Đề tài Nguyên nhân của hiện tượng ly hôn ở phường Đồng Xuân - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9

1. Các lý thuyết liên quan 9

1.1. Lý thuyết trao đổi xã hội 9

1.2. Lý thuyết xung đột 11

1.3. Lý thuyết về sai lệch xã hội 13

2. Các khái niệm công cụ 15

2.1. Hôn nhân 15

2.2. Kết hôn 17

2.3. Ly hôn 17

2.4. Gia đình 18

2.5. Ly hôn dưới góc độ tiếp cận XHH 19

CHƯƠNG 2: 20

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN LY HÔN 20

1. Thực trạng ly hôn ở quận Hoàn Kiếm 20

1.1. Thực trạng chung 20

1.1.1. Quy mô 20

1.1.2. Tính chất 24

1.2. Thực trạng ly hôn ở phương Đồng Xuân 25

2. Một số nguyên nhân ly hôn (qua khảo sát) 30

2.1. Ngoại tình 30

2.1.1. Do vợ chồng thường xuyên phải xa nhau: (4 trường hợp) 31

2.1.2. Không hoà hợp về tình dục: (1 trường hợp) 31

2.1.3. Không hợp về lối sống, quan niệm sống: (3 trường hợp) 32

2.2. Tính cách không hợp 33

2.3. Sự ích kỷ của vợ hoặc chồng hay là thiếu văn hoá trong ứng xử vợ chồng 34

2.4. Bạo lực trong gia đình 35

2.5. Một số nguyên nhân khác 38

3. Hậu quả của ly hôn 39

3.1. Hậu quả pháp lý 39

3.1.1. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 39

3.1.2. Quan hệ cấp dưỡng 40

3.1.3. Quan hệ con cái 40

3.1.4. Quan hệ tài sản 41

3.2. Hậu quả cá nhân và xã hội của ly hôn 42

3.2.1. Mặt tích cực 42

3.2.2. Mặt tiêu cực 43

4. Dự báo xu hướng biến đổi của kết hôn và ly hôn 46

4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hôn nhân trong tương lai 46

4.2. Dự báo tương lai của kết hôn và ly hôn 48

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 51

1. Kết luận 51

2. Khuyến Nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên nhân của hiện tượng ly hôn ở phường Đồng Xuân - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trung bình cứ hơn một ngày lại xảy ra một vụ ly hôn. Ngyên nhân của các vụ ly hôn cũng hết sức phức tạp. Điển hình nhất là ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế, đay là nguyên nhân luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó lại có nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến kinh tế, Đó là sự chênh lệch về thu nhập, sự phụ thuộc về tài chính, không thống nhất trong vấn đề thu chi, do quá chú tâm vào hoạt động kinh tế dẫn đến xao lãng nghĩa vụ đối với gia đình. Một nguyên nhân khác từ trước đến nay luôn được coi là nguyên nhân chínhh yếu trong các cuộc ly hôn là ngoại tình lại chỉ xếp thứ hai, có lẽ là do sự mâu thuẫn trong tình cảm dễ được thỏa hiệp hơn là mâu thuẫn về kinh tế, đó cũng là chỉ báo cho thấy xu hướng coi trọng giá trị vật chất hơn những giá trị về tinh thần, đạo đức trong xã hội hiện nay. Ngoài ra những nguyên nhân khác cũng phổ biến đó là bị đánh đập, ngược đãi hoặc có liên quan tới các tệ nạn xã hội mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ (người vợ trong gia đình), đây có thể là tàn tích của quan niệm “trọng nam, khinh nữ” còn sót lại trong ý thức của nhiều đức ông chồng hiện nay. Tính riêng năm 2005, TAND quận đã thụ lý tổng số 319 vụ, đã giải quyết 350 vụ đạt tỷ lệ 97%. Trong đó nguyên nhân dẫn đến ly hôn do mâu thuẫn gia đình, do bị ngược đãi, đánh đập là 120 vụ, tỷ lệ 33%; do mâu thuẫn kinh tế là 97 vụ, tỷ lệ 27%; do ngoại tình là 50 vụ, tỷ lệ 13% và các nguyên nhân khác như một bên phải chấp hành hình phạt tù hoặc do ma túy. Trong quá trình giải quyết, Tòa án tích cực hòa giải và đoàn tụ được 130 vụ chiếm 37%. Các đương sự thỏa thuận ly hôn là 150 vụ chiếm 42%. Còn lại tòa án phải đưa ra xét xử hoặc chuyển cơ quan khác giải quyết theo thẩm quyền. Theo số liệu TAND quận Hoàn Kiếm đã cung cấp ở trên cho thấy, số vụ ly hôn trong năm 2005 khá lớn (359 vụ). Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ly hôn là do bị ngược đãi đánh đập (33%) mà người chịu thiệt thòi luôn là người phụ nữ trong gia đình. Với đặc điểm sinh lý khác biệt, khỏe mạnh và cũng hung dữ hơn, người đàn ông luôn là đối tượng chủ động trong các vụ ngược đãi. Ngược đãi có nhiều hình thức: đánh đập hành hạ về thể xác, khủng bố, trán áp về tinh thần…Nguyên nhân do mâu thuẫn về kinh tế cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (27%). Hoàn Kiếm là quận có mặt bằng kinh tế khá so với các quận khác trong thành phố, do đó mâu thuẫn về kinh tế trong các gia đình không nặng nề lắm. Số vụ ly hôn có nguyên nhân liên quan đến kinh tế chỉ xếp ở vị trí thứ hai. Với số vụ ly hôn có lý do là ngoại tình chiếm 13%, khá thấp so với hai nguyên nhân trên. Một giả thuyết là trong các vụ ly hôn, lý do ngoại tình luôn khó nói hơn so với các lý do khác, hoặc đơn giản là số trường hợp ngoại tình dẫn đến ly hôn thấp hơn so với các nguyên nhân khác. Vì trong nhiều trường hợp, ngoại tình chính là sự khởi đầu cho các nguyên nhân ly hôn khác, từ ngoại tình dẫn đến ghen tuông, đánh đạp hành hạ nhau. Hoặc ngoại tình phải san xẻ tài chính dẫn đến mâu thuẫn về kinh tế. Ngoài ra còn các những nguyên nhân khác dẫn đến ly hôn, nhưng chưa đủ tính đại diện cho nhóm các nguyên nhân ly hôn chủ yếu. Như vậy, xu hướng các vụ ly hôn ngày càng tăng. Các nguyên nhân dẫn đến ly hôn cũng ngày càng đa dạng, phức tạp, không chỉ có ly hôn trong nước mà cả ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nguyên nhân ly hôn không đơn thuần do mâu thuẫn tình cảm mà còn liên quan đến các yếu tố khác như về kinh tế, tệ nạn xã hội… Điều này chứng tỏ môi trường Kinh tế - Xã hội đang có những biến đổi rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp tới lối sống của từng cá nhân, từng gia đình. Mặt trái của quá trình CNH - HĐH đó chính là sự rạn nứt trong nền tảng của gia đình, mà ly hôn là biểu hiện cao nhất của nó. 1.1.2. Tính chất Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Luật Hôn nhân - Gia đình mới của Bộ tư pháp cho biết, tỷ lệ đứng đơn của phụ nữ tăng lên. Ở nhiều địa phương con số phụ nữ đứng đơn thường vượt quá 50% so với tổng số đơn. Tại Thái Bình và Lạng Sơn, 50% số đơn là của phụ nữ đứng đơn; ở Quảng Nam-Đà Nẵng, Hoà Bình và Cần Thơ, con số này là 66-65%, riêng tỉnh Thanh Hoá có 73% phụ nữ đứng đơn xin ly hôn. Ở thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm tỷ lệ phụ nữ đứng đơn cũng cao hơn nam giới. Theo báo cáo thống kê của TAND quận Hoàn Kiếm trong 2 năm 2004 - 2005, tỷ lệ đó như sau: Bảng 2.1.3: Tỷ lệ đứng đơn của quận Hoàn Kiếm (2004 - 2005) Năm Đơn vợ Đơn chồng Đơn chung Tổng đơn 2004 130 100 114 344 2005 150 110 99 359 ( nguồn: TAND quận Hoàn Kiếm) Qua bảng 2.1.3 cho thấy tỷ lệ người vợ đứng đơn xin ly hôn tăng lên theo từng năm, năm 2004 là 130 trường hợp, năm 2005 là 150 trường hợp, như vậy năm 2005 đã tăng 15% so với 2004. Qua đó cho thấy tỷ lệ nữ đứng đơn xin ly hôn luôn có xu hướng tăng theo tỷ lệ gia tăng các vụ ly hôn 1.2. Thực trạng ly hôn ở phương Đồng Xuân Phường Đồng Xuân là một trong 18 Phường của quận Hoàn Kiếm, diện tích 0,17 km2, dân số 11.025 người, với tổng số 2573 hộ (2005). Là một phường nằm giữa trung tâm Hà Nội, với nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trên địa bàn phường có nhiều khu phố cổ, đáng kể nhất là dãy phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường là nơi buôn bán sầm uất bậc nhất vủa thủ đô. Dãy phố này mới được UBND thành phố quy hoạch thành tuyến phố đi bộ và chợ đêm vào các ngày cuối tuần. Đặc biệt trên địa bàn phường còn có chợ Đồng Xuân (hiện nay là công ty cổ phần Đồng Xuân) là khu chợ lớn nhất Hà Nội đã có từ thế kỷ XIX, đây cũng là nơi gắn liền với những chiến tích oai hùng của quân dân Liên khu I trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Ngày nay Đồng Xuân là trung tâm đầu mối hàng hóa lớn nhất Hà Nội, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của quận Hoàn Kiếm. Chính vì vậy dân cư ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán, dich vụ. Do trên địa bàn có chợ Đồng Xuân là nơi giao lưu, phát triển về kinh tế nhưng cũng đồng thời kéo theo sự thay đổi về giá trị văn hóa, đạo đức vốn có của mảnh đất 1000 năm văn hiến. Chính những mặt trái của sự phát triển (tệ nạn xã hội) là nguyên nhân khiến cho tình trạng ly hôn của phường ngày càng gia tăng. Năm 2004, toàn Quận đã thụ lý 380 vụ, giải quyết 344 vụ đạt 90%. Trong đó phường Đồng Xuân giải quyết 18 vụ với những nguyên nhân không giống nhau. Bảng 2.1.4: Nguyên nhân ly hôn chủ yếu của phường Đồng Xuân năm 2004 Nguyên nhân ly hôn Số vụ % Ngược đãi, đánh đập 6 33 Mâu thuẫn về kinh tế 5 28 Ngoại tình 3 17 Nguiyên nhân khác 4 22 ( nguồn: UBND phường Đồng Xuân) Nguyên nhân ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất là bị ngược đãi, đánh đập chiếm 33%, sau đó là nguyên nhân kinh tế và lý do có người thứ 3. Đây không phải là điều ngạc nhiên vì xã hội Viêt Nam từ xưa đến nay đã có truyền thống “ trọng nam khinh nữ”, vai trò, giá trị của người phụ nữ trong xã hội cũng như trong gia đình luôn rất thấp, do đó nạn bạo hành trong gia đình đối với người phụ nữ đã trở thành vấn nạn của xã hội từ nhiều thế hệ. Hơn nữa phần lớn người dân nơi đây làm nghề buôn bán, trình độ dân trí chưa cao. Trong côn viêc buôn bán đòi hỏi họ phải luôn mạnh mẽ, quyết đoán đến mức cộc cằn dữ tợn. Đôi khi họ đã mang sự mạnh mẽ đó áp dụng vào trong cuộc sống gia đình và bạo lực gia đình là điều dễ xảy ra. Còn với phụ nữ Việt Nam là những con người cần cù lao động, chịu thương chịu khó, dốc toàn bộ sức lực của mình cho gia đình minh sao cho có một gia đình hạnh phúc. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng chiều lòng người. Nhiều người đã gặp phải hoàn cảnh thật trớ trêu, khi cuộc sống kinh tế đã khấm khá thì cuộc sống tình cảm cũng bắt đầu tan vỡ. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều chị em phải chấp nhận ký vào tờ đơn ly hôn mặc dù trong tâm mình không muốn. Bởi khi gia đình tan vỡ sẽ kéo theo nhiều hậu quả nặng nề: con cái không người chăm sóc, kinh tế lụn bại, dư luận xã hội xì xào… Bảng 2.1.5: Tỷ lệ đứng đơn năm 2004 của phường Đồng Xuân Số vụ % Nam 7 39 Nữ 5 28 Đơn chung 6 33 Tổng số 18 100 ( nguồn: UBND phường Đồng Xuân) Khi nhìn vào số liệu bảng 2.1.5 cũng phần nào cho thấy sự phân công vai trò của giới trong gia đình. Trong truyền thống gia đình, người chồng đóng vai trò là trụ cột về kinh tế, còn người vợ giữ vai trò nội trợ chính trong gia đình. Quan niệm đó cũng cho thấy nội trợ là công việc với những hoạt động nhẹ nhàng, không căng thẳng, và quan trọng hơn là không có giá trị về kinh tế. Nhưng vai trò quan trọng nhất của người phụ nữ là việc nuôi dạy con cái, đó là những người nuôi dưỡng, chăm sóc những thế hệ tương lai cho xã hội. Người chồng, người cha liệu có biết đến điều này hay không? Hay họ chỉ lao vào kiếm tiền, khi đã có tiền lại dần sa vào các tệ nạn xã hội với mục đích là khám phá cái mới lạ hay là sự tự thưởng công mình vì mình đã lao động vất vả để kiêm tiền. Khi trở về nhà họ tự cho mình quyền hành hạ, chửi bới, đay nghiến thậm chí là đánh đập vợ con. Trong 7 trường hợp nam đứng đơn xin ly hôn, phần lớn nguyên nhân sâu xa là do người chồng quá mải mê với những thú vui lạ, những cuộc tình sét đánh. Họ vội vã từ bỏ hạnh phúc gia đình, mong có được niềm hạnh phúc mới mà hầu hết là không bền vững. Với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, khi mà chủ nghĩa tự do cá nhân ngày càng được coi trọng thì các đức ông chồng có vô số những lý do đòi ly hôn, chối bỏ tổ ấm bao năm của mình. Là một trong những phường nhỏ của quận Hoàn Kiếm nhưng cuộc sống ở đây ẩn chứa trong đó là hàng nghìn những mâu thuẫn, yếu tố, nguyên nhân dẫn đến những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây rạn nứt tình cảm gia đình. Đây cũng là điểm đáng chú ý cho các ngành khoa học khác quan tâm nghiên cứu và khảo sát khu vực này. Trở lại vấn đề ly hôn của phường Đồng Xuân, trong năm 2005 toàn quận đã thụ lý 359 vụ, giải quyết 350 vụ chiếm 97%, cao hơn nhiều so với năm 2004. Trong đó phường Đồng Xuân chiếm 19 vụ với các nguyên nhân như sau: Bảng 2.1.6: Nguyên nhân dẫn đến ly hôn chủ yếu của phường Đồng Xuân - 2005 Nguyên nhân ly hôn Số vụ % Ngược đãi, đánh đập 6 32 Mâu thuẫn về kinh tế 5 27 Ngoại tình 5 27 Nguyên nhân khác 3 14 Tổng số 19 100 (nguồn: UBND phường Đồng Xuân) Qua số liệu hai năm 2004 - 2005 cho thấy nguyên nhân dẫn đến ly hôn cao nhất vẫn là do vợ bị chồng ngược đãi, đánh đập, tiếp đến là nguyên nhân kinh tế bởi người xưa đã có câu “đồng tiền đi liền khúc ruột”, nhiều khi con người ta coi đồng tiền quan trọng hơn tình cảm gia đình. Tuy nhiên, không thể coi đây là nguyên nhân duy nhất, độc lập dẫn tới đổ vỡ hôn nhân mà nhiều khi những nguyên nhân đã nêu trong đơn chỉ là hệ quả của hàng loạt những xung đột trong quan hệ vợ - chồng trước đó, hoặc nó được nêu ra chỉ để che đậy cho những nguyên nhân tế nhị bên trong. Chẳng hạn ngoại tình có thể là kết quả của sự không hợp tính cách, mâu thuẫn gia đình, không hợp về sinh lý; đánh đập ngược đãi vì rượu chè, cờ bạc, vì có người thứ 3. Mỗi nguyên nhân được nêu lên ẩn chứa hàng bao nguyên nhân khác đằng sau mà chỉ người trong cuộc mới hiểu hết được. Song song với nó không chỉ là số vụ ly hôn tăng mà tỷ lệ phụ nữ đứng đơn cũng ngày một tăng. Bảng 2.1.7: Tỷ lệ đứng đơn của phường Đồng Xuân năm 2005 Số vụ % Nam 6 32 Nữ 8 42 Đơn chung 5 26 Tổng số 19 100 ( nguồn: UBND phường Đồng Xuân) Tỷ lệ đơn vợ tăng cao đã phản ánh tình hình chung của nhiều địa phương trên cả nước mà phường Đồng Xuân chỉ là một đơn vị nghiên cứu nhỏ. Thực tế này chứng tỏ sự độc lập hơn của phụ nữ hay đó là chỉ báo cho việc phụ nữ bị áp bức nhiều hơn khiến họ phải tự từ bỏ hôn nhân? Bởi phụ nữ vẫn luôn coi hôn nhân - gia đình là điều thiêng liêng, vì chồng con mà hy sinh mọi quyền lợi riêng của mình. Hiếm có phụ nữ nào lại muốn thay đổi hay từ bỏ hôn nhân, trừ khi họ bị dồn vào bước đường cùng. Số vụ ly hôn do nữ đứng đơn ơ phường Đồng Xuân tang không nhiều từ 5 vụ (2004) lê 8 vụ (2005) nhưng tỷ lệ lại tăng rất lớn, từ 28% (2004) lên 42% (2005). Qua những con số trên cho thấy tỷ lệ phụ nữ đứng đơn tăng phải chăng cũng là biểu hiện cho hiện tượng ngày càng coi nhẹ hôn nhân của phụ nữ. Họ dễ dàng từ bỏ cuộc hôn nhân không làm họ được hạnh phúc để tìm đến với cuộc hôn nhân khác tương xứng hơn. Ly hôn như một sự xé rào tiêu cực của phụ nữ. Lối sống vị kỷ, thực dụng, trong trường hợp này được che đậy dưới tấm bình phong của sự bình đẳng, giải phóng phụ nữ trong ly hôn. Qua khảo sát trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, lứa tuổi ly hôn nhiều nhất hiện nay là tử 35 - 50 tuổi. Hay là độ tuổi “ tam thập nhi lập”, “tứ thập bát” hoặc “ngũ thập tri mệnh” là độ tuổi mà mọi suy nghĩ, tính cách, nghề nghiệp đã tương đối ổn định. Họ đã có sự từng trải để chiêm nghiệm lại người bạn đời của mình. Đây cũng là độ tuổi thành đạt nhất trong sự nghiệp, nếu quá mải mê theo đuổi sự nghiệp thì sẽ khó giữ được hạnh phúc gia đình. Đây còn là độ tuổi hồi xuân, có nhu cầu đặc biệt về mọi mặt, sung mãn về thể lực và trí tuệ. Nếu gia đình không đáp ứng được những nhu cầu này thì sẽ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Còn lứa tuổi dưới 35 và trên 51 thì ít hơn bởi với những người lớn tuổi, họ không muốn con cái nhìn vào mình hay không muốn bị dư luận đánh giá, đối với những người ít tuổi thì họ không có đủ tự tin khi đưa ra những quyết định “trọng đại” như vậy. Qua nghiên cứu 10 trường hợp ly hôn ở phường Đồng Xuân đã cho thấy các vụ ly hôn chủ yếu rơi vào các hộ gia đình buôn bán khá giả. Bởi khi có đầy đủ tiền họ đã nảy sinh nhiều suy nghĩ đi ngược với giá trị đạo đức của mình và từ đó nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ly hôn, những nguyên nhân được nêu ra dưới đây không chỉ đơn thuần dựa vào số liệu thống kê của TAND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Đồng Xuân cung cấp. Bởi như đã nói ở trên, nguyên nhân dẫn đến ly hôn không tồn tại duy nhất và độc lập mà có quan hệ đan chéo với nhau, là hệ quả của nhau, ẩn chứa trong nhau. Vì thế, luận văn chủ yếu là dựa vào nghiên cứu các trường hợp ly hôn tại phường Đồng Xuân, kết hợp với sự quan sát và phân tích của tác giả. 2. Một số nguyên nhân ly hôn (qua khảo sát) 2.1. Ngoại tình Không ai trên thế giới này lại muốn mãi như con ngựa rong ruổi dặm trường chẳng chốn nương thân. Xét đến cùng, ai cũng muốn có cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc và thành đạt. Gia đình chính là bến đợi điểm dừng, ốc đảo bình yên cho mỗi người sau bao lo toan cuộc sống. Nhưng dường như ngày càng có nhiều kẻ muốn từ bỏ ốc dảo bình yên của mình để đến với kẻ thứ 3. Trong cuộc ly hôn, ly thân hiện nay, nguyên nhân ngoại tình chiếm tỷ lệ không nhỏ . Câu hỏi đặt ra là liệu việc ngoại tình của vợ hoặc chồng là nguyên nhân dẫn đến ly hôn hiện nay là bằng chứng của cuộc sống chồng -vợ không hạnh phúc, là những xung đột trong gia đình? Thông thường khi nói đến ngoại tình là người ta hay nói câu “ chán cơm thèm phở”, mặc dù thực hư bên trong thế nào mà họ lại ngoại tình.Với tư cách là người nghiên cứu chúng ta không phê phán, không cổ vũ, biểu lộ cho bất kỳ hành vi ngoại tình nào mà cần xem nó như một hiện tượng xã hội vì thế cần được xem xét một cách khách quan và đa chiều. Các nhà XHH, tâm lý học đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về hiện tượng ngoại tình. Có người cho đó là nhu cầu tình dục của con người muốn hướng đến sự đa dạng. Có người cho là do bản tính lăng nhăng, chuộng của lạ, ham sắc, khao khát phiêu lưu. Xét trên thực tế, có trường hợp ngoại tình do điều kiện khách quan tác động, hoặc do mối quan hệ hôn nhân bất bình thường giữa hai vợ chồng. Qua thực tế phỏng vấn các trường hợp ly hôn ở Phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, trong hai năm 2004 - 2005 có 8 trường hợp do ngoại tình, tác giả có những nguyên nhân dẫn đến ngoại tình sau: 2.1.1. Do vợ chồng thường xuyên phải xa nhau: (4 trường hợp) Có ai đó đã nói: sự xa cách đối với tình yêu như gió với lửa, nó làm tắt tình yêu yếu ớt và thổi bùng tình yêu mãnh liệt thì khoảng cách không gian và thời gian này nhiều khi trở thành kẻ đồng phạm, xa vợ, xa chồng, tiếp xúc với nhiều người, trong khi đầy ắp nhu cầu tình cảm, một chỗ dựa tinh thần, nếu như không có niềm tin vững chắc ở người bạn đời, không có bản lĩnh vững vàng trước cán dỗ ngọt ngào, thì kể cả kẻ đi và người ở lại đều có thể tìm đến vòng tay người khác, bù đắp nỗi trống trải, cô đơn của mình. Trong xã hội hiện nay, việc đi công tác, lao động, học tập... xa nhà là điều khó tránh khỏi. Chúng ta không thể giữ gìn tổ ấm bằng cách không đi xa nhà, từ chối mọi tiếp xúc với xung quanh, mà cái quan trọng là luôn biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, biết kìm chế bản thân trước sức lôi cuốn của người “không thuộc về mình”. 2.1.2. Không hoà hợp về tình dục: (1 trường hợp) Tình yêu, tình cảm vợ chồng muốn bền chặt phải có sự hoà hợp giữa trí tuệ và xác thịt. Vợ chồng “Trọng nhau vì nghĩa, mến nhau vì tài” nhưng để yêu nhau sống trọn đời bên nhau, sinh con đẻ cái thì phải có quan hệ tình dục. Tình dục cũng là chất keo gắn chặt chẽ hơn hai tâm hồn, hai cơ thể. Quan hệ này không chỉ giúp cho vợ chồng cân bằng tâm sinh lý mà còn cách để vợ chồng thể hiện tình yêu, sự quan tâm đến nhau. Vợ chồng sống cùng nhau mà không có quan hệ tình dục thì chẳng khác nào hai người láng giềng, hai thế giới riêng biệt trong một mái nhà. Nhưng nếu quá coi trọng tình dục mà không chú ý tình cảm của người bạn đời thì dễ gây tổn thương nhau, mất đi nét văn hoá trong quan hệ vợ chồng. Vì bản giao hưởng tình yêu, chỉ ngân vang khi hai người đồng điệu. Không hòa hợp về tình dục có hai dạng chính: do một trong hai người bất lực hoặc không có nhu cầu về tình dục. Nguyên nhân khác là do một người có nhu cầu về tình dục quá lớn khiến người kia không đáp ứng được. Với đặc điểm văn hoá Phương Đông, tình dục không phải là vấn đề có thể bàn luận công khai và vì thế khó có thể “chỉ mặt đặt tên” chính xác tỷ lệ ngoại tình do không hoà hợp về tình dục. 2.1.3. Không hợp về lối sống, quan niệm sống: (3 trường hợp) Đối với những gia đình mà vợ và chồng đều hiểu và thông cảm cho nhau những khó khăn trong cuộc sống thì họ cảm thấy thật yên tâm, khi trở về gia đình. Đối với cặp vợ chồng mà lối sống, quan điểm sống khác nhau, không chia sẻ với nhau niềm vui, tình cảm, chỉ quan tâm đến thế giới riêng thì mỗi người sẽ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Hai người bạn đời không trở thành bạn của nhau mà chỉ là những kẻ ở đời cùng nhau mà thôi. Khó mà liệt kê đầy đủ mọi trạng thái của việc không hợp nhau về lối sống, quan điểm bởi nó vừa phong phú, đa dạng, vừa có thể gọi một cách chính xác. Chỉ có sống cùng nhau, người ta mới cảm nhận được đầy đủ sự bức bối khó chịu khi sống với những người mà lời nói, hành động đều làm ta ức chế. Trong những trường hợp này, ngoại tình là khó tránh khỏi nếu mỗi người không sớm nhận thức và điều chỉnh lối sống của mình. Cái sai lầm của nhiều cặp vợ chồng hiện nay là họ dần quên chăm sóc bản thân, nuôi dưỡng tình yêu sau khi kết hôn. Đừng nên nghĩ rằng mọi tình yêu ngoài khuôn khổ đều là thói trăng hoa, giả dối, nhiều khi đó là tình yêu chân thật ,bắt nguồn từ hai trái tim cùng rung động. Đứng trên quan điểm XHH, nguyên nhân dẫn đến ngoại tình, đến ly hôn thực chất là do sự sai lệch trong nhận thức về đời sống vợ chồng, sự xung đột về giá trị chuẩn mực, về vị thế, vai trò, sự mất cân bằng trong giá trị trao đổi giữa vợ chồng. Các trường hợp được nghiên cứu tại phường Đồng Xuân đã phần nào đó phá được điều này: Trường hợp 1: Nữ 41 tuổi, buôn bán, lý do chồng ngoại tình. Chị rất có tài buôn bán, phẩm chất tốt, luôn lo lắng cho chồng con, vun đắp cho mái ấm gia đình mình. Nhưng chị đã quá mải mê với công việc kiếm tiền của mình mà không để ý đến sự thờ ơ của chồng bấy lâu nay. Đây chính là lý do khiến cho chồng chị đi theo người khác. Ngoại tình là hành vi đi ngược lại truyền thống dân tộc, bị xã hội lên án. Nhưng chúng ta nghĩ gì khi tỷ lệ ly hôn có yếu tố ngoại tình không ngừng gia tăng và tỷ lệ ngoại tình trên thực tế lớn hơn nhiều so với con số chúng ta có thể kiểm soát được? Phải chăng, vì luật pháp tuy cấm ngoại tình nhưng lại xử lý chưa nghiêm và chưa đủ sức với tới mọi sắc thái của ngoại tình? 2.2. Tính cách không hợp Thực tế không hợp nhau về tính cách được đưa ra nhiều nhất để làm lý do xin ly hôn. Nó che đậy đằng sau nhiều nguyên nhân khác như ngoại tình, mâu thẫu tình dục. Trong phần này, tác giả chỉ phân tích những trường hợp mà nguyên nhân thật sự tan vỡ gia đình là do không hợp nhau về tính cách, sự điều chỉnh không tốt giữa hai vợ chồng, là những đợt sóng ngầm gặm nhấm hạnh phúc vợ - chồng. Trường hợp 2: Nữ 39 tuổi, buôn bán, ly hôn 2004, do tính cách hai vợ chồng không hợp nhau. Cả hai anh chị đều mới chỉ tốt nghiệp hết PTTH và đi theo con đường buon bán ở chợ Đồng Xuân (gia đình hai bên đều khá giả-họ cung cấp cho anh chị vốn kinh doanh). Cũng chính vì sự vội vàng khi kết hôn, họ đã phải ly hôn khi đã có một người con gái. Bởi từ yêu đến lấy nhau là cả một quá trình không đơn giản, khi yêu chị tưởng là sẽ hợp (vì anh ăn chơi lắm). Đến khi lấy về, bằng sự dịu dàng của người phụ nữ chị cũng không làm thay đổi được anh. Và cuối cùng chị đã ly hôn mặc dù chị còn ở tuổi rất trẻ. Xung đột về giá trị ở đây là do thực chất của sự ly hôn, người chồng ở đây tỏ ra bảo thủ và không hiểu vợ. Anh giữ nguyên tính gia trưởng và muốn áp đặt lối sống của mình cho vợ trong khi vợ anh có lối sống hoàn toàn khác. Chính từ những tưởng bình đẳng, tự tin vào trình độ, khả năng của mình, chị cảm thấy không đơn thuần là không hợp nhau về cách sống, mà còn thấy bị xúc phạm, bị thiếu tôn trọng khi chồng ghen tuông, đánh đập chị. Là người phụ nữ có học, có hiểu biết, có khả năng kinh tế, chị không chịu được sự đè nén, sự sở hữu tiêu cực đó của người chồng và chủ động đưa đơn ly hôn. Sự tan vỡ gia đình hiên nay còn do người chồng gia trưởng, độc đoán. Họ vẫn luôn cho rằng vai trò người vợ trong gia đình là phục tùng, chăm sóc chồng, không được tranh luận với chồng, công việc của vợ, sở thích của vợ là thứ yếu vì nó phụ thuộc vào sở thích của chồng. Họ không biết đến sự thay đổi rõ rệt về địa vị, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Cuộc sống vợ-chồng không phải là ngày hè nắng vàng rực rỡ, không một gợn mây mà có đủ bình minh và hoàng hôn, ngày và đêm, dông bão và bình yên. Biết thích ứng sẽ vượt qua được tất cả thử thách để càng củng cố hơn cho sự bền chặt cả hôn nhân. Nếu chỉ nghĩ đến bản thân, tự cho mình là hoàn hoả nhất, đổ lỗi cho bên kia, cuộc hôn nhân sẽ đổ vỡ ngay khi gặp làn gió nhẹ. 2.3. Sự ích kỷ của vợ hoặc chồng hay là thiếu văn hoá trong ứng xử vợ chồng Trong thời gian tìm hiểu,đàn ông và phụ nữ đều có ý thức tự làm đẹp mình trong mắt người yêu. Với đàn ông đó là nam tính, lòng cương trực, nghị lực, rộng lượng và tâm lý. Với phụ nữ đó là sự dịu dàng, tế nhị, khéo léo và quyến rũ... Họ luôn cố gắng vươn lên để phù hợp với mong muốn của người yêu hoặc tự điều chỉnh mình sao cho mọi sở thích, quan điểm của họ được lọt vào “mắt xanh”. Khi kết hôn và chung sống, với những cặp vợ chồng nhận thức được giá trị hôn nhân hạnh phúc, họ vẫn ý thức thực hiện mình và giữ gìn tình yêu, hôn nhân. Nhưng không ít trường hợp sự bắt đầu sống chung lại là sự kết thúc của một tình yêu lãng mạn, đẹp đẽ để bắt đầu của những yếu tố rạn nứt. Khi kết hôn, mỗi cá nhân đều ý thức người kia đã thuộc về mình. Hai trường hợp có thể xảy ra, thứ nhất: họ cảm thấy không cần phải thể hiện sự quan tâm tới bạn đời như trước, thứ hai, nhưng tính cách xấu mà khi yêu nhau không được bộc lộ hoặc đã che dấu thì nay trong cuộc sống hàng ngày, sớm muộn nó cũng được thể hiện. Điều này dẫn đến sự đổ vỡ không ít thì nhiều kỳ vọng, hình ảnh về người bạn đời của bên kia. Thực tế điều tra, tác giả thấy nguyên nhân ly hôn do tính ích kỷ hay thiếu văn hoá trong ứng xử là có và điều này đặt ra tiếng chuông cảnh tỉnh về văn hoá ứng xử vợ-chồng hiện nay. Trường hợp 3: Nam 52 tuổi, lái xe, ly hôn 2005. Anh đi suốt ngày suốt tháng, thỉnh thoảng mới ở nhà, chị ở nhà chăm sóc con cái, vun vắn cho gia đình. Nhưng mỗi khi đi xa về anh chỉ luôn mắng mỏ mẹ con chị, không quan tâm đến bọn trẻ (tiền anh không đưa cho chị). Nừu nói anh thì anh còn đánh chị thêm. Nhưng đến giờ, khi đã ly hôn, anh vẫn cảm thấy rất ân hận vì mình là một người chồng, người cha không tốt. Ly hôn trong trường hợp này là kết quả sự sai lệch trong nhận thức về giá trị, đạo đức, lương tâm, vai trò người cha, người chồng. Trong quan hệ với vợ, có thể coi đây là kết quả của sự xung đột trách nhiệm. Anh ta cho rằng vợ con chính là gánh nặng cần trút bỏ để rảnh đường sự nghiệp cho mình. Một nhận thức hoàn toàn lệch lạc.Với người vợ, chị cũng có sự xung đột giữa vai trò người chồng chị mong muốn (sự cảm thông, chia sẻ của chồng với mình trong việc chăm sóc con, công việc gia đình) với vai trò thực tế của chồng (vô trách nhiệm, tàn nhẫn và ích kỷ). Đây là những trường hợp điển hình của sự vô trách nhiệm,ích kỷ,thiếu văn hoá ứng xử vợ-chồng dẫn đến ly hôn. Trong mẫu nghiên cứu các trường hợp này ít nhiều đều diễn ra, có thể nó xuất hiện đồng thời hoặc trước hoặc sau các xung đột khác (ở một số trường hợp khác). 2.4. Bạo lực trong gia đình Trong thập niên vừa qua vấn đề bạo lực được đặt trong lĩnh vực quyền con người của phụ nữ. Thông qua nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau, bạo lực trong gia đình ngày càng được nhìn nhận như một trở ngại đối với sự bình đẳng, là sự vi phạm không thể chấp nhận đối với nhân phẩm con người. Chương tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (60).doc
Tài liệu liên quan