Đề tài Nghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc

3.1.1 Chào hỏi

Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.

3.1.2 Làm quen

Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán.

3.1.3 Trao danh thiếp

Bạn nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi.

Sự trao đổi danh thiếp theo thông tục của người Trung Quốc là một mặt của danh thiếp sẽ được in bằng tiếng Hoa và mặt còn lại là tiếng Anh. Bạn nên đưa danh thiếp bằng cả hai tay và lật mặt danh thiếp ghi bằng tiếng Hoa để lên trên. Khi nhận danh thiếp của bạn đồng nghiệp nên xem nó cẩn thận trước khi đặt lên bàn, đừng bao giờ để danh thiếp ở túi sau bởi điều này xem như là sự thiếu tôn trọng đối với họ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong lòng thực khách. Để có được các món ăn hấp dẫn đó không chỉ có khâu chọn thực phẩm, cách chế biến mà quan trọng hơn nữa chính là việc nắm vững được độ lửa, điều chỉnh lửa to, nhỏ sao cho phù hợp, và thời gian nấu là dài hay ngắn. Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn. Điều này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì dao và dĩa được xem là vũ khí gây thương tích. 8 phong cách ẩm thực Trung Hoa 8 phong cách ẩm thực truyền thống của Trung Hoa là: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, và An Huy. Người Trung Quốc đã hình tượng hóa các trường phái ẩm thực của mình một cách nghệ thuật, ví trường phái ẩm thực Giang Tô và Chiết Giang như một người đẹp phương Nam; ẩm thực Sơn Đông và An Huy giống một chàng trai khoẻ mạnh, kiệm lời; ẩm thực Quảng Đông và Phúc Kiến là một thanh niên lãng mạn; ẩm thực Tứ Xuyên và Hồ Nam lại là nhà bác học, nhà bách khoa thư. Hình 2.5:Món ăn Sơn Đông Ẩm thực Sơn Đông: bao gồm hai loại món ăn của Tế Nam và Dao Đông. Các món ăn mang vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là những món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi tiếng của Sơn Đông là ốc kho, cá chép chua ngọt. Ẩm thực Tứ Xuyên: bao gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Các món ăn Tứ Xuyên nhiều mùi vị và có độ nồng đậm, cay. Nổi tiếng với món Vây cá kho khô, cua xào thơm cay. Ẩm thực Giang Tô: bao gồm món ăn của Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Giang Tô nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần, đặc biệt các món canh bảo đảm nguyên chất, nguyên vị. Món ăn có tiếng như: món thịt và thịt cua hấp. Ẩm thực Chiết Giang: Bao gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Chủ yếu là của Hàng Châu. Món ăn Chiết Giang thường tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Nổi tiếng với món tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ. Hình 2.6: Món ăn Tứ xuyên Ẩm thực Quảng Đông: hình thành từ 3 truyền thống nấu bếp là Quảng Châu, Triều Châu, và Đông Giang, phong phú về thành phần, cách chế biến tinh tế và phức tạp. Quảng Châu nổi tiếng hơn cả về các món chiên, rán, hầm với khẩu vị thơm giòn và tươi. Nổi tiếng với món Tam xà long hổ phượng, lợn quay. Ẩm thực Phúc Kiến: gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn, chủ yếu là món Phúc Châu. Các món ăn Phúc Kiến với nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt, chua, mặn thơm, màu đẹp vị tươi. Nổi tiếng với món Kim phúc thọ, cá kho khô... Hình 2.7: Món ăn Phúc Kiến Hình 2.8: Món ăn Quảng Đông Hình 2.9: Món ăn Hồ Nam Ẩm thực An Huy: gồm các món ăn của miền Nam An Huy, khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài Hà. An Huy có sở trường về các món ninh, hầm. Người An Huy đặc biệt chú trọng về mặt dùng lửa, nổi tiếng với món vịt hồ lô. 2.4 Nét Văn hóa trong rượu của người Trung Quốc 2.4.1 Giới thiệu chung về rượu Trung quốc: Từ thời thượng cổ, người Trung Hoa đã có nhiều loại rượu nổi tiếng như Thiệu Hưng Trạng Nguyên Hồng, Thiệu Hưng Nữ Nhi Hồng, Trúc Diệp Thanh, Mai Quế Lộ, Bách Thảo Mỹ Tửu, Hầu Nhi Tửu, Bồ Đào Tửu, Cao Lương, Ngũ Tiên, Phục Đức Gia Tửu, Mao Đài, Thấu Bình Hương .. Rượu Trung Quốc xuất hiện cách nay khoảng 7.000 năm, từ thời Thần Nông, ông vua huyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược, vì việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu. Theo một thuyết khác, kỹ thuật nấu rượu bắt đầu từ đời Hạ (2100 TCN — khoảng 1600 TCN). Các tửu khí (vật dùng đựng và uống rượu) mà các nhà khảo cổ khai quật được cho thấy từ xa xưa, rượu sớm được dùng trong cúng tế. Người Trung Quốc phân biệt hai loại rượu: Bạch tửu và Hoàng tửu. Bạch tửu (rượu trắng) chế tạo bằng cách chưng cất, độ cồn trên 30%, thường được hâm nóng trước khi uống nên còn gọi là thiêu tửu. Bạch tửu không tốt cho sức khỏe bằng hoàng tửu. Hoàng tửu (rượu vàng) chế tạo bằng cách lên men, có độ cồn dưới 20%, có thể chưng cất thành bạch tửu. Các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Đông, Thiệu Hưng rất nổi tiếng về hoàng tửu. Ngũ cốc làm rượu không giống nhau: miền Nam dùng gạo nếp; miền Bắc dùng lúa mì, đại mạch, cao lương hoặc hỗn hợp ngũ cốc. Ngoài ra, còn dùng nho, lê, cam, trái vải, sơn tra, mía v.v... Nước rất quan trọng vì nó góp phần vào sự lên men. Men rượu gọi là khúc bính hay tửu dược. Hương vị riêng của rượu còn tùy thuộc độ axit của nước. Người ta dùng thêm một số thảo dược để tạo màu và hương vị đặc trưng. Loại rượu thảo dược có thể dùng làm gia vị nấu ăn. Nổi tiếng nhất Trung Quốc là rượu Mao Đài (tỉnh Quý Châu), được tôn là quốc tửu. Ngoài ra, còn có thể kể đến rượu Phần và rượu Trúc Diệp Thanh (tỉnh Sơn Tây); rượu Ngũ Lương Dịch, rượu Kiếm Nam Xuân, rượu Đại Khúc, rượu Đặc Khúc, rượu Lô Châu Lão Diếu (tỉnh Tứ Xuyên); rượu Cổ Tỉnh (tỉnh An Huy); rượu Dương Hà Đại Khúc (tỉnh Giang Tô); rượu Đồng (tỉnh Quý Châu); rượu Mỹ Vị Tư (tỉnh Sơn Đông); rượu nho đỏ Bắc Kinh, rượu nho trắng Sa Thành (tỉnh Hà Bắc); rượu nho trắng Dân Quyền (tỉnh Hà Nam); rượu nếp Thiệu Hưng (tỉnh Chiết Giang) v.v... Người Trung Quốc còn chế loại rượu thuốc hay rượu bổ như rượu nhân sâm, rượu cao hổ cốt, rượu lộc nhung, rượu rắn, rượu tráng dương bổ thận v.v... Các thầy thuốc thường pha dược liệu vào rượu vì rượu dẫn thuốc rất tốt. 2.4.2 Người Trung Quốc nói về rượu Rượu có thể ích lợi cho người mà cũng có thể gây hại cho người. (Tửu năng ích nhân diệc năng tổn nhân). Trà khiến người ta sảng khoái, rượu khiến người ta mờ mịt. (Trà lịnh nhân thanh, tửu lịnh nhân hôn). Tào Tháo (155—220) nói: «Để giải ưu sầu chỉ có Đỗ Khang.» (Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang). Tào Tháo ám chỉ rượu là Đỗ Khang (Đỗ Khang thường được xem là ông tổ nghề rượu). Dùng rượu để tiêu sầu gọi là «phá thành sầu». Nhưng chắc gì rượu làm tan lòng sầu? Lý Bạch (701—762) than: «Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu.» (Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu). (Dị bản: Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu = Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu). 2.4.3 Thưởng rượu Người Trung Quốc thích uống rượu vào các dịp quan trọng: ngày Tết Nguyên đán, ngày Tết Trùng dương, ngày thôi nôi và đầy tháng của trẻ, cưới hỏi, thi đậu, thăng quan tiến chức, mừng thọ, sinh nhật, chia tay đưa tiễn... Ở miền Nam , khi sinh con gái, cha mẹ cô bé nấu rượu, cho vào bình, chôn xuống đất. Lúc con gái lấy chồng, bình rượu được đào lên làm quà mừng cô dâu. Khi mời rượu, chủ nhân phải rót đầy tràn ly vì rót vơi sẽ bị cho là không tôn trọng khách. Phải mời bậc trưởng thượng uống trước. Người mời rượu nên đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi (hay người có địa vị thấp hơn) phải để ly thấp hơn miệng ly người kia một chút. Khi nâng ly thì mời mọc đẩy đưa, chúc tụng qua lại, nào là «Chúc ngài phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn», hay «tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu» (uống rượu gặp tri kỷ, ngàn ly cũng là ít),... Lúc uống thì phải làm một hơi cạn ly. Không uống được thì phải nhờ người khác uống thay để giữ thể diện. Tửu lượng kém thì nên nói trước để mọi người thông cảm, bằng không, đến lượt uống mà từ chối thì sẽ bị trách là xem thường mọi người. 2.5 Thư pháp Trung Hoa Là phép viết chữ của người Trung Hoa được nâng lên thành một nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam (xem bài Thư pháp Á Đông). Theo truyền thuyết, vua Phục Hi nhân việc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo "long thư", vua Thần Nông xem lúa mà chế ra "tuệ thư", Hoàng Đế nhìn mây mà đặt ra "vân thư", vua Nghiêu được rùa thần mà làm ra "qui thư", Đại Vũ đúc chín đỉnh mà tạo ra "chung đỉnh văn" . Thế nhưng đó chỉ là huyền thoại và không còn dấu tích gì để lại. Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn 甲骨文)[1] mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt 甲骨 là nói gọn của quy giáp 龜甲 (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 - 1123 TCN) khắc để dùng vào việc bói toán. Kim văn 金文, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí 祭器 (dụng cụ cúng tế) bằng đồng, là hệ văn tự được tìm thấy với niên đại trước đời Tần. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là "bi văn". Khi đã chế ra bút lông, giấy và mực, chữ Hán bắt đầu được viết thành nét to nét nhỏ. Từ đời Hán, chữ Hán đã ổn định về kiểu chữ và loại nét. Cùng một chữ nhưng chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể 書体) chính: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), lệ thư 隸書, khải thư 楷書, hành thư 行書, và thảo thư 草書. Hình 2.10: Thư Pháp Trung quốc Các kiểu viết chữ minh 明: đại triện, tiểu triện, lệ, khải, hành, thảo (thư pháp Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên) Chữ triện. Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó từ đại triện thành chữ tiểu triện. Chữ lệ là thư thể thông dụng trong công văn, kiểu chữ này rất phổ biến giữa thế kỷ 3 và 2 TCN. Chữ khải (khải thư hay chính thư 正書) là cải biên từ chữ lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỷ III cn. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay. Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, được dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Chữ hành bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 2. Khi được viết nhanh, chữ khải có thể được giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là hành khải (行楷). Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành thảo (行草). Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự (蘭亭集序) của Vương Hi Chi (王羲之) đời Tấn được viết với chữ hành. Chữ thảo (thảo thư) là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có chữ Hán khi viết bình thường theo lối chữ khải thì phải viết rất nhiều nét nhưng với thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét, thí dụ như cuồng thảo (狂草) (chữ thảo viết điên cuồng) của Hoài Tố (懷素, khoảng 730-780) Vào khoảng giữa thế kỷ 2 và 4, nghệ thuật viết chữ được mệnh danh là thư pháp đã trở thành một bộ môn nghệ thuật tao nhã cao siêu của tao nhân mặc khách; một người điêu luyện về thư pháp thường được đánh giá là người trí thức có học vấn cao. Trong thời này, Vương Hi Chi (303-361), một đại quan và một đại thư gia, đã được người đời tôn là «Thảo thánh» (草聖). Hình 2.11: Cuồng thảo của Hoài Tố đời Đường 2.6 Một số lễ hội ở Trung Quốc: 2.6.1 Đón Xuân Ngày mồng một Tết là ngày đầu tiên của năm âm lịch. Còn đêm giao thừa là dịp để: ·Những thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng trò chuyện. ·Thưởng thức những món ăn đặc biệt hơn ngày thường. · Trẻ em mặc quần áo mới, nhận lì xì "hong pao" từ người lớn. · Du lịch. · Xem triển lãm hoa. Vào ngày giao thừa, tất cả thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, chuẩn bị những món ăn. Những người đi làm ở xa cũng cố gắng thu xếp để về sum họp bên gia đình. Bữa tối gồm có bánh bao, gà và cá - tất cả đều mang ý nghĩa may mắn. Sau bữa tối, mọi người đi xem hội hoa xuân. Về nhà, chúng tôi tiếp tục trò chuyện, dùng bánh mứt và uống trà. Không ai đi ngủ trước nửa đêm. Học sinh được nghĩ Tết 9 ngày. 2.6.1 Lễ hội đèn lồng H ình 2.12: Lễ Hội đèn lồng Ngày 15/1 âm lịch hàng năm, ngày rằm tháng giêng và cũng là ngày Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc được diễn ra . Đây được coi là sự kiện vui nhất và sôi nổi nhất dịp đầu năm của người Trung Quốc. Từ mấy ngày trước hội, tại nhiều tỉnh thành, người dân đã tưng bừng chuẩn bị cho lễ hội. Tại Thâm Quyến, phía nam tỉnh Quảng đông, Trung quốc, người dân đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày lễ sôi nổi nhất đầu năm. Các màn biểu diễn dân gian là không thể thiếu trong dịp này như cuộc trình diễn ở Hoa Liên đã diễn ra trong nhiều năm và thu hút khá nhiều người tới xem. Và Lễ hội đèn lồng thì tất nhiên là không thể thiếu đèn lồng. Năm nay, hàng nghìn chiếc đèn lồng sẽ được thắp sáng trong Lễ hội, tạo thành một "bữa tiệc nghệ thuật" hoành tráng cho người dân địa phương và du khách. Và một triển lãm kéo dài 4 ngày với các tiết mục như thả đèn lồng trên sông, đèn lồng trên băng và có nhiều hình dáng đèn lồng độc đáo khác cũng được trưng bày. Người Trung Quốc xưa tin rằng đèn lồng xua đuổi ma quỷ và mang lại bình yên cũng như hạnh phúc cho người dân nên họ thắp rất nhiều lồng đèn để chào đón năm mới. Dần dần nghi lễ này phát triển thành một hội chợ lớn, là nơi trưng bày các kiểu đèn lồng trang trí và ngày càng được chế tạo công phu hơn. CHƯƠNG 3 VĂN HÓA KINH DOANH TRONG ĐÀM PHÁN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC 3.1 Văn hóa trong giao tiếp của người Trung Quốc 3.1.1 Chào hỏi Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó. 3.1.2 Làm quen Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán. 3.1.3 Trao danh thiếp Bạn nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi. Sự trao đổi danh thiếp theo thông tục của người Trung Quốc là một mặt của danh thiếp sẽ được in bằng tiếng Hoa và mặt còn lại là tiếng Anh. Bạn nên đưa danh thiếp bằng cả hai tay và lật mặt danh thiếp ghi bằng tiếng Hoa để lên trên. Khi nhận danh thiếp của bạn đồng nghiệp nên xem nó cẩn thận trước khi đặt lên bàn, đừng bao giờ để danh thiếp ở túi sau bởi điều này xem như là sự thiếu tôn trọng đối với họ. 3.1.4 Phép xã giao kinh doanh ở Trung Quốc: - Giữ cho mắt bạn luôn tiếp xúc với mắt đối tác, sự né tránh nhìn vào mắt đối phương thì được nghĩ như là sự không thành thật. - Ghi địa chỉ của đối tác Trung Quốc của bạn với một chức vị đi kèm tên họ. Nếu người đó không có tước vị, bạn nên dùng "Ông" hoặc "Bà" đi kèm với tên  họ. - Khi gặp mặt đối tác Trung Quốc, ta nên để cho họ thực hiện nghi lễ chào hỏi ban đầu trước xem hình thức đó như thế nào. Thông thường và phổ biến nhất là cái bắt tay chào hỏi. - Bạn cũng đừng cho rằng một cái gật đầu là dấu hiệu của sự bằng lòng hay đồng ý, không gì ngoài sự biểu hiện là người đó đang chăm chú lắng nghe bạn nói. - Đừng nên để lộ những bày tỏ quá mức cảm xúc của bản thân mình trong giao dịch kinh doanh, hãy kiềm chế và tỏ ra như không có gì đối với những cảm xúc nhất thời của mình. - Đừng từ chối ngay lập tức những đề nghị của đối tác, vì họ coi đó như là sự thiếu lịch sự. Thay vì nói "Không", hãy trả lời "có thể" hoặc "tôi sẽ suy nghĩ thêm về điều này". 3.1.5 Phong cách kinh doanh,giao tiếp của người TQ Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ kinh doanh”. Nếu bạn nhìn vào mắt ai đó từ cách 10 bước, hãy biểu hiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Còn nếu cách 5 bước thì bạn hãy nói: “Chào anh!” hoặc “Dạo này bên anh còn nhập hàng từ Nga nữa không?” tùy thuộc vào bối cảnh và đối tượng bạn gặp. Đừng bao giờ cố tình làm như bạn không thấy người khác. Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Hoa, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh của họ. Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ. Hiếm người Trung Quốc nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty. Người Trung Quốc nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn. Đối với người Trung Quốc, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa. "Ở Trung Quốc, có rất nhiều quy tắc mà mọi người ngầm hiểu khi làm ăn, như việc phải thiết lập được mối quan hệ  với các cơ quan  để giành hợp đồng", Xianfang Ren, nhà phân tích  của hãng IHS Global Insight có trụ sở tại Bắc Kinh, tiết lộ. Tại Trung Quốc, uống rượu là một cách để tạo mối quan hệ  và doanh nhân phương Tây sẽ trở nên khác thường nếu họ từ chối uống với các vị chủ nhà. Các lãnh đạo doanh nghiệp  tại Trung Quốc  cho biết, các bước thông thường để có được mối quan hệ  cá nhân  với các quan chức là hát karaoke. "Ở đây hoạt động kinh doanh  được dựa trên niềm tin. Và một buổi tối cùng uống rượu và hát karaoke  là một bước để vượt ra khỏi mối quan hệ  làm ăn thông thường và thể hiện con người  mình với đối tác"", Paula Beroza, người sáng lập  hãng đầu tư  Sierra Asia  Partners, nhận định. Tracey Wilen Daugenti, một nữ doanh nhân Mỹ, trong cuốn sách  China for Businesswomen, cho biết, bà đã được các đối tác Trung Quốc  mời đi bàn việc kinh doanh  tại tiệm massage. "Bạn sẽ tới một tiệm nào đó, và vừa được massage chân, và bàn chuyện kinh doanh", Daugenti kể lại. Cũng theo nữ doanh nhân này, mối quan hệ  với các quan chức có thể giúp tạo lập mạng lưới làm ăn, các mối liên hệ khác để đi lọt nhiều khâu trong kinh doanh, nhưng việc thiết lập các mối quan hệ  này cũng rất mất thời gian  và đòi hỏi phải giành được thiện cảm từ cá nhân  đối tác. Andre Chieng, Phó chủ tịch  Ủy ban  hợp tác Trung Quốc  - Pháp có trụ sở tại Paris  với chức năng thúc đẩy hợp tác kinh tế  giữa 2 nước, cho biết, doanh nghiệp  có thể chi hoa hồng để có được hợp đồng. "Đúng là có hiện tượng tham nhũng, trong đó người ta nhận tiền hoa hồng cho các vụ ký kết hợp đồng. Liệu việc này có khiến việc kinh doanh  khó khăn hơn không? Câu trả lời là không, bởi đến lượt mình, người ta lại nhận tiền hoa hồng từ các đối tác kinh doanh  khác", ông này tiết lộ. 3.2 Đàm phán với người Trung Quốc - Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực. - Trong quá trình đàm phán, sự khiêm tốn và sự kiên nhẫn là chìa khóa của thành công. Người trung quốc nhạy bén trong việc sử dụng thời gian, đó là sự khôn khéo trong sử dụng thời gian và luôn vừa đủ. - Trong hầu hết các trường hợp, những cuộc họp ban đầu có thể là các cuộc trao đổi với mục đích giao tiếp xã hội hơn là mục đích thương lượng làm ăn. - Một yếu tố quan trọng trước khi bắt đầu một cuộc gặp làm ăn ở Trung Quốc là tham gia vào một cuộc trao đổi nhỏ. Điều này nhằm chuẩn bị bao gồm cả những câu hỏi mang tính cá nhân. - Những mối quan hệ dài hạn được xem là có giá trị hơn các giao dịch mang tính hời hợt. - Trong văn hóa kinh doanh người Trung Quốc, bản tính nhiệt tình, mến khách của đối tác của bạn không nhất thiết một kết quả rõ ràng. Sự tín nhiệm, dựa trên mối quan hệ có lợi thì quan trọng hơn. - Cánh nghĩ của những người theo chủ nghĩa tập thể thì vẫn còn quan trọng trong giới doanh nhân Trung Quốc ngày nay và sẽ ảnh hưởng nhiều đến những cuộc đàm phán. - - Phong cách đàm phán của người TQ: Chú trọng việc thu thập thông tin Coi trọng việc thiết lập quan hệ và giữ gìn các mối quan hệ Không thích nói “KHÔNG” một cách thẳng thừng Người trung gian đóng vai trò rất quan trọng Thích đàm phán theo kiểu trả giá; do vậy họ thường bắt đầu với giá cao Xem đàm phán là một cuộc chiến “thắng-thua”, thích được đối tác nhân nhượng. Trong soạn thảo hợp đồng nên có 01 bản tiếng Anh và tiếng Hoa Kiên nhẫn và khiêm tốn sẽ dẫn đến thành công Những lợi ích cá nhân luôn có ảnh hưởng đến kết quả đàm phán. 3.3 Văn hoá kinh doanh của người Trung Quốc Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Hoa, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh của họ. Kể từ năm 1978, khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư và thương mại tự do, đất nước này đã có những thay đổi nhanh chóng về cả kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống trong văn hoá kinh doanh của TQ, một đất nước với những nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng trên nền tảng về văn hoá và lịch sử lâu đời. Hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay” với các doanh nhân người Hoa: - Người Trung Quốc (TQ) rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ. - Đối với người TQ, “Guanxi” theo nghĩa là quan hệ hay mối liên kết có một tầm quan trọng đặc biệt. Thiết lập được một mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến lược kinh doanh. Từ nhiều thế kỷ trước, đó là cách duy nhất để mọi thứ xuôi chèo mát mái. Ngày nay, yêu cầu xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vẫn mang ý nghĩa sống còn để thành công. - Bên cạnh đó, “Mian-zi” với nghĩa là “thể diện”, sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền với địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hoá kinh doanh của người Hoa, “giữ thể diện”, “mất thể diện” hay “đem lại thể diện” có một sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Việc bạn khiến cho ai đó mất thể diện trong tổ chức có thể gây ra sự bất đồng nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác là một hình thức "đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành của cấp dưới. - “Keqi” dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết “ke” có nghĩa là khách mời và “qi” là ứng xử cũng là một từ được đặt lên hàng đầu khi thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường thì quan trọng trọng hơn việc bộc lộ khả năng ngay lúc đầu, việc thể hiện bản thân quá sớm với các đối tác TQ dễ bị gây nghi ngờ. Hiếm người TQ nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty. - Người TQ nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn. - Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công. - Bạn cũng đừng coi thường những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như trao đổi danh thiếp. Danh thiếp nên được in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt bằng tiếng Trung. - Khi đưa danh thiếp nên đưa bằng cả hai tay và lật mặt tiếng Trung lên trên. Khi bạn nhận danh thiếp, đừng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn thận và đặt thiếp lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng. - Nếu viết thông tin về đối tác, bạn cần viết tên gắn liền với chức danh hoặc gọi một cách trân trọng là “ông” hay “bà”. - Đối với người TQ, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa 3.4 Văn hóa quản lý Theo thuyết Nho giáo, tất cả các mối quan hệ đều không thể bình đẳng. Cư xử đúng mực và có đạo đức là một trong những yêu cầu bắt buộc tại doanh nghiệp ở Trung Quốc. Vì lẽ đó mà những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sẽ được những người trẻ hơn, cấp dưới tôn trọng. Nho giáo ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, phong cách của người quản lý. Quản lý doanh nghiệp ở Trung Quốc là sự chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới. Sẽ thiếu tôn trọng nếu cấp dưới đăt câu hỏi nghi ngờ về quyết định của cấp trên. Người lãnh đạo thường được nhìn nhận như một người cha, họ được kỳ vọng, nhiều quyền lực và nhận được sự vâng lời từ cấp dưới 3.5 Văn hóa Họp : Điều quan trọng nhất trong một cuộc họp tại doanh nghiệp Trung Quốc là sự lễ phép, điều này thể hiện bạn là một người có đạo đức và bạn cũng sẽ nhận lại được sự kính trọng từ người khác. Chính vì vậy sẽ rất cần thiết nếu bạn tìm hiểu trước về những người mà mình sẽ cùng họp, nắm chắc về tuổi tác, chức vụ, thành viên đảng nào, thành tích công tác… Hãy đứng dậy khi có cấp trên vào phòng, mời họ ngồi một cách lịch sự và chu đáo kể cả khi bạn và họ bất đồng ngôn ngữ Trong buổi họp, nếu là lần đầu tiên gặp, đừng ngần ngại trao đổi danh thiếp. Nhớ là danh thiếp phải được đưa và nhận bằng 2 tay và sau đó hãy đọc nhanh thông tin trên đó để năm được mình đang nói chuyện với ai, chức vụ như thế nào. Khi bạn làm việc với đối tác Trung Quốc, tốt nhất bạn nên in danh thiếp bằng hai thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Trung Bắt tay là một hành động bình thường trong kinh doanh nhưn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu về môi trường văn hoá Trung Quốc.doc
Tài liệu liên quan