Đề tài Nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

A. Mở Đầu 1

B. Nội dung 2

I. Lý luận chung về kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2

1. Thế nào là kinh tế nông thôn: 2

1.1 Khái niệm về nông nghiệp nông thôn và kinh tế nông thôn: 2

1.2. Các bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn: 2

2. Vai trò của kinh tế nông thôn: 3

2.1. Cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội: 3

2.2. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ đặc biệt là công nghiệp chế biến: 3

2.3. Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá: 3

2.4. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ: 3

2.5. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội: 4

3. Tính tất yếu phải phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: 4

II. Thực trạng của kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay: 4

1. Những thành tựu của kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian gần đây: 4

1.1. Sản xuất lương thực phát triển tốt, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia: 5

1.2. Sản xuất rau, hoa màu và cây công nghiệp tăng khá cao: 5

1.3. Chăn nuôi phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện: 6

1.4. Sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều bước tiến: 6

1.5. Các làng nghề thủ công tăng cả về số lượng lẫn chất lượng: 7

2. Hạn chế: 7

2.1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm: 7

2.2. Sản xuất lương thực chưa có tính chuyên nghiệp, chất lượng hàng nông sản chưa cao: 8

2.3. Trình độ lao động ở nông thôn thấp, nạn thất nghiệp gia tăng: 9

2.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém: 9

2.5. Tình trạng khan hiếm về nguồn vốn sản xuất của người nông dân: 10

3. Nguyên nhân hạn chế: 10

III. Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường; 11

1. Tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: 11

2.Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuât: 12

3. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp: 12

4. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn: 13

5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cho nông thôn: 13

6. Tăng cường đầu tư vốn và hiệu quả sử dung vốn trong phát triển kinh tế nông thôn: 13

C. Kết luân 14

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt là vốn. Là nước nông nghiệp, thông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm, nông nghiệp,nông thôn có thể góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 2.4. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ: Với những nước lạc hậu, nông nghiệp, nông thôn tập trung phần lớn lao động và dân cư. Do đó, đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất như: thiết bị nongnghiệp, điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu...càng tăng, đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: vốn, thông tin, giao thông vận tải, thương mại... cũng ngày càng tăng. Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mức thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công nghiệp như: ti vi, tủ lạnh, xe máy, vải vóc... và nhu cầu về dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, du lịch, thể thao...cũng ngày càng tăng. Nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của khu vực kinh tế rộng lớn là nông nghiệp, nông thôn góp phần đáng kể mở rộng thị trường của công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ. 2.5. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội: Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước.Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; là thị trường của công nghiệp và dịch vụ... Do đó, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, phát triển nông thôn trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn.Vì vậy, phát triển nông thôn là cơ sở ổn định chính trị, xã hội. Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân, người bạn đồng minh, là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần củng cố khối liên minh công nông, tăng cường sức mạnh của chuyên chính vô sản. 3. Tính tất yếu phải phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Như đã nêu trên, kinh tế nông thôn có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác, ở các nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội. Trong khi đó, nước ta lại xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu với đa số dân cư sống ở nông thôn, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp thì kinh tế nông thôn càng giữ một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân. Muốn đưa được đất nước ta thoát khỏi đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà cho việc tiến hành quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước không có con đường nào khác là phải phát triển kinh tế nông thôn. Nó như một xu hướng tất yếu của thời đại. II. Thực trạng của kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay: 1. Những thành tựu của kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian gần đây: Trong những năm vừa qua, nhờ thực hiện những đường lối, chính sách đúng đắn mà Đảng đã đề ra nên dù gặp nhiều khó khăn như: thời tiết không thuận lợi, dịch cúm gia cầm tái phát... nhưng kinh tế nông thôn vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, đạt được mục tiêu phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng tương đối cao và liên tục (năm 2004 đạt trên 3,5%; năm 2005 đạt 4,2%). Cụ thể: 1.1. Sản xuất lương thực phát triển tốt, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia: Trong hơn bốn thập kỷ, lương thực đối với nước ta luôn là vấn đề nóng bỏng, tình trạng thiếu lương thực diễn ra thường xuyên. Song từ năm 1989 lại đây, sản xuất lương thực nước ta chẳng những đã trang trải nhu cầu lương thực cho tiêu dùng, có dự trữ lương thực cần thiết mà còn dư thừa để xuất khẩu.Đặc biệt mấy năm trở lại đây, sản lượng lương thực tăng nhanh và ổn định, điển hình là năm 2005 ước đạt gần 40 triệu tấn, tăng 400 nghìn tấn (1,1%) so với năm 2004 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đồng thời vượt xa chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Lương thực bình quân nhân khẩu tăng nhanh: từ 462,9 kg năm 2003 lên 476 kg năm 2004 và ước đạt 480 kg năm 2005. Về sản xuất lúa, hiện nay nước ta là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Sản lượng lúa ước tính cả năm 2005 đạt 35,79 triệu tấn Đảm bảo an ninh lương thực xuất khẩu hàng năm từ 3,4 đến 4 triệu tấn gạo, bằng khoảng 20 – 25% tổng lượng lúa gạo sản xuất ra và chiếm 14 – 17% lưu lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Nhờ thực hiện thâm canh cây trồng, đồng thời tăng tỉ trọng lương thực có chất lượng cao để phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, sản xuất lúa phát triển theo hướng tích cực. So với năm 2004, diện tích lúa giảm 3,4% nhưng năng suất tăng 2% nên sản lượng lúa vẫn tăng 0,4% (145 nghìn tấn) vào năm 2005. Điều này còn giúp ta tiến sâu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2005, ta đã xuất khẩu sang thị trường này 40.000 tấn gạo thơm, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, việc tăng chất lượng gạo còn giúp tăng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam: giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2005 đạt 275 USD/tấn so với 232 USD/tấn năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng cao: gạo xuất khẩu đạt trên 5 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 1,34 tỷ USD, tăng 30% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm 2004. Cùng với đó, sản xuất ngô năm 2005 cũng có những tiến bộ vượt bậc: sản lượng đạt 3,69 triệu tấn, tăng 257 nghìn tấn so với năm 2004 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Nhờ đó, cơ cấu sản lượng lương thực đã thay đổi: tỷ trọng ngô từ 8,3% năm 2003 và 8,7% năm 2004 lên 9% năm 2005, tỷ trọng lúa giảm từ 91,7% và 91,3% xuống 91% trong 3 năm tương ứng. Những kết quả đã đạt được ở trên cho thấy, sản xuất lương thực của nước ta đã và đang phát triển mạnh với tốc độ ổn định, thị trường và giá cả nông sản thực phẩm trong nước bình ổn, an ninh lương thực quốc gia được giữ vững. 1.2. Sản xuất rau, hoa màu và cây công nghiệp tăng khá cao: Sản lượng rau đạt 9.66 triệu tấn, tăng 6.9%; sắn đạt 6,5 triệu tấn, tăng 12,5%; đỗ tương đạt 297 nghìn tấn, tăng 20,7%; lạc đạt 485,4 nghìn tấn, tăng 3,5%; bông tăng 9,6%; chè tăng 4%; cao su tăng 12,1%, hồ tiêu tăng 6,4% so với năm 2004. Bên cạnh đó, chất lượng một số loại quả có tiến bộ nên đã đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2005 ước đạt 230 triệu USD, tăng 32% so với năm 2004. Diện tích cây ăn quả tăng nhanh: năm 2005 đạt 766 nghìn ha, tăng 19,3 nghìn ha so với năm 2004. Không chỉ diện tích mà sản lượng cây ăn quả cũng tăng nhanh: cam quýt tăng 12,2%, dứa tăng 13%, bưởi tăng 15,7%, xoài tăng 12,8% trong năm 2005 so với năm 2004. Do các loại rau, quả và cây công nghiệp không chỉ tăng về sản lượng mà còn tăng về chất lượng nên kim ngạch xuất khẩu đều tăng cao: năm 2005 đạt trên 2,6 tỷ USD; riêng cà phê đạt 600 triệu USD, tăng 10%; cao su đạt 600 triệu USD, tăng 25%; hạt điều đạt trên 450 triệu USD, tăng 19%; rau quả trên 210 triệu USD, tăng 33% so với năm 2004. Hiện nay, nước ta đứng thứ 1 thế giới về xuất khẩu hồ tiêu; thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, hạt điều; thứ 7, thứ 8 về xuất khẩu cao su và chè. Như vậy, sản xuất hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp đã có những bước tiến đáng kể góp phần làm tăng giá trị hàng nông sản, thu được nhiều ngoại tệ thông qua xuất khẩu. 1.3. Chăn nuôi phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện: Nhà nước ta tiếp tục chú trọng vào việc ứng dụng các thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ như: nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng các giống vật nuôi mới có hiệu quả vào chăn nuôi; ngoài ra còn chú trọng đến vấn đề thức ăn, phương thức nuôi công nghiệp, phát triển mô hình nuôi trang trại và thú y. Nhờ đó, Chăn nuôi ngày càng có những bước tiến bộ đáng kể và khẳng định được vị thế của mình trong kinh tế nông thôn. Chăn nuôi tiếp tục chuyển theo hướng chuyển mạnh sang nuôi gia súc lấy thịt, sữa và tăng trưởng khá so với năm2004. Đàn bò tăng 12,9%, trong đó bò lai là 1,3 triệu con, tăng 288 nghìn con; bò sữa đạt 105 nghìn con, tăng 8,3 nghìn con. Sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt 142,2 nghìn tấn, tăng 18,7%, sản lượng sữa tươi tăng 30%. Đàn lợn đạt 27,43 triệu con, tăng 4,9%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 2,3 triệu tấn, tăng 13,7%. Về chăn nuôi gia cầm, sau đại dịch cúm gia cầm vừa qua năm 2004, tổng đàn gia cầm năm 2005 đạt 220 triệu con, tăng 0,8%; sản lượng thịt tăng 12%; trứng tăng 11% so với năm 2004. Đồng thời, cũng sau dịch cúm này, chăn nuôinăm 2005 chuyển mạnh từ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn. Cả nước đã có 3684 trang trại chăn nuôi, tăng 37% so với năm 2004. Nhièu hình thức chăn nuôi mới hình thành như: nuôi đà điểu, cá sấu, mở rộng quy mô các đàn dê, hươu, nai... để bổ sung thay thế thịt gia cầm. 1.4. Sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều bước tiến: Năm 2005, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 0,8% và thuỷ sản tăng 9,7% đã góp phần chuyển dịch đúng hướng cơ cấu sản xuất trong kinh tế nông thôn: tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng thuỷ sản tăng. Về lâm nghiệp, nhờ chính sách giao đất khoán rừng, diện tích rừng trồng tập trung đạt 184,5 nghìn ha, tăng 0,1% so với năm 2004. Số cây trồng phân tán (chỉ tính cây lâm nghiệp) đạt 245,8 triệu cây, tăng 1,9%; công tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ đất được che phủ cây rừng đạt gần 36%, cao hơn năm 2004. Sản lượng gỗ khai thác đạt 2703 nghìn m3, tăng 2,9%, chủ yếu là gỗ rừng trồng nguyên liệu giấy. Kim ngạch xuất khẩu lâm sản (đồ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan và lâm sản khác) cũng tăng mạnh trong mấy năm qua; 10 tháng đầu năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu được 497 triệu USD hàng lâm sản, ước kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể đạt trên 590 triệu USD. Thị trường lớn nhất là Nhật Bản, tiếp theo là Mỹ, EU, Đài Loan, Hàn Quốc. Về sản xuất thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản cả năm ước tính đạt 3432,8 nghìn tấn, tăng 9,2%; trong đó, nuôi trồng 1437,4 nghìn tấn, tăng 19,5%; khai thác đạt 1995,4 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2004. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,6 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2004. Nhiều loại hải sản xuất khẩu năm 2005 đã đứng vững trên thị trường thế giới như: cá ba sa, tôm càng... Mặt hàng thuỷ sản, năm 2005 có trên 100 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đạt tiêu chuẩn thị trường EU. Nuôi trồng thuỷ sản tăng do diện tích tăng 4,3% và đa dạng hoá các loại hình nuôi trồng theo hướng hiệu quả cao và bền vững. Khai thác thuỷ sản tăng do các địa phương đã hướng dẫn ngư dân hợp tác sản xuất, bám biển dài ngày, tìm ngư trường mới, tổ chức các đội tàu dịch vụ đi thu mua sản phẩm và cung ứng nhiên liệu cho tàu đánh bắt xa bờ, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất tàu, thuyền. 1.5. Các làng nghề thủ công tăng cả về số lượng lẫn chất lượng: Hiện nay, cả nước ta có khoảng 1.456 làng nghề phân bố tại 58 tỉnh thành, riêng vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng nghề. Theo tiêu chí mỗi làng nghề có trên 20% số hộ làm nghề thì nước ta có khoảng 2.017 làng nghề phi công nghiệp, chủ yếu hoạt động ở nông thôn và ước tính có trên 300 làng nghề khác nhau như: ngành nghề thủ công, chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ... Trong vòng 10 năm qua, làng nghề ở nông thôn nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm. Giá trị tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2000 – 2004 tăng khá nhanh, bình quân tăng 15%/năm.Một số tỉnh đạt cao như Quảng Nam 25,2%/năm; Hà Tây 24%/năm; Bắc Ninh 22,9%/năm đã có hơn 40% sản phẩm xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 450 triệu USD, tăng 48% so với năm 2001. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ cho vay vốn cũng phát triển nhanh chóng với nhiều ưu đãi đối với nông dân muốn làm kinh tế như: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có mạng lưới 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch phủ kín các địa bàn nông thôn; ngoài cho vay thông thường, ngân hàng tiếp tục cho vay giảm 15% lãi suất đối với vùng III. Đén hết năm 2005, ước tính tổng dư nợ đã lên tới 165 tỷ đồng trong đó cho hộ nông dân vay vốn làm kinh tế trang trại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án nông nghiệp nông thôn đạt khoảng 120.000 tỷ đồng. 2. Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, kinh tế nông thôn còn nhiều mặt yếu kém, bất cập cần có sự điểu chỉnh kịp thời. Cụ thể các mặt hạn chế đó là: 2.1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm: Cơ cấu kinh tế nông thôn là quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển trong điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội trong một thời gian nhất định ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý sẽ quyết địng đến việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tối ưu nguồn tài nguyên đất đai, vốn, sức lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn, chuyển mạnh kinh tế nông thôn sang kinh tế hàng hoá, quyết định khả năng xã hội hoá sản xuất và lao động. Từ khi đổi mới đến nay, mặc dù đã có những chuyển dịch nhất định song nhìn chung còn chậm và về cơ bản nền kinh tế nông thôn nước ta vẫn là nền kinh tế thuần nông. Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp vẫn phát triển tách rời, thiếu sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Cơ cấu nông nghiệp chưa gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001, cơ cấu tổng thu về sản xuất kinh doanh, lâm nghiẹp và thuỷ sản chiếm 75,6%; thu từ công nghiệp , xây dựng chiếm 10,6%; còn lại là từ dịch vụ 13,8%. Trong cơ cấu tổng thu nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, thì thu từ nông nghiệp lớn nhất chiếm 79,9%; thuỷ sản là 15,3%; từ lâm nghiệp là 4,8%. Cây lương thực vẫn chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong cơ cấu cây trồng; trong đó, lúa vẫn là cây trồng phổ biến, chiếm vị trí tuyệt đối kể cả về diện tích, lao động, vốn đầu tư và tỷ trọng đóng góp của toàn ngành trồng trọt. Trong hơn 10 năm, chăn nuôi vẫn chỉ chiếm 20 – 22% giá trị sản lượng nông nghiệp. Đặc biệt, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chưa sát với thị trường, chủ yếu do nông dân tự phát thực hiện. 2.2. Sản xuất lương thực chưa có tính chuyên nghiệp, chất lượng hàng nông sản chưa cao: Hiện nay, tuy năng suất trồng lúa đã tăng song ở một vài khâu trong quy trình sản xuất vẫn mang tính thủ công truyền thống, việc sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, chưa theo một quy trình khép kín, thống nhất. Chính điều này khiến cho tỷ lệ thất thoát trong và sau thu hoạch còn tương đối cao như ở lúa là từ 10 – 13%, chất lượng hàng nông sản đặc biệt là gạo bị giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhất là thị trường nước ngoài. Khâu chế biến hàng nông sản kém phát triển, chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp nên phần lớn được xuất khẩu ra nước ngoài dạng thô hoặc mới qua sơ chế hoặc hàng đã qua tinh chế thì lại đơn điệu, mẫu mã và chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các mặt hàng này cả trên thị trường xuất khẩu và trong nước về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn đều yếu kém. Một ví dụ điển hình là tỉnh Lào Cai, đến hết năm 2004 toàn tỉnh mới có khoảng 30,8% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đúng tiêu chuẩn qui định. Một số ngành có tỷ lệ chế biến thấp như: rau quả (trên dưới 15%), chăn nuôi (dưới 5%), trong khi đó công nghệ, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Do đó, chúng ta gặp nhiều thiệt thòi, không phát huy được tối đa các nguồn lực này cũng như sức cạnh tranh của chúng ta trên thị trường yếu. Mặt khác, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn diễn ra tự phát, không theo quy hoạch. Cơ cấu giống lúa chưa đa dạng, các giống lúa chất lượng cao như: lúa Nàng thơm, lúa Bắc Hương, lúa Jasmine... lại chưa được gieo cấy trên diện rộng: lúa thơm Jasmine mới đạt 100 nghìn ha, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, một số vùng sản xuất thì cách quá xa khu trung tâm chế biến gây khó khăn cho việc vận chuyển và hao tốn thêm chi phí sản xuất. 2.3. Trình độ lao động ở nông thôn thấp, nạn thất nghiệp gia tăng: Đây là tình trạng đáng báo động hiện nay ở nông thôn nước ta. Mặc dù, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này song vẫn chưa đat được những kết quả đáng kể. Theo thống kê, năm 2005 có khoảng 85% số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa qua đào tạo, nhiều người trong số họ còn chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở – thậm chí còn không biết chữ. Số lao động có trình độ chuyên môn từ trung học chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm gần 5% tổng số lao động nông nghiệp. Chính điều này đã làm cho sản xuất của nông dân không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, năng lực cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp thấp, sản xuất không phát triển, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân hoạt động trong khu vực nông nghiệp. Ngoài ra, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay diễn ra như một hậu quả tất yếu của quá trình đô thị. Theo báo cáo của đề tài Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người dâncó đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và lợi ích quốc gia của trường Đại học kinh tế quốc dân, trong 13 năm, từ năm 1990 đến năm 2003, chúng ta đã thu hồi tới 697,410 ha đất. Trong đó, đất giành cho xây dựng là 70,248 ha; đất giao thông là 250,494 ha; đất cho thuỷ lợi là 242, 388 ha. Như vậy, hàng năm quá trình đô thị hoá đã đẩy hơn 63.000 người dân ở nông thôn rơi vào cảnh không có đất để ở, để hoạt động sản xuất kinh doanh sinh sống. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định ngày càng trở nên trầm trọng với những người nông dân nghèo. 2.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém: Hạ tầng kinh tế – xã hội ở nông thôn là những cơ sở vật chất và thiết chế cung cấp dịch vụ cho sinh hoạt kinh tế, xã hội, dân sinh trong cộng đồng thôn xã và do thôn xã quản lý, sở hữu và sử dụng. Mặc dù đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh sản xuất hàng hoá nhưng hiện tại do kết cấu hạ tầng và vật chất thấp kém đã làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của ngành. Theo UNDP,Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiêt bị máy móc lạc hậu 2 – 3 thế hệ (có lĩnh vực 4-5 thế hệ). Cụ thể: Hệ thống thuỷ lợi: Có thể nói, mỗi bước tiến của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam gắn mật thiết tới sự phát triển của công tác thuỷ lợi. Hiện nay, hệ thống thuỷ lợi chủ yếu chỉ phục vụ cho sản xuất lúa chưa đáp ứng phục vụ cho các cây trồng khác. Nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cafe, điều, hồ tiêu ... đang thiếu nước tưới trầm trọng làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Công tác đầu tư cho thuỷ lợi mặc dù đã được quan tâm nhưng hướng đầu tư chỉ tập trung ở các vùng thuận lợi như đồng bằng sông Hồng và một phần duyên hải miền Trung. Trong khi diện tích được tưới chỉ là 12,3%, vùng núi và trung du Bắc Bộ là 30,3%. Tình trạng khô hạn ở miền Trung, Tây Nguyên, tình trạng lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long đã và đang gây khó khăn cho sản xuất. Đây là nguyên nhân chính cho năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Hệ thống giao thông: Chất lượng của các công trình giao thông ở nông thôn hiện nay là quá thấp, không đạt tiêu chuẩn quốc tế và không thích ứng với yêu cầu phát triển trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chẳng hạn, đường sá ở nông thôn Việt Nam, nếu tính theo tiêu chuẩn Việt Nam, thì về độ dài đường tính trên đầu người đạt 2,1 km/1000 người, song quy ra tiêu chuẩn quốc tế mới chỉ đạt có 0,8 km/1000 người tức là giảm đi 2 lần, chỉ còn 1/3 so với tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế, trong tổng số đường bộ mới chỉ có 4% đường rải nhựa, 14% đường rải đá răm, còn lại trên 80% đường xã nông thôn là cấp phối, tức đường đất nâng cấp và đường đất. Mật độ đường giao thông/km bằng 1% với mức trung bình của thế giới. Hệ thống điện: Chất lượng cũng rất thấp. Hệ thống điện hạ thế là do dân góp tiền xây dựng. Với kinh phí hạn hẹp gom góp của dân lại, hệ thống hạ thế được xây dựng với những thiết bị không đủ tiêu chuẩn và tiến hành xây dựng cũng không đúng quy phạm, vì thế hệ thống điện là hệ thống ọp ẹp, chỉ đủ để tải điện đến các thôn xóm để thắp sáng và chạy vài thiết bị sinh hoạt thông thường, chưa thể dùng vào sản xuất. Do vậy, chúng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Một số nơi, mạng lưới điện của trung ương chưa có, người dân phải mua điện sinh hoạt của tư nhân (chạy bằng máy phát điện) với giá rất đắt (11 – 12.000 đồng/số điện). 2.5. Tình trạng khan hiếm về nguồn vốn sản xuất của người nông dân: Mặc dù, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách vốn đối với khu vực nông nghiệp, thông qua nhiều kênh huy động vốn cho nông dân như: ngân sách nhà nước, các chương trình xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm, chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn ... qua kênh tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại, tín dụng nhân dân, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển... nhưng vấn đề vốn cho nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Qua điều tra khảo sát cho thấy, hơn 80% hộ nông dân có nhu cầu vay vốn sản xuất. Hơn 70% hộ nông dân vay vốn bị vướng mắc các quy định thế chấp và thu hồi nợ. Khó khăn trong việc vay vốn thể hiện trên hai góc độ cần được giải quyết. Một mặt, lãi suất cho vay trong khu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị như: lãi suất cho vay của khu vực nông thôn là 1,35%/tháng, gần 16%/năm, là một nghịch lý nhưng lại đang hiện hữu ở nông thôn. Mặt khác, người nông dân không biết sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả. Cả hai lý do này làm cho người nông dân đành chấp nhận tình trạng thiếu vốn trong khi nhu cầu về vốn là rất cao để tạo việc làm cho bản thân và gia đình. 3. Nguyên nhân hạn chế: Để hiểu được cũng như có được những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế trên, ta phải xác định được các nguyên nhân chủ yếu của nó. Đó là: Nước ta có xuất phát điểm thấp là một nước nông nghiệp thuần nông với hàng nghìn năm duy trì chế độ phong kiến, người nông dân vì thế mang nặng tính bảo thủ, phong tục tập quán canh tác lạc hậu. Hơn nữa, việc trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc liên miên khiến người dân không có điều kiện học tập cũng như tiếp thu các tri thức tiến bộ của nhân loại; cơ sở vất chất, hạ tầng thì bị phá hoại nặng nề. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. Trình độ khoa học công nghệ còn thấp là nguyên nhân cơ bản làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Công tác quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo, tạo điều kiện cho một số phần tử tha hoá, biến chất tham ô, bòn rút ngân sách Nhà nước. Thếu sự đồng bộ, thống nhất trong việc ban hành các chính sách xuống từng địa phương, cơ sở. Một số chính sách không phù hợp với tình hình thực tiễn. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Cần nhận thức rằng, nông nghiệp, nông thôn là khu vực kém hấp dẫn trong việc thu hút vốn.Vốn FDI là một thí dụ. Đến cuối năm 2004, cả nước có 4.796 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng ký là 43,9 tỷ USD thì phần đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. III. Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường; 1. Tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đã được Đảng ta xác định tại Hội nghị Trung ương khoá VII (tháng 6 năm 1993). Trong thập kỷ tới cần định hướng cơ bản trong chuyển dịch cơ cấu kinh thôn: Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ vì trong kinh tế nông thôn gắn với kinh tế thị trường thì chuyển dịch cơ cấu theo hướng trên sẽ giúp cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Biểu hiện là giá trị sản phẩm hàng hoá cao giải quyết được việc làm, chống thất nghiệp. Trong chuyển dịch ngành trồng trọt, tạo điều kiện và hỗ trợ cho các hộ nông dân chuyển dịch theo hướng tạo ra thu nhập và lãi lớn nhất trên một đơn vị diện tích đất đai. Muốn vậy, phải vừa điều tra, nắm bắt nhu cầu thị trường, lựa chọn cây con có giá trị cao, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hoá. Phá thế độc canh trong nông nghiệp, thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác. Xây dựng, phát triển những vùng chuyên canh quy mô lớn, kết hợp sản xuất nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ. Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, ưu tiên chăn nuôi, những ngành ít tiêu dùng lương thực. Nhanh chóng thực hiện thâm canh ngành chăn nuôi. Công nghiệp, dịch vụ nông thôn bao gồm rất nhiều ngành. Tuỳ từng vùng cụ thể cần lựa chọn các ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng sau: 1) Những ngành bảo quản và chế biến nông sản; 2) Những ngành sản xuất tư liệu sản xuất cho nông nghiệp; 3) Những ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ các khâu chuẩn bị sản xuất đến khâu sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến. 2.Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuât: Việc ứng dụng tiến bộ khoa học tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thể hiện tập trung ở những lĩnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0092.doc
Tài liệu liên quan