Đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương "Dao động và sóng điện từ" ở lớp 12 THPT

*Các loại sóng vô tuyến và đặc điểm

Sóng điện từ siêu dài có bước sóng từ 10 km (tần số 3 kHz đến 30 kHz) và sóng dài có bước sóng từ 1km đến 10 km (tần số từ 30 kHz đến 300 kHz) thì truyền được trên mặt đất về ban ngày và ban đêm và ít bị nước hấp thụ. Vì vậy chúng được dùng, chẳng hạn trong việc liên lạc giữa các tàu ngầm. Tuy nhiên, chúng bị yếu đi rất nhanh khi đi ra xa khỏi nguồn phát, vì vậy nguồn phát điện phải có công suất lớn.

Sóng trung có bước sóng từ 100m đến 1000m (tần số từ 0,3MHz đến 3 MHz), ban ngày thì bị tầng ion hấp thụ rất mạnh và bị yếu đi rất nhanh, ban đêm thì tầng ion sẽ phản xạ sóng này. Sóng trung được dùng trong vô tuyến truyền thanh. tuy nhiên, về ban ngày thì ta chỉ bắt được các đài ở gần, còn về ban đêm thì ta sẽ bắt được các đài ở xa hơn.

Sóng ngắn có bước sóng từ 10 m đến 100 m (tần số từ 3 MHz dến 30 MHz)

phản xạ tốt trên tầng ion. Về ban ngày, tầng ion phản xạ tốt các sóng ngắn ở đầu bước sóng ngắn; về ban đêm, tầng ion phản xạ tốt các bước sóng ngắn ở đầu bước sóng dài. Đối với các sóng này, người ta có thể dùng những anten parabol để định hướng phương phát sóng theo một chùm hẹp do đó tăng được cường độ phát xạ của sóng. Đa số các trạm liên lạc vô tuyến hàng hải và hàng không, các đài phát thanh. đều sử dụng sóng ngắn.

Sóng cực ngắn có bước sóng từ 0,3 mm đến 10 m (tần số 30 MHz đến 106 MHz) không bị phản xạ và hấp thụ bởi tầng ion. Chúng có thể đi thẳng như tia sáng, xuyên qua khí quyển vào vũ trụ. Vì vậy, việc liên lạc bằng sóng cực ngắn chỉ có thể thực hiện được khi anten của máy thu "nhìn thấy" được anten của đài phát. Vì vậy sóng cực ngắn thường được dùng trong việc điều khiển bằng vô tuyến, trong vô tuyến truyền hình, trong liên lạc vệ tinh và trong rađa.

 

doc168 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương "Dao động và sóng điện từ" ở lớp 12 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I0 = P = RI2 = R = = 3750 (). Chọn phương án sai C. Nếu vẫn suy luận đúng P = nhưng không đổi đơn vị của P sẽ chọn phương án sai B. Câu 29: Sóng điện từ A. là sóng dọc truyền trong chân không với vận tốc 3.108 m/s. B. là sóng ngang chỉ truyền được trong chân không. C. có vận tốc truyền như nhau trong mọi môi trường vật chất. D. là sóng ngang truyền trong chân không với vận tốc 3.108 m/s. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về sóng điện từ. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Phân tích các phương án lựa chọn: HS chỉ cần nhớ các đặc điểm của sóng điện từ là chọn được phương án đúng D. Nếu không nhớ sóng điện từ là sóng dọc hay sóng ngang HS chọn phương án sai A. Nếu không để ý đến từ "chỉ" HS sẽ chọn phương án sai B. Nếu quan niệm vận tốc của sóng điện từ luôn là 3.108 m/s HS sẽ chọn phương án sai C. Câu 30: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh tính chất sóng điện từ và sóng cơ? A. Vận tốc của cả hai loại sóng đều phụ thuộc vào tính đàn hồi của môi trường. B. Cả hai loại sóng đều là sóng ngang. C. Cả hai loại sóng đều truyền trong chân không với vận tốc lớn nhất. D. Chúng đều có khả năng phản xạ và khúc xạ. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về tính chất của sóng điện từ và sóng cơ học Mức độ nhận thức: Nhận biết. Phân tích các phương án lựa chọn: HS cần nhớ các tính chất của sóng cơ học và sóng điện từ, tìm ra những điểm giống nhau của chúng sẽ chọn được đáp án D. Nếu không nhớ sóng điện từ lan truyền là do sự biến thiên của điện trường và từ trường, không phụ thuộc vào tính đàn hồi của môi trường thì chọn phương án sai A. Nếu cho rằng sóng cơ học luôn là sóng ngang và nhớ đúng đặc điểm của sóng điện từ thì chọn phương án sai B. Nếu không nhớ sóng cơ học không truyền được trong chân không HS sẽ chọn phương án sai C. Câu 31: Trong chân không, các loại sóng điện từ có cùng A. biên độ B. tần số C. tốc độ D. bước sóng Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về tốc độ truyền của các sóng điện từ trong chân không. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Phân tích các phương án lựa chọn: HS cần nhớ trong chân không tất cả các sóng điện từ có tốc độ lớn nhất và bằng 3.108 (m/s) là chọn được phương án đúng C. Nếu không nhớ HS có thể chọn ngẫu nhiên các phương án sai A, B hoặc D Câu 32: Điện từ trường A. do các điện tích chuyển động thẳng đều sinh ra. B. do một tụ điện có điện tích không đổi sinh ra. C. do các điện tích đứng yên sinh ra. D. có các điện tích dao động sinh ra. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về điện từ trường. Mức độ nhận thức: Hiểu. Phân tích các phương án lựa chọn: HS cần nhớ định nghĩa về điện từ trường. HS hiểu muốn có điện từ trường cần có điện trường biến thiên hoặc từ trường biến thiên. Sau đó suy luận: trong khoảng không gian giữa hai bản tụ có điện tích không đổi hoặc xung quanh điện tích đứng yên chỉ tồn tại điện trường tĩnh. Các điện tích chuyển động thẳng đều tương đương với một dòng điện không đổi nên xung quanh chỉ có từ trường không đổi. Chỉ có các điện tích dao động (chuyển động có gia tốc) mới sinh ra điện trường xoáy, chọn được phương án đúng D. Nếu cho rằng cứ có điện tích chuyển động sẽ sinh ra điện trường biến thiên (hoặc từ trường biến thiên) HS sẽ chọn phương án sai A. Thường thì HS cho rằng tụ điện nằm trong mạch dao động LC và trong khoảng không gian giữa hai bản tụ tồn tại điện trường biến thiên nên HS chọn phương án sai B. Nếu không phân biệt được điện trường tĩnh và điện trường xoáy HS sẽ chọn phương án sai C. Câu 33: Trong quá trình truyền sóng điện từ, véctơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ . A.luôn biến thiên tuần hoàn theo thời gian theo qui luật: cùng tăng hoặc cùng giảm. B. luôn biến thiên tuần hoàn theo thời gian theo qui luật: E tăng bao nhiêu thì B giảm bấy nhiêu và ngược lại. C. luôn biến thiên tuần hoàn theo thời gian với độ lệch pha . D. luôn biến thiên tuần hoàn theo thời gian ngược pha nhau. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về đặc điểm của sóng điện từ. Mức độ nhận thức: Hiểu. Phân tích các phương án lựa chọn: HS nhớ tại một điểm trong không gian có sóng điện từ thì và luôn biến thiên điều hòa cùng pha nhau. Từ đó suy luận để thấy được E và B luôn cùng tăng hoặc cùng giảm và chọn được phương án đúng A. Nếu hiểu E là năng lượng điện trường, B là năng lượng từ trường, nhờ tổng của chúng không thay đổi và suy luận: "Muốn tổng không đổi thì khi đại lượng này tăng bao nhiêu, đại lượng kia giảm bấy nhiêu" thì chọn phương án sai B. Nếu nhớ nhầm sang phương của vec tơ vuông góc với véc tơ sẽ chọn phương án sai C. Nếu nhớ được đồ thị biểu diễn sự biến thiên của và trong không gian nhưng lại hiểu đồ thị được vẽ trên mặt phẳng nhầm rằng và biến thiên tuần hoàn ngược pha nhau nên chọn phương án D. Câu 34: Khi cảm ứng từ của sóng điện từ có giá trị cực đại thì cường độ điện trường có giá trị A. cực tiểu. B. cực đại. C. có giá trị bất kì. D. bằng không. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về mối quan hệ giữa vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ trong sóng điện từ. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Phân tích các phương án lựa chọn: Vận dụng các kiến thức: "cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ trong sóng điện từ dao động cùng pha nhau" và "hai dao động cùng pha thì cùng cực đại hoặc triệt tiêu ở cùng thời điểm" sẽ chọn phương án đúng B. Nếu cho rằng dao động của cường độ điện trường và của cảm ứng từ tại một điểm ngược pha nhau và suy luận hai dao động ngược pha thì khi B cực đại E cực tiểu sẽ chọn phương án sai A. Nếu nhớ nhầm dao động của cường độ điện trường và của cảm ứng từ tại một điểm lệch pha nhau và suy luận hai dao động vuông pha thì khi B cực đại, E triệt tiêu, chọn phương án sai D. Nếu không nhớ mối liên hệ về pha của và, chọn hú họa có thể chọn phương án sai C. Câu 35: Mạch chọn sóng của một máy thu thanh có các thông số L0 và C0. Mạch này có thể thu được sóng điên từ có bước sóng A. B. C. D. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về công thức xác định bước sóng mà một máy thu thanh vô tuyến điện có thể thu được. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Phân tích các phương án lựa chọn: HS nhớ công thức: . Ngoài ra HS cần nhớ giá trị c = 3.108m/s là tốc độ sóng điện từ trong chân không thì chọn được phương án đúng C. Nếu cho rằng . HS sẽ chọn phương án A. Nếu nhớ nhầm HS sẽ chọn phương án B. Nếu nhớ nhầm HS sẽ chọn phương án D. Câu 36: Sóng điện từ có bước sóng 41m thuộc loại sóng nào dưới đây? A. sóng dài B. sóng trung C. sóng ngắn D. sóng cực ngắn Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về miền giá trị của bước sóng ứng với các loại sóng vô tuyến. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Phân tích các phương án lựa chọn: HS cần nhớ khoảng bước sóng ứng với các loại sóng vô tuyến sẽ chọn được phương án đúng C. Nếu không nhớ, chọn ngẫu nhiên có thể chọn các phương án sai A,B hoặc D. Câu 37: Loại sóng nào sau đây phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li, trên mặt đất và trên mặt nước biển? A. sóng dài B. sóng trung C. sóng ngắn D. sóng cực ngắn Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về tính chất của các loại sóng vô tuyến. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Phân tích các phương án lựa chọn: Nhớ tính chất của các loại sóng vô tuyến, chọn được phương án đúng C. Sóng dài và sóng trung cũng bị phản xạ ở tầng điện li nhưng mức độ yếu hơn. Do đó HS có thể nhớ nhầm và chọn phương án sai A hoặc B. Nếu lẫn lộn giữa sóng ngắn và sóng cực ngắn (về mặt ngôn ngữ), chọn phương án sai D. 6 3 4 5 2 1 Câu 38: Hình sau đây là sơ đồ khối của quá trình thu thanh đơn giản dùng sóng điện từ. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của một số bộ phận được đánh số từ (1) đến (6)? A. Bộ phận (2) có vai trò tách sóng. B. Bộ phận (5) có vai trò tách sóng. C. Bộ phận (1) có vai trò chọn sóng. D. Bộ phận (4) có vai trò tách sóng. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về các bộ phận chính của máy thu thanh vô tuyến đơn giản. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Phân tích các phương án lựa chọn: HS cần nhớ tên các bộ phận cơ bản, chức năng mỗi bộ phận và thứ tự của các bộ phận đó trong sơ đồ, chọn được phương án đúng D. Nếu cho rằng sau khi thu được sóng cần tách dao động âm tần ngay thì HS chọn phương án sai A. Nếu cho rằng trước khi đưa ra loa mới cần tách sóng HS chọn phương án sai B. Nếu quan niệm anten có vai trò chọn sóng thay vì thu sóng, chọn phương án sai C. Câu 39: Trong sơ đồ khối của một máy phát sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây? A. Mạch tách sóng B. Mạch biến điệu C. Mạch khuếch đại D. Anten Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về các bộ phận chính của máy phát thanh vô tuyến đơn giản. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Phân tích các phương án lựa chọn: Nhớ các bộ phận chính của máy phát thanh vô tuyến, chọn được phương án đúng A. Nếu nhớ nhầm sang các bộ phận chính của máy thu thanh vô tuyến, chọn phương án sai B. Nếu cho rằng để phát sóng vô tuyến không cần anten HS sẽ chọn phương án sai D. Nếu nhớ chỉ trong máy thu sóng vô tuyến mới có mạch khuếch đại sẽ chọn phương án sai C. Câu 40: Trong máy phát thanh bằng vô tuyến điện, anten có nhiệm vụ A. phát sóng điện từ cao tần. B. trộn sóng điện từ âm tần vào sóng điện từ cao tần. C. phát sóng điện từ cao tần biến điệu. D. phát sóng âm thanh. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về vai trò của anten trong máy phát thanh bằng vô tuyến điện. Mức độ nhận thức: Hiểu. Phân tích các phương án lựa chọn: Hiểu được máy phát thanh vô tuyến điện phát đi sóng cao tần biến điệu và bộ phận chính cuối cùng của máy này là anten, chọn được phương án đúng C. Nếu chỉ nhớ là Anten có vai trò phát sóng điện từ thì có thể HS sẽ chọn ngay phương án sai A. Nếu chỉ nhớ máy phát thanh có sự chộn dao động cao tần với dao động âm tần và không hiểu anten có cấu tạo, chức năng gì sẽ chọn phương án sai B. Nếu hiểu máy phát thanh vô tuyến điện là phát âm thanh, chọn phương án sai D. Câu 41: Một máy thu thanh đang thu sóng ngắn. Để chuyển sang thu sóng trung bình, có thể thực hiện giải pháp nào sau đây trong mạch chọn sóng A. giảm điện dung C và giảm độ tự cảm L. B. giảm điện dung C và giữ nguyên độ tự cảm L. C. tăng điện dung C và tăng độ tự cảm L. D. không cần thay đổi điện dung C và độ tự cảm L mà chỉ cần đặt máy thu thanh vào nơi có sóng trung. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến và các loại sóng vô tuyến. Mức độ nhận thức: Hiểu. Phân tích các phương án lựa chọn: HS cần nhớ nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng trong máy thu thanh vô tuyến là dựa trên hiện tượng cộng hưởng điện. Muốn thu được sóng điện từ có tần số f thì tần số dao động riêng của mạch chọn sóng là f0 phải có giá trị bằng với tần số sóng điện từ ( f = f0). Mặt khác khi đang thu sóng ngắn mà chuyển sang thu sóng trung thì bước sóng của sóng điện từ tăng. Kết hợp với công thức f giảm, nên f0 giảm. Mà . Nên để giảm f thì hoặc tăng L hoặc tăng C hoặc tăng cả L và C. Phương án đúng là C. Nếu nhớ nhầm và cho rằng để giảm f0 cần giảm cả L và C thì chọn phương án sai A. Nếu cho rằng chỉ có điện dung C của tụ điện mới có thể thay đổi được thì suy luận: để giảm f0 cần giảm điện dung C của tụ điện và chọn phương án sai B. Nếu không hiểu nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng mà cho rằng cứ có sóng điện từ thì máy thu sẽ thu được (nhờ anten) thì chọn phương án sai D. Câu 42: Mạch tách sóng trong máy thu thanh vô tuyến điện có nhiệm vụ A. tách sóng âm từ dao động cao tần biến điệu. B. loại bỏ dao động cao tần biến điệu. C. tách dao động của tín hiệu cần thu ra khỏi dao động cao tần biến điệu. D. tách tín hiệu cao tần biến điệu cần thu ra khỏi các tín hiệu cao tần biến điệu khác. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về vai trò của mạch tách sóng trong máy thu thanh. Mức độ nhận thức: Hiểu. Phân tích các phương án lựa chọn: HS cần nhớ và hiểu nguyên tắc phát, thu sóng điện từ: Sóng điện từ được phát đi là sóng cao tần biến điệu. Vì vậy ở mạch thu sóng sẽ thu được sóng cao tần biến điệu. Do đó để sử dụng người ta phải tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu cao tần. Phương án đúng là C. Nếu lẫn lộn giữa sóng âm với dao động âm tần HS sẽ chọn phương án A. Nếu lẫn lộn dao động cao tần biến điệu với dao động cao tần HS chọn phương án B. Nếu không hiểu được vai trò của mạch chọn sóng và quan niệm: Tách sóng là tách lấy sóng điện từ cần thu ra khỏi các sóng điện từ khác mà anten thu được thì chọn phương án D. Câu 43: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện có độ tự cảm và điện dung lần lượt L = 1H, C = 10-10(F). Cho c = 3.108m/s. Bước sóng của sóng điện từ mà mạch này có thể thu được. A. 18,84(m) B. 18,84.103(m) C. 0,053(m) D. 595,77m Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về nguyên tắc thu sóng điện từ và công thức tính tần số dao động riêng của mạch chọn sóng ở máy thu thanh vô tuyến. Mức độ nhận thức: Hiểu. Phân tích các phương án lựa chọn: Máy thu thanh thu được những sóng điện từ có tần sốkết hợp với công thức suy ra , đổi đơn vị và tính đúng chọn được phương án đúng A. Nếu không đổi đơn vị của L, chọn phương án sai B. Nếu Nhớ nhầm công thức , đổi đơn vị và tính toán sẽ chọn phương án sai C. Nếu đổi nhầm đơn vị của L thành L= 10-3 H sẽ tìm được = 595,77m sẽ chọn phương án sai D. Câu 44: Một máy thu thanh thu sóng điện từ có bước sóng 100m. Để máy này có thể thu sóng có bước sóng 25m thì cần thay đổi điện dung của tụ điện ở mạch chọn sóng như thế nào? A. giảm 2 lần B. giảm 4 lần C. giảm 16 lần D. tăng 16 lần Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về nguyên tắc thu sóng điện từ và công thức tính tần số dao động riêng của mạch chọn sóng ở máy thu thanh vô tuyến. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Phân tích các phương án lựa chọn: Tương tự cách lập luận ở câu 43 suy ra . Từ đó suy luận: Khi L không thay đổi thì . Từ câu dẫn thấy giảm 4 lần suy ra C giảm 16 lần, chọn phương án đúng C. Nếu nhầm . Suy luận: Để giảm 4 lần thì C tăng 16 lần, chọn phương án sai D. Nếu không hiểumà cho rằng giảm bao nhiêu lần cần C giảm bấy nhiêu lần, chọn phương án sai B. Vẫn suy luận được nhưng khi lập luậngiảm 4 lần thì suy ra C giảm 2 lần, chọn phương án sai A. Câu 45: Khi mắc tụ điện có điện dung C1với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng = 60(m). Khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng = 80(m). Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng. A. = 140(m) B. = 34,3(m) C. = 48(m) D. = 100(m) Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về nguyên tắc hoạt động của máy thu thanh vô tuyến điện và công thức Mức độ nhận thức: Vận dụng. Phân tích các phương án lựa chọn: Đọc câu dẫn, phát hiện được có ba mạch chọn sóng cùng L, khác C nên có (1) (2) (3) Kết hợp với và tính đúng được = 48m Phương án đúng C. Nếu cho rằng khi các tụ ghép nối tiếp thì (nhớ nhầm sang công thức Cnt) HS sẽ chọn phương án sai B. Nếu cho rằng HS sẽ chọn phương án sai A. Nếu nhớ nhầm công thức Cnt = C1 + C2 và biến đổi các công thức (1), (2), (3) tìm được tính ra kết quả, chọn phương án sai D. Câu 46: Mạch chọn sóng của máy thu thanh gồm cuộn dây thuần cảm L = 2 mH và một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Để máy thu thanh này chỉ có thể thu được các sóng có bước sóng từ 60m đến 600m thì tụ điện phải có điện dung biến thiên trong khoảng nào dưới đây? A. 0,5 pF C 50 pF B. 0,5 nF C 1,58 nF C. 0,5 F C 50 F D. 0,5 pF C 5 pF Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về nguyên tắc hoạt động của máy thu thanh vô tuyến điện. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Phân tích các phương án lựa chọn: Dựa vào nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng ở máy thu thanh vô tuyến có mà L không đổi nên và suy luận để tăng 10 lần cần C tăng 100 lần, chọn được phương án đúng A. Nếu suy luận sai để tăng 10 lần cần C tăng lần chọn phương án sai B. Nếu suy luận đúng nhưng không chú ý đến đơn vị sẽ chọn phương án C. Suy luận sai để tăng 10 lần cần C tăng 10 lần thì chọn phương án D. Câu 47: Mạch dao động ở lối vào của máy thu thanh gồm một tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ Cmin đến Cmax và một cuộn cảm có độ tự cảm biến thiên. Máy có thể bắt được các sóng có bước sóng từ min đến max. Tìm giới hạn biến thiên độ tự cảm của mạch. A. B. C. D. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về nguyên tắc hoạt động của máy thu thanh vô tuyến điện. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Phân tích các phương án lựa chọn: Dựa vào nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng ở máy thu thanh vô tuyến có. Hiểu được để thu được sóng điện từ có bước sóng theo ý muốn ta phải điều chỉnh L hoặc C hoặc cả L và C. Do đó hay . Phương án đúng là B. Nếu từ L = rồi từ biểu thức này mới suy luận về mối quan hệ giữa các đại lượng có mặt trong biểu thức. Khi đó sẽ có: chọn phương án sai A. Nếu từ suy luận Sau đó suy luận sai được chọn phương án sai C Nếu từ suy luận Nhưng khi suy ra biểu thức của L lại không bình phương hằng số thì chọn phương án sai D. Câu 48: Một mạch thu sóng điện từ gồm cuộn cảm có độ tự cảm L0 và một tụ điện có điện dung C0. Mạch này bắt được sóng điện từ có bước sóng 0 = 25(m). Để bắt được các sóng điện từ có bước sóng 10m 50m người ta phải ghép thêm tụ xoay Cx với tụ C0 theo cách nào ? A. Hai tụ ghép nối tiếp B. Hai tụ ghép song song C. Hai tụ ghép nối tiếp để bắt sóng ngắn hơn 0 và ghép song song để bắt sóng dài hơn0. D. Hai tụ ghép nối tiếp để bắt sóng dài hơn 0 và ghép song song để bắt sóng ngắn hơn0. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về nguyên tắc hoạt động của máy thu thanh vô tuyến điện, các công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp và ghép song song. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Phân tích các phương án lựa chọn: Nhận ra máy thu được sóng điện từ có bước sóng với L không thay đổi . Từ phần dẫn cần nhận ra máy đang thu được sóng điện từ có bước sóng và cần điều chỉnh C để máy thu có thể thu được sóng có bước sóng có khi có khi . Như vậy cần tách thành hai trường hợp để xét: Để (1) Cx mắc nối tiếp với C0. Để Cb > C0 (2) Cx mắc song song C0. Phương án đúng là C. Nếu suy luận từ (1) rút ra kết luận, chọn phương án sai A. Nếu suy luận từ (2) rồi rút ra kết luận, chọn phương án sai B. Nếu đã có (1) và (2) nhưng do lẫn lộn công thức Cnt và C// HS sẽ chọn phương án sai D. Câu 49: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một tụ điện cố định C0 mắc song song với tụ xoay Cx. Tụ xoay có điện dung biến thiên từ C1 = 10pF đến C2 = 250 pF. Nhờ vậy mạch thu được sóng trong dải từ = 10 m đến = 30m. Tìm C0 ? A. C0 = 20 pF B. C0 = 110 pF C. C0 = 125 pF D. C0 = pF Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về nguyên tắc hoạt động của máy thu thanh vô tuyến điện và công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép song song. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Phân tích các phương án lựa chọn: Nhớ công thức và công thức tính điện dung của bộ tụ điện khi chúng mắc song song, suy luận được Hay = 10 = 30 = 9. Thay số được . Phương án đúng là A. Khi lập tỉ số mà không bình phương hai vế sẽ được = 3, chọn phương án sai B. Nếu nhớ nhầm công thức tính điện dung mắc song song thành mắc nối tiếp thì được =10 và =30 Biến đổi toán học rồi thay số tìm được, chọn phương án sai C. Nếu nhớ nhầm công thức tính điện dung mắc song song thành mắc nối tiếp thì được =10 và =30 và khi lập tỉ số mà không bình phương hai vế sẽ được: =3, chọn phương án sai D. Câu 50: Mạch dao động LC có cuộn cảm thuần và một tụ xoay. Tụ xoay từ góc 00 đến 1200 thì có điện dung biến thiên từ 10 pF đến 250 pF. Biết rằng điện dung của tụ điện biến thiên theo hàm bậc nhất của góc xoay. Khi tụ xoay ở góc 80 thì mạch bắt được sóng có bước sóng 10 m, muốn bắt được sóng có bước sóng 20 m thì cần xoay thêm một góc A. 160 B. 11,30 C. 390 D.470 Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về nguyên tắc hoạt động của máy thu thanh vô tuyến điện. Mức độ nhận thức: Vận dụng. Phân tích các phương án lựa chọn: Hiểu điện dung của tụ điện biến thiên theo hàm bậc nhất của góc xoay nghĩa là Suy ra:.(1) Máy thu được sóng điện từ có nên (2) Từ (1) và (2) suy ra:. Vây phải xoay thêm tụ một góc Phương án đúng là C. Nếu coivà khi tăng hai lần thì C tăng hai lần. Mà C tỉ lệ với góc xoay nên . Do đó và không để ý đến "cần xoay thêm một góc bao nhiêu" thì chọn phương án sai A. Nếu vẫn suy luận sai như trên và được HS chọn phương án sai B. Nếu suy luận đúng đến mà không để ý đến "cần xoay thêm một góc bao nhiêu" thì chọn phương án sai D. Kết luận chương II Các bài kiểm tra trắc nghiệm được xem như là phương tiện của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học . Vì vậy việc soạn thảo nội dung các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Để viết được một bài trắc nghiệm đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và độ nhạy là một việc làm rất khó. Để cố gắng đạt được điều đó, ở chương II chúng tôi đã nghiên cứu nội dung chương "Dao động và sóng điện từ". Từ đó xác định mục tiêu về mặt nhận thức ứng với từng kiến thức mà HS đạt được, kết hợp với việc vận dụng cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá để soạn 50 mươi câu hỏi loại trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thuộc 04 nhóm kiến thức (Dao động điện từ trong mạch LC lí tưởng; Dao động điện từ tắt dần, dao điện từ duy trì và dao động điện từ cưỡng bức; Sóng điện từ; Truyền thông bằng sóng điện từ) ở ba trình độ nhận thức (nhận biết, hiểu, vận dụng) nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Mỗi câu hỏi đều đảm bảo cấu trúc của một câu TNKQ nhiều lựa chọn, mỗi câu có bốn phương án lựa chọn. Ở mỗi câu đều có đáp án cho phương án đúng và sự phân tích phương án nhiễu dựa trên các sai lầm cuả HS có thể mắc phải. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng phương pháp soạn thảo câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn cho các phần kiến thức khác trong chương trình vật lí ở THPT nhằm không ngừng nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá qua đó nâng cao chất lượng dạy học vật lí. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả thực nghiệm sẽ cho chúng tôi những bài học bổ ích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu sau này. Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) TNSP (kiểm tra HS bằng hệ thống câu hỏi đã soạn thảo), nhằm mục đích đánh giá từng câu trắc nghiệm về phương diện: độ khó, độ phân biệt và các phương án nhiễu. Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi đã soạn thông qua các công thức thống kê. 3.2 Đối tượng thực nghiệm. HS lớp 12 sau khi học xong chương "Dao động và sóng điện từ" trong SGK vật lí lớp 12, HS ôn thi tốt nghiệp THPT của các trường: Trường THPT Kim Thành (Kim Thành - Hải Dương), trường THPT Kinh Môn (Kinh môn - Hải Dương), trường THPT Đồng Gia (Kim Thành - Hải Dương) và trường THPT Kim Thành II ( Kim Thành - Hải Dương). 3.3. Phương pháp thực nghiệm. - Để thực hiện hai mục đích ở trên, các câu trắc nghiệm đã được làm TNSP hai lần trên HS ở ba trường khác nhau, trong đó có hai đợt thực nghiệm chính. Đợt 1: Thực nghiệm trên 168 HS lớp 12 vừa học xong chương "Dao động và sóng điện từ" SGK vật lí lớp 12 (Nâng cao) tại trường THPT Kim Thành (Hải Dương). HS làm một bài kiểm tra là toàn bộ hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương "Dao động và sóng điện từ" đã soạn thảo, thời gian làm bài 120 phút. Trước khi làm bài kiểm tra HS được thông báo trước phạm vi kiến thức. Kết quả kiểm tra đợt một này làm cơ sở để phân tích loại bỏ các câu không có giá trị, chỉnh lí lại các câu hỏi, đặc biệt là các phương án nhiễu, đồng thời dự kiến làm bài thực nghiệm lần sau cho phù hợp. Đợt 2: Thực nghiệm trên 360 HS ở bốn trường khác nhau vào thời điểm HS đang ôn tập tốt nghiệp THPT. HS làm một bài kiểm tra là toàn bộ hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương "Dao động và sóng điện từ" đã được chỉnh lí và bổ sung sau đợt một. Thời gian làm bài là 110 phút, trước ngày kiểm tra một tuần HS được thông báo về nội dung và cách thức kiểm tra để ôn tập. Kết quả thực nghiệm được sử lí theo phương pháp thống kê, từ đó rút ra nhận xét và đánh giá cần thiết. 3.4 Các bước tiến hành thực nghiệm 3.4.1.Nội dung các bài kiểm tra - Dựa trên mục tiêu, chúng tôi đã soạn hệ thống câu hỏi gồm 50 câu, một câu có bốn phương án lựa chọn. - Các câu hỏi được phân bố theo mục tiêu về kiến thức và nhận thức như sau: Mục tiêu nhận thức ND kiến thức Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng Dao động điện từ trong mạch LC lí tưởng. 02 (câu số 1,2) 06 (câu số 3,4,5,6,7,8) 16 (câu số 9,10,11,12 13,14,15,16,17,18 19,20,21,22,23,24) 24 Dao động điện từ tắt dần, duy trì, cưỡng bức. 02 ( câu số 25,26) 01 (câu số 27) 01 (câu số 28) 04 Sóng điện từ 03 (câu số 29,30,31) 02 ( câu số 32,33) 01 (câu số 34) 06 Truyền thông bằng sóng điện từ 05 (câu số 35, 36,37,38,39) 04 (câu số 40,41,42,43) 07 (câu số 44,45,46,47,48 49,50) 16 Tổng 12 14 24 50 3.4.2. Trình bày bài trắc nghiệm - Bài trắc nghiệm gồm 50 câu, mỗi câu có bốn lựa chọn và HS chỉ được lựa chọn 01 câu đúng nhất. - Đảm bảo tính trung thực của bài trắc nghiệm, hạn chế tối đa sự nhìn nhau bằng cách in ra bốn mã đề từ đề gốc, và các câu hỏi trong từng đề đã được sáo trộn, do đó HS ngồi gần nhau không làm cùng đề. - HS trả lời trên một tờ phiếu riêng, mỗi tờ sẽ ứng với một phiếu trả lời và trên phiếu đã ghi sẵn kí hiệu của mã đề đó. Sau đây là một mẫu phiếu trả lời câu hỏi. PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI Bài trắc nghiệm của mã đề 02 Họ và tên:..................................................................Lớp:....................................... L

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương Dao động và sóng điện từ ở lớp 12 THPT.doc
Tài liệu liên quan