Đề tài Nhà máy lọc dầu Cát Lái

Trong trường hợp vận hành, lò gia nhiệt lần đầu hoặc sau một thời gian dài sửa chữa thì trước lúc hoạt động lại cần kiểm tra toàn bộ hệ thống.

Các bước kiểm tra tiến hành như sau :

1. Kiểm tra hệ thống đường ống và so sánh với sơ đồ hoạt động .

2. Kiểm tra đường ống liên quan đến các điểm cố định ,điểm di động và điểm giãn nở .

3. ở điểm cao nhất của hệ thống đường ống phải có nút thông hơi và ở điểm thấp nhất phải có nút xả cặn. Thông hơi giữa bình xả và bình giãn nở có nút thông khí quyển. Trường hợp khi kiểm tra sự rò rỉ thì phải đảm bảo không nguy hiểm cho người, vật và môi trường do khí thoát ra và sức nóng của dầu tải nhiệt.

4. Kiểm tra kết cấu và thành phần của lò nung phải đảm bảo rằng không có sự rạn nứt hay hư hỏng lớn, phải có hệ thống cung cấp và thông gió cho lò nung.

5. Sau khi nắp ráp hay sửa chữa xong. Toàn bộ hệ thống phải được làm sạch, nhất là các hạt bẩn do hàn xì .Phải đảm bảo đã thử khí nén trong đường ống và đã làm sạch bình chứa .

6. Kiểm tra độ kín : Trước khi khởi động, độ kín của hệ thống phải được kiểm tra bằng không khí hoặc khí trơ có thể sử dụng một lớp dung dịch nước xà phòng phết lên trên các mối nối mặt bích hay các mối nối hàn để dễ nhận biết. Cần tôn trọng giá trị áp suát tối đa của thiết bị tránh sử dụng để kiểm tra áp lực vì nó khó làm khô và sinh ra rất nhiều vấn đề khi sử dụng chất tải nhiệt.

7. Kiểm tra cẩn thận hệ thống nạp dầu tải nhiệt. Dầu có thể nạp bằng thùng, bình chứa hoặc xe cam nhông xitéc.

Trước khi tiến hành nạp dầu tải nhiệt mới cần chú ý :

+Không được mở khí nitơ cho hệ thống, nếu không hơi nước sinh ra sẽ không thoát ra khỏi hệ thống được.

+Sau khi khử các hạt nước ở trong dầu tải nhiệt ta có thể sử dụng thiết bị giữ áp suất dùng khí nitơ trong hệ thống lò bằng cách chỉnh đồng hồ áp suất ở áp suất 9bar. Nếu áp suất hạ xuống thấp hơn 8,5 bar hay tăng lên lớn hơn 11bar thì sẽ có báo động sự cố.

+Để đảm bảo dòng nhiên liệu đốt lò từ nặng sang nhẹ hoặc ngược lại, cần phải vặn nút tương ứng điều khiển và đón mở các van trên hệ thống dẫn nhiên liệu một cách hợp lý .

 

docx22 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhà máy lọc dầu Cát Lái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20-B-01 có nhiệm vụ ngưng tụ sản phẩm đỉnh và tách nước sơ bộ có trong sản phẩm đỉnh của tháp C-04. Nước lắng trong bình 20-B-01 được tách triệt để bởi bình tách nước 20-B-01 B. Mức chất lỏng trong bình 20-B-01 được khống chế bởi cụm van LCV- 807 được điều khiển bởi bộ chỉ thị LIC-807. Nhiệt độ của sản phẩm lỏng ngưng tụ trong bình 20-B-01 vào khoảng 94 độC. Chất lỏng trong bình được hai bơm P-02A/B vận chuyển đi, một phần quay trở lại hồi lưu vào đỉnh tháp C- 04, một phần được làm mát bằng nước lạnh qua thiết bị trao đổi nhiệt 20-E-04 xuống 45 độC, sau đó đưa vào bể chứa B5 (75A). Do tính ăn mòn của sản phẩm đỉnh của tháp 20-C-04 nên ta phải đưa thêm chất chống ăn mòn. Chất chống ăn mòn được sử dụng là “Philm plus- K5” có tên hoá học là :1,2,4 - trimêtylbenzen. Chất chống ăn mòn được bơm hoá chất 20W-B1 đưa vào dòng hồi lưu đỉnh và dòng sản phẩm đỉnh của tháp 20-C-04. Qua tháp 20-C-04 thu được sản phẩm nhẹ là kerosen và sản phảm nặng là dầu diesel. Dầu diesel thu được một phần lấy ra để cung cấp cho các lò gia nhiệt E-10 (cụm condensate), 20-F-01(Cụm Mini). II. Thiết bị chính Thiết bị chính trong Cụm Mini là hai tháp loại đệm 20-C- 03, 20-C- 04. + Chiều cao lớp đệm: 2 m + Đường kính tháp phần chứa đệm : 0,8 m Loại đệm sử dụng trong tháp có hình vòng tròn, có tạo các lỗ và cánh cong nhằm tăng bề mặt tiếp xúc. Đệm được chế tạo bằng hợp kim Al_Zn. III. Thiết bị phụ trợ 1. Lò gia nhiệt gián tiếp 20-F-01 Lò 20-F-01 có nhiệm vụ đun nóng nguyên liệu đầu vào tháp 20- C- 03 đến nhiệt độ thích hợp để tạo trạng thái hỗn hợp lỏng hơi. Lò sử dụng chất tải nhiệt là dầu chuyên dụng Gylotherm có khả năng thu nhiệt và cung cấp nhiệt tốt. Dòng dầu này lấy nhiệt từ trong lò đốt sử dụng nhiên liệu đốt lò là dầu DO từ sản phẩm của tháp 20-C-04 . Khi cụm mini hoạt động ở trạng thái ổn định thì quá trình hoạt động của hệ thống gia nhiệt dán tiếp dùng dầu tải nhiệt được tiến hành như sau : a. Dòng nhiên liệu DO : DO được chứa trong hai bồn 20-B-03/04 được bơm cao áp 20-F-02A/B hút vào bình tách khí, dầu đến béc phun, áp suất và lưu lượng của dầu được khống chế bằng cam chỉnh. Để dảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình thì áp suất được khống chế trong trong một giới hạn xác định khoảng 30 bar, nếu ra ngoài giới hạn này thì lò sẽ tắt và báo sự cố. Để ổn định áp suất của lò đốt thì luôn có dòng dầu dư tuần hoàn lại đầu hút của bơm cấp liệu tại bình tách khí. Dòng hồi lưu này được duy trì ở áp suất P > 8 bar để tránh sự cố béc đốt làm nóng lò . Giữa dòng vào và dòng hồi lưu có van điện nằm phía sau bình tách khí và trước xupáp của bình hồi lưu. Khi cần vệ sinh ống thì van này đóng lại và kéo theo sự đóng mở van nạp liệu và hồi lưu . Lưu lượng khống chế từ quạt gió phía trên đỉnh lò được đưa vào phù hợp với lưu lượng dòng DO qua đĩa cam chỉnh. Hỗn hợp được đốt cháy ở điều kiện nghèo và được quyết định bởi giới hạn áp suất không khí vào lò. Nếu vượt quá giới hạn này thì hệ thống sẽ báo sự cố và dừng lò . Hỗn hợp cháy được phun với áp suất cao (gần 30 bar) khi đập vào đầu bec đốt, nó bị phân tách thành các hạt sương rất nhỏ và dễ dàng đốt cháy khi đánh lửa. Phần không khí dư và khí thải sau đốt cháy sẽ theo ống khối ra ngoài nhờ vào sự chênh lệch áp suất trong lò và miệng ống khói . b. Dòng dầu tải nhiệt tuần hoàn . Dầu tải nhiệt được hai bơm tuần hoàn 20-F-01 A/B đẩy vào lò gia nhiệt 20-F-01. Dòng dầu được chia ra làm sáu đường đi vào sáu ống xoắn lò xo bên trong lò để tăng diện tích bề mặt trao đổi nhiệt. Nhiệt độ ra của dầu tải nhiệt lớn nhất là 3800C. Nếu quá nhiệt dộ này thì sẽ báo sự cố và tắt lò. Khi ra khỏi lò, sáu dòng nhập lại làm một và nhiệt độ được khống chế bởi giá trị ở TIC theo yêu cầu vận hành . Để đảm bảo an toàn áp suất, có một đường ống thông với bình giãn nở nhằm ổn định thể tích lỏng trong ống. Khi áp suất của dầu trong ống lớn, dầu sẽ tràn lên trên bình giãn nở. Giữa bình giãn nở 20-F-B02 và bình chứa 20-F-B01 được nốivới nhau bằng ống chảy tràn.Tại một độ cao của ống, người ta đục một lỗ để dầu từ bình giãn nở 20-F-B02 có thể chảy tràn xuống 20-F-B01theo đường ống này . Nhằm đảm bảo lưu lượng trong giới hạn hoạt động, người ta gắn một thiết bị tự động đo chênh lệch áp trên dòng đi. ∆P cho phép trong giới hạn từ 0,2 - 0,4 at. Ngoài ra còn một xupap an toàn áp suất gắn giữa đường đi của dòng dầu và bình giãn nở ở ngưỡng 3,5 bar. Các thiết bị này nhằm đảm bảo an toàn cho đường ống, thiết bị và để tránh tạo cốc trong thiết bị . Dòng dầu tải nhiệt được đưa đến thết bị trao đổi nhiệt E-12. Lưu lượng dòng được điều chỉnh bằng van tự động TCV-802. Van này được điều khiển bằng thiết bị tự động TIC-802 nhằm ổn định nhiệt độ trước khi vào cột chưng 20-C-03. Để đảm bảo an toàn áp suất, người ta còn gắn một van tự động PCV-815 với giá trị gán 11,4 bar. Khi quá giá trị này thì van sẽ mở để cho dòng dầu tải nhiệt quay trở về đầu hút của bơm tuàn hoàn. Trong trường hợp vận hành, lò gia nhiệt lần đầu hoặc sau một thời gian dài sửa chữa thì trước lúc hoạt động lại cần kiểm tra toàn bộ hệ thống. Các bước kiểm tra tiến hành như sau : 1. Kiểm tra hệ thống đường ống và so sánh với sơ đồ hoạt động . 2. Kiểm tra đường ống liên quan đến các điểm cố định ,điểm di động và điểm giãn nở . 3. ở điểm cao nhất của hệ thống đường ống phải có nút thông hơi và ở điểm thấp nhất phải có nút xả cặn. Thông hơi giữa bình xả và bình giãn nở có nút thông khí quyển. Trường hợp khi kiểm tra sự rò rỉ thì phải đảm bảo không nguy hiểm cho người, vật và môi trường do khí thoát ra và sức nóng của dầu tải nhiệt. 4. Kiểm tra kết cấu và thành phần của lò nung phải đảm bảo rằng không có sự rạn nứt hay hư hỏng lớn, phải có hệ thống cung cấp và thông gió cho lò nung. 5. Sau khi nắp ráp hay sửa chữa xong. Toàn bộ hệ thống phải được làm sạch, nhất là các hạt bẩn do hàn xì ...Phải đảm bảo đã thử khí nén trong đường ống và đã làm sạch bình chứa . 6. Kiểm tra độ kín : Trước khi khởi động, độ kín của hệ thống phải được kiểm tra bằng không khí hoặc khí trơ có thể sử dụng một lớp dung dịch nước xà phòng phết lên trên các mối nối mặt bích hay các mối nối hàn để dễ nhận biết. Cần tôn trọng giá trị áp suát tối đa của thiết bị tránh sử dụng để kiểm tra áp lực vì nó khó làm khô và sinh ra rất nhiều vấn đề khi sử dụng chất tải nhiệt. 7. Kiểm tra cẩn thận hệ thống nạp dầu tải nhiệt. Dầu có thể nạp bằng thùng, bình chứa hoặc xe cam nhông xitéc. Trước khi tiến hành nạp dầu tải nhiệt mới cần chú ý : +Không được mở khí nitơ cho hệ thống, nếu không hơi nước sinh ra sẽ không thoát ra khỏi hệ thống được. +Sau khi khử các hạt nước ở trong dầu tải nhiệt ta có thể sử dụng thiết bị giữ áp suất dùng khí nitơ trong hệ thống lò bằng cách chỉnh đồng hồ áp suất ở áp suất 9bar. Nếu áp suất hạ xuống thấp hơn 8,5 bar hay tăng lên lớn hơn 11bar thì sẽ có báo động sự cố. +Để đảm bảo dòng nhiên liệu đốt lò từ nặng sang nhẹ hoặc ngược lại, cần phải vặn nút tương ứng điều khiển và đón mở các van trên hệ thống dẫn nhiên liệu một cách hợp lý . 8. Trong quá trình hoạt động ổn định của lò gia nhiệt, việc điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp là một thao tác rất quan trọng. Hỗn hợp không khí và nhiên liệu được phun qua hệ vòi phun gồm hai cánh gió ,tiết diện vào của gió được điều khiển cơ học bằng hai cửa gió (có gắn hệ mô tơ điều khiển). Khi hệ vòi phun hoạt động ,ta có thể phải thực hiện các thao tác hiệu chỉnh sau + Chỉnh các cửa gió cho lưu lượng nhỏ (bằng hệ cam). + Chỉnh hệ van một chiều không khí cho lưu lượng lớn + Chỉnh vị trí của van thứ hai để van mở 2/3 khoảng hoạt động của cửa gió tránh ngọn lửa bị thổi gió quá nhiệt .Chú ý rằng lò đốt thực hiện quá trình đốt ngược ngọn lửa và hỗn hợp cháy bị thổi cưỡng bức từ trên xuống nên khi ngọn lửa bị gió thổi quá nhiều, ngoài việc giảm hiệu quả sử dụng nhiệt còn gây nguy hiểm cho thiết bị và đặc biệt là người vận hành lò đốt đứng phía dưới . + Chỉnh lần cuối hệ cam sau khi đã đo khí thải + Lưu lượng DO cần thiết được điều chỉnh qua đĩa chỉnh. + Đĩa chỉnh có một lưới chỉnh bằng cam. + Việc điều khiển lưới chỉnh được xác định sau khi phân tích khói thải ở nhiều vị trí khác nhau của lưới chỉnh . + Một thang chia vạch ở hệ cam dùng làm chỉ thị vị trí với một cần nhỏ ở trường hợp môtơ ,ta có thể tháo cam ra khỏi trục máy nên có thể điều chỉnh cam bằng tay (xoay cần đi 90 độ). + Thực tế đĩa chỉnh bằng cam đã được nối cố định để điều chỉnh lưu lượng không khí phù hợp với lưu lượng DO, việc điều chỉnh này chỉ xảy ra khi tỉ lệ vị trí điều khiển cơ học bị sai lệch hay có sự thay đổi nhiên liệu đốt lò . 2.Bình ngưng tụ sản phẩm đỉnh 20-B-01,và bình tách nước 20-B-01B Bình ngưng tụ 20-B-01có nhiệm vụ thu hồi hơi của sản phẩm đỉnh của tháp 20-C-04 tạo trạng thái lỏng .Đồng thời bình còn có nhiệm vụ tách sơ bộ nước có trong sản phẩm ,do vậy mà áp suất và nhiẹt độ trong bình được giữ ở giới hạn nào đó thông qua hai thiết bị chỉ thị PG-807và TG-807 . Mức chất lỏng trong bình được giữ ở mức độ nhất định .Mức thấp nhất là L-L-L , mức cao nhất là H-L-L .Hai mức này được khống chế bởi cụm van LCV-807được điều khiển bởi bộ chỉ thị mức LIC-807.Giả sử khi mức chất lỏng trong bình xuống qúa thấp, bộ chỉ thị LIC sẽ báo và điều chỉnh van LCV-807 đóng bớt lại để làm giảm lượng lỏng hồi lưu đi vào tháp 20-C-04 .Khi đó lượng hồi lưu đi lên đỉnh tháp sẽ tăng lên và tăng lượng sản phẩm ngưng tụ trong bình 20-B-01. Trên bình 20-B-01 cần có các van an toàn ,và được nối với các van PCV-807A,807B để điều chỉnh áp suất trong bình luôn giữ ổn định. Hai van điều chỉnh áp suất này được điều khiển bởi bộ chỉ thị PIC-807.Khi áp suất trong bình tăng khá cao, PIC-807sẽ điều chỉnh để đóng van PCV-807A nhằm làm giảm lượng sản phẩm hơi từ đỉnh tháp 20-C-04 vào bình và mở van PCV-307B nhằm xả bớt hơi có trong bình . Nhằm mục đích tách nước một cánh triệt để hơn khi mà lượng nước bị cuốn theo trong sản phẩm quá nhiều ,người ta lắp thêm một bình tách nước 20-B-01B .Trong trường hợp lượng sản phẩm bị cuốn theo nước thải nhiều ,người ta dùng một bơm đưa nứơc vào đường ống với lưu lượng nhỏ để đẩy lớp sản phẩm lên trên bình 20-B-01. 3.Các thiết bị trao đổi nhiệt a. Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống chùm : Các thiết bị loại này được sử dụng trong quá trình gia nhiệt cho nguyên liệu đầu vào tháp 20-C-03 như : + 20-E-13 Chất tải nhiệt là sản phẩm đỉnh của tháp 20-C-04 + 20-E-01 Chất tải nhiệt là sản phẩm đáy của tháp 20-C-04 + 20-E-14 Chát tải nhiệt là sản phẩm đáy của tháp 20-C-03 + 20-E-12 Chất tải nhiệt là dầu nóng gylotherm. b.Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm Được sử dụng trong quá trình làm mát các dòng sản phẩm thu được bằng nước lạnh như : + 20-E-03,20-E-06 :làm mát sản phẩm đáy của tháp 20-C-03 . + 20-E-05:Làm mát sản phẩm đáy của tháp 20-C-04 . + 20-E-04 :Làm mát sản phảm đỉnh của tháp 20-C-04 . + 20-E-13B : Làm mát dòng sản phảm đỉnh đi ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt 20-E-13 trước khi về bình ngưng tụ . 4.Bơm a. Bơm màng :Sử dụng để bơm hoá chát chống ăn mònn vào sản phẩm đỉnh của tháp 20-C-04 (Bơm 20-W-01) . b. Bơm ly tâm :Sử dụng trong các trường hợp bơm sản phẩm ,bơm nguyên liệu ,... Ngoài ra trong dây truyền còn sử dụng nhiều thiết bị phụ trợ khác như: + Các thiết bị điều khiển ,thiết bị chỉ thị . + Các van :Van cầu ,van lá ... + Các bồn bể chứa ... CONDENSATE I. Đặc điểm về cụm condensate Cụm condensate là cụm quan trọng nhất trong 3 cụm chính của nhà máy. Cụm condensate được lắp đặt từ năm 1993. Cụm condensate được thiết kế để chưng cất dầu mỏ có tỷ trọng thấp hoặc Condensate thu được từ mỏ hoặc condensate thu được từ khí đồng hành. Cụm condensate có công suất theo thiết kế là 350.000 tấn/năm. Hàm lượng cặn, muối và tạp chất cơ học không đáng kể. Hàm lượng sản phẩm trắng cao thường từ 80 đến 90%. Nguồn cung cấp nhiệt lượng cho quá trình chưng cất là lò E - 10. Quá trình ngưng tụ và làm mát được tiến hành nhờ nước làm lạnh và gió cưỡng bức. Hệ thống thiết bị hoạt động nhờ khí nén cung cấp năng lượng. I. Nguyên liệu Hiện nay (2002), nhà máy sử dụng các nguồn nguyên liệu condensate : - Condensate nhập nước ngoài như úc, Thái lan... - Condensate lấy từ nhà máy GPP thuộc Petro Việt nam( ở Dinh Cố – Vũng Tàu). Xu hướng là sử dụng các nguồn nguyên liệu condensate có thành phần naphtha cao, hàm lượng nước, muối, tạp chất cơ học không đáng kể, hàm lượng sản phẩm trắng cao. Có thể sử dụng nguồn nguyên liệu condensate có thành phần naphtha khác nhau, nhưng yêu cầu chỉ được phép sai khác vài phần trăm. II. Sản phẩm Sản phẩm của cụm là Condensate là naphtha nhẹ (NA1) và naphtha nặng (NA2). Hai sản phẩm này được làm nguyên liệu để pha chế xăng thương phẩm. Phần cặn của cụm Condensate là sản phẩm trung gian, được dùng để làm nguyên liệu đầu cho cụm Mini. Một phần sản phẩm phụ của quá trình là khí không ngưng tụ được ở áp suất khí quyển, được dùng làm nguyên liệu cho cụm thu hồi khí (cụm LPG). Phần khí C1 và C2 không thể ngưng tụ và một phần khí dư (Offgas) được đốt ở đuốc (Flare). Xăng thô thu được có trị số octane từ 67 đến 70 được đưa qua pha trộn với xăng có trị số octane cao để thành xăng thương phẩm có trị số octane từ 83 đến 92. Xăng có trị số octane cao thường được nhập từ nước ngoài. II. Dây chuyền công nghệ cụm Condensat [You must be registered and logged in to see this link.] Các dòng chính : a. Nguyên liệu b. Từ bồn B1 -->P – 01/02 --> FCV – 301 --> E – 03 --> E – 04 --> E – 05 --> E – 06 --> PVC – 701 --> C – 07 tại vùng nạp liệu. c. Sản phẩm đỉnh (NA1) d. Hơi từ C – 07 --> E – 13 --> V – 14 --> P – 15/16 -->E – 31 --> E – 17 --> FR – 170 --> Bồn NA1 (B2). Dòng thứ 2 từ P – 15/16 --> FCV – 150 --> Đỉnh C – 07 làm hồi lưu NA1. Khí không ngưng tụ từ V – 14 --> Cụm LPG, phần khí dư --> PCV – 140A --> Đuốc (Flare). e. Sản phẩm NA2 f. Từ đĩa số 9 --> P – 11/12 --> E – 05 --> E – 03 --> E – 18 --> Bồn NA2 (B3). Sau E – 05 một dòng trích ra làm hồi lưu NA 2 là dòng từ E – 05 --> FCV – 701 --> C – 07 tại đĩa số 6. g. Sản phẩm đáy h. C – 07 --> P – 08/09 --> E – 06 A/B --> E – 04 --> E – 09 --> Bồn. Từ bơm P – 08/09 một dòng qua lò gia nhiệt E – 101 của Cụm LPG --> vể bồn (B4). Một dòng qua E – 10 để gia nhiệt lại sau đó đi về đáy tháp C – 07. Thuyết minh dây chuyền : Condensate ở nhiệt độ môi trường từ bồn nhập liệu được bơm P – 01/02 bơm nạp vào hệ. Lưu lượng dòng nhập liệu được điều khiển bởi FRC – 301 thông qua van FCV – 301. Sau đó condensate được đẩy vào E – 03. Tại đây, condensate thu hồi nhiệt lượng của dòng NA2 trước khi ra bồn. Tiếp đến condensate được đẩy vào E – 04, tại đây condensate thu hồi nhiệt lượng của dòng sản phẩm đáy trước khi ra bồn. Sau đó condensate được đẩy vào E – 05 A/B để thu hồi nhiệt lượng của NA2 hồi lưu và NA2 sản phẩm. Tiếp đến condensate được đẩy vào E – 06 A/B nhằm thu hồi nhiệt lượng của bottom sản phẩm. Ra khỏi E – 06 nguyên liệu đạt nhiệt độ từ 120 đến 160 độC phụ thuộc vào chế độ chạy máy. Áp suất ở E – 06 được khống chế bởi PCV – 701 khoảng 7 đến 10 bar nhằm tránh hoá hơi ở E – 06. Condensate sau khi qua van PCV – 701 bị giảm áp phân thành 2 pha cân bằng có nhiệt độ khoảng 110 đến 125 độC được đổ vào vùng nhập liệu của C – 07. Pha hơi nhờ dòng nhập liệu sẽ được kết hợp với pha hơi từ vùng chưng bay lên vùng tinh luyện. Nhờ hệ thống đĩa pha hơi được tiếp xúc với pha lỏng chảy từ trên xuống. Nhờ có trao đổi nhiệt và trao đổi chất mà ở đỉnh tháp sẽ giàu cấu tử nhẹ, đáy tháp giàu cấu tử nặng. Hơi tại đỉnh cột C – 07 có P = 1,01 bar, t = 106 độC di chuyển vào E – 13 nhờ chênh lệch áp suất do quá trình ngưng tụ. Tại E – 13 nhờ có nước làm lạnh hơi NA1 ngưng tụ và làm lạnh. Nhiệt độ ở E – 13 theo thiết kế là 50 độC . Hỗn hợp hai pha cân bằng này chảy vào V – 14. Tại đây pha hơi và lỏng được phân tách. Phần hơi không ngưng tụ sẽ được làm nguyên liệu cho Cụm LPG, nếu dư sẽ được đốt ở đuốc. áp suất trong bình V – 14 được kiểm soát nhờ hoạt động của 2 van PCV – 140 A/B. Nếu P > 60 kPa thì PCV – 140 B sẽ mở cho khí ra đuốc. Nếu P < 60 kPa thì PCV – 140 B sẽ đóng để ổn định áp suất nhằm giữ cho hệ lỏng hơi trong V – 14 ở trạng thái cân bằng. Khi hệ thống đã hoạt động ổn định, nếu Cụm LPG hoạt động phải chuyển về chế độ TIC để giữ nhiệt độ khí dư không dưới 50 độC nhờ tác động lên PCV – 140 B của TIC – 140 khi nhiệt độ ở V – 14 thấp hơn 50 độC. NA1 ở V – 14 có thể lẫn nước, nếu có nước sẽ được lắng xuống Water boot ở đáy V – 14 và được xả ra bể xử lý nước thải bằng tay. Nếu có sử dụng chất trung hoà bơm vào E – 13 thì phải tháo nước thải thường xuyên. NA1 ở V – 14 sẽ được bơm P – 15/16 đẩy theo hai dòng. Một dòng đẩy lên cột làm hồi lưu NA1, dòng này được kiểm soát nhờ FIC – 150 thông qua van 150, nhằm khống chế nhiệt độ ở đỉnh cột. Dòng còn lại là NA1 sản phẩm qua E – 31 để làm lạnh cưỡng bức bằng không khí, tiếp tục đi qua E – 17 để làm lạnh bằng nước trước khi ra bồn. Nhiệt độ trước khi ra bồn của NA1 t < 40 oC. Lưu lượng dòng sản phẩm NA1 được ghi lại nhờ FR – 170. Mực chất lỏng trong bình V – 14 được giữ ổn định nhờ LIC – 140 thông qua van LCV – 140. Nếu mực chất lỏng cao hơn giá trị gán thì LIC – 140 tác động làm cho LCV – 140 mở lớn hơn và ngược lại khi mực lỏng thấp hơn giá trị gán thì van LCV – 140 đóng lại. Tại đĩa số 9 một dòng được lấy ra và đẩy đi nhờ bơm P –11/12. Dòng NA2 này được đẩy vào E – 05 A/B để trao đổi nhiệt với condensate nguyên liệu nhằm tạo dòng hồi lưu NA2 và tái thu hồi nhiệt lượng của hồi lưu NA2 và NA2 sản phẩm. Trước khi vào E – 05 nhiệt độ của NA2 khoảng 135 độC, sau khi ra khỏi E – 05 chúng được chia ra làm 2 dòng : - Một dòng đưa lại vào đĩa số 6 làm hồi lưu NA2, hồi lưu được điều chỉnh nhờ TIC – FIC 701. Nhiệt độ NA 2 hồi lưu khoảng 110 độC. - Dòng còn lại là dòng sản phẩm NA2 sẽ đi vào E – 03 để trao đổi nhiệt với condensate để thu hồi nhiệt lượng. Sau đó qua E – 18 để làm mát sản phẩm trước khi đưa ra bể chứa xuống nhiệt độ dưới 40 độC. Dòng này được giữ ổn định và ghi lại nhờ hoạt động của FRC – 183. Bottom ở đáy C – 07 được rút ra nhờ P – 08/09 được đẩy theo 2 đường : -Một qua bộ phận gia nhiệt sau đó quay về cột ở trạng thái 2 pha nhập vào cột ở đĩa cuối cùng của vùng chưng. -Dòng còn lại là dòng sản phẩm trung gian bottom. Dòng bottom sản phẩm đi vào E – 06 A/B, một phần qua Cụm LPG để cấp nhiệt sau đó quay về E – 06 A/B. Tại đây, bottom trao đổi nhiệt với dòng nhập liệu. Tiếp đến bottom đi vào E – 04 tiếp tục giảm nhiệt độ xuống nhờ trao đổi nhiệt với nguyên liệu, qua E – 19 làm lạnh bằng nước để hạ nhiệt độ xuống thấp hơn 55 oC. áp suất ở đáy cột C - 07 khoảng P = 1,25 đến 1,35 bar và nhiệt độ đáy cột khoảng từ 220 đến 250 độC. III. Thiết bị chính Cột chưng cất C – 07 Tháp chưng cất là tháp kiểu đĩa chóp. Tháp có 25 đĩa trong đó phần chưng gồm : 12 đĩa; phần luyện gồm : 13 đĩa. • Phần đỉnh từ đĩa số 5 trở lên có đường kính bé hơn được chế tạo từ hợp kim không gỉ để chống ăn mòn, có đường kính trong d = 1,219 m, đường kính ngoài d = 1,235 m. • Phần dưới từ đĩa số 5 trở xuống được chế tạo bằng thép cácbon có đường kính trong d = 1,676 m, đường kính ngoài d = 1,696 m. Tháp làm việc ở áp suất khí quyển P = 1 at. Tháp được thử thuỷ lực ở áp suất là 4 bar. Tháp có chiều cao H = 21,874 m, đặt trên đế có chiều cao h = 3,7 m. Nguyên liệu vào được phân bố đều trên đĩa tiếp liệu (Chimney tray). Đĩa tiếp liệu là đĩa dưới cùng của phần luyện, đĩa trên cùng của phần chưng. Nhưng số đĩa thực tế của tháp chưng cất không tính đến tiếp liệu này. NA1 thu ở đỉnh cột, hồi lưu NA1 là hồi lưu lạnh, được xối vào đỉnh cột. NA2 thu được ở đĩa số 9, hồi lưu NA2 được nạp lại đĩa số 6. Tại cột có lắp các chỉ thị LG – 702, LG – 703, LSH – 703, LSL – 704 và LSLL – 701. Trên cột C – 07 có 3 lỗ người chui để sửa chữa và vệ sinh tháp. IV. Thiết bị phụ trợ 1. Lò gia nhiệt E - 10 Vai trò làm nhiệm vụ gia nhiệt đáy tháp chưng cất chính C - 07. Công suất thiết kế : 11,95 mm BTU/HR Lò được cấu tạo bởi một lò trục đứng có 2 pass (vòng đi) bao gồm vùng bức xạ và vùng đối lưu, hoạt động theo kiểu gia nhiệt trực tiếp bằng ngọn lửu trần. Dòng bottom từ C - 07 đi vào lò theo hướng từ trên xuống dưới qua vùng đối lưu trước (trao đổi nhiệt với khói lò) sau đó tới vùng bức xạ (trao đổi nhiệt với ngọn lửa). *Trong vùng đối lưu, đường ống được bố trí đi zigzag thành một dàn ống song song nhau để tăng cường sự va đập với khói lò đi từ dưới lên. +Trong vùng bức xạ, đường ống được bố trí đi xoắn theo hình lò xo bao quanh ngọn lửa khoảng 50 cm, không đốt trực tiếp vào ống. Lò gia nhiệt được trang bị 3 thiết bị đốt diesel thông gió tự nhiên được gắn ở thềm lò. Mỗi vòi đốt được trang bị 1 bec đốt diesel, 1 bec đốt gas và bộ đánh lửa tự động. Tổng cộng có 6 bec đốt, 3 bec DO và 3 bec gas mồi. Để phục vụ cho việc đốt lò có 3 tuyến cung cấp DO, gas, khí nén. * Tuyến DO : Được bơm P - 22/23 bơm từ bồn DO (sản phẩm của Cụm Mini) qua. Để nhiệt độ lò ổn định lưu lượng DO phải ổn định do đó yêu cầu áp suất bơm tạo dòng phải ổn định. * Tuyến khí nén : Được cung cấp từ hệ thống máy nén làm nhiệm vụ tán sương dòng DO để việc đốt cháy dễ dàng. * Tuyến gas : Được cấp từ hệ thống các bình gas, cấp gas cho ngọn lửa mồi. Lò được điều khiển tự động qua bảng điều khiển (Control Panel). 2. Bình ngưng tụ sản phẩm đỉnh V – 14 Bình V – 14 dùng để chứa NA1 ngưng tụ, ổn định lưu lượng cho bơm P – 15/16 hoạt động. Đồng thời ổn định áp suất cho cụm LPG và Flare. Trên bình V – 14 có 2 mức chất lỏng là : - HLL mức chất lỏng cao 972 mm. - LLL mức chất lỏng cao 300 mm. Mức chất lỏng trong bình V – 14 được chỉ thị bởi LIC – 140. LIC – 140 sẽ điều chỉnh mức chất lỏng phù hợp với giá trị gán thông qua việc điều chỉnh van LCV – 140. Nhiệt độ trong V – 14 thường lớn hơn 50 độC (khoảg 55 độC), áp suất khoảng 60 kPa. Trên V – 14 có lỗ người chui để khi sửa chữa, vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị. IV.3. Các thiết bị trao đổi nhiệt IV.3.1. Thiết bị trao đổi nhiệt tận dụng nhiệt E - 03, E - 05 : thu hồi nhiệt của NA2. * E - 03 :Trao đổi nhiệt dạng ống chùm, dòng nóng là NA2, dòng lạnh là nguyên liệu condensate. Q = 0,57 MW * E - 05 : Trao đổi nhiệt dạng ống chùm, dòng nóng là NA2, dòng lạnh là nguyên liệu condensate. Q = 2,02 MW. E - 04, E - 06 A/B : Trao đổi nhiệt dạng ống chùm, thu hồi nhiệt lượng của sản phẩm đáy trước khi ra bồn. * E - 04 : Trao đổi nhiệt dạng ống chùm, dòng nóng là sản phẩm đáy, dòng lạnh là nguyên liệu condensate. Q = 0,69 MW * E - 06 A/B :Trao đổi nhiệt dạng ống chùm, dòng nóng là sản phẩm đáy, dòng lạnh là nguyên liệu condensate. Q = 1,31 MW IV.3.2. Thiết bị trao đổi nhiệt có dòng lạnh là nước E - 13 : Dùng để ngưng tụ và làm lạnh hơi naphtha nhẹ (NA1). Trao đổi nhiệt dạng ống chùm. Q = 2,44 MW. E - 17 : Dùng để làm lạnh naphtha nhẹ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ t < 40 độC trước khi ra bồn. Trao đổi nhiệt dạng ống chùm. Q = 49,7 kW. E - 18 : Dùng để làm lạnh naphtha nặng (NA2) trước khi ra bồn. Trao đổi nhiệt dạng ống chùm. Q = 343,6 kW. E - 19 : Dùng để làm lạnh sản phẩm đáy trước khi ra bồn. Trao đổi nhiệt dạng ống chùm. Q = 248,9 kW. 3. Trao đổi nhiệt dòng lạnh là khí cưỡng bức E - 31 : Dùng để làm mát NA1 trước khi đưa qua làm mát bằng nước ở E - 17 Sử dụng quạt để làm mát. Q = 0,4483 MW 4. Bơm Các loại bơm sử dụng đều là bơm ly tâm. Riêng 2 bơm A - 27, A - 28 là bơm màng sử dụng để bơm chất trung hoà và chất ức chế ăn mòn. A - 27 : Bơm định lượng, bơm chất trung hoà, 2kg/ngày. A - 28 : Bơm định lượng, bơm chất ức chế ăn mòn, 0,3kg/ngày. IV.5. Các thiết bị tự động FRC - 301 : Dùng để kiểm soát dòng nhập liệu FRC - 183 : Dùng để kiểm soát dòng sản phẩm NA2. FR - 170 : Dùng để ghi dòng sản phẩm NA1. FR - 193 : Dùng để ghi dòng sản phẩm đáy. PIC - 150 : Dùng để kiểm soát dòng hồi lưu NA1. TIC - 701 và FIC - 701 : Dùng để kiểm soát dòng hồi lưu dòng NA2. PIC - 701 : Dùng để kiểm soát áp suất dòng nhập liệu ở các thiết bị trao đổi nhiệt. PIC - 140, TIC - 140 : PIC dùng để kiểm soát áp suất nhằm ổn định trạng thái cân bằng pha của hệ lỏng hơi tại V - 14. TIC để giữ nhiệt độ nhiệt độ khí qua Cụm LPG luôn lớn hơn 50 oC. LIC - 702 : Dùng để ổn định mức chất đáy cột tháp C - 07. LIC - 140 : Dùng để ổn định mức bình V - 14. CỤM LPG I. Đặc điểm của cụm LPG Cụm LPG được lắp đặt từ năm 1993. Cụm LPG được thiết kế để nén và chưng cất phân đoạn gas thoát ra từ cụm condensate. Lượng gas của condensate ra đuốc theo tính toán chiếm tới 4% khối lượng nguyên liệu. Nếu phải đốt bỏ hết lượng này thì sẽ là một sự lãng phí rất lớn. Chính vì vậy mà việc thiết kế cụm thu hồi LPG là một yêu cầu cần thiết để thu hồi nhiên liệu đồng thời nó còn rất có ý nghĩa về mặt kinh tế nữa. Cụm LPG gồm 2 phần cơ bản : Cụm nén gas và cụm chưng cất phân đoạn, khoảng 2800m3gas/ngày (7176 kg) được nén từ 50 kpa đến 1150 kpa bằng máy nén 2 cấp nằm ngang hiệu conken HG600. Gas nén này được chưng cất phân đoạn thành LPG và sản phẩm condensate (dạng naphtha nhẹ) trong một cột chưng có 30 mâm. Nguồn nhiệt cho cột chưng lấy từ dòng bottom của cụm condensate. Nước làm lạnh cho thiết bị ngưng tụ được lấy từ nguồn nước cho công nghệ. LPG dùng làm chất đốt dân dụng, công nghiệp và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghệ khác. Đây là loại chất đốt dân dụng rẻ, sạch có năng lượng cao, an toàn (nếu sử dụng đúng cách) và phổ biến trên các nước tiên tiến hiện nay. Theo thiết kế, cụm LPG cho ra 162 kg LPG/giờ và 137 kg naphtha/giờ. 1. Nguyên liệu Thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoa hoc.docx
Tài liệu liên quan