Đề tài Những điều kiện tiền đề cho Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

PHỤ LỤC

Lời giới thiệu

Nội dung

A- Công nghiệp hoá-hiện đai hoá

I-Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH

1-Cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH

2-CNH-HĐH là bước đI tất yếu để chuyển từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.

3-Đặc điểm của CNH-HĐH

II-Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với vấn đề CNH-HĐH ở Việt Nam

1-Đặc điểm của cuộc Cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại

2-Sự hình thành và những đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế tri thức

III-Nội dung của CNH-HĐH

IV-Những điều kiện tiền đề cho CNH-HĐH

B-Thành tựu và hạn chế của 20 năm đổi mới

I-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

II-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

III-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

IV-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

V-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4835 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những điều kiện tiền đề cho Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất thủ công.Đến CNTB thì CSVC kỹ thuật của CNTB đã phát triển đến đỉnh cao nhất của nó đó là nền Đại công nghiệp cơ khí.Tức là nền sản xuất lớn sử dụng maý móc là chủ yếu với hệ thống này CNTB tạo ra một năng suất lao động cao hơn hẳn phong kiến, chiến thắng tuyệt đối chế độ phong kiến. CNXH là giai đoạn đầu của một PTSX mới tiến bộ CNTB. Vì thế nó đòi hỏi phải có một hệ thống CSVC kỹ thuật mới cao hơn CNTB. CSVC kỹ thuật của CNXH phải là nền sản xuất lớn hiện đại có cơ cấu kinh tế hợp lí có trình độ xã hội hoá cao và dựa trên sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện đại. Như vậy có 2 cách tạo ra CSVC kỹ thuật cho CNXH Cách 1 Đối với những nước đã qua giai đoạn TBCN thì người ta sẽ kế thừa tiếp thu nền Đại công nghiệp cơ khí do CNTB để lại đồng thời cai tạo nó để phù hợp với CNXH Cách 2 Đối với những nước kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chưa qua giai đoạn TBCN, chưa có Đại công nghiệp cơ khí thì để tạo ra CSVC kỹ thuật cho CNXH thì những nước này phải xây dựng mới từ đầu, phải tiến hành công nghiệp hoá để tạo ra nền sản xuất lớn hiện đại, tạo ra nền Đại công nghiệp cơ khí biến từ một nước kinh tế nông nghiệp thành một nền kinh tế công nghiệp. CNH gắn với HĐH là bước đi tất yếu để chuyển từ một nước nông nghiệp thành một nước kinh tế công nghiệp CNH là một quá trình cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân dưạ trên việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật – công nghệ.Vì vậy đây là một quá trình không chỉ giới hạn lĩnh vực công nghiệp mà nó diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế.Đây là cuộc Cách mạng về LLSX để làm thay đổi mặt kỹ thuật, mặt công nghệ của sản xuất.Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội thực hiện xã hội hoá sản xuất.Nó mang tính lịch sử. CNHở Việt Nam: Đó là quà trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH là quá trình biến một nược kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước kinh tế công nghiệp hiện đại.Trong điều kiện ngày nay đó là việc áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học – công nghệ vào sản xuất.Phải lợi dụng ưu thế của những nước đi sau để rút ngắn chênh lệch về trình độ phát triển để đẩy lủa nguy cơ tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Vì vậy hiện nay ở nước ta CNH phải luôn luôn gắn chăt HĐH.Tại hội nghị giữa nhiệm kì khoá VII (1994) đã định nghĩa như sau:” CNH-HĐH là quá trình chuyển đôi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cấch phổ biến sức lao động cùng với cộng nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao” Đặc điểm của CNH-HĐH Qúa trình CNH gắn chặt với HĐH nhằm mục đích 2020 về cơ bản đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại CNH ở nước ta nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH là nhằm xây dựng CSVC cho CNXH CNH tiến hành trong một cơ chế mới : cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN CNH trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng có nhiều thách thức điều đó buộc chúng ta phảI tranh thủ cơ hội vượt qua thách thức biến thách thức thành cơ hội để đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH. II-Cách mạng và công nghệ hiện đại với vấn đề CNH-HĐH ở Vệt Nam 1-Đặc điểm của cuộc Cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại. Theo lịch sử : Thế giới đã trảI qua 2 cuộc Cách mạng kĩ thuật. Cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất Diễn ra ở Anh ( cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XX) và nội dung chủ yếu của nó là cơ khí hoá nền sản xuất ( thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc ) Cách mạng kĩ thuật lần thứ 2 Hay còn gọi là Cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại bắt đầu giữa thế kỉ XXkéo dài đến hiện nay.Cuộc Cách mạng này tạo ra sự thay đổi to lớn trên nhiều mặt của đời sống xã hội và nổi bật nhất ở những lĩnh vực sau : Tự động hoá nhiều máy móc và dây chuyền sản xuất tự động ra đơI và thay thế hoàn toàn con người. Năng lượng mới thjì nhiều năng lượng mới được đưa vào sử dụng thay thế cho năng lượng hoá thạch đang dần dần bị cạn kiệt. Công nghệ vật liệu mới nghiên cứu cho ra đời những vật liệu mới có tính năng tác dụng hơn hẳn vật liệu truyền thống: nano,… Nhiều loại công nghệ sinh học được ứng dụng vào trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, bảo vệ môI trường,….Như công nghệ vi sinh, gen, lai tạo giống, nhân bản vô tính. Công nghệ điện tử và tin học đang xâm nhập sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực làm thay đổi cuộc sống của con người. Công nghệ vũ trụ và đại dương. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX thì cuộc Cách mạng này phát triển sang một giai đoạn mới với những tên gọi khác nhau như giai đoạn vi điện tử, tin học, văn minh trí tuệ.Tuy nhiên người ta có rút ra qua 2 đặc trưng: Khoa học – công nghệ trở thành LLSX trực tiếp và nó luôn luôn gắn rất chặt với sản xuất. Thời gian cho một phát minh mới thay thế phát minh cũ, đưa phát minh mới vào sản xuất thì ngày càng được rút ngắn rất nhanh. Từ những đặc trưng cần có: Chính sách đầu tư thúc đẩy khoa học – công nghệ phát triển, cần phảI kết hợp giữa chiến lược phát triển khoa học – công nghệ với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. 2- Sự hình thành và những đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế tri thức. Sự hình thành Cuối thế kỉ XX dưới sự tác động của cuộc Cách mạng – công nghệ hiện đại làm cho nền kinh tế thế giới biến đổi một cấch sâu sắc nhanh chóng làm cho LLSX xã hội biến đổi theo hướng chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức tương đương với điều đó là chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh tri thức. Kinh tế tri thức là một nền kinh tế mà trong đó sự sản sinh ra tri thức sự phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, đối với sự tạo ra của cảI vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó hàm lượng lao động cơ bắp ngày càng bị giảm xuống, còn hàm lượng( hao phí) lao động trí óc ngày càng tăng lên. Điều đó được bắt đầu trong quá trình lao động của mỗi cá nhân, lao động của xã hội them tri trong tong sản phẩm làm ra. Ngành kinh tế tri thức là ngành mà giá trị do tri thức tạo ra chiếm 70% tổng số giá trị sản xuất. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tổng sản phẩm các ngành tri thức chiếm 70% GDP. Ví dụ Mĩ có tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức chiếm 55,3% GDP Nhật có tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức chiếm 53% GDP. Canađa có tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức chiếm 51% GDP Những đặc điểm cuả kinh tế tri thức Tri thức trở thành LLSX trực tiếp , là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự bắt đầu sâu sắc, nhanh chóng trong cơ cấu và trong phương thức hoạt động của nền kinh tế theo hướng là các ngành kinh tế tri thức ngày càng tăng lên về số lượng, và đang chiếm đa số. Thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng, công nghệ thông tin được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Nguồn nhân lực luôn luôn được nâng cao về trình độ tri thức vì vậy việc học tập nâng cao đổi mới tri thức trở thành nhu cầu thường xuyên của mọi người. Qúa trình toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay gây ra tác động mặt tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế mỗi nước.Qua đó tác động tới các mặt khác của đời sống xã hội. III-Nội dung CNH-HĐH ở nước ta. 1-CNH-HĐH ở nước ta đó là quá trình tiến hành cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật- công nghệ là quá trình cơ khí hoá và hiện đại hoá nền sản xuất và áp dụng những thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại. Vì vấn đề cốt lõi của CNH-HĐH là thay thế lao động thủ công bằng lao động bằng máy móc.Trang bị máy móc và các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong tất cả cấc ngành của nền kinh tế quốc dân.Tổ choc và phân công lại lao động.Qúa trình thay thế thủ công bằng máy móc đó là quá trình cơ khí hoá nền sản xuất.Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Mặt khác: Đạt năng suất lao động xã hội hoá cao cần tiến hành cuộc Cách mạng khoa học- kĩ thuật-công nghệ hiện đại, tiếp thu những thành tựu của cuộc Cách mạng đó.Cuộc Cách mạng này hiện nay trở thành LLSX trực tiếp. 2-CNH-HĐH ở nước ta phảI được gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là một hệ thống bao gồm cácngành kinh tế công, nông, ngư nghiệp,diêm nghiệp (muối); vùng kinh tế; lĩnh vực kinh tế; các thành phần kinh tế.Chúng được sắp xếp trong một thể thống nhất và có mỗi quan hệ hữu cơ với nhau.Khái niệm cơ cấu kinh tế chỉ ding cho những nền sản xuất lớn hiện đại.Nó phản ánh quan hệ cân đối giữa các bộ phận hợp thành và sự biến đổi của phân công lao động. Trong cơ cấu kinh tế thì quan hệ giữa 3 ngành: công, nông nghiệp và dịch vụ là quan hệ giữ vai trò quan trọng vì đây là 3 ngành mang nhiều thu nhập nhất. Trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta tạo ra một cơ cấu kinh tế mới hợp lí. Hợp lí * Cơ cấu đó phản ánh đúng yều cầu của các quy luật khách quan nhất là các quy luật kinh tế.Như là quy luật ưu tiên phát triển sản xuất TLSX sự giảm tỉ trọng nông nghiệp và sự tăng tỉ trọng công nghiệp,… *Cơ cấu kinh tế mới phải phù hợp xu thế phát triển của khoa học – kĩ thuật trên thế giới và tạo điều kiện áp dụng những thành tựu mới của khoa học-kĩ thuật-công nghệ *Cơ cấu kinh tế mới phải là một cơ cấu kinh tế mở tham gia vào sự phân công hợp tác quốc tế *Bảo đảm khai thác triệt để những lợi thế so sánh ở nước ta. Kết thúc thời kì quá độ ở nước ta hoàn thành được một nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu là công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ gắn với phân công hợp tác quốc tế. Phân công lại lao động xã hội Từ sản xuất nhỏ mà tiến lên sản xuất lớn tất yếu phải phân công lại lao động tuân theo quy luật sau: Tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống còn lao động công nghiệp tăng lên. Tỉ trọng lao động trí óc ngày càng tăng và dần dần chiếm phần lớn trong tổng số lao động xã hội Tốc độ tăng của lao động làm việc ở các ngành phi sản xuất vất chất thì nó phảI nhanh hơn tốc độ tăng của lao đông sản xuất vật chất. Phân công lại lao động ở nước ta tiến hành trên tất cả các địa bàn và kết hợp phân công lại lao động với việc giảI quyết việc làm tại chỗ tránh tình trạng di dân tự do. IV-Những điều kiện tiền đề cho CNH-HĐH. 1-Tích luỹ vốn 1.1- CNH-HĐH là trang bị máy móc kĩ thuật mới cho tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi một lượng vốn lớn trong đó là lượng vốn dưới dạng giá trị.Vốn cho CNH-HĐH hình thành bằng 2 con đường: Tích luỹ vốn, vay vốn nước ngoài. Tích luỹ vốn trong nước giữ vai trò quyết định được tạo ra từ lao động thặng dư của xã hội và để phát triển có biện pháp: Nâng cao năng suất lao động Tăng lượng lao động sản xuất giảm tỉ lệ thất nghiệp Nhà nước có chính sách thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi đưa vào sản xuất và tăng nguồn vốn trong nước thì triệt để tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu ding Vay vốn nước ngoài là vốn giữ vai trò quan trọng có từ các nguồn sau: Liên kết, liên doanh với các nhà tư bản, tổ choc tài chính nước ngoài Vay tổ chức kinh tế thế giới Vốn bà con Việt kiều, phi Chính phủ Sau khi có vốn thì phải sử dụng vốn hết sức tiết kiệm và có hiệu quả 1.2-Phát triển mạnh mẽ việc nghiến cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học-kĩ thuật-công nghệ vào sản xuất và đời sống vì công việc này có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các ngành khoa học ở nước ta Giải quyết tốt những vấn đề khoa học-kĩ thuật-công nghệ do điệu kiện cụ thể nước ta đang đặt ra Kết hợp sử dụng cán bộ khoa học kĩ thuật trong nước và thuê chuyên gia nước ngoài. Động viên mọi người phát huy sáng kiến. Ban hành các chế độ chính sách phù hợp thúc đẩy lĩnh vực khoa học-kĩ thuật-công nghệ phát triển. 2-Đào tạo nguồn nhân lực. Sự nghiệp CNH-HĐH cần tới đội ngũ bao gồm các cán bộ khoa học-kĩ thuật, các nhà quản lí kinh doanh, công nhân lành nghề.Vì vậy phát triển giáo dục-đào tạo tạo ra đội ngũ này Yêu cầu *Bảo đảm đủ về cơ cấu Cân đối Số lượng, chất lượng và nhu cầu của thị trường và theo kịp trình độ thế giới Hình thức đào tạo phảI đa dạng. B-THàNH TựU Và HạN CHế QUA 20 NĂM Đổi mới Sauk hi đã nghiên cứu kĩ CNH-HĐH ta đã phần nào thấy được sự quan trọng của sự nghiệp đổi mới.Nhưng không phảI ngay từ ban đầu nó đã thành công ngay mà phảI trảI qua nhiều giai đoạn.Từ đó đúc rút được những kinh nghiệm để càng ngày càng hoàn thiện hơn. I-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.( tháng 12/1986) 1-Thành tựu Qua 5 năm đầu của quá trình đổi mới nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: Đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế ( lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu) Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước Nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn Tốc độ lạm phát đuựơc kìm chế bớt Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân có phần được cảI thiện Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm.Từng bước phá thế bao vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môI trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 2- Những hạn chế * Chưa vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội. *Nhiều vấn đề kinh tế – xã hội nóng bỏng vẫn chưa được giảI quyết đó là tình trạng rối ren trong phân phối và lưu thông.Mặc dù Đảng đã đưa ra 4 giảm: * Giảm tỉ lệ bội chi ngân sách * Giảm nhịp độ tăng giá * Gỉm tốc độ lạm phát * Giảm khó khăn về đời sống của nhân dân lao động II-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ( tháng 6/1991) 1-Thành tựu Đại hội đã đạt được nhiều thành tựu nhất là về mặt kinh tế Nhà nước đã phát triển mạnh mẽ do có chủ trương “ khoán” thích hợp.Sản lương thực, thực phẩm tăng nhanh.Từ một nước thiếu lương thực triền miên, nay không những đủ ăn mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo với số lượng lớn đứng hàng thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Lạm phát trước đây ở mức cao nay đã khống chế được. Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đã được hình thành, có tác dụng thúc đẩy sản xuất và phân phối, lưu thông. Đời sống vật chất và văn hoá của đông đảo nhân dân có nhiều thay đổi lớn.Sự phát triển của xây dựng có những tiến bộ rõ rệt. Kinh tế đối ngoại có những tiến bộ đáng kể. Tuy nước ta vẫn bị Đế quốc Mĩ áp đặt chính sách cấm vận và bao vây kinh tế nhưng do chính sách kinh tế thông thoáng: “Đa phương hoá”, “Đa dạng hoá” các quan hệ đối ngoại nên dã thu hút nhiều tổ chức kinh tế của các nước đến đầu tư. Văn hoá, giáo dục, y tế… cũng có những bước phát triển nhanh 2-Hạn chế Nước ta còn nghèo và kém phát triển.Chúng ta chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động có hiệu quả nguồn vốn trong dân, sử dụng nguồn lực còn phân tán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các công trình, dự án kinh tế xã hội cấp thiết. Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết.Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được.Tiêu cực trong bộ máy nhà nước, Đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu,… nghiêm trọng kéo dài.Việc làm đang là vấn đề gay gắt.Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh Việc lãnh đạo xây dựng QHSX mới có phần vừa lúng tong, vừa buông lỏng.Bảo vệ tài nguyên và môI trường sinh tháI, giáo dục, đào tạo, thông tin, báo chí, xuất bản, văn hoá và văn nghệ chưa tốt. Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm.Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí, điều hành của nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi tình hình. 3-Thời cơ và thách thức Thời cơ Đảng có đường lối đúng đắn Nhân dân ta cần cù, thông minh, yêu nước, có bản lĩnh và ý trí kiên cường, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng. Các lực lượng vũ trang trung thành với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và nhân dân ta Các thành tựu đổi mới đang tạo thế và lực mới của Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới và khuvực đem lại cho chúng ta khẳ năng thêm nguồn lực quan trọng. Thách thức Đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa Nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu Nguy cơ “ Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch Tóm lại: Đại hội VII đề ra cho kế hoạch 5 năm 1991- 1995 đã được hoàn thành.Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.Đại hội cũng nhận rõ được thời cơ và thách thức để chúng ta biết mà có những giảI pháp đưa nước ta ngày một hoàn thiện hơn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.( từ 28/6 đến 1/7/1996) Qua 10 năm đổi mới nước ta đã đạt được nhiều thành công.Mỗi đai hội diễn ra là một lần sửa đổi và hoàn thiện hơn. 1-Thành tựu Kinh tế tăng trưởng khá.Tổng sản phẩm trong (GDP) tăng bình quân hàng năm 7%.Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuật lương thực.Gía trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 18,5%.Kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và phát triển trên nhiều lĩnh vực.Các dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển.Năm 2000, đã chặn được đà giảm sút tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.Kết quả tổng sản phẩm trong năm 2000 tăng hơn gấp đôI so với năm 1990.Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Văn hoá, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất.Trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực được nâng lên.Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với phát triển kinh tế-xã hội.Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản góp phần tích cực động viên toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao kiến thức và chất lượng cuộc sống.Mỗi năm giảI quyết việc làm cho một triệu lao động.Phong trào xoá đói giảm nghèo có nhiều kết quả nổi bật, được dư luận thế giới đánh giá cao.Các chính sách xã hội khác được thực hiện tốt.Đời sống các tầng lớp nhân dân được cảI thiện. Tình hình chính trị –xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường.Các lực lượng vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia.Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo được phát huy.Tổ chức quân đội và công an nhân dân được điều chỉnh theo yêu cầu mới.Việc kết hợp quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế và công tác đối ngoại có tiến bộ.Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với 15 năm trước. 2-Hạn chế Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm ( 1996-2000) mà đại hội VIII đã đề ra là 9-10% đã không đạt được.Một số vấn vấn đề văn hoá-xã hội bức xúc và gay gắt chem. được giảI quyết.Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển.Tình trạng tham nhũng, suy thoáI về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. V-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ( tháng 4/2001) Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học kĩ thuật công nghệ.Để đáp ứng với tình hình thay đổi như vậy và với tinh thần tiến công Cách mạng tiếp tục trên con đường đổi mới.Thành tựu đạt được : Nền kinh tế đất nước đã vượt qua được giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng khá cao; chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến.Bình quân tốc độ tăng trưởng trong 3 năm liền là 7,1% Cơ cấu của nền kinh tế tiếp tục có bước dịch chuyển theo hướng cong nghiệp hoá và tong bước hiện đại hoá.Chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế được thực hiện có hiệu quả. Thể chế kinh tế tiếp tục được đổi mới,đang tiếp tục hình thành và phát triển các loại thị trường. Các lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của đông đảo nhân dân, xoá đói giảm nghèo, phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục đã được quan tâm phát hiện tong bước đồng bộ với phát triển kinh tế. Việc xây dựng pháp luật và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được chăm lo, dân chủ trong xã hội được mở rộng. Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, làm lành mạnh hệ thống chính trị tiếp tục được coi trọng. Quốc phòng an ninh, ổn định chính trị- xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín và vị thế của nước ta tiếp tục được nâng cao trong trường quốc tế. 2-Những bài học được rút ra từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX.Để từ đó đi đến con đường trong tương lai hoàn thiện hơn và kèm theo đó để quá trình đổi mới ngày càng thành công và giảm bớt sự hạn chế khi thực hiện. Một là: trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là: đổi mới phải dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo. Ba là: đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Bốn là:đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Đường lối: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin vào điều kiện của nước ta, kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại.Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người ; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức Cách mạng , cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân. VI-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X ( tháng 4/2006) Sáng ngày 18/4, đúng 8h30 tại Hội trường Ba đình lịch sử đã chính thức khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Đường phố Hà Nội tràn ngập cờ hoa, khẩu hiệu, băng-rôn chào mừng Đai hội.Dưới sự chào đón nồng nhiệt như thế này chúng ta có thể nói rằng Đại hội X sẽ thành công rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu trong tương lai. Qua 20 năm đổi mới đất nước ta đã thành công trên nhiều lĩnh vực.Theo nhận xét của một doanh nhân thì chúng ta nên có nhièu cuộc đổi mới như đại hội VI .Chính Đại hội VI đã làm nên một sự kiện mà để sau này chúng ta luôn nhắc về nó.Tin tưởng rằng sau này đất nước ta sẽ có rất rất nhiều cuộc Đại hội như đại hội VI. Sự thành công của đất nước ta đã được bạn bè quốc tế công nhận.Điều đó được chứng minh qua 2 sự kiện lớn được tổ chức tại Việt Nam năm 2007 là” Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương” viết tắt là APEC.Diễn đàn đã thành công và chúng ta vui mừng nói rằng”Việt Nam là nước sẽ tổ chức nhiều sự kiện thành công hơn nữa và được các nước ủng hộ”.Tham gia diễn đàn có tổng thống Mĩ G.Bus, điều đáng nói ở đây là Việt Nam là nước duy nhất mà tổng thống ngồi trên xe dám mở cửa xe vẫy tay chào các bạn Việt Nam và nở một nụ cười.Điều này chưa diễn ra ở bất cứ nước nào- nơi mà tổng thống đến thăm và làm việc, ngay cả ở nước Mĩ. Một sự kiện khác cũng rất quan trọng là sau hơn 10 năm đàm phán Việt Nam đã ra nhập WTO ( Tổ chức thương mại thế giới).Ra nhập được tổ chức này chúng ta sẽ được bảo hộ về kinh tế.Nghĩa là 150 nước trong tổ chức phải mở cửa cho hàng hoá Việt Nam vào, nhờ vậy mà chúng ta có điều kiện du nhập khoa học kĩ thuật hiện đại có kinh nghiệm quản lí. Chúng ta sẽ thu hút được nhiều vốn hơn.Nhưng kèm theo đó cũng rất nhiều thách thức: Cạnh tranh khốc liệt hơn, dữ dội hơn; sự thiếu hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế của Việt Nam; sự thiếu hoàn chỉnh của thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam ( ngân hàng, tài chính, bảo hiểm chưa hội nhập ); hụt hẫm của nguồn nhân lực trong tất cả các nguồn nhân lực Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì đầu năm 2008 lạm phát của Việt Nam đã lên đến 2 con số là 18,3% ( theo tháng 4/2008).Vậy Dảng và Nhà nước sẽ làm gì để cải thiện tình hình này? Tóm lại: Qúa trình đổi mới thành công gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.Đảng có mạnh thì đất nước ta mới vượt qua mọi khó khăn để đạt tới thành công.Quyết tâm to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV1031.DOC
Tài liệu liên quan