Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở cực Bắc Tây Nguyên đ-ược tái lập lại vào tháng 10 năm 1991, có độ cao từ 550-700 mét so với mặt nước biển, có tọa độ địa lý từ 107020'15" đến 108033'30" kinh độ Đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ Bắc.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 9.614,5 km2; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnh Atôpơ, Sê Kông (Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia) với đường biên giới dài 280,7 km; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai.
Tổng số đơn vị hành chính của tỉnh gồm có 8 huyện và 1 thị xã (KonTum); với 95 xã, phường, thị trấn. Dân số tỉnh KonTum là 377.007 người (tính 31/12/2000) với nhiều dân tộc anh em khác nhau như: Kinh, Xê Đăng, Bana, Gia rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Mâm, và một bộ phận nhỏ các dân tộc ở phía Bắc di cư vào sinh sống (Tày, Mường, Thái, .).
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Kontum trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động quản lý có hiệu quả các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng của người hiệu trưởng .
1.5.2.5. Hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên đối với chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng giáo viên.
Học và tự học là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Cũng như vậy, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng luôn gắn kết với nhau để tạo chất lượng của hoạt động bồi dưỡng.
Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà các phương tiện thông tin phát triển mạnh mẽ, các ứng dụng và tiện ích của thông tin nhiều, thì người giáo viên có thể tự khai thác các kiến thức “cần phải biết” để phục vụ cho hoạt động giáo dục và dạy học của mình. Hiệu trưởng tiểu học phải có biện pháp khuyến khích và giúp đỡ GV tự học. Điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng chung của công tác bồi dưỡng giáo viên.
1.5.2.6. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên .
Để hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngày càng có hiệu quả thì người hiệu trưởng phải kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng sau mỗi đợt tổ chức . Hoạt động này giúp người hiệu trưởng biết được những mặt tốt để phát huy, những lệch lạc để điều chỉnh và nhưng sai phạm để có quyết định xử lý; mặt khác nó giúp cho chính đội ngũ giáo viên biết được các hạn chế (chưa đạt yêu cầu của bồi dưỡng) để cố gắng hơn. Như vậy kiểm tra và đánh giá có tác động đến chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên.
Kết luận chương 1
Chất lượng nguồn nhân lực đang là mục tiêu và động lực của phát triển KT-XH. Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nói chung và phát triển giáo dục nói riêng thì phải nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và GVTH nói riêng thì cần tiến hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn giáo viên đã được Bộ GD&ĐT quy định.
Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên và các yếu tố quản lý có tác động đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng giáo viên bao gồm:
- Sự tác động của hiệu trưởng đến nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục, trong đó chủ yếu là nhận thức của đội ngũ giáo viên.
- Kế hoạch thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên do hiệu trưởng thiết lập và thực hiện.
- Nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng do người hiệu trưởng chọn lọc để thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
- Các điều kiện vật chất và phương tiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên do hiệu trưởng huy động và quản lý sử dụng.
- Hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên dưới sự tổ chức và quản lý của người hiệu trưởng.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của người hiệu trưởng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở TỈNH KONTUM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KONTUM.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và phát triển KT-XH nói chung.
Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở cực Bắc Tây Nguyên được tái lập lại vào tháng 10 năm 1991, có độ cao từ 550-700 mét so với mặt nước biển, có tọa độ địa lý từ 107020'15" đến 108033'30" kinh độ Đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ Bắc.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 9.614,5 km2; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnh Atôpơ, Sê Kông (Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia) với đường biên giới dài 280,7 km; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai.
Tổng số đơn vị hành chính của tỉnh gồm có 8 huyện và 1 thị xã (KonTum); với 95 xã, phường, thị trấn. Dân số tỉnh KonTum là 377.007 người (tính 31/12/2000) với nhiều dân tộc anh em khác nhau như: Kinh, Xê Đăng, Bana, Gia rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Mâm, và một bộ phận nhỏ các dân tộc ở phía Bắc di cư vào sinh sống (Tày, Mường, Thái, ...).
Các dân tộc có số lượng khác nhau, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ 54.3%, dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 45,7% trong tổng dân số của cả tỉnh.
KonTum là một tỉnh nghèo so với cả nước, nền kinh tế của tỉnh có điểm xuất phát thấp. Trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh KonTum đã có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, nhưng nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm một tỉ trọng khá lớn. "Giai đoạn 2000-2005 tỉ trọng công nghiệp - xây dựng
tăng từ 15,69% lên 19,04%; thương mại - dịch vụ tăng từ 38,05% lên 38,58%; nông - lâm - thủy sản từ 45,89% giảm xuống 42,38%" [12,Tr.12].
Tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm tăng 11%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp là 9,15/năm; công nghiệp - xây dựng tăng trưởng cao, bình quân hàng năm đạt 16,76%; thương - mại dịch vụ có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,18%/ năm.[12, Tr.13]
Văn hóa xã hội có buớc tiến bộ, nhiều vấn đề xã hội bức xúc đã được quan tâm giải quyết. Công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai tích cực, cơ bản đã xóa hết hộ đói, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 17,91% năm 2000 xuống còn 9,23% năm 2005 (tiêu chí năm 2000), thu nhập bình quân đầu người từ 182 USD năm 2000 tăng lên 289 USD (4,7 triệu đồng) năm 2005.
Vấn đề lao động, việc làm có bước chuyển biến đáng kể, hàng năm giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động. Công tác đào tạo nghề được quan tâm hơn; mạng lưới trường, lớp dạy nghề được mở rộng đến một số huyện với nhiều hình thức đào tạo đa dạng; tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt 21%.
Chương trình quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đã thực hiện tốt (KonTum là tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học); đồng thời tăng cường công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở (đã có 43% số xã được công nhận).
Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ (81% xã có trạm y tế kiên cố, bán kiên cố; 48% số xã cố bác sĩ). Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được duy trì, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 2,1% (năm 2000 tỷ lệ này là 2,5%), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 37% năm 2000 xuống còn 26,6% năm 2005.
Nhiều công trình văn hóa, phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng. Các di tích lịch sử, văn hóa được bảo vệ và từng bước tôn tạo. Đến nay, 100% số hộ được phủ sóng phát thanh; 85% số hộ được phủ sóng truyền hình; 100% số xã được cấp phát báo Nhân dân và Báo KonTum. [12, Tr,15-16]
Mặc dù trong những năm qua KT-XH của tỉnh KonTum đã có sự chuyển biến tích cực, nhưng theo đánh giá chung thì KonTum vẫn là một tỉnh nghèo, chậm phát triển. Không những gặp khó khăn về vốn, thiết bị và công nghệ mà KonTum còn gặp khó khăn cả về nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ KH-CN .
Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu, đầu tư manh mún, hiệu quả thấp. Tập quán sản xuất ở các xã vùng sâu, vùng xa còn mang tính tự cấp, tự túc.
Đời sống của nhân dân, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của khu vực Tây Nguyên và cả nước.
Trình độ dân trí thấp, có sự chênh lệch quá lớn về trình độ hiểu biết giữa đồng bào các dân tộc thiểu số so với người Kinh, giữa thành thị với nông thôn và vùng sâu, vùng xa; các hủ tục mê tín, dị đoan còn tồn tại.
Kon Tum là một tỉnh còn trong tình trạng nghèo, nhưng có thế mạnh về tài nguyên đất đai và rừng, tiềm năng về thủy điện. Nếu giải quyết tốt các vấn đề về vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, đặc biệt là về nguồn lực con người (nhờ phát triển giáo dục, thì KonTum sẽ sớm thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tiến nhanh đến CNH-HĐH .
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo.
2.1.2.1. Tình hình chung về phát triển giáo dục và đào tạo.
Năm 1991, tỉnh KonTum được tái lập, sự nghiệp GD&ĐT gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống trường lớp mất cân đối nghiêm trọng, nhất là hệ thống trường mầm non, tiểu học.
Phần lớn phòng học là nhà cấp 4 và tạm bợ bằng tre, nứa. Số thôn làng bản trắng về giáo dục chiếm 2/3 trong tổng số thôn làng bản của toàn tỉnh. Lực lượng giáo viên vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng (trình độ đạt chuẩn chỉ chiếm 65%).
Tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi vào tiểu học thấp ( 69,4%). Tỉ lệ học sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học rất cao (có nhiều xã tỉ lệ học sinh bỏ học là 100% như Đăkplo, ĐăkChoong - Đăkglei).
Trước hiện trạng đó, với sự chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đầu tư đúng mức cho ngành giáo dục và quyết tâm nỗ lực của toàn ngành giáo dục, sự nghiệp GD&ĐT của KonTum đã từng bước khôi phục, hoàn thiện và phát triển nhanh chóng.
Giai đoạn 2001-2005, ngành giáo dục tỉnh KonTum đã có sự khởi sắc. Mạng lưới trường học đã phát triển rộng khắp các xã, phường. Số phòng học tạm bợ ở các xã vùng sâu, vùng xa đang được thay thế dần bằng phòng học xây cấp 4 trở lên. Toàn tỉnh không nơi nào còn hiện tượng học ca 3. Hệ thống trường lớp được mở rộng và củng cố đã góp phần ổn định cho việc dạy học ở các cấp học, thu hút được hầu hết trẻ em trong độ tuổi đến trường.
Bảng 1. Số lượng trường học của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001-2005
Đơn vị tính: Trường
Năm học
Cấp học
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
Mầm non
33
48
73
93
Tiểu học
94
95
95
105
Tiểu học và THCS
17
19
23
16
Trung học cơ sở
41
45
49
60
THCS và THPT
9
9
9
9
Trung học phổ thông
2
3
4
5
TH chuyên nghiệp
2
2
2
2
Cao đẳng
1
1
1
1
Tổng cộng
199
222
256
291
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh KonTum tháng 3/2005)
Cùng với sự phát triển của hệ thống trường học, số học sinh không ngừng tăng lên ở các cấp học qua các năm học. Đặc biệt, nhờ chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số và sự phát triển của hệ thống trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở bán trú nên số lượng học sinh dân tộc thiểu số tăng nhanh qua các năm học.
Bảng 2. Số lượng học sinh của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001-2005
Đơn vị tính: Người
Năm học
Cấp học
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
Mầm non
16.963
18.498
18.071
20.327
Tiểu học
60.367
59.963
59.724
55.574
Trung học cơ sở
26.716
29.716
31.845
31.430
Trung học phổ thông
7.438
8.641
9.933
11.420
TH chuyên nghiệp
892
1.028
1.144
1.301
Cao đẳng
610
732
767
1.670
Tổng cộng
112.986
118.578
121.484
121.722
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh KonTum tháng 3/2005)
Song song với sự phát triển về hệ thống trường học và qui mô học sinh, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng được tăng cường về số lượng lẫn chất lượng, tạm đáp ứng yêu cầu trước mắt của sự nghiệp phát triển giáo dục. Đến nay không còn tình trạng giáo viên tự ý bỏ việc, đời sống tinh thần và vật chất của giáo viên ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên đáp ứng được cơ bản nhiệm vụ giảng dạy trong tình hình mới. Đại bộ phận giáo viên tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp đã có bước trưởng thành đáng kể, đến nay đã có 1.168 giáo viên là Đảng viên (chiếm tỷ lệ 18%).
Công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng chuẩn, bồi dưỡng cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ đã được quan tâm triển khai thường xuyên và có hiệu quả.
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học, bậc học không ngừng được tăng lên, tính đến 31/8/2005 đã cao hơn bình quân chung của cả nước. Cụ thể: giáo viên Mầm non: 871/1.054 (chiếm tỷ lệ 97,29%); giáo viên Tiểu học: 2.628/2.869 (tỷ lệ 91,52%); giáo viên Trung học cơ sở: 1.871/1.923 (tỷ lệ 97,29%); giáo viên Trung học phổ thông: 556/563 (tỷ lệ 98,75%).
Số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo cũng được tăng nhanh. Cụ thể: giáo viên Mầm non: 34/1.054 (tỷ lệ 0,32%); giáo viên Tiểu học: 543/2.869 (tỷ lệ 18,92%); giáo viên Trung học cơ sở: 640/1.923 (tỷ lệ 33,28%); giáo viên Trung học phổ thông: 5/563 (0,09%); chưa tính khoảng hơn 750 GVTH đang theo học trên chuẩn .
Bảng 3. Số lượng giáo viên của tỉnh KonTum giai đoạn 2001-2005
Đơn vị tính: Người
Năm học
Cấp học
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
Mầm non
780
790
908
1.054
Tiểu học
2.465
2.621
2.786
2.869
Trung học cơ sở
1.342
1.601
1.638
1.923
Trung học phổ thông
387
388
484
563
TH chuyên nghiệp
48
55
63
98
Cao đẳng
66
75
72
77
Tổng cộng
5.389
5.536
5.951
6.584
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kon Tum tháng 3/2005)
Mặc dù đội ngũ giáo viên hàng năm được tăng cường đáng kể, về cơ bản đủ số lượng, song hiện thiếu không ít giáo viên dạy các môn năng khiếu như: thể dục, công nghệ, mỹ thuật , ... và một số giáo viên đặc thù dạy một số bộ môn tại các trường chuyên nghiệp. Đa số giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ; số giáo viên có kinh nghiệm chưa nhiều; đội ngũ giáo viên nhìn chung chất lượng không đồng đều giữa các ngành học, bậc học, giữa các huyện trong tỉnh. không ít giáo viên còn lúng túng về phương pháp dạy - học nhằm khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của học sinh; một số giáo viên (đặc biệt là GVTH ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn) hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông.
Đội ngũ CBQL hầu hết được đề bạt, bổ nhiệm đều qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý, chỉ đạo được nâng lên, góp phần xây dựng nhiều trường tiên tiến xuất sắc.
Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL ở một số trường thiếu năng lực chỉ đạo, điều hành; chưa có nhiều sáng tạo trong việc vận dụng các chỉ thị của cấp trên nhằm chuyển hoá vào công việc của đơn vị mình một cách phù hợp.
Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư và tăng cường theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá và hiện đại. Năm 2001, số phòng học tạm của cả tỉnh chiếm tỉ lệ 28%, hiện nay còn 13% .
Trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo ở thư viện cũng được tăng cường; hiện có hơn 40% số trường tiểu học ; 50% số trường THCS và 100% trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) có thư viện và hoạt động thường xuyên, các trường THPT và các phòng giáo dục đã nối mạng Internet; 50% số trường THCS và 25% số trường tiểu học được trang bị máy tính văn phòng.
Sự nghiệp giáo dục KonTum đang từng bước chuyển mình và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, với những khó khăn mang tính đặc thù như đội ngũ giáo viên của Tỉnh không đồng đều về trình độ chính trị, chênh lệch về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, chất lượng chưa thật đảm bảo nhất là đội ngũ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa.
Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ KonTum lần thứ XIII đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của ngành GD&ĐT giai đoạn 2006-2010 như sau: "Củng cố và nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục phổ thông; đẩy mạnh phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành đúng tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiến tới phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện".
Đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống trường, lớp; tăng cường trang thiết bị dạy và học, nhất là bậc tiểu học và trung học cơ sở. Triển khai kịp thời, đầy đủ chính sách hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số".[12,48-49]
2.1.2.2. Thực trạng giáo dục tiểu học tỉnh KonTum.
i) Mạng lưới trường, lớp.
Giáo dục tiểu học KonTum trong những năm qua đã có những tiến bộ rõ rệt về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Năm 2000 KonTum được công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ, đến năm 2005 tỉnh đã có 20 xã , phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự ổn định của sự nghiệp giáo dục tiểu học tỉnh nhà. Giáo dục tiểu học từng bước được tách độc lập với giáo dục trung học cơ sở. Mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng và ổn định, các lớp học đã được mở đến các thôn, bản lẻ nhằm tạo điều kiện cho học sinh đến trường. Chương trình dạy học được thực hiện theo phương châm đa dạng hoá, phù hợp với điều kiện giáo dục vùng cao Tây Nguyên.
Trong 5 năm gần đây số trường tiểu học tăng 29 trường, số lớp tiểu học đã tăng được 249 lớp, tách được thêm 11 trường tiểu học từ trường THCS. Số trường, lớp học 2 buổi/ ngày mới chỉ chiếm số lượng nhỏ (năm 2001 có 10/ 103 trường tỉ lệ 9,7 %, 89/ 2309 lớp tỉ lệ 3,9% đến năm 2005 có 23/121 trường tỉ lệ19%, 210/2558 lớp tỉ lệ 8,2%), hầu hết ở các xã vùng xa và có khó khăn đã đều có lớp học với các chương trình 100 tuần và lớp ghép cho trẻ đi học.
Bảng 4: Số lượng trường, lớp tiểu học từ 2001-2005
Năm học
Số trường
tiểu học
Số trường THCS có lớp Tiểu học
Số lớp
2001 - 2002
94
17
2397
2002 - 2003
95
19
2404
2003 - 2004
95
23
2402
2004 - 2005
105
16
2408
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh KonTum tháng 3/2005)
Về cơ sở vật chất của các trường và lớp được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 5: Số lượng trường, lớp tiểu học và CSVC năm 2005 - 2006
Trường, lớp và CSVC
Số lượng
1. Trường Tiểu học
101
Lớp học tiểu học
1855
Trường tiểu học chung với mẫu giáo
10
Lớp học linh hoạt
19
2. Trường THCS có lớp tiểu học
26
Lớp tiểu học trong trường THCS
458
3. Trường tiểu học có điểm trường
104
Điểm trường (cả điểm lẻ)
388
4. Trường học trên 5 buổi/ tuần (6-9 buổi/ tuần)
27
Lớp học trên buổi 1 tuần
350
5. Trường học 2 buổi/ ngày (10 buổi /tuần):
48
Lớp học 2 buổi / ngày
313
Trường học 2 buổi/ ngày (10 buổi/ tuần) cho tất cả học sinh
6
Lớp học 2 buổi/ ngày (10 buổi/ tuần) cho tất cả học sinh
92
6. Trường có dạy các môn tự chọn
8
Trường chỉ dạy môn Ngoại ngữ
8
Lớp có dạy các môn tự chọn
64
7. Cơ sở vật chất của các trường tiểu họcphòng học
Phòng học
1961
Phòng học tạm
280
Phòng học cấp 4
1309
Phòng học xây kiên cố
372
Phòng học mượn, học nhờ
25
Phòng chung với các lớp học khác
106
Trường có số thuê bao điện thoại
75
Trường có điện
113
Trường có nước sạch
81
Trường có Khu vệ sinh cho giáo viên
61
Trương có Công trình vệ sinh cho học sinh
110
Trường có phòng thư viện và đồ dùng dạy học
80
( Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh KonTum tháng 9/2005 )
ii) Thực trạng về số lượng và chất lượng học sinh tiểu học.
- Số lượng học sinh.
Quy mô học sinh tiểu học ổn định và có hướng giảm dần do huy động hầu hết số trẻ 6-14 tuổi ra lớp, tỉ lệ sinh giảm, từng bước thực hiện phổ cập GDTH đúng độ tuổi. So với tổng quy mô học sinh của 3 cấp học phổ thông trong tỉnh thì năm học 2000 - 2001 học sinh tiểu học chiếm 65,7% đến năm 2004 - 2005 học sinh tiểu học chiếm 56,4%( tỉ lệ tương ứng trên toàn quốc là 47,5 %). Tỉ lệ học sinh dân tộc khá cao, năm học 2004 - 2005 số học sinh dân tộc trong các trường tiểu học chiếm 71,8%.
Bảng 6: Số lượng học sinh tiểu học từ 2001 - 2005:
Năm học
Tổng số học sinh
Tổng số học sinh dân tộc
Tỉ lệ học sinh
dân tộc
2001 - 2002
60.367
35.912
59,4 %
2002- 2003
59.963
33.668
56,1 %
2003 - 2004
59.724
34.128
57,1 %
2004 - 2005
55.574
39.932
71,8 %
( Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum tháng 5/2006)
- Chất lượng học sinh
Thực hiện hướng dẫn của các cấp QLGD, KonTum đã có bước cải tiến công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học.
Học sinh các lớp 1, 2, 3 được học đủ 9 môn, học sinh lớp 4, 5 được học đủ 11 môn theo quy định của chương trình. Một số trường có điều kiện tổ chức học sinh học môn tự chọn (ngoại ngữ ).
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học, Hiệu trưởng các trường tiểu học đã vận động học sinh mua SGK (Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh người DTTS ở vùng sâu, vùng xa thì nhà trường cấp thêm các trang thiết bị phục vụ dạy học, vở học, tạo điều kiện cho mượn đủ sách giáo khoa, ... ).
Giáo dục đạo đức học sinh có chuyển biến tích cực, có sự phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Bảng số 7: Xếp loại đạo đức học sinh tiểu học từ 2001 - 2005:
NĂM HỌC
TỈ LỆ XẾP LOẠI (%)
Tốt
Khá
Cần cố gắng
2001-2002
73,06
25,43
1,51
2002-2003
75,38
22,54
2,08
2003-2004
76,49
22,04
1,47
2004-2005
76,05
22,46
1,49
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh KonTum tháng 5/2005 )
Về chất lượng và kết quả trí dục bằng nhiều biện pháp , hiệu trưởng các trường tiểu học đã chỉ đạo tốt về mọi mặt giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là việc kiểm tra, đánh giá , xếp loại học sinh. Hầu hết các trường đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh vào đầu năm học, đổi mới phương pháp dạy học, tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV, tăng cường đầu tư thiết bị dạy học, ... Vì vậy chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ, số học sinh khá giỏi ngày càng tăng.
PCGDTH là vấn đề luôn được các cấp quan tâm. Nhờ làm tốt công tác quy hoạch, mở rộng trường lớp, vận động học sinh trong độ tuổi đến trường và thực hiện tốt việc duy trì sĩ số học sinh, hạn chế tình trạng lưu ban, bỏ học nên hiện nay số học sinh 6 tuổi vào lớp 1 chiếm 97,3% (năm 2001 là 95%), nâng số học sinh 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học từ 82,4% năm 2001 lên 92,2% năm 2005.
Bảng số 8: Xếp loại học lực học sinh tiểu học từ 2001 - 2005:
NĂM HỌC
TỈ LỆ XẾP LOẠI (%)
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2001-2002
1,92
17,01
72,55
8,52
2002-2003
2,13
18,90
71,03
7,94
2003-2004
2,69
20,13
69,94
7,24
2004-2005
3,15
21,40
69,02
6,43
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum tháng 5 / 2005)
Như vậy việc phổ cập giáo dục (PCGD) tiểu học đúng độ tuổi từng bước đạt được kết quả rõ rệt (năm 2001 số học sinh 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học tỉ lệ 35,5%; năm 2005 là 69,4%), năm 2001 có 3 xã/ phường đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi, đến năm 2005 có 17 xã/ phường đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi (tăng 14 xã/ phường). Thực tế, tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học, tỉ lệ duy trì số lượng, tỉ lệ học sinh học hết cấp học đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên do vốn tiếng việt của đa số học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế, tâm lý rụt rè, nhút nhát, điều kiện học tập thiếu thốn, đa số học sinh chưa có thói quen tự học ở nhà, học sinh nhiều nơi đi học chưa chuyên cần nên chất lượng học tập nhìn chung còn thấp so với yêu cầu.
Bảng 9: Tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
Các tiêu chí
2000 - 2001
2004 - 2005
Tỉ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1
95 %
97,3%
Tỉ lệ trẻ 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học
82,4 %
92,2%
Tỉ lệ trẻ 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học
35,5%
69,4%
Tỉ lệ trẻ 11-14 tuổi tốt nghiệp tiểu học
56,2%
81,3%
Hiệu quả đào tạo
49,8 %
79,7%
Xã, phường đạt chuẩn PCGD TH đúng độ tuổi
3
17
( Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tumtháng 5/2005 )
Nhờ có các giải pháp chỉ đạo phù hợp và kịp thời nhằm huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, vì vậy năm học 2004 - 2005 tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh người dân tộc thiểu số là 71,8 %.
Số lượng học sinh tiểu học của toàn tỉnh thể hiện tại bảng sau:
Bảng 10: Thực trạng về học sinh tiểu học năm 2005 - 2006
Loại hình
Số lượng
Tỉ lệ %
Học sinh tiểu học
55109
Học sinh nữ
26556
48.19
Học sinh người Dân tộc:
37166
67.44
Học sinh khuyết tật học chuyên biệt
46
0.08
Học sinh khuyết tật học hòa nhập
446
0.8
Học sinh học 2 buổi/ ngày (10 buổi / tuần)
9847
17.86
Học sinh học trên 5 buổi /tuần
8691
15
Học sinh bán trú
3652
6.62
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Kon Tum tháng 2/2005)
iii) Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường tiểu học tỉnh Kon Tum trong những năm 2001 - 2005.
Trong 5 năm qua, cơ sở vật chất: phòng học, bàn ghế, bảng, trang thiết bị phục vụ dạy học không ngừng được đầu tư, tăng cường theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá và hiện đại. Năm 2001, số phòng học tạm cả tỉnh chiếm tỉ lệ 31%, hiện nay còn 14.6%. Thiết bị dạy học, SGK, sách tham khảo cũng được tăng cường, hiện có hơn 40% số trường tiểu học có thư viện và hoạt động thường xuyên, 25% số trường tiểu học được trang bị máy tính văn phòng, 74,3% số trường tiểu học có điện thoại. Năm 2001 chỉ có 2 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2005 đã có 10 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Hiện nay ngành GD&ĐT tỉnh đang tiếp nhận tham gia và điều hành một số dự án: Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; dự án phát triển GVTH; dự án phát triển toàn diện trẻ thơ, dự án xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, ... các dự án đã phát huy tốt tác dụng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên CSVC, trang thiết bị dạy học còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới giáo dục tiểu học. số phòng chức năng, thư viện, thiết bị dạy học, ... của nhiều trường còn thiếu. Số phòng học tạm, phòng học nhờ hoặc xuống cấp chiếm tỉ lệ còn cao. Do điều kiện CSVC thiếu thốn, nhiều nơi thiết bị dạy học không phát huy được hiệu quả sử dụng, ... dẫn đến chất lượng giáo dục, dạy học chưa cao.
2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM
2.2.1. Về số lượng.
Về mặt số lượng, ĐNGV tiểu học tỉnh KonTum diễn biến qua ba giai đoạn: Giai đoạn thiếu trầm trọng, giai đoạn thiếu, giai đoạn vừa thiếu, vừa thừa. Giai đoạn ba mang tính đặc trưng về mặt số lượng của đội ngũ giáo viên hiện nay trên địa bàn tỉnh KonTum. Theo quy của Bộ GD&ĐT, đối với GVTH có hệ số đứng lớp là 1,15 GV/lớp, hiện nay tỉ lệ giáo viên/lớp của đội ngũ GVTH tỉnh KonTum là 1,19 GV/lớp như vậy đã vượt so với mức quy định của Bộ GD&ĐT đề ra. Tuy đủ về số lượng biên chế theo định mức dạy 1 buổi/ ngày, nhưng về cơ cấu chất lượng đội ngũ vẫn còn nhiều bất cập.
Bảng 11: Số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh kontum trong giai đoạn hiện nay.doc