Đề tài những cơ hội và thách thức trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Asean

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ KINH TẾ

VIỆT NAM - ASEAN TRƯỚC NĂM 1990 2

I. TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM- ASEAN: 2

1. Trong lĩnh vực thương mại: 2

2. Đầu tư trực tiếp: 5

3. Hợp tác về tài chính ngân hàng 6

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM

VÀ SAU NHỮNG NĂM 1990 9

I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN VÀ THAM GIA AFTA: 9

II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN AFTA CỦA VIỆT NAM 10

III. TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM -ASEAN TỪ SAU NĂM 90. 11

1. Quan hệ thương mại Việt Nam -ASEAN từ sau năm 1990. 11

1.1. Về xuất khẩu: 11

1.2. Về nhập khẩu 12

1.3. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai nước điển hình

là Singapore và Thailand. 13

2. Đầu tư trực tiếp 15

3. Hợp tác lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp 18

4. Đặc điểm giai đoạn này 18

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KINH TẾ ASEAN 20

I. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ KINH TẾ

VIỆT NAM -ASEAN. 20

II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẶT RA ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC

KINH TẾ VIỆT NAM -ASEAN 23

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài những cơ hội và thách thức trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định kinh tế xã hội của khu vực; quyết tâm đảm bảo an ninh và ổn định của mình, không có sự can thiệp của bên ngoài dưới bất kì hình thức biểu hiện nào, nhung chủ đề chính trong chường trình nghị sự của hội nghị ngoại trưởng thường viên của ASEAN trong khoảng mười năm đầu chủ yếu tập trung vào việc tạo lập sự ổn định, bảo đảm an ninh, giải quyết các tranh chấp và tìm kiếm thái độ chung trước ảnh hưởng quân sự từ nước ngoài. Tháng 2. 1977, hiệp định mậu dịch ưu đãi ở Manila(Philippin) nhằm tăng cường quan hệ mậu dịch giữa các nước thành viên. Theo đó mỗi nước sẽ có chính sách cụ thể để dần dần giải phóng mậu dịch trong khu vực khỏi hàng rào thuế quan cách biệt nhau. Năm 1977 có 4 mặt hàng, đến cuối năm 1982 có 2. 529 mặt hàng với mác ưu đãi giảm từ 20% đến 25% thuế quan. Ngoài ra, do đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam. Đường lối kinh tế đối ngoại của Việt Nam nghiêng hẳn về phía các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là từ tháng 6- 1978 trong khoá họp lần thứ 32 của hội đồng tương trợ kinh tế (SEU) chính phủ Việt Nam quyết định ra nhập SEUvới tư cách là thành viên chính thức. Liên kết kinh tế với các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa được mở rộng, trong đó SEU giành cho Việt Nam nhiều sự ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho Việt Nam xây dựng và phát triển mô hình kinh tế theo mô hình xã hội chủ nghĩa như các nước trong cộng đồng SEU. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu hoạt động ngoại thương mang tính chất chỉ huy, tập trung vào một trung tâm thống nhất. Nhà nước nắm toàn bộ quyền ngoại thương ngoại giao cho tổng công ty xuất nhập khẩu đặc quyền hoạt động trong lĩnh vực này. Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu cũng không có quyền chủ động trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Tất cả các hoạt động ngoại thương, giá cả, mặt hàng, thị trường, tỉ giá hối đoái đều do nhà nước quy định. Nhà nước cung cấp vốn, vật tư, thiết bị cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo kế hoạch phân bổ hàng năm. Lãi xuất của các xí nghiệp xuất nhập khẩu phải nộp cho nhà nước, các khoản lỗ nhà nước sẽ bù. Hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi SEU được thực hiện theo các nghị định thư kí kết hàng năm thu bù chênh lệch ngoại thương và chuyển số dư năm sau. Cơ chế hoạt động thương mại trong khối các nước xã hội chủ nghĩa nói chung còn mang nặng tính chất trao đổi hiện vật, mang tính chênh lệch hành chính. * Mức độ: Do những đặc điểm trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Asean nên nó có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ trong quan hệ thương mại giữa hai bên. Nhìn chung quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Asean trong thời gian này tiến triển rất chậm chạp trong một thời gian dài, chủ yếu là quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa(chiếm đến 60- 70 % ) còn trong tổng giá trị hàng nhập khẩu phần từ các nước xã hội chủ nghĩa năm thấp nhất chiếm 56% và cao nhất lên tới 81%. Các nước đang phát triển nói chung (có cả nước Đông Nam á) chiếm từ 13% đến 20% trong tổng giá trị xuất khẩu và từ 4% đến13% trong tổng giá trị nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn từ 1976 – 1985. Đến giữa những năm 1986 quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước ngoài chủ yếu vẫn là các nước xã hội chủ nghĩa và giá trị xuất khẩu tăng chậm với số lượng thấp. Trong những năm 1986-1989 Việt Nam còn buôn bán với các nước SEU kim ngạch buôn bán với khối này trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam cao nhất lên tới 73, 8% (năm 1987) và thấp nhất là năm 1989 cũng lên tới 62%. Tuy nhiên để đối phó với thách thức bên ngoài các nước ASEAN phải tăng cường liên kết nội bộ ASEAN nhằm tạo sức mạnh chung cho ASEAN lấy đó là chỗ dựa cho mỗi nước, chính vì thế mà một sự kiện quan trọng trong sự điều chỉnh này là lần đầu tiên sau 9 năm thành lập hội nghị cao cấp lần thứ nhất ASEAN đã tiến hành ở Bali(Inđônêxia) năm 1976. Tuyên bố của hội nghị đã khẳng định ASEAN là một tổ chức chính trị khu vực nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế và hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn. Điều này rất có lợi cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN sau này. Chương II Tình hình và đặc điểm quan hệ giữa việt nam và sau những năm 1990 I. Mục đích của Việt Nam gia nhập asean và tham gia AFTA: Sau nhiều năm và nhiều giai đoạn thăng trầm trong quan hệ đối ngoại giữa hai bên Việt Nam và ASEAN đã có nhiều chuyển biến quan trọng từ thập kỉ 90 đến nay, kết quả nổi bật nhất từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã được kết nạp vào ASEAN. Như vậy không gian ASEAN đã được mở rộng từ ASEAN 6 thành ASEAN 7. Việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này đã mở ra một thời kì mới cho tổ chức này, thời kì hội nhập khu vực hoá của Đông Nam á. Đây là lần đầu tiên một quốc gia do Đảng cộng sản lãnh đạo đi theo hướng xã hội chủ nghĩa mà trước đó coi là một Đảng nguy hiểm, có một thực tế là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN thì việc Campuchia, Lào và Myanma tham gia vào tổ chức này chỉ còn là vấn đề thời gian. Như mọi người đã biết ASEAN không phải là một liên minh giữa những nước có cùng trình độ phát triển như EU và cũng không phải là một khối liên minh mẫu dịch tự do giữa hai nước phát triển và một nước đang phát triển như khối mậu dịch tự do Bắc Mĩ NAFTA mà là một hiệp hội giữa các nước đang phát triển có nhiều thể chế chính trị khác nhau, trình độ phát triển khác nhau. Chính vì thế Việt Nam một quốc gia do Đangr cộng sản lãnh đạo tham gia vào ASEAN càng thể hiện rõ tính hiệp hội của tổ chức này. Với tinh thần mềm mại uyển chuyển của hiệp hội và đặc trưng thống nhất trong đa dạng vai trò của ASEAN càng được khẳng định như một phần của tình hình quốc tế và là khu vực đang có nhiều thay đổi và phần quan trọng là do sức mạnh của hiệp hội ngày càng được tăng cường. Về phần mình, sau khi tham gia ASEAN trước hết là Việt Nam có vai trò quan trọng hơn trong việc giải quyết nhiêù vấn đề về an ninh chính trị trong khu vực như việc tranh chấp lãnh thổ, vùng biển hải đảo nguy cơ xung đột sắc tộc tôn giáo và vấn đề tội phạm quốc tế an ninh nội địa khó kiểm soát. ngoài ra có thể thấy việc Việt Nam tham gia vào ASEAN tạo ra những tác động qua lại về kinh tế. Việt Nam với nguồn tài nguyên đa dạng và phóng phú, với thị trường tiêu thụ rộng lớn ít khắt khe hơn các thị trường ở các nước đang pháp triển là yếu tố đáng kể để ASEAN đa dạng hơn, có điều kiện thuận lợi hơn trong lĩh vực hợp tác cùng khai thác, cùng pháp triển trong phạm vi khu vực. Việt Nam hiện nay đang đạt mức tăng trưởng 8, 2% năm, lạm pháp trên dưới 10%, xuất khẩu tăng gần 40% đặc biệt mỗi năm Việt Nam cung cấp cho thị trường thế giới hơn 1 triệu tấn gạo. Đó là những thuận lợi của Việt Nam dành cho các ASEAN trong quá trình hợp tác cùng pháp triển. Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cũng như thực hiện các thoả thuật trong khối. Trong đó nổi bật nhất là Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu chính thức của Việt Nam đạt 5, 2 tỉ USA và kim ngạch nhập khẩu đạt 7, 5 tỉ USA, thâm hụt 2, 3 tỉ USA trong đó hơn một nửa thâm hụt với các nước ASEAN, những nước này hầu hết xuất khẩu hàng chế tạo, phân bón và máy móc sangViệt Nam và nhập dàu mỏ từ Việt Nam. Đồng thời đay cũng là cơ hội để Việt Nam có điều kiện tham vào sự phân công lao động sản xuất của ASEAN, tạo điều kiện cho Việt Nam đầu tư, pháp triển có chiều sâu theo hướng chuyên môn hoá và thúc đẩy hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng hoá để có thể vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong phạm vi khu vực. II. tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam Để thực hiện afta, các nước thành viên có thể tiến hành bắt đầu cắt giảm thuế quan của các mặt hàng thuộc diện cắt giảm vào những thời gian khác nhau, nhưng thời điểm hoàn thanh việc cắt giảm là như nhau. Riêng đối với Việt Nam, những thời hạn phải hoàn thành việc cắt giảm đều được cộng thêm ba năm. Theo nguyên tắc này, Singapore và Malaysia đã bắt đầu thực hiên việc cắt giảm thuế quan ngay từ năm 1993. Đối với các mặt hàng có mức thuế quan trên 20%, Brunei bắt đầu giảm từ năm 1994, Philippines năm 1996 Indonesia và Thái lan năm 1998, Nhưng đối với các mặt hàng có mức thuế quan dưới 20% thì Brunei và Philippines bắt đầu thực hiện năm 1996 còn Thái lan đến năm 1999 mới bắt đâù thực hiện. Tại hội đồng AFTA của ASEAN tháng 10 /1995. Việt Nam đã công bố danh mục giảm thuế 1622 mặt hàng cho cả thời kì 1996-2000 và bắt đầu từ 1-1 -1996 sẽ tham gia ngay vào đợt đầu lịch trình CEPT với 875 danh mục giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5% và sẽ tự do hoá thương mại hoàn toàn vào năm 2006 III. tình hình quan hệ kinh tế Việt Nam -ASEAN từ sau năm 90. 1. Quan hệ thương mại Việt Nam -ASEAN từ sau năm 1990. 1.1. Về xuất khẩu: Trước hết xét về mặt cơ cấu buôn bán, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, còn kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN lại chiếm tới chừng 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu. Mặc dù xuất khẩu gia tăng đặc biệt nhờ mặt hàng chủ đạo là dầu thô xuất sang Singapore, triển vọng gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN chưa có những hứa hẹn thay đổi. Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN tính đến năm 1996 1992 1993 1994 1995 1996 XK NK XK NK XK NK XK NK XK NK Indonesia 10, 9 39, 8 22, 9 84, 5 35, 3 116, 3 55, 8 190 45, 7 154, 3 Malaysia 68, 4 35, 9 55, 8 24, 8 64, 8 66, 1 104, 5 190, 5 77, 7 272, 3 Philippin 1, 0 0, 5 1, 6 1, 9 3, 6 15, 0 42, 5 24, 6 132, 0 173, 0 Singapore Thailand Nhập Tổngkim ngạch 2581 2541 2985 1269 3893 5225 5445 8155 7255 3894 Trong tổng số 21, 4 37, 0 17, 8 32, 2 20, 4 30, 0 23, 5 27, 8 35, 0 34, 9 Nguồn: Việt Nam Đông Nam á ngày nay số 2/1997 Tính đến hết tháng 2/1997, tổng gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 1, 883 tỉ USD, chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Như vậy trong buôn bán với các nước ASEAN-Việt Nam đã nhập siêu 1, 267tỉ USD (tính đến năm 1997). Riêng năm 1998 do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở hầu hết các nước trong khu vực châu á và sự giảm sút của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, hạt điều, than đá..nên kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ tăng có 0, 9%. Năm 1999 tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN là 23, 159 tỷ USD trong đó vùng Đông Nam á là 5. 751 tỷ USD. Năm 99 mức nhập siêu giảm xuống còn 823 triệu USD. Nhưng một số nhà kinh tế cho rằng mức nhập siêu sẽ còn tăng lên nữa khi Việt Nam thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ CEPT. Vì nhiều nuớc trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, khả năng cạnh tranh hàng hoá của họ lớn hơn Việt Nam, nhất là các mặt hàng công nghiệp chế tạo. Trong khi đó mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta chủ yếu là hàng nông sản lại nằm trong danh mục loại trừ hoàn toàn hoặc cắt giảm thuế chậm trong tiến trình tiến tới AFTA. Mặt khác, cũng cần thấy rằng một số hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN như gạo càphê, cao su, hàng may mặc..lại được các nước này tái xuất sang các nước khác vì công nghệ chế biến của họ cao hơn, họ có thể nâng chất lượng hàng Việt Nam, hoặc do Việt Nam chưa tìm kiếm, tiếp cận với thị trường bên ngoài. 1.2. Về nhập khẩu Việt Nam nhập từ ASEAN chủ yếu là từ những nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc chưa đủ đáp ứng được nhu cầu trong nước như nhôm, ximăng, hoá chất, điện tử, thuốc chữa bệnhhơn một nửa tổng số mặt hàng có thuế nhập khẩu hiện thấp hơn 5% đó là hàng hoá vật tư phục vụ sản xuất hoặc hàng tiêu dùng là sản xuất hoặc hàng tiêu dùng thiết yếu. Nhập khẩu của Việt Nam từ các nuớc ASEAN có chiều hướng giảm sút trong năm 1993, 1994, 1995(so với năm 1991 và 1992) nhưng đến năm 1996 thì chiều hướng này không còn nữa. Kết quả này chắc chắn là do Việt Nam thực hiện CEPT. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN dao động 27-28% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong hai năm 1995và 1996 nhưng năm 1996 tỷ trọng này lại tăng vọt lên là 34, 9%. 1.3. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai nước điển hình là Singapore và Thailand. a. Quan hệ thương mại Việt Nam -Singapore Singapore là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN nói riêng và lớn thứ hai sau Nhật Bản. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 8/1973. Sau đó đã kí kết với nhau nhiều hiệp định thương mại và kinh tế. Quan hệ buôn bán giữa hai bên tăng nhanh từ 112 triệu USD năm 1989 lên 691 triệu năm 1990 và đạt cao nhất lên tới 3. 517 tỷ USD năm 1996 gấp 31, 4 lần năm 1980 Biểu: Xuất nhập khẩu Việt Nam-Singapore Đơn vị (triệu USD và %) 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Tổng số 691, 5 1. 223, 3 1. 739, 3 3. 322, 6 3. 517 2. 705 Trong đó -Xuất khẩu 194, 5 401, 7 593, 5 1. 250 1. 080 822 -Nhập khẩu 497 821, 6 1. 145, 8 2. 032, 6 2. 437 1. 883 % trong ASEAN 77, 8 80, 5 67, 3 69, 7 57, 4 47 Nguồn:tổng cục thống kê, sđđ Bộ kế hoạch và đầu tư Trong giai đoạn 1990-1989 kim ngạch buôn bán giữa hai nước liên tục tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với ASEAN. Năm 1990 là 77, 8;1992 là 80, 5 1996 là 69, 7 năm 1998 là 57, 4% và 1999 là 47%, bỏ cách xa bạn hàng thứ hai trong khu vực là thailand. Riêng năm 1996 Singapore là nước đứng đẩu trong các nước có quan buôn bán với Việt Nam, chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vệt Nam với thế giới. Năm 1997 -1999 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, buôn bán hai chiều có giảm đi, nhưng Singapore vẫn còn chiếm tỷ trong lớn trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 1997 là 17%, năm 1998là 16, 1% và năm 1999 là 11, 7%. Năm 1999 Singapore là bạn hàng đứng thứ hai sau nhật bản về nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore chiếm 7, 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999. Singapore đứng thứ nhất về nhập khẩu hạt tiêu, cao su đứng thứ hai về nhập khẩu gạo, đứng thứ ba về nhập khẩu cà phê, dầu thô của Việt Nam năm 1999. Việt Nam nhập từ singapore nhiều loại hàng hoá phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình. Tốc độ nhập khẩu tăng nhanh rong thời gian vừa qua, cao nhất là năm 1998với 2, 437 tỷ USD bằng 490, 3 so với năm 1990. hàng nhập khẩu từ Singapore chủ yếu là xăng dầu thành phẩm sắt thép các loại máy móc thiết bị, xemáy, ôtô, hàng điện tử, phân bón.. Điểm đáng chú ý là Singapore là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, nhưng ngược alị tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ bằng 1, 2% trong tổng kim ngạch ngoại thuơng của Singapore năm 1997. Do thuế xuất nhập khẩu vào Singapore gần như bằng 0%. Vì vậy vừa tăng cường mở rộng quan hệ thương mại với Singapore vừa vươn lên để tìm kiếm thị trủờng buôn bán trực tiếp là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới. b. Quan hệ thương mại Việt Nam -Thailand Từ năm 1995 đến nay Thailand đã trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam trong khối ASEAN Biểu xuất nhập khẩu của Việt Nam -Thailand (Đơn vị triệu USD ) 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Tổng số 69, 3 112, 7 323, 3 601, 9 943, 3 869 Trong đó - Xuất khẩu 52, 3 71, 5 97, 6 107, 4 295, 313 - Nhập khẩu 17 41, 2 225, 7 494, 5 648 556 % trong ASEAN 7, 8 7, 4 12, 5 12, 6 15, 4 15, 1 Nguồn:Tổng cục thống kê -Sđđ-Bộ kế hoạch đầu tư Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam -Thailand tăng liên tục trong hơn 10 năm qua, đạt 869 ttriệu USD, gấp 12, 5 lần năm 1990 và chiếm 15, 1% trong tổng kim ngạch của Việt Nam với ASEAN và chiếm 3, 8% trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thailand có cơ cấu tương tự như với singapore chỉ trừ hai loại là chè và hạt điều. Nhưng khác với singapore một nuớc công nghiệp mới, thailannd là một nuớc đang phát triển, có tiềm năng phát triển lớn về công nghiệp, là nuớc xuất khẩu đứng đầu thế giới về gạo, cao su, và còn xuất khẩu nhiều loại nông sản và hái sản khác. Hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của thailand hiẹn nay là dệt và may mặc, máy tính và cấu kiện máy tính trong danh mục có nhièu loại của Việt Nam do hàng thailand có chất lượng, trình độ công nghệ cao hơn. Do đó nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thailand được họ tái chế nâng cao chất lượng hoặc bổ sung vào khối lượng hàng hoá xuất khẩu của họ Năm 1999 hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thailand đạt giá trị cao nhất là linh kiện máy tính, đạt tới 146, 975 nghìn USD, tiếp theo là càphê 27. 249 nghìn tấn (khoảng hơn 33, 050 nghìn USD ). Hàng ngập khẩu của Việt Nam từ thailand chủ yếu là hàng công nghiệp, xe máy, hạt nhựa... quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thailand tăng nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, sự phát triển kinh tế của hai nước trong thời gian qua. Đặc biệt về phía Việt Nam thailand đã là bạn hàng lớn, nhưng ngược lại kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thailand chỉ chiếm 0, 7%tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Cán cân thương mại giữa hai nước ừ năm 1993 đến nay có sự thâm hụt luôn luôn ở phía Việt Nam. 2. Đầu tư trực tiếp Với việc ban hành và sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, do đó vốn đầu tư quốc tế từ nhiều khu vực, dưới nhiều hình thức đã chảy mạnh vào Việt Nam. Hợp tác đầu tư giữa ASEAN và Việt Nam có những yếu tố thuận lợi và tiềm năng lớn. Tính đến hết quí hai năm 1994 đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam là 1. 433tỷ USD (đến hết năm 1993 là 815 triệu)được xếp vào trong 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Điều đáng chú ý là tốc độ đầu tư của cácnước ASEAN vào Việt Nam phát triển rất nhanh vì đến 1990 các nước ASEAN chỉ mới đầu tư vào Việt Nam là 16 dự án với số vốn 35 triệuUSD thì năm 1991 đã nâng lên 28 dự án với tổng số vốn lên tới 168 triệu USD như vậy năm 1991 so với năm 1990 gấp 1, 75 lần về dự án, gấp 4, 8 lần số vốn đầu tư và gấp 2, 74 qui mô bình quân của dụ án. Đầu năm 1994 số vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam là 618 triệu USD, chiếm 3/4 số vốn đầu tư từ trước đến hết năm 1993 của các nước ASEAN vào Việt Nam. Sau khi Mỹ xoá bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam 02/1993 vấn đề bình thường hoá quan hệ với trung quốc, những nhận thức khác nhau giữa Việt Nam và các nước ASEAN xung quanh vấn đề Campuchia được giải quyết thì tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tăng lên sôi động và ASEAN trở thành những nhà đầu tư quan trọng nhất tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 5/1995 trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 2, 262 tỷ USD với 200 dự án chiếm trên 15% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhìn chung qui mô vốn của các dự án đầu tư còn nhỏ từ (1-5triệu USD). Bởi vì tiềm lực vốn của của các nhà đầu tư ASEAN còn hạn chế so với các nước khác NiC s châu á, Mỹ, Nhật..hơn nữa họ lại đầu tư vào những ngành khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam như lao động, khai thác tài nguyên, chế biến nông sản..những ngành này công nghệ thấp vốn đầu tư đòi hỏi không nhiều sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trên trị trường Việt Nam nên qui mô đầu tư cũng bị hạn chế. Biểu:Tình hình đầu tư của các nước ASEAN vào các ngành kinh tế của Việt Nam 1988-1994 Đơn vị (triệu USD) nước dầu khí công nghiệp nông lâm nghiệp thuỷ hải sản KS. VP làmviệc dịch vụ ngân hàng cơ sở hạ tầng tổng cộng singapore 28 371 10, 35 528, 1 80, 37 10 1, 042 malaysia 56 347, 20 95 2, 39 10 5, 39 581 thailand 15 55, 10 8, 86 21, 12 76, 28 22, 60 45 4, 6 289 indonesia 26, 5 46, 25 35, 35 10 117 philippin 40, 92 1, 63 16 59 Nguồn: Danh mục các dự án đầu tư 1988-1999 sđđ Bộ kế hoạch và đầu tư Tính đến hết tháng 1/1995, Singapore đứng thưa ba và là quốc gia ASEAN có tổng số dự án và số vốn lớn nhất trong đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam. trong đó có 29 dự án công nghiệp, 1 dự án thăm dò khai thác dầu khí, 1 dự án nông ngư nghiệp 14 dự án xây dựng khách sạn, 8 dự án giao thông bưu điện. Đầu tư của singapore chủ yếu vào những nơi có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Hànội, thành phố HCM..các hình thức gồm liên doanh chiếm 84%, 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 10%còn lại là hình thức hơpợ doanh chiếm 12% tổng số vốn đăng ký, tạo được việc làm cho 7 ngàn lao động, Số dự án của Singapore được tăng lên hàng năm chủ yếu vào đầu tư dịch vụ khách sạn. Tại hà nội có tháp trung tâm hà nội vốn đầu tư 32, 2 triệuUSD vuừn hoàng gia quảng bá trên 50 triệu USD. Số dự án khi đưa vào hoạt động sẽ klhông chỉ làm thay đổi bộ mặt của riêng từng thành phố mà còn góp phần vào sự phát triển của đất nước. Năm 1996, tổng số vốn đầu tư đã đăng ký của các nước ASEAN vào Việt Nam là 4, 7tỷ USD (292dự án )chiếm khoảng 20% toàn bộ số vốn đầu tư (đăng ký )tại Việt Nam. Đến cuối năm 1997, sau 10 năm thưch hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng từ 292 dự án với số vốn 4. 666 tỷ USD năm 1996 đến cuối năm 1997 là 362 dự án với số vốn đầu tư 8. 634, 6 tỷUSD, chiếm 15, 6 % tổng số dự án và 27, 6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Sang năm 1998, do tác động ảnh huởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và môi trường đầu tư có nhiều vướng mắc, đầu tư trực tiếp của các nuớc ASEAN vào Việt Nam không những bị giảm mạnh mà còn bị giãn tiến độ, nhiều dự án đã thực hiện hoặc đã được cấp giấy phép. theo số liệu thống kê của bộ kế hoạch đầu tư cho thấy, trong khảng 9 tháng đầu năm 1998 chỉ có 15 dự án của các nước ASEAN được cấp giấy phép vơí khoảng 803 triệu USD vốn đầu tư, trong đó khoảng 700 triệu của singapore mặc dù đã được phê duyệt nhưng vẫn chưa muốn nhận giấy phép đầu tư. như vậy, đến hết tháng1/1998 các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 379 dự án với tổng số vốn đầu tư 9. 517 tỷ USD, chiếm 18, 4%tổng số dự án và 27, 8 vốn đầu tư trược tiếp của cả nước. Đầu tư trực tiếpcủa ASEAN vào Việt Nam năm 1998 giảm 70% so với cùng kì năm 1997, nhiều chuyên gia cho rằng, hiệu quả doanh thu do vốn thực hiện của các dự án đầu tư chưa cao. thêm vào đó tỷ trọng xuất khẩu còn thấp, chưa đáp ứng được mong mỏi của Việt Nam. Nếu thực tế này không được cải thiện, không ít các dự án của ASEAN tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn về cân đối ngoại tệ. Tóm lại đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam từ 1990 đến nay tốc độ gia tăng về số dự án và vốn đầu tư khá nhanh dặc biệt là sau 28/7/1995 khi Việt Nam trở thành thàh viên chính thức của ASEAN. điều này chứng tỏ các nhà đầu tư rất quan tâm đến thị trường đầu tư của Việt Nam. Qui mô bình quân của dự án ở mức trung bình khoảng 25 triệu USD. trong khi qui mô bình quân của đầu tư trực tiếp của cả nước đạt khoảng 16, 6 triệu USD. tuy nhiên khủng hoảng tài chính đông Nam á lkàm giảm mạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng dòng vốn của các nước ASEAN vào Việt Nam tuy nhanh nhưng không ổn định. 3. Hợp tác lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp Về công nghiệp -lương thực:ASEAN đạt kết quả chủ yếu trong các lãnh vực kiểm soát sâu hại và dịch bệnh, huấn luyện kỹ thuật nghiên cứu nông nghiệp và lập quĩ an ninh lương thực. Quĩ an ninh lương thực đã được các nước ASEAN thành lập vào tháng 10/1979 với mục tiêu chính là phối hợp các kế hoạch dự trữ lương thực quốc gia, giúp đỡ nhau trong tình thế khẩn cấp, thành lập hệ thông tin báo động sớm về lương thực. Quĩ an ninh lương thực do các nước thành viên đóng góp đã có 67, 000 tấn lương thực trong đó có đóng góp của Việt Nam ). Từ sau hội nghị cấp cao ASEAN lần 4 (tháng1/1992)ở singapore, hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp đã trở nên tích cực hơn theo chiều hướng nêu trong hioệp định khung về tăng cường hợp tác kinh té ASEAN. Hợp tác về lâm nghiệp:các dự án chủ yếu là về trồng rừng, quản lý rừngvà cung cấp nước tưới và kỹ thuật khai thác gỗ. các dự án này chủ yếu là được tài trợ bởi các nước như canada, australia, mỹ.. Tháng 5/1986 trung tâm công nghệ và gỗ ASEAN được thành lập tại Kualumpur nhằm giúp các nứoc thành viên ASEAN khắc phục các vấn đè như sử dụng các chủng loại ít được sử dụng ở khu vực, mở rộng tối đa các nguồn gỗ khai thác được, chuyển đổi công nghệ các nguồn rừng nhân tạo. Nó cũng hỗ trợ kỹ thuật về gỗ và đào tạo các nhà quản lý công nghiệp gỗ. Ngoài những lĩnh vực hợp tác trên Việt Nam còn tham gia hàng loạt các chủng loại về hợp tác khoa học khác trong ASEAN như năng lượng giao thông vận tải tài chính thông tin 4. Đặc điểm giai đoạn này Các dự án của ASEAN chủ yếu tập trung dưới hình thức liên doanh, sau đó đến xí nghiệp 100% sở hữu nước ngoài, số dự án hợp doanh rất nhỏ, như vậy các nhà đầu tư ASEAN mạo hiểm, vì họ muốn chia sẻ rủi ro, mạo hiểm với đối tượng Việt Nam, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và lắp ráp, du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng. đầu tư vào những ngành ít đòi hỏi kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động. các dự án còn tập trung nhiều dưới hình thức xí nghiệp liên doanh qui mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các dự án. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam. Việc tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam -ASEAN sẽ làm cho các nhà đầu tư ASEAN quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam. Song chưa có lý do nào để cho rằng việc này sẽ thúc đẩy khối lượng đầu tư ASEAN vào Việt Nam tăng nhanh hơn so với các quốc gia khác. Việt Nam từ trước tớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0160.doc
Tài liệu liên quan