30oC trong thời gian 20 phút rồi đo OD ở bước sóng 620 nm trên máy đo quang phổ và đọc giá trị. Đối chiếu bảng quy đổi tìm ra hàm lượng amylose. Phân nhóm hàm lượng amylose theo tiêu chuẩn IRRI (1988)
3.3.2. Tách chiết ADN tổng số
2 cm mẫu lá non thu vào buổi sáng được cắt nhỏ và nghiền với 400 µl dịch chiết (50mM Tris-HCl pH8.0, 25mM EDTA, 300mM NaCl và 1%SDS) cho tới khi thành dịch màu xanh lá cây. Bổ sung 400µl dịch chiết vào cối rồi chuyển sang ống eppendorf. Thêm 700 µl dung dịch phenol: chloroform: Isoamyalcohol (25:24:1), ly tâm và thu dịch nổi. Tủa ADN bằng ethanol 99,9%. Thu tủa và hoà trong TE (10mM Tris-HCl pH 8.0, 1mM EDTA pH 8.0).
3.3.3. Phương pháp xác định gen Wx bằng kỹ thuật PCR
Chúng tôi sử dụng cặp mồi PCR-AccI CAPS marker được thiết kế bởi Cai và cs ( 2002), mồi sẽ được gắn và nhân lên một đoạn 530bp có chứa trình tự vùng xảy ra đột biến thay nu G bởi nu T ở vị trí cắt 5’ intron1 .
Trình tự primer PCR-AccI CAPS marker (Cai et al, 2002)
Tên mồi
Trình tự
Forward primer(Wx-F)
5’-gcttcacttctctgcttgtg-3’
Reverse primer(Wx-R)
5’-atgatttaacgagttgaa-3’
Chuẩn bị thành phần phản ứng PCR với thể tích 25μl gồm: Thành phần phản ứng PCR với thể tích 25μl gồm: 0.2μl Taq DNA polymerase, 2.5 μl Taq Buffer 10X,
2.5 μl MgCl2 25mM, 0.5 μldNTP 10mM, 1μl Wx-F, 1μl Wx-R, 15.3μl nuclerase free water và 1μl DNA tổng số. Mỗi mẫu được cho vào ống eppendorf có tên tương ứng, đưa lên máy chạy PCR, kiểm tra và thiết lập chu kỳ hoạt động: 95oC trong 3’; 35 chu kỳ: 94oC – 45’’, 58oC – 45” ,72oC- 45” và 72oC trong 10 phút. Sau khi chạy phản ứng PCR đem điện di trên gel agarose 1% phát hiện gene.
PHẦN IV. KẾT QUẢ
4.1. Đánh giá nhiệt hoá hồ
Nhiệt độ hoá hồ là khoảng nhiệt độ mà hạt tinh bột bắt đầu trương phồng lên không thuận nghịch trong nước nóng. Trên cơ sở phương pháp của Little và cs, chúng tôi đã tiến hành đánh giá và tìm được khoảng nhiệt độ hoá hồ của các giống theo tiêu chuẩn của IRRI. Gạo của những giống có nhiệt độ hoá hồ cao sẽ không bị phân huỷ trong dd KOH, gạo của những giống có nhiệt độ hoá hồ trung bình sẽ bị phân hủy một phần. Kết quả được trình bày ở bảng 1.1(lúa tẻ) và bảng 1.2(lúa nếp)
Bảng 1.1. Bảng kết quả đánh giá nhiệt hoá hồ
TT
Tên giống
Độ phân huỷ trong kiềm
Nhiệt hoá hồ
TT
Tên giống
Độ phân huỷ trong kiềm
Nhiệt hoá hồ
1
645
Thấp
Cao (>75oC)
14
10172
Thấp
Cao (>75oC)
2
10059
Cao
Thấp (<69oC)
15
10175
Thấp
Cao (>75oC)
3
10063
Thấp
Cao (>75oC)
16
10243
Thấp
Cao (>75oC)
4
10067
Cao
Thấp (<69oC)
17
10244
Thấp
Cao (>75oC)
5
10069
Thấp
Cao (>75oC)
18
10246
Thấp
Cao (>75oC)
6
10091
Cao
Thấp (<69oC)
19
10247
Thấp
Cao (>75oC)
7
10101
Cao
Thấp (<69oC)
20
10248
Thấp
Cao (>75oC)
8
10111
Thấp
Cao (>75oC)
21
10259
Thấp
Cao (>75oC)
9
10115
Thấp
Cao (>75oC)
22
10279
TB
TB (70-74oC)
10
10119
Cao
Thấp (<69oC)
23
10715
Cao
Thấp (<69oC)
11
10120
Cao
Thấp (<69oC)
24
10716
Cao
Thấp (<69oC)
12
10122
Cao
Thấp (<69oC)
25
CL645
Cao
Thấp (<69oC)
13
10164
Thấp
Cao (>75oC)
26
Kim32B
Thấp
Cao (>75oC)
Bảng 1.2. Kết quả đánh giá nhiệt hoá hồ của các giống nếp địa phương
TT
Tên giống
Độ phân huỷ trong kiềm
Nhiệt hoá hồ
TT
Tên giống
Độ phân huỷ trong kiềm
Nhiệt hoá hồ
1
10057
TB
TB (70-74oC)
8
10637
TB
TB (70-74oC)
2
10103
Cao
Thấp (<69oC)
9
10640
Cao
Thấp (<69oC)
3
10118
TB
TB (70-74oC)
10
10641
Cao
Thấp (<69oC)
4
10167
Cao
Thấp (<69oC)
11
10668
Cao
Thấp (<69oC)
5
10169
TB
TB (70-74oC)
12
10675
TB
TB (70-74oC)
6
10171
Cao
Thấp (<69oC)
13
10685
TB
TB (70-74oC)
7
10173
TB
TB (70-74oC)
14
10698
TB
TB (70-74oC)
Kết quả đánh giá trên 26 giống lúa tẻ địa phương cho thấy có 15 giống có độ phân huỷ trong kiềm thấp và nhiệt độ hoá hồ cao đó là: 10063; 10069; 10164;… , và 10 giống có độ phân huỷ trong kiềm cao, nhiệt độ hoá hồ thấp, chỉ có giống 10115 có độ phân huỷ trong kiềm và nhiệt hoá hồ trung bình . Các giống lúa nếp đều có nhiệt hoá hồ thấp hoặc trung bình điều này có thể có liên quan đến hàm lượng amylose rất thấp trong hạt tinh bột của chúng. Tinh bột gạo nếp thành phần chủ yếu là amylopectin nên dễ phân huỷ trong kiềm và hoá hồ ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình .
4.2. Kết quả đánh giá độ bền gel
Độ bền gel là một chỉ tiêu quyết định độ mềm dẻo của cơm. Các giống có cùng hàm lượng amylose nhưng có thể khác nhau về độ bền gel, từ đấy ảnh hưởng đến chất lượng thương phẩm của lúa, gạo. Do đó chúng tôi đánh giá độ bền gel một số giống địa phương để làm cơ sở cho chọn vật liệu chọn tạo giống lúa sau này. Kết quả được trình bày ở bảng 2.1 (với các dòng tẻ) và bảng 2.2 ( với các giống nếp)
Bảng 2.1. kết quả đánh giá độ bền gel một số giống tẻ địa phương
TT
Tên Giống
Chiềudài
Gel (mm)
Xếp loại
TT
Tên Giống
Chiềudài
Gel (mm)
Xếp loại
1
645
35
Cứng
14
10172
30
Rất cứng
2
10059
90
Rấtmềm
15
10175
55
Trung bình
3
10063
90
Rất mềm
16
10243
52
Trung bình
4
10067
90
Rất mềm
17
10244
90
Rất mềm
5
10069
40
Cứng
18
10246
60
Trung bình
6
10091
35
Cứng
19
10247
90
Rất mềm
7
10101
42
Trung bình
20
10248
45
Trung bình
8
10111
45
Trung bình
21
10259
80
Mềm
9
10115
45
Trung bình
22
10279
90
Rất mềm
10
10119
33
Rất cứng
23
10715
52
Trung bình
11
10120
48
Trung bình
24
10716
90
Rất mềm
12
10122
38
Cứng
25
CL645
50
Trung bình
13
10164
35
Cứng
26
Kim 32B
40
Cứng
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá độ bền gel một số giống nếp địa phương
TT
Tên Giống
Chiều dàigel (mm)
Xếp loại
TT
Tên Giống
Chiều dàigel (mm)
Xếp loại
1
10057
90
Rất mềm
8
10637
90
Rất mềm
2
10103
90
Rất mềm
9
10640
90
Rất mềm
3
10118
90
Rất mềm
10
10641
90
Rất mềm
4
10167
90
Rất mềm
11
10668
90
Rất mềm
5
10169
90
Rất mềm
12
10675
90
Rất mềm
6
10171
90
Rất mềm
13
10685
90
Rất mềm
7
10173
90
Rất mềm
14
10698
90
Rất mềm
Kết quả trong 26 giống tẻ địa phương khảo sát độ bền gel, có 2 giống rất cứng: 10172; 10119, 6 giống cứng: 645; 10069; 10091; 10122; 10164; Kim32B, 10 giống trung bình: 10111; 10115; 10120; …, còn lại một giống mềm: 10259 và 7 giống rất mềm: 10059; 10063; 10067;….,
Trong tất cả 14 giống lúa nếp đều có chiều dài 90mm và rất mềm. Điều này phù hợp với hàm lượng amylopectin cao ở trong hạt tinh bột lúa nếp. Các giống có hàm lượng amylopectin cao (AC thấp) thường dẻo và rất mềm.
4.3. Kết quả đánh giá hàm lượng amylose
Amylose là thành phấn cấu trúc cơ bản của tinh bột lúa, hàm lượng của nó trong hạt tinh bột có ảnh hưởng tới một số đặc tính hoá lý tinh bột, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng thương phẩm của lúa gạo. Amylose được mã hoá bởi gene Wx, các dạng thể hiện khác nhau (cấu trúc phân tử của gene) của Wx sẽ cho các AC khác nhau, ngoài ra chúng còn phụ thuộc các kiểu gen phụ Sbe1, Sbe3 tương ứng. Đây cũng là một trong các yếu tố quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà chọn giống. Do đó chúng tôi khảo sát hàm lượng amylose (AC) của một số giống địa phương, làm cơ sở cho việc đối chiếu đánh giá với kết quả nghiên cứu kiểu gene waxy, sbe, sbe3 trên cả 3 locus sau này. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2
Trong 26 giống lúa tẻ đựơc khảo sát có 2 giống hàm lượng Amylose rất thấp: 645; 10067, một giống AC thấp, một giống AC trung bình, còn lại 22 giống có AC cao. Số liệu này cho thấy đa số các giống có mức AC cao, mức AC thấp hoặc trung bình chiếm tỷ rất ít. Đặc biệt trong 14 giống lúa lúa nếp thì có 5 giống cho thấy hàm lượng Amylose rất thấp (3-9%), kết quả này có thể do những thay đổi di truyền mà nguyên nhân từ sự thoái hoá giống.
Bảng3.1: Kết quả đánh giá hàm lượng Amylose các giống tẻ địa phương
TT
Tên giống
AC
Xếp loại
TT
Tên giống
AC
Xếp loại
1
645
2.90%
Rất Thấp
14
10172
31.10%
Cao
2
10059
17.50%
Thấp
15
10175
35.40%
Cao
3
10063
35.60%
Cao
16
10243
30.60%
Cao
4
10067
7.90%
Rất thấp
17
10244
31.32%
Cao
5
10069
26.40%
Cao
18
10246
28.70%
Cao
6
10091
38.80%
Cao
19
10247
28.10%
Cao
7
10101
31.30%
Cao
20
10248
30.90%
Cao
8
10111
30.40%
Cao
21
10259
29.70%
Cao
9
10115
31.80%
Cao
22
10279
23.30%
TB
10
10119
35.10%
Cao
23
10715
35.90%
Cao
11
10120
36.60%
Cao
24
10716
21.00%
TB
12
10122
36.20%
Cao
25
CL645
30.70%
Cao
13
10164
36.40%
Cao
26
Kim 32B
35.10%
Cao
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá hàm lượng amylose của các giống lúa nếp địa phương
TT
TênGiống
AC
Xếp loại
TT
TênGiống
AC
Xếp loại
1
10057
2.20%
Nếp
8
10637
0.90%
Nếp
2
10103
5.00%
Rất thấp
9
10640
2.00%
Nếp
3
10118
3.50%
Rất thấp
10
10641
3.10%
Rất thấp
4
10167
4.50%
Rất thấp
11
10668
2.40%
Nếp
5
10169
3.90%
Rất thấp
12
10675
3.50%
Rất thấp
6
10171
4.90%
Rất thấp
13
10685
1.00%
Nếp
7
10173
2.80%
Nếp
14
10698
3.90%
Rất thấp
4.4. Kiểm tra độ tinh sạch của ADN tách chiết
Sau khi tách chiết DNA, chúng tôi chạy điện di để kiểm tra độ nguyên vẹn, tinh sạch. Kết quả điện di 5μl DNA ở hình 4.1
Giếng 1:IR64
Giếng 2: Bắc Thơm
Giếng 3:10115
Giếng 4:10269
Giếng 5:10063
Giếng 6:10119
Giếng 7:10122
Hình 4.1.Kết quả điện di kiểm tra DNA
Kết quả điện di kiểm tra độ tinh sạch cho thấy các vệt băng đều rõ, tập trung gọn điều này chứng tỏ DNA chiết tách nguyên vẹn và khá tinh sạch.
4.5. Kết quả sử dụng cặp mồi Wx –F và Wx – R Để phát hiện gen Wx
Chúng tôi sử dụng cặp mồi Wx-F và Wx- R được thiết kế bởi Cai et al 2002 để nhân đoạn trình tự có chứa đột biến G thành T tại điểm nối giữa exon 1 và intron 1. Có 11 giếng ứng với 11 giống được đánh số thứ tự từ trái sang phải. Đối chứng là 3 giống IR64, Bắc thơm và Jasmine đã được kiểm tra và xác định nhân đoạn đặc hiệu 530bp với cặp mồi trên. Sản phẩm của PCR được điện di trên gel agarose 1% . Kết quả được thể hiện ở hình 4.2:
Hình 4.2. Kết quả nhân gene với cặp mồi Wx-F và Wx-R
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
530bp
Giếng1:10115
Giếng 7:10120
Giếng2:10063
Giếng 8:10269
Giếng 3:10119
Giếng 9:IR64
Giếng 4:10122
Giếng 10: Bắc thơm
Giếng 5:10068
Giềng 11: Jasmine
Giếng 6:10069
Giếng 12: Ladder
Qua hình ảnh điện di cho thấy tất cả các giống đều có một vạch băng với kích thước đúng bằng 530bp. Kết quả này cho thấy độ chính xác của cặp mồi Wx-F và Wx-R là 100% .
Để kết luận chính xác sản phẩm PCR nhân gen Wx có chứa đột biến, chúng tôi lấy ngẫu nhiên mẫu số 3; 4 đem giải trình tự trên máy giải trình tự CEQ8000 tại trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội với mồi Wx-R và so sánh với trình tự gen trên ngân hàng gen. Kết quả cho thấy:
Trình tự 2 mẫu thuộc gen Waxy của chi Oryza sativa
Sử dụng phần mềm Clustalx 1.83 căn trình tự 5 chuỗi bao gồm 2 chuỗi của hai mẫu 3; 4 và 3 chuỗi được lấy từ ngân hàng gen có mã genbank: GB/AB28143; GB/AB28143; GB/AB28142
- Sử dụng phần mềm Bioedit 3.3.19.0 tính ma trận tương đồng, kết quả:
GB/AB281430.1
GB/AB281436.1
GB/AB281428.1
GB/G03
GB/H03
GB/AB281430.1
ID
GB/AB281436.1
0.891
ID
GB/AB281428.1
0.924
0.965
ID
GB/G03
0.549
0.538
0.56
ID
GB/H03
0.532
0.519
0.53
0.839
ID
Qua bảng kết quả mức tương đồng hai mẫu G03 và H03 (mẫu 3 và 4) là 0.839. Còn mức tương đồng với 3 chuỗi từ ngân hàng gen đều >0.5.
Từ đó cho thấy cặp mồi Wx-F,R có tính đặc hiệu cao.
Điều này sẽ có ý nghĩa quyết định đến kết quả sử dụng enzym AccI cắt sản phẩm PCR khi nghiên cứu phân biệt các alen trên locus gen waxy cũng như việc xác định tác động gene trên cả ba locus Wx, Sbe1, Sbe3 đến hàm lượng amylose, amylopectin và các đặc tính hoá lý của hạt tinh bột trong nội nhũ lúa gạo.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua kết quả đánh giá nhiệt hoá hồ, độ bền gel, hàm lượng amylose và phương pháp xác định gen waxy quy định hàm lượng amylose chúng tôi thấy rằng:
Về nhiệt hoá hồ
- Trong 26 giống lúa tẻ địa phương có 15 giống có độ phân huỷ trong kiềm thấp và nhiệt độ hoá hồ cao, và 10 giống có độ phân huỷ trong kiềm cao, nhiệt độ hoá hồ thấp, chỉ có giống 10115 có độ phân huỷ trong kiềm và nhiệt hoá hồ trung bình .
- Trong 14 giống lúa nếp địa phương có 8 giống độ phân huỷ trong kiềm và nhiệt hoá hồ trung bình, 6 giống có độ phân huỷ trong kiềm cao và nhiệt hoá hồ thấp.
Về độ bền gel
- Trong 26 giống lúa tẻ địa phương, có 2 giống rất cứng, 10 giống trung bình, còn lại một giống mềm: 10259 và 7 giống có độ bền gel rất mềm. Tất cả 14 giống nếp địạ phương đều có chiều dài gel 90 mm và rất mềm.
Về hàm lượng Amylose
- Trong 26 giống lúa tẻ đựơc khảo sát có 2 giống hàm lượng Amylose rất thấp: 645; 10067, một giống AC thấp, một giống AC trung bình, còn lại 22 giống có AC cao.
- Trong 14 giống lúa nếp địa phương có 6 giống nếp: 10173; 10685; 10640; … còn 8 giống: 10103; 10118; 10167; … có hàm lượng amylose rất thấp (3-9%), kết quả này có thể do những thay đổi di truyền mà nguyên nhân có thể từ sự thoái hoá giống..
*Từ kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa địa phương ta thấy không phải các giống có hàm lượng amylose cao thì đều có nhiệt độ hoá hồ cao và cứng và ngược lại , điều này cho thấy độ bền gel, nhiệt hoá hồ liên quan không chặt với hàm lượng amylose.
Về xây dựng phương pháp xác định gene waxy quy định hàm lượng amylose:
- Sử dụng cặp mồi Wx-F, Wx-R để nhân gen Wx với qui trình nhiệt: 95oC trong 3’; 35 chu kỳ: 94oC- 45”, 58oC – 45” , 72oC- 45” và 72oC trong 10 phút.
- Sản phẩm PCR chọn ngẫu nhiên mẫu số 3; 4 đem giải trình tự và so sánh với trình tự gen ngân hàng gen. Kết quả phân tích: trình tự 2 mẫu thuộc chi Oryza sativar, suy ra cặp mồi Wx-F,R có tính đặc hiệu cao.
5.2. Đề nghị
Tiếp tục hoàn thiện mục đích đề tài đặt ra:
-Xác định gen quy định hàm lượng amylose bằng maker phân tử ở các giống lúa địa phương.
-Các nghiên cứu Yamanuchi, Nakamura (1992), Yan và cs (2007) đã chỉ ra ngoài gen waxy, sự tổng hợp amylose còn chịu sự chi phối của hai locus gen sbe1 và sbe3 quy định tổng hợp amylopectin trong nội nhũ hạt lúa. Điều này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới đó là: nghiên cứu sự tác động gene trên cả ba locus waxy, sbe1 và sbe3 đến hàm lượng amylose nội nhũ gạo.
-Áp dụng phương pháp marker: Xác định các giống có nguồn gene quý, tổ chức lai và chọn lọc nhằm tạo ra giống có hàm lượng amylose trung bình, chất lượng cao.
.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Lang & Nguyễn Thị Dung. Nghiên cứu gen hàm lượng amylose trên nhóm lúa ngắn ngày, mùi thơm tại đồng bằng sông Cửu Long.Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kì 1, T10/2006.
Han, X.P. Xu, M.L, Liu, X.Y. Yan, C.J. Korban, S.S. Chen, X.L and Gu, M.H.(2003). Genes coding for starch branching enzyme are major contributors to starch viscosity characteristics in waxy rice( Oryza sativa L.). Plant Science (2004) 357-364.
Hien, N.L. Yashihashi, T. Sarhadi, W.A and Hirata, Y.(2006). Sensory test for aroma and quantitative analysis of 2-Acetyl-1-Pyrroline in Asian aromatic rice varieties. Plant Prod. Sci.9(3):294-297(2006).
Hirano, H.Y. iguchi, M and Sano, Y. A single base change altered the regulation of the waxy gene at the posttranscriptional level during the domestication of rice. Mol.Biol. vol. 15(8):978-987.1998.
Wang, Z.Y. Zheng, F.Q. Shen, G.Z. Gao, J.P. Snustad, D.P. Li, M.G. Zhang, J.L. Hong, M.M. (1995). The amylose content in rice endosperm is related to the post-transcriptional regulation of the waxy gene. The Plant Journal 7(4), 613-622.
Yan, C.J. Tian, S. Zhang, Z.Q, Han, J.P, Chen, F. Li, X and Gu, M.H. (2007). The source of genes related to rice grain starch synthesis among cultivated varieties and its contribution to quality. Agricultural sciencesin China 2007, 6(2): 129-136
Rice Grain Quality Evaluation Procedures
Masaai UMeDa, Hisajo Otsubo and eiichi Ohtsubo. Diversifinication of the rice Waxy gene by insertion of mobile DNA elements into introns.Received June 14th 1991
Rie Terada, Midori Nakajima,Masayuki Isshiki, Ron J. Okagaki, Susan R.Wessler and Ko Shimamoto. Antisense Waxy Genes with highly active promoter effectivery suppress Waxy gene expression in transgenic rice. Plant Cell Physiol 41(7)88-888(2000)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phát hiện gen quy định hàm lượng amylose ở lúa.doc