MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
I. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 3
1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 3
2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 5
2.1- Nhận tiền gửi 5
2.2- Tài trợ cho nền kinh tế 5
2.3- Các hoạt động trung gian 7
II. Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 9
1- Vốn của ngân hàng thương mại 9
1.1- Vốn chủ sở hữu (VCSH) 9
1.2- Các khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được từ nền kinh tế 11
1.3- Các khoản vay từ ngân hàng thương mại và THTW 13
1.4- Vốn tài trợ – Uỷ thác đầu tư. 13
1.5- Vốn khác 13
2- Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng thương mại 14
2.1- Các nhân tố chủ quan. 14
2.2- Các nhân tố khách quan. 15
CHƯƠNG II: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TRONG NHTM. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠI 17
I- Các hình thức huy động vốn trong các ngân hàng thương mại việt nam 17
1- Nguồn vốn tiền gửi trong các NHTM. 17
1.1. Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi giao dịch) 17
1.2. Tiền gửi có kỳ hạn 17
1.3. Tiền gửi tiết kiệm 18
1.4. Tiền gửi của các NHTM khác. 18
2. Nguồn vốn vay trong NHTM. 19
2.1. Vay NHNN (vay Ngân hàng Trung ương) 19
2.2. Vay các tổ chức tín dụng khác 19
2.3. Vay trên thị trường vốn 20
3. Các nguồn khác: 20
3.1. Nguồn uỷ thác 20
3.2. Nguồn trong thanh toán. 20
3.3. Các nguồn khác 21
II. Kết quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam 21
1- Thực trạng huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam một số năm gần đây. 21
2. Những tồn tại và một số nguyên nhân chủ yếu đối với kết quả huy động vốn. 22
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TẠO LẬP VỐN KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VN 25
1- Mở rộng mạng lưới huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. 25
2- Tăng cường bổ sung thêm vốn chủ sở hữu và vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, tăng cường xử lý nợ quá hạn. 26
3- Không ngừng hoàn thiện các tiện ích về công nghệ ngân hàng để 27
4- Hoàn thiện hệ thống lãi suất để khuyến khích nguồn vốn tiền gửi nhằm nâng cao và đa dạng hoá vốn khả dụng của NHTM. 28
5- Hoàn thiện khung Pháp lý để các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. 29
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3382 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại và giải pháp tạo lập vốn kinh doanh của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang thiết bị mới. Khi ngân hàng phát triển, nó cần vốn bổ sung để thúc đẩy tăng trưởng và chấp nhận rủi ro gắn liền với sự ra đời những dịch vụ mới và những trang thiết bị mới.
+ Vốn chủ sở hữu được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâu dài cả các cơ quan quản lý ngân hàng và thị trường tài chính đều đòi hỏi rằng vốn ngân hàng phải được phát triển tương ứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và của những tài sản rủi ro khác
Vốn chủ sở hữu nó còn là một trong những căn cứ quyết định đến quy mô và khối lượng vốn huy động của ngân hàng. Theo luật của các tổ chức tín dụng vốn chủ sở hữu là yếu tố cơ bản để xác định các chỉ tiêu an toàn của một ngân hàng thương mại. Như vậy, quy mô và sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu sẽ quyết định đến năng lực và thế phát triển của ngân hàng thương mại. Theo cách phân chia bảng tổng kết tài sản của mình, vốn chủ sở hữu là một bộ phận của tài sản nợ, và một thành phần của nó gắn với loại nghiệp vụ nhất định.
Thành phần chủ yếu nhất trong cơ cấu vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ được hình thành từ nguồn: có thể được hình thành dưới hình thức tổng giá trị cổ phiếu thường (đối với ngân hàng cổ phần) hoặc là phần góp của các bên liên doanh (đối với ngân hàng liên doanh) hoặc do ngân sách cấp (đối với ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước). Vốn điều lệ có thể cao hay thấp những mức tối thiểu cho mỗi loại hình ngân hàng thương mại.
Vốn chủ sở hữu cũng có thể bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bổ sung được tăng lên từ các nguồn sau:
+ Do thặng dư vốn thể hiện phần giá trị thị trường của cổ phiếu vượt quá mệnh giá mà các cổ đông trả cho ngân hàng.
+ Quỹ dự trữ bổ sung được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng thương mại theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo luật lệ ngân hàng của mình nhắm mục đích tăng cường vốn chủ sở hữu ban đầu.
+ Quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ.
+ Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bổ sung từ lợi nhuận không chia. Quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, khấu hao, thu nhập từ các công ty thành viên,….
1.2- Các khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được từ nền kinh tế
Các khoản tiền gửi là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng nhận được từ các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân trong nền kinh tế thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng để kinh doanh. Bản chất của tiền gửi là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn (đối với tiền gửi có ký hạn) hoặc là khi họ có nhu cầu rút tiền để chi trả (đối với tiền gửi không ký hạn). Vốn huy động được từ nguồn tiền gửi đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Theo đối tượng huy động, một ngân hàng thương mại có thể huy động vốn từ các khoản tiền gửi từ các đối tượng sau:
+ Các tổ chức kinh tế - xã hội.
+ Các tầng lớp dân cư.
+ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Trong đó, nguồn tiền gửi từ các doanh nghiệp, dân cư là nguồn quan trọng nhất vì nó là nguồn chủ yếu và mang tính chất lâu dài. Mọi ngân hàng đều biết dựa vào tiết kiệm và tích luỹ của các doanh nghiệp và dân cư để huy động vốn. Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tạo tiền để cho việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, các cá nhân gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tìm kiếm thêm thu nhập qua việc ngân hàng trả lãi cho họ.
Nguồn vốn từ các khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được không chỉ quan trọng đối với hoạt động ngân hàng mà còn có ý nghĩa với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, khi mà hệ thống tài chính còn kém phát triển, chủng loại các tổ chức tài chính còn nghèo nàn, qui mô của các tổ chức đó còn nhỏ bé hoạt động không phong phú, thì có thể nói vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế là rất lớn. Vai trò nổi bật nhất của ngân hàng thương mại hiện này là góp phần tạo vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế đạt được mục tiêu phát triển đúng kế hoạch. Huy động được vốn qua các khoản tiền gửi là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho ngân hàng có thể đẩy mạnh cạnh tranh, thực hiện đầu tư vào nền kinh tế, góp phần làm lành mạnh và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế trong mọi thời điểm.
Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển như hiện nay với tính cạnh tranh rất cao giữa các ngân hàng thương mại với nhau và giữa các tổ chức tín dụng khác thì ngân hàng phải có chiến lược đúng đắn trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư. Cho nên các ngân hàng phải đa dạng hóa loại hình tiền gửi với thời hạn khác nhau và lãi suất khác nhau để thu hút vốn với chi phí thấp nhất phù hợp với điều kiện hiện có của chính bản thân ngân hàng mình.
Thông thường tiền gửi ngân hàng thương mại huy động được chia thành các loại sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi giao dịch): Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cư lúc nào. ở nhiều nước thì phần lớn các giao dịch thanh toán được thực hiện bằng séc còn Việt Nam thì tài khỏan được thực hiện thường gọi là tài khỏan tiền gửi thanh toán dùng cho doanh nghiệp và tài khỏan thanh toán cho cá nhân.
- Tiền gửi kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra sau một thời hạn nhất định ở Việt Nam trong những năm qua thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn cũng có xu hướng tăng lên trong tổng số vốn tiền gửi.
- Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm thường là tiền gửi của dân cư do tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng ngay gửi vào ngân hàng. Ngân hàng thường trả lãi cho tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn, người gửi tiền được ngân hàng cấp một sổ tiết kiệm phục vụ cho việc ghi chép gửi và rút tiền. Tiền gửi tiết kiệm không được phát hành séc.
- Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of deposits - CDs ) do ngân hàng phát hành, ghi rõ thời gian đáo hạn và số lượng tiền gửi, lãi suất (cố định hoặc giao động) tuỳ lựa chọn của khách hàng. Chứng chỉ tiền gửi nếu không ghi tên người gửi gọi là chứng chỉ vô danh. Chứng chỉ vô danh là loại có thể chuyển nhượng được bán trên thị trường thứ cấp trước ngày đáo hạn.
Tóm lại tuỳ theo tính chất của loại hình tiền gửi mà ngân hàng huy động thì ngân hàng có thể sử dụng nó sao cho phù hợp vừa đảm bảo được khả năng sinh lời vừa đảm bảo được khả năng thanh toán. Loại tiền gửi không kỳ hạn thường biến động nhiều nhất, do vậy khó có kế hoạch và sử dụng được nguồn này để cho vay dài hạn, Ngân hàng thương mại thường chỉ sử dụng vào việc lập các dự trữ sơ cấp để bổ sung cho dự trữ ngân quỹ hoặc là cho vay ngắn hạn. Loại tiền gửi có kỳ hạn là loại nguồn vốn Ngân hàng có thể kế hoạch việc sử dụng, đặc biệt là loại vốn huy động kỳ hạn một năm trở lên có thể được ngân hàng sử dụng để cho vay trung và dài hạn.
1.3- Các khoản vay từ ngân hàng thương mại và THTW
Vốn đi vay là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương hoặc giữa các ngân hàng thương mại với nhau hay các tổ chức tín dụng khác, hay với thị trường vốn. Các ngân hàng thường sẽ đi vay để bổ sung vào vốn hoạt động của mình khi ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng của mình mà vẫn không đủ vốn hoạt động, hay nói cách khác ngân hàng tạm thời thiếu vốn khả dụng vốn thì ngân hàng sẽ đi vay. Nguồn đi vay này bao gồm các nguồn tiền vay từ:
- Vay NHNN (vay Ngân hàng Trung Ương)
- Vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác.
- Vay trên thị trường vốn.
1.4- Vốn tài trợ – Uỷ thác đầu tư.
Nguồn vốn uỷ thác đầu tư này là các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân cả trong và ngoài nước đầu tư một cách gián tiếp vào nền kinh tế dưới dạng vốn bằng tiền hoặc là các dây chuyền sản xuất, hoặc các tổ chức nước ngoài muốn đầu tư vào nền kinh tế qua các hạng mục đầu tư, hay các nguồn tài trợ từ các quốc gia khác, các hiệp hội trên thế giới…. Ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian hưởng phí, ngân hàng không có trách nhiệm thẩm định những khách hàng này. Đây cũng là một nguồn vốn mà qua đó ngân hàng có vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển thì nguồn vốn này vẫn còn là một tỷ lệ nhỏ, nó chỉ mang tính chất bổ trợ mà thôi.
1.5- Vốn khác
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại cũng tạo được một khoản vốn trong thanh toán như: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi séc bảo chi, séc định mức, các khoản tiền phong tỏa do ngân hàng chấp nhận hối phiếu thương mại v.v... Các khoản tiền tạm thời được tính khởi tài khoản này nhập vào tài khoản khác chờ xử lý, nên được coi là tiền nhàn rỗi. Thông qua nghiệp vụ đại lý, ngân hàng thương mại cũng thu hút được một lượng vốn đang kể trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho tổ chức tín dụng khác, nhận và chuyển vốn cho một khách hàng khác hay một dự án đầu tư. Do việc phát triển được thực hiện theo tiến độ công việc, nên ngân hàng có thể sử dụng tạm thời khoản tiền đó vào kinh doanh.
2- Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng thương mại
2.1- Các nhân tố chủ quan.
- Chính sách lãi suất của ngân hàng thương mại
Như chúng ta biết yếu tố quan trọng nhất mà giúp cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng vì họ mong được hưởng một phần thu nhập từ khoản tiền gửi đó. Như vậy, chính sách lãi suất của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của họ. Theo quan điểm của các nhà ngân hàng thì lãi suất huy động phải lớn hơn tỷ lệ trượt giá và phải nhỏ hơn lãi suất cho vay, Tuỳ thuộc vào điều kiện hiện có của mọi ngân hàng thì các ngân hàng đều đưa ra từng mức lãi suất đối với từng loại hình tiền gửi làm sao có thể tạo tính hấp dẫn cho khách hàng và ở đâu có lãi suất hấp dẫn thì ở đó sẽ huy động được nhiều vốn hơn nếu các yếu tố khác như nhau.
- Chất lượng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng thương mại
Đây cũng là nhân tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại. Các tổ chức xã hội cũng như các cá nhân, ngoài mục đích hưởng một chút lợi nhuận từ đồng tiền nhàn rỗi của mình, họ cũng muốn được hưởng từ các dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ séc, thẻ tín dụng, dịch vụ tư vấn… Như vậy, những ngân hàng nào cung cấp những dịch vụ này tốt hơn, tiện ích hơn thì ngân hàng đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng và nhiều vốn hơn.
- Uy tín của ngân hàng thương mại
Uy tín của ngân hàng cũng tăng thêm khả năng thu hút vốn của ngân hàng thương mại vì khách hàng ngoài việc được hưởng lợi nhuận và các dịch vụ ngân hàng từ đồng tiền gửi của mình, họ cũng muốn đảm bảo rằng đồng tiền của họ không bị rủi ro và đảm bảo chắc chắn được hưởng lãi đồng đều hàng tháng. Như vậy, tính an toàn và uy tín của ngân hàng thương mại cũng là yếu tố quan trọng tạo lòng tin đối với khách hàng và những ngân hàng có nhiều uy tín sẽ thu hút được nguồn vốn nhiều hơn những ngân hàng kém uy tín cho nên các ngân hàng thương mại đều cố gắng tạo uy tín đối với khách hàng trong suất quá trình hoạt động của mình vì họ nghĩ rằng nếu khách hàng không tin tưởng vào ngân hàng không những chi không có nhiều người đến gửi mà càng có nhiều người đến ngân hàng rút tiền.
- Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại, ảnh hưởng tới uy tín của chính NHTM.
Ngoài các nhân tố trên thì còn có một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại và cũng là yếu tố mà các ngân hàng của các nước đang phát triển phải đặc biệt quan tâm đầu tư để rút ngắn khoảng cách đối với các nước đang phát triển, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút vốn cũng thực hiện các dịch vụ ngân hàng như các nhân tố mạng lưới huy động vốn, trình độ công nghệ và cơ sở vật chật của ngân hàng, trình độ làm việc của cán bộ công nhân viên ngân hàng v.v…
2.2- Các nhân tố khách quan.
Bên cạnh đó, việc thu hút vốn của ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan khác mà các ngân hàng phải quan tâm như:
- Chính sách ngân hàng Trung ương đối với ngân hàng thương mại
Sự kiểm soát chặt chẽ bởi ngân hàng Trung ương như chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, việc quy định tỷ lệ dự trữ bặt buộc… việc ngân hàng Trung ương qui định khung lãi suất tiền gửi hoặc là qui định tăng hoặc hạ thấp lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của ngân hàng thương mại như việc không cho phép lãi suất được biến động tự do sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn, hoặc là việc ngân hàng hạ thấp mức lãi suất sẽ làm giảm khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Chính sách tỷ giá của ngân hàng Trung ương cũng ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn của ngân hàng thương mại vì chính sách tỷ giá có ảnh hưởng đến tỷ lệ trượt giá của đồng tiền do đó sẽ ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bặt buộc không hợp lý của ngân hàng Trung ương đối với ngân hàng thương mại sẽ ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại và cuối cùng sẽ dẫn đến uy tín của ngân hàng thương mại đối với khách hàng.
- Thông tin đại chúng
Chính phương tiện truyền thống cũng ảnh hưởng đến khả năng khai thác vốn của ngân hàng thương mại, bởi vì chính nó là phương tiện để chuyển tải những thông tin về ngân hàng, thông tin về chính sách lãi suất hay những tiện ích của ngân hàng thương mại đến mọi người để họ hiểu về lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng đối với chính bản thân họ và nền kinh tế.
- Những nhân tố liên quan đến dân cư
Ngoài các nhân tố trên thì các nhân tố liên quan đến dân cư cũng là yếu tố quan trọng liên quan đến việc huy động vốn của ngân hàng thương mại như trình độ văn hóa của dân cư, thói quen của nhân dân mỗi nước, sự tin tưởng của người dân vào ngân hàng, thói quen chi tiêu của dân chúng.v.v…
chương II
các hình thức huy động vốn trong nhtm. thực trạng và nguyên
nhân dẫn đến tồn tại.
I- Các hình thức huy động vốn trong các ngân hàng thương mại việt nam
1- Nguồn vốn tiền gửi trong các NHTM.
NHTM Việt Nam là một tổ chức trung gian tài chính, kinh doanh chủ yếu là chuyển vốn từ “nhà tiết kiệm” sang “nhà đầu tư”, với phương châm hoạt động “đi vay để cho vay”. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng thì phần lớn ngân hàng thương mại Việt Nam phải thực hiện huy động vốn.
Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm:
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm.
1.1. Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi giao dịch)
Một trong dịch vụ lâu đời nhất là ngân hàng cung cấp cho khách hàng gửi tiền không kỳ hạn, là loại tiền do khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích thanh toán hoặc là để giao dịch với nhau. Trên thực tế người gửi tiền chỉ muốn đổi hình thức tiền tệ này bằng hình thức tiền tệ khác thuận tiện hơn cho họ, người gửi tiền có thể sử dụng tiền vào bất cư lúc nào khi họ muốn, có nghĩa là khách hàng có thể rút tiền khi nào họ cần, tiền gửi không kỳ hạn thường không được trả lãi hoặc là được hưởng lãi nhưng với mức lãi suất thấp do hình thức cạnh tranh giữa các ngân hang thương mại với nhau để thu hút vốn. Như vậy, loại tiền gửi không kỳ hạn mà ngân hàng huy động, ngân hàng phải trả chi phí thấp nhất nhưng nó lại có tính chất không ổn định.
1.2. Tiền gửi có kỳ hạn
Ngân hàng có thể thu hút tiền nhàn rỗi với thời hạn khác nhau bằng loại hình tiền gửi kỳ hạn. Tiền gửi kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời và đến thời hạn khách hàng mới có thể rút tiền được.Tiền gửi kỳ hạn có nhiều loại hình với mức lãi suất và thời hạn khác nhau như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và lãi suất càng cao khi thời hạn càng dài. Tuy nhiên để thu hút khách hàng ngân hàng thương mại cũng có thể cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn nhưng họ sẽ không được hưởng lãi suất
hoặc được hưởng lãi suất theo tiền gửi không kỳ hạn. ở Việt Nam trong những năm qua thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn cũng có xu hướng tăng lên trong tổng số vốn tiền gửi.
Như vậy, tiền gửi kỳ hạn ngân hàng sẽ trả chi phí cao hơn so với tiền gửi kỳ hạn khi họ huy động nhưng nó có tính ổn định cao hơn vì khi đến thời hạn khách hàng mới có thể rút tiền được.
1.3. Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm thường là tiền gửi của dân cư do tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng ngay gửi vào ngân hàng. Ngân hàng thường trả lãi cho tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn, người gửi tiền được ngân hàng cấp một sổ tiết kiệm phục vụ cho việc ghi chép gửi và rút tiền. Tiền gửi tiết kiệm không được phát hành séc. Việc điều hành các tài khoản tiền gửi tiết kiệm phần lớn các nước được quy định:
+ Sổ tiết kiệm chỉ được mở cho các thể nhân
+ Số dư tối đa của sổ tiết kiệm được quy định cho từng thời kỳ.
+ Chỉ có chủ tài khoản mới được quyền rút tiền, không được sử dùng séc. Tiền gửi tiết kiệm gồm tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có xác định thời gian đáo hạn, khi đáo hạn, người gửi không đến rút, ngân hàng có thể tự động chuyển sang một kỳ hạn mới, lãi suất được tính khi đáo hạn. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp hơn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, được rút theo ý muốn, lãi được tính hàng tháng nhưng chỉ được nhận lãi và gốc theo quý.
1.4. Tiền gửi của các NHTM khác.
Một ngân hàng gửi tiền của ngân hàng mình vào một ngân hàng khác nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác. Tuy nhiên, quy mô nguồn này thuờng không lớn.
2. Nguồn vốn vay trong NHTM.
2.1. Vay NHNN (vay Ngân hàng Trung ương)
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), ngân hàng thương mại thường vay NHNN. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các Ngân hàng thương mại chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại NHNN. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của Ngân hàng thương mại giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHNN) tăng lên. NHNN điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ; Ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHNN cho Ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo từng hạn mức tín dụng nhất định.
2.2. Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho váỹe có thể sẽ sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang tiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng các nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp, nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước. Quá trình vay mượn rất đơn giản. Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý (hoặc NHNN). Khoản vay có thể không cần đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và ngân hàng đi vay tăng lên.
2.3. Vay trên thị trường vốn
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Rất nhiều Ngân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo. Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Các ngân hàng hỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này; họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh bởi Ngân hàng Đầu tư. Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng. Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp. Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thích hợp. Các vấn đề về chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ…cũng được ngân hàng quan tâm.
3. Các nguồn khác:
3.1. Nguồn uỷ thác
Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như: uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác dải ngân,… Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. Ví dụ: NHNN&PTNT cho vay uỷ thác hộ cho Nhà nước đối với một số dự án trồng rừng với nguồn ngân sách hoặc nguồn ODA. Theo hợp đồng giữa các bên, các nguồn vốn trên được chuyển về NHNN&PTNT, để từ đó chuyển tải đến địa điểm đã được xác định trước. Cùng với sự phát triển của mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức kinh tế, xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của ngân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng mạng lưới ngân hàng như cá kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Kết quả là hình thành nguồn uỷ thác, làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng.
3.2. Nguồn trong thanh toán.
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thnàh nguồn trong thanh toan (Séc trong quá trình chi rả, tiền ký quỹ để mở L/C,…). Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay.
3.3. Các nguồn khác
Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả,…
II. Kết quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
1- Thực trạng huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam một số năm gần đây.
Sau một thời gian thực hiện tái cơ cấu lại, hệ thống NHTM Nhà nước đã và đang tập trung giải quyết tích cực các khoản nợ xấu, tăng vốn điều lệ và nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới, hiện đại hoá công nghệ, phát triển dịch vụ Ngân hàng, do đó tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc huy động vốn, cho vay, cung cấp các dịch vụ tài chính tiện ích cho nền kinh tế. Số liệu trong bảng sau ở thời điểm hết năm 2003 cho thấy rõ điều đó.
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của 4 NHTM Nhà nước đến hết năm 2003.
Ngân hàng
Vốn điều lệ
(tỷ đồng)
Vốn huy động
(tỷ đồng)
Dư nợ cho vay đầu tư
(tỷ đồng)
% Nợ xấu
(%)
Quỹ DP
(tỷ đồng)
NHNN&PTNT
NHĐT&PTVN
NHCT VN
NHNT VN
Tổng cộng
5.170
3.150
2.900
2.300
14.520
131.628
66.711
88.744
98.000
385.083
117.873
63.825
62.414
36.730
280.842
1.4
-
-
-
-
1.260
657
1.005
-
-
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NH năm 2003 của các NHTM NN; Quỹ DP; Số trích lập quỹ dự phòng năm 2003;…)
Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động của 4 NHTM NN đã lên tới 385.083 tỷ đồng. Nếu chỉ tính số vốn huy động của NHNT Việt Nam (Vietcombank) trên thị trường I và thị trường II là 85.079 tỷ đồng thì tổng nguồn vốn huy động của 4 NHTM Nhà nước đã đạt 372.004 tỷ đồng, tương đương khoảng gần 50% GDP năm 2003 củ nước ta. Các NHTM NN cũng chiếm tới khoảng gần 80% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng. Trong khi đó khối 27 chi nhánh NH nước ngoài và 4 NH liên doanh chiếm khoảng gần 8.3% thị phần huy động vốn. Thị phần hơn 10% còn lại thuộc về 37 NHTM CP, 880 Quỹ tín dụng nhân dân và Quỹ tín dụng TW. Trong đó, NHNN&PTNT Việt Nam là NH đang đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, đang giữ vai trò chủ lực trong hoạt động tín dụng ở nông thôn, ước tính chiếm khoảng 95% thị phần khu vực kinh tế này, với riêng dư nợ cho vay kinh tế hộ gia đình ử nông thôn đạt khoảng 74.170 tỷ đồng, hơn 7.0 triệu hộ dâng dư nợ chiếm trên 50% tổng số hộ ỏ khu vực nông thôn. NHNT Việt Nam (Vietcombank) là NH giữ vị trí hàng đầu trong đầu tư vốn ngoại tệ cho các dự án lớn, dự án của các Tổng công ty 90 – 91, của các doanh nghiệp khác, đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, hiện đại hoá công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng. NHCT Việt Nam (Techcombank) cũng đóng vai trò chủ đạo trong tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng hàng xuất khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu, tạo việc làm cho người lao động. Ngân hàng Đầu tư – Phát triển Việt Nam thì đóng vai trò chủ đạo trong dầu tư vốn trung và dài hạn, vốn cho vay dài hạn đạt 28.500 tỷ đồng, chiếm tới 48% tổng dư nợ ngân hàng này… Bên cạnh đó, công nghệ ngân hàng đã và đang được hoàn thiện và hiện đại hoá. Trong 3 năm từ 2001 – 2003, h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 151.doc