Anh Bùi Đỗ Hậu đã làm ra chiếc máy tráng bánh cuốn tự động với công suất 1 tạ bánh mỗi giờ. Nếu so với cách làm truyền thống thì máy tráng bánh cuốn cho năng suất hơn 10 - 20 lần. Không những có năng suất vượt trội, bánh cuốn được tráng bằng máy còn có chất lượng ngon hơn so với tráng bằng tay bởi khi tráng bằng máy, nguyên liệu được nhào trộn rất đều và kỹ nên bánh có độ dẻo, dai hơn, thời gian nhanh hơn nên giữ được độ nóng. Ngay sau đó, nhiều hộ làm bánh cuốn trong làng đã đặt anh làm những chiếc máy tương tự. Đến nay, hầu hết các hộ làm bánh ở thôn Thanh Lương đều ứng dụng máy tráng bánh cuốn tự động của anh Hậu vào sản xuất. Máy cũng đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, và thời gian gần đây còn có một số Việt kiều ở các nước về đặt anh làm những chiếc máy làm bún, bánh cuốn mang sang nước ngoài để sản xuất.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Người nông dân Việt Nam với sáng chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc đồng áng, chăn nuôi, sinh hoạt gia đình, bảo vệ hoa màu… được nông dân làm ra theo “đơn đặt hàng của cuộc sống”. Điều này cho thấy tiềm năng sáng tạo to lớn của con người Việt Nam. Tuy nhiên, từ đây cũng nảy sinh câu hỏi về mối quan hệ giữa các nhà khoa học, cơ sở sản xuất công nghiệp và người nông dân. Các nhà khoa học đã cố gắng rất nhiều và đã cho ra đời nhiều sản phẩm nhưng so với nhu cầu bức thiết của nông dân thì chưa thấm tháp vào đâu. Cũng cần phải nói rõ rằng, đối tượng của sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, các vùng miền có điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai…), trình độ, tập quán canh tác khác nhau… nên yêu cầu về máy móc nông nghiệp cũng rất đa dạng, cần phải có thời gian thì nhu cầu về máy của nông dân mới dần dần được đáp ứng.
Công việc sáng chế của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Họ cần được sự quan tâm của đảng, nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương.Những sáng chế của họ là rất cần thiết cho cuộc sống thực tế. Chính vì lẽ đó nhóm em quyết định chọn đề tài “ Nông dân Việt Nam với sáng chế” với hy vọng giúp cho mọi người hiểu được tầm quan trọng từ những sản phẩm sáng chế của người nông dân-không chỉ những nhà khoa học có bằng cấp mới biết sáng chế, hiểu được những khó khăn của những “ nhà sáng chế chân đất”.
I/ Giới thiệu chung :
1.Về người nông dân:
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Nông dân, chủ thể chính của tam nông luôn có đóng góp vô cùng lớn cho đất nước, kể cả trong chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước. Vậy nhưng sự ghi nhận, tưởng thưởng cho họ nhiều khi chưa thật xứng đáng. Hiện nay, số lớn nông dân vẫn còn nghèo, khó khăn bởi cơ chế, chính sách đôi khi còn cản trở họ. Làm sao tạo sức bật cho nông dân tiến lên làm giàu, xoá đói giảm nghèo vượt lên.
Nông dân là những người có khả năng sáng tạo, đức tính cần cù, đôi bàn tay tài hoa, rất bền chí, dám “liều lĩnh” biết chấp nhận để vượt qua thành kiến của dư luận xung quanh. Họ luôn có niềm tin mãnh liệt về sản phẩm sẽ tạo ra trong tương lai và quyết tâm theo đuổi.
Họ có những thành quả lao động bền bỉ, sáng tạo thật đáng khâm phục và trân trọng. Đa số họ không được đào tạo bài bản, chưa có lý thuyết về cơ khí và chế tạo máy, nhưng từ bức xúc trong công việc hằng ngày của nhà nông mà đã mày mò, chế tạo thành công nhiều loại máy góp phần làm tăng năng suất lao động, giải phóng sức người.
2.Về thực trạng sử dụng máy móc:
Việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những yếu tố quyết định , đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Thực tế cho thấy , ở nông thôn nước ta hiện nay nhiều hộ gia đình nông nghiệp đã tiếp thu và vận dụng những thành tựu , tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất , đặc biệt là họ đã biết cách sử dụng các loại giống mới, các cách làm mới trong trồng trọt và chăn nuôi , đem lại hiệu quả kinh tế cao , do vậy đời sống của người dân cũng phần nào được cải thiện.
Cả nước hiện có khoảng 1.300 cơ sở chuyên sản xuất, kinh doanh các loại máy kéo, máy nông nghiệp và thiết bị cơ khí phục vụ nông nghiệp; 1.218 cơ sở chuyên sửa chữa, bảo dưỡng bảo hành máy móc, thiết bị cơ khí, nhưng nhìn chung vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu; trong khi đó, lượng máy nhập khẩu thấp.
Cả nước có khoảng 22.000 ô tô loại nhỏ, 20.000 tàu, thuyền gắn máy, có thể đảm bảo 80% việc vận chuyển ở nông thôn. Số lượng máy kéo các loại có khoảng 300.000 chiếc, tổng công suất 3,5 triệu mã lực. Trong đó đa phần là máy kéo 2 bánh dưới 15 mã lực (75,3%), máy kéo 4 bánh 15-35 mã lực (15,2%), máy kéo trên 35 mã lực chỉ chiếm 9,5%. Tây Nguyên là địa bàn có tỷ lệ sử dụng máy nông nghiệp cao nhất, chiếm 34,54%, thấp nhất là trung du miền núi phía Bắc (4,47- 6%) và duyên hải Nam Trung Bộ (4,29 - 4,53%).
Đất đai manh mún, quy mô ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ làm cho việc sử dụng máy móc, thiết bị nông nghiệp khó phát huy tác dụng, chi phí cao trong khi hiệu quả thu được lại thấp. Nếu xét trên góc độ kĩ thuật thì máy móc gần như luôn đạt hiệu quả ( nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm). Nhưng để có hiệu quả trên góc độ kinh tế thì phải xét tới chi phí của nó.Người nông dân chưa mạnh dạn đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp vì lo ngại sẽ tăng chi phí. Mặt khác giá cả máy móc, nhiên liệu chưa thực sự khuyến khích nông dân sử dụng máy móc.
Các loại máy móc thiết bị trên thị trường sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt hiện nay là rất đa dạng. Các nhà khoa học đã cố gắng rất nhiều và đã cho ra đời nhiều sản phẩm nhưng so với nhu cầu bức thiết của nông dân thì chưa thấm tháp vào đâu. Cũng cần phải nói rõ rằng, đối tượng của sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, các vùng miền có điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai…), trình độ, tập quán canh tác khác nhau… nên yêu cầu về máy móc nông nghiệp cũng rất đa dạng, cần phải có thời gian thì nhu cầu về máy của nông dân mới dần dần được đáp ứng.
Trong điều kiện về kinh tế, kỹ thuật và những điều kiện sản xuất về nông nghiệp ở nông thôn nước ta hiện nay, các thiết bị cải tiến, tự chế ngày càng nhiều. Những năm qua, tại các miền quê từ Bắc vào Nam, nông dân đã chế tạo và cải tiến thành công nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy gặt đập liên hoàn, máy tẽ ngô, bóc tách hành tỏi, hút bùn… Xuất phát từ những khó khăn gặp phải trong công việc hằng ngày, họ mày mò chế tạo ra các loại máy dựa trên mẫu máy của các viện nghiên cứu trong nước, hoặc mẫu máy nhập ngoại, hoặc tự nghĩ ra để cải tiến và chế tạo ra máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương mình.
Nhu cầu máy nông nghiệp của nông dân rất lớn và phong phú nhưng ngành cơ khí nông nghiệp trong nước chưa đáp ứng đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất máy này không đem lại nhiều lợi nhuận, dẫn đến các nhà máy chế tạo không mặn mà lắm. Trên thực tế, có những nhà máy mang tên là chế tạo máy nông nghiệp nhưng lại không lấy việc sản xuất máy phục vụ nông dân là chính, thậm chí là không tổ chức sản xuất các loại máy này. Vì thế, máy móc do nông dân tự chế tạo ra đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bức thiết của nhà nông.
II. Nguyên nhân khiến người nông dân thực hiện công việc sáng chế:
- Để người nông dân bớt khổ - Đó là động lực để cho những “nhà sáng chế không bằng cấp” này. Bản thân họ là nông dân, lại sống ở nông thôn, chứng kiến nỗi vất vả, khổ cực của người nông dân nên trong họ bùng lên ý chí không ngừng sáng tạo.
-Xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương, đồng đất, thời vụ… mà họ đã sáng chế, cải tiến được những máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các sáng chế, cải tiến này có tính ứng dụng thực tế cao. Cái “chất” của người nông dân Việt Nam được thể hiện rất rõ qua những sáng chế này”.
-Những nhà khoa học thì làm ở tầm vĩ mô, máy móc rất lớn, mà nông dân cần những thứ phục vụ ngay cho sản xuất và cuộc sống hàng ngày.
III. Những thành tựu đạt được từ công việc sáng chế của người nông dân:
Trong số 21 nông dân có sản phẩm cải tiến, sáng chế máy móc , thiết bị phục vụ nông nghiệp được trao Bằng khen tại Triển lãm nông nghiệp (Agroviet) 2009 thì Hà Nội là địa phương chiếm đông nhất với 5 đại diện (23,8%). Các sản phẩm sáng chế của người nông dân bao gồm:
Máy móc phục vụ sản xuất :
- Anh Phan Văn Lệ, ở xã Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị, đã sáng chế thành công chiếc máy tuốt hồ tiêu. Máy tuốt hồ tiêu anh Lệ đang là một thương hiệu rất được người trồng hồ tiêu vùng Quảng Trị, Quảng Bình tín nhiệm cao. Trước đây, một người tuốt nhanh mỗi giờ chỉ được 50 kg hồ tiêu, nhưng nay dùng bằng máy thì gấp 20 lần (1 tấn/giờ) và còn tự động phân chia hồ tiêu hạt to chắc với hạt nhỏ lép và cọng qua 3 máng riêng biệt.
- Anh Võ Văn Nghiêm, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã sáng chế thành công máy xới cỏ với công suất là 2 ha/ngày, còn máy mi-ni bán trên thị trường tối đa chỉ xới cỏ được 1 ha/. Lúc trước làm cỏ bằng tay phải mất tới 15 lao động/ha/ngày, còn giờ sử dụng máy xới cỏ của anh Nghiêm chỉ mất có 3 lao động/ha/ngày. Dùng máy này rất thuận tiện, sạch cỏ tới trên 90%.
-Anh Nguyễn Tất Hải, người sống ở vùng miền núi heo hút Quỳ Hợp (Nghệ An) đã sáng chế ra chiếc máy bơm nước đạp chân với năng suất cấp nước lý tưởng 15 m3/giờ. Tuy nhiên, nó cồng kềnh, nặng nề, chỉ phù hợp với địa hình của ruộng nhà ông. Mong muốn có một cái máy bơm phù hợp với tất cả các loại địa hình, mọi người đều có thể sử dụng được, dễ vận chuyển, tiện lợi, ông nghiên cứu tiếp và cho ra đời một chiếc máy hoàn có thể vận chuyển đến bất cứ địa hình nào, năng suất bằng 8 người tát gầu sòng và gấp đôi máy bơm công suất 370 kW của Trung Quốc, mà giá thành chỉ có 300.000 đồng/máy.
-Anh Lê Hồng Phương ấp Tân Lập, xã Tân Quy Tây (thị xã Sa Đéc - Đồng Tháp) đã sáng chế, cải tiến thành công máy tưới nước. Chỉ với 1 công lao động, nửa lít dầu, 8.000m2 hoa màu được tưới xong trong vòng 30 phút, tiết kiệm được khoảng 50.000 đồng so với tưới bằng mô-tơ.
-Anh Ngô Ngọc Quang, ở xã Tân Thành, huyện Bù Đốp (Bình Phước) cũng đã nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc máy vặt hạt điều công suất lớn, giải phóng được nhiều công lao động trong thu hoạch điều. Máy có công xuất khoảng 500-600 kg/giờ, gấp 25-30 lần so với làm thủ công vặt bằng tay. Công việc vận hành máy rất đơn giản chỉ cần từ 1 đến 2 người…
-Ông Lê Mậu Trạch và Lê Niên Việt, thôn Tuyên Hóa, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa vừa chế tạo thành công máy cấy lúa. Máy có tên ĐA2 này có thể cấy được hơn 2,5 ha/ngày.
- Sáng chế ra máy trồng đậu tương mang nhãn hiệu 8HĐ-2L. Chiếc máy này có chiều rộng 2,1m; công suất 0,4ha/giờ, cao gấp gần 40 lần lao động thủ công. Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu chỉ hết 2,5 lít dầu Diezel/ha, tiết kiệm được 30% chi phí sản xuất. Đặc biệt, chiếc máy có thể làm việc tốt ở cả khu ruộng trũng lẫn vùng gò đồi, dễ dàng với các thao tác (gieo hạt đậu, phay gốc rạ, đè hạt tiếp đất, tăng tỷ lệ nảy mầm...).
-Cải tiến được chiếc máy gieo đậu tương thành máy đa năng có thể vừa gieo đậu, vừa làm đất, cày vỡ, cày nước cấy lúa.
2.Máy móc phục vụ chế biến sau thu hoạch:
- Anh thợ cơ khí người Khmer Kiên Hùng ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh chế tạo thành công chiếc máy bóc tách vỏ công suất lên đến 50 giạ lạc vỏ/giờ, nghĩa là tương đương với 40 ngày công lao động bóc tách thủ công.Việc Kiên Hùng “chế tạo” thành công chiếc máy bóc tách vỏ đậu phộng đã giải quyết được một khâu trọng yếu, tạo ra cơ hội lớn để nông dân huyện Cầu Ngang cũng như cả tỉnh Trà Vinh nhanh chóng mở rộng diện tích lạc lên đến con số vài chục lần so với trước đây. Nhiều hộ đã dám mạnh dạn trồng đến vài héc ta. Từ cây lạc, không ít hộ nông dân, nhất là nông dân Khmer thoát nghèo, vươn lên khá giả.
-Anh Lâm Văn Liêm, dân tộc Cao Lan ở thôn Ruồng, xã vùng cao Đèo Gia (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã miệt mài nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc máy tróc vỏ và thái sắn. Máy hoạt động hiệu quả rất cao, một ngày có thể làm bằng cả 100 người lao động thủ công.
3.Máy móc phục vụ các sản phẩm mới:
-Anh Bùi Đỗ Hậu đã làm ra chiếc máy tráng bánh cuốn tự động với công suất 1 tạ bánh mỗi giờ. Nếu so với cách làm truyền thống thì máy tráng bánh cuốn cho năng suất hơn 10 - 20 lần. Không những có năng suất vượt trội, bánh cuốn được tráng bằng máy còn có chất lượng ngon hơn so với tráng bằng tay bởi khi tráng bằng máy, nguyên liệu được nhào trộn rất đều và kỹ nên bánh có độ dẻo, dai hơn, thời gian nhanh hơn nên giữ được độ nóng. Ngay sau đó, nhiều hộ làm bánh cuốn trong làng đã đặt anh làm những chiếc máy tương tự. Đến nay, hầu hết các hộ làm bánh ở thôn Thanh Lương đều ứng dụng máy tráng bánh cuốn tự động của anh Hậu vào sản xuất. Máy cũng đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, và thời gian gần đây còn có một số Việt kiều ở các nước về đặt anh làm những chiếc máy làm bún, bánh cuốn mang sang nước ngoài để sản xuất.
-Hai ông Đặng Văn Nguyên 51 tuổi và Trần Văn Phong 43 tuổi ở thôn 7, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa đã chế tạo ra chiếc máy dệt chiếu có thể dệt 12-13 lá chiếu trong 8 tiếng đồng hồ, gấp 6 lần so với dệt thủ công.
- Máy phát điện chạy bằng khí sinh học biogas, khi hết khí biogas có thể thay thế được bằng xăng nhưng tiết kiệm 30%.
Ngoài ra những người nông dân thuộc các dân tộc khác nhau, từ khắp mọi làng quê của Tổ quốc đã tạo ra những chiếc máy bơm nước đạp chân DH4 sử dụng cho những hộ canh tác lúa ở vùng núi, nơi chưa có điên; máy trục bùn; máy đa năng có thể tra hạt, vun xới, cày bừa; máy gieo đậu tương 8 hàng; máy bạt gốc mía, máy dệt chiếu; máy làm bánh cuốn liên hoàn; máy tráng bánh đa nem; máy thái rau lợn đa năng và máy dàn rạch hàng - cày sâu kết hợp bón phân... góp phần giải phóng sức người, nâng cao năng suất lao động, tạo nên những vụ mùa bội thu.
IV. Ý nghĩa của các sản phẩm sáng chế của người nông dân:
-Một cái máy có thể thay thế cho hàng chục người, hàng trăm người, rút ngắn thời gian làm việc từ vài ngày xuống còn vài giờ, mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Đó là những tiện ích mà các chiếc máy “made in nông dân” đem lại.
Ví dụ như:
Kể từ khi có máy xới đất giống do anh Hà Xuân Cường sáng chế, công việc đồng áng của bà con ở xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nhẹ hẳn đi mà hiệu quả đem lại cao gấp nhiều lần so với trước khi có máy. Một giờ máy xới đất có thể xới được 1 công (1.000m2) mà chỉ tốn 1 công lao động và 1 lít xăng, hiệu quả hơn lúc trước rất nhiều. Thay vì “Lúc trước, một công đất phải thuê 3 người trong 1 ngày (tốn 300.000 ngàn đồng) để băm nhỏ đất ra, còn từ khi có máy chỉ tốn khoảng 1 giờ và 1 lít xăng (chưa tới 50.000 ngàn đồng).
Hay chiếc máy sấy lúa di động của anh Trần Văn Dũng (xã Long Toàn, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh), 1 giờ đồng hồ cũng có thể sấy được 600-700kg lúa, máy lại chạy bằng điện, chỉ tốn một lao động, tiện lợi gọn nhẹ hơn so với lò sấy lúa bình thường…
-Một hiệu quả mà về lâu về dài là từ việc nông dân sản xuất máy móc thành công sẽ cổ vũ, thôi thúc những người nông dân khác, kể cả sinh viên cùng tham gia nghiên cứu, sáng tạo khoa học. Vì chỉ có như thế mới có thể góp phần tiết kiệm công sức, tiền bạc và từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Người nông dân đỡ vất vả hơn khi đã áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và hầu hết những tiến bộ đó đều xuất phát từ nông dân.
-Công việc ít hơn, hiệu quả cao hơn khi có sự góp mặt của máy móc trong quá trình sản xuất nông nghiệp và càng vui hơn khi những sản phẩm đó là của nông dân, những người suốt ngày chỉ biết đến “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
- Những “đứa con” mà người nông dân “đẻ” ra là một nguồn cung cấp các công cụ, máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp phong phú, đa dạng, có tính ứng dụng tốt cho từng địa phương, từng vùng. Các loại máy móc này thường tương đối đơn giản, dễ làm, giá rẻ nên phù hợp với túi tiền của bà con nông dân.
V.Mặt khó khăn trong công việc sáng chế:
1.Những khó khăn mà người nông dân gặp phải khi thực hiện công việc sáng chế:
- Đa số những nhười nông dân xuất phát từ nghề nông, không được đào tạo bài bản, không có bằng cấp.
- Để có được những sáng chế, cải tiến tối ưu này, những “nhà sáng chế” đã phải bỏ ra khá nhiều thời gian, tiền của, mồ hôi và nước mắt.
- Thông tin về sản phẩm khó đến với người tiêu dùng, khó thuyết phục họ mua và sử dụng sản phẩm.
-Sự tiếp cận thông tin của người dân về những chủ trương, thậm chí cụ thể hơn là danh sách các đề tài, dự án chế tạo máy, hoặc danh sách các máy mới, công cụ mới rất hạn chế.
-Thiếu mặt bằng, thiếu vốn, đội ngũ thợ không chuyên nghiệp, không am hiểu kỹ thuật… Các “nhà sáng chế chân đất” gặp khó ở cả đầu vào lẫn đầu ra.
- Hiện nay sự hỗ trợ về khoa học – kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp nông thôn rất khó, hầu như là không. Còn các cấp xã, huyện, tỉnh thì rất quan tâm nhưng là quan tâm về chính sách, còn những khó khăn thực, ví dụ như nghiên cứu, rồi vốn thì rất khó khăn. Mình phải tự lo là chủ yếu”.
- Tất cả máy móc này chưa đưa vào đại trà, chưa thành sản phẩm công nghiệp vì còn thiếu những kiến thức về khoa học. Cho nên những cái máy đó chỉ ứng dụng được ở trình độ thủ công, chưa thể phổ biến được. Muốn vượt qua cái đó thì phải có cơ quan nghiên cứu, đầu tư.
- Một số ý tưởng của nông dân đã được các nhà khoa học chỉnh sửa cho chuẩn mực về kỹ thuật, hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, máy móc, giải pháp khoa học của các nhà khoa học đến với nông dân chủ yếu thông qua kênh khuyến nông, khuyến công, nhưng sự đặt hàng của nông dân, bao gồm cả nhu cầu được giúp đỡ về mặt kỹ thuật khi chế tạo máy móc nông nghiệp đối với các nhà khoa học lại chưa đi theo con đường này một cách chính thức. Sự hợp tác giữa các nhà khoa học với nông dân có ý tưởng chế tạo máy, giải pháp khoa học, cách làm hay mới chỉ mang tính tự phát, chưa đem lại những kết quả như mong muốn. Thực tế thì nông dân thực sự cần sự giúp sức từ các nhà khoa học, trong khi đó một số nhà khoa học của ta lại chỉ muốn làm những cái gì họ mạnh. Vấn đề là phải chia sẻ thông tin, xác định người có nhu cầu thực sự và có cơ chế để kết nối đúng địa chỉ và phối hợp hiệu quả.
2. Những hạn chế từ các sản phẩm sáng chế của người nông dân:
Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà các sản phẩm sáng chế của người nông dân mang lại như làm tăng năng suất lao động, làm cho người nông dân bớt vất vả hơn. Thì các sản phẩm sáng chế này cũng có những mặt tiêu cực như:
- Các thiết bị được tự sáng chế ra chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn, dễ gây tai nạn lao động, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong.Thực tế cho thấy ngoài lý do chủ quan về vận hành, còn khá nhiều nông dân bị nạn do máy không an toàn.
Rủi ro từ máy tự chế Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam, hiện có khoảng trên 100 loại thiết bị máy móc trong sản xuất nông nghiệp với hàng trăm nhà sáng chế trên toàn quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với số thiết bị được sáng chế ra, người sử dụng gặp phải tai nạn lao động hiện nay là không hề nhỏ.
- Các phụ tùng để làm ra các sản phẩm đa số là người nông dân dùng lại từ các bộ phận của các sản phẩm hư hỏng . Hầu hết công đoạn, kỹ thuật, trình tự lắp ráp và thiết bị đều là do tự tìm tòi, tự nghĩ ra, không hề có một quy trình hay một sự đảm bảo về an toàn.
Nông dân tự nghĩ và tự làm ra được các máy móc nông cụ là hiện tượng đáng mừng nếu nhìn từ góc độ tiềm lực sáng tạo ẩn chứa trong dân chúng. Nhưng mặt khác điều này cũng gợi nhiều suy nghĩ về vai trò của các nhà sáng chế chuyên nghiệp, của các cơ sở sản xuất máy nông cụ chuyên nghiệp. Đâu là sự gắn kết giữa khoa học – công nghiệp – nông nghiệp? Người làm khoa học và người nông dân phải một quãng thời gian nữa mới gặp nhau được.
3. Những bất cập của công việc sáng chế:
- Hiệu quả đã thấy rõ, nhưng cái khó để áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào nông nghiệp là ở chỗ giá thành của những sản phẩm đó khá cao.(Chẳng hạn, người nông dân muốn sở hữu chiếc máy xới đất của anh Cường cũng phải bỏ ra hơn 6 triệu đồng trong khi giá thành máy xới của Trung Quốc (tính năng tương tự nhưng không bằng với máy xới của anh Cường) thì chỉ có giá khoảng 4 triệu đồng, mẫu mã lại bắt mắt, được bảo hành trong thời gian dài).
-Một điều bất lợi cho người nông dân có sản phẩm khoa học phục vụ nông nghiệp đó là việc được bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ. Khi làm ra máy móc nào đó, họ không hề suy nghĩ đến “bản quyền sở hữu trí tuệ” là gì, chỉ nghĩ làm sao để sản phẩm phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp của mình mà thôi. Nhưng khi một chiếc máy, một sản phẩm đưa ra thị trường thì sẽ có nhiều người lợi dụng sơ hở đó để “nhái” lại, giống y chang với sản phẩm của người nông dân và đi đăng kí bản quyền. Vì vậy người nông dân sẽ dễ mất đi công sức, tâm huyết mình đã bỏ ra bao nhiêu lâu mày mò sáng chế. Nhưng cũng từ nỗi lo này sẽ hướng người nông dân đến một phong cách chuyên nghiệp hơn như phải thường xuyên cải tiến công nghệ, cải tiến thiết bị, máy móc, luôn luôn tìm tòi thay thế phụ tùng để giảm giá thành mà chất lượng lại được nâng cao.
-Một khó khăn không nhỏ nữa để đưa những máy móc do “kỹ sư chân đất” sáng chế đến với nông dân là ở chỗ kênh quảng bá, mua bán, phân phối sản phẩm đến với người nông dân còn chưa được quan tâm. Đa phần là do người dân tự tìm đến nơi sản xuất để mua chứ ít có ai quan tâm đến việc mở rộng thị trường.
- công tác kiểm định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của ta còn rất lỏng lẻo.
VI. Biện pháp khắc phục:
1.Ở tầm vĩ mô: các biện pháp từ phía nhà nước, các cấp, ngành, chính quyền…:
- Các tổ chức, cá nhân được vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất 0% theo đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ giảm tổn thất sau thu hoạch. Khuyến khích nông dân cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Những vấn đề trên nếu được giải quyết một cách thỏa đáng và nhanh chóng, sẽ hứa hẹn cho Việt Nam một nền nông nghiệp phát triển và bền vững.
-Đầu tư hiện đại hóa hệ thống viện trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến.
-Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp ở ta hiện còn quá thấp, chỉ chiếm 0,13% GDP của ngành, trong khi ở các nước là 4%(10). Phấn đấu cải thiện nâng dần tỷ lệ đầu tư này lên chí ít gấp rưỡi.
-Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020". Theo đó, thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp thuộc chương trình cơ khí trọng điểm được ưu tiên đầu tư, phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng được 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước. Ngoài ra, Chính phủ còn cho phép các tỉnh, thành phố hỗ trợ nông dân mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp bằng ngân sách của địa phương.
-Nếu có ý tưởng cụ thể, bà con nông dân có thể gửi đến Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN và PTNT, số 2 Ngọc Hà, Q.Ba Đình, Hà Nội), tùy từng ý tưởng, chúng tôi sẽ chuyển cho các chuyên gia xin ý kiến tư vấn, nếu ý tưởng là hợp lý và có triển vọng sẽ yêu cầu các nhà khoa học, các viện nghiên cứu (ví dụ như Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) hoặc các đơn vị nghiên cứu khác của Bộ hỗ trợ, hoặc xây dựng thành các đề tài nghiên cứu chính thức. Nông dân cũng có thể gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ của địa phương mình đang sinh sống. Cán bộ của Sở này sẽ biết đơn vị nào có thể hỗ trợ được nông dân.
- Cần phải tạo ra cơ chế phù hợp để nông dân có cơ hội chuyển tải ý tưởng của mình đến được với cơ quan nhà nước, các nhà khoa học và họ sẽ không còn đơn độc trên con đường chế tạo máy đầy khó khăn nữa.
-Từ năm 2005, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã phối hợp với Hội Nông dân 36 tỉnh, thành phố triển khai chương trình hỗ trợ nông dân vay vốn mua máy nông nghiệp trả chậm. Tuy nhiên, mới có 20 tỉnh thực hiện với tổng số 19.450 máy kéo và 25.000 thiết bị nông nghiệp các loại. Mức vốn được vay cao nhất là 70% giá trị thiết bị cần mua, mức vay không phải thế chấp tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ, số còn lại, nông dân phải tự bỏ vốn đầu tư. Mức lãi suất tiền vay là 2%/năm, trả trong thời hạn 3 năm và được UBND tỉnh hỗ trợ.
-Trong điều kiện hiện nay, một mặt các nhà khoa học phải nỗ lực hơn nữa, mặt khác, chúng tôi đã xác định ưu tiên cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Bộ có sự tham gia ngay từ đầu trong quá trình nghiên cứu của nông dân, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản… Họ sẽ là những người “ra đề” thích hợp nhất, để sau này đầu ra của sản phẩm có địa chỉ rõ ràng. Nói cách khác máy móc, thiết bị đã được đặt hàng bởi chính bà con nông dân, những người đang gặp phải những bức xúc trong quá trình làm nghề nông.
-Theo các chuyên gia chế tạo máy, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhà nước nên có chương trình giúp những "nhà nông làm khoa học" được tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kiến thức khoa học để bù đắp vào những chỗ còn trống về kiến thức cho người sáng chế và người sử dụng. Đồng thời, cần siết chặt hơn quy trình kiểm định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nếu các thiết bị máy móc không đảm bảo an toàn, không có cảnh báo nguy cơ rủi ro… thì tuyệt đối không cấp phép lưu hành để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
-Cần “siết” kiểm định máy nông nghiệp.
2.Ở tầm vi mô: từ phía bản thân người dân:
-Cần không ngừng sáng chế ra các sản phẩm thực sự có chất lượng. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
-Bản thân người nông dân phải tự học hỏi, nghiên cứu, đi học thêm các lớp đào tạo…
VII. Kết luận:
Vượt qua những khó khăn về tài chính, hiểu biết khoa học chính thống nhưng bằng đôi bàn tay tài hoa và bộ óc sáng tạo của mình những người nông dân đã rất thành công trong việc sáng chế, tạo ra các sản phẩm máy móc góp phần phục vụ thiết thực cho công việc sản xuất và cuộc sống sinh hoạt của người nông dân.Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng trong suy nghĩ của những người nông dân họ sẽ không bao giờ ngừng sáng tạo, cải tiến cũng như quay lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguoi_nong_dan_viet_nam_voi_sang_che_0381.doc