MỤC LỤC
Mở bài 1
PHẦN A. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
I. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ 2
1. Chính sách tiền tệ là gì 2
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 2
a. Mục tiêu tiền tệ 2
b. Mục tiêu kinh tế 9
II. Phương thức vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ 14
1. Phương thức vận hành các công cụ chính sách tiền tệ của NHTƯ đối với
các ngân hàng trung gian và thị trường tiền tệ 14
a. Thay đổi dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng trung gian 15
b. Biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu 21
c. Chính sách thị trường mở 23
d. Kiểm soáy tín dụng chọn lọc 25
e. Chính sách lãi suất tiền vay và tiền gởi ngân hàng 26
f. Ấn định một biên vực bắt buộc trong việc cho vay hay kiểm soát tín dụng 27
g. Kiểm soát tín dụng trên thị trường 28
2. Phương thức vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ của NHTƯ nhằm
xử lý mối quan hệ đối với khu vực tài chính tiền tệ đối ngoại và những
nghiệp vụ của NHTƯ đối với chính phủ 30
3. Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của ngân hàng trung ương thông qua chính
sách tiền tệ 37
PHẦN B . SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 39
2. Các giai đoạn thực hiện 39
a. Giai đoạn 1986 - 1988 39
b. Giai đoạn 1989 - 1991 40
c. Giai đoạn 1992 - 1995 40
d. Giai đoạn 1996 - 2001 41
e. Giai đoạn 2001 - 2004 43
3. Hướng giải quyết 49
Kết luận 54
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5062 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và sự vận vụng của nó ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể khuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế, đồng thời thông qua đó cũng giảm hoặc tăng mức cung ứng tiền tệ. Chúng ta hãy xem xét vấn đề này chi tiết hơn. Bằng nghiệp vụ chiết khấu, NHTƯ muốn bành trướng hay bó hẹp khối tiền tệ qua việc vận dụng lãi suất chiết khấu, để khuyến khích hay làm nản lòng ngân hàng trung gian trong việc đi vay ở NHTƯ. Nếu chính sách là khuyến khích, NHTƯ hạ thấp lãi suất chiết khấu. Ngân hàng trung gian trong trường hợp này đi vay rẻ, nên có khuynh hướng cũng giảm bớt lãi suất cho vay, miễn là còn hưởng được lãi suất sai biệt giữa hai lãi suất đó. Ngược lại, khi muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối lượng tiền tệ, NHTƯ nâng lãi suất chiết khấu áp dụng cho những cuộc vay mượn của ngân hàng trung gian, gián tiếp áp lực ngân hàng này nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt những cơ hội cho vay.
Chính sách chiết khấu, tái chiết khấu còn là công cụ định hướng tín dụng. Nếu NHTƯ muốn kích thích xuất khẩu, sẽ cho tái chiết khấu trước hết các thương phiếu đó. Trong nhiều trường hợp, NHTƯ có thể đặt ra những điều kiện thuận lợi hay chặt chẽ cho từng loại tín dụng của ngân hàng trung gian để được chiết khấu hay tái chiết khấu ở NHTƯ như: chiết khấu để giúp ngân hàng trung gian điều chỉnh dự trữ bắt buộc bị thiếu hụt vì có sự rút tiền gởi đột ngột và quá lớn; chiết khấu đề giúp ngân hàng trung gian thực hiện tín dụng từng mùa, nhất là những ngân hàng ở vùng trọng điểm nông nghiệp; chiết khấu nhằm giúp ngân hàng nào thiếu hụt thanh khoản vì những nghiệp vụ cho vay tương đối dài hạn để khuyến khích phát triển.
Tái chiết khấu cho phép NHTƯ giữ vai trò chủ động trong hành động của nó vì mục tiêu phát hành. Nhưng không phải lúc nào NHTƯ cũng chủ động được có nhiều trường hợp cho vay chiết khấu của nó là thụ động vì phải "chữa cháy" những khó khăn khẩn cấp cho các NHTG.
Tóm lại, biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu là những điều kiện mà NHTƯ mua các thương phiếu của các ngân hàng trung gian nhằm điều chỉnh mức cung ứng tín dụng của ngân hàng trung gian đối với nền kinh tế, đồng thời thông qua đó điều chỉnh mức cung ứng tiền tệ.
So với việc phát hành tiền cho chính phủ, việc phát hành dựa trên thương phiếu tương đối đảm bảo cho số tiền phát hành có tính thanh khiết cao, vì nó giúp lưu động hoá một khối lượng hàng hoá và dịch vụ, đổi phần khả dĩ làm cơ sở cho sức mua của tiền tệ được vững chắc.
c. Chính sách thị trường mở:
Trước kia, các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHTƯ chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Về sau, người ta thấy rõ mặt hạn chế của nghiệp vụ tái chiết khấu. Mặt hạn chế đó là NHTƯ muốn mở rộng khối tiền tệ phải đợi ngân hàng trung gian cảm thấy nhu cầu đi vay lại ở NHTƯ. Mà ngân hàng trung gian về sau này, một là không muốn đến vay ở NHTƯ vì những điều kiện và thủ tục của nó, hai là có thể họ không cảm thấy nhu cầu đi vay.
Với thị trường mở, ngân hàng trung gian có thể tìm cho mình nguồn tài trợ cần thiết, với những thủ tục nhanh, gọn. Cho nên hoạt động của thị trường mở ngày càng quan trọng hơn, làm giảm bớt hoạt động tái chiết khấu. Qua thị trường này, NHTƯ có thể tác động đến việc tăng, giảm khối tiền tệ một cách trực tiếp đối với ngân hàng.
Trên thị trường mở, NHTƯ chủ yếu mua, bán trái phiếu của chính phủ. Bằng cách mua trái phiếu (bất cứ của ai), NHTƯ tăng khối dự trữ của ngân hàng trung gian, vì ngân hàng này cần dự trữ nên đem bán trái phiếu hoặc bán trái phiếu với lãi suất thấp để cho vay sinh lợi nhiều hơn (vì NHTƯ với dụng tâm mua cho được trái phiếu thì mua với giá cao hơn nên lãi suất trái phiếu trở nên thấp hơn). Khi dự trữ của ngân hàng thặng dư, thí dụ tăng thêm một, ngân hàng trung gian có thể mở rộng khả năng cho vay gấp 4 hoặc 5 lần, tuỳ theo mức dự trữ bắt buộc (xem chi tiết ở mục 1 "thay đổi mức dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng trung gian"), vì phần dự trữ tăng lên có tác dụng như phần tiền gởi ở ngân hàng này.
Thêm vào đó, còn có tác dụng của việc NHTƯ mua trái phiếu của chính phủ với giá cao hơn và lãi suất hạ xuống kích thích giới doanh nghiệp đi vay, tức là một cách tăng thêm khối tiền tệ.
Ngược lại, khi muốn giảm bớt khối tiền tệ, NHTƯ bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở cho bất cứ ai muốn mua: người, doanh nghiệp hay cá nhân (doanh nghiệp hay cá nhân mua hay bán đều thông qua tài khoản của ngân hàng). Hậu quả là dự trữ của ngân hàng trung gian tại NHTƯ giảm xuống, khả năng cho vay của ngân hàng trung gian bị thu hẹp, nhất là khi tiền mua trái phiếu chính phủ do cá nhân hay doanh nghiệp mua và trả bằng chi phiếu: tiền gởi không kỳ hạn giảm, làm giảm thiểu khối tiền tệ.
Nếu không có sự tham gia mua, bán của NHTƯ trên thị trường này, mà chỉ có việc mua, bán trái phiếu giữa các ngân hàng trung gian với nhau, thì khối tiền tệ nói chung không thay đổi. Đó là vì một ngân hàng thương mại khác bán và một ngân hàng thương mại khác mua, thì đối với toàn cục, chỉ có sự di chuyển trái phiếu từ ngân hàng thương mại này sang ngân hàng thương mại khác và một sự di chuyển ngược lại từ một phần dự trữ thặng dư của ngân hàng thừa vào dự trữ của ngân hàng đang thiếu.
Chính sách thị trường mở là việc NHTƯ mua bán giấy tờ có giá với mục đích tác động tới thị trường tiền tệ, điều hoà cung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM tại NHTƯ, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của các ngân hàng này.
Thuật ngữ "chính sách thị trường mở" lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào những năm 20 khi chính sách này bắt đầu được thi hành. Các nghiệp vụ của NHTƯ Mỹ về thị trường mở so với các nước khác có phạm vi rộng nhất, bởi vì ở nước này có thị trường giấy tờ có giá lớn nhất.
Thị trường mở là một trong những cửa ngõ của NHTƯ phát hành tiền vào guồng máy kinh tế hoặc rút bớt khối tiền lưu thông trong đó, bằng cách mua hay bán những trái phiếu, bằng những nghiệp vụ gọi là "những nghiệp vụ thị trường mở". Nếu như chính sách chiết khấu có tác động tổng hợp và có những hạn chế tạm thời, thì chính sách thị trường mở là công cụ tác động nhanh và linh hoạt. khi mua bán giấy tờ có giá với việc quy định mức giá có lợi, NHTƯ muốn tác động tới nguồn vốn của các NHTM ở NHTƯ và do đó tác động tới mức cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế và dân cư.
Ở nước ta, việc thiết lập và điều khiển các thị trường tiền tệ thuộc thẩm quyền của NHNN Việt Nam theo như quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh về NHNN. Vừa qua, chúng ta mới thành lập thị trường tiền tệ ở hình thức thị trường liên ngân hàng mua bán bằng lãi suất chớ chưa sử dụng thị trường mở. Khi thị trường tiền tệ phát triển đến trình độ cao, thì nó sẽ thực hiện nghiệp vụ của thị trường mở, nghiệp vụ của thị trường mở có liên quan đến thị trường chứng khoán. Thị trường tiền tệ rất quan trọng, nhưng nó mới chỉ sử dụng chính sách lãi suất, vì nơi đây người ta đi vay và cho vay qua việc bán và mua những phiếu nợ ngắn hạn. Các trái phiếu ngắn hạn bao gồm nhiều loại như: công khố phiếu, chứng chỉ ngân khố, thương phiếu bao gồm hối phiếu, lịnh phiếu, ký hoá phiếu, chứng chỉ ký thác định kỳ... Tương lai sau này, thị trường tiền tệ phải kết hợp với thị trường tài chính để giải quyết các vấn đề tài chính tiền tệ hỗn hợp. Thị trường tài chính là thị trường chứng khoán, là thị trường của cổ phiếu, phiếu nợ, công trái... Còn thị trường tiền tệ thì thiên về vốn đi vay, ràng buộc mật thiết với lãi suất ngân hàng. Ở thị trường tiền tệ thường tập trung mọi thành phần tiền có trong lưu thông; trên thị trường tiền tệ, tiền cũng có giá của nó. Tiền tệ có giá khi tín dụng và tiền tệ hoà nhập vào làm một và giá của tiền tệ cũng bị chi phối bởi quan hệ cung cầu. Đối tượng của thị trường tiền tệ là hoạt động mua bán tiền tệ, là lãi suất tín dụng - giá của tín dụng là lãi suất. Thị trường chỉ được gọi là thị trường mở khi có ngân hàng trung ương tham gia. Thị trường tiền tệ rất linh động, đặc trưng của nó là ngắn hạn, thời hạn cho vay của nó có thể là một tháng, một tuần, thậm chí một vài ngày.
Thị trường tiền tệ ở Việt Nam chưa hoàn chỉnh, đang trong quá trình đi dần vào quỹ đạo. Một khi thị trường tiền tệ lớn mạnh, nó sẽ góp phần quan trọng vào sự hữu hiệu của chính sách tiền tệ.
d. Kiểm soát tín dụng chọn lọc:
Ba công cụ vận dụng để thực thi chính sách tiền tệ kể trên có tác dụng tổng quát là kiểm soát khối lượng cho vay của ngân hàng, mức lãi suất và khối tiền tệ nói chung. Nhưng ngân hàng trung gian còn thoải mái ở chỗ là muốn cho ai vay tùy sự xét đoán của mình, điều đó có nghĩa là ba công cụ nêu trên chưa ảnh hưởng đến cơ cấu tín dụng mà ngân hàng trung gian cấp cho khách hàng. Nếu không áp dụng chính sách kiểm soát tín dụng "chọn lọc", ngân hàng trung gian sẽ chỉ hướng tín dụng vào những ngành kinh doanh lớn, cho xí nghiệp nước ngoài vay hoặc cho vay để mua bán chứng khoáng, ít chú trọng tới những ngành hoạt động có lợi ích xã hội nhiều hơn như xây dựng nhà cửam doanh nghiệp nhỏ...
Một chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc sẽ giới hạn mức tín dụng tối đa cấp cho những ngành mà Nhà nước không muốn phát triển nữa, ngược lại ưu đãi những ngành hoạt động nào được xem như ưu tiên, cần yểm trợ tín dụng mạnh hơn, thí dụ như xây cất nhà, doanh nghiệp nhỏ hay có sự phân biệt để ưu tiên phát triển những vùng lãnh thổ đặc biệt so với các vùng khác. Việc yểm trợ tín dụng ưu đãi với một lãi suất ưu đãi là một đòn bẩy giúp thực hiện chính sách kinh tế của Nhà nước.
Chính sách này muốn đạt mục tiêu của nó, cần nâng cao chất lượng kiểm soát và thanh tra ngân hàng trung gian, chất lượng đó tuỳ thuộc trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ và đạo đức liêm khiết của họ.
e. Chính sách lãi suất tiền vay và tiền gởi ngân hàng:
Thông thường chính sách lãi suất tiền gởi và tiền vay biến đổi cùng chiều, nghĩa là cả hai mức lãi suất đó đều tăng lên hay giảm xuống: khi lãi suất tiền gởi được nâng lên, lãi suất cho vay cũng được nâng lên và ngược lại, tuỳ theo chính sách của NHTƯ.
Ở phần lớn các nước công nghiệp phát triển, NHTƯ theo chính sách tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gởi và tiền vay bằng cách áp dụng lãi suất tái chiết khấu. Căn cứ vào lãi suất này, ngân hàng trung gian áp dụng lãi suất tiền gởi và tiền vay phần lớn tuỳ theo tình hình thị trường, thường cao hơn lãi suất chiết khấu. Đối với các ngân hàng trung gian, lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ có tách cách hướng dẫn. Khi NHTƯ tăng thêm lãi suất tái chiết khấu, điều đó có nghĩa là NHTƯ muốn hạn chế sự tung thêm tiền ra lưu thông. Các ngân hàng trung gian sẽ theo đúng đường lối đó và sẽ tăng lãi suất chiết khấu của mình cùng một tỷ lệ. Như vậy, NHTƯ sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu để hướng dẫn các ngân hàng trung gian theo đúng chính tiền tệ của mình. Ít khi NHTƯ áp dụng biện pháp ấn định lãi suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợpNHTƯ cũng ấn định một "trần" lãi suất tối đa áp dụng cho tiền gởi.
Còn ở các nước đang phát triển, chỉ có Xanh-ga-po và Chi-lê để cho thị trường quyết định mức lãi suất từ năm 1975. Đến năm 1981, Braxin và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thử nghiệm để phần lớn các loại lãi suất thoát khỏi sự kiểm soát của Nhà nước và từ giữa năm 1983, Inđônêxia cũng đã để cho thị trường quyết định mức lãi suất. Như vậy, tiền gởi và tiền vay ở mức tối đa và giao cho NHTƯ quyền điều chỉnh các mức lãi suất đó. Một trong những lý do được giải thích vì sao không để thị trường quyết định mức lãi suất tiền gởi và tiền vay là vì thị trường tiền tệ trong nước chưa đủ sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu của ngân hàng thế giới cho thấy là những trần lãi suất cứng nhắc đã làm cản trở sự tăng trưởng về tiết kiệm tài chính và giảm thiểu hiệu năng của đầu tư. Chính phủ ở nhiều nước đang phát triển ngày càng thừa nhận lãi suất chịu sự quản lý của Nhà nước có thể có hại; họ có khuynh hướng để cho thị trường có tiếng nói lớn hơn. Trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa thiết lập, Nhà nước có thể tiếp tục quản lý lãi suất.
Cơ cấu lãi suất ở Việt Nam hiện nay đang được cải tiến. Việc hợp lý hoá chính sách lãi suất sẽ là yếu tố chủ chốt của việc cải cách lãnh vực tài chánh. Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, việc tính lãi suất đối với mỗi loại giao dịch tốt nhất nên để thị trường tự quyết định với việc chính phủ sử dụng ảnh hưởng của mình thông qua một vài lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, khi tình hình kinh tế vĩ mô chưa được ổn định và các ngân hàng thương mại quốc doanh làm chủ thị trường, thì chính phủ không tránh khỏi việc phải áp dụng chính sách lãi suất tích cực.
Các mức và cơ cấu lãi suất cần hướng dẫn các mục tiêu sau:
- Khuyến khích tích luỹ và sự trung gian tài chính.
- Hướng các nguồn tài chính vào các hoạt động có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
Một sự thay đổi về mức lãi suất chung sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế của một đất nước trên phạm vi tổng thể. Tuy nhiên, rõ ràng không chỉ lãi suất có ảnh hưởng đến nền kinh tế của một nước mà còn nhiều nhân tố khác phải được xét đến, ví dụ: tỷ giá hối đoái với đồng tiền khác, giá dầu lửa, giá các loại nguyên liệu và mức sống.
f. Ấn định một biên vực bắt buộc trong việc cho vay hay kiểm soát tín dụng
Ở những nước công nghiệp phát triển, thị trường chứng khoáng hoạt động rất nhộn nhịp, các Ngân hành Thương mại thường tài trợ các nghiệp vụ mua cổ phiểu và trái phiếu theo thể thức thiếu chịu: trong đó người mua chỉ trả tiền ngay một phần trị giá mua (down payment), số còn lại thì nợ người trung gian khá khoán. Người này giữ chứng khoán làm vật thế chấp và dùng nó vay lại ở Ngân hàng Thương mại. Số tiền trả ngay gọi là “biên vực” (margin) lớn thì số tiền vay nhỏ, ngược lại biên vực nhỏ, tiền vay lớn. NHTƯ, nếu muốn bành trướng khối tiền tệ, ấn định một biên vực thấp. Trong trường hợp hạn chế khối tiền tệ, Ngân hàng trung ương nâng biên vực đó, có thể lên tới 100% trị giá chứng khoán mua. Biên vực áp dụng trong thập niên 1920 có lúc chỉ còn 10% hoặc ít hơn. Ngày nay nó thường ở mức từ 50 đến 100%.
Ở nhiều nước đang phát triển, chưa có thị trường chứng khoán, người ta chỉ có thể áp dụng thể thức này hơi khác hơn một chút, bằng cách ấn định tỷ lệ cho vay áp dụng cho sản xuất, kinh doanh cao hay thấp tuỳ theo tình hình; nếu muốn bành trướng khối tiền tệ, tỷ lệ cho vay trên vốn lưu động hay trên trị giá lô hàng thế chấp cao. Ngược lại, khi muốn hạn chế tín dụng Ngân hàng Thương mại, NHTƯ ấn định tỷ lệ cho vay thật thấp, làm như vậy là để buộc các đơn vị phải tung hàng tồn kho ra bán, không giữ lại để chờ giá lên. Và như vậy, nghiệp vụ này giống chính sách kiểm soát tín dụng có chọn lọc, áp dụng cho từng ngành hoạt động.
g. Kiểm soát tín dụng trên thị trường.
Ở các nước công nghiệp phát triển, thường người ta hay khuyến khích tiêu dùng bằng nhiều cách, chẳng hạn như bán trả góp. Nhưng trong nhiều trường hợp, nhất là trong tình trạng chiến tranh, NHTƯ có quyền qui định mức trả tiền ngay cao hay thấp đối với những nghiệp vụ bán hàng tiêu dùng trả góp hay mua nhà trả góp, để hạn chế hay khuyến khích các nghiệp vụ này. NHTƯ cũng có thể rút ngắn thời hạn thiếu chịu, bằng cách tăng thêm tiền trả góp hàng tháng, v.v...
Ở nước ta, thể thức mua bán này ít thông dụng nhưng cũng đề cập tới, khi nền kinh tế đến giai đoạn sản xuất nhiều, thì thể thức bán hàng trả góp tất sẽ phổ biến và NHTƯ sẽ thấy lúc nào cần áp dụng sự can thiệp của mình.
Các công cụ vận hành để thực thi chính sách tiền tệ trên đây chỉ liên quan đến hai đầu mối quan hệ của NHTƯ với ngân hàng trung gian và với thị trường tiền tệ.
Các công cụ của chính sách tiền tệ là giống nhau ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Cũng chỉ là lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các giải pháp thị trường mở, tỷ giá hối đoái,v.v... Sự khác nhau chỉ là ở cách sử dụng, ở công thức pha trộn các món “gia vị” - tức là những công cụ riêng biệt - để đạt được hiệu quả tác động tổng hợp ttối đa đến mục tiêu chủ yếu nhất trong khi không làm tổn hại quá mức đến các mục tiêu khác của toàn bộ công cuộc phát triển kinh tế. Chẳng hạn, khi sử dụng lãi suất cao nhằm mục tiêu kích thích tiết kiệm và kiềm chế lạm phát, thì đồng thời cũng phải giữ mức cân bằng nào đó về mức độ và thời gian để sao cho nó không kiềm chế đầu tư quá mức làm cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị hãm lại. Cách thức sử dụng công cụ chính sách tiền tệ cũng rất khác nhau ở các nước. Hàon cảnh phát triển cụ thể của mỗi nước (bao gồm cả điều kiện quốc tế tác động đến nó) ở những giai đoạn phát triển xác định là khác nhau, do đó đòi hỏi phải áp dụng những giải pháp công cụ không giống nhau để bảo đảm mức độ phù hợp cao nhất giữa chúng với điều kiện và mục tiêu phát triển. Chính vì thế, sự khác biệt sẽ thể hiện tập trung nhất ở kết quả cuối cùng của quá trình thực hiện chính sách tiền tệ.
Trên thực tế, không phải mọi chính phủ, mọi Ngân hàng Trung ương đều lường trước được kết cục của tình huống, trong đó khi một công cụ được sử dụng nhằm vào một mục tiêu xác định, thì nó cũng tác động đến tất cả các mục tiêu khác theo cách riêng của nó, ngoài mong muốn ban đầu. Hoặc việc đạt tới một mục tiêu định trước chịu sự tác động đồng thời của nhiều công cụ, gồm cả công cụ của chính sách tiền tệ lẫn của ácc chính sách khác.
Mỗi công cụ đều có tính hai mặt, vì vậy tuỳ theo mức độ cấp thiết của những nhiệm vụ trong các giai đoạn khác nhau mà lựa chọn mặt nào có lợi nhiều hơn. Mặt khác, nền kinh tế luôn vận động, biến đổi, do vậy mỗi công cụ chính sách sẽ có thời điểm “bảo hoà”. Vì thế, cần phải kiểm tra, luận giải thường xuyên để biết thời điểm “bảo hoà” của mỗi công cụ chính sách.
Thông thường, trong một thời kỳ cùng một lúc khó mà hướng tất cả các công cụ vào thực hiện hoàn hảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Vì thê, nghệ thuật điều hành sử dụng các công cụ là ở khả năng biết phối hợp các mục tiêu và công cụ để đạt hiệu quả tổng thể cao của nền kinh tế.
Có thể nói rằng không có một hoạt động nào của nền kinh tế xã hội mà công cụ chính sách tiền tệ không tác động đến. Song để tạo ra một tổng lực giải quyết các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thì các công cụ chính sách tiền tệ phải kết hợp chặt chẽ với các công cụ tài chánh.
Nhìn chung, các công cụ tài chính (Ngân sách nhà nước và công cụ bộ phận của nó) là phương tiên cơ bản nằm trong tay nhà nước, nó không hoàn toàn chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường mà còn tác động trở lại thị trường để ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt nhà nước còn sử dụng nó để điều tiết phân phối thu nhập của xã hội
Các nhà kinh tế cho rằng các công cụ tiền tệ - tín dụng thường tỏ ra linh hoạt hơn so với các công cụ tài chính. Bởi vì, qua NHTƯ, có thể nhanh chóng đưa ra những quyết định kịp thời để sửa chữa chính sách tài chánh, tiền tệ; ngược lại, những quyết định về chính sách sử dụng công cụ thuộc lĩnh vực tài chính có xu hướng đưa ra chậm chạp và sau một quá trình khó khăn thoả thiệp giữa Quốc hội và Chính phủ. Vì vậy, nếu các công cụ tìa chính được luật pháp hoá nghiêm ngặt, mục tiêu hoạt động rõ ràng và các nguồn thu ngân sách tương đối ôn rđịnh, phù hợp với các khảon chi, thì đó là điều kiện thuận lợi cho sự điều tiết mềm dẻo của các công cụ tiền tệ - tín dụng.
2. Phương thức vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ của NHTƯ nhằm xử lý mối quan hệ đối với khu vực tài chính tiền tệ đối ngoại và những nghiệp vụ của NHTƯ đối với chính phủ.
NHTƯ các nước thường được giao phó nhiệm vụ giao dịch với khu vực tài chánh, tiền tệ nước ngoài, tức là với NHTƯ khác, các cơ quan tiền tệ, tín dụng, tài chính quốc tế, v.v... và thực hiện việc quản lý ngoại hối, thực hiện những nghiệp vụ liên quan tới cán cân thanh toán quốc tế, tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước, giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế. Nhằm bảo vệ giá trị quốc ngoại của tiền tệ quốc gia. Phần này đã được trình bày kỹ ở phần mục tiêu của chính sách tiền tệ, ở đây không nhắc lại.
Cần lưu ý là trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta đã khôi phục các uqan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế (Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển châu Á...), nước chúng ta sẽ có 3 nguồn ngoại tệ lớn:
1) Ngoại tệ sở hữu
2) Ngoại tệ từ nguồn viện trợ không hoàn lại (non-refundable) hoặc trợ vốn (grants) của nhiều nước;
3) Nguồn ngoại tê vay (foreign loans).
Các nguồn ngoại tệ này có thể diễn biến khác nhau về mức độ, về xu hướng tuỳ thuộc vào sự phát triển của đất nước và tình hình quốc tế trong tương lai. Có thể dự đoán rằng, do nước ta còn đang trên đà phát triển nên khối ngoại tệ sở hữu ngày càng tăng, trong khi nguồn ngoại tệ không hoàn lại sẽ lại ngày càng giảm. Trong nhiều năm tới, trong khi nguồn ngoại tệ sở hữu chưa đủ cho nhu cầu phát triển, thì nguồn ngoại tệ vay cũng sẽ gia tăng lớn lao, sau đó giảm dần sau giai đoạn cất cánh (take-off), đồng thời có khả năng nước ta sẽ trở thành chủ nợ thay vì con nợ.
Thông thường các nguồn ngoại tệ này giao lưu với nước ta không bằng tiền mặt (in cash). Tất cả mọi thanh toán sẽ được thực hiện bằng chứng từ và bù trừ qua tài khoản ở nước ngoài, dù là cho vay hay viện trợ trọn gói hay theo từng dự án. Trogn trường hợp như vậy, sẽ phải lập một quỹ tương đương bằng tiền mặt đồng, gọi là Quỹ Đối giá (Counterpart fund). Thí dụ, một nước viện trợ không hoàn lại cho nước ta một khoản ngoại tệ nhập máy móc thiết bị cho một công trình xây dựng tại Việt Nam. Một nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ đứng ra nhập khẩu số máy móc thiết bị nói trên chỉ phải thanh toán bằng tiền đồng mà thôi cho Việt Nam và nước viên trợ sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu nước ngoài bằng ngoại tệ. Tiền đồng do nhà nhập khẩu trả sẽ được bỏ vào Quỹ Đối giá, còn ngoại tệ lại trở về nước viện trợ, cũng giống như máu chảy về tim. Đối với đồng đô la Mỹ thì trái tim nằm ở New-York. Mọi thanh toán quốc tế và đồng USD, ngoại trừ trường hợp người thanh toán và người thụ hưởng có tài khoản ở cùng một ngân hàng, đều phải được bù trừ qua New-York qua hệ thống CHIPS (Clearing House Interbak Payment System). Chính vì thế mà các nước bị Mỹ cấm vận phải chịu rủi ro là các khoản tiền của thu ngân (Proceeds có thể bị phong toả tại New-York. Do đó, dù họ có cho không ta (grants), viện trợ không hoàn lại (non-refundable assistance) hoặc cho vay (loans), thì đều làm lợi cho các nhà thầu, nhà xuất khẩu của họ và máu (ngoại tệ) rồi cũng xẽ chảy về tim. Viện trợ và cho vay nước ngoài cũng giống như một con người cho ta một món đồ bằng tay phải và móc lại túi ta bằng tay trái. Do đó phải cẩn thận. Phương châm tạo vốn nhiều hơn, nhanh hơn, ổn định hơn buộc phải đi đến xác định mối quan hệ về vị trí giữa vốn trong nước và ngoài nước qua các giai đoạn khác nhau. Thông qua hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, NHTƯ quyết định giải pháp cụ thể thực hiện chiến lược vốn, quyết định cách thức, giải pháp và bước đi phù hợp. Đến lượt nó, chiến lược vốn cũng có ảnh hưởng đến sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền. Chiến lược vốn có thể làm thay đổi lớn về trung và dài hạn mối quan hệ cung cầu về tiền của nền kinh tế. Điều này tất yếu buộc chính sách tiền tệ phải có điều chỉnh mới phù hợp. Chính sách tiền tệ của NHTƯ phải tạo điều kiện cả trước mắt và lâu dâdài cho việc thực hiện chiến lược vốn của hệ thống ngân hàng cũng như chiến lược vốn của nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương phối hợp với các ngành chủ quản hoặc trực tiếp quản lý, chấp nối, giám sát, điều chỉnh các hoạt động tạo vốn và sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng vì mục tiêu phát triển nền kinh tế.
Bằng cơ chế, chính sách tiền tệ, Ngân hngf trung ương khuyến khích tín dụng trong nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư của nội bộ nền kinh tế , đồng thời quản lý và sử dụng đúng đắn đầu tư nước ngoài (trực tiếp hay gián tiếp, kể cả vay thương mại), ngăn chặn nguy cơ tăng gánh nặng nợ nần đưa đén hiểm hoạ (lệ thuộc nước ngoài hoặc khủng hoảng kinh tế - xã hội ) một khi các chủ nợ, chủ đaùa tư thay đổi chính sách hoặc có biến cố bất ổn.
Ngân hàng trung ương điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ các luồng vốn nước ngoài vào gồm cả vốn bằng tiền, ngoại tệ, lẫn tư bản hàng hoá) để tránh gấy áp lực lạm phát, biến nước nhận đầu tư và vay nợ thành xã hội tiêu thụ vf trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu, nhân công giá rẻ, tránh cho đất nước khỏi nguy cơ bị cạn kiệt tài nguyên, môi trường sinh thái bị xáo trộn và huỷ hoại, kinh tế lrrj thuộc vào nước ngoài.
Ngân hàng trung ương thường xuyên tìm phương án tối ưu sử dụng đúng đắn cácnguồn tài trợ nước ngoài để lành mạnh hoá trạng thái "Cung cầu" trong nước. Việc này chú trọngngay cả các khoản cho vay ưu đãi "tài trợ, phát triển chính thức" (ODA) và "tài trợ phát triển không chính thức "(NODA) nhẹ lãi, có thời gian ân hạn vì cũng có thể tạo bất laọi "cộng hưởng" do nước nhận vốn bị ép "lép vế " trước thế mạnh về sức mua đồng tiền từ phía các nước cấp đầu tư, viện trợ (do ngoại tệ mạnh lên giá). Sự ngộ nhận dễ dãi về tính chât các loại hình đầu tư bản dễ làm các nước nhận đầu tư mất cảnh giác, sử dụng vốn lãng phí, không có hiệu quả, toạ gánh nặng nợ nầng chồng chất cho thế hệ mai sau. Trước mắt không có con đường lựa chọn nào khác là phải dựa vào các nguồn lực bên ngoài (chủ yếu là vốn đầu tư) để toạ "sức bật" ban đầu, nhưng phải luôn luôn ý thức được về các ''mặt trái '' của những "món lợi " mà đầu tư nước ngoài mang lại.
Quản lý và sử dụng tốt Quỹ Đối giá (hay các nguồn ngoại tệ kể trên) có ảnh hưởng vô cùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam.doc