Bảng nội dung
LỜI CẢM ƠN . 3
Danh mục từviết tắt . 6
Danh sách Bảng . 6
Danh sách Hình . 6
1. Tóm lược . 7
1.1 Đặt vấn đề. 7
1.2 Những ghi nhận cơbản . 7
1.3 Các đềxuất chính . 8
2. Giới thiệu . 9
2.1 Thông tin chung về đầm phá Tam Giang – Cầu Hai . 9
2.2 Cơsởlý luận . 10
2.3 Phạm vi Nghiên cứu. 11
2.4 Mục tiêu của nghiên cứu . 11
2.5 Phương pháp . 12
3. Kết quả/Ghi nhận . 13
3.1 Thiếu thông tin giữa các thôn và ý thức người dân vẫn còn thấp . 14
3.2 Động lực tác động đến sựtham gia của hội viên còn thấp, đặc biệt là từcác BCH . 14
3.3 Vai trò tích cực của Hội phụnữ. 15
3.4 Tổng quan ngắn gọn vềcác kết quảbáo cáo ởbốn xã đến làm việc . 15
3.4.1. Vinh Hiền . 15
3.4.2 Lộc Điền . 16
3.4.3 Hải Dương . 17
3.4.4 Lộc Trì . 18
4. Phân tích các xã mà đoàn đến làm việc . 19
4.1 Xã Vinh Hiền . 19
4.1.1 Ý thức vềvai trò của CHNC . 19
4.1.2 Ý thức tham gia CHNC của người ngoài hội . 20
4.1.3 Mong muốn của người ngoài hội tham gia CHNC . 20
4.1.4 Tính khảthi tham gia các CHNC của người ngoài hội . 20
4.1.5 Dân vạn đò . 21
4.1.6 Ngưdân khai thác biển . 21
4.1.7 Thông tin liên lạc và luồng thông tin giữa mọi người . 21
4.1.8 Ý thức vềgiao quyền khai thác thủy sản . 21
4.1.9 Các lý do người dân không tích cực tham gia hoạt động của CHNC . 22
4.1.10 Các xung đột hiện tại giữa hội viên và người ngoài hội . 22
4.2 Xã Lộc Điền . 23
4.2.1 Thôn Trung Chánh . 23
4.2.2 Thôn Miêu Nha . 24
4.2.3 Ngưdân vạn đò . 25
4.2.4 Giao tiếp và luồng thông tin giữa mọi người . 25
4.2.5 Ý thức vềgiao quyền khai thác thủy sản . 26
4.2.6 Tiếp nhận vềxung đột sau khi giao quyền khai thác thủy sản . 26
4.2.7 Xung đột giữa hội viên và người ngoài hội . 26
4.3 Xã Hải Dương . 26
4.3.1 Giao tiếp và luồng thông tin giữa mọi người . 27
4.3.2 Ý thức vềgiao quyền khai thác thủy sản . 27
4.3.3 Xung đột hiện tại và quan điểm của người dân vềcác xung đột sau giao quyền khai thác thủy sản . 27
4.4 Xã Lộc Trì . 28
4.4.1 Ý thức vềchức năng CHNC . 28
4.4.2 Mong muốn tham gia CHNC của người ngoài hội . 28
4.4.3 Tính khảthi tham gia vào CHNC của người ngoài hội . 28
4.4.4 Người dân vạn đò . 29
4.4.5 Ngưdân khai thác biển . 29
4.4.6 Thông tin liên lạc và luồng thông tin giữa mọi người . 29
4.4.7 Nâng cao ý thức vềgiao quyền khai thác thủy sản . 29
4.4.8 Các xung đột hiện tại và các quan điểm vềxung đột sau khi giao quyền khai thác thủy sản . 29
5. Kết luận. . 30
6. Kiến nghị. 34
7. Các yêu cầu tiếp theo . 39
8. Tham khảo . 40
41 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về cộng đồng dân cư có ít đại diện trong các Chi hội Nghề cá ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham gia vào hội
Thôn Hiền Hòa 2 250
- Ngư dân đầm phá (chủ yếu là khai thác di động) 249
- Người NTTS 1
Thôn Hiền Vân 1, 2, và 3 130
- Ngư dân đầm phá (chủ yếu là khai thác di động) 30
- Người NTTS 100
Tổng số người chưa tham gia vào CHNC 380
(dân vạn đò) 80-130
16
Từ Bảng 3, đại bộ phận người ngoài hội sử dụng ngư cụ di động và sống chủ yếu ở thôn Hiền Hòa 2
(thôn vạn đò). Số hộ ở xã Vinh Hiền là 1.917 hộ phân bố ở bảy thôn. Một phần ba phụ thuộc vào các
hoạt động liên quan đến đầm phá. Một phần lớn dân số sống phụ thuộc vào các hoạt động khai thác
biển. “Các hộ còn lại sống dựa vào nông nghiệp và các hoạt động khác (thí dụ thợ nề, buôn bán,
chăn nuôi gia cầm) gồm cả lao động làm ăn xa. Những hộ gia đình sống phụ thuộc vào đầm phá
đang đối mặt với các ảnh hưởng tiêu cực vì sinh kế của họ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên
nhiên và thu nhập của họ không ổn định. Phần lớn trẻ em trên 14 tuổi đều bị ép buộc vào Sài Gòn để
kiếm sống” (Bùi Đức Bé, Nguyễn Thị Kim Loan, 2007, tr. 2).
Tổng quan về bộ phận dân cư không tham gia vào CHNC ở xã Vinh Hiền
Một số người dân trong xã tham gia vào các CHNC với số lượng rất ít hoặc là những hội viên thiếu
tích cực. CHNC và UBND xã báo cáo là khoảng 30% hội viên NTTS và 20% ở các CHNC đầm phá
là hội viên thụ động. Họ thường không tham gia vào các hoạt động do CHNC tổ chức hoặc đang
ngưng nộp phí hội viên. Một số khác hiện là hội viên nhưng lại thuyết phục người khác (hội viên lẫn
người ngoài hội) không tham gia vào các hoạt động của CHNC. Lý do chính khiến những hội viên
này thiếu năng động là xung đột cá nhân, các vấn đề tình cảm hoặc không có lợi ích tức thì từ việc
tham gia.
CHNC cho rằng trách nhiệm này một phần thuộc về chính quyền địa phương. Sự quản lý của họ
không giúp cho ngư dân hiểu rõ về nhiệm vụ của các CHNC và họ cũng không cố gắng để giảm
thiểu các xung đột có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động đồng quản lý và các quy chế trong tương lai
trên vùng đầm phá.
3.4.2 Lộc Điền
Bảng 4. Tìm hiểu thông tin chi tiết xã Lộc Điền
Tên nhóm Số người ngoài hội
Thôn Trung Chánh 45
- Ngư dân đầm phá (chủ yếu là khai thác di động) 30
- Người NTTS 10
Thôn Miêu Nha 34
- Ngư dân đầm phá (chủ yếu là khai thác di động) 30
- Người NTTS 15
Người dân vạn đò 30
Tổng số người chưa tham gia vào CHNC 120
Đại đa số người dân tham gia vào các CHNC là người NTTS và người đánh bắt quy mô nhỏ sử dụng
ngư cụ di động. Tỉ lệ người ngoài hội được tóm tắt như sau:
• Ở thôn Trung Chánh, 10% ngư dân không phải là hội viên và đại đa số họ là ngư dân đầm
phá
• Ở thôn Miêu Nha, 20% chưa tham gia hội. Đại đa số là ngư dân quy mô nhỏ
17
3.4.3 Hải Dương
Bảng 5. Thông tin chi tiết về xã Hải Dương
Tên nhóm Số người ngoài hội
Thái Dương Hạ Nam 12
- Người khai thác đầm phá 10
- Người NTTS 4 2
Thôn Thượng Tây 45
- Ngư dân đầm phá (chủ yếu là khai thác di động) 15
- Người NTTS 0
- Dân vạn đò (không được báo cáo chính thức) 30
Tổng số người ngoài hội 57
Ngư dân đến từ các thôn khác Không có thông tin
- Ngư cụ khai thác di động 30%
- Ngư cụ cố định 70%
Hải Dương có dân số 8.199 người; phần lớn họ chỉ tham gia vào đánh bắt. Báo cáo tiến độ của dự án
IMOLA cho biết trong năm 2007, người dân đã tiến hành hoạt động NTTS chiếm 27% tổng dân số.
Người tham gia vào các hoạt động đánh bắt (ở đầm phá và biển) chủ yếu từ các thôn Thái Dương Hạ
Nam, Thái Dương Thượng Tây, Vĩnh Trị và Thái Dương Hạ Trung trong khi ngư dân ở vùng Thái
Dương Hạ Bắc chủ yếu tham gia vào khai thác biển. Các hộ tham gia vào nông nghiệp chiếm đến
16% toàn bộ dân số (Hải Dương, 2007).
Khó khăn và hạn chế
Một nhóm đang đối mặt với các khó khăn trong việc cố gắng tìm ra một ý tưởng rõ ràng về thực
trạng vì việc tiếp cận thông tin và thời gian bị hạn chế. Số lượng người phỏng vấn không tham gia
nhiều vào CHNC và việc thu thập thông tin và số liệu hạn chế.
Vì những lý do này, không thể phân loại được quan điểm của mọi người thành các mục khác nhau
nhưng số liệu mô tả báo cáo trong đoạn sau.
Tổng quan về thành phần không tham gia vào CHNC ở xã Hải Dương
Ở xã Hải Dương, các CHNC là tương đối mới và họ tham gia cả khai thác lẫn NTTS. UBND xã đã
báo cáo có 196 hội viên ở 3 CHNC với 90% tổng số hội viên ở xã. Đại đa số ngư dân không tham
gia vào các CHNC ở xã Hải Dương từ các xã khác.
Một tỉ lệ nhỏ những người chưa tham gia hội có các hoạt động khai thác di động từ thôn Thượng
Tây trong khi một số người dân vạn đò (đã định cư hoặc chưa định cư) trong vùng này không tham
gia CHNC. Một số nhỏ người tham gia các hoạt động khai thác cho thấy người tham gia có ý thức
thấp và ít hiểu biết về vai trò của CHNC đa số là người già và nghĩ rằng tham gia các CHNC đối với
họ là không còn có ích.
4 Số liệu này được Chủ tịch CHNC NTTS cung cấp trong đó có nêu ra việc từ chối đề nghị tham gia của hai hộ gia đình vì CHNC
NTTS hoạt động địa lý ở ba thôn song tập trung chủ yếu vào một thôn. Người này cho biết từ chối sự tham gia của ngư dân từ hai thôn
còn lại để tránh xung đột. Những người này đã bỏ nuôi lồng song một số người khác vẫn đang khai thác đáy và rớ. Vì những cá nhân
này sống xa thôn nơi có hoạt động NTTS nên việc quản lý họ gặp nhiều khó khăn.
18
Chúng tôi cũng phỏng vấn những người dân vạn đò từ thôn. Họ khẳng định là họ chưa từng được các
CHNC và UBND xã vận động tham gia vào CHNC và cho biết đại đa số người dân vạn đò trong
thôn chưa từng được phỏng vấn và một số vẫn còn sống trên thuyền. Họ đại diện cho một bộ phận
người dân vì họ không được tham gia vào các sáng kiến của thôn. Họ thể hiện sự quan tâm của mình
và mong hiểu rõ hơn về CHNC vì họ muốn phát triển các kỹ năng để có các sinh kế thay đổi.
Tổng quan về bộ phận chưa tham gia vào CHNC ở xã Hải Dương
UBND xã và hội viên CHNC báo cáo rằng tỉ lệ người dân từ 20-30% không tham gia tích cực và
một phần nhỏ khoảng 2% diễn tả mong muốn ra khỏi chi hội. Tuy nhiên, những số liệu này vẫn chưa
có chứng cứ xác định và do nhóm gặp phải một số hạn chế trong thời gian thảo luận, không thể xây
dựng số liệu cơ sở khẳng định tỉ lệ này. Chúng tôi đề xuất có chuyến công tác thực địa lần thứ hai ở
UBND xã và trưởng thôn trong xã.
3.4.4 Lộc Trì
Bảng 6. Thông tin chi tiết về xã Lộc Trì
Tên nhóm Số người ngoài hội
Thôn Đông Hải 0
- Ngư dân khai thác đầm phá 0
- NTTS 0
Thôn Lê Thái Thiện 100
- Ngư dân khai thác đầm phá 20
- NTTS 80
Tổng số người ngoài hội 100
(dân vạn đò) 20-80
Khó khăn và hạn chế
Nhóm đối mặt một số khó khăn trong việc tìm hiểu về thực trạng do tiếp cận thông tin và do thời
gian bị hạn chế. Chúng tôi không đến các thôn để phỏng vấn người ngoài hội NTTS và đánh bắt vì
thành viên BCH quá bận rộn với các hoạt động khác. Những người được phỏng vấn không tham gia
nhiều vào CHNC và điều này hạn chế việc sáng tỏ số liệu và thông tin.
Tổng quan về bộ phận chưa tham gia vào CHNC ở xã Lộc Trì
Ở xã Lộc Trì, CHNC Lê Thái Thiện được thành lập chính thức vào ngày 21/09/2009 sau khi tách
CHNC Đầm phá Lộc Trì (thành lập ngày 7/8/2007) thành hai CHNC: Lê Thái Thiện và Đông Hải.
Bảng 6 cho thấy phần lớn ngư dân không tham gia vào các CHNC thuộc thôn Lê Thái Thiện và phần
lớn là người NTTS. Một số sống ở vùng cô lập, chưa từng được các CHNC hoặc UBND xã tiếp cận.
Đối với xã Hải Dương, các CHNC Lộc Trì đã báo cáo rằng chỉ có một số ngư dân đến từ các xã khác
như Vinh Hiền, Lộc Điền và Thị trấn Phú Lộc. Họ chủ yếu sử dụng các ngư cụ khai thác di động và
người từ xã Lộc Trì chưa từng liên lạc với những người đó.
Qua các lần đến làm việc với CHNC Đông Hải, chúng tôi đã xác nhận rằng tất cả ngư dân đều là hội
viên CHNC.
19
4. Phân tích các xã mà đoàn đến làm việc
Phân tích sau sẽ mô tả thông tin chi tiết. Đối với mỗi xã tổng quan về những người không tham gia
vào CHNC sẽ được tóm tắt theo các mục sau. Ý thức về chức năng của CHNC, mong muốn của
người ngoài CHNC tham gia vào CHNC, khả năng người ngoài CHNC tham gia vào các CHNC.
Nghiên cứu này sẽ đưa ra một bức tranh về các hạn chế chủ yếu và những nhóm người có hoàn cảnh
khó khăn trong xã. Phần thứ hai đối với từng xã sẽ báo cáo về cách tiếp cận của người phỏng vấn về
giao quyền khai thác thủy sản và xung đột giữa mọi người.
Chỉ có ở xã Vinh Hiền và Lộc Trì vẫn tồn tại một số hội viên CHNC không tích cực (mà cộng đồng
của họ có ít đại diện tham gia vào CHNC). Đặc điểm này cũng sẽ được mô tả đối với hai xã còn lại.
Số liệu từ các nguồn khác nhau được kiểm tra qua các lần phỏng vấn và được xem là không chính
thức. Đây là nỗ lực nhằm đưa ra một bức tranh chung về quan điểm của con người trong một thời
gian ngắn, phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
4.1 Xã Vinh Hiền
Hình 3. Bản đồ xã Vinh Hiền, Tam Giang – Cầu Hai. Nguồn: Dự án IMOLA
Vinh Hiền là một xã ven biển nằm ở phía Nam dải cát gần đầm phá.
4.1.1 Ý thức về vai trò của CHNC
Tất cả người ngoài hội được phỏng vấn hoàn toàn không ý thức hoặc chỉ được thông báo một phần
về sự hiện diện của các CHNC. Quan điểm của họ về các CHNC được mô tả như sau:
• Người phỏng vấn không có hiểu biết gì về các quy chế hiện có liên quan đến quản lý và bảo
vệ đầm phá
20
• Họ hiểu sai về vai trò của CHNC (đại đa số họ cho rằng chỉ người NTTS mới được tham gia
vào CHNC)5 và thiếu ý thức về các quá trình đồng quản lý
• 90% người được phỏng vấn mặc dù là hội viên của các hội khác như HPN và Hội nông dân
không tham gia vào các CHNC. Điều này cho thấy mặc dù họ là hội viên tiềm năng và hiểu
rõ về lợi ích của hội, nhưng họ bị thiếu thông tin
Hình 4. Thảo luận nhóm phụ nữ trong các cuộc phỏng
vấn ở xã Vinh Hiền
4.1.2 Ý thức tham gia CHNC của
người ngoài hội
Tất cả những người được phỏng vấn không
ý thức hoặc không được thông báo đầy đủ
về sự hiện diện của các CHNC. Quan điểm
của họ về các CHNC có thể mô tả qua các
điểm sau:
1. Người được phỏng vấn có ít kiến
thức về các quy chế hiện có trong quản lý
và bảo vệ đầm phá;
2. Họ nhận thức sai về chức năng của
CHNC (đại đa số họ nghĩ rằng chỉ có ngư
dân NTTS có thể tham gia vào CHNC) và
họ ít hiểu biết về quá trình đồng quản lý;
3. 90% hộ dân phỏng vấn dù là hội
viên của các hội khác như HPN, Hội nông
dân cũng không tham gia vào CHNC. Điều
này cho thấy rằng mặc dù những người này
là hội viên tiềm năng và hiểu các lợi ích
của CHNC, họ vẫn thiếu thông tin.
4.1.3 Mong muốn của người ngoài
hội tham gia CHNC
Những phỏng vấn cho thấy phụ nữ mong
muốn rõ hơn về các CHNC; phần lớn
không mong muốn nhận tiền/tiền vay từ các
CHNC nhưng mong được tập huấn và tham
gia vào các cuộc họp; được tập huấn về bảo
vệ môi trường đầm phá; một phần nhỏ
mong đợi các kết quả thực tiễn và/hoặc hỗ
trợ tài chính tức thì; đại đa số người được
phỏng vấn cho rằng việc họ tham gia
CHNC là nhằm tìm cơ hội cải thiện sản
xuất.
4.1.4 Tính khả thi tham gia các CHNC của người ngoài hội
Mặc dù đại đa số được phỏng vấn sống trong điều kiện khó khăn, thiếu giáo dục song không một ai
tuyên bố là họ không thể đóng phí hội viên hằng tháng cho các CHNC. Dù một số hội viên vẫn đóng
5 Thực tế cho thấy người ta biết về CH NTTS nhiều hơn.
21
phí hội viên, do họ sống trong điều kiện khó khăn ở vùng sâu vùng xa, không có thuyền và thậm chí
không có nhà, việc thuyết phục họ đóng phí tham gia các hoạt động của CHNC là điều khó khăn.
Một số người nhận được sổ hộ nghèo: khi có thu nhập cực kỳ thấp, hoặc trên 60 tuổi hoặc gặp các
trở ngại thể chất. Những người này thường có cuộc sống bấp bênh và không đủ khả năng hỗ trợ gia
đình mình.
Hình 5. Nhà của dân vạn đò ở xã Vinh Hiền
4.1.5 Dân vạn đò
Thiểu số này cần sự quan tâm đặc
biệt vì họ dường như là nhóm người
chịu thiệt thòi nhất và bị tách ra khỏi
bộ phận còn lại của dân cư trong xã.
Có ít thông tin về nơi họ cư trú, thói
quen và tập tính di trú. Các gia đình
có quy mô lớn và sống trên thuyền
nhỏ, thỉnh thoảng ở vùng xa. Đại đa
số họ chỉ tham gia các hoạt động khai
thác di động quy mô nhỏ với thu nhập
thấp và sản lượng phụ thuộc phần lớn
vào điều kiện thời tiết. Tuy nhiên,
người dân vạn đò cũng quan tâm đến
vai trò, các hoạt động của CHNC
song họ không được thông báo đầy
đủ.
4.1.6 Ngư dân khai thác biển
Các báo cáo cho thấy một phần ba người dân tham gia vào các hoạt động thủy sản là ngư dân khai
thác biển. Do thu nhập thấp, phần lớn họ vừa khai thác biển, NTTS vừa đánh bắt trên đầm phá.
Không một ai là hội viên CHNC và bị tách biệt, không được UBND xã và/hoặc các CHNC tiếp cận
vì không biết về nơi họ cư trú. HPN cho biết họ cố gắng tiếp cận với phụ nữ khai thác biển song
không thể được do những người này sống lênh đênh trên sông nước. Phần lớn những người này
cũng tham gia vào các nghề khác (nông nghiệp và buôn bán nhỏ), không có thời gian hoặc không
thể tham gia và am tường các hoạt động của CHNC.
4.1.7 Thông tin liên lạc và luồng thông tin giữa mọi người
Hội viên CHNC báo cáo rằng phần lớn ngư dân hiện tại không tham gia vào các CHNC không được
BCH hoặc UBND xã thông báo về sự tồn tại/ các hoạt động của CHNC và họ không ý thức về giao
quyền khai thác thủy sản và các hậu quả của việc họ không được tham gia khai thác trên mặt nước
đầm phá. Trái lại, thành viên UBND xã nêu ra rằng người không phải là hội viên ở cấp thôn không
được vận động và/hoặc không tham gia vào CHNC vì không ai thông báo cho họ. UBND xã cho
rằng dù có thông báo cho những người này về việc tồn tại của CHNC thì họ cũng không ý thức hết
vai trò của các CHNC.
4.1.8 Ý thức về giao quyền khai thác thủy sản
Cả UBND xã và CHNC ở Vinh Hiền đều ý thức về giao quyền khai thác thủy sản và ảnh hưởng của
nó đối với dân cư đầm phá. Phỏng vấn nhiều người khác nhau cho thấy, việc người dân không ý thức
22
về các quy định giao quyền khai thác thủy sản là khá nhiều. Một số người cho biết họ có nghe thông
báo trong khi đó những người khác lại không hề biết gì. Vì mặt nước đầm phá thuộc phạm vi quản lý
của xã, và có khả năng những người không tham gia vào CHNC sẽ không được tiếp cận giao quyền
khai thác. UBND xã sẽ chịu trách nhiệm đối với những người bị khai trừ sau khi giao quyền và sẽ để
lại một khoảng mặt nước giới hạn để bộ phận này có thể khai thác kiếm sống.
4.1.9 Các lý do người dân không tích cực tham gia hoạt động của CHNC
Mặc dù UBND xã và hội viên CHNC hiểu rõ về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của giao quyền khai
thác thủy sản, họ dường như không chịu trách nhiệm hoặc hành động trong thông báo và vận động
mọi người. Lý do cho điều này gồm:
1. UBND xã nhận ra tầm quan trọng trong việc can thiệp nhưng họ tin rằng BCH và/hoặc hội viên
CHNC phải chịu trách nhiệm vì họ có kiến thức sâu hơn về các thôn của họ. Các CHNC thì lại
nghĩ ngược lại
2. Các CHNC cho rằng họ quá bận rộn với các hoạt động khai thác và NTTS nên không có thời
gian để vận động mọi người
3. BCH có ít động lực và không có sáng kiến hoặc xem xét việc nâng cao ý thức là một công việc
không quan trọng
4.1.10 Các xung đột hiện tại giữa hội viên và người ngoài hội
Không có dấu hiệu về các xung đột nghiêm trọng trong xã ngoại trừ việc sử dụng và bành trướng lừ6
thiếu kiểm soát. Lừ được coi là ngư cụ mang tính hủy diệt cao nhưng UBND xã không thể nào cấm
mặc dù Chính quyền đã xem nó là một hoạt động bất hợp pháp. Cho đến nay, đã có 900 lừ ở Vinh
Hiền. Lừ cũng có mặt ở các vùng nò sáo, gây ra nhiều vấn đề khác nhau giữa những ngư dân. Dù
một số hội viên và người ngoài hội sử dụng lừ để khai thác, một số khác sử dụng chúng như nghề
khai thác duy nhất.
Hội viên chi hội không có quan tâm đến ngăn chặn lừ vì:
1) không có luật nào cấm lừ;
2) những người khác vẫn khai thác lừ; và
3) xuất phát từ nhu cầu của gia đình (thu nhập thấp)
Hiện tại có khoảng 140 nò sáo ở xã Vinh Hiền và Nhà nước đang có kế hoạch giảm 50% trong năm
2009. Điều này có nghĩa là một bộ phận ngư dân nhận được sự hỗ trợ đền bù mất mát ngư cụ và đây
là cách thức để có được thu nhập thay thế. Điều này còn gây ra khó khăn trong thực hiện các hoạt
động đồng quản lý và những hộ ngư dân này không tham gia vào CHNC sẽ đối mặt với một số hạn
chế nhằm tiến hành các hoạt động thủy sản.
6 Lừ là loại ngư cụ xuất xứ từ Trung Quốc, phân bố rộng trong cộng đồng ngư dân và được xem là hoạt động nghề cá
“mỳ ăn liền” không hề chọn lọc, cũng không cần tốn công lao động mà lại có thể khai thác nhiều loại cá khác nhau, rất
nhỏ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đầm phá.
23
4.2 Xã Lộc Điền
Hình 6. Bản đồ xã Lộc Điền, Tam Giang – Cầu Hai
Lộc Điền là xã lớn nhất ở huyện Phú Lộc
với tổng diện tích 115,6km2. Dân số xã là
3.263 hộ với 16.389 khẩu. Trong xã có
nhiều thôn khác nhau. Xã Lộc Điền có vị
trí chiến lược về chính trị, kinh tế và an
ninh quốc gia trong khu vực và có tài
nguyên rừng, đầm phá và lực lượng lao
động dồi dào. Người dân địa phương có
thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp,
thủy sản và lâm nghiệp (Bùi Đức Bé, Hà
Thị Xuân Tân, Nguyễn Thị Kim Loan,
Trần Châu Cẩm Anh, 2007). Phần lớn
những người tham gia hoạt động đánh bắt
quy mô nhỏ, các hoạt động NTTS khác
và kết hợp NTTS và nông nghiệp. Là nền
kinh tế tương đối đa dạng, việc xây dựng
một bức tranh về thực tế của xã không
phải dễ dàng. Xã cần có một đánh giá thứ
hai như là kết quả được báo cáo trong
chuyến khảo sát lần đầu tiên. Ở xã Lộc
Điền, có 4 CHNC.
4.2.1 Thôn Trung Chánh
Ý thức về chức năng CHNC
Phần lớn người được phỏng vấn có nghe về CHNC. Tuy nhiên, lý do chính mà họ không tham gia
vào CHNC là vì họ không được thông báo về vai trò của CHNC. Mặc dù BCH vẫn chưa đến vận
động họ, họ vẫn tin rằng việc tham gia vào các CHNC không có ích lợi gì. Họ vẫn lấp lửng giữa khái
niệm lợi ích và ảnh hưởng; một số cho rằng một bộ phận CHNC và thành viên BCH không ý thức về
vai trò của CHNC nên họ không tin tưởng và quyết định không nghe theo sự hướng dẫn của những
người này. Họ cũng nói rằng họ không được thông báo đầy đủ vì thấy rằng vẫn chưa có kiến thức rõ
ràng về vai trò của CHNC (nhiều người nghĩ rằng chỉ có người NTTS thì mới được tham gia vào
CHNC). Một số thậm chí không hề nhận thông tin nào và họ hoàn toàn bị mù tịt thông tin vì chỉ là
ngư dân khai thác quy mô nhỏ. Một số người nói rằng họ không tham gia CHNC vì họ phải trả chi
phí cao cho việc thu nhận thông tin; người phỏng vấn không có kiến thức về việc giao quyền hoặc
các quy định khác song họ cũng có nghe về tái sắp xếp nò sáo. Người ngoài hội chủ yếu thu nhận
thông tin trong các cuộc họp cấp thôn; cũng như ở Vinh Hiền, người dân xã Lộc Điền tham gia vào
HPN và biết về các hoạt động của HPN.
Mong muốn tham gia CHNC của hội viên
Người được phỏng vấn mong muốn tham gia vào các cuộc họp của CHNC để thu thập thông tin và
thông báo rõ về vai trò của CHNC; tự do quyết định tham gia hay không; họ không có khái niệm về
24
lợi ích của một hội viên CHNC. Một số mong muốn nhận được nhiều thông tin hơn, tập huấn hoặc
kiến thức hoặc tiền vay.
Một số người mong muốn có được sự hỗ trợ kỹ thuật để có thể phát triển các sinh kế thay thế vì họ
cho rằng họ nghèo và bị mù tịt thông tin; một số trước đây là hội viên CHNC và họ không mong
muốn quay trở lại CHNC vì họ hầu như không thấy lợi ích.
Tính khả thi tham gia vào CHNC của người ngoài hội
Tất cả người được phỏng vấn có thể đóng phí hội viên hằng tháng; việc thiếu thông tin khiến cho
việc thuyết phục những người này tham gia CHNC rất khó khăn.
Hình 7. Lưới được phơi gần phá ở thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền
4.2.2 Thôn Miêu Nha
Ý thức về chức năng CHNC
Tất cả những người phỏng vấn ở thôn
này đều là ngư dân khai thác quy mô
nhỏ. Một số nghe kể về CHNC nhưng
không một ai biết thế nào là CHNC. Họ
nói rằng họ chưa từng được các CHNC
tiếp cận hoặc mời tham gia vào các cuộc
họp. Đặc biệt là người già vẫn còn phân
vân có nên tham gia vào CHNC hay
không vì họ không có thông tin; họ chưa
từng được nghe về giao quyền khai thác
thủy sản và họ không hiểu các quy định
tồn tại ở đầm phá. Họ cũng tin rằng chỉ
có hội viên CHNC mới được thông báo
về quy định ở đầm phá và bản thân họ
không được thông báo về các CHNC vì
họ là ngư dân khai thác quy mô nhỏ và
không có quyền tham gia vào các CHNC.
Mong muốn của người ngoài hội tham gia vào CHNC
Tất cả đều thể hiện mong muốn dành thời gian biết nhiều hơn về CHNC nhưng họ không tiếp cận
được thông tin; họ không biết về lợi ích trở thành hội viên CHNC. Một số mong muốn nhận được
thêm thông tin, tập huấn hoặc kiến thức, hoặc các khoản vay. Người già không mong muốn tham gia
vào các CHNC vì họ nghĩ rằng trở thành hội viên cũng không có ý nghĩa gì vì họ khá già; những
người khác nói rằng họ quá bận và không có thời gian tham gia vào các cuộc họp hoặc các hoạt động
của CHNC.
25
Tính khả thi trở thành hội viên của người ngoài hội
Tất cả người được phỏng vấn có thể đóng phí hằng tháng; việc thiếu thông tin khiến cho việc thuyết
phục người tham gia vào các CHNC gặp phải khó khăn.
4.2.3 Ngư dân vạn đò
Toàn xã có khoảng 50 hộ dân vạn đò nhưng phần lớn sống ở thôn Miêu Nha và một số khác vẫn
chưa được tái định cư. Họ nhận được sự hỗ trợ song trong nhiều trường hợp không có đủ nguồn lực
để hỗ trợ cho nhu cầu cơ bản. Phần lớn là người ngoài hội nhưng dường như họ chưa bao giờ tiếp
cận thông tin. Một số đang làm ngư cụ cấm nhưng không rõ về loại ngư cụ.
Hình 8. Người ngoài hội là ngư dân đầm phá ở xã Lộc Điền
4.2.4 Giao tiếp và luồng thông tin giữa mọi người
Hội viên CHNC cho biết phần lớn ngư dân không tham gia vào các CHNC được BCH và UBND xã
thông báo về sự tồn tại/hoạt động của CHNC; họ ý thức về giao quyền khai thác thủy sản và biết
rằng hậu quả sẽ như thế nào nếu họ rút khỏi hội viên. Phần lớn người được phỏng vấn cho thấy một
quan điểm trái ngược lại.
Cán bộ UBND xã cho biết người ngoài hội thường không được vận động và/hoặc không tham gia vì
các lý do chính sau:
1. Các CHNC vẫn là hệ thống khá mới mẻ ở mỗi xã.
2. UBND xã mong muốn có một quy định rõ ràng để trình cho người dân xem.
3. UBND xã báo cáo rằng tham gia vừa NTTS lẫn nông nghiệp vẫn chưa được tiếp cận.
26
4.2.5 Ý thức về giao quyền khai thác thủy sản
Cả UBND xã và CHNC ở xã Lộc Điền dường như không ý thức về giao quyền khai thác thủy sản và
ảnh hưởng đối với người dân đầm phá. UBND xã cho biết việc cắm mốc diện tích sẽ là vấn đề chính
một khi quyền khai thác được giao. Một số cho biết việc vận động người dân không gặp phải khó
khăn gì và đảm bảo quyền công bằng nếu quyền khai thác thủy sản không được giao.
4.2.6 Tiếp nhận về xung đột sau khi giao quyền khai thác thủy sản
UBND xã, CHNC hoặc người ngoài hội không có quan niệm rõ ràng về giao quyền khai thác thủy
sản và ảnh hưởng tích cực/tiêu cực trong cộng đồng dân cư.
4.2.7 Xung đột giữa hội viên và người ngoài hội
Các xung đột chủ yếu đến từ các xã lân cận đến mặt nước của xã để tiến hành các hoạt động khai
thác bất hợp pháp. Phần lớn những người này có đất ở và không có kinh nghiệm về đánh bắt cũng
như không ý thức về ảnh hưởng của các hoạt động của họ đối với tính bền vững trên đầm phá.
Không có thông tin về nơi họ đến. Hội viên và người ngoài hội làm lừ vì họ xem đó không phải là
ngư cụ hủy diệt. Họ muốn có quy định về lừ để có thể kiểm soát mà không thật sự phải ngưng làm
nghề này.
4.3 Xã Hải Dương
Hình 9. Bản đồ xã Hải Dương, Tam Giang – Cầu Hai (nguồn: dự án IMOLA)
Hải Dương là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề cá, đặt biệt là đánh bắt và NTTS.
Những điều kiện này khiến cho xã trở thành một ví dụ cho sự phát triển của các nhóm nghề cá
chuyên nghiệp (đánh bắt ở đầm phá và ở biển) được xem là phương tiện chính cho toàn xã. Hơn thế,
vẫn còn một số nhóm tham gia vào nông nghiệp mặc dù đây được xem là nghề phụ để có thêm thực
27
phẩm cho ngư hộ và không phải vì lợi ích kinh tế (xã Hải Dương, 2007). Các hoạt động thủy sản
thực hiện ở xã gồm lừ, rớ, đáy, lưới rê, và các hoạt động khai thác biển.
CHNC nên giải thích ý kiến của mình khi tham gia vào các CHNC; tất cả những người có ngư cụ cố
định đều đến từ các xã khác. Họ không sẵn lòng tham gia vào các hoạt động khai thác ngư cụ vì:
• Hội viên CHNC không biết họ đang sống ở đâu và thấy khó mà theo dõi được họ;
• Một khi các quy định về đầm phá chưa rõ ràng thì sẽ vẫn còn đó xung đột giữa các hội viên vì
họ không ý thức về vai trò và các khu vực cắm mốc;
• Số ngư dân từ Hải Dương đến tham gia các hoạt động khai thác thủy sản bị cấm như khai thác
dùng điện
Một số lượng người lớn tham gia khai thác biển. Vào năm 2005, xã bắt đầu triển khai dự án nhằm
mục đích đưa họ vào các hoạt động chung nhưng do thiếu nguồn lực nên phải ngưng lại dự án.
Thành phần dân cư này rất năng động và cả UBND xã và CHNC đều muốn xây dựng các chiến lược
để tạo ra một CHNC khai thác biển.
4.3.1 Giao tiếp và luồng thông tin giữa mọi người
Giao tiếp giữa CHNC và UBND xã dường như rất tốt và có sự phối hợp nhịp nhàng. Tất cả đều cho
thấy họ ý thức về các vấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu về cộng đồng dân cư có ít đại diện trong các Chi hội Nghề cá ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.pdf