Đề tài Nghiên cứu Văn tâm điêu long trong giai đoạn cổ điển

Truyền thống chú giải của người Trung Quốc đã xây dựng nên cho mỗi tác phẩm, mà giá trị đã thành kinh điển, một hệ thống sách vở có nhiệm vụ chú thích, giải nghĩa cho cho nó. Những văn bản chú đầu tiên thông thường cũng là những bản chú sơ lược nhất. Rồi trải qua hàng trăm năm tích tụ những tri thức giải thích về văn bản chúng ta sẽ có những cuốn sách chú giải có tính chất tập đại thành cực kì uyên bác. Trường hợp Văn tâm điêu long cũng như vậy. Những bản chú đời Minh là những chú thích toàn vẹn đầu tiên đến nay chúng ta còn giữ lại được .

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu Văn tâm điêu long trong giai đoạn cổ điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ Triều đối với Văn tâm điêu long và Lưu Hiệp là cách đọc đạo đức của nhà Nho bị sử dụng theo hướng cực đoan nhất là hướng vào công kích đạo đức cá nhân tác giả. Đặc trưng đó là sự phẩm bình cái hay, cái đẹp cũng như cái dở, cái xấu của tác phẩm chủ yếu là đứng trên lập trường tác giả và tác phẩm đó có đáp ứng được những yêu cầu của đạo đức nhà Nho hay không. Cách đọc này bất chấp sự thực khách quan và tinh thần thực chứng. Có thể từ một định kiến xấu về tác giả, mọi yếu tố của tác phẩm sẽ bị lợi dụng không đếm xỉa đến tinh thần thực chất của nó để chống lại người đã tạo ra nó. Dễ hiểu vì sao từ những định kiến về sự thiếu khiêm tốn và việt vị của Lưu Hiệp mà Triều Công Võ lại tìm cách hủy diệt giá trị của Văn tâm điêu long. Rõ ràng họ Triều không phải là người duy nhất trong lịch sử muốn làm như vậy. Nhưng cũng thật là lạ là những gì đã từng làm nhà Nho Lí Diên Thọ đời Đường thích thú ở Lưu Hiệp lại là cái chướng tai gai mắt của nhà Tống Nho Triều Công Võ. Rõ ràng cùng là một cách đọc Văn tâm điêu long, mà lại có hai phản ứng khác nhau. Nguyên nhân đó là do chuẩn mực đạo đức nhà Nho là một phạm trù có tính lịch sử, điều mà nhà Nho đời Đường cho là đáng khen thì đến đời Tống có thể hoàn toàn là không tốt?    Ngoài ra đời Tống nhắc đến Văn tâm điêu long còn có: Trương Giới張戒(Tuế Hàn đường thi thoại歲寒堂詩話), Hoàng Đình Kiên黃庭堅(Dữ Vương Lập Chi與王立之nằm trong Sơn Cốc toàn thư山谷全書; Dữ Vương Quan phục thư與王觀復書trong Dự Chương văn tập豫章文集), Lâu Thược樓鑰(Công Quý tập攻媿集quyển 103 bài Cao Đoan Thúc (Nguyên Chi) mộ chí minh高端叔(元之)墓志銘), Hồng Mại洪邁(Dung Trai tùy bút容齋隨筆)…  Học giả hiện đại là Dương Minh Chiếu (Văn tâm điêu long hiệu chú thập di文心雕龍校注拾遺, phần Phụ lục附彔, Tự bạt đệ thất序跋第七) khi tổng kết về tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long ở đời Tống cho biết có 8 quyển sách ghi chép về Văn tâm điêu long, 7 người đã từng bình phẩm Văn tâm điêu long, còn có 12 người đã trích dẫn, 8 người chịu ảnh hưởng, 11 người lấy làm dẫn chứng và 3 người đã tiến hành khảo sát đính chính cho Văn tâm điêu long . Chúng tôi vì có những quan điểm khác trong nghiên cứu ảnh hưởng của Văn tâm điêu long lên các tác giả và tác phẩm ở đời Tống , lại không thể kiểm chứng kết quả này nên chỉ nêu ra như những số liệu có tính tham khảo. Cho đến nay trong những tư liệu quá ít ỏi mà các nhà nghiên cứu Trung Hoa thu thập được của đời nhà Tống, chúng tôi có thể nhận thấy xu hướng lí giải cũng như đánh giá Văn tâm điêu long từ góc độ Nho giáo và như một tác phẩm chịu ảnh hưởng của Nho giáo là xu hướng độc tôn. Xu hướng lí giải cũng như đánh giá Văn tâm điêu long từ góc độ Phật giáo ở đời Tống đến nay chưa thấy trường hợp nào .    Giai đoạn nghiên cứu Văn tâm điêu long từ khi tác phẩm được hình thành cho đến trước khi bài tựa của Tiền Duy Thiện và văn bản Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu long元至正本文心雕龍ra đời năm 1355 có một đặc điểm nổi bật là tính chất không hệ thống và tản mạn của các nghiên cứu và bình luận. Người ta chỉ bắt gặp những bình luận và những kết luận được gói gắm lại trong một hay một vài câu hay thậm chí là vài tự rất ngắn gọn. Giai đoạn này còn là một giai đoạn rất mở trong cách nhìn nhận đánh giá tác phẩm của Lưu Hiệp. Ta bắt gặp ở đó nhiều quan điểm ngược chiều nhau khi đánh giá Văn tâm điêu long giữa các dòng tư tưởng khác nhau hay thậm chí là trong nội bộ của một dòng tư tưởng. Giai đoạn này đi song song với lịch trình phát triển của lịch sử tư tưởng Trung Quốc là quá trình Nho giáo hóa trong xu hướng tiếp nhận và lí giải Văn tâm điêu long đồng thời cũng là quá trình phiến diện hóa dạng thức một  trong nghiên cứu Văn tâm điêu long. 2.1.2.Nghiên cứu Văn tâm điêu long từ khi Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu long và bài tựa của Tiền Duy Thiện viết cho sách này ra đời cho đến khi bổ chú của Lí Tường xuất hiện:        Chúng tôi có những trăn trở của mình khi lựa chọn năm 1355, năm ra đời của văn bản hoàn chỉnh sớm nhất và bài tựa đầu tiên cho đến nay còn tìm được của Văn tâm điêu long, làm mốc giới phân chia các tiểu giai đoạn của giai đoạn nghiên cứu Văn tâm điêu long cổ điển. Thực ra khi ra đời, văn bản Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu long và bài tựa của Tiền Duy Thiện chưa chắc đã có một ảnh hưởng lên tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long vốn đã rất trầm tịch của thời kì trước. Sau năm 1355, nghiên cứu Văn tâm điêu long cùng không vì thế mà có những biến chuyển theo kiểu cách mạng và bùng nổ. Và nếu có thì những biến chuyển đó có thể cũng chẳng liên quan gì đến cái mốc này. Ý nghĩa của năm 1355 đối với lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long được xem xét bằng nhãn quan của nhà nghiên cứu lịch sử Long học hiện đại, nó gần gũi với việc vạch một đường thẳng hơn là một sự kiện lịch sử, lịch sử văn học đúng nghĩa . Bài tựa của Tiền Duy Thiện cho biết trong đống sách quý của một ông tri phủ Gia Hưng嘉興là Lưu Trinh劉貞có bản Văn tâm điêu long mà chúng ta đang nói đến. Ông tri phủ có lòng quảng đại muốn cùng giới học giả chia xẻ văn bản quý này nên đã sai người đem khắc in. Ở khoản thức đầu sách ghi "Thông sự xá nhân của nhà Lương là Lưu Ngạn Hòa trình bày"  rồi trong bài tựa Tiền Duy Thiện viết: "Đấy là hướng trình bày của Văn tâm điêu long" . Mọi chuyện bắt đầu từ hai chữ Thuật述này. Các từ điển Trung Quốc thường sử dụng chữ Trần陳(trình bày) và Tuần循(noi theo, kể theo, trình bày theo, làm theo) để giải thích  ý nghĩa cho chữ Thuật. Điều đó cho thấy người soạn ra bản sách này và người viết bài tựa cho bản sách cùng quan niệm: khi viết ra tác phẩm này là Lưu Hiệp nhằm truyền tải và minh chứng cho một tư tưởng, một cách nghĩ, một đường lối đã có sẵn trước ông. Và đường lối ấy là gì? Không chút ngần ngại Tiền Duy Thiện khẳng định trong bài tựa, đó là đường lối văn chương của các nhà Nho mang sứ mạng phục hưng Nho học trong thời kì Thánh đạo bị các học thuyết Phật, Lão chèn ép . Ông hào hứng giải thích về tư tưởng mà Văn tâm điêu long trình bày, thuật lại: "Lục Kinh đấy là sách mà mà các bậc Thánh nhân chuyên chở Đạo, truyền thừa đạo thống cho vạn đời sau, và hướng trăm họ đi theo con đường Trung Đạo. Lục Kinh lớn lao như trời đất, sáng rỡ như mặt trăng mặt trời, phô bày cái vô cùng và không thể đo đếm được của vũ trụ… Từ sau khi Khổng tử mất, từ đời Hán, đạo Thánh bắt đầu suy vi, các học giả ngày càng ngả theo những niềm tin sai trái, đạo Thánh bĩ tắc khiến trời đất lớn lao cũng bế tắc, ánh sáng của mặt trời mặt trăng cũng trở nên u ám hơn. Rồi thì trong lúc học thuyết Lão, Phật đương như dòng suối nhỏ chảy đi sắp thành sông thành bể, ai là kẻ có thể ngăn chặn chúng lại đây? Nếu kẻ nào (trong hoàn cảnh đó) biết lấy Đạo làm gốc rễ (原道), biết lấy kinh điển thánh nhân làm mẫu mực (宗經), và biết lấy thánh nhân làm thầy (徵聖) mà lập ngôn viết sách thì cơ hồ còn tạm được! Ôi chao! Đấy là hướng trình bày của Văn tâm điêu long vậy!" . Chẳng cần dài dòng mà người đọc cũng nhận ra ngay những lí luận cũng như những tự sự của Nho giáo về lịch sử trong cách lí giải tư tưởng của Lưu Hiệp cũng như giá trị của Văn tâm điêu long của Tiền Duy Thiện. Vấn đề là lí giải của Tiền Duy Thiện tiêu biểu cho một thế hệ một thời kì hay chỉ đơn thuần là ý kiến cá nhân?    Trong số hàng trăm bản Văn tâm điêu long mà hiện nay chúng tôi được biết đến thông qua những miêu tả văn bản của Dương Minh Chiếu và Chiêm Anh詹鍈  thì chỉ có ba văn bản có hiện tượng khoản thức có chữ Thuật như trên đã nêu . Cả ba văn bản này đều là văn bản của đời Nguyên hoặc có nguồn gốc từ những văn bản vào đời Nguyên hoặc đời Tống. Hiện tượng này này không xảy ra với hành trăm văn bản còn lại xuất hiện trong các triều đại sau này . Điều này cho thấy quan niệm của Tiền Duy Thiện có thể có tính đại diện cho đời Tống Nguyên về Lưu Hiệp. Đồng thời cũng cho thấy ở đời Minh quan điểm này vẫn còn được một thiểu số các văn bản vì lí do muốn giả cổ hay phỏng cổ chấp nhận.    Bài tựa của Tiền Duy Thiện và bản Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu long là thành tựu cao nhất và nghiên cứu Văn tâm điêu long thời kì này có được. Cũng như các thời trước, ở đời Nguyên những trích dẫn Văn tâm điêu long cũng xuất hiện lẻ tẻ đây đó trong các thư tịch đương thời. Hiện nay chúng ta biết đến các học giả như Vương Cấu王構(sách Tu từ giám hành修辭鑑衡quyển 2 nằm trong Tứ khố đề yếu四庫提要), Phan Ngang Tiêu潘昂霄(sách Kim thạch lệ金石例của Tứ khố toàn thư sách 1482 bản Văn Uyên các文淵閣do Đài Loan ấn hành), Hồ Tam Tỉnh胡三省(chú cho Tư trị thông giám資治通鑑Hậu Lương kỉ tứ後梁紀四),… .    Sang đời Minh, nghiên cứu Văn tâm điêu long bắt đầu khởi sắc nguyên nhân thì như Trương Thiếu Khang cũng nói qua đó là do ảnh hưởng của sự phát triển của nghề in ấn  đã dẫn đến sự phổ cập rộng rãi văn bản tác phẩm của Lưu Hiệp (thực ra cũng cần phải tính đến sự phổ cập bước đầu văn bản Văn tâm điêu long ở hai thời Tống, Nguyên đã tạo nền tảng cho nghiên cứu ở thời kì này). Thời kì này đánh dấu một sự bùng nổ các văn bản Văn tâm điêu long khác nhau. Thông qua lời của Trình Khoan một học giả đời nhà Minh thì ông đã tận tay viết tựa cho 4 bản Văn tâm điêu long khác nhau . Thời kì này mở đầu cho giai đoạn phức tạp trong nghiên cứu văn bản Văn tâm điêu long sau này. Theo như lời của giáo sư Nhật Bản là Hộ Điền Hạo Hiểu戶田浩曉thì chỉ tính riêng một văn bản Văn tâm điêu long là văn bản Văn tâm điêu long Mai Khánh Sinh âm chú bản文心雕龍梅慶生音注本xuất hiện vào đời Minh và cũng trong đời Minh, bản này đã có ngay bốn dị bản khác nhau (Hộ Điền Hạo Hiểu, Các dị bản của Văn tâm điêu long Mai Khánh Sinh âm chú bản文心雕龍梅慶生音注本的不同版本 ). Mặt khác dưới ảnh hưởng của truyền thống hiệu khám văn bản và một nền văn hóa mà khái niệm bản quyền không được đặt ra gắt gao như ngày nay thì những dị bản mới không ngừng được sinh ra khiến cho công việc của nhà văn bản học gặp rất nhiều trở ngại. Những vấn đề văn bản học từ đời Minh trở đi đã nằm ngoài khả năng bao quát của chúng tôi cũng như đại đa số các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc có Vương Lợi Khí, Dương Minh Chiếu, Chiêm Anh, Chu Chấn Phủ là những người nổi tiếng nhất trong nghiên cứu vấn đề văn bản của Văn tâm điêu long. Chúng ta có thể tham khảo các tác phẩm của họ đã được trích dẫn trong bài viết này để thấy sự vô vọng của việc tìm kiếm một văn bản đúng nhất với bản ý Lưu Hiệp.    Và chúng tôi cũng phải thừa nhận rằng từ đời Minh trở đi không một nhà nghiên cứu nào có thể bao quát hết lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long. Tham vọng của chúng tôi là truyền tải được những nét chính nhất của tình hình nghiên cứu thông qua những đỉnh cao nhất của từng thời kì.    Truyền thống chú giải của người Trung Quốc đã xây dựng nên cho mỗi tác phẩm, mà giá trị đã thành kinh điển, một hệ thống sách vở có nhiệm vụ chú thích, giải nghĩa cho cho nó. Những văn bản chú đầu tiên thông thường cũng là những bản chú sơ lược nhất. Rồi trải qua hàng trăm năm tích tụ những tri thức giải thích về văn bản chúng ta sẽ có những cuốn sách chú giải có tính chất tập đại thành cực kì uyên bác. Trường hợp Văn tâm điêu long cũng như vậy. Những bản chú đời Minh là những chú thích toàn vẹn đầu tiên đến nay chúng ta còn giữ lại được . Chúng ta trước tiên cần nói đến bản Văn tâm điêu long do Dương Thận楊慎  phê điểm批點 . Bạch Kiến Trung白建忠qua những nghiên cứu của mình về Dương Thận và quá trình phê điểm cho Văn tâm điêu long đã chỉ ra trong cách phê điểm của Dương Thận tâm lí rất kị những diễn ngôn dài dòng. Cho nên nhà học giả cổ điển tỏ ra rất kiệm lời, không bao giờ ông nói hết, nói đến đầu đến đũa những gì ông hiểu về tác phẩm . Nói một cách ít nhiều chịu ảnh hưởng của lí luận văn học phương Tây: từ những chỉ dẫn về cách hiểu văn bản và về ý nghĩa tác phẩm ông (Dương Thận) luôn tạo một khoảng trống cho liên tưởng và tìm tòi của tự thân độc giả song lại không khuyến khích những xu hướng khác những xu hướng mà mình đề ra để tiếp cận Văn tâm điêu long .    Mặt khác, như đã nói ở trên, do truyền thống kiệm lời nên rõ ràng là Dương Thận sẽ tận dụng tối đa những vòng tròn ngũ sắc để bình luận cho tác phẩm mà sẽ hạn chế càng ít càng tốt những lời Phê. Thống kê của Bạch Kiến Trung cho biết có khoảng 180 chỗ Dương Thận sử dụng những vòng tròn nhiều màu, còn số lần ông sử dụng lời Phê là khoảng hơn 20 lần . Trong đó thiên Phong cốt風骨là nơi tập trung nhiều nhất những vòng tròn nhiều màu. Toàn thiên Phong cốt với hơn 580 "tự" 字thì có đến 380 "tự" được khuyên màu, chiếm khoảng 70% . Điều đó cho thấy sự quan tâm thưởng thức của Dương Thận với thiên này của Văn tâm điêu long. Thông qua những phê ngữ và khuyên điểm người ta có thể nhận ra quan điểm của Dương Thận về những vấn đề được thể hiện trong Văn tâm điêu long như về hoạt động cấu tứ và tưởng tượng của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học(文思論), về mối quan hệ giữa Văn文và Chất質(文質論), về vấn đề kế thừa và sáng tạo những cái mới trong văn học(通變論). Những vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc triển khai trong luận văn và các chuyên luận trên các học báo của họ . Chúng tôi cũng sẽ có những tổng thuật về những vấn đề này.    Sau sự xuất hiện bản chú thích của Dương Thận là sự xuất hiện của văn bản chú thích và hiệu khám của Mai Khánh Sinh. Giới Long học vẫn hay gọi văn bản này là bản Văn tâm điêu long Mai Khánh Sinh âm chú bản文心雕龍梅慶生音注本. Văn bản chú thích này như trên chúng tôi đã đề cập đến có sáu dị bản khác nhau được khắc in trong khoảng từ năm Vạn Lịch萬歷thứ 37(1609) đến năm Thiên Khải天啟thứ 6(1626). Trong vòng 17 năm đã có ít nhất là sáu dị bản của không biết bao nhiêu lần in khắc văn bản của Mai Khánh Sinh, điều đó cho thấy văn bản của Mai Khánh Sinh chú thích có ảnh hưởng như thế nào đương thời .    Giá trị hiệu khám văn bản của Mai Khánh Sinh đối với lịch sử nghiên cứu Long học là ở chỗ: văn bản của ông được xây dựng trên cơ sở tham khảo rộng rãi nhiều văn bản Văn tâm điêu long khác nhau, kế thừa được những thành tựu hiệu khám văn bản các nhà đương thời; và trên cơ sở đó đề xuất ra những ý kiến cá nhân. Công việc hiệu khám của Mai Khánh Sinh giới hạn lại ở những công đoạn so sánh giữa các bản Văn tâm điêu long khác nhau chọn văn bản xuất hiện vào đời Nguyên niên hiệu Chí Chính làm bản nền; cân nhắc theo hay không theo ý kiến của các nhà và kết hợp với khảo cứu cá nhân tiến hành sửa chính những chỗ ông cho là bị mất chữ, thừa chữ, nhầm chữ,… Phương pháp của Mai Khánh Sinh là lựa chọn trong số các văn bản khác nhau những yếu tố ông cho là phù hợp để tạo ra một văn bản Văn tâm điêu long hoàn toàn mới. Công việc này đối với việc tìm ra một văn bản gần nhất với bản ý của Lưu Hiệp là không thể trái lại càng làm phức tạp thêm tình hình văn bản vốn đã rất đau đầu của Văn tâm điêu long. Giá trị còn lại trong công tác văn bản của Mai Khánh Sinh đó là qua văn bản Văn tâm điêu long mà ông sáng tạo ra, người ta nhận ra những cách nhìn nhận của riêng ông về tác phẩm này của Lưu Hiệp .    Trên phương diện chú thích văn bản Mai Khánh Sinh chủ yếu tập trung chú thích những vấn đề có liên quan đến vận dụng kinh điển trong Văn tâm điêu long. Ông chú rất rõ những yếu tố kinh điển như "Bào Hi họa kì thủy" 庖犧畫其始, "Cửu Trù" 九疇, "Cửu tự duy ca" 九字惟歌, "tịch trân" 席珍, "điểu tích đại thằng" 鳥跡代繩… mà đối với những vấn đề mà chúng ta cho rằng có liên quan trực tiếp đến việc lí giải nội dung mà Văn tâm điêu long muốn truyền đạt như "Văn chi vi Đức" 文之為德, "Thần Lí" 神理, "Từ chi sở dĩ năng cổ thiên hạ giả nãi đạo chi văn dã" 辭之所以能鼓天下者乃道之文也 … thì lại bị bỏ qua. Trương Thiếu Khang còn chỉ ra thêm nhiều chỗ rõ ràng Mai Khánh Sinh đã nhẹ nhàng bỏ qua việc tìm hiểu những tầng sâu tư tưởng của Văn tâm điêu long mà đi vào chú thích những vấn đề tương đối "phổ thông" đối với tầng lớp Nho học bậc cao trong xã hội đương thời . Điều đó cho thấy Mai Khánh Sinh chịu ảnh hưởng rất rõ của phương pháp đọc sách lấy kinh điển Nho gia làm nền tảng và coi văn học như là cái viết nhằm phục vụ cho công tác truyền tải những nội dung của Kinh điển. Trên bình diện nghiên cứu lí luận của Văn tâm điêu long thì Mai Khánh Sinh không cống hiến được gì nhiều; trên bình diện phương pháp tiếp cận nghiên cứu Văn tâm điêu long thì Mai Khánh Sinh là người tiêu biểu cho một cách đọc lí luận và đọc văn học đã từng có quyền uy trong một thời gian dài và nay đã thành một phương pháp cổ điển.    Nhân vật tiếp theo trong nghiên cứu Văn tâm điêu long đời Minh là Vương Duy Kiệm王惟儉, người mà ngày nay còn để lại cho lịch sử nghiên cứu Long học một văn bản chú thích quan trọng: Vương Duy Kiệm Văn tâm điêu long huấn cố bản王惟儉文心雕龍訓故本. Văn bản này ra đời gần với văn bản âm chú của Mai Khánh Sinh . Lúc đầu Vương Duy Kiệm gộp văn bản này với Sử thông huấn cố để thành một tập Văn tâm điêu long Sử thông huấn cố. Điều đó cho thấy ở đời Minh đã có những nhìn nhận có tính chất nghiên cứu ảnh hưởng của Văn tâm điêu long với tác phẩm của Lưu Tri Cơ.    Trên phương diện hiệu khám cho văn bản của Văn tâm điêu long, Vương Duy Kiệm có những cống hiến quan trọng. Vương Duy Kiệm đã tiến hành hiệu chỉnh lại trên 900 "tự" ông cho là thác ngộ trong vài bản Văn tâm điêu long . Đặc biệt là ông để lại 74 kí hiệu để biểu thị 74 chỗ mà trong phạm vi tư liệu còn hạn chế, ông không thể giải quyết triệt để được. Điều này cho thấy cách làm việc cũng như tinh thần khoa học của Vương Duy Kiệm. Nếu đánh giá về kết quả hiệu khám văn bản của Vương Duy Kiệm thì chúng ta phải thừa nhận sự thua kém của ông so với Mai Khánh Sinh, bởi nếu đặt hai bản Văn tâm điêu long bên cạnh nhau, chúng ta dễ nhận thấy nhiều chỗ Vương Duy Kiệm chưa làm được mà Mai Khánh Sinh lại hiệu khám rất thành công. Song văn bản hiệu khám của Vương Duy Kiệm có giá trị cao đối với công tác tìm hiểu phương pháp hiệu khám của các học giả đời Minh khi họ tiến hành thao tác với văn bản Văn tâm điêu long của chúng ta.    Văn bản của Vương Duy Kiệm trên phương diện chú thích lại đạt được những thành tựu cao vượt trội so với các văn bản xuất hiện đương thời khác. Phương châm chú thích Văn tâm điêu long của ông được thể hiện rất rõ trong phần trình bày những nguyên tắc soạn sách của ông (phần Phàm lệ凡例ở đầu sách Văn tâm điêu long huấn cố): "khi viết chú thích và tiến hành tìm kiếm những điển cố trong cuốn sách này, gặp phải những chữ lạ, những ngôn từ bí hiểm như cái sâu xa của 'điểu tích', 'ngư võng' hoặc kì quái của 'huyền câu', 'đan điểu', người đọc (theo quan điểm của tôi) khi đọc cuốn sách này không nên tin vào những lời viển vông vu khoát ấy, cho nên tôi không phí lời giải thích gì thêm" . Ngoài ra đối với những điển cố mà Vương Duy Kiệm coi là bình thường trong trình độ tiếp nhận của những người đời Minh kiểu như "Thuấn, Vũ, Chu, Khổng chi thánh" 舜禹周孔之聖thì ông cũng không đặt ra vấn đề giải thích. Rõ ràng Vương Duy Kiệm có mong muốn thực dụng và hướng tới phổ biến đối với văn bản Văn tâm điêu long của ông. Ông dễ dàng bỏ qua những từ khó hiểu để chú thích cẩn thận những vấn đề thuộc về điển cố. Đấy là mục đích chính của Vương Duy Kiệm và cũng là lí do tại sao ông đặt tên sách là Văn tâm điêu long huấn cố. Rõ ràng rằng những chú thích như vậy cho cuốn sách của Lưu Hiệp phải được viết bởi tay của một người chịu ảnh hưởng rất nặng của cách đọc văn chương và quan niệm văn chương của Nho gia song người này là một nhà Nho "khiêm tốn" hướng tới những mục đích nhật thường và truyền bá chứ không nhằm đến một sự phô trương những hiểu biết sách vở. Với trường hợp của Vương Duy Kiệm, nhà viết lịch sử Long học Trương Thiếu Khang có chỉ ra tính chất thiếu cân đối và khách quan trong những chú thích của ông cho Văn tâm điêu long. Trương Thiếu Khang coi đây là một bản chú không hoàn bị và có vi phạm một số nguyên tắc của hoạt động chú thích văn bản .    Ngoài Dương Thận, Mai Khánh Sinh, Vương Duy Kiệm người ta thường nhắc đến những nghiên cứu của Tào Học Thuyên曹學佺  về Văn tâm điêu long, coi những nghiên cứu của ông là điểm chốt quan trọng cuối cùng trong hành trình dài nghiên cứu Văn tâm điêu long dưới triều đại nhà Minh. Các nhà nghiên cứu hiện đại đánh giá rất cao Tào Học Thuyên ở chỗ ông nhìn nhận Văn tâm điêu long như một tác phẩm có hệ thống và có những nguyên lí quán xuyến nó. Cho đến nay những lí giải sớm nhất mà chúng tôi biết được về cấu trúc của cuốn Văn tâm điêu long ngoại trừ những lí giải của chính tác giả Lưu Hiệp là lí giải của Tào Học Thuyên. Tào Học Thuyên cho rằng Văn tâm điêu long được chia ra làm hai phần: 25 thiên đầu là phần Lưu Hiệp lần lượt giải thích kĩ càng các loại thể của Văn; 25 thiên sau là phần Lưu Hiệp gắng sức dẫn dụng các thuật làm Văn . Cách chia này cực kì thiếu sót và sơ sài nếu ta đặt nó bên cạnh cách phân chia của Lưu Hiệp hay là của những nhà nghiên cứu Long học hiện đại. Sở dĩ có thái độ phân chia qua quýt này một phần cũng là vì Tào Học Thuyên cho rằng tư tưởng của Lưu Hiệp không thể hiện qua cách cấu trúc tác phẩm mà lại tập trung xung quanh duy nhất một khái niệm, đó là khái niệm phong風 . Theo định nghĩa của Tào Học Thuyên: "phong là bản nguyên của mọi sự hóa và cảm, là sự phù hợp giữa tính và tình" 風者, 化感之本原, 性情之符契. Nói đây là định nghĩa của Tào Học Thuyên vì Tào Học Thuyên đã cải biến định nghĩa của Lưu Hiệp để cho định nghĩa ấy chuyển tải một cách nhìn mới về Văn tâm điêu long. Lưu Hiệp thiên Phong cốt風骨sách Văn tâm điêu long đã từng định nghĩa: "Thi gồm có Sáu nghĩa, đứng đầu trong Sáu nghĩa là phong, phong lại là bản nguyên của mọi sự hóa và cảm, là sự phù hợp giữa chí và khí" 詩總六義, 風冠其首, 斯乃化感之本源, 志氣之符契也 . Chỉ có thay đổi cặp khái niệm chí và khí thành cặp khái niệm tính và tình là đã biến khái niệm phong của riêng Lưu Hiệp thành khái niệm chuyển tải quan niệm về chức năng văn học mang màu sắc Đạo học Tống-Minh . Như vậy với cách tiếp cận này Tào Học Thuyên đã đọc Văn tâm điêu long và chú thích cuốn sách này theo con mắt của một nhà Nho. Ông nhấn mạnh vào thiên Phong Cốt và tiến hành công việc làm biến đổi nội hàm các khái niệm của Lưu Hiệp vì ông muốn chứng minh Văn tâm điêu long là cái viết để nêu cao giá trị của Văn trong việc truyền tải Thánh đạo . Tào Học Thuyên là người đại biểu cuối cùng cho các nhà nghiên cứu Văn tâm điêu long dưới triều Minh.    Đến đời Thanh nghiên cứu Văn tâm điêu long đạt đến đỉnh cao nhất của giai đoạn cổ điển. Không còn nghi ngờ gì nữa thời kì này là thời kì đóng vai trò tổng kết toàn bộ những thành tựu nghiên cứu tác phẩm của Lưu Hiệp mà các triều đại trước đã đạt được. Người ta hay nhắc đến phong khí của một nền học thuật dưới hai triều đại Càn Long乾龍và Gia Khánh嘉慶 (khoảng từ năm 1756 đến năm 1820) đã ảnh hưởng ra sao đến những nghiên cứu Văn tâm điêu long của thời kì này. Các nhà nghiên cứu ở đời Thanh là các học giả thuần túy , họ cực giỏi tiểu học , học rộng, có nhiều kinh nghiệm trong chỉnh lí, hiệu khám và chú thích cổ tịch, và đặc biệt là ý thức tự giác trong học thuật cực cao. Những học giả nổi tiếng nhất trong nghiên cứu Văn tâm điêu long thời kì này đó là: Kỉ Vân紀昀, Hách Ý Hạnh郝懿行, Lư(Lô) Văn Siêu盧文弨, Phùng Thư馮舒, Cố Quảng Kì (Ngần) 顧廣圻, Tôn Di Nhượng孫詒讓, Hà Trác何焯…Tập đại thành cho những nghiên cứu Văn tâm điêu long giai đoạn cổ điển là tác phẩm Văn tâm điêu long tập chú文心雕龍輯注của Hoàng Thúc Lâm黃叔琳 (1674-1756) cùng một hệ thống các thư tịch đóng vai trò phát triển cho cuốn sách đó .    Hoàng Thúc Lâm soạn Văn tâm điêu long tập chú vào khoảng năm Ung Chính thứ 9 (theo Tây Lịch là năm 1731). Văn bản này ra đời vào thời kì mà những chú thích từ đời nhà Minh đã trở thành không dễ dàng gì đọc được với những người sống ở đời nhà Thanh . Lúc này văn bản tập hợp các chú thích cho Văn tâm điêu long của Hoàng Thúc Lâm ứng thời mà xuất hiện như để khắc phục tình trạng nan giải trong tiếp nhận Văn tâm điêu long đó và ngay lập tức văn bản này được truyền bá rộng rãi có ảnh hưởng sâu rộng và cho đến nay nó vẫn được coi là đại biểu cho các thành tựu trên phương diện chú thích, hiệu khám văn bản của các học giả cho Văn tâm điêu long. Rõ ràng thông qua việc phân tích những giá trị của Văn tâm điêu long tập chú ta có thể có một cái nhìn không quá phiến diện về nghiên cứu Văn tâm điêu long dưới triều đại của nhà Thanh.    Những chú thích của Hoàng Thúc Lâm cho Văn tâm điêu long tập trung vào làm rõ những tương đồng giữa ngôn từ của Lưu Hiệp và ngôn từ của kinh điển Nho gia cùng bách gia chư tử trong cuốn sách này. Mục đích của chú giải trong cuốn sách không nhằm làm rõ cho quan điểm cũng như tư tưởng của Lưu Hiệp về Văn mà mục đích tối cao là để phục vụ cho cách đọc kinh học với các thể Văn khác được dễ dàng và thuận lợi. Nếu ta lấy thiên Nguyên đạo原道của sách Văn tâm điêu long làm trường hợp để nghiên cứu và khảo sát  chúng ta sẽ có được các kết quả sau: Hoàng Thúc Lâm tổng cộng đã chú thích 27 chỗ cho thiên này. Các chú thích đó là vào các từ như: "nguyên hoàng" 元黃, "phương viên" 方圓, "nhật nguyệt điệp bích" 日月疊璧, "bính úy" 炳蔚, "Bào Hi họa kì thủy" 庖犧畫其始, "Trọng Ni dực kì chung" 仲尼翼其終, "Hà Đồ" 河圖, "Lạc Thư" 洛書, "ngọc bản" 玉版, "đan văn lục điệp" 丹文綠牒, "điểu tích" 鳥跡, "đại thằng" 代繩, "tam phần" 三墳, "nguyên thủ tải ca" 元首載歌, "trần mô" 陳謨, "cửu tự duy ca" 九序惟歌, "di nhục" 彌縟, "Văn Vương ưu hoạn" 文王憂患, "diêu từ" 繇辭, "chế thi tập tụng" 剬詩緝頌, "phủ tảo" 斧藻, "dung quân"鎔鈞, "thiên lí ứng" 千里應, "tịch trân" 席珍, "Phong tính" 風姓, "nguyên thánh" 元聖, "tố vương" 素王 . Các ngôn từ này đều là các ngôn từ của kinh điển Nho gia, các sách sử phổ thông và một số sách tiểu học cũng rất thông dụng. Áp đảo trong những thống kê này là chú thích cho các ngôn từ có nguồn gốc kinh điển Nho giáo. Các thiên khác ngoài Nguyên đạo cũng tập trung chú thích cho những vấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái.doc
Tài liệu liên quan